Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #55
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Định - Chợ Rồng

Chợ Rồng là chợ lớn nhất tỉnh Nam định. Ở Bắc Bộ chợ Rồng chỉ đứng sau chợ Đồng Xuân Hà Nội. Sở dĩ có tên chợ Rồng vì khi xây dựng, theo thuyết phong thổ chợ toạ lạc ở giữa mắt “ con Rồng “ lượn trên đất thành phố Nam Định.

Chợ Rồng được xây dựng từ năm 1922 do kỹ sư người Pháp từng thiết kế tháp Effel và cầu Long Biên thiết kế. Ngày khánh thành có toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và vua Bảo Đại về cắt băng. Sau đó có tổ chức thi hoa hậu tại chợ. Người congái được giải á hậu hiện nay còn đang sống ở phố Cửa Trường thành phố Nam Định.

Chợ Rồng cũ chỉ có một tầng, rộng hơn 7.000 m2, chia làm hai khu bằng nhau, một khu bán hàng tạp hoá, một bên bán lương thực, thực phẩm.

Năm 1991 chợ Rồng cũ bị cháy lớn (trước đó từng bị ảnh hưởng của bom Mỹ) và bị hư hỏng nặng, phải phá bỏ hoàn toàn để xây dựng lại ngay trên nền xưa.

Chợ Rồng mới được thiết kế bề thế, hiện đại, tuy nhiên vẫn mang đựơc dáng dấp chợ Rồng cũ. Chợ Rồng mới cao ba tầng, diện tích mặt bằng 10.000m2. Có 82 ki ốt và 1491 sạp hàng. Có 24 cửa lớn nhỏ ra vào chợ quay ra bốn mặt phố. Trên nóc chợ có hai con Rồng chầu âm dương, mửi con dài 21 m, đắp bằng xi măng cốt thép. Chợ Rồng mới khởi công ngày 31-1-1992 khánh thành tháng 10-1996, do kiến trúc sư Trần Dân Chủ thiết kế.

Giá trị hàng hoá thường trực ở chợ Rồng hàng ngày ước tính hơn 10 tỷ đồng. Hàng hoá ở chợ Rồng rất phong phú, từ những mặt hàng cao cấp đến bình dân đều có mặt để phục vụ mọi nhu cầu của tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận. Chợ Rồng đóng góp cho ngân sách Nhà nước mửi năm trên 2 tỷ đồng.

Chợ rồng hiện nay vẫn là một trung tâm buôn bán lớn, sầm uất nhất tỉnh Nam Định và khu vực đồng bằng Bắc Bộ

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #56
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Định - Chợ Viềng

Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân người dân tộc các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ đều nô nức tưng bừng vào lễ hội như lễ hội chùa Hương, hội Ðống Ða, hội Cổ Loa, hội Gióng, hội Lim, hội Phủ Giầy...mỗi lễ hội thường gắn với một địa danh, với một di tích lịch sử, với danh nhân văn hoá hoặc gắn với tín ngưỡng và tâm linh con người. Đặc biệt tỉnh Nam Ðịnh có một lễ hội rất độc đáo và giàu bản sắc văn hoá. Ðó là hội chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản - nơi người xưa đã gọi là "địa linh, nhân kiệt". Thường thì tỉnh nào, vùng nào cũng có chợ và hội chợ; Có chợ cứ vài tháng, một tháng hoặc vào tuần rằm, mồng 1 lại họp một lần. Song sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.

Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra, còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Ðó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê". Ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả - Một nét đẹp đángyêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như "sự bán, sự mua" ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó - rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc. Chính vì vậy, hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ Cầu May.

Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích, như đình chùa, đền phủ, lăng tẩm, rất đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng... được xây dựng từ thứ kỷ 19 cách đây hàng trăm năm. Các di tích này được Bộ Văn hóa xếp hạng là "di tích lịch sử văn hoá". Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hoá dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết, Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân. Người ta có thể dến dự hội trước sau đi lễ Ðền hoặc đi đền cầu may rồi mới đi hội chợ.
Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình đổ về đông nườm nượp. Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Ðại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #57
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nghệ An - Chợ vùng biên Nậm Cắn

Chợ ở vùng miền Tây Nghệ An, gần biên giới Việt - Lào, bên kia là đất nước Triệu Voi, giữa là dòng suối Nậm Cắn. Chợ nằm ở khu đất bằng phẳng hình bán nguyệt bao quanh là dòng suối Nậm Cắn. Chợ phiên họp vào đầu và giữa tháng. Đặc biệt nếu đến đây vào mùa xuân, du khách sẽ được tham dự một phiên chợ độc đáo, thắm tình hữu nghị Việt - Lào.

Ngay từ chiều hôm trước phiên chợ, từ hai ngả biên giới, từng đoànxe chở người và hàng hoá lũ lượt kéo tới tập kết trước đồn biên phòng Nậm Cắn để xuống chợ. Quang cảnh đường biên nhộn nhịp, náo động lạ thường. Họ dựng lều, quán để chuẩn bị cho phiên chợ ngày mai. Ngay từ sáng sớm, tiếng người mua kẻ bán xôn xao. Hàng hoá không được xếp thành quầy mà trải ngay dưới đất cỏ nhưng rất gọn gàng ngăn nắp. Hàng Lào, hàng Việt đan xen. Các thiếu nữ H’Mông, thiếu nữ Lào duyên dáng trong các bộ váy dân tộc. Du khách có thể chọn mua những mặt hàng ưa thích, trả bằng tiền Lào hoặc Việt đều được. Hàng hoá ở chợ rất phong phú. Phiên chợ cứ đông vui như vậy cho tới khi mặt trời sấp bóng.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #58
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Quảng Ninh - Chợ cửa khẩu Móng Cái

Thị xã Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 178 km, cách Hà Nội 350 km, ở vị trí địa đầu phía Đông Bắc Việt Nam, nơi có chợ cửa khẩu Móng Cái. Chợ có ba khu gọi là chợ Móng Cái 1, chợ Móng Cái 2 và chợ Móng Cái 3, đều nằm ở phường Hoà Lạc, cách cửa khẩu Bắc Luân 1 km. Ở đây có hàng nghìn hộ kinh doanh tư nhân và Nhà nước. Chủ hộ kinh doanh ở chợ phần lớn là người Việt và người Hoa, hầu hết đều nói được cả hai thứ tiếng.

Hàng hoá bày bán ở trong chợ và trao đổi qua biên giới khá phong phú. Hàng Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu là vải, quần áo may sẵn, chăn màn, giầy dép, các đồ điện tử cao cấp, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo, hoa quả như táo, cam, lê, nho khô... Hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc chủ yếu là cao su sơ chế, hải sản tươi sống, tôm cá đông lạnh, nông sản thực phẩm như chè, cà phê, lạc vừng, đậu... Ở trong chợ nổi lên là các sạp hàng vải, bánh kẹo Trung Quốc. Đặc biệt là các quầy thuốc Bắc, các thầy lang người Trung Quốc vừa bắt mạch vừa kê đơn bốc thuốc tạo nên nét riêng độc đáo ở chợ cửa khẩu Móng Cái.

Chợ cửa khẩu Móng Cái không chỉ là trung tâm thương mại, là nơi mua bán trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hoá, gắn bó tình cảm giữa nhân dân địa phương hai nước.

Thị xã Móng Cái nằm bên bờ sông Ka Longxinh đẹp, có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, giáp với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Nhân dân vùng biên giới vốn có mối quan hệ hữu nghị láng giềng gắn bó thân thiết từ lâu đời. Thị xã Móng Cái là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động trao đổi thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh - Quảng Tây và hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Trước đây thị xã Móng Cái đã từng là tỉnh lỵ của Hải Ninh cũ. Sau chiến sự biên giới tháng 2/ 1979, thị xã Móng Cái bị tàn phá nặng nề, nhiều cơ sở kinh tế, văn hoá bị phá huỷ, đặc biệt là khu phố cổ dọc theo bờ sông Ka Long không còn nữa. Từ năm 1991, sau khi quan hệ hai nước Việt - Trung trở lại bình thường thì sự trao đổi buôn bán qua cửa khẩu Bắc Luân ngày càng tăng lên. Hiện nay, thị xã Móng Cái được xây dựng lại khang trang hiện đại, trở thành một trung tâm thương mại lớn ở phía Bắc Việt Nam. Mật độ dân số tăng nhanh, buôn bán nhộn nhịp. Xe cộ người qua lại tấp nập, thuyền bè san sát.

Sau khi vào chợ mua sắm hàng hoá, du khách có thể quay ra thưởng thức các món ăn Việt Nam, Trung Quốc tuỳ theo ý thích. Ngoài ra, ở đây còn có đủ loại rượu Trung Quốc, từ rượu Mao Đài nổi tiếng cho đến các loại rượu thông thường như Thần Phụ tửu, Khổng Phụ tửu, Ngũ lương dịch. Các món ăn đặc sản Trung Quốc như vịt quay Bắc Kinh, đậu phụ cay tê...và đặc biệt không thể thiếu món ăn quen thuộc là khâu nhục.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #59
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Quảng Ninh - Chợ Hạ Long

Hạ long, người dân ở đây cũng như là các du khách rất thích đi chợ để mua sắm. Chợ Hạ Long hầu như có đầy đủ hàng hóa các thứ từ các loại rau quả củ, mật ong rừng cho đến các loại hàng gia dụng như quần áo, dày dép các thứ…

Chợ nằm ở trung tâm thành phố Hạ Long. Đây là chợ đầu mối thương mại của tỉnh Quảng Ninh. Hàng hoá ở đây khá phong phú từ các loại hàng thông thường đến các loại hàng cao cấp. Trong đó, chiếm phần quan trọng là hàng sản xuất từ Trung Quốc.

Các loại hải sản ở đây tươi ngon và rẻ. Đặc biệt trong chợ Hạ Long có món chả mực, chả mực rán nóng hổi, toả mùi thơm rất hấp dẫn khiến thực khách khó lòng từ chối nếm thử một lần để rồi nhớ mãi.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #60
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Quảng Ninh - Chợ vùng cao

Nói đến chợ vùng cao ở Quảng Ninh người ta nghĩ ngay đến chợ Bình Liêu. Đồng bào các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Chỉ, các huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một số người buôn bán từ khu Đồng Tông - Trung Quốc cũng đi chợ Bình Liêu.

Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ (3, 7, 11, 15, 17... trong tháng Ba - âm lịch) hàng năm. Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhân dân trong vùng khá lên, nhu cầu mua bán nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp thường xuyên vào những ngày Chủ nhật hàng tuần. Thời gian họp chợ từ 9h đến 14h trong ngày.

Hàng hoá trao đổi trong ngày chợ chủ yếu là các loại nông, lâm thổ sản do nhân dân trong vùng nuôi trồng được như: gia cầm; các loại dầu quế, hồi, sở; các loại củ, các loại lá thuốc chữa trị bệnh... Đặc biệt hơn cả là mật ong rừng. Đã từ lâu mật ong được coi là thứ hàng đặc sản cho những du khách có dịp qua nơi này. Còn nhân dân Trung Quốc sang hội chợ với các loại hàng gia dụng như giầy, dép, quần áo... và điều thú vị là họ giữ giá bán từ đầu đến tan buổi chợ, không giảm mà cũng không tăng, nếu không bán được thì đem về đợi đến phiên chợ sau.

Trước ngày về chợ, nam nữ chuẩn bị một bộ quần áo thật đẹp, vì với họ về chợ là cả một ngày hội, họ tha hồ thả sức vui chơi giải trí sau một thời gian lao động mệt nhọc, và đây còn là một dịp để tự tình qua lời ca tiếng hát. Không ít những cặp trai tài, gái sắc qua những phiên chợ mà đã nên vợ nên chồng sống trọn đời hạnh phúc bên nhau.

Đến chợ, việc đầu tiên người ta mua - bán trao đổi hàng hoá, ăn uống... Còn thanh niên nam nữ thì toả ra các góc chợ để đánh quay, đánh gụ, hát đối “Then”, đối “Soóng Cọ”, đối “Gọi bạn” ... Qua lời ca tiếng hát, họ thử tài nhau, tìm hiểu nhau, rồi hẹn nhau, chờ nhau trong ngày hội chợ tới

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #61
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Sơn La - Chợ tình Châu Mộc

Mời bạn cùng chúng tôi ngược lên miền Tây Bắc để cùng tham gia một phiên chợ tình khá đặc sắc chỉ họp mỗi năm một phiên duy nhất, đó là chợ tình Châu Mộc. Chợ tình Châu Mộc thuộc thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ngày 1-9 dương lịch hằng năm được coi là ngày Tết của người Mông, cũng là phiên chợ tình duy nhất trong năm. Chợ đông đến năm bảy nghìn người. Người xa từ Lai Châu, Phong Thổ, Lào Cai xuống, người gần thì từ Hòa Bình lên hoặc từ Sơn La về. Chợ đẹp lắm vì trang phục của người Mông chia thành nhiều dòng: Mông Ðơ (trắng), Mông Ðu (đen), Mông Si (đỏ), Mông Lềnh (vàng), Mông Hoa... Các sắc áo váy sặc sỡ hòa trộn vào nhau như một rừng hoa.

Khi xưa, cuộc sống còn nghèo, mọi người đến chợ phải đi bộ hoặc đi ngựa mất cả ngày trời, đêm không về kịp phải ngủ lại. Bây giờ thì khác, phương tiện đi lại chính của đồng bào là xe máy. Ðường đông như trẩy hội. Có những chàng trai đến gần chợ thì dừng xe để thay bộ cánh mới theo kiểu dân tộc cổ truyền. Trong "rừng người" chen vai, người ta bắt gặp cả những khuôn mặt ngơ ngác của những cô bé 13, 14 tuổi lần đầu xuống chợ. Cánh con trai chầu chực ở tiệm uốn tóc để rẽ ngôi, gọt sửa, xịt keo. Sau đó, họ rủ cánh con gái đi ăn phở rồi đi chụp ảnh và chờ bọc răng vàng. Ðó là những lệ bộ cần thiết. Ai cũng đẹp, cũng vui. Cánh thanh niên bắt đầu trêu chọc và "kéo" nhau, "kéo" tuột cả nùn tóc giả mà các cô gái vẫn tươi cười bởi hôm nay là ngày hạnh phúc của tuổi trẻ. Những bàn tay nắm nhau, những ánh mắt đắm đuối, những cử chỉ vuốt ve... Có thể nói, chợ tình Châu Mộc là điểm khởi đầu cho một tình yêu trong sáng. Sự gặp gỡ, ưng thuận ở đây vừa là tỏ tình, vừa là đính ước để mùa xuân tới, tình yêu sẽ kết thành trái chín.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #62
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Sóc Trăng - Chợ nổi Ngã Năm

Nằm tại thị trấn Ngã Năm huyện Thanh Trị (Sóc Trăng), chợ nổi Ngã Năm là giao điểm của năm con sông đi năm ngả: Cà Mau lên, Vĩnh Quới vào, Long Mỹ, Thanh Trị qua, Phụng Hiệp xuống. Ðây là một trong những chợ nổi có từ lâu và nhộn nhịp nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ghe tàu từ các nơi đến đây để mua bán, trao đổi đủ loại hàng hoá. Vào những ngày giáp tết Nguyên Ðán, cảnh chợ càng nhộn nhịp, náo nhiệt hơn.
Tờ mờ sáng sớm, chợ nổi Ngã Năm đã hoạt động, khu vực trung tâm của chợ nổi Ngã Năm, có đến hàng trăm ghe, tàu đủ loại đậu san sát nhau. Ðứng trên bờ nhìn xuống, chợ nổi lung linh với đủ loại màu sắc của ánh đèn. Hàng hoá ở chợ nổi Ngã Năm hầu như không thiếu món gì. Nếu như khu vực dưới sông chủ lực là thực phẩm tươi sống, lúa gạo, trái cây... thì khu vực trên bờ các cửa hàng cũng đầy ắp tivi, đầu video, tủ lạnh, máy giặt...

Ðến nay chợ nổi Ngã Năm vẫn giữ được nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá của chợ nổi khu vực đồng bằng Nam Bộ. Nhiều chủ ghe hàng cho biết: Chợ nổi Ngã Năm có phần sung túc hơn các chợ nổi khác. Tuy nhiên, do hệ thống đường bộ từ Phú Lộc về chưa hoàn thành, nên lượng du khách đến với chợ nổi Ngã Năm còn bị hạn chế. Khi hệ thống đường giao thông trên bộ ở Sóc Trăng hoàn chỉnh thì chợ nổi Ngã Năm sẽ chở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #63
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.971
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tp. HCM - Chợ An Đông

Nằm trong khu vực Chợ Lớn, gần ngã tư đường An Dương Vương và Trần Phú, chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép…

Chợ An Đông được xây dựng gồm 5 tầng lầu và một tầng trệt. Từ tầng trệt đến tầng ba kinh doanh hàng ăn uống, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, đồ nữ trang, quần áo may sẵn, giày dép, túi xách, hàng thủ công mỹ nghệ… Các tầng còn lại là khách sạn Cesar và chi nhánh Ngân hàng.

Chợ An Đồng mới rộng rãi, khang trang, sạch sẽ và được lắp thiết bị khá hiện đại. Giữa các tầng có cầu thang cuốn, mặt tiền chợ có bãi đỗ xe. Đã thành lệ, khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh rất thích đi thăm và mua sắm ở chợ này.

(Nguồn : maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07972 seconds with 15 queries