Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 23-10-2002   #55
Ảnh thế thân của LSB-KiepDocThan
LSB-KiepDocThan
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 107
Điểm: 59
L$B: 13.540
LSB-KiepDocThan đang offline
 
[center:04ae316f60]Đường Tử Long[/center:04ae316f60]


Đi qua cửa tây thành Đương Dương, trấn Ngọc Dương, phải thông qua một con đường đá nhỏ, đấy chính là Đường Tử Long.

Truyền thuyết nói rằng, TRiệu Tử Long ở giếng Nương Nương bồng A Đẩu giết chất Yến Minh xong, liền nhắm theo con đường dưới núi Ngọc Dương mà chạy. Chính trong lúc đó, phía trước lại có tướng Tào Trương Cáp chận đường. Triệu Tử Long hươi thương đánh, ước chừng hơn mười hiệp, Triệu Tử Long bèn quất ngựa bỏ chạy, không ngờ chạy được một đoạn, cả nguowfi lẫn ngựa đều bị sụp té xuống hầm sâu mấy trượng. Bấy giờ, Trương Cáp cùng binh tướng bao vây chung quanh, vô số đao thương đều chĩa xuống hầm, tiếng la hét vang rền bốn bề, buộc Triệu Tử Long phải mau đầu hàng. Binh Tào vốn có thể bắn tên hoặc một đao giết chết Triệu VÂn, chỉ vì Tào Tháo có lệnh: "Chỉ được bắt sống, không được giết chết!" nên họ không dám xuống tay.

Mắt thấy cái chết kề bên, chợt trên ngwời thái tử trong lòng Triệu Tử Long lóe ra một đạo hồng quang, luồng tiên khí này làm cho binh Tào rối loạn. Triệu Tử Long thừa lúc binh Tào hỗn loạn, bèn chộp lấy cán đao binh Tào, hét to một tiếng, con chiến mã liền tung vó nhảy lên khỏi hầm. Và Tử Long tung hoành phá vỡ trùng vây.

Triệu Tử Long đang giục ngựa vượt qua đường thì trước sau lại có bọn tướng Tào là Mã Diên, Trương Khải, Tiêu Dũng chận Triệu VÂn lại. Triệu Vân tiến lui không thể được, tay cầm thanh hồng kiếm, tả xung hữu đột. Chỗ tay giơ lên thì thịt vwang tứ phía. máu tuôn như suối. Triệu Tử Long giết lui bọn tướng địch liền vượt qua đường nhắm về hướng cầu Dương Dương mà đột phá vòng vây. Tại cầu Trường Bản gặp binh tiếp viện của Trương Phi, cuối cùng đã cứu được A Đẩu.

Triệu VÂn ôm A đẩu đến bên Lưu Bị, ngại ngần thưa:

- Mê phu nhân vì bị thương nặng đã qua đời. Tôi chỉ còn cách đem chôn cất. May nhờ hồng phước chúa công, nên đã cứu được thái tử vượt khỏi trùng vây.

Nói đoạn Tử Long tháo cái yếm buộc trước ngực, hai tay ẵm thái tử dâng lên cho Lưu Bị. Lưu Bị tiếp lấy A Đẩu mà vô cùng kích động, ông lại cố ý quăng A Đẩu xuống đất, nói:

- A Đẩu, A Đẩu, vì cái tính mệnh nhỏ nhoi của mi mà ta suýt tí nữa phải tổn mất một viên đại tưóng!

Máu nhuộm đỏ chiến bào, xông trận phò tiểu chúa, Tử Long đại chiến Trường Bản, xông trận hiểu anh hùng. Và để kỷ niệm trận đại chiến này, người ta đặt tên con đường đá nhỏ này là "đưòng Tử Long".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #56
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:fb40a67466]Lời Thú Của Kẻ Trộm ( 1 )[/center:fb40a67466]


Khi Gia Cát Lượng dẫn ba mươi vạn đại quân bắc phạt Trung Nguyên thì gặp phải TƯ Mã Ý. Hai bên dằng dai đánh rồi lại ngưng, ngưng rồi lại đánh, kéo dài cả nửa năm trời, quả là bên tám lạnh, đằng nửa cân. Gia Cát Lượng vì muốn dưỡng quân nên bỏ ý định tiếng công Bắc Ngụy. Ở cửa Thiên Thủy ông hạ đại doanh, phái tâm phúc là Đại tướng Mã Lăng trấn thủ, cản trở binh Ngụy; còn ông thì rút về Tây Thành trùng tu lương thảo.

Bấy giờ chiến tranh liên miên, ruộng đất hoang vu, lương thực thiếu hụt. Lương thảo TÂy Thành thường bị trộm cắp. Gia Cát Lượng hết sức giận, tự ông dẫn binh sĩ vô thành đến từng nhà sưu tra. Tốn công cả ngày trời nhưng vẫn chưa tìm ra manh mối lương thảo bị bọn trộm cắp cất giấu ở đâu. Đến tối, khi Gia Cát Lượng trở về doanh, chợt thấy trong miếu ở lưng chừng núi sau thành có ánh đèn rọi ra, ông lấy làm lạ: đây là ngôi miếu hoang bị hư đổ, đã từ lâu không người đến cúng kiến, vì sao bữa nay lại có ánh đèn? Ông vội lệnh cho quân sĩ thổi tắt đèn lồng, rón rén để chỗ miếu hoang ấy. Qua khe hở, Gia Cát Lượng thấy bốn người bên trong, bọn chúng đang vừa uống rượu vừa kháo chuyện.

Một người nói:

- Ai cũng nói Gia CÁt Thừa tướng liệu việc như thần, xem ra chỉ có danh mà thôi.

Người thứ hai nói:

- Gia CÁt Thừa tướng thương dân như con, chúng ta trộm lấy quân lương của ông ta như vầy thật không phải!

Người thứ ba nói:

- Mấy tên giữ kho lương đều bị cách chức, chuyện này để xem ông ta làm thế nào?

Người thứ tư nói:

- Trừ phi ổng sử dụng chúng ta, nếu không chúng ta sẽ còn lấy trộm dài dài.

Nghe đến đây, Gia Cát Lượng biết bốn nguowì này đều là thủ phạm. Ông xô mạnh cửa miếu xông vào nạt lớn:

- Gia Cát Lượng đây này!

Bốn tên tặc đạo thoạt thấy Gia Cát Lượng, nhất thời đều giật mình hóot hoảng, lại thấy quân sĩ đã chận đường tẩu thoát, nên chỉ còn cách quì xuống đó chờ phát lạc.

Ngay trong đêm, Gia Cát Lượng thăng đường thẩm vấn. Bốn tên đều khai: những lương thực lấy trộm đó đầu đã bán cho bá tánh hết rồi.

- Lương thực lấy trộm hồi hôm cũng bán hết rồi phải không?

- Bẩm thừa tướng, quân lương hồi hôm chưa bán, vẫn còn ở trong thành ạ!

Gia Cát Lượng có hơi không tin, lại hỏi vặn:

- Quân lương còn ở trong thành, vậy các người cất giấu ở đâu?

- Thưa còn ở trong tửu điếm ngang cửa miếu đây!

- Bọn bây làm sao lấy trộm được?

- Nghe nói đại nhân túc trí đa mưu, hiềm vì chưa được lãnh giáo. Hôm qua bọn tôi và bọn phổ kỵ tửu điếm có thương lượng, quân lương lấy trộm được sẽ đem toàn bộ gởi trong tửu điếm. Hồi sáng, khi đại nhân dẫn binh sưu tra, chúng tôi lại cố ý mở hoác cửa điếm, giả vờ như không có chuyện gì xảy ra, ngỡ là có thể lừa được đại nhân. Ai dè đại nhân liệu việc như thần, đã tìm ra manh mối. Bọn tôi hết sức khâm phục, bây giờ tùy đại nhân phát lạc.

Bọn trộm vừa khai xong thì gương mặt Gia CÁt Lượng cũng đỏ bừng. Thì ra, hồi sáng ông dẫn quân sĩ đi từng nhà sưu tra, thấy cửa điếm mở hoác, bàn ghế trong điếm bày sắp ngăn nắp đàng hoàng, mấy phổ kỵ cũng cứ tỉnh bơ quét dọn, ông ngỡ rằng điếm này hẳn không tàng trữ lương thực trộm, do đó mà không tra xét kỹ càng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #57
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:26ef8c127e]Lời Thú Của Kẻ Trộm ( 2 )[/center:26ef8c127e]


Ba ngày sau, quân thám mã về báo với Gia Cát Lượng: Vệ Đình thất thủ!

Chưa đầy hai tiếng đồng hồ lại có quân thám mã bay về báo: Tư Mã Ý thống lĩnh hai mươi vạn đại quân tiến đến Tây Thành. Tiếp đó, quân thám mã lại báo: đại quân Tư Mã Ý chỉ còn cách thành mười lăm dặm.

Nhất thời, Gia Cát Lượng chưa có ý định dứt khoát, bỏ thành ư, lương thảo chỉ mới chuyển đi có một nửa; kiên thủ ư, thủ hạ chỉ có một số binh già và quan văn sức trói gà không chặt. Trogn lúc tiến thoái lưỡng nan, ông chợt nhớ tới bọn tặc trộm lương, liền chẳng khỏi mừng, và đã nảy ra chủ ý. Ông lập tức ra lệnh: cờ xí trên đầu thành hãy thu dẹp. Trong quân cám ngắt đánh trống thổi hiệu, không ai đưọc ngóng đầu ngó ra, và bốn cửa thành đều mở hoác, ở mỗi cửa thành chỉ phái mấy binh già què quặt rưới nước quét đường. Ông còn truyền lệnh: khi quân Ngụy đến, không được sợ hãi rối loại, ai vi phạm thì chém đầu! Mọi việc bố trí vừa xong, ông bèn lên lầu ngồi đánh đàn, bên cạnh có mấy thư đồng hầu hạ. Đội quân tiên phogn của Tư Mã Ý vừa đến dưới chân thành, thấy cửa thành mở hoác liền ngạc nhiên, vội báo cáo cho Tư Mã Ý hay. Tư Mã Ý đến dưới thành, xem trong ngoài trước sau kỹ lưỡng qua một lượt, càng xem càng hồ nghi,d dặc biệt là thấy trên lầu, Gia CÁt Lượng đang ngồi đánh đàn với vẻ nhàn tản. Và như bị ong chích một mũi, ông vội quay về, vừa chạy vừa hạ lệnh:
"Hỏa tốc lui binh!"

Khi Gia Cát Lượng thấy quân Nguỵ rút lui hết, ông liền trở về đại doanh, sai người cho mời bốn tên đạo tặc tới, đoạn thi lễ, nói:

- Đa tạ bốn vị mưu sĩ, kế mưu của các vị đã cứu được Tây Thành.

Theo đó, Gia Cát Lượng bèn thuật lại chuyện ông đã áp dụng lời thú của bốn nguời về việc cất giấu lương vào kế bỏ thành trống, và đã đẩy lui hai mươi vạn đại quân Tư Mã Ý cho họ nghe. Sau đó ông còn nói:

- Bọn ông tuy là đạo tặc, nhưng mưu kế hơn tôi một bực. Chỉ cần các ông cải tà qui chánh. Gia CÁt Lượng tôi xin bái các ông làm thầy.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #58
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:a2658904d6]Nước Trời Xây Thành ( 1 )[/center:a2658904d6]


Sau khi Lưu ị chết, Gia Cát Lượng giữ mặt trận Thành Đô. Ông thừa lúc quân Nguỵ không phòng bị, liền dẫn quân binh đến Kỳ Sơn, dùng kế phản gián thu được Khương Duy, và theo đó tiến công Quan Trung. Quân Tào hoảng sợ đến rụng rời tay chân. Tào Phi, con trưởng của Tào Tháo phải tự tìm đến Tư Mã Ý hỏi kế sách đối phó với Gia CÁt Lượng.

Trước tiên quân Ngụy phải đoạt lại Quận Trị đã mất. Tư Mã Ý hạ lệnh công thành. Đá và tên thành bắn xuống như mưa. Tư Mã Ý không chiếm được thượng phong nên rất giận dữ, bèn tự mình chỉ huy, lợi dụng thang mây và xa càn tấn công. Nhưng thang mây vừa tiếp cận tường thành liền bị cung nỏ của Gia Cát Lượng vừa phát minh bắn ra đốt cháy hết; xe càn vừa đến cửa thành cũng bị đá lớn đã dự phòng từ trước phá tan. TẬn mắt thấy những biện pháp công thành này đều không dùng được. Tư Mã Ý lại nghĩ ra hai biện pháp công thành khác: một là lắp hào, hai là đào địa đạo. Ông nghĩ rằng chỉ cần một đoạn hào bị san lắp là có thể trực tiếp công thành. Ai ngờ bên ngoài có hào sâu, bên trong còn có tường thành xây ngoằn ngoèo, binh sĩ không cách chi tiến lên được. Tư Mã Ý lại chỉ huy quân lính đào địa đạo ăn thông vô thành. Gia Cát Lượng lại sai quân ở trong thành đạo hào sâu cắt đứt địa đạo. Do đó, hai bên cứ giằng co mãi đến bốm mươi chín ngày. Tư Mã Ý thề quyết phải hạ thành này cho bằng được, xin TÀo Phi cho tăng cường nhân mã để ngày đêm công thành.

Tướng sĩ của Gia CÁt Lượng thấy binh địch đông, còn thành thì đã bị bắn lửng cả trăm lỗ, nên ai nấy đều hết sức lo lắng. Để ổn định lòng quân, tự Gia Cát Lượng cầm kiếm lên thành cố thr. Tướng sĩ của ông tuy hết sức lo, nhưng không ai dám có chút gì lơ là sai phạm, và mặc tình cho Tư Mã Ý bốn mặt vây công, thành nhỏ này vẫn cố thủ hết sức nghiêm ngặt. Nhưng không dè thời tiết thay đổi đột ngột, gió bất thổi lạnh ghê người. Bọn binh sĩ của Gia CÁt Lượng lòng đã lạnh lại thêm thân lạnh, run cầm cập, ngay đao thương kiếm kích đều không cầm được.

Tư Mã Ý sau khi quan sát xong, bèn nói:

- Lần này ta sẽ bắt sống được Gia Cát LƯợng!

Một tên thủ hạ nói:

- Làm sao bắt sống được?

Tư Mã Ý đưa tay chỉ lên trời, chỉ xuống đất, vỗ ngựa bảo:

- Quân ta là người phương bắc giỏi chịu rét nhưng lại sợ nóng; binh mã của Gia CÁt Lượng đều là người miệt nam Trường Giang, chịu nóng nhưng sợ rét. Trời lạnh giá băng thế này, binh mã của ông ta làm sao mà chiến đấu nữa? Hơn nữa, bốn mặt đều bị vây chặt, một con kiến cũng khó lọt, lương thảo tất phải cạn kiệt. Hừ! Binh mã của ông ta không chết rét thì cũng chết đói thoi. Ông hãy nhìn Gia CÁt LƯợng đang đi rảo trên bốn mặt thành kia là có thể thấy nhân tâm đã bấn loạn. Ông ta đã mất thiên thời, địa lợi, nhân hòa rồi. Nếu ta thừa lúc này công thành, tất ông ta bị bắt thôi!

Người thủ hạ nghe Tư Mã Ý phân tích, luôn gật đầu khen hay. Tư Mã Ý cảm thấy trong lòng phơi phới, bèn tươi cười viết một lá thư khuyên Gia Cát Lượng hãy sớm qui hàng: "Hiện giờ binh lực hai bên quá chênh lệch, ngay ông trời kia còn chống lại ông, sao ông còn chưa thức thời mà qui hàng cho sớm, chẳng lẽ đợi gươm kề tới cổ ư? Nghĩ ông là chỗ bạn bè với tôi hồi thuở nhỏ, hạn cho ông thời gian ba ngày, nếu không mở cửa thành qui hàng thi khi thành bị phá e ông sẽ không có đất chôn thây".

Gia Cát Lượng hồi thư đáp: "Tôi có binh tinh tướng giỏi, lương thảo không thiếu, có lý nào chưa chiến mà hàng? Chỉ cần ông lui binh ba dặm, sau ba ngày sẽ biết ai mạnh yếu thế nào. Cho dù chết không đất chôn, tôi cũng không có gì phải hối hận".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #59
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:74935651a4]Nước Trời XÂy Thành ( 2 )[/center:74935651a4]


Tư Mã Ý mở thư Gia CÁt Lượng ra xem, đoạn ha hả cười lớn:

- Gia Cát Lượng chết đã đến nơi mà còn bướng bỉnh. Bây giờ ta cứ lui binh ba dặm, thử xem trong ba ngày hắn có thể làm đưọc gì?

Tư Mã Ý nghĩ, đằng nào Gia CÁt Lượng cũng không thoát khỏi bàn tay của mình, chi bằng tiên lễ hậu binh, cứ cho lui binh ba dặm rồi ba ngày sau sẽ cho hắn biết thế nào là lễ độ, và hắn có chết cũng không oán trách!

Gia CÁt Lượng thấy quân Ngụy đã lui doanh, bèn ra lệnh cho binh sĩ dời hết các thứ chứa trong kho ra, lấy ván đóng tường đôi, lại bảo múc nước gánh đổ vô tường đôi đó. Ba ngày sau, nước kết thành băng, Gia CÁt Lượng cho quân sĩ gỡ lấy ván ra, thế là ông đã có một bức tường băng kiên cố. Ba ngày sau, Tư Mã Ý đến trước thành dòm ngó, thấy tưòng thành hôm trước loang lỗ vậy mà chỉ trong vòng ba hôm đã đổi mới. Ông xem tả ngó hữu, thấy tường thành này chẳng khác gì pha lê, lại hệt như mã não, ở mỗi cửa tưòng lại có vô số đao kiếm như rừng kiếm, núi đao, loa lóa dưới ánh mặt trời đến chói mắt, khí lạnh đến rợn người. Tư Mã Ý thấy vậy chẳng khỏi thở dài từng hồi:

- Gia CÁt Lượng người mạnh ngựa khỏie, trong ba ngày mà xây được tường mới thế này thật là thiên hạ hiếm có. Thực lực của hắn hùng hậu như vầy, làm sao có thể giao chiến với hắn được?!

Và Tư Mã Ý chỉ còn cách lui binh.

Tư Mã Ý lại nghĩ mình chinh chiến nhiều năm, công thành đoạt ải không biết bao nhiêu mà chưa hề thấy tường thành nào kỳ quái như thế này, bèn sai mấy têm thám tử đi dò la xem tường ấy thực ra là cái gì?


Chẳng bao lâu thám tử trở về bẩm lại:

- Chúng ta vừa lui binh thì Gia Cát Lượng cũng lui binh, hiện giờ thành đã trống trơn!

Tư Mã Ý muốn biết Gia Cát Lượng xây thành mới này bằng cách nào, bèn đến thành quan sát, ông thấy trên mặt tường băng có bốn hàng chữ lớn:

Tư Mã bé con khéo học đòi,
Về nhà bú mẹ chới thòi loi,
Cho mi thưởng thức gió tây bắc,
Thành ấy ta xây bằng nước trời.


Tư Mã Ý sau khi xem qua, giận đến thất khiếu bốc khói. Nhưng nhìn kỹ lại, thì ra đây là một bức tường băng. Ông vô cùng khâm phục Gia Cát Lượng. Do đó ông bèn xin gặp Tào Phi, tấu lại thực tình:

- Ngày trước, khi TÀo công còn tại thế, Gia CÁt Lượng đã giả vờ mượn gió đông, nay hắn lại mượn nước trời xây thành, quả thật đến thần tiên cũng không sánh kịp.

Câu chuyện Gia CÁt Lượng mượn nước trời xây thành càng đồn đại càng mơ hồ. CÙng với thời gian, người ta đã quên đi nguồn gốc tên thành này là gì, chỉ kêu tòa thành này là Thêin Thủy thành, tên ấy đến nay vẫn còn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #60
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:2f4fc8877c]Tào Tháo Ba Lần Hẹn Hoa Đà ( một )[/center:2f4fc8877c]


Truyền thuyết nói rằng, Hoa Đà và Tào THáo hồi thuở ban đầu, hai người chẳng những cùng làng mà còn là bạn học, từng học chung với nhau một quyền sách. CẢ hai đều học hành thông minh giỏi giang ngang ngửa với nhau, và cũng vì thế mà họ kết thành đôi bạn. Sau này lúc hai người sắp xa nhau, Tào Tháo có tặng cho Hoa Đà một bức lụa đề bốn chữ: "Thân như huynh đệ"; Hoa Đà cũng tặng cho Tào Tháo một bức, đề: "Tình đồng thủ túc".

Sau mấy năm, hai người đi theo hai con đường khác nhau. Tào Tháo tráng chí hùng tâm, quyết tâm đứng đầu thiên hạ, thay triều đổi đại, còn Hoa Đà thì theo nghề phò nguy cứu tử, dốc lòng vì bá tánh trừ bệnh. Nhân vì y thuật của Hoa Đà cao siêu, y đức cao thượng, cho nên danh tiếng của ông truyền đi khắp nơi, người cầu ông xem bệnh từ sớm đến tối không dứt.

Một hôm, Hoa Đà nhận được thư của Tào Tháo mời ông đến nhà chơi. Từ sau khi chia tay, hai người không có dịp gặp lại, bấm đầu ngón tay mà tính thì đã mấy năm trời. Nghĩ tình bạn học cũ, Hoa Đà liền viết thư trả lời, và theo thư của Tào Tháo nói, ước định là vào tiết đoan dương mồm năm tháng sau sẽ gặp nhau.

Không ngờ, năm ấy ôn dịch lan tràn, người mắc bệnh rất nhiều. Hoa Đà lo trị bệnh cho bá tánh, nên quên mất đi cái ngày ước hẹn với Tào Tháo. Trong ngày tiết đoan dương, ông cứ bận rộn lo đi hái thuốc chữa bệnh cho bá tánh từ sáng sớm cho tới chiều tối mà cũng không xuể.

Tiết đoan dương qua rồi, trong lòng Tào Tháo thật hết sức không vui. Tào Tháo nghĩ thầm: "Chính anh ta phúc đáp thư hẹn ngày sẽ tới, tại sao anh ta lại lỗi hẹn?" Ông lại nghĩ: "Có lẽ Hoa đà gặp chuyện chi chăng, ta cứ chờ thư anh ta gởi lại hẳn sẽ biết!"

TÀo Tháo thì nghĩ vậy, song Hoa ĐÀ là người hết mình vì mọi người, ông có nh ớ chi tới chuyện của ông đâu. Tiết đoan dương qua rồi, lời hứa với Tào Tháo ông cũng quên bẵng đi, ông mãi bôn ba đi hái thúôc cứu người, và ông cũng không hề viết thư cho Tào Tháo. Tào Tháo chờ mãi mà vẫn không nhận được thư của Hoa ĐÀ, trong lòng lại nghĩ: "Thôi thì nhân tiết trung thu tháng tám cũng sắp tới, mình hẹn với Hoa Đà tới úông rượu ngắm trăng chơi vậy". Do đó, ông lại viết thư hẹn với Hoa ĐÀ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #61
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:0cee559f65]Tào Tháo Ba Lần Hẹn Hoa Đà ( hai )[/center:0cee559f65]


Hoa Đà nhận đựoc thư của Tào Tháo lần thứ hai, ông nghĩ, lần trước không đi được, vậy thì lần này phải đi cho khỏi thất lễ. Do đó, ông liền gởi thư hồi đáp cho Tào Tháo. Thư viết: "Tiết đoan dương kỳ rồi lỗi hẹn, A Man đừng trách nhé; rằm tháng tám này, tôi sẽ đến thăm anh. Quân tử ước hẹn, một lời hứa ngàn vàng".

A Man là tiểu danh của Tào Tháo, Hoa Đà xưng hô thế này là biểu thị tình cảm thắm thiết. Tào Tháo nhận được thư hồi âm của Hoa Đà thì rất vui mừng, bèn lo sắp xếp chuẩn bị trước.

Không ngờ, đêm mười bốn tháng tám lại có một bà sanh khó, Hoa Đà được mời đi hộ sản cứu nạn. Bà sản phụ này đã năm mươi ba tuổi mà mới sanh con so, đau bụng cả hai ngày mà vẫn chưa sanh được. Những bà mụ đỡ đẻ được mới tới ai cũng từ chối, ông chồng không còn cách nào hơn, chỉ biết ngay trong đêm đi rước Hoa Đà. Hoa Đà đến nơi phải giải phẫu bụng mới cứu được cả mẹ lẫn con. Và cũng vì vậy mà Hoa Đà phải thất hứa với Tào Tháo một lần nữa.

Hai lần hẹn, hai lần đều thất tín, Tào Tháo sao hiểu thấu được hoàn cảnh của Hoa Đà? Ông rất giận Hoa Đà, thầm nói: "Một lời hứa ngàn vàng cái gì? Rõ là hắn đùa bỡn với ta. TÀo Mạnh Đức ta há có thể để Hoa Đà mi trêu cợt ư!?"

Tào Tháo quyết lòng cắt đứt tình bạn với Hoa Đà.

Dè đâu, chính trong lúc Tào Tháo giận Hoa Đà đến cực điểm thì Hoa Đà viết thư tới. Trong thư, Hoa Đà thuật lại lý do thất hứa, lại tỏ ý xin lỗi. TÀo Tháo nghĩ: "Hừ! Đã thế thì đến tiết trùng dương này, ta hẹn với ông ta một lần nữa, xem ông ta có tới không!?"

Nghĩ vậy, Tào Tháo lại viết một bức thư cho Hoa Đà, múôn Hoa Đà vào ngày mồng chín tháng chín tiết trùng dương này đến nhà ông thưởn ngoạn hoa cúc.

Nhận được thư hẹn lần thứ ba của Tào THáo, Hoa Đà rất quyết tâm, lần này cho dù thế nào cũng không thể không đến, cho nên ông đếm từng ngày để chụan bị vào ngày mồng chín tháng chín đi thăm bạn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #62
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:72cc106a45]Tào Tháo Ba Lần Hẹn Hoa Đà ( ba )[/center:72cc106a45]


Đúng vào ngày mồng chín tháng chín tiế trùng dương, thu cao khí sảng, trời đẹp trong lành, Hoa Đà ăn cơm sớm xong liền cỡi ngựa lên đường, nghêu ngao nhàn tản thẳng đến nhà TÀo Tháo.

Muốn đến nhà Tào Tháo, Hoa Đà phải đi qua một cánh rừng. Hoa Đà vừa tới con đường nhỏ trong rừng, chợt thấy trên cây cổ thụ bên đường treo tòng teng một xác người. ông thất kinh, hối hả xuống ngựa chạy tới xem, thì ra là một ông lão. Hoa Đà liền vội vàng mở dây đỡ ông lão xuống, sờ vào mũi thấy còn chút hơi thở thỏn mỏn, lại xem qua mạch, mạch vẫn còn nhảy nhẹ, ông vội bóp thúôc cứu tỉnh ông lão này.

Thì ra, con trai ông lão bị bệnh mà lại không tiền chữa trị, ông phải đem đợ đứa con gái cho người ta. Ông mang trăm lạng bạc tiền đợ con đem về, không ngờ trên đường đi qua cánh rừng này lại bị bọn cướp chặn đường lấy ráo. Nhát thời, lão hết biết tính làm sao nên thắt cổ tự vận.

Hoa Đà nói:

- Lão trượng đừng quá đau lòng, nên biết tiền tài là vật ngoại thân, ông mà chết đi há chẳng là lại mất đi một mạng người sao? Trăm lạng bạc thì đâu đáng giá tới ba mạng người. Được rồi, để tôi đưa ông về nhà, rồi trị bệnh cho con ông luôn thể, nhất định giúp ông qua khỏi cơn hoạn nạn này.

Đến nhà ông lão, Hoa Đà thoạt nhìn qua đứa trẻ biết là mắc chứng bệnh vàng da, ông bèn kê toa, lấy năm lạng bạc tặng cho lão để lão đi bổ thuốc. ông lão cảm kích đến sa nước mắt, và quì xuống lạy Hoa Đà ba lạy.

Hoa Đà từ biệt ông lão, cỡi ngựa thẳng tới nhà Tào Tháo. Nhưng lúc ấy thì mặt trời đã lặn khỏi núi tây, bóng đêm bao trùm. Tào Tháo rất không vui, nói:

- Nguyên Hóa huynh, trời tối mịt rồi mới tới đây, phải chăng lại là vì người bệnh nữa?

- A Man đoán dúngd dấy!

TÀo Tháo cười gằn:

- Tình bạn nhẹ hơn tình con bệnh ư?

Hoa Đà nói:

- Ba lần hẹn ước đều sai, Nguyên Hán tôi cảm thấy hổ thẹn vô cùng.

TÀo THáo nhạt phèo nói:

- Ban đêm không thưởng thức cúc được, cũng như tay chân không thể dùng được, sao có thể cộng đồ đại sự? Hết rồi, xem ra người xưa nói rất đúng. kết giao với bạn bè mà lời không giữ. Người mà không giữ lời, không phải quân tử vậy!

Hoa Đà thấy Tào Tháo nói vậy, liền đứng lên cáo từ. Tào Tháo cũng không cầm giữ lại, chỉ đem bức họa có bốn chữ "Tình đồng thủ túc" mà Hoa Đà tặng, trả lại cho Hoa ĐÀ. Hoa Đà tiếp lấy và mở ra xem, ông không nói một lời, liền ngay trong đêm cỡi ngựa về nhà. Khi vô tới nhà, trước hết ông mở tủ tìm lấy bức lụa có bốn chữ "Thân như huynh đệ" của Tào Tháo, bỏ vô ngọn lửa thiêu rụi, kể như tình bạn bè đã tuyệt. Và từ đó hai người chẳng hề gặp lại nhau nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-10-2002   #63
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.311
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:fd54dc059f]Anh Em Gia Cát Làm Quản Gia (một)[/center:fd54dc059f]


Truyền thuyết nói rằng, sau khi mẹ Gia CÁt Lượng qua đời, Gia CÁt Lượng và người anh Gia CÁt CẨn, người em Gia CÁt Quân đều theo nghề nông. BA anh em đang tuổi thanh thiếu niên, người nào cũng tràn đầy nhiệt huyết, gặp chuyện chi cũng đều chủ trương tự giải quyêt, không ai chịu phụ ai, có khi ba anh em tranh biện một chuyện cả nửa ngày mà chẳng ai chịu ai cả.

Một hôm, Gia Cát Lượng đề nghị với người anh và người em:

- Lời tục nói: nhà có ngàn mịêng, chủ sự một người. Anh em chsung ta sống chung với nhau, cũng nên đề cử một người quản gia mới được.

Lão đại và tiểu tam đều đồng ý. Nhưng,a i sẽ làm quản gia đây? Ba người lại tranh cả nửa ngày, cuối cùng họ quyết định: ba anh em luân phiên làm quản gia, mỗi người làm thử một năm, nếu ai quản gia giỏi thì để người ấy làm chủ nhà vậy.

Năm đầu, lão đại làm quản gia. Gia Cát Cẩn chạy đến thỉnh giáo cụ Trương, hỏi: "Làm sao có thể sống qua ngày?"

Cụ Trương bảo:

- Nếu muốn no cơm ấm áo thì phải ra sức làm việc; nếu muốn khỏi đói thì những lúc giàu sang nên nghĩ tới khi nghèo khó.

Gia Cát Cẩn khắc ghi hai câu nói này, bèn trở về bảo hai em ra sức làm việc. Nói về vấn đề ruộng rẫy, Gia Cát Cẩn đâu có ngaij gì, còn nói về tiết kiệm thì con nhà nghèo có sợ chi đói khô? Ngày ba bữa, chỉ đạm bạc cháo rau mà thôi. Do đó anh em ngày càng gầy ốm xanh xương. Đến ngày thu hoạch lúa thì tiểu tam ngả bệnh; hôm sau lại đến lão nhị nằm liệt giường, lão đại rối rắm bận lo cho hai em. Ba mẫu ruộng cắt chưa được một mẫu thì chính ông cũng đã mệt nhoài, hết làm nổi. Mắt thấy lúa chín rụng hư nhiều mà lòng sốt ruột, bất ngờ trời lại vần vũ, tiếp đó sấm chớp liên hồi và trời đổ mưa. Lúa đã tới miệng bây giờ để rụng trôi theo dòng nước. ba anh em đau xót đến phải sa nước mắt. Rồi tiếp nối vụ hè thu, mùa màng thất bất. Đến cuối năm, không cần đợi lão nhị, tiểu tam mở lời, lão đại bèn tự động rút lui.

Năm sau, tiểu tam làm quản gia. Gia CÁt QUân chạy đến cầu cứu Bà Vương, hỏi: "Làm sao có thể sống qua ngày?"

Bà Vương bảo:

- Trong nhà có cơm ngon, việc ngoài đồn gkhỏi phải sợ!

Tiểu tam thoạt nghe, liền vỗ tay nói:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Hồi năm ngoái đại ca tôi làm quản gia đã để cho mọi người đói khát, năm nay, tôi quyết sẽ không để cho ai đói khát nữa!

Gia CÁt Quân lập tức trở về nhà, nói với hai người anh: "Sống phải làm việc, nhưng cơm canh cần phải cho ngon, có gạo ăn gạo, có mì ăn mì". Hai người anh khuyên em nên tiết kiệm một chút, song nói đã cạn lời và năn nỉ hết mức mà tiểu tam vẫn không thay đổi chủ ý. Ba anh em cật lực làm việc một năm, lương thực thu hoạch đâu phải ít, có điều vì ăn quá mức nên rốt cuộc đến cuối năm, bồ chẳng còn lấy một hột thóc. Đến ngày ba mươi tháng chạy, Gia Cát Quân cũng chỉ còn cách "giao ấn" từ chức.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09747 seconds with 15 queries