Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-11-2004   #55
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.065
Tiểu Siêu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Cơ Băng Nhạn
Hơ hơ ,thế còn cái "Nam Xương Thiếu Phụ" trích trong Liêu Trai Chí Dị kia thì là thơ hay là nhạc ý chị Siêu
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Câu "Chong đèn, hẹn sẽ đêm đêm đợi chờ", được trích ra từ điển tích "Người Thiếu Phụ Nam Xương".
Em Cơ chẳng chịu đọc kỹ gì cả... Chán em quá đi lần sau chừa nhé !
Tiểu Siêu



Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-11-2004   #56
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.490
Lý Thám Hoa đang offline
 
Năm 2000 tôi có dịp đi thăm ngôi miếu của bà (thiếu phụ Nam Xương) tại Phủ Lý, cạnh dòng sông gì đó quên tên rồi. Ở đây, ngoài câu chuyện thê lương mà ai cũng biết thì tôi còn được nghe thêm 4 câu thơ. Theo dân địa phương kể lại, mỗi khi đứa con khóc đòi bố thì người mẹ lại ru con bằng 4 câu này :
À ơi con ngủ cho ngoan
Cho yên lòng mẹ, cho tan nỗi niềm
Cha đi bình định giặc Chiêm
Ngày nơi hung hiểm, nửa đêm mới về


Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Cơ Băng Nhạn
Hơ hơ ,thế còn cái "Nam Xương Thiếu Phụ" trích trong Liêu Trai Chí Dị...
Bồ Tùng Linh và Liêu Trai Truyện thì có liên quan gì đến bà Vũ Thị Thiết huyện Nam Xương, Phủ Lý - Hà Nam?

Ngoài problem về hiểu và hấp thụ nội dung, cậu Cơ còn gặp thêm vấn đề về sắp xếp dữ kiện. Khổ thân ! Đừng làm việc quá sức mình nữa em ạ.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2004   #57
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.165
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Thôi các huynh đệ có một bài thơ trong "Nam Xương thiếu phụ truyện" trích trong "Tuyền Kỳ Mạn Lục" của Nguyễn Dữ thôi mà gay gắt quá vậy.
Tại hạ thơ trong "Truyền kỳ mạn lục" không phải là loại dở nhưng cũng chưa cập được đến mức đọ tinh của thi ca. Mà cái hay trong tác phẩm này chỉ là sự đột phá về mặt truyện và nghệ thuật kể truyện thôi.( Mà vấn đề này đừng nên nói nhiều kẻo lại nhầm chủ đề).
Còn Bồ Tùng Linh là tác giả của "Liêu trai chí dị" thì còn phải bàn cĩ gì nữa.


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2004   #58
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.490
Lý Thám Hoa đang offline
 
Là sao ?
.................................................. ..............................


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-12-2004   #59
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.065
Tiểu Siêu đang offline
 
Là cái đầu người ta ko đọc, đọc khúc giữa... một cách vắn tắt, tóm cái đuôi một cách vội vàng nên mới ra cái nông nỗi đó, Lý huynh ạ.
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-01-2005   #60
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.165
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Thôi tại hạ xin mời các huynh đệ đến với một bài thơ mà không phải là tiễn biệt nhưng nó lại là một sự chia cắt đau đớn, một cái đau ngã ngửa mà con người đã phải chấp nhận nó trong những hoàn cảnh như thế. Bài thơ mà tại hạ muốn giới thiệu là bài thơ của PGS.TSKH N.H.K trường ĐH khoa học Xã hội và Nhân văn:
"Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
Té ra cũng có một thời,
Tôi ngu ngơ bước trong lời du xưa."
Bài thơ này ra đời trong một hoàn cảnh theo tại hạ được biết là vô cùng đau khổ. Đó chính là sự ra đi của người vợ thân yêu của tác giả, và tác giả đã quá đau đớn trước cái sự thực ấy. Tại sao lại có chuyện đó xảy ra? Rất đơn giản chỉ vì tác giả không có được một phong đọ bề ngoài giống những người khác. Tác giả hoàn toàn dành thời gian cho khoa học và giảng dậy. Một con người với tấm lòng của một nhà khoa học chân chính, môt tấm gương sáng trong nghành giáo dục. Nhưng hạnh phúc lại không đơn giản ở lại với tác giả.
Khi người ấy ra đi tác giả mới chợt nhận ra rằng không phải như người xưa nói, không phải tình yêu có thể làm nên mọi điều kỳ diệu. Lúc đó tác giả mới "té ra", một cái ngã ngửa đau đớn của cuộc đời. Không lời nói người xưa chỉ như là một kỷ niệm đẹp cho thế hệ về sau thôi chứ khó có thể làm kim chỉ nam cho con người mọi thời đại được.
Bài thơ tuy không phải là tiễn biệt nhưng lại là một sự chia ly đau đớn. Mong các huynh đài cho thêm ý kiến chỉ giáo.


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-01-2005   #61
Ảnh thế thân của Tiểu Siêu
Tiểu Siêu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 24-12-2002
Bài viết: 1.225
Điểm: 612
L$B: 5.065
Tiểu Siêu đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Giolanhdaumua_126
"Chồng em áo rách em thương,
Chồng người áo gấm sông hương mặc người.
Té ra cũng có một thời,
Tôi ngu ngơ bước trong lời du xưa."
x chứ ko phải s (với câu 2), là r chứ ko phải d (với câu 4).
Xin lỗi bạn GLDM, nói ra có vẻ hơi vô lễ và quá đáng (đối với phần nội dung bài mà bạn viết) nhưng tôi cảm thấy cái phần thêm thắt của vị giáo sư nọ hơi... vô duyên. Thẳng thắn mà nói, phần thêm của 2 câu thơ sau hoàn toàn trật rìa ra với phần của hai câu gốc, ko ăn nhập gì. Và dường như nó lại càng có vẻ vô duyên hơn khi đọc phần chú thích về hoàn cảnh ra đời của nó.
Thật ra mà nói, cái "té ra" ấy của vị giáo sư kia (?!) cũng chẳng phải khám phá gì cao cả về cách sử dụng từ, chẳng qua cũng chỉ là dùng lại của người khác mà thôi.
Nói chung là dù tôi đã đọc hoàn cảnh ra đời của nó, nhưng tôi ko thể cảm nổi cái vị đau đớn toát ra từ cái khổ thơ trích dẫn của bạn . Đó là tôi nói về cảm nhận riêng của cá nhân, còn với bạn hay với người khác... thì tôi ko dám đề cập. Nhưng nếu 4 câu trên mà có thể gọi là đau đớn, là tiễn biệt là đau thương etc... thì ko biết những bài thơ (ví dụ gần nhất) của trào lưu thơ mới có thể gọi là gì nhỉ?
Tiểu Siêu


Chữ ký của Tiểu Siêu
Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung

Tài sản của Tiểu Siêu
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-01-2005   #62
Ảnh thế thân của Giolanhdaumua_126
Giolanhdaumua_126
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 25-12-2004
Bài viết: 182
Điểm: 136
L$B: 13.165
Giolanhdaumua_126 đang offline
 
Về cách sử dụng từ ngữ thì tại hạ không dám nói là tác giả đã sử dụng từ ngữ thật là đắt nhưng nếu như Siêu đã nói là hai câu thơ đầu và hai câu thơ sau không có liên hệ gì vời nhau trong khổ thơ của tác gải (Gồm 4 câu) thì có lẽ là chúng ta cần phải xem lại cách cảm của tại hạ lẫn của Siêu.
Thực sự ra theo tại hạ đây ( một người dám khẳng định là đi sau Siêu về mọi vấn đề), nhưng vấn đề này thì có lẽ Siêu nên đọc thêm qua ý kiến của tại hạ. Trong khổ thơ trên không phải là không có sự liên hệ với nhau là theo tại hạ nó còn là một sự liên hệ rất mật thiết. Bởi các lẽ sau:
1. Hai câu đầu là lấy trong cao dao là hiển nhiên ai cũng biết. Nhưng hai câu sau là phần sáng tạo của tác giả. Và sự liên hệ ở đây là: Tác giả đã dùng cao dao để nói lên cái tinh thần "xưa" của câu nói :" Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người" ( Đã tiếp thu về lỗi chính tả của Siêu chỉ giáo). Cái "xưa " ở đây có lẽ là Siêu cũng không phủ nhân bởi câu ca này theo Nhà nghiên cứu Folklore N. H . V thì đã có từ khoảng thế kỷ XVI. Như vậy thì cũng có thể là nói "xưa". Nếu như không có cứ liệu đó thì ta cũng có thể nói rằng câu nói đó mang tính "xưa" vì văn học dân gian sẽ không ai xác định được hoàn cảnh ra đời cũng như nên đại thực sự của nó. Và thông qua cái "xưa" ấy mà tác giả đã nói lên một điều rằng cái "xưa" nói không phải bao giờ cũng hoàn toàn là đúng.
2. Qua cái "xưa" mà mới thể hiện được cái "nay" khác cái "xưa" như thế nào?. Và thực sự cái điều "đau" ở đây là cái mà tác giả đã nhầm tưởng cái "xưa" và cái "nay" mà không thể phân biệt ra nổi. Khi tác giả đã biết cái "xưa" nó có ý nghĩa với một thời mà thôi, và cái "nay" mới thực sự là cái dùng được trong thời đại mà tác giả đang sinh sống.
3. Khi tác giả biết được cái "xưa" hoàn toàn khác cái "nay" như thế thì tác giả đã quá muôn màng. Cái sự muộng màng ấy lắng đọng trong tâm thức cảu tác giả mà không thể nào được giải quyết trước đó. Và đến khi tác giả biết được để muốn khắc phục cái nhược điểm của mình đã qú ư u mê trong những lời khuyên, lẽ sống của người xưa thì không còn kịp để cứu vớt một hạnh phúc dù chỉ là của một gia đình cá thể mà thôi. Như vậy tác giả mới thấy, hay nói đúng hơn là cái chợt thấy của mình đã là vô nghĩa khi đã quá muộn.
Như vậy tại hạ chỉ mới tìm ra được 3 điều đó ( Tất nhiên là chỉ theo như thển kiển của tại hạ mà thôi) thì đã thấy được sự ăn khớp không dám nói là đỉnh của phong trào thơ mới đã được khới sướng từ những năm 30 của thế kỷ 20 thuộc thiên niên kỷ trước. (Và có lẽ theo tại hạ thấy hiện tại đang có một phong trào phục cổ trong thơ ca chăng?).
Cái cổ hoà với cái kim theo tại hạ đó cũng là một thi pháp khá độc đáo. Cái cổ làm nền cho sự tồn tại cảu cai Kim. Như vậy không hợp lý sao?
Tất nhiên cao kiến của Siêu nêu ra có rất nhiều điều mà tại hạ có thể học hỏi được. Nhưng có một thỉnh cầu là mong Siêu giải thích giúp những thắc mắc trên để tại hạ được có thêm hiểu biết.
Xin cảm ơn!


Chữ ký của Giolanhdaumua_126
Lương Sơn một cảnh sắc trời in,
Bờ lau muôn vẻ rộn xuân về.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-01-2005   #63
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.371
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
1. Hai câu đầu là lấy trong cao dao là hiển nhiên ai cũng biết. Nhưng hai câu sau là phần sáng tạo của tác giả. Và sự liên hệ ở đây là: Tác giả đã dùng cao dao để nói lên cái tinh thần "xưa" của câu nói :" Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm xông hương mặc người" ( Đã tiếp thu về lỗi chính tả của tiếu bối ). Cái "xưa " ở đây có lẽ là Siêu cũng không phủ nhân bởi câu ca này theo Nhà nghiên cứu Folklore N. H . V thì câu ca này đã có từ khoảng thế kỷ XVI. Như vậy thì cũng có thể là noi "xưa". Nếu như không có cứ liệu đó thì ta cũng có thể nói rằng câu nói đó mang tính "xưa" vì văn học dân gian sẽ không ai xác định được hoàn cảnh ra đời cũng như nên đại thực sự của nó. Và thông qua cái "xưa"ấy mà tác giả đã nói lên một điều rằng cái "xưa" nói không phải bao giờ cũng hoàn toàn là đúng.
Là sao ? Không hiểu lắm ? Bây giờ chúng ta không nói đến cái tính xác thực hoàn cảnh ra đời của hai câu ca dao này , mà QA chỉ thắc mắc là hai câu ca dao xưa này tại sao lại được tác giả phán một câu là " cái xưa này không phải bao giờ cũng hoàn toàn đúng " , tại sao mà có người phán một câu xanh lè thế ? Ca dao là cái tinh tuý của ý nghĩa ví von được trau chuốt khi dụng từ làm thành những câu lưu truyền từ đời này sang đời khác , được truyền khẩu từ cửa miệng của mọi tầng lớp dân chúng . Anh có thể hiểu ý sai của câu ca dao chứ nguyên thuỷ ý nghĩa của ca dao nó không hề sai , QA không hiểu cái người lấy ra hai câu ca dao này chỉ là để nói lên một điều là cái thuỷ cái chung trong hai câu ca dao đầu này là không đúng ư ? he he khó hiểu quá , và lại vô căn cứ quá .

Trích dẫn:
. Qua cái "xưa" mà mới thể hiện được cái "nay"khác cái "xưa" như thế nào?. Và thực sự cái điều đau ở đây là cái mà tác giả đã nhầm tưởng cái "xưa" và cái "nay" mà không thể phân biệt ra nổi. Khi tác giả đã biết cái "xưa" nó có ý nghĩa với một thời mà thôi, và cái "nay" mới thực sự là cái dùng được trong thời đại mà tác giả đang sinh sống.
Cái điều đau ở đây không phải là tác giả đã lầm lẫn với cái xưa và cái nay , cũng không phải là ông ta ngu ngốc không phân biệt ra nổi , mà là buồn cười khi ông ta đi ví von câu ca dao xưa đem vào làm bài toán cộng trừ nhân chia cho cuộc đời hiện tại . Ai dám khẳng định lên tiếng hùng hồn là cái nghĩa xưa kia chỉ sống có một thời ? Khi ông ta gặp thất bại trong tình trường , ông ta đã có suy nghĩ như thế thì chỉ là những suy nghĩ và quan niệm riêng của ông ta mà thôi . Cuộc đời ông ta đang sống , khổ đau của hiện tại thì là cái giá phải trả vốn có của cuộc đời này nên mới được tóm tắt trong những từ " hỷ , nộ , ái , ố " , ông ta chỉ có thể mượn hai câu ca dao để làm lời than oán , mỉa mai tình đời cho riêng mình thôi , chứ câu ca dao xưa này dính dáng chi tới cuộc đời nay của ông ta đây ? Mà phán đúng hay không đúng.

Trích dẫn:
Khi tác giả biết được cái "xưa" hoàn toàn khác cái "nay" như thế thì tác giả đã quá muôn màng. Cái sự muộng màng ấy lắng đọng trong tâm thức cảu tác giả mà không thể nào được giải quyết trước đó. Và đến khi tác giả biết được để muốn khắc phục cái nhược điểm của mình đã qú ư u mê trong những lời khuyên, lẽ sống của người xưa thì không còn kịp để cứu vớt một hạnh phúc dù chỉ là của một gia đình cá thể mà thôi. Như vậy tác giả mới thấy, hay nói đúng hơn là cái chợt thấy của mình đã là vô nghĩa khi đã quá muộn.
[/i]Ý của bạn về đoạn này có phải muốn nhắc tới hai câu thơ cuối không ?
Té ra cũng có một thời
Tôi ngu ngơ bước trong lời ru xưa

[i]Cái này lại buồn cười chỉ bởi vì cái câu ca dao xưa này mà tác giả chợt nhận ra mình đã u mê vì quá tin tưởng vào nó hả ? Sao cái này QA đọc xong có cảm giác cái ông này giống như là đang ăn vạ vậy , khi đỗ vỡ hạnh phúc rồi lại thấy mình đi tin lầm vào những lời tốt đẹp của cái câu ca dao xưa kia . Hạnh phúc là của ông ta , là của riêng ông ta , cái hạnh phúc này nó đến hay đến một lúc nào nó bỏ đi , cũng là của riêng ông ta . Sự muộn màng ở đây không phải là đã tin lầm vào cái xưa mang ý nghĩa lời khuyên , lẽ sống mà là cái muộn màng khi ông ta đã không biết bảo vệ cái hạnh phúc đã bị trôi xa đó của ông ta mà thôi . QA thật không hiểu bốn câu này đúng ra nó không có ăn nhập gì với nhau hết , nếu chỉ nhìn thoáng qua và bình luận một cách nhanh lẹ thì chỉ đơn giản rằng , đó là một người đang oán trách cái dại của mình khi tin lầm vào cái điều gì đó chứ cũng chả có gì gọi là cung oán cả . Đã vậy còn tự nhiên đi mượn câu ca dao làm thành lời trách móc đã là không phải rồi , mà lại còn phán là câu ca dao xưa này chưa hẳn là đúng và với cái nay đối với ông ta chỉ còn lại là điều vô nghĩa nữa thì thật là bó tay .


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07345 seconds with 14 queries