Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-10-2002   #64
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:f8a6b79839]Anh Em Gia Cát Làm Quản Gia (hai)[/center:f8a6b79839]


Sang năm thứ ba tới phiên Gia Cát Lượng làm quản gia. Nói về việc nông tang, ông sắp xếp đâu vào đó, việc ăn uống có chừng mực, không quá lãng phí mà cũng không quá keo kiệt. Lão đại và tiểu tam thấy vậy đều có ý phục. Qua mùa lúa, Gia Cát Lượng lại trồng mấy mẫu ấu. Lão đại thầm nghĩ: "Ấu này mà cho nước, thêm phân vào thì nhắm mắt tới mùa cũng thu được bốn ngàn cân lương thực, đủ để anh em ăn ba năm chưa hết". Gia CÁt CẨn thầm khen như vậy, hay đâu lão nhị chẳng những không cho phân mà cũng không cho nước, lại bảo anh em mau lặt ấu xanh đem về. Gia CÁt Cẩn liền nóng mặt, gân cổ nói:

- Này chú mày, chú có nằm mơ không? Ai đờ ấu chưa già mà hái cái nỗi gì, chẳng lẽ chú muốn gặm võ xanh?

Gia CÁt Quân cũng giãy nẩy, la lối:

- Nhị ca, tôi và đại ca vốn phục anh, ai ngờ anh cũng quá tệ! Ấu phải để già mới lặt được, bộ anh muốn uống gió tây bắc mà sống sao?

Gia Cát Lượng cười mà bảo:

- Đại ca và tiểu đệ chớ vội giận, các người cứ làm theo ý tôi đi, dám chắc không đến nỗi nào đâu!

Cho dù lão đại, tiểu tam rất không hài lòng, nhưng đâu cãi được ý lão nhị quản gia, họ chỉ còn biết bực bội đi hái ấu. Chính trong lúc lão đại, tiểu tam đang càu nhàu thì chợt nghe trong huyện nhao nháo về bệnh ôn dịch. Thứ bệnh ôn dịch này duy chỉ có ấu xanh thanh nhiệt giải độc mới trị khhỏi thôi. Song lúc này muốn tìm đưọc ấu xanh thấy ra còn khó hơn đi tìm sữa chim!

BẤy giờ anh em Gia CÁt bèn dùng ấu xanh trị bệnh cho mọi người. Nhiều tài chủ phú hộ vì muốn trị bệnh cho con cháu, cũng đã bỏ bạc tiền mua lấy ấu xanh. Gia CÁt LƯợng chẳng những cứu được sanh mạng của không ít người, mà lại còn thu được tiền bạc, lương thực rất nhiều. Đến lúc này, lão đại, tiểu tam mới xem lão nhị Gia Cát Lượng như thần tiên sống.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #65
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:5f47dc4b00]Tôn Quyền Cầu Thân[/center:5f47dc4b00]


Năm ấy, Đông ngô đã thu lại được đất Kinh Châu, Tôn Quyền dẫn văn thần võ tướng tới thành Công An. Nơi đây núi xanh nước biêt, đất rộng trời cao khiến ông chẳng khỏi mừng thầm. Tối đó ông thao thức không ngủ được. Chợt nghe tiếng cung treo trên tường khua lách cách. Tôn Quyền vốn là người thích săn bắn, nghe tiếng cung kêu nên chẳng khỏi ngứa tay. Sáng sớm hôm sau, ông phấn khởi dẫn tùy tùng lên ngựa vô rừng săn bắn.

Ông săn bắn suốt ngày, mãi đến mặt trời ngả về tây mới quay trở về. Vô đến cửa tây Công An, xuyên qua con đường nhỏ, Tôn Quyền thấy bên đường có một cái giếng. SĂn bắn cả ngày, mình mẫy đẫm ướt mồ hôi, cổ khô miệng khát, ông bèn xuống ngựa định đi mượn thùng múc nước giải khát. Lúc ấy, chợt từ trong một tiệm thuốc có cô gái trạc mười tám mười chín, dáng vẻ rất doan trang thùy mị chạy ra, nàng cất tiếng nói:

- Tuớng quân, tôi nghe cha tôi nói, tháng sáu mà uống nước sống là không tốt đấy. Ông vừa dang nắng, không nên uống nước lạnh, nếu uống nước này thì hàn bức hỏa thiêu, ông sẽ sanh bệnh đấy.

Tôn QUyền cười:

- Miệng khô cổ khát quá chừng rồi!

Cô gái chạy vô nhà bưng ra một chén nước trà, nói:

- Đây là thứ trà mát của tổ phụ truyền để giải nắng, mời tướng quân dùng.

Tôn Quyền ừng ực uống một hơi cạn ráo chén trà. Uống xong ông cảm thấy trong người sảng khoái, cái nóng bức cũng tiêu tan. Để cám ơn tám lòng tốt này, ông bèn cởi chiếc ngọc bội đeo bên mình đưa cho cô gái, nói:

- Chút lễ mọn này, xin cô nhận cho!

Dè đâu cô gái không chịu nhận:

- Thật không dám, lời xưa nói: nước trà không rời nhà. Có ai ra khỏi cửa mà mang theo nước trà bao giờ? Chúng tôi cũng là người thanh bạch, nào có thể vì mời một chén trà mà chờ đền ơn, như vậy há chẳng đê tiện lắm sao?

Tôn Quyền nghe mấy câu nói này, ông có vẻ phân vân. Không ngờ ở thành Công An này lại có một cô gái hiểu tình biết lễ như vậy, từ đó mà trong lòng ông luôn có sự suy nghĩ.

Sau đó Tôn Quyền quay trở về doanh, ông liền phái thân tín đến nhà Vương Lang Trung cầu thân. Bấy giờ Vương Lang Trung mới biết cái vị tướng quân mà Xuân Muội con gái ông gặp bên giếng đó chính là Tôn QUyền. Ông chẳng khỏi vừa ngạc nhiên vừa mừng, nghĩ: "Nhà dân dã tầm thuwòng sao dám vói cửa cao quyền quí!", song lại sợ làm buồn lòng Tôn QUyền nên ông vội gọi Xuân Muội ra hỏi ý. Xuân Muội nói: "Tốt thôi!" Và nàng liền vẽ một bức họa trả lời cho Tôn QUyền.

Tôn Quyền mở ra xem, nửa bên trái bức họa thấy vẽ một con phụng, còn nửa bên phải thì còn bỏ trống. Suy nghĩ một hồi lâu, ông mới hiểu được dụng ý của Xuân Muội. Ông liền mang bức họa, tự đến nhà Vương Lang Trung, nói:

- Bức họa của lệnh ái vẽ tuyệt lắm, đáng tiếc chưa vẽ xong, còn chừa một nửa, tôi tới xem có vẽ thêm được hay không?

Và rồi ngay tại chỗ, ông dùng bút cọ vẽ một người đầu bạc kề bên con phụng. Xong, Tôn Quyền hỏi Xuân muội:

- Cô thấy thế nào?

Xuân Muội đáp:

- Nét bút tướng quân tuyệt vời lắm, sợ e phụng hoàng không sánh nổi bạch đầu ông đó thôi!

Tôn Quyền cười mà rằng:

- Xứng chứ! Xứng chứ!

Ông bèn cầm bút đề trên bức họa mấy chữ: "Phụng hoàng cộng bạch đầu". VÀ rồi chuyện cầu thân đã thành công tốt đẹp.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #66
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:6dfcab1dcc]Tào Tháo Rèn Đao[/center:6dfcab1dcc]


Năm ấy ở Nghiệp Quận, Tào Tháo dựng ba lâu đài: Đồng Tước đài nổi tiếng và lớn nhứt, chính ông ở nơi đây, mé bắc, cách ba mươi trượng có Băng Tỉnh đài, là nơi ông cất giữ lưong thực đông lạnh; mé nam, cách ba mươi trượng có Kim Phụng đài, là nơi ông điểm tướng dụng binh; trước đài Kim Phụng là phường luyện đồng sắt, rèn đúc binh khí. Tào Tháo thường đến phường rèn này thị sát, và ông hay trò chuyện với bọn thợ rèn, xem họ rèn và học thêm kỹ thuật. Nhiều lúc ông hứng chí còn tự kéo ống bễ.

Có lần đánh nhau ở miệt bắc, Tào Tháo bị địch vây, con ông phải xông pha mở trùng vây để cứu ông ra. Đứa con này tóc vàng râu vàng, đánh trận rất giỏi nên TÀo Tháo thương lắm. Ông bèn đến phường rèn, tự rèn cho đứa con râu vàng này một bảo đao, khi bảo đao rèn xong, mạt sắt văng ra có đến mấy mươi cân. Bọn thợ thấy vậy đều hết sức khâm phục Tào THáo. Cho nên đống mạt sắt của Tào THáo rèn đao đó vẫn lưu lại ở phường rèn, không ai đá động gì tới cả.

Thời gian đã qua đi, bao triều đại đã đổi thay, sông Chương Hà bao lần ngập lụt đã cuốn trôi đài Đồng Tước và đài Băng Tỉnh, nay chỉ còn lưu lại nèn đài Kim Phụng và đống mạt sắt lớn ấy mà thôi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #67
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:476b248b81]Đô Đốc Chăn Dê Từ Thạnh (một)[/center:476b248b81]


Thuở nhỏ, Từ Thạnh là một đứa bé cơ khổ ở trong núi Nghi Mông, không có họ. Lên mười tuổi Từ Thạnh được tài chủ Từ Huyền Gia nhận nuôi để chăn dê cho ông, và Từ Huyền Gia đặt tên cậu là Nhỏ Chăn Dê. Nhỏ Chăn Dê sau ba năm chăn dê đã thành thạo đến mức có thể chạy như bay trên vách đá cheo leo. Trong vòng trăm bước, Nhỏ Chăn Dê muốn ném đá con dê nào là trúng phóc đầu con dê ấy; ngay chim trĩ thỏ rừng mà để cậu trông thấy thì đừng hòng thoát được. Chỉ có một mình mà cậut rông coi hằng mấy trăm con dê, con nào cũng cụp tai nghe lời. Người trong thôn gọi câu là "Đô đốc chăn dê".

Mỗi ngày, từ sáng sớm tinh mơ cậu đã phải lùa dê lên núi, vô rừng ăn cỏ; tối lùa dê về, cậu phải ngủ trong chùông làm bạn với dê.

Mỗi ngày, từ sáng sớm tinh mơ cậu đã phải lùa dê lên núi, vô rừng ăn cỏ, tối lùa dê về, cậu phải ngủ trong chuông làm bạn với dê. Những lúc gặp phải trời mưa dầm không lùa dê đi ăn được, cậu lẻn tới bên cửa sổ lớp học riêng của Từ Huyền Gia để trộm nghe, thầy dạy học. Cậu vốn thông minh nên chẳng bao lâu, tuy là học trộm nhưng sức của cậu còn vượt quá mấy đứa con của vị tài chủ. Ông thầy dạy là thầy nho nghèo, thấy Nhỏ Chăn Dê thông minh hiếu học nên trong lòng có ý mến, những lúc rảnh rang ông lén dạy cậu học và còn đặt tên cho cậu là TỪ Thạnh.

Đêm nọ, lão tài chủ đi đánh bạc trở về, bắt gặp ông thầy đang dạy "Luận ngũ" cho Từ Thạnh, lão liền nổi giận đạp cửa xông vô, nắm lấy ông thầy và Từ Thạnh đánh cho một trận.

Sáng sớm hôm sau, khi TỪ Thạnh rân rấn nước mắt lùa dê lên núi cho ăn thì có hai gia đinh chận cậu lại, đưa cho một chiếc túi và một cái nồi bể, một bình nước, nói: "Ông chủ bảo từ nay chú mầy phải ăn luôn trên núi, ở luôn trên núi, chừng nào tuyết chưa rơi thì chưa được về".

Từ đó trở đi, TỪ Thạnh một mình bơ vơ ở chốn hoang sơn mà làm Đô đốc chăn dê.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #68
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:9811c6583d]Đô Đốc Chăn Dê Từ Thạnh (hai)[/center:9811c6583d]


Hôm ấy Từ Thạnh lùa dê lên núi cho ăn xong, cậu bèn vô rừng hái nấm. Chợt nghe dưới núi có tiếng quát tháo và tiếng ngựa hí, cậu vội chạy ra khỏi khu rừng để xem có việc gì, thì thấy vô số quan binh hình như đang lục soát núi. Từ Thạnh đang buòn, chợt nghe phía sau có tiếng người nói:

- Người anh em, chú mày có thể cứu ta chăng?

Từ Thạnh nghe mà giật mình, cậu bé ngoái đầu ngó lại, thì thấy một ông lão mình đầy thương tích, đang đứng thở mệt trước mặt cậu. Từ Thạnh chẳng nói năng gì, vội kéo ông lão vô hang núi chỗ cậu ở, sau đó lại quày quả trở ra chỗ chăn dê của mình.

Lát sau, một quan tướng cỡi ngựa dẫn theo toán binh lính dữ dằn tìm tới. Còn ở đằng xa, hắn đã quát tháo:

- Này thằng nhỏ chăn dê! Có thấy tội phạm chạy qua đây không?

Từ Thạnh lắc đầu khoát tay. Tên tướng trờ tới, vung roi dọa:

- TÊn ấy là dư đảng Hoàng CÂn, chống lại triều đình! Nếu mày dám cả gan giấu giếm thì chết cả dòng họ đấy!

Từ THạnh nói:

- Tôi mới thấy có một ông chạy về phía thung lũng mé đông kia.

Bọn quan binh thoạt nghe, lập tức như bầy dê túa về phía trước đuổi theo.

Tối đến, bé Từ Thạnh đốt bủi thông trò chuyện với ông lão. Thì ra ông lão này là một vị đầu lĩnh của quân Hoàng Cân. Ông đã đốt phá vòng vây, chạy cả ngày cả đêm mới tới đây. Bé Từ Thạnh rất vui mừng, cậu liền ngả vô lòng ông lão, nói:

- Từ nay về sau, cháu đã có bạn rồi. Ông đừng đi đâu nữa!

Ông lão gật đầu:

- Được, được! Từ nay ta ở đây bầu bạn với cháu, không đi đâu hết!

Ngày qua ngày, Từ Thạnh và ông lão càng gắn bó chẳng khác gì cha con. Tối đến hai người nằm ngủ trên cỏ, ông lão đem chuyện thiên hạ đại sự cắt nghĩa cho cậu nghe. TỪ THạnh say sưa nghe, lòng thầm nghĩ: "Ta phải làm một nam tử hán đội trời đạp đất, sau này gây nên sự nghiệp mới được!" Do đó, cậu bèn xin ông lão dạy võ nghệ cho cậu, ông lão cũng hết sức bằng lòng. Họ chặt nhánh trúc nhánh tùng làm thập bát ban võ khí. Ông lão hết lòng dạy võ nghệ cho cậu, không đày nửa năm rèn luyện, Từ Thạnh đã sử dụng thành thục các thứ vũ khí.

Một hôm, Từ Thạnh đi chăn dê trở về, không thấy ông lão đâu cả mà lại thấy trên đống cỏ có một quyển sách. Cậu cầm lên giở ra xem đến mê mẩn, ngay cả khi ông lão trở về kêu cậu, cậu cũng không nghe. Ông lão bước tời cười mà hỏi:

- Con xem mê say như vậy mà có biết trong đo snói gì không?

Từ Thạnh nói:

- Không giấu chi thầy, năm ngoái ông chủ nhà có thuê thầy tới nhà dạy cho con cháu ổng học, con có lén học đượ cmột ít chữ nghĩa. Sau này bị ông chủ biết được, ông ta bèn đuổi ông thầy đi và bắt con lên núi này chăn dê. Chữ nghĩa trong sách này con đều đọc được, có điều nghĩa lý thì chưa rõ lắm.

Ông lão nghe vậy, vui vẻ nắm tay cậu nói:

- Từ nay ta sẽ giảng bộ "Tôn Tử binh pháp" này cho con hiểu. Con luyện giỏi võ nghệ, thấu hiểu binh thư, sau này sẽ có chỗ dùng!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #69
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.305
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:a59a7b5ddf]Đô Đốc Chăn Dê Từ Thạnh (ba)[/center:a59a7b5ddf]


Hôm sau khi thả dê đi ăn, Từ Thạnh nghĩ thầm: "Người ta đều gọi mình là Đô đốc chăn dê, sao mình không đem bầy dê này, án chiếu theo binh thư mà bày trận?".

Nói làm là làm, cậu bèn lùa dê lên sườn núi, tiếp theo đó lại dựa vào màu lông đen trắng của chúng mà chia thành hai đội. Một tay Từ Thạnh cầm roi, tay kia cầm nón; roi vẫy lên, đội dê đen liền chạy tới trước, nón phất lên, đội dê trắng liền xông ra nghênh "địch". Chàng vừa thay đổi thế tay, đội dê đen liền kêu "be" và phân tán ra, trong phút chốc đã biến thành "hắc long bái vĩ"; chàng huýt "toe toe", đội dê trắng theo đó lại hóa thành "ngân xà thổ tu".... Quả thật luyện dê như Từ Thạnh thật là thế gian hiếm có, thiên hạ khó tìm; bé Từ THạnh huấn luyện dê thật chẳng khác gì Đại Đô Đốc chỉ huy thiên quân vạn mã. Huấn luyện dê được một thời gian, cậu bèn mời ông lão tới sườn núi xem diễn tập dương quần trận. Ông lão rất đỗi ngạc nhiên, ông ôm chầm Từ Thạnh, nói:

- Thằng bé giỏi lắm, có chí khí, nhẫn nại lắm, sau chắc chắc sẽ tạo nên sự nghiệp lớn!

Tuyết đã phủ đầy ngọn núi mà vẫn chưa thấy Từ Thạnh trở về, lão tài chủ có ý hồ nghi trong lòng. Hiện nay trên núi đã trời băng đất tuyết, cỏ xanh không còn, chẳng lẽ thằng quỉ nhỏ đó gặm đá ăn tuyết mà sống? Còn mấy trăm con dê thì sao? Lão bèn dẫn bọn gia đinh lên núi xem sự việc thế nào.

Bọn gia đinh phát hiện trên núi có một hang đá, bèn len lén đến xem, chỉ thấy Từ Thạnh và ông lão đang bàn luận mê say! Bọn nô tài liền đi tâng công với lão tài chủ. Bọn họ và lão tài chủ đều nhất trí cho ông lão ấy nhất định là tội phạm của triều đình bèn dẫn đại dội nhân mã tới bắt.

Từ Thạnh không chút bối rối hoảng sợ, cậub é lập tức huy động roi dê và chiếc ónn. Hai đội ngũ dê đen dê trắng kêu lên "be be" rồi xông ra tấn công bọn quan binh ngay. Bé Từ Thạnh lại thi triển tài ném đá thần diệu của mình. Cậu vung tay ném ba hòn đá ngay chóc khíen lão tài chủ và hai nha tướng vỡ sọ chết ngay. Từ Thạnh và ông lão xông tới giật lấy binh khí, thót lên ngựa đuổi theo giết bọn quan binh , khiến bọn chúng phải bỏ chạy thục mạng.

Một già một trẻ cỡi trên mình ngựa, bất kể ngày đêm chạy thẳng xúông miệt Giang Nam. Sau khi ông lão bị bệnh qua đời, TỪ Thạnh đến Đông Ngô đầu quân dưới trướng Đại đô đốc Chau Du và được phong làm Hiệu Úy. Sau khi đầu quân, chàng đi chinh chiến lập được rât nhiều chiến công. Về sau, vị "Đô đốc chăn dê" ngày xưa đã trở thành một viên danh tướng Đông Ngô.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-10-2002   #70
Ảnh thế thân của Hào Kiệt Lương Sơn
Hào Kiệt Lương Sơn
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 2.143
Điểm: 144
L$B: 45.018
Hào Kiệt Lương Sơn đang offline
 
[center:411b1771f8]Sen Hồng Phấn[/center:411b1771f8]


Ngoại thành huyện Tiềm Sơn, ao sen từng cái nối tiếp từng cái; đến mùa hạ thì lá sen ngút ngàn trông không thấy bờ, những đóa sen to tướng nhô lên chẳng biết cơ man nào mà kể, thật là một cảnh sắc tuyệt đẹp! Hoa sen ở đây không những đẹp mà ngay ngó sen cũng tuyệt vời. Ngó sen ở nơi khác đều màu trắng, riêng ngó sen ở Tiềm Sơn thì lại là màu hồng phấn, ăn vô miệng vừa ngọt vừa thanh. Theo mấy cụ già ở đây thì Tiềm Sơn trước kia vốn không có sen này. Sen này bắt đầu có là do nàng Đại Kiều, Tiểu Kiều thời Tam Quốc đem giống về đây và được gọi là "sen Hồng Phấn".

Chị em Đại Kiều, Tiểu Kiều đều là tuyệt sắc giai nhân, ngay từ nhỏ không dùng son phấn mà da mặt lúc nào cũng ửng hồng trắng mịn. Ngay đến nước của hai nàng rửa mặt cũng trở thành màu hồng đào. Tháng năm kéo dài, nước giếng của hai nàng dùng cũng nhuộm hồng, người bấy giờ gọi giếng này là "giếng Hồng Phấn". Hai chị em tuy sắc đẹp nổi tiếng, song chữ nghĩa cũng làu thông, lòng ôm ấp chí lớn, không giống hạng nữ lưu khinh cuồng, lấy sắc mê hoặc lòng người. Đại Kiều được gả cho Tôn Sách, còn Tiểu Kiều thì gả cho Châu Du, cả hai đều là bậc anh hùng nổi tiếng thiên hạ. Sau khi Ngô hầu Tôn Kiên mất, ngôi truyền lại cho Tôn Sách; Tôn Sách là người kiêu dũng trận mạc, trong một lần giao chiến bị trọng thương. Trước lúc lâm chung, ông truyền ngôi lại cho người em là Tôn Quyền, và căn dặn: "Cần trị lý Đông Ngô và chiếu cố tới chị dâu góa bụa cho tốt".

Sau khi lo việc chôn cất người anh xong, việc đầu tiên của Tôn Quyền là lo xây tòa Dưỡng Tâm lâu cho chị dâu, để chị dâu an hưởng cuộc đời còn lại. Đại Kiều không bằng lòng, nói với tiểu thúc Tôn Quyền:

- Việc nước còn khó kănh, hãy để tiền ấy lo cho quốc sự. Anh chú lúc lâm chung có dặn điều trước tiên là phải trị lý Đông Ngô cho tốt, sao có thể vì riêng tôi mà hao phí sức nước như vậy?

Tôn Quyền thấy chị dâu hiểu sâu đại nghĩa thế này, bèn nghe lời và không xây cất Dưỡng Tâm lâu nữa. Lời xưa nói: chị già như mẹ. Tôn Quyền mỗi ngày hai lần, sớm chiều đều tới thăm hỏi chị dâu, cho dù bận việc thế nào ông cũng không bỏ lễ. Đại Kiều nghĩ Tôn Quyền ngày đêm làm việc mệt mỏi, chính mình không giúp đỡ được gì, đằng này lại còn làm phiền cho chú ấy nữa thì thật không nên. Do đó bà tỏ ý muốn trở về cố hương để an cư lập nghiệp. Tôn Quyền cầm cố ở lại không được, chỉ còn cách bằng lòng mà thôi.

Lúc Đại kiều sắp lên đường, Tôn Quyền đem tặng cho bà rất nhiều vàng bạc châu báu, song người chị dâu không nhận, nói:

- Vàng bạc châu báu tôi không cần lắm. Chú có muốn tặng thì hãy cho tôi vài xe sen Kiến Nghiệp thật tốt là được rồi!

Tôn Quyền hỏi:

- Chị cần loại sen đó làm gì?

Đại Kiều nói:

- Tôi đến Kiến Nghiệp nhiều năm, cái tôi thích nhất ấy là sen ở đây, cọng nó thẳng đứng giữa bùn nhơ, hoa nở trên mặt nước chẳng nhuốm chút mùi bùn, hương thanh dìu dịu. Hoa sen để người thưởng thức, hạt sen bổ dưỡng, lá sen có thể làm thuốc, ngó sen có thể làm thức ăn, có thể nói ai cũng có cái sở cầu về nó không ít. Và tôi cảm thấy người cũng nên cao khiết vô tư như nó thế ấy. Cho nên tôi muốn đem giống ấy về trồng ở quê nhà để người làng có dịp thưởng thức.

Tôn Quyền cảm động đến trào nước mắt, nói:

- Lời dạy của chi,, tiểu đệ suốt đời không quên. Loại sen mà chị muốn đó, em cho người đem tới ngay lập tức.

Đại Kiều trở về làng, gần bên nhà, bà cho đào mười mấy mẫu ao hồ. Tuy bà không trang điểm phấn son, song nước rửa mặt của bà cứ là một màu hồng phấn, và sau khi bà rửa mặt, nước đó được đem đổ xuống ao sen. Lâu ngày, ngó sen cũng dần dần biến thành màu hồng phấn.

Mấy năm sau, Đô Đốc Châu Du nước Ngô vì quá lo việc nước nên sinh bệnh mà chết. Tiểu Kiều theo bước người chị, cũng xin trở về cố hương. Bà trở về mái nhà xưa, cùng với chị trồng sen. Năm năm sau, hai bà còn đem giống sen này tặng cho dân làng. Vì thế sen càng lúc càng phát triển rộng khắp, ngó sen toàn là màu hồng phấn, và vì thế mà được gọi là "sen Hồng Phấn" Tiềm Sơn. Lại nhân vì giống sen này do Nhị Kiều truyền ra, cái vẻ sen đặc biệt thanh tú, cho nên người ta còn gọi là "sen Mỹ Nhân".


Chữ ký của Hào Kiệt Lương Sơn

Ốm MậP ĐẹP Dễ SưƠnGgG
CaO SaNg LùN QuÍ PhÁiIiIi

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-10-2002   #71
Ảnh thế thân của Hào Kiệt Lương Sơn
Hào Kiệt Lương Sơn
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 2.143
Điểm: 144
L$B: 45.018
Hào Kiệt Lương Sơn đang offline
 
[center:8ce9350e80]Ngọc Tuyền Sơn Hiển Thánh[/center:8ce9350e80]


Năm ấy Quan Công rời bỏ Tào Tháo, đi tìm Lưu Bị. Quan Công qua năm ải, chém sáu tướng, và ông từng được lão tăng Phổ Tĩnh chùa Trấn Quốc cứu. Sau này Phổ Tĩnh vân du đến núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, dưới chân núi này ông dựng một am cỏ và tu tại đây.

Vào một đêm trăng thanh gió mát, lúc canh một, Phổ Tĩnh đang ở trong am đốt đèn đọc sách, chợt một luồng gió lạnh lướt qua, cửa am bị mở hoác làm ngọn đèn phụt tắt. Phổ Tĩnh hoa mắt, phảng phất thấy Quan Công lởn vởn đốt đèn, rồi không thấy đâu nữa. Đến canh ba, Phổ Tĩnh nằm ngồi không yên, ông ra ngoài xem thiên tượng, chợt thấy một tướng tinh từ trên không Mạch Thành hướng La Hán Âm Câu rơi xúông. Ông thất kinh than thở:

- Ôi, Mạch Thành, hết rồi! Quan tướng quân không còn ở Mạch Thành, ông ta đã trầm xuôóg cõi âm La Hán rồi!

Quả nhiên không ngoài dự đoán, sắp hết canh năm, chợt ông nghe trên không có tiếng người kêu:

- Hãy trả đầu lại cho ta!

Phổ tĩnh ngước mắt nhìn, thấy từ trên không có ba thớt ngựa đạp mây xuống, chính giữa là một tướng quân không đầu cỡi ngựa Xích Thố, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao, bên tả có Đại tướng Châu Thwong mặt đen, bên hữu có đại tướng Quan Bình mặt trắng. Ba người từ trên mây thẳng xuống đỉnh núi Ngọc Tuyền. Phổ Tĩnh nhnận ra vị tương không đầu này chính là Quan Công, bèn hỏi với lên đỉnh núi:

- Vân Trường tướng quân từ đâu đến đây vậy?

Quan Công nghe tiếng hỏi bèn hạ mây xuống trước am.

Phổ Tĩnh liền bước tới chắp tay hỏi:

- Lão tăng Phổ Tĩnh xin hỏi, từ ngày gặp nhau ở chùa Trấn Quốc tới nay, tướng quân đi đâu biệt dạng vậy?

Quan Công nghe nhà sư xưng là Phổ Tĩnh, vội xúông ngựa, vòng tay đáp:

- Bạch thầy, ngày trước ở chùa Trấn Quốc được thầy cứu, ơn ấy tôi không hề quân. Nay tôi lại gặp họa, đầu bị chém, mong cầu thầy cứu cho!

Phổ Tĩnh thấy tướng quân không đầu máu me ướt đẫm chiến bào mà chẳng khỏi sa lệ, ông ngẩng đầu lên trời thở dài:

- Tráng chí tướng quân chưa trả, vì nước tổn thân, đáng tiếc ôi là đáng tiếc, Thục Hán lại mất một viên đại tướng!

Quan Công lại vái Pháp sư:

- Mong thầy mở lựơng chỉ điểm đường mê, trả đàu lại cho tôi, để tôi được sống lại.

Phổ Tĩnh nói:

- Nay tướng quân vì Lữ Mông sát hại mà kêu đòi: "Hãy trả đầu lại cho ta"; vậy chớ Nhan Lương, Văn Sửu, sáu tướng ở năm ải bị tướng quân chém đầu đó, họ đòi lại với ai đây?

Phổ Tĩnh thở dài một tíeng, tiếp tục nói:

- Thị phi xưa nay, tất cả đừung bàn, nhân quả khó tránh được!

Ngựa Xích Thố bấy lâu nay theo Quan Công xông pha chiến trận, lập đựoc không ít công lao, đã cùng chủ nhân kết duyên sanh tử, nó nghe lão tăng nói mấy lời này liền bi phẫn hí vang, bốn vó lướt khỏi đất làm đá nhọn văng bay tứ tung tạo thành một dòng suối. Tức thì nước suối tuôn chảy cuồn cuộn.

Quan Công nghe lão tăng nói vậy, lòng ôn gnhư bị đao cắt, cả người run rẩy, nước mắt dầm dề, và tức khắc biến thành từng chuỗi, từng màn, từng bó, từng cuộn trân châu tuôn rơi lã chã xúông nước. Chợt một cơn gió mạnh từ lòng suối xoáy thẳng lên một cột nước cao hơn ba trựơng. Quan Công và ngựa Xích Thố đã bay về trời.

Từ đó, chỗ suối nước này ngày đêm không ngừng tuôn ngọc phun châu, hết năm này đến năm khác không hề dứt, và vì thế được đặt tên là "súôi Trân Châu Ngựa Chạy", gọi tắt là "suối Trân Châu". Người đời sau, ở bên suối Trân Châu này có lập một bia đá khắc ghi câu chuyện Hán Thọ Đình Hầu hiển thánh để kỷ niệm.


Chữ ký của Hào Kiệt Lương Sơn

Ốm MậP ĐẹP Dễ SưƠnGgG
CaO SaNg LùN QuÍ PhÁiIiIi

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-10-2002   #72
Ảnh thế thân của Hào Kiệt Lương Sơn
Hào Kiệt Lương Sơn
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 2.143
Điểm: 144
L$B: 45.018
Hào Kiệt Lương Sơn đang offline
 
[center:9269424e1c]Lò Quan Công Và Nồi Trương Phi[/center:9269424e1c]


Từ chỗ dốc sông Tố Thư, Đương Dương, Trường Bản trở lên, nếu đi hướng tây ước độ mười dặm thì có ngọn Kim Ngưu hình dáng như một con trâu khổng lồ. Duới ngọn Kim Ngưu có một cánh đồng sâu, chsinh giữa đồng có ba hòn đá to bày thành hình tam giác, mỗi hòn nặng chắc cxung có hơn vạn cân. TRuyền thuyết nói rằng, ba hòn đá lớn này là do Quan Công làm lò để nấu cơm, người ta gọi nó là lò Quan Công, còn tảng đá phẳng mặt kia là chiếc bàn để Quan Công dùng cơm.

Quan Công từ Mạch Thành đột phá vòng vây chạy ra, liên tục từ Hoàng Lâm Cương và Cẩm Bình Sơn đột phá hai phòng tuyết của tướng Ngô - Châu Nhiên và Phan Chưưong, tuy đựơc trời phò thần giúp, song binh mã vẫn tổn thất không ít, đám quân sĩ tùy tùng chỉ còn sống sot hơn mười người. Quan Công chạy đến ngọn Kim Ngưu, người mệt ngưa mỏi, do đó, ông phải cho quân dừng lại nghỉ ngơi giây lát. Bá tánh nghe nói Quan tướng quân gạưp nạn chạy qua đây, bèn lũ lượt đêm thăm hỏi, có người dâng cho nước trà, có người mang theo cơm, có người tặng gà vịt, cũng có ngươit tặng lợn dê. Từ khi đánh nhau ở Mạch Thành và bị khốn, mỗi bữa cơm Quan Công chỉ ăn đuợc có hai chén, còn các binh sĩ thì phải nhịn đoi, họ rất muốn có một bữa ăn no nê. Do bởi nồi niêu, lò bếp của nông dân quá nhỏ, cho nên Quan Công bèn từ trên vách núi vác xúông ba hòn đá ngàn cân và tảng đá phẳng mặt này để dùng làm lò và bàn ăn. Nhân vì ở Phàn Thành đại chiến, cánh tay hữu Quan Công bị trúng tên, tuy đã được Hoa ĐÀ nạo xương chữa trị, song vết thương vừa mới lành thì lại thất thủ Kinh Châu, ông phải bại tẩu về Mạch Thành, theo đó lại liên tiếp phá luôn hai phòng tuyết, rồi phải đánh nhau với Châu Nhiên và Phan Chưưong, bây giờ lại vác đá lớn ngàn cân như vầy, cho nên vết thương bị xé miệng máu chảy không ngừng. Bá tánh thấy vậy vộ tranh nhau cầm đèn lên núi hái thuốc, băng bó vết thương cho ông. Quan Công ngậm ngùi, vòng tay cám ơn bá tánh.

Có lò rồi, nhưng biết lấy đâu ra nồi? Lúc đột phá vòng vây, nồi đã đánh rơi hết rồi! Các tướng sĩ đang buồn thì từ trên ngọn Kim Ngưu có tiếng kêu ngé ngọ, lưỡi Thanh Long Yển Nguyệt ĐAo cũng rít lên tiếng u u. Quan Công lại ngỡ trúng kế mai phục của binh Ngô, chsinh lúc ông muốn phóng lên ngựa thì bỗng từ trên trời rơi xuống một chíec nồi to , chiếc nồi đặt đúng trên chiếc lò đá, không sai một ly.

Thật kỳ lạ! Chiếc nồi này từ đâu bay tới đây? Nguyên trong chùa Thừa Thiên thành Kinh Châu có hai chíec "nồi Trương Phi" nấu ba ngày chưa nóng. Trương Phi đã dùng hai chíec nồi này khi qua sông, sau đó tặng cho nhị ca Quan Vũ lúc trấn thủ Kinh Châu. Nồi Trưonưg PHi hình như linh ứng, biết Quan Công dang ngộ nạn, nên từ trong chùa tự bay ra. Vừa rồi "Kim Ngưu" nghé ngọ kêu là Kim Ngưu hiển linh, Thanh Long Yển Nguyệt ĐAo u u kêu là tín hiệu truyền thông. Quan Công vừa kinh ngạc vừa mừng, ông bước tới sờ chiếc nồi thấy còn nóng, bèn buông tiếng cảm thán:

- Trời giúp ta, đệ cũng giúp ta!

Thế là họ dùng chiếc nồi nấu cơm. Bọn tướng sĩ vây quanh chiếc bàn đá ăn một bữa no nê. Chợt một cơn lốc thổi đén khiến không ai mở mắt ra nổi, đợi cơn lốc qua rồi, mở mắt ra thì chíec nồi Trương Phi đã không còn thấy đâu nữa. Hiện nay ở nhà bảo tàng Kinh Châu, còn lưu giữ hciếc nồi này và người ta vẫn gọi nó là "nồi TRương Phi".


Chữ ký của Hào Kiệt Lương Sơn

Ốm MậP ĐẹP Dễ SưƠnGgG
CaO SaNg LùN QuÍ PhÁiIiIi

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:24
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10047 seconds with 15 queries