Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #64
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ Bà Chiểu

Chợ Bà Chiểu toạ lạc tại khu vực trung tâm quận Bình Thạnh, được xây dựng từ năm 1942 và nâng cấp sửa chữa năm 1987. Với tổng diện tích 8.465m2, chợ được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng.

Chợ này kinh doanh theo kiểu vừa bán buôn, vừa bán lẻ nên lượng khách thường đông vào các ngày cuối tuần. Những năm gần đây do đầu tư hàng loạt các cửa hàng, siêu thị xung quanh chợ và đặc biệt là khu vực chợ tự phát trên các tuyến đường Ngô Nhơn Tịnh, Diên Hồng, Bùi Hữu Nghĩa. Mặc dù các cấp chính quyền nơi đây đã tích cực giải toả song các tuyến đường này vẫn tụ tập hoạt động vào buổi chiều tối, đã ảnh hưởng đến sức mua của các hàng trong chợ. Bên cạnh đó, thói quen của tiểu thương thường nói thách quá cao, lôi kéo khách hàng, lấn chiếm diện tích lối đi đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh, kể cả an ninh trật tự tại khu vực chợ.

Với mục tiêu đưa hoạt động kinh doanh đi vào nề nếp, hiệu quả , xây dựng chợ ngày càng văn minh - sạch đẹp - an toàn, tiểu thương vui vẻ, hoà nhã, lịch sự trong giao tiếp, bán đúng giá niêm yết phục vụ tốt khách hàng. Ban quản lý và tiểu thương chợ Bà Chiểu sau thời gian xây dựng thí điểm và đến nay quyết tâm đăng ký thực hiện xây dựng chợ đạt chuẩn Văn minh thương nghiệp.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #65
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ Bến Thành

Nằm ở trung tâm thành phố, chợ Bến Thành rất đỗi quen thuộc với ng­ười dân Việt Nam và du khách quốc tế khi đến tham quan du khách quốc tế khi đến tham quan du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Trư­ớc khi Pháp xâm chiếm Sài Gòn năm 1859, có một chợ nhỏ nằm ở khu đất đồng lầy kề bên bờ sông Bến Nghé và sát thành Sài Gòn, mang tên ghép là chợ Bến Thành.

Chợ đ­ược xây bằng gạch, sư­ờn gỗ, lợp mới đư­ợc xây dựng khang trang rộng rãi, hoàn thành vào tháng 3/1914. Năm 1985, chợ Bến Thành đư­ợc sửa chữa lại toàn bộ bên trong, bên ngoài, duy chỉ có dáng vẻ phía trư­ớc với tháp đồng hồ đư­ợc giữ tranh. Năm 1870, chợ bị cháy một phần.

Năm 1911, chợ cũ bị phá đi, khu chợ lại như­ xư­a.

Cũng như­ chợ Đồng Xuân ở Hà Nội, hàng hoá trong chợ rất phong phú, bao gồm hầu hết các sản vật trong n­ước - đặc biệt là các sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long - cùng các thứ hàng công nghệ hiện đại trên thế giới .

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #66
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ chữ

Hằng năm cứ đến rằm tháng chạp trở đi, người ta bắt đầu họp phiên chợ chữ trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Chợ chữ mỗi năm chỉ nhóm có một phiên Tết kéo dài 15 - 30 tháng Chạp. Chợ chữ bán đủ loại câu đối, liễn, đại tự, thư pháp trên lịch hay trên thiếp. Trong những năm gần đây, phong trào chơi thư pháp dưới dạng lịch, thiếp ở thành phố rất thịnh hành. Người viết chữ phần lớn xuất thân từ dân kiến trúc, một số là các thầy đồ lớn tuổi. Vì là chợ, có nhiều người viết cho nên giá chữ cũng có vẻ nhẹ nhàng.

Chợ chữ có đến gần 50 ông đồ “bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua”. Chen giữa phố là những lều, quán che nắng mưa “tự biên tự diễn”, chỉ vừa gọn cho một người, một chiếc bàn kê độc nhất để bày giấy đỏ, mực tàu, vài chiếc ghế nhỏ để khách đến ngồi tạm và treo đầy những chữ.

Theo thông lệ , trước ngày 23 tháng chạp người ta bắt đầu đi chợ thuê viết bài vị Táo quân, Thần Tài để thay thế những bài vị cũ. Cận Tết, người ta đi thuê viết những liễn, đối, những lời chúc tụng, cầu an, cầu phúc rồi đem về treo trong nhà. Có đi chợ chữ mới biết. Thôi thì đủ kiểu chúc, đủ kiểu mừng, ai làm nghề gì thì mua cho hợp với nghề nấy. Tất cả đều viết trên giấy hồng điều, bởi người ta thích màu đỏ để mong cho năm mới gặp nhiều may mắn, phát tài, phát lộc, vạn sự hanh thông.

Tuỳ theo chiều dài của câu đối, câu liễn, giấy tốt hay vừa, uy tín của người viết chữ mà giá tiền công xê dịch từ 5.000đ - 40.000đ/cặp, hay đại tự thì từ 1000đ - 2000đ/chữ. Với chủ yếu làm nghề bán chữ, phiên chợ chữ ngày Tết là dịp làm ăn có khi thu lợi bằng cả năm.

Chợ chữ tuy nhỏ, gọn, nhưng từ lâu trở thành nơi sinh hoạt mang đậm nét văn hoá trong những ngày cuối năm ở thành phố.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #67
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ hoa đêm Đầm Sen

Chợ nằm ở số 39, đường Nguyễn Văn Phú (Quận 11) Thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ hoa Đầm Sen là một mái nhà rộng lớn như xưởng thợ, có tất cả 62 sạp hoa lớn, nhỏ, chia làm 2 dãy, ở giữa chừa những lối đi rộng. Nguồn hoa từ thành phố hoa Đà Lạt cung cấp cho chợ hoa Đầm Sen chiếm tỷ lệ lớn, trong đó chủ yếu là của Công ty Hasfarm, nuôi trồng hoa theo công nghệ hiện đại.

Do vậy, ở chợ hoa Đầm Sen, có các loại hoa đặc biệt của Hà Lan do Hasfarm nuôi trồng như hoa tulipe; các loài hoa hiếm quý khó trồng khác như hoa thiên điểu, hoa cát tường, hoa thủy tiên, hoa lys…; các loài hoa của xứ Bắc, hoa của miền Tây Nam bộ và cả hoa của Pháp, Đài Loan, Nhật Bản…

Bắt đầu khoảng nửa đêm,xe tải chở hoa từ Hà Nội, từ Đà Lạt và các tỉnh miền Tây lần lượt xuống hàng ở chợ hoa Đầm Sen. Rồi các xe hơi lớn nhỏ, xe scooter, xe gắn máy… cũng lần lượt xuất hiện, lấy sỉ các loại hoa từ chợ hoa Đầm Sen. Gọi nôm na, chợ hoa Đầm Sen là chợ hoa đầu mối lớn nhất nước, cung cấp cho các đại lý lớn tại Sài Gòn, các tỉnh đồng bằng Nam bộ và một vài nơi trên đất nước bạn Cam-pu-chia.

Mỗi ngày chợ hoa Đầm Sen cung cấp cho các nơi khoảng 40 tấn hoa tươi. Vào dịp lễ, Tết, lượng hoa được chợ hoa Đầm Sen cung cấp có thể lên tới hàng trăm tấn,

Mua hoa ở chợ hoa Đầm Sen những ngày bình thường thật thong thả, tha hồ ngắm, lựa bởi nơi đây như một rừng hoa. Những ngày lễ, Tết thì phải chen chúc nhau trong rừng hoa ấy. Người ở gần chợ hoa Đầm Sen nhận xét: Các chủ sạp hoa tại đây vui vẻ, luôn nở những nụ cười “tươi như hoa” nên dù gặp ngày đông đảo, người ta cũng vui lòng chen chân vào chợ hoa Đầm Sen để mua hoa. Hơn nữa, hoa bán lẻ ở chợ hoa Đầm Sen luôn được chăm chút cắt tỉa đàng hoàng, bó sẵn từng bó lớn nhỏ với giá cả ổn định, không nói thách, nói thử.

Các chủ sạp hoa còn nhận mang hoa tới tận chùa, cơ quan và các nhà theo yêu cầu. Chợ họp từ lúc trời chưa sáng, đến khoảng 7 giờ các sạp mới hết hoa nên người ta còn gọi chợ hoa Đầm Sen là chợ hoa đêm.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #68
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chợ hoa đêm ở TP Hồ Chí Minh

Cuộc sống về đêm ở TP HCM không chỉ có vũ trường, quán bar, phố ẩm thực hay Night Club mà còn có các địa điểm dân dã, thú vị, lộng lẫy bởi sắc màu và ngào ngạt hương thơm, đó là chợ hoa đêm thành phố.

Chợ có từ năm 1987 với tên gọi là Chợ hoa Hồ Thị Kỷ - chợ đầu mối lớn nhất thành phố. Hàng đêm, rất nhiều chuyếnxe từ Đà Lạt, miền Tây Nam Bộ, miền Trung đổ về đây không chỉ là hoa tươi mà còn rất nhiều rau trái, để rồi sớm mai tuôn chảy về khắp chợ cùng quê.

Mặc dù có lúc tiết trời ở TP HCM se lạnh nhưng bạn vẫn sẽ thấy ấm áp lạ thường bởi muôn sắc hoa rực rỡ dưới hàng ngàn ngọn đèn. Đi trong ngào ngạt hương thơm của Phong lan, Ly ly từ Đà Lạt thơ mộng, Cúc vạn thọ từ vựa lúa miền Tây, Huệ của miền Trung đầy nắng gió hay Hồng từ Thủ đô Hà Nội cùng muôn vàn loài hoa khác, bạn ngỡ như trong mơ. Kẻ mua, người bán phần nhiều là những bạn hàng quen, có khi chỉ là nhắn nhe đôi câu đặt hàng, vừa đủ nghe, không thấy cái ồn ào chao chát như những chợ khác.

Trong xôn xao buổi chợ có lúc thoáng mùi bánh bao nóng tỏa ra từ chiếc xe đẩy lạch cạch, rồi cả tiếng trẻ con rao mỳ gõ lẫn tiếng khúc khích cô hàng nước mía giải khát... Bạn chợt nhận thấy cuộc sống tươi đẹp không chỉ vì nơi đây có quá nhiều hoa, mà vì cả những con người bình dị kia thật vô tư và dễ thương.


(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #69
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ hoa Tết

Theo các cụ có gốc gác ở đất Sài Gòn, Gia Định kể lại rằng, vào khoảng những năm 1945 - 1950, con đường Charner (tức đại lộ Nguyễn Huệ bây giờ) đã mọc lên những kiốt bán hoa lẻ, mãi cho đến năm 1960 trở đi trên con đường này mới xuất hiện chợ hoa mỗi độ Xuân về. Từ ngày ấy đến nay, chợ hoa Nguyễn Huệ đã trở thành cái tên quen thuộc đối với nhân dân thành phố và khắp cả mọi miền đất nước.

Một chợ hoa khác nằm trên đường Lê Thánh Tông (Quận I) đó là chợ nhóm quanh năm và là đầu mối chuyên cung cấp hoa cho giới buôn bán lẻ. Ngày thường chợ hoa ở đây họp từ 9 giờ tối cho đến 3, 4 giờ sáng hôm sau, sở dĩ họp vào ban đêm vì khí hậu về đêm mát mẻ, thuận tiện cho người vận chuyển hoa, người bảo quản và cung ứng sớm cho giới buôn bán lẻ để họ có thời gian bày hoa vào sáng sớm. Còn ngày Tết thì chợ hoa ở đây họp từ 5 - 6 giờ chiều cho đến khoảng 4 - 5 giờ sáng hôm sau.

Ngoài ra, ở thành phố còn có chợ hoa nữa nằm trong khuôn viên trường Hồ Thị Kỷ (Quận 10) chuyên bán đủ loại hoa cao cấp như lay ơn đỏ, vàng, hoa bất tử, hoa hồng... họp từ chập tối cho đến nửa đêm. Hoa ở đây được vận chuyển theo các chuyếnxe khách, vượt hàng trăm cây số từ Đà Lạt về Sài Gòn, rồi từ đấy lại toả ra các chợ hoa trong nội thành, hoa được đưa đến bằng xe đạp, xe ba gác, xe gắn máy, xe xích lô.

Có thể nói, quy tụ nơi chợ hoa là các giống hoa từ nhiều miền đất đến như huệ trắng ở Tiền Giang, Đồng Tháp, hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa đồng tiền ở Bà Quẹo (Tân Bình), Gò Vấp, Hóc Môn, Bình Chánh thuộc nội thành đến các giống hoa nội, ngoại từ Đà Lạt đưa về. Riêng các loại dứa, cây phát tài của vùng Long Khánh (Đồng Nai) chuyển vào nhiều vô kể. Ngoài ra, đào ở miền Bắc cũng đưa vào bằng máy bay và tàu hỏa.

Tại chợ hoa Tết, nhiều loại hoa rất quen thuộc như mãn đình hồng, cúc mâm xôi, huệ, tắc kiểng, mai, thược dược, sống đời, mào gà, hoa giấy, hướng dương, ớt kiểng chen vai với các loại hoa quý từ Đà Lạt như lưu ly, hồng nhung, địa lan, bát tiên, thuỷ tiên, hồng bạch, tulip, lay-ơn, mimosa...

Chiếm diện tích và thị phần đáng kể ở những chợ hoa Tết, bao giờ cũng là những gian hàng mai kiểng. Người bán đông và người đi xem bao giờ cũng tấp nập. Mai vàng từ xa xưa đã là loài hoa đặc trưng của mùa Xuân phương Nam, tương tự như hoa đào đối với người miền Bắc. Đối với người miền Nam, mai vàng còn đồng nghĩa với sự may mắn, hanh thông, thành thử mỗi nhà, dù có chật chội, có nghèo khó - chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết - cũng cố gắng sắm cho được vài cành mai trang hoàng nơi phòng khách. Mai vàng đem đi họp chợ gồm có mai cành, mai gốc, mai bonsai (tức mai cổ thụ). Mai bonsai là loài mai quý hiếm nhưng những năm gần đây cũng góp mặt ở các phiên chợ Tết.

Nét đô hội và sự rực rỡ những sắc màu, nổi bật các chợ hoa Xuân có lẽ là những gian hàng tắc kiểng (cây quất cảnh). Từ sáng sớm cho đến tận đêm khuya, khách hàng lúc nào cũng đông đúc. Nhiều khách đi bộ chưa hẳn đã bỏ tiền ra mua sắm nhưng là để tận mắt thưởng thức tài nghệ của chủ nhân nhà vườn. Trái tắc, đối với người miền Nam, còn gọi là hạnh, là niềm ước vọng của mọi người về hạnh phúc đầu Xuân. Tắc Nam Bộ mà người miền Bắc gọi là quất rất sai quả có màu vàng hoặc màu xanh, mọng nước. Mỗi chậu tắc được ghép từ nhiều nhánh tắc và dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân, tầng lớp quả lần lượt xếp chồng lên thành hình chóp hay hình ngôi sao thật lạ mắt.

Vài năm trở lại đây, chen vai với tắc kiểng còn có những chậu đào tiên vàng rực. Loại trái kiểng này được du nhập từ xứ người, nhưng dường như nó hợp với thổ nhưỡng của miệt vườn Cái Bè, Cái Mơn, thành thử chúng rất sai quả, được các nghệ nhân ghép tạo thành những con thú có hình dáng thật độc đáo, tạo nên một nét duyên thầm giữa chợ hoa Xuân rực rỡ muôn màu sắc. Thôi thì thượng vàng hạ cám, tất cả các loài đều góp mặt ở đây.

Chợ hoa Tết chỉ họp đến chiều 30 tháng Chạp, sau đó đồng loạt trả lại nét phong quang sạch sẽ cho phố phường. Những Việt kiều về quê ăn Tết và khách nước ngoài đến du Xuân đã quá quen thuộc với sự hiện diện của những chợ hoa mỗi độ Xuân về. Chợ hoa Tết thật sự là một nét đẹp văn hoá truyền thống trên thành phố vào những ngày cuối năm.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #70
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ Lớn

Chợ Lớn, khi nghe đến cái tên này mỗi người đều có những cảm nhận khác nhau. Sẽ có thể là hìnhảnh của các xưởng sản xuất thủ công nghiệp nhộn nhịp nhất thành phố, hay là nơi san sát các hàng quán, tiệm ăn mang phong vị Trung Hoa... Đúng vậy, hầu như ở khắp mọi nơi, khi nhắc đến Chợ Lớn là người ta nghĩ ngay đến một Chợ Lớn - phố Tàu (China Town) trong lòng thành phố Hồ Chí Minh. Chợ Lớn đã trở thành một địa danh nổi tiếng không thể thiếu trong các chương trình du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chợ Lớn là cả một khu vực rất rộng, trong đó có cả khu China Town, bao gồm quận 5, quận 10, một phần quận 11 và quận 6. Là nơi tập trung nhiều người Hoa nhất, họ sinh sống chủ yếu ở quận 5 - nơi còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị văn hóa, kiến trúc và tôn giáo của hàng trăm năm trước. Nếu như những giá trị văn hóa, lịch sử cùng thời gian ít nhiều cũng bị mai một, thế nhưng với nơi đây dường như sức phá hủy của thời gian chậm lại rất nhiều. Trên những mái nhà lợp ngói ống ở dãy phố Hoa kiều, bụi thời gian nhuốm chút màu nâu xám rất đẹp, vẻ đẹp ấy cùng với kiến trúc đặc trưng nơi đây phảng phất một nét đẹp rất cổ điển. Khách viếng thăm mỗi khi ghé qua đều giật mình tự hỏi, liệu đây có phải là quang cảnh của những năm cuối thế kỷ 20 hay không? hoặc cảm giác như mình đang hiện diện trong khu phố cổ nào đó của người Hoa vào những thế kỷ trước?

Ban ngày Chợ Lớn ồn ào náo nhiệt người mua kẻ bán tấp nập. Không có một món hàng nào mà Chợ Lớn không có. Chợ Lớn còn độc đáo ở chỗ ngoài việc tham quan, mua sắm, khách du lịch còn được tận mắt chứng kiến một cuộc sống sôi động của những người Hoa di cư đến từ hàng thập kỷ nay và cả những người được sinh ra và lớn lên ngay trên mảnh đất này. Với người Sài Gòn - Gia Định cũ, mỗi khi rủ nhau lên khu người Hoa họ vẫn nói: Lên Chợ Lớn, song điều đó không có nghĩa là phải ghé thăm chợ mà có thể là ghé thăm bất cứ một tiệm ăn nào quanh các con đường Châu Văn Liêm, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi. Vào những tiệm ăn có bảng hiệu ghi hai thứ tiếng và đặc biệt là chủ nhà vừa có thể đối đáp với thực khách bằng tiếng Việt, vừa tíu tít gọi người nhà bằng tiếng Hoa, nghe sao rất lạ. Một người đàn ông bụng to, khuôn mặt hớn hở với chiếc khăn mặt vắt vai - đó là khuôn mẫu của những ông chủ quán ăn Tàu. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì mà Chợ Lớn đem tới cho bạn...

Cái "chất Chợ Lớn" đã bộc lộ một cách rõ nét khi thành phố lên đèn. 90% nhà phố trên đoạn đường Trần Hưng Đạo B đã mở hết cửa bán buôn, kinh doanh, dịch vụ. Người qua lại dập dìu đến chốn phồn hoa. Từ xa đã thấy hàng loạt bảng hiệu được thiết kế với ánh đèn điện tử màu, chớp sáng theo đủ mọi dáng, mọi kiểu. Từ những năm xa xưa, người dân miền Nam đã có câu: "Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây" hoặc dân Sài Gòn thường kháo nhau: "Ăn quận 5, nằm quận 3"... Thật vậy không gì để nói lên cái đặc trưng của các món ăn do người Hoa nấu đầy chất bổ dưỡng béo ngậy. Thức ăn trong các nhà hàng phải đa dạng và tên gọi phải cầu kỳ. Tại các nhà hàng, hàng chục món ăn được thực khách gọi luôn một lúc, ăn chưa hết món trước đã vội kêu món sau. Một Chợ Lớn về đêm hào nhoáng kỳ lạ khó quên. Các tiệm ăn, nhà hàng nơi đây nổi tiếng đến mức có một câu nói mà ai ai cũng biết "Ăn quận 5, nằm quận 3", phần nào phản ánh được nét sành điệu trong lối sống của người Sài Gòn xưa.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #71
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ Quảng

Người Quảng sống ở Sài Gòn dường như ai cũng quen thuộc với chợ Bà Hoa nằm giữa làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình). Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, một số người ở Quảng Nam, Quảng Ngãi bắt đầu di cư vào Sài Gòn sinh cơ lập nghiệp bằng nghề dệt truyền thống.

Họ sống quây quần bên nhau quanh khu vực Bảy Hiền và chẳng bao lâu, những người dân đất Quảng đã xây dựng nơi đây thành làng dệt nổi tiếng. Nghề dệt ăn nên làm ra kéo theo một lực lượng đông đảo những người bán tơ sợi và may gia công cũng từ đất Quảng vào khiến khu vực Bảy Hiền dần trở thành một "xứ Quảng thu nhỏ". Ở đó, bên cạnh việc giao lưu với người bản xứ, cộng đồng người Quảng "còn" phát huy những giá trị văn hóa của quê hương. Chợ Quảng ra đời như một nhu cầu thiết yếu đó không chỉ là nơi buôn bán mà còn là nơi gặp gỡ, hun đúc tình cảm quê nhà của những người con xa xứ.

Người buôn bán ở chợ kể rằng, ngôi chợ này do một người phụ nữ tên Hoa (không rõ họ) dựng nên vào năm 1967 chủ yếu để bán những món đặc sản của Quảng Nam. Từ đó đến người nay, mọi người vẫn quen gọi là chợ Bà Hoa mặc dù bảng hiệu đã được thay bằng "Chợ Phường 11". Hiện nay, bà Hoa đã định cư ở nước ngoài nhưng thỉnh thoảng về Việt Nam, bà vẫn đến ngôi chợ một thời gắn bó với mình và chuyện trò thăm hỏi bà con đồng hương.

Nét đặc trưng nhất của ngôi chợ là bất cứ chỗ nào cũng thấy hàng quán treo những bảng hiệu giới thiệu các đặc sản xứ Quảng. Đó có thể là những lọ ớt khô cay nồng, những mẹt hành tỏi nhỏ mà thơm của miền Trung hay những phong bánh nổ, bánh đậu xanh, bánh tổ, bánh in, bánh thuẫn, bánh tráng... cùng những bịch kẹo gương, những lon mạch nha ngọt đậm đà. Dạo chợ Bà Hoa, ta sẽ khám phá thêm những nét đặc trưng trong nếp ăn, nếp ở của cộng đồng người Việt ở miền Trung. Nếu miền Bắc có mắm tôm, miền Nam có mắm cá lóc thì miền Trung có món mắm cái dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn. Để làm nên hũ mắm cái chất lượng, người ta phải chọn những con cá cơm hay cá nục nhỏ tươi ngon, sau đó trộn đều với muối theo tỉ lệ khoảng sáu cá - một muối. Chừng mười ngày sau, khi cá vừa chín tới và vẫn còn nguyên con là có thể múc mắm ra trộn với cà, đu đủ, pha thêm ớt, tỏi, chanh, đường dùng chấm các món luộc như rau lang, rau muống, thịt heo, cá lóc... Nhiều người gốc Quảng nhờ nhẫn nại bán từng muỗng mắm cái mà tạo dựng cuộc sống chấm khá trên đất Sài Gòn.

Ngoài món mắm cái, người Quảng còn có món cá chuồn thính hấp dẫn làm từ những con cá chuồn tươi ướp với muối và bắp rang xay nhuyễn. Những ngày đông tháng giá, các chị nội trợ thường không quên ghé chợ Bà Hoa mua những con chuồn thính về chiên vàng hay chưng với thịt ba rọi cho bữa cơm gia dình.

Dạo chợ Bà Hoa, khách có thể thưởng thức tại chỗ những món quà vặt đậm chất Quảng như bánh bèo chấm với nước xốt tôm thịt, bánh tráng đập chấm với mắm cái cá cơm pha thật cay; món ruột già xào nghệ tươi xúc bánh tráng... và dĩ nhiên, nhắc đến món Quảng, chúng ta không thể bỏ qua những tô mì. Người đến chợ Bà Hoa vẫn thường rỉ tai nhau về sạp mì Quảng nổi tiếng hơn 20 năm của chị Nguyễn Thị Quang. Khi được hỏi về tài nghệ chế biến món ngon này, chị Quang đúc kết kinh nghiệm: “Tô mì Quảng đặc biệt nhờ củ nén và dầu phộng. Củ nén có mùi vị gần giống như củ tỏi nhưng thơm nồng hơn và chỉ trồng ở miền Trung, còn dầu phộng thì phải là thứ ép thủ công chứ xài dầu ăn đóng chai công nghiệp cũng không ngon".

Chợ Quảng Bà Hoa với những món dân dã trở thành nơi lưu giữ hồn quê “không lẫn vào đâu được” của một cộng đồng người giữa đất Sài Gòn đa hương, đa sắc, đồng thời góp thêm một nét văn hóa truyền thống độc đáo cho xứ Sài thành.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #72
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.481
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tiền Giang - Chợ nổi Cái Bè

Cùng với chợ nổi Phụng Hiệp ở Cần Thơ, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang là khu chợ sầm uất nổi tiếng của Tây Nam bộ, mang nét văn hoá riêng, rất duyên dáng của người dân chốn sông nước.

Chợ nổi Cái Bè nằm ở khu vực giáp ranh giữa 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Theo các cụ cao niên, chợ nổi họp từ 2 giờ đến 8 giờ sáng với khoảng 400 đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương lái đến cất hàng, cũng như các ghe thuyền từ các miệt vườn xa xôi đến đây mua và bán hàng.

Hàng ở chợ nổi đa dạng và phong phú, nhiều nhất là nông sản và đồ dùng gia đình. Từ đây, hàng hóa được đưa lên các chợ trên đất liền, sang lại cho các ghe, tàu nhỏ hoặc phân phối dọc theo các dòng kênh, sông chằng chịt của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ 3h sáng, thuyền ghe đã tấp nập bởi Cái Bè là một trong các chợ đầu mối lớn nhất ở miền Tây Nam Bộ. Những thương lái sống nhờ sông nước, có người gắn bó với con tàu như những ngôi nhà di động từ nhiều đời nay và chợ Cái Bè như một phần không thể tách rời trong cuộc sống của họ.

Trên mỗi chiếc thuyền đều có một cái cọc treo mặt hàng mà họ rao bán. Những chiếc cọc này được gọi theo tiếng địa phương là cây bẹo. Hàng trăm cây bẹo chĩa thẳng lên trời, một bức tranh khéo vẽ và chỉ có ở miền Tây Nam Bộ. Theo dòng kênh rạch chằng chịt, người dân đồng bằng sông Cửu Long không chỉ mang hàng hoá mỗi vùng quê đến khu chợ nổi Cái Bè, mà còn chuyên chở những nét văn hoá riêng, tạo ra những nét chấm phá cho một bức tranh sông nước dân dã mà cũng không kém phần lãng mạn.

Chợ nổi Cái Bè mang nét duyên của miền quê, thuần chất miệt vườn, dân dã mà không kém phần lãng mạn, và đã được chọn là một trong những tour du lịch của tỉnh. Hiện trung bình mỗi ngày, chợ nổi Cái Bè đón hàng trăm khách trong và ngoài nước đến tham quan.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:01
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09025 seconds with 15 queries