Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-02-2003   #55
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:358537a767]54. Tại Sao động Tác Của TCQ Lại Ði Theo Ðường Tròn Hoặc đường cung (Viên Hình hoặc Hồ Hình) ? Trên Phương Diện Sinh Lý Và Kỹ Thuật Chiến Ðấu , Sự Di Chuyển Ấy Có Ý Nghĩa Gí ?[/center:358537a767]
Trong TCQ động tác của hai tay luôn luôn là động tác của đường tròn hoặc đường cung , có thể là đường tròn nhỏ , đường tròn lớn , đường ellipse và đường bán nguyệt (tiểu viên , đại viên , thỏa viên , và bán viên) , cho nên có người từng gọi TCQ là "vận động tròn" (viên vận động) và sự mệnh danh này có lý do của nó . Loại động tác này rõ ràng khác hẳn loại động tác trực xuất trực nhập của Thiếu Lâm quyền . Kết cấu quyền thuật tương đối phức tạp , đa dạng , tư thức đẹp đẻ và đầy quyến rũ . Các điểm ưu mỹ này là kết quả của một sự diễn tiến liên tục .

Trong quá khứ , đã có người xử dụng Bát Quái , Ngủ Hành của Thái Cực Ðồ cùng với quan niệm tương sinh tương khắc , hoàn toàn tương nhiều của Thái Cực Ðồ , mà giải thích động tác đường tròn , đường cung của TCQ . Lời biện giải này là hư hoặc , không tin vào đâu được . Ở đây chúng ta hãy căn cứ vào sinh lý học và thực dụng chiến đấu mà xem xét vấn đề .

Trên mặt sinh lý học mà nói , các quan tiết của thân thể như vai , chỏ , cổ tay , háng , đầu gối đều có dáng tròn , giống như trục cửa . Dạng kết cấu này của quan tiết làm cho thân thể hoạt động linh hoạt . Hoạt động của thân thể vốn rất phức tạp , nhiều loại nhiều dạng , nhưng hoạt động tròn là tự nhiên nhất . Ví dụ nếu ta lấy vai làm tâm đường tròn , cánh tay duỗi thẳng làm bán kính , ta được một đường tròn lớn , và động tác tạo đường tròn này rất là tự nhiên , vì nó phù hợp với cấu trúc tròn của quan tiết , Thân thể ngoài các quan tiết tương đối lớn ở tứ chi , còn có nhiều quan tiết nhỏ hơn trên cột xương sống ; các quan tiết nhỏ này nhờ sự vận động đường tròn , đường cung mới có cơ hội hoạt động đều khắp và phát triển đều đặn . Vận động tròn cũng làm rất nhiều cơ được dịp hoạt động . Ví dụ như trong các động tác Vân thủ , Ðảo niệm hầu , Dã mã phân tông , gần như khối thịt nào cũng hoạt động cả .

Ngoài ra , sự biến hóa của động tác đường tròn tương đối phức tạp đa dạng , và như vậy có tác dụng rất tốt đối với sự huấn luyện trung khu thần kinh và sự đìều tiết cơ năng của các khí quan dưới ảnh hưởng của hệ thần kinh .

Trên mặt chiến đấu mà xét thì sự biến chuyển linh hoạt , bất trệ bất sáp , biến hóa vạn đoan , dễ dàng hóa giải lực của đối phương mà trả lại cho đối phương , các tính chất này của động tác đường tròn rất hợp với nguyên lý của lực học . Lúc luyện thôi thủ tức là áp dụng các nguyên lý về đòn bẩy , trục , phân lực , hợp lực và di động trọng tâm , cho nên chỉ cần lực nhỏ mà có thể thắng lực lớn . Trong TCQ luận có nói : "sát tứ tượng bát thiên cân chi cú,hiển phi lực thắng" , chính là đề cập đến kết quả của sự áp dụng các nguyên lý trên .

Ngoài ra động tác đường tròn , chỉ cần thân chuyển khác đi một chút là có thể biến thành động tác chiêu pháp khác , cho nên lúc dụng chiêu mới không hay bị dẫn tiến lạc không và lúc phá chiêu cũng dễ phòng thủ . Tập thôi thủ tới một trình độ nhất định nào đó thì có thể hóa hiểm thành suông , biến nguy thành an , chuyển bị động sang chủ động , là nhờ ở các quan tiết năng vận dụng động tác đường tròn .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #56
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:ad305e026b]55. Lúc Luyện Tập TCQ , Một Vài Bộ Phận Thân Thể Nào Ðó Bị Run Run Là Vì sao ? Làm Thế Nào Khắc Phục ?[/center:ad305e026b]
Lúc luyện tập TCQ , khi thực hiện một số động tác xoay tròn (Vân thủ , Cao thám mã) hoặc những động tác tương đối tốn sức (Kim kê độc lập , Tả hữu phân cước) thường xảy ra hiện tượng run run . Nếu nhẹ thì tình trạng này chỉ xuất hiện tạm thời ở một vài động tác nhất định ; nếu nặng thì thường là xuất hiện ở đa số các động tác mà không thể ngăn lại được , tạo thành một gánh nặng tinh thần .

Vì sao lại bị run ? Vì chưa viên hoạt khinh linh , lúc vận động không buông lỏng cơ nhục . Người mới học dễ bị lổi này nhất . Cũng có người lúc bình thường đi quyền khá khinh linh viên hoạt , không căng thẳng , không hề bị run , nhưng khi đi quyền để tranh đua hơn kém thì tinh thần trở nên căng thẳng đến độ phát run , Cũng có người vì không được chỉ dạy đàng hoàng mà cho rằng sự run run là một điều tốt , là tình trạng "khí đun đẩy" phải có một trình độ công phu nào đó mới có được . Nhận lầm như thế cho nên cứ truy cầu sự run run , lâu ngày thành thói quen rất khó sửa đổi .

Chúng ta cần phải biết rằng , phát run không phải là hiện tượng dũng , không phải là dấu hiệu của sự phát triển công phu , mà là dấu hiệu của sự tẩu hỏa nhập ma .

Sự run rẩy làm ảnh hưởng đến vẽ mỹ quan của tư thức , sự chính xác của động tác , và khi đến mức độ nghiêm trọng là thành thói quen tật rồi thì lúc cầm bút , nắm đồ vật , dơ tay dơ chân cũng run run , thì đây là điều tai hại vô cùng .

Làm thế nào ngăn ngừa và chấm dứt hiện tượng này ? Ngay lúc mới học phải giử tinh thần cho được trầm tĩnh , cơ nhục buông lỏng , tuyệt không căng thẳng ; sự co duỗi của tay , sự biến hóa của chiêu thức rất mực tự nhiên . Nên học một cách tiệm tiến , chớ có gấp rút . Theo cách tập nầy sẽ ngăn ngừa một cách dễ dàng cái hiện tượng run rẩy . Nếu như đã mắc thói quen run rẩy rồi thì lại càng phải tập trung tinh thần mà sửa chửa , đi lại từ đầu như mới học , thì dần dà mới dứt điểm được thói xấu ấy .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #57
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:6d883fca57]56. Thái Cực Quyền Và Khí Công Có Khác Nhau Không ? Hai Môn Này Có Bổ Túc Cho Nhau không ?[/center:6d883fca57]
TCQ không phải khí công mà là quyền thuật . Có người dựa vào yêu cầu "tâm tĩnh" và "động tác và hô hấp kết hợp với nhau" mà bảo rằng TCQ là một hình thức của khí công . Nhận định này sai . TCQ chủ yếu là một loại vận động nhằm rèn luyện thân thể . TCQ và Thiếu Lâm quyền cùng thuộc vào loại vận động thể dục . TCQ và khí công khác nhau . Các điểm khác nhau là :

1. TCQ lấy "động" làm chủ , là một bài quyền được tạo thành bởi nhiều tư thế ưu mỹ . Khí công thì lấy "tĩnh" làm chủ . Tuy có biện biệt thành tọa công , trạm công , và ngọa công , nhưng lúc vận dụng , bất kỳ hình thức khí công nào cũng đều nhằm yêu cầu "nhập tĩnh" .

2. Lúc luyện tập , TCQ yêu cầu "tinh thần nội liễm" , "tư tưởng tập trung" là biểu hiệu của "động trung cầu tĩnh" . Lúc luyện khí công , hô hấp kéo dài và dưới ảnh hưởng của sự hô hấp mà sự tuần hoàn của máu được xúc tiến , tác dụng chuyển hóa tăng nhanh . Như lúc luyện tĩnh tọa , bề ngoài trông thấy rất an tĩnh nhưng trong thân thể là cả một hòa điệu của sự hoạt động sinh lý . Khí công biểu hiệu cho "tĩnh trung cầu động" .

3. Lúc tập TCQ , động tác và sự hô hấp kết hợp với nhau một cách tự nhiên . Sự co , duỗi , lớn , nhỏ của động tác TCQ ảnh hưởng đến không khí trao đổi trong lúc vận động , làm cho dung lượng khí trao đổi tương ứng với động tác không bằng nhau .

Còn phương thức hô hấp của khí công , tuy có chia ra thành thuận hô hấp , nghịch hô hấp và hô hấp tự nhiên . Nhưng bất luận dùng phương pháp nào thì cũng đều là sự hô hấp có quy luật , đòi hỏi phải đều đặn , khó kết hợp với động tác .

4. TCQ có ba loại tác dụng : kiện thân , khước bệnh ,và kỹ k...(là chiến đấu) , trong khi đó khí công chỉ có hai tác dụng đầu . Về phương diện trị liệu các bệnh mạn tính như sưng dạ dày , xệ dạ dày , huyết áp cao , khí công có hiệu quả hơn , cho nên mới được mệnh danh là "khí công liệu pháp" , trong khi đó TCQ chỉ được gọi là "y liệu thể dục" .

TCQ và khí công đều có giá trị y liệu và kiện thân , cho nên có thể đồng thời luyện chúng để lấy sở trường của cả hai . Luyện khí công (như tĩnh tọa chẳng hạn) , tuy có thể thông qua sự hô hấp theo cách thức nhất định là cho máu tuần hoàn nhậm lẹ và tác dụng chuyển hóa trong cơ thể xảy ra mau chóng , nhưng thân thể vốn dĩ thiếu hoạt động , nên không thể rèn luyện gân cốt bắp thịt . Ðể bù vào khuyết điểm này , người tập khí công có thể tập TCQ để các bộ phận cơ thể có cơ hội hoạt động . Những người bệnh đang dùng khí công liệu pháp để điều trị mà tập thêm TCQ là tốt nhất , bởi vì trên phương diện y liệu thể dục thì những người ấy đâu còn thích hợp với các loại vận động kịch liệt nữa . Thật vậy , lấy TCQ làm loại vận động phụ trợ cho khí công liệu pháp để điều trị người bệnh thì hiệu quả rất tốt , làm giảm rất nhanh quá trình điều trị . Ðối lại , tình trạng "tâm tĩnh" củ lúc luyện TCQ có tác dụng ức chế đối với vỏ đại não không mạnh bằng lúc luyện khí công . Ðối với các bệnh mạn tính , dùng khí công điều trị thì có kết quả nhanh hơn .

Vì vậy , người có bệnh mạn tính nên luyện khí công làm chính , và luyện TCQ để phụ trợ thì kết quả rất tốt . Người mạnh khõe , nhất là người lao động trí óc và người già cũng nên kiêm luyện hai môn này , ích lợi vô cùng .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #58
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:86aed7478d]57. Sự Tập Luyện TCQ Có Giúp Ta Rèn Luyện Bắp Thịt không ? Nhất Là Bắp Thịt Bụng ? Bụng Nở To Và Sự Luyện Tập TCQ Có Quan Hệ Gì Không ?[/center:86aed7478d]
Chúng ta đã biết môn vận động TCQ là một bài quyền được tạo thành bởi nhiều động tác Phủ , Ngưỡng , Khúc , Thân (Cúi , ngữa , co , duỗi) . Ði xong một bài quyền thì toàn thân phát nhiệt . Ðiều này chứng minh rằng đi một bài quyền TCQ là thực hiện một lượng vận động nhất định .

Nếu so sánh với các môn đấu vật , cử tạ , và các môn thể thao khác , lượng vận động của TCQ tương đối kém hơn . Các môn vận động trên , bằng các hoạt động kỹ xảo , có thể rèn luyện bắp thịt làm thân hình nở nang , đẹp mắt .

TCQ thì "khó tính" , bắt phải dùng ý chớ không được dùng sức , lấy "tâm , ý , thần ,khí" chi phối sự thực hiện toàn bộ động tác bài quyền . Không lấy việc nở nang bắp thịt , khõe như trâu làm mục đích , mà mục đích là khước trừ tật bệnh . Do đó TCQ không làm cho thân hình có những bắp thịt cuồn cuộn rắn chắt đẹp mắt . Nhưng điều này thật ra không cần phải nói , ở những người tập TCQ , có khuynh hướng mập ra , bụng cũng có khuynh hướng nở ra . Vấn đề một người nào đó mập ra , theo đó bụng cũng nở ra , là do nhiều nhân tố , như điều kiện sinh hoạt cao hay thấp , sự sinh hoạt có điều độ mực thước hay không , tâm tính có thoải mái hay không ; nhưng nhiều người dù có đũ các điều kiện này cũng không nhất định trở nên mập mạp béo tốt , Tóm lại , chúng ta không nên lấy việc làm thân thể trở nên mập mạp là kết quả duy nhất của TCQ . Ở đây cần nói rõ một điều là có nhiều người yêu TCQ , không hiểu "khí trầm đan điền" là tác dụng chi phối của ý thức , tức là lúc hít hơi vào thì từ từ hít vào một cách có ý thức giống như là rót vào đan điền , mà lại hiểu "khí trầm đan điền" là "tận lượng thâu sức" (hết sức hóp bụng) , rồi khi tập luyện lâu ngày , bụng sẽ nở to ra , tập như vậy là sai , như đã nói trên , đạt cái không phải là mục đích của nó . Như vậy , muốn có một thân thể đẹp mà khõe nữa thì trừ TCQ ra , ta có thể tập thêm một môn vận động tương đối tốn sức và thiên về phát triển bắp thịt .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #59
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:ace94532f1]58. "Liễm Ðồn" Và "Ðiệu Ðáng" Là Gì ? Trong TCQ Chúng Có Ý Nghĩa Gì ?[/center:ace94532f1]
Liễm đồn còn gọi là thủy đồn hoặc hộ đồn . Liễm đồn là một tư thế theo đó bất kỳ một động táp nào mà người trầm xuống ta đều giử cho mông tự nhiên buông xuống (tự nhiên hạ thùy) , chứ không chống ra sau .

Ðiệu Ðáng còn được gọi là điếu đang là một tình trạng cơ thể , đó là lúc luyện quyền ta làm cho cơ nhục gần giang môn (hậu môn) nhè nhẹ đưa lên ( tức là nhíu hậu môn) .

Việc liễm đồn trong lúc luyện quyền là nhất trí với yêu cầu "vĩ lư trung chính" và "đỉnh đầu huyền" . Trên mặt sinh lý , liễm dồn có hai ý nghĩa :

-Giử được trạng thái tự nhiên của thân thể , làm cho thân thể nẩy nở tự nhiên .

-Tiện cho khí trầm đan điền , khí huyết hoán thông .

Trên mặt kỹ kích , cũng có hai ý nghĩa :

-Liễm đồn thì dáng mới tròn , toàn thân mới hợp thành chỉnh kính (kính hoàn chỉnh không dứt) , động tác của hạ chi mới có thể khinh linh vô trệ , tiến thoái na di (dời đổi) mới mau mắn trơn tru .

-Ðộng tác TCQ lấy eo làm chủ thể , eo như trục xe mang thượng chi và lưỡng quyền , cải chiêu hoán thể đều có thể theo ý muốn mà ứng thủ ; trái lại , không liễm đồn thì mông dao động lắc lư trái phải làm cho eo dao động , thì toàn thân tán loạn , rất dễ bị đối phương chế ngự .

Cùng lúc với liễm đồn là điệu đáng , tức là không để cho co nhục ở hậu môn hở ra , buông ra , mà làm cho khép , thâu vào . Trên mặt sinh lý , điệu đáng có hai ý nghĩa :

-Xúc tiến sự tuần hoàn của một phần nào huyết dịch nội tạng ở hậu môn , trực trường và phúc xoang .

-Giúp cho eo và xương sống ngay ngắn , nẩy nở tự nhiên .

Trên mặt kỹ kích , có điệu đáng mới dễ cho việc hình thành kính hoàn chỉnh nối thượng và hạ chi , và để cho việc điều tiết linh-hoạt-tính của thân thể .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #60
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:4d93dfcc0f]59. Mười Thân Pháp Của TCQ Gồm Có Những Cái Nào ?[/center:4d93dfcc0f]
Mười thân pháp của TCQ là :

1. Hàm hung .......... 6. Ðiếu đáng

2. Bạt bối .......... 7. Tung kiên

3. Lý đáng .......... 8. Trầm trửu

4. Hộ đồn .......... 9. Thiểm chiến

5. Ðề đỉnh .......... 10. Ðẳng na

Tám thân pháp đầu là các điểm quan trọng về phương diện thể thế mà ta phải tuân thủ khi luyện tập . Ðã được giải thích ở các phần trên , không cần lập lại , Ở đây chỉ đề cập hai thân pháp "thiểm chiến" và "đẳng na" .

Thiểm chiến còn gọi là "thiểm triển" , có nghĩa là mẫn tiệp , tấn tốc (nhanh vùn vụt) . (Thiểm nghĩa đen là chớp trong sấm chớp) , "Ðẳng na" (đẳng là chồm tới , nhảy vút lên ; na là dời , nhấc) chỉ sự linh mẫn của sự biến hóa của thân pháp và sự di động của bộ pháp . Lúc đi quyền nên chú ý yếu lĩnh này , và nhất là lúc hai người thôi thủ lại càng phải chú ý đến hai thân pháp này mới tránh được cái tệ chậm chạp , nặng nề , vụng về .

Có người hiểu lầm TCQ thế này . Ðộng tác TCQ khi tập thì chậm chạp , lúc tập thôi thủ cũng không nhanh lắm . Và họ kết luận là về mặt chiến đấu , giá trị của TCQ không cao , tác dụng không lớn .

Họ có biết đâu động tác chậm rãi của TCQ là có cơ sở lý luận đàng hoàng , hơn nữa là loại động tác chậm rãi có giá trị rất cao về mặt sinh lý . Tập thôi thủ tương đối chậm rãi có chủ yếu là bồi dưỡng cảm giác linh mẫn để đạt đến tình trạng đống kính .

Bất luận đi quyền một mình hay hai người thôi thủ , tuy thực hiện động tác chậm rãi từ tốn , nhưng không có nghĩa là đánh mất sự khinh linh mẫn tiệp . Chậm rãi có thể biến thành nhanh lẹ , trầm ổn cũng là lấy khinh linh mẫn tiệp làm cơ sở .

Vương Tông Nhạc có viết trong Thái Cực Quyền Luận : " Ðộng cấp tắc cấp ứng , động hoãn tắc hoãn tùy " , và " tuy thế hữu khu biệt , khái bất ngoại hồ tráng khi nhược , mạn nhược khoái , hữu lực đả vô lực , thủ mạn nhượng thủ khoái nhỉ " .

Như vậy ta có thể nói TCQ không phải chỉ đòi hỏi sự chậm rãi mà không đòi hỏi sự mẫn tiệp , chỉ có thể chậm mà không thể nhanh . Ðó là yêu cầu về thân pháp và bộ pháp củ "thiểm chiến" và "đẳng na" vậy .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #61
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.057
LSB-VanThang đang offline
 
[center:c524900e26]Phụ Lục[/center:c524900e26]
[center:c524900e26]Thái Cực Quyền Luận[/center:c524900e26]
[center:c524900e26]Tác giả: Vương Tông Nhạc[/center:c524900e26]

Thái cực giả , vô cực nhi sinh , động tĩnh chi cơ , âm dương chi mẫu dã . Ðộng chi tắc phân , tĩnh chi tắc hợp . Vô quá bất cập , tùy khúc tựu thân . Nhân cương ngã nhu vị chi tẩu , ngã thuận nhân bối (cbc: nghịch) vị chi niêm . Ðộng cấp tắc cấp ứng , động hoãn tắc hoãn tùy . Tuy biến hóa vạn đoan nhi lý vi nhất khí . Do trước thục nhi tiệm ngộ đống kính , do đống kính nhi giai cập thần minh ; nhiên phi dụng lực chi cứu , bất năng khoát nhiên quán thông yên , Hư linh đỉnh kình , khí trầm đan điền , bất thiên bất ỷ , hốt ẩn hốt hiện . Tả trọng tắc tả hư , hữu trọng tắc hữu yểu . Ngưỡng chi tắc di cao , phủ chi tắc di thâm ; tiến chi tắc dũ trường , thối chi tắc dũ xúc . Nhất vũ bất năng gia , đăng trùng bất năng lạc . Nhân bất tri ngã , ngã độc tri nhân , anh hùng sở hướng vô địch , cái do thử nhi cập dã . Tư kỹ bàng môn thậm da ; tuy thế hữu khu biệt , khái bất ngoại hồ tráng khi nhược , mạn nhượng khoái nhĩ . Hữu lực đả vô lực , thũ mạn nhượng thủ khoái ; thị giai tiên thiên tự nhiên chi năng , phi quan học lực nhi hữu vi dã , Sát tứ tượng bát thiên cân chi cú , hiển phi lực thắng ; quan mạo điệt năng ngư chúng chi hình , khoái hà năng vĩ . Lập như bình chuẩn , hoạt tự xa luân . thiên trầm tắc tùy , song trọng tắc trệ . Mỗi kiến sổ niên thuần công bất năng vận hóa giả , suất tự vi nhân chế , song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩ , Nhược dục tỵ thử bệnh , tu tri âm dương . Niêm tức thị tẩu , tẩu tức thị niêm . Âm bất ly dương , dương bất ly âm ; âm dương tương tế , phương vi đống kính . Ðống kính hậu dũ luyện dũ tinh , mặc thức suỷ ma , tiệm chí tùng tâm sở dục . Bản thị xả kỹ tùng nhân , đa ngộ xả cận cầu viển . sở vị sai chi hào ly , mậu chi thiên lý . học giả bất khả tưởng biện yên . Thử luận cú cú thiết yếu , tịnh vô nhất tự phu diễn bồi sấn , phi hữu tức tuệ , bất năng ngộ dã . Tiên sư bất khẳng vọng truyền , phi độc trạch nhân , diệc khủng uổng phí công phu nhĩ . Thị vi luận .

Trường quyền giả , như trường giang đại hải , thao thao bất tuyệt dã . Băng , lý , tê ,án , thái , liệt , trửu , kháo thử bát quái dã . Tấn bộ , thối bộ , tả cố , hữu phán , trung định , thử ngũ hành dã , Băng , lý , tê , án , túc, khãm , ly , chấn , đoài , tứ chính phương dã . Thái , liệt , trửu , kháo tức càn , khôn , cấn , tốn , tứ tà giác dã . Tấn , thối , cố , phán , định , tức kim , mộc ,thủy , hỏa , thổ dã . Hợp chi tắc vi thập tam thế dã .

[center:c524900e26]Thập Tam Thế Hành Công Tâm Giải[/center:c524900e26]
[center:c524900e26]Tác giả: Vũ Vũ Tương[/center:c524900e26]
Dĩ tâm hành khí , vụ lệnh trầm trước , nãi năng thu liễm nhập cốt . Dĩ khí vận thân , vụ lệnh thuận toại , nãi năng tiện lợi tùng tâm . Tinh thần năng đề đắc khởi tắc vô trì trọng chi ngu sở vị đỉnh đầu huyền dã . Ý khí tu hoán đắc linh , nãi hữu viên hoạt chi diêu (cbc: thú ) , sở vị biến chuyển hư thực dã . Phát kính tu trầm trước tung tịnh , chuyên chú nhất phương . Lập thân tự trung chính an thư , chi sanh bát diện . hành khí như cửu khúc châu , vô vi bất đáo (cbc: vô vãn bất lợi) (khí biến thân khu chi vị dã) . Vận kính như bách luyện cương , vô kiên bất tồi . hình như bát thố chi cốt , thần như bộ thử chi miêu . Tĩnh như sơn nhạc , động nhược giang hà . Súc kính như khai cung , phát kính như phóng tiển . Khúc trung cầu trực , súc nhi hậu phát . Lực do tích (cbc: bối) phát , bộ tùy thân hoán . Thâu tức thị phóng , phóng tức thị thâu , đoạn nhi phục liên . Vãng phục tu hửu triệu điệp (cbc: triệt điệt) , tiến thoái tu hữu chuyển hoán . Cực nhu nhuyễn nhi hậu cực chuyên cương . Kiên cương . Năng hô hấp , nhiên hậu năng linh hoạt . Khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại , kính dĩ khúc súc di hữu dư . Tâm vi lệnh , khí vi kỳ , yêu vi đạo . Tiên cầu khai triển , hậu cầu khẩn trăn , nãi khả trăn ư chẩn mật hỹ .

Hựu viết : Tiên tại tâm hậu tại thân . Phúc tung tịnh , khí liềm nhập cốt . Thần thư thể tĩnh , khắc khắc tại tâm . Thiết ký nhất động vô hữu bất động , nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh . Khiên động vãng lai , khí thiếp bối nhi liễm nhập tích cốt , nội cố tinh thần , ngoại thị an dật . Mại bộ như miêu hành , vận kính như trừu ty . Toàn thân ý tại tinh thần , bất tại khí ; tại khí tắc trệ . Hữu khí giả vô lực ; vô khí giả thuần cương . Khí như xa luân , yêu tự xa trục . Hựu viết : bĩ bất bất động , kỹ bất động ; bĩ vi động , kỹ tiên động . Kính tự tung phi tung , tương triển vị triển , kính đoạn ý bắt đoạn .

[center:c524900e26]Thái Cực Quyền Luận [/center:c524900e26]
[center:c524900e26]Tác giả: Vũ Vũ Tương[/center:c524900e26]
Nhất cử động , chu thân câu yếu khinh linh , vưu tu quán xuyến , khí nghi cổ đảng , thần nghi nội liễm . Vô sử hữu khuyết hãm xứ , vô sử hữu đột ao xứ , vô sử hữu đoạn tục xứ . Kỳ căn tại cước , phát ư thối chủ tể ư yêu , hình ư thủ chỉ . Do cước nhi thối , nhi yêu tổng tu hoàn chính nhất khí ; hướng tiền thối hậu , nãi năng đắc cơ đắc thế . Hữu bất đắc cơ đắc thế xứ , thân tiện tán loạn . Kỳ bệnh tất ư yêu thối cầu chi . Thượng hạ tả hữu tiền hậu giai nhiên .

Phàm thư giai thị ý , bất tại ngoại diện . Hữu thượng tức hữu hạ , hữu tả tức hữu hữu , hữu tiền tức hữu hậu . Như ý yêu hướng thượng tức ngụ hạ ý . Nhược tương vật hân khởi nhi gia dĩ toả chi chi ý , tư kỳ căn tự đoạn , nãi hoại chi tốc nhi vo nghị . Hư thực nghi phân thanh sở . Nhất xứ tự hữu nhất xứ hư thực . Xứ xứ tổng thử nhất hư thực . Chu thân tiết tiết quán xuyến , vô lệnh ty hào gián đoạn nhĩ.

[center:c524900e26]Thập Tam Thế Ca Quyết[/center:c524900e26]
[center:c524900e26]Tác giả: Vô Danh[/center:c524900e26]

Thập tam tổng thế , mạc khinh thị
Mệnh ý nguyên đầu tại yêu tế
Biến chuyển hư thực tu lưu ý
Khí biến thân khu bất thiểu trệ

Tĩnh trung xúc động , động do tĩnh
Nhân địch biến hóa thị thần kỳ
Thế thế tồn tâm quỉ dụng ý
Ðắc lai toàn bất phí công phu

Khắc khắc lưu tâm tại yêu giang
Phúc nội tung tịnh , khí đằng nhiên
Vĩ lư trung chính thân quán đĩnh
Mản thân khinh lợi , đĩnh đầu huyền

Tử tế lưu tâm hướng suy cầu
Khuất thân khai hợp tính tự do
Nhập môn dẫn lộ tu khẩu thụ
Công phu vô tức , pháp tự tu

Nhược vấn thể dụng hà vi chuẩn ?
Ý khí quân lai cốt nhục thần
Tường suy dụng ý chung hà tại ?
Ích thọ diên niên bất lão xuân

Ca hề ca hề chấp tứ cú
Tự tự chân thiết ý vô di
Nhược bất hướng thử suy cầu khứ
Uổng phí công phu di thán tức .



Ðả Thủ Ca
Bắng lý tê án tu nhận chân
Thượng hạ tương tùy nhân nan tiến
Nhiệm tha cự lực lai đả ngã
Khiên đông tứ lượng bát thiên cân
Dẫn tiển lạc không hợp tức xuất
Triêm liên niêm tùy bất đâu đỉnh

[center:c524900e26]HẾT[/center:c524900e26]
[right:c524900e26]Nguồn: sưu tầm[/right:c524900e26]

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-03-2004   #62
Ảnh thế thân của luongsonlebong
luongsonlebong
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-03-2004
Bài viết: 23
Điểm: 4
L$B: 6.836
luongsonlebong đang offline
 
luyên thái cực quyền rất có ích nhưng rất làm giới trẽ cánh vì daộng tác của nó có vẽ dư thừa và phải luyện rất lâu mpới có thể sử dụng được nhưng bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường mà cậhm đâu ai chụi học

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-03-2004   #63
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.674.398
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi luongsonlebong
luyên thái cực quyền rất có ích nhưng rất làm giới trẽ cánh vì daộng tác của nó có vẽ dư thừa và phải luyện rất lâu mpới có thể sử dụng được nhưng bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường mà cậhm đâu ai chụi học
Luyện Thái Cực Quyền cực kỳ có ích. Theo Bổn tiên tử thấy, một bài quyền đi mất 15' mà có những động tác đơn giản, nếu không phải là người kiên nhẫn thì không luyện được đâu. Vả lại theo Bổn tiên tử thấy chẳng có một võ nào lại có những động tác dư thừa cả, vì các môn võ thuật đều có nguồn gốc lâu đời, luôn có những chỉnh sửa để môn của mình hoàn hảo hơn. Nếu thấy những động tác dư thừa thường có ba trường hợp:
-Người tập Thái Cực Quyền chưa tinh nên xuất hiện những động tác dư thừa.
- Người học Thái Cưc Quyền theo kiểu người này truyền người kia, biết thì chỉ cho nhau nên dẫn đến trường hợp tam sao thất bản.\
- Người học Thái Cực Quyền không hiểu rõ về các động tác, ví dụ không hiểu sao động tác này lại như thế vì không được giải thích, cũng như không kết hợp được nhuần nhuyễn các động tác liên hoàn với nhau nên có cảm giác động tác này gượng hay thừa.

Còn như luongsonlebong nói, bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường nên xuất hiện kiểu dạy võ theo kinh tế thị trường. Học ba tháng là có thể thi lên đai được, nhưng Bổn tiên tử nói thật, những người thật sự yêu thích võ thuật không bao giờ chấp nhận kiểu võ thuật như thế. Đó chỉ là loại võ thuật theo trào lưu kiếm tiền và kiếm bằng thôi. Bổn tiên tử học võ cũng được một thời gian, chuyện thi lên đai là chuyện rất dễ dàng, nhưng đấy chỉ là thi theo thời gian học thôi. Có bao giờ Bổn tiên tử thừa nhận cái đai của mình đâu vì tự biết trình độ của mình chưa xứng đáng với cái đai đó.

Võ thuật trong cuộc sống không như trong truyện chưởng. Tất nhiên có người thông minh thì lĩnh hội nhanh hơn những người bình thường, nhưng không hề có cái gọi là cơ duyên, sau một ngày có thể lên cao thủ đâu. Muốn thành cao thủ thì còn phải đổ mồ hôi và công sức, đôi khi cả máu trên sàn tập nữa.


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:12
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10046 seconds with 15 queries