Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #46
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Sơn La

Đất Sơn La xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đời nhà Lý, đất này thuộc châu Lâm Tây. Trước thế kỷ 15, các Tộc trưởng người Thái (đen) điều hành các Mường trong toàn khu vực Sơn La và thường phải đối đầu với những quấy phá từ phía Ai Lao. Đến năm 1440, sau khi đại thắng quân Mông Cổ, triều đình nhà Trần mới cử quan tướng lên ổn định an ninh tại vùng này và tổ chức lại nền hành chính chính trị. Sau đó, đất Sơn La thuộc hai lộ Đà Giang và Quy Hóa. Thời nhà Lê đặt 16 châu Thái thuộc đạo Hưng Hóa, rồi thuộc xứ Hưng Hóa. Nhà Nguyễn đặt 10 châu thuộc tỉnh Hưng Hóa. Sơn La trở thành tỉnh từ năm 1908. Ngày 01/12/1952 chiến dịch Tây Bắc kết thúc thắng lợi, tỉnh Sơn La cơ bản được giải phóng

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #47
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tây Ninh

Tây Ninh xưa thuộc Phiên An tỉnh thành. Năm 1838, Minh Mạng đổi Phiên An tỉnh thành thành tỉnh Gia Định và gọi toàn thành Gia Định là Nam kỳ. Từ đó có khái niệm Nam kỳ Lục tỉnh. Tỉnh Gia Định lúc bấy giờ gồm 3 phủ và 7 huyện: Phủ Tân Bình có 3 huyện: Bình Dương, Tân Long, Bình Long. Phủ Tân An có 2 huyện Thuận An và Phước Lộc. Phủ Tây Ninh có 2 huyện Tân Ninh và Quang Hóa. Theo sử liệu, các làng trên đất Tây Ninh lần lượt hình thành từ nửa đầu thế kỉ XIX. Năm 1809 lập làng Bình Tịnh tức An Tịnh ngày nay. Năm 1818 lập làng Phước Lộc nay là Gia Lộc. Năm 1844 thành lập các làng Long Giang, Long Chữ, Long Khánh, Long Thuận. Sau năm 1844 thành lập các làng Long Đình sau này là Long Thành, Thái Đình sau này là Hiệp Ninh, Long Thới, Thái Bình, Thái Hiệp.

Sau khi chiếm 6 tỉnh miền Tây và thiết lập xong bộ máy cai trị thuộc địa. Pháp đã chia 6 tỉnh thành 24 khu tham biện. Vùng đất Tây Ninh ngày nay, vào lúc đó nằm trong hai khu tham biện Tây Ninh và Quang Hoá.

Năm 1872, thành lập Hạt Tây Ninh theo ranh giới giữa Tây Ninh với Gia Định, Chợ Lớn, Tân An. Hạt Tây Ninh gồm 2 quận Thái Bình có 7 tổng và quận Trảng Bàng có 3 tổng.

Năm 1890, Pháp cắt một phần đất của Tây Ninh dọc theo Rạch Ngã Bát cho Campuchia và ranh giới tỉnh Tây Ninh duy trì cho tới ngày nay. Năm 1942, quận Thái Bình đổi tên thành quận Châu Thành.

Thời kỳ 1945 – 1954, sau cách mạng tháng Tám, tỉnh Tây Ninh vẫn giữ nguyên ranh giới cũa với hai quận Châu Thành gồm 2 xã và Trảng Bàng gồm 9 xã.

Thời kỳ 1954 – 1975, thời kỳ này có nhiều thay đổi về ranh giới của các quận xã. Năm 1957, Tây Ninh chia thành 3 quận: Châu Thành có 6 tổng 29 xã, quận Gò Dầu Hạ có 3 tổng 16 xã, quận Trảng Bàng 7 xã. Năm 1963, để tăng cường tuyến phòng thủ phía tây bắc Sài Gòn, chính quyền nguỵ tách hai quận Đức Hòa và Đức Huệ khỏi tỉnh Long An nhập với quận Phú Đức (Trảng Bàng – Tây Ninh) và Củ Chi (Gia Định) lập thành tỉnh Hậu Nghĩa. Lúc này, tỉnh Tây Ninh gồm 4 quận: quận Phú Khương có 2 tổng, 11 xã, quận Phước Ninh có 2 tổng 15 xã, quận Hiếu Thiện có 3 tổng 15 xã, quận Khiêm Hanh 1 tổng 5 xã.

Sau hiệp định Giơnevơ, TX Tây Ninh được thành lập lại trên địa bàn cũ, thành lập thêm huyện Tòa thánh gồm các xã Hiệp Ninh, Long Thành, Trường Hoà, Ninh Thạnh. Sau chiến thắng Tua Hai, năm 1960 lập khu căn cứ địa mới, trực thuộc Trung ương Cục miền Nam lấy tên là C1000 là địa phận huyện Tân Biên ngày nay. Vùng Dầu Tiếng – Bình Dương có một thời gian được nhập vào Tây Ninh. Năm 1961, khu căn cứ C1000 đổi thành khu căn cứ 105 trực thuộc R và thành lập huyện Bến Cầu. Năm 1967 huyện Trảng Bàng giao về phân khu I thuộc đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn. Năm 1972, khu căn cứ 105 được giải phóng hoàn toàn, Trung ương Cục giao căn cứ này lại cho tỉnh Tây Ninh và lập thành huyện Tân Biên. Cũng trong năm này huyện Trảng Bàng được trả về Tây Ninh.

Sau ngày 30/4/1975, miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng. Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Tây Ninh đã có những lần thay đổi, sắp xếp lại ranh giới cho phù hợp với tình hình mới. Ngày nay Tây Ninh một thị xã và 8 huyện.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #48
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thái Bình

Đất Thái Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Đời nhà Lý đặt thành phủ Thái Bình. Dưới đời nhà Trần, phủ này chia làm hai hạt Long Hưng và An Tiêm. Khi giặc Minh xâm chiếm nước ta, chúng đổi tên hai hạt là Kiến Ninh và Trấn Man. Đời nhà Lê đổi lại thành hai phủ Kiến Xương và Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam Hạ.

Tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 21/03/1890. Địa bàn tỉnh khi đó gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (được tách ra từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (được tách ra từ tỉnh Hưng Yên và nhập vào phủ Thái Bình).

Trước năm 1975, tỉnh Thái Bình có các huyện Hưng Nhân, Tiên Hưng, Duyên Hà, Vũ Tiên, Kiến Xương, Quỳnh Côi, Tiền Hải, Đông Quan, Phụ Dực, Thụy Anh, Thái Ninh và Thư Trì.

Ngày 29/04/2004, thị xã Thái Bình được nâng cấp thành thành phố Thái Bình trực thuộc tỉnh Thái Bình.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #49
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thái Nguyên

Thái Nguyên xưa thuộc bộ Vũ Định, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào thế kỷ thứ III, Thái Nguyên thuộc huyện Vũ Định, sau đổi tên thành huyện Long Bình. Đến thế kỷ thứ VII được gọi là huyện Vũ Bình, rồi thành châu Thái Nguyên dưới đời nhà Lý. Cuối thế kỷ 14, châu được đổi thành trấn, năm 1407 đổi thành châu, sang 1408 thì trở thành phủ, năm 1677 trở thành trấn. Mãi đến năm 1902, triều đình mới cử quan chức trấn nhiệm Thái Nguyên, đặt doanh sở ở Ngọc Hà. Tỉnh Thái Nguyên được chính thức phân định địa giới năm 1913.

Ngày 21/4/1965, Thái Nguyên cùng với Bắc Kạn hợp nhất thành tỉnh Bắc Thái. Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ X đã phê chuẩn việc tách tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #50
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thanh Hóa

Thời Bắc thuộc đến thời Lý, Trần

Nguyên là đất quận Cửu Chân đời Hán, đời Lương Vũ Hán là Ái Châu cho đến đời Ngô, Đinh, Lê. Đời Lý năm 1010 đổi là trại, rồi phủ Thanh Hóa. Năm 1029 đổi làm phủ Thanh Hoa. Năm 1397 sau khi dời kinh đô Thăng Long vào Tây Đô, Hồ Quý Ly đổi làm trấn Thanh Đô, Nhà Hồ đổi phủ Thanh Hóa làm phủ Thiên Xương cùng với Cửu Châu và Ái Châu làm miền phụ kỳ của Tây Đô.

Thời Minh thuộc – Hậu Lê

Đời Minh lại đặt phủ Thanh Hóa, gồm phủ Thanh Hoa, Ái Châu và châu Cửu Chân. Năm 1469 đổi là Thanh Hoa vì là đất thang mộc, đất Lê Lợi dựng nghiệp để ví với đất Kỳ nhà Chu, đất Bái nhà Hán. Thừa tuyên xứ Thanh Hoa đời Lê gồm cả phủ Trường Yên và phủ Thiên Quan, trấn Ninh Bình. Sau này nhà Mạc giữ đất từ Tam Điệp trở ra, gọi 2 phủ ấy là Thanh Hoa nội trấn, nhà Lê giữ từ Tam Điệp trở vào. Đời Lê Trung Hưng (1592-1788) lấy 4 phủ Thiệu Thiên (Thiệu Hoá), Hà Trung, Tĩnh Gia và Thanh Đô (Thọ Xuân) làm Thanh Hoa nội trấn, 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan (Nho Quan) làm Thanh Hoa ngoại trấn, nhưng về mặt tổ chức cai trị 2 bộ phận vẫn là một.

Thời Nguyễn

Năm 1806 đổi Ngoại trấn là trấn Thanh Bình; năm 1821 đổi trấn Thanh Bình làm đạo Ninh Bình, năm 1829 đổi là trấn Ninh Bình, năm 1831 đổi ngoại trấn là tỉnh Ninh Bình; Nội trấn đổi là tỉnh Thanh Hoa, năm 1840 đổi là Thanh Hóa. Tỉnh Thanh Hoa thời Minh Mạng gồm cả đất Sầm Nưa, gọi là Trấn Man, có 7 huyện Sầm Tộ, Xa Hổ, Mường Lan, Mang Soạn, Trình Cố, Sầm Nưa, Man Xuy. Đầu tỉnh đặt một tổng đốc trông coi việc cai trị.

Thanh Hoá đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử trong tiến trình phát triển của dân tộc. Quận Cửu Chân cuối thời Tam Quốc là phần đất tương đương với Thanh Hoá ngày nay. Đời nhà Ðường đặt Giao Châu đại tổng quản phủ để quản lĩnh 10 châu, trong đó có Ái Châu Cửu Chân quận (tức Thanh Hoá). Ðến thời Lý, Châu Hoan, Châu Ái làm Trại, trong đó có Thanh Hoá lộ. Tên Thanh Hoá có từ đây (Tân Mão - 1111).

Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hoá thành phủ Thiên Xương. Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hoá. Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hoá thuộc Hải Tây đạo. Thời Hồng Thuận Thừa Tuyên Thanh Hoa lại đổi là trấn Thanh Hoa. Thời Lê Trung Hưng (1553 - 1788) gọi là nội trấn Thanh Hoa, sáp nhập thêm hai phủ Trường Yên và Thiên Quan của trấn Sơn Nam lệ vào trấn Thanh Hoa, gọi là ngoại trấn Thanh Hoa.

Thời Tây Sơn lấy ngoại trấn Thanh Hoa lệ vào Bắc thành, tách khỏi nội trấn Thanh Hoa. Tên "trấn Thanh Hoa" được giữ cho đến năm 1831. Năm Minh Mạng thứ 12 lấy nội trấn làm tỉnh Thanh Hoa và ngoại trấn làm tỉnh Ninh Bình, tên tỉnh Thanh Hoa có từ đây.

Năm Thiệu Trị thứ 3 (năm 1843) đổi tên Thanh Hoa thành Thanh Hoá - đánh dấu sự ra đời của tên tỉnh Thanh Hoá.

Sau năm 1945

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đổi tên châu Tần Hoá thành huyện Bá Thước. Cho đến sau năm 1954, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá gồm 21 huyện, thị xã (các tên phủ, châu đều đổi thành huyện).

Từ năm 1965 đến ngày 05/08/1999, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá có 27 huyện, thị, thành phố với 633 xã, phường, thị trấn.

Thời Pháp, tỉnh Thanh Hoá thuộc quản lý của triều đình Huế, có dinh công sứ Pháp bên ngoài Hạc Thành; trong thành có các chức quan đầu tỉnh là tổng đốc, bố chánh và án sát, dưới có các quan phủ và huyện, tri châu, dưới nữa là chánh tổng, lý trưởng, (lý trưởng là quan quản lý xã do dân bầu và được quan huyện thay mặt triều đình thừa nhận).

Ngày 18/11/1996, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ra Nghị định số 72/CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các huyện và ngày 06/12/1996, UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Chỉ thị số 31 TC/UB thực hiện Nghị định 72/CP. Theo Chỉ thị này, từ ngày 01/1/1997, các huyện chính thức hoạt động theo đơn vị hành chính mới gồm 24 huyện, 2 thị xã, 1 thành phố.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #51
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Thừa Thiên Huế

Vùng đất Chămpa


Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên - Huế từng là địa bàn giao tiếp của những cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú và cùng phát triển. Trong thời kỳ phát triển của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, tương truyền Thừa Thiên - Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường. Ðầu thời kỳ Bắc thuộc, lại thuộc về Tượng Quận. Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đời thay thế cho Tượng Quận. Sau đó, trong suốt thời gian dài gần 12 thế kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập.

Xứ Thuận Hoá

Sau chiến thắng sông Bạch Ðằng của Ngô Quyền (năm 938), Ðại Việt trở thành quốc gia độc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phía Nam. Năm 1306, công chúa Huyền Trân, em gái vua Trần Anh Tông đã kết hôn với quốc vương Chămpa. Vua Chămpa là Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí (Lý) để làm sính lễ. Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Từ khi trở về với Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấu những công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng căn cứ kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Lợi giải phóng đất nước.

Phủ Phú Xuân - kinh đô Huế

Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ Thuận Hoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn. Sự nghiệp mở mang của 9 đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân. Đến năm 1636, chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đến Kim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Huế sau này. Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Nam trong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành một trung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong. Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 - 1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chính vào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc đông nam Kinh thành Huế hiện nay. Phú Xuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nước Ðại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 - 1801) và cuối cùng là Kinh đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802-1945).

Tỉnh Thừa Thiên - Huế

Sau năm 1945 đổi phủ thành tỉnh Thừa Thiên. Thời Việt Nam Cộng Hoà, Thừa Thiên gồm 1 thành phố và 10 quận. Năm 1976 hợp nhất với 2 tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên, tỉnh lỵ đặt tại Thành phố Huế. Năm 1990 lại tách thành 3 tỉnh riêng biệt, tỉnh Thừa Thiên đổi gọi là Thừa Thiên - Huế.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #52
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tiền Giang

Đất Tiền Giang được khai phá đồng thời với vùng đất Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định ở miền Đông. Ngay từ thế kỷ XVII, vùng đất này đã được nhiều người biết đến với tên gọi Mỹ Tho đại phố, cùng với Cù lao phố ở Biên Hòa, là một trong hai thương cảng lớn nhất của Nam Bộ bấy giờ.

Năm Nhâm Tý (1772), chúa Nguyễn Phước Thuần quyết định thành lập tại Mỹ Tho một đơn vị hành chánh mang tính quân quản là đạo Trường Đồn. Đứng đầu đạo Trường Đồn có một quan võ cấp Cai cơ ( hoặc Cai đội), một quan văn cấp Thư ký và lực lượng tinh binh, thuộc binh. Lỵ sở đạo Trường Đồn đặt tại giồng Kiến Định (nay là khu vực thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành). Năm Kỷ Hợi (1779), Nguyễn Phúc Ánh làm Nhiếp Quốc chính, cắt bớt địa giới các dinh Phiên Trấn, Trấn Biên và Long Hồ, kết hợp với đạo Trường Đồn để lập dinh Trường Đồn. Đặt các chức Lưu thủ, Ký lục, Cai bạ (toàn các quan văn) cai trị. Lỵ sở dinh Trường Đồn cũng đặt tại giồng Kiến Định như cũ. Dinh Trường Đồn được thành lập trên cơ sở là một “đạo” nên không có “phủ” mà chỉ có một “huyện”, đó là huyện Kiến Khương, gồm các thuộc Kiến Hưng, Kiến Hòa và Kiến Đăng.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #53
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Trà Vinh

Cũng như các tỉnh khác ở miền Tây Nam Bộ, đất Trà Vinh trước kia là địa bàn của vương quốc Phù Nam với nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ từ thế kỷ I-VI sau CN. Đến thế kỷ thứ VII, vương quốc Khmer hùng mạnh chiếm lĩnh và tiêu diệt vương quốc Phù Nam rồi lâu dần đồng hóa thành người Khmer.

Năm 1757, vua Chân Lạp cắt phần đất Trà Vang nằm giữa sông Tiền và sông Hậu dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chúa đặt thành phủ Trà Vinh và phủ Măng Thít. Lỵ sở của phủ Trà Vinh được đặt tại thôn Vĩnh Trường (nay là các ấp Vĩnh Bảo,Vĩnh Trường, Xuân Thạnh xã Hòa Thuận huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đình Vĩnh Trường vẫn còn sắc chỉ của chúa).

Đời Gia Long, Nam Kỳ có năm trấn, vùng Vĩnh Long và An Giang họp thành trấn Vĩnh Thanh. Đất Trà Vinh là một địa phương nhỏ thuộc trấn này. Năm 1820 Gia Long băng hà, Minh Mạng lên nối ngôi, việc cai trị ở trấn Vĩnh Thanh vẩn giữ nguyên trạng. Đến năm 1832, trấn Vĩnh Thanh được đổi thành trấn Vĩnh Long cùng với Phiên An, Biên Hòa, Định Tường và Hà Tiên hợp thành 5 trấn trực thuộc thành Gia Định. Trấn Vĩnh Long bấy giờ bao gồm 4 phủ: Định Viễn, Hoằng An, Hoằng Trị và Lạc Hóa. Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Tuân Nghĩa có 5 tổng 76 xã; huyện Trà Vinh có 6 tổng và 70 xã.

Ngày 1/8/1832 ), sau khi Tổng trấn Gia Định thành Lê Văn Duyệt mất, vua Minh Mạng bỏ trấn và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh trực thuộc triều đình Huế. Đó là: Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đất Trà Vinh bấy giờ vẫn là phủ Lạc Hóa thuộc tỉnh Vĩnh Long.

Trong đợt tấn công ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, Pháp đem quân đánh chiếm tỉnh Vĩnh Long trong ba ngày. Mặc dù Tổng đốc Trương Văn Uyển cùng với dân quân cố gắng chống trả, nhưng hỏa lực giặc quá mạnh khiến thành Vĩnh Long mất ngày 23.3.1862.

Năm 1867, Pháp chiếm toàn bộ đất Nam Kỳ và thực hiện chế độ trực trị, chia đất Nam Kỳ thành 20 hạt, đứng đầu mỗi hạt là một viên tham biện. Trà Vinh là một trong số 20 hạt. Năm 1899, bỏ hạt lập tỉnh. Nam Kỳ được chia thành 21 tỉnh. Trà Vinh là tỉnh thứ 6 trong số 21 tỉnh này. Tỉnh Trà Vinh lúc này có 14 tổng.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Trà Vinh đổi thành tỉnh Vĩnh Bình, gồm 9 quận. Dân số 1965 là 303.600 người. Năm 1976 tỉnh hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long. Năm 1991, tách ra thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #54
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.641
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tuyên Quang

Đời Trần, Tuyên Quang là một châu thuộc lộ Quốc Oai. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi là thừa tuyên Tuyên Quang. Đời Mạc đổi là trấn Tuyên Quang.

Trước năm 1888, tỉnh Tuyên Quang gồm phủ Yên Bình với hai huyện là Hàm Yên và Vĩnh Tuy; phủ Tương Yên với ba huyện là Vị Xuyên, Vĩnh Điện và Để Định; hai châu là Chiêm Hoá và Lục Yên.

Năm 1900, tỉnh Tuyên Quang được thành lập lại với phủ Yên Bình gồm hai huyện là Hàm Yên và Sơn Dương cùng châu Chiêm Hoá (thuộc phủ Tương Yên).

Sau năm 1945, tỉnh Tuyên Quang gồm một thị xã và năm huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn.

Tháng 12/1975, Hà Giang và Tuyên Quang nhập với nhau thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1990, tỉnh Tuyên Quang được tái lập trên cơ sở tỉnh Hà Tuyên.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:05
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08252 seconds with 15 queries