Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 05-07-2009   #46
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược sử VOVINAM phần 9

Ngày 26-4-2001, nhân Lễ Giỗ Tổ lần thứ 40, lễ An vị di ảnh cố VS Trần Huy Phong được tổ chức long trọng tại Tổ Ðường, dưới sự chủ tọa của VSCM Lê Sáng cùng với sự hiện diện của bà quả phụ Trần Huy Phong và các VS của Võ Ðạo Quán. Hội Vovinam các quận, tỉnh, thành đều cử đại diện về tham dự. Cựu môn sinh Trịnh Dzương Minh là người có công đầu trong việc vận động tổ chức lễ An vị di ảnh cố VS Trần Huy Phong. Tháng 3 năm 2001, thư Nguyện Vọng được ký bởi nhiều VS, HLV trên thế giới đã được chuyển đến Tổ Ðường tại Sài Gòn, và cuối cùng VSCM Lê Sáng đã chấp thuận thỉnh nguyện tổ chức lễ An Vị và đề cử VS Nguyễn Văn Sen (Chánh Văn Phòng Chưởng Môn) là Trưởng Ban Tổ Chức.

Ngày 13-5-2001, VSCM Lê Sáng lên đường viếng thăm Âu Châu, với sự tháp tùng của VS Nguyễn Văn Sen.

Ngày 23-7-2001, trước tình trạng phân hóa trong Môn phái, VSCM ủy thác cựu môn sinh Trịnh Dzương Minh (3) trong trách nhiệm liên hệ, phối hợp với các nhân sự thích hợp trong Môn phái để thành lập Ban Ðoàn Kết nhằm thống nhất hoạt động Môn phái để đáp ứng nhu cầu phát triển Môn phái ở tầm mức toàn cầu.

Ngày 15-9-2001, VSCM ra thành lập Văn Phòng Ðại Diện Chưởng Môn Vovinam-VVÐ Hải Ngoại (4) với nhân sự như sau:

- VS. Phạm Mẫn (California, Hoa Kỳ) phụ trách Pháp Lý và Báo Chí
- VS Lương Vui (Florida, Hoa Kỳ) phụ trách Kế Hoạch và Phát Triển
- VS Nguyễn Ðình Thư (Vancouver, Gia Nã Ðại) phụ trách Tài Chính và Gây Quỹ
- Cựu môn sinh Ðỗ Hoàng Nghĩa (Washington, Hoa Kỳ) phụ trách Văn Thư và Mạng Lưới Internet

Ngày 30-10-2001, VSCM Lê Sáng bắt đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.

Ngày 28-2-2002, ban Văn Thư Liên Lạc của Văn Phòng Đại Diện Chưởng Môn Hải Ngoại ra quyết định giải tán Ban Ðoàn Kết (5), đánh tan niềm hy vọng đoàn kết vừa mới chớm nở trong Môn phái.

Ngày 7-4-2002, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới vinh danh VSCM Lê Sáng cùng với các vị tiền bối khác trong ngành võ học Việt Nam như Giáo Sư Phan Văn Quang (Chủ Tịch Tổng Cuộc Nhu Đạo Việt Nam), VS Lê Đình Trưởng (Thiếu Lâm Thất Sơn Nam Bắc Tông), VS Trần Cửu (Châu Long Phái), và VS Nguyễn Dần (Bào Đệ của Sáng Tổ Vovinam Nguyễn Lộc)

Và lịch sử môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo vẫn còn đang tiếp diễn...


Ghi Chú:
1. Chỉ Dụ của Chưởng Môn đời thứ 2, làm tại trại K3 Xuân Lộc, ngày 4 tháng 4 năm Bính Dần (1986)
2. Thông Báo số 015/TB/CM
3. Quyết Ðịnh 16/01/QÐ/CM
4. Quyết Ðịnh 210/QÐ/CM
5. Thông Cáo số 01/2802/PTVT

Nguồn các bài viết Vovinam . com


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 05-07-2009   #47
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược sử VOVINAM phần 10

Kính thưa các bạn .
Đây là bài viết dựa theo cuộc phỏng vấn của kevin Don qua hệ thống viễn liên từ Hoa thịnh Đốn đến thành phố Houston - tiểu bang Texás và tiểu bang California ngày 18 thang 2 năm 2009.

Người viết là một thân hửu của VOVINAM tại Hoa Kỳ , nhận thấy quan điểm thi cử và cải cách môn phái Vovinam của TỔNG LIÊN ĐOÀN VOVINAM THẾ GIỚI ( TLĐ/VVN/TG ) là một bài học xây dựng phát triền hay trong VVN nói riêng các môn võ thuật nói chung .- nhiệm kỳ 1996-2000 do Đại hội bầu lên vị chủ tịch : Võ sư : NGÔ HỮU LIỄN, và dưới đây là cuộc trao đổi về đề tài :" CÓ NÊN XÉT LẠI VIỆC TrÌNH LUẬN ÁN TrONG CÁC KỲ THI THĂNG CẤP HỒNG ĐAI ? "

Đây chỉ là quan điểm của một võ sư VOVINAM , không nhứt thiết là tiếng nói chung của môn phái VOVINAM trên thế Giới, bài viết muôn nói lên thực tiển nhằm cải cách hệ thống thi cử VOVINAM theo xu hướng phát triển của Thời đại ngày nạy

Mong rằng môn phái VOVINAM ở khắp nơi trên Thế giới có những ý kiến XÂY DỰNG trong tinh thần tôn trọng vì lợi ích thiết thực cho tiền đồ môn phái .

và sau đây là quan điểm của cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn VOVINAM Thế Giới : Võ sư NGÔ HỮU LIỄN

ĐÔI DÒNG LỊCH SỬ :

"sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1960, do một số sĩ quan chủ mưu lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm bị thất bại , các phòng tập , võ đường trên toàn quốc đều bị cấm hoạt động ...
Nguyên do cuộc chính biến các võ sinh , võ sư thuộc võ đường Nhu Đạo của Giáo sư Phạm Lợi đã trực tiếp tham gia một cuộc biểu tình trước Dinh Độc Lập và xô sát với lực lượng Cảnh sát và đội quân Phòng vệ trung thành với chính quyền họ Ngô

Vovinam không tham gia cuộc chinh biến , nhưng lại bị vạ lây:- giấy phép hoạt động bị thâu hồi, võ đường bị đóng cửa, các võ sư trẻ thời đó như :Trần Huy Phong, Mạnh Hoàng , Phan Quỳnh , Nguyễn văn Cường , Nguyễn văn Thư đã không chịu ngưng hoạt động , mà tìm cách "luồn lách" luật cấm này , bằng cách đưa các lớp võ VVN dưới sự che chở của các cơ sở Giáo dục như các trường Chân Phước , Lam sơn , Trí Đức ..

Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ cuối năm 1963 phong trào võ thuật " Trăm hoa đua nở " các võ đường , võ đài hoạt động mạmh mẻ hơn bao giờ hết. Đối với môn phái VVN, võ sư - Chưởng môn LÊ SÁNG từ Lâm Đồng trở về tạo nên một sinh khí mới cho hoạt động môn phái, anh em họp bàn , làm việc liên miên để lo củng cố , hoàn chỉnh tổ chức , viết Điều Lệ Nội Quy , quy định võ phục , viết 10 điều Tâm niệm,, hoàn chỉnh chương trình Huấn Luyện , mỡ võ đường .... trong đó có mối bận tâm về Quy định luật lệ thi cử ấn định thể lệ " TrÌNH LUẬN ÁN CHO CẤP HỒNG ĐAI "


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 05-07-2009   #48
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược sử VOVINAM phần 11

Có nhiều lý do làm Luận án cho quyết định này , trước hết, anh em môn phái muốn cho các võ sư cái hay trong quá khứ ( như rút tiả kinh nghiệm võ thuật cổ truyền những bài học quý giá của Tiền nhân) hoặc những cái mới ưu việt về võ học , y lý của thế giới rồi thái dụng bổ sung cho những đặc thù của VVN và luôn tôi luyện óc sáng tạo của các võ sư trong tiến trình phát triễn Võ Đạo .

Một lý do khác nửa là anh em VVN muốn xoá bỏ thành kiến " TRỌNG VĂN, KHINH VÕ " trong xã hội thời bấy giờ....." Hình ảnh tiêu biểu một Nam nhi thời đó phải là một thư sinh đi đứng khoan thai , môi hồng, tay trắng, mắt mơ huyền như " ngắm Nguyệt coi Hoa " và miệng lúc nào cũng như sắp "NỔ " những vần thơ liên hoàn !!! ... Nhưng khi gặp nạn hay đối phó với những thử thách lớp thư sinh này yếu ớt về thể xác , bạc nhược về Tinh thần, lúc ấy dể bỏ cuộc .... những tình tứ , éo le , trắc trở đưa đến tự vận , hay cắt tóc đi tu , "nương nhờ cửa Phật " đầy dẫy trong các pho tiểu thuyết , văn chương ... Trái lại , các võ sinh , võ sư được gắn liền với những câu không mấy tốt đẹp như " Ăn no , vác nặng", " Vai u thịt bắp "..... Môn phái Võ thuật VOVINAM dung hoà cả hai quan niệm VĂN & VÕ, khuyến khích môn sinh tập luyện võ thuật , trau dồi võ đạo song hành học tập Văn hoá , kỹ thuật khoa học ... trong đó có việc nghiên cứu viết luận án cấp hồng đai .

Những lý do trên rất chính đáng khi đặt ra quy định trình luận án thi lên cấp cao đẳng (hồng đai ). Nhưng sau hơn 40 năm thi hành những quy luật này , kết quả ra sao ?. Chúng ta phải nhìn nhận rằng kết quả này rất khiêm tốn, từ con số hồng đai đếm được trên đầu ngón tay của thập niên 60', đến con số hằng trăm vào đầu thập kỷ 21 ' và chúng ta hảy thử xem có bao nhiêu Luận án có tầm vóc và giá trị ứng dụng ?
Chúng ta đổi Luận án ( thesi ) xuống tiểu luận (Papẻrs ) để dung hoà cho việc thăng cấp, chưa kể chúng ta còn phải thăng cấp hồng đai cho những công lao xây dựng môn phái " sống lâu lên lão làng " do nhu cầu phát triển nơi địa phương ...Những sự kiện này đáng vui hay đáng mừng hơn là lo ngại vì đã phản ảnh và linh động cho phù hợp với sự phát triển lớn mạnh không ngừng của môn phái VVN hơn 40 năm qua và khắp các lục địa trên Thế giới .

Nay nhìn lại quá trình trên , chúng ta phải công nhận là sự quy định này có nhiều thiếu sót . Trước hết đối với kỳ thi văn hoá và chuyên môn thì chỉ cần một luận án có gía trị đã trở thành bác sĩ y khoa , tiến sĩ luật khoa ... Còn về phía môn phái chúng ta , thi lên mổi cấp hồng đai đều cần phải có một luận án thì e quá nhiều , quá sức !Còn về phía chúng ta như đã nói trên chỉ căn cứ vào thiện chí , lý tưởng phụng sự môn phái, hy sinh năng lực , thời gian tiền của trong việc viết luận án để lên cấp hồng đai thì e không thực tế .... và nhiều anh chị em chúng cũng vẩn không đủ khả năng thực hiện nổi một luận án (dù có người đỡ đầu )- một lý do dể hiểu ở Việt Nam , chương trình giáo dục bậc Trung học không hề hướng dẫn viết , ngay cả tiểu luận .Việc này chỉ có cấp Đại học hoặc hậu Đại học được hướng dẫn mà thôi !

... Trong Đại Hội VVN năm 2000 tại Santa Ana - California , một võ sư hồng đai đại diện anh em đã nói : " Chúng em không trình độ văn hoá cao , không viết được tiểu luận , và công việc đời sống hằng ngày toàn thời gian , chỉ có thời giờ còn lại thì đứng lớp dạy. Chúng em xâm mình dạy võ, hy sinh để phát huy môn phái hàng 5, 10 năm liên tiếp trong tình trạng thật khó khăn và eo hẹp . Không cho chúng em lên đai , chúng em tự thấy mình như bị bỏ rơi và chẳng được tưởng thưởng gì cả "


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 05-07-2009   #49
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược sử VOVINAM phần CUỐI

Đứng trước những lý do và thực trạng như trên, chúng ta đã có cái nhìn nào mới mẻ về vấn đề này chưa ? và đả đến lúc chúng ta cần có thay đổi quy định này ?

Để trả lời những câu hỏi này, trước hết chúng ta thử tìm hiểu và nhìn quanh các võ phái Quốc tế đã có những bước phát triển trên thế giới như : Nhu Đạo- Thái cực Đạo - Hiệp Khí đạo ... xem họ quan niệm , thực thi đai đẳng cấp cao như thế nào ?

Chúng tôi phỏng vấn võ sư NGÔ XƯƠNG ĐỘ , huyền đai đệ ngũ đẳng Nhu Đạo Quốc tế, uỷ viên chấp hành Hiệp hội Nhu Đạo Hoa Kỳ , về việc thi lên hoặc thăng cấp Huyền đai "Nhu Đạo có các cấp chỉ 72 đòn thế và bài căn bản, sự cao thấp của huyền đai là tính chuyên luyện ( chính xác , hữu hiệu ) thâm niên cùng các kiến thức y khoa nhu đạo - luật lệ giao đấu Quốc Gia & thế vận hội , kỷ thuật trọng tài , kỹ thuật huấn luyện ...Từ đai nâu thi lên huyền đai 1 đẳng, thí sinh biểu diển 15 trong số 72 đòn thế kể trên, theo thứ tụ bốc thăm , mổi đòn thế biẻu diễn 2 lần: một lần bình thường và một lần với diễn giải. Ngoài ra thí sinh phải biểu diễn 2 bộ liên hoàn ( Nageno kata ) từ 1 đến số 5 theo bốc thăm- Thời gian từ đai nâu lên huyền đai 1 đằng không giới hạn , nhưng phải có ít nhất 170 giờ phụ tá Huấn luyện - Sau 3 năm huyền đai có thể xin thi lên huyền đai 2 đẳng, thể thức thi cũng giống như 1 đẳng, nhưng số đòn được khảo sát nhiều hơn và không phải là 3,4,5 hoặc 8 nặm kỹ thuật biểu diễn và chiến đấu phải điêu luyện hơn
LỜI KẾT : môn phái Nhu Đạo , không hề có vấn đề trình Luận án hay tiểu luận án cùng sự phát minh đòn thế mới ở các võ sư

Chuyển sang môn Phái AIKIDO ( Hiệp khí Đạo ), chúng tôi tham khảo với võ sư : NGÔ HUY CHỈNH, huyền đai cao đẳng của Hiệp hội HKĐ Hoa kỳ ( U S & World AIKIDO Federation ) đồng thời là võ sư cao đẳng Karate ( hệ phái Shodokan ).
Cũng giống như Nhu Đạo, khi đến cấp huyền đai chỉ chú trọng đến các đòn thế nhuần nhuyễn theo một quy trình nhất định đã giảng dạy - Quy định 1500 giờ cho 5 cấp lên Huyền đai 1 đẳng, ngoài ra các môn sinh phải theo dự nhiều khoá hội thảo ( Siminars ) và các trại he`( Summer c amps ). Hội thảo nhiều võ sư cao đẳng 7, 8 đẳng từ Nhật Bản qua tham dự. Dự hội thảo là một phần để tính điểm huyền đai cấp cao hơn . Việc huấn luyện bất cứ võ đường AIKIDO nào cũng được tính điểm, lên cấp huyền đai sau 2 năm và cứ thế tiếp tục theo thời gian để thăng cấp

LỜI KẾT :Thăng đai cao đẳng trong hệ thống HKĐ Quốc Tế căn cứ vào :
-Tính cách chuyên luyện ( khả năng , kỹ thuật căn bản )- Số lần tham dự hội thảo- Đủ thâm niên- Số giờ huấn luyện. Các giáo sư Hiệp Khí Đạo Nhật Bản luôn đề cập vấn đề trở lại căn bản ( Back to basícs ). Hệ thống Hiệp Khí Đạo Hoa Kỳ luôn đề cao tính kỹ luật và được nhắc nhở trong khi giảng dạy, và luôn giử lề lối cổ điển , không nên du nhập các phái võ khác trong kỹ thuật , không sửa đổi hay thêm bớt các đòn thế.


Sau cùng chúng tôi chuyển qua môn phái TA E K W ON D O Đại Hàn ( Thái cực Đạo ), là một môn võ thuật phát triển mạnh trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam , và phải nhìn nhận môn phái này đã phát triển không ngừng khắp các Quốc gia trên Thế giới . Tại Hoa Kỳ sau chiến tranh Việt Nam người bản xứ quen dần cái tên TAE K W ON DO ( trước kia cứ gọi KARATE ), 50 tiểu bang Hoa kỳ hầu hết có sự hiện diện của các võ đường TKD người bản xứ , trong đó có một số ít võ sư Việt Nam làm Giám đốc . Môn phái TKD đã đáp ứng đúng nhu cầu hay thị hiếu tại Quốc gia này chăng ?

Võ sư / Chưởng môn Hiệp quyền Đạo : ĐỒNG SĨ HỘI , xuất thân từ môn phái TKD, hiện là võ sư cao đẳng mang huyền đai 7 đẳng TKD và 6 đẳng Hapkido , hội viên Hiệp hội United Mảrtial Ảrts Fèderaderation- Hoa Kỳ- Chủ tịch sáng lập môn phái Hiệp quyền đạo Hoa kỳ- nguyên tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật Việt Nam ( miền Đông Bắc ) cũng đồng ý tựu chung cách thi lên huyền đai cũng không khác mấy so với các môn phái Nhật bản kể trên

.. " Hiệp hội TKD Hoa Kỳ có nhiều chi phái TKD , họ không lệ thuộc vào việc cấp phát huyền đai bởi sự chi phối của Tổng hội TKD Quốc Tế hay Liên đoàn TKD thế giới. Một tổ chức TKD Quốc gia độc lập ( nơi đây các vị giáo sư có thể chúng nhận cấp đẳng cao nhất từ 1 đẳng đến 8 đẳng trong phạm vi Quốc gia Hoa Kỳ ). Tuy nhiên nếu ai muốn cấp bằng cao đẳng của hai tổ chức Quốc Tế ( IT F ) và Thế Giới ( W T F ) thì cứ nhờ tổ chức TKD Hoa Kỳ giới thiệu đến Hán Thành thi lên cấp cao nhất ... hoặc đến Canada, nơi có tổng hành dinh TKD- Quốc Tế , do võ sư - Trần Triệu Quân đương kim chủ tịch Tổng cuộc TKD- Quốc tế ( sau khi Tổ sư TKD - trung tướng : Choi hong Hy qua đời ).

Việc thi cử TKD Hoa Kỳ hay Quốc tế và Thế giới đều theo một nguyên tắc căn bản " bất thành văn ", có nghĩa ngay khời thuỷ tổ sư Choi hong Hy đã sáng lập một hệ thống đai đẳng Quốc tế .... Bước vào võ đường (Dojạng ) lần đầu học võ mang đai trắng đến đai đen ( dưới đai đen gọi là Gup hoặc kub, trên đai đen gọi "Dan " tiêu biểu TKD Quốc tế có 20 Bài quyền dạy từ thấp lên cao ( riêng 9 bài quyền thứ 8 và 9 dành cho cấp huyền đai 1 đẳng , tuy nhiên võ sinh phải thuộc hết 9 bài quyền từ đai trắng đến đai nâu cấp 1 trước khi thi lấy Đai đen 1 đẳng

(một số võ đường cho võ sinh bốc thăm một trong 9 bài quyền của chương trình Huấn luyện ) bài quyền nói lên được trình độ căn bản và kỹ thuật của môn sinh TKD. ( sau hơn 2 năm ruỏi trở lên tập luyện thuần thục kỹ năng vể cước pháp ( được chú trọng ) và quyền pháp căn bản
phải thi triển " nhất thế chiến đấu ", " công phá "một số mục tiêu bằng những đòn chân và đòn tay tự chọn, song đấu ( hai hiệp ) - mất từ 2 nằm rưỡi đến 3 năm và học mổi ngày 2 tiếng mới đủ điều kiện thi lên Huyến đai 1 đẳng ( về võ đạo không vi phạm kỹ luật giờ giấc và luôn giử tư cách tác phong lể độ , khiêm nhường , tôn sư trọng đạo trong võ phái... ), cũng giống như môn phái Nhu Đạo hệ thống thăng cấp đai đẳng cũng chừng mực thăng tiến theo năm tháng như nói trên , tuy nhiên lên đến cấp Huyền đai 4 đẳng được xem là huấn luyện viên ( Instructor ) hoặc phụ tá võ sư và 5 đẳng huyền đai trở lên tại Hiệp Hội TKD Quốc Gia Hoa kỳ thì được gọi Master và 7 đẳng được gọi là Grand master ( Giáo sư võ thuật ) Đây là Hành trình liên tục của một võ sư không ngừng luyện tập đến chức danh giáo sư Võ thuật phải mất từ 20 năm đến 25 năm

Đến giai đoạn này người võ sư TKD phải am hiểu Y lý - võ thuật , có một chương trình huấn luyện đồng bộ căn bản của Quốc tế hay Thế giới , có ít nhiều thành quả huấn luyện , thành tích xây dựng phát triễn võ thuật TKD. không những thế người võ sư cao đẳng TKD phải có tinh thần sáng tạo , tổ chức , và những ý kiến xây dựng cho môn phái được thăng tiến .

Về Luận án Quốc tế , theo tôi được biết tổng Hành Dinh TKD- Thế Giới chỉ đặt những câu hỏi lý thuyết về kỉ năng lãnh đạo- phát triển đối với mục đích tương lai TKD trên thế giới ? và họ không xem trọng Luận án hay tiểu luận án , việc này do một số võ sư tự viết để trình bày với Hội đồng giám khảo ( không bắt buộc )- môn phái TKD Việt Nam trên Thế giới hiện nay cao đẳng nhất chỉ có 2 Giáo sư mang 9 đẳng quốc tế ( I T F )và có 6 giáo sư TKD mang 8 đẳng Thế giới .


KẾT LUẬN : : Chúng ta có nên chăng xét lại vấn đề sửa đổi việc trình luận án trong các kì thi ở cấp hồng đai ?. Có người nói chúng ta có bản sắc riêng, từ căn bản phối hợp đòn thế" CƯƠNG NHU PHỐI TrIỄN " đến lối chào " Bàn tay thép trên trái tim từ ái " qua võ phục màu xanh trùng dương , màu đai các cấp theo trình độ võ thuật võ đạo từ màu da thấm dần vào máu, vào xương để đạt tới tinh hoa võ học sự tôi luyện thể chất bền bỉ, mạnh mẽ, một tinh thần bất vụ lợi, vị tha để phụng sự xã hội , một ý chí đanh thép vượt qua những chướng ngại trên đường đời .

Việc trình luận án thăng đai là một nét đặc thù , đem lại giá trị cho môn phái cũng như người trình luận án . Nếu võ sư nào không có điều kiện đủ tài liệu đề tài có thể nhờ võ sư cao cấp nào đó bảo trợ hoặc sửa dùm luận án ( giống như bên văn vậy ) "đường ta ta cứ đi ", việc gì "đứng núi này trông núi nọ " Lập luận này cũng có phần hửu lý. Nhưng nếu ta nhìn xa hơn thì vấn đề phát triên VVN trên Thế giới là một việc trọng đại . Chúng ta thêm nhiều hồng đai để gánh vác công việc phát triển. Còn rất đông các đồng môn chỉ vì e ngại cái " Luận án ", ngại kiếm người bảo trợ , hoặc không có người bảo trợ mà đang dậm chân tại chổ, chưa thể thăng cấp để có thêm tư cách và uy tín hoạt động .

Chúng ta muốn phát triển, muốn giải quyết một trong những vấn đề hệ trọng của môn phái nên chúng ta cần mạnh dạn nêu lên những ý kiến xây dựng để khai thông bế tắc đó .. Khi nêu lên vấn đề này , chúng tôi biết trước có nhiều ý kiến đồng thuận và chống đối và tất cả ý kiến ấy đều là ý kiến đóng góp xây dựng đáng trân trọng. Nếu được đa số đồng thuận cần sửa đổi Điều lệ thăng cấp hồng đai chúng tôi thiết nghĩ vấn đề này còn thuộc thẩm quyền của Hội đồng Kỹ thuật Quốc Tế, Hội đồng khào thí Quốc Tế , Võ sư - Chưởng môn kiêm chủ tịch Hội đồng võ sư lãnh đạo Môn Phái VOVINAM và rất có thể cần đến sự biểu quyết của một Đại hội võ sư VVN Thế Giới .

Chân thành cám ơn võ sư NGÔ HỮU LIỄN đã chia sẻ thông tin này đến môn phái VOVINAM trên toàn Thế giới qua mạng Kiến thức võ thuật . com

Kính chào .

Thực hiện :
Kevin Don
___________________MINH HỒNG___________________________________


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #50
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Di Chỉ và Di Ngôn của Tổ Sư Vovinam

Di Chỉ Của Tổ Sư Nguyễn Lộc

1. DI CHỈ THỨ NHẤT: ANH DŨNG

Mỗi môn sinh VOVINAM VIỆT VÕ ÐẠO

Phải luôn trui luyện cho mình một thân thể cường tráng, một bản lãnh võ thuật uyên thâm. đó là giai đoạn mở đầu của người học võ. Tiến lên bậc Võ Sư là đã có kiến thức về võ đạo và phải sống đời sống theo tinh thần võ đạo : Sống, Giúp Người Khác Sống và Sống Cho Người Khác.

Ðó là phần Anh Dũng của Tâm Hồn.

Các Võ Sư phải tự thức nắm lấy phần trách nhiệm của mình trước sự tồn vong của Môn Phái của Dân tộc và của cả Nhân Loại nữa. Thấy điều phải còn rụt rè, thấy điều khó muốn thoái bỏ, cầu nhàn hưởng lạc thì qủa thật:

Chưa có sự anh dũng của Tâm Hồn.

Với tinh thần võ đạo đã dược rèn luyện, chúng ta phải biết dùng bàn tay thép để bóp nát ngay trái tim vị kỷ, ươn hèn của chính bản thân, mới mong sử dụng được vào đời. Có thế mới đủ tư cách mang tinh thần võ đạo và trở thành người có ích cho nhân quần xã hội.

2. DI CHỈ THỨ HAI: HÒA ÁI

Ðố kỵ và tự cao, tự đại là hai liều thuốc độc giết chết Trái Tim Từ Ái. đó là điều tối kỵ đối với người học võ. Hãy yêu người để được người yêu và nể trọng mình, hãy hòa với mọi người để được mọi người tin và đối xử chân thành với mình.

Hòa Ái là điều cốt lõi cho một tập thể ổn định Là nền tảng cho cả nhân loại đi đến hòa bình.

Di Ngôn Của Tổ Sư Nguyễn Lộc

Sống:

* Ta không mong đợi những may mắn

* Không cầu xin một tình thương

* Ta phải kiên nhẫn vật lộn bằng nước mắt

* Bằng máu với tất cả cùng tột của gian lao khổ hạnh

* Ta bao giờ vẫn hiên ngang đón nhận lấy trong cuộc sống liên tục những cơn tàn phá phủ phàng

* Những chua chát của đổ vỡ

* Và luôn mãnh liệt để tái tạo

Phải:

* Ta phải sống mỗi ngày mỗi xúc tích mãnh liệt hơn !

* Nhưng phải sống với nhãn quan thông suốt, siêu việt và hợp lý ;

* Không chạy từ một cực đoan này sang một cực đoan khác.

Nếu:

* Ở đời ta chỉ nhận định cuộc sống theo một khía cạnh phiến diện, để rồi, hoặc là sống nhiệt cuồng thái quá, hoặc là chán nản, thất vọng thì thật ra ta chưa hiểu và sống hết cái ý vị của sống.

* Ta chỉ ở giữa bước ra đời rồi chết gục.

* Ta chưa tìm nổi một hướng đi, một chổ đến.

* Ta chưa có một sức chiến đấu bền bỉ, một ý chí vững chắc, một tài ba vượt bực, một hoài bảo lớn lao và một tim óc làm việc cho ra việc.

Ðời:

* Phải là một bức tranh linh động đầy lửa sống muôn màu !

* Thắng hay bại đều cần phải nếm trải.

* Tình cảm và lý trí cần được khai thác đồng đều.

* Thất bai đỗ vỡ là hình ảnh của khổ đau tủi hận;

* Ngu đốt ngờ nghệch thật đáng buồn thương chua xót,

* Nhưng nếu ở đời lúc nào ta cũng chăm chăm dùng mưu mô khôn lanh qủy quyệt để mong đoạt hết mọi thắng lợi thì qua cái cảm giác ban đầu, cuối cùng thắng lợi đó cũng không giá trị hơn một đổ vỗ, thất bai.

Cho nên :

* Muốn tận hưởng ý nghĩa của cuộc sống ta phải được thắng và có bại và phải giữ gìn nhân tính.

* Ta phải biết vui, buồn, mừng, giận, yêu ghét, sợ tùy theo cảm xúc và cảnh ngộ.

* Lấy tình cảm dẫn đường cho lý trí và hành động.

* Và dầu trong thời gian, không gian nào, con người cũng đều yêu, đều cảm phục cái ÐẸP của NGƯỜI , của VẠN VẬT,của NGHỆ THUẬT của TIM ÓC và của HÀNH ÐỘNG, con người đều ham chuộng, tôn quý tất cả những gì là ÐỨC ÐỘ, TÀI NĂNG, ÁNH SÁNG, CHÂN THÀNH, và THƠ MỘNG.

* Con người phải tu dưỡng tinh thần, rèn luyện thể xác, nổ lực làm việc bình tĩnh trước mọi hoàn cảnh, mưu lợi ích cho mình và cho người. Ðó là phục vụ Con Người, chân Lý Tưởng của Sống.

Ta đã cạn nước mắt, mất tiếng cười vì cuộc đời, nhưng ta đã được quay về với linh hồn trắng trong, nhân hậu của NGƯỜI THỰC NGƯỜI.

Nhưng ta đã vượt khởi lên trên những tối tâm, tội lỗi của NGƯỜI CHẲNG NGƯỜI.

Bao đớn đau tan hồn, nát xác người đã gieo ở ta, ta đã gạt hái những bông hoa cao đẹp nhất ở sự THƯƠNG YÊU và THA THỨ vô bờ.

Những Điều TRăn Trối của Tổ Sư Truớc Khi Qua Đời

Bác sĩ Ðàm Quang Thiện đã ở bên cạnh Võ Sư Sáng Tổ trong những này, những giờ, những phút cuối cùng của Võ Sư Sáng tổ trên trần thế. Lúc cuối cùng, Bác Sĩ Thiện đã hỏi Võ sư Sáng Tổ có lời di chúc nào muốn để lại cho môn sinh không ? võ sư Sáng Tổ đã trả lời:

Bạn quên là: Ðã từ lâu, chúng ta luôn luôn sẵn sàng để ÐẠI HÀNH, mà không thắc mắc mảy may gì nữa sao ? Về VOVINAM tôi tuyệt đối tin LÊ SÁNG, một môn đệ giỏi nhất và trung thành nhất của tôi. Từ lúc mới nhập môn cho đến bây giờ, tôi sắp lên đường chu du thời gian, Lê Sáng luôn luôn ở bên cạnh tôi. Giờ này, là môn sinh độc nhất ở bên cạnh tôi. Như tôi hằng nói với bạn, Lê Sáng đủ các điều kiện Ðức, Trí, Thể để tiếp tục sự nghiệp của Tôi. Tôi tin rằng Lê Sáng sẽ đi xa hơn tôi ... Và người kế nghiệp Lê Sáng sẽ đi xa hơn Lê Sáng. Và cứ thế, mà VOVINAM sẽ tiến mãi mãi ... Và, vì thế không thể ghìm đà tiến của VOVINAM trong khuôn khổ một quyển sách được. Thôi, vĩnh biệt...

MINH HỒNG

Nguồn: vietvothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #51
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Kỹ Thuật & Đồng Phục Vovinam

1. Thời Sáng Tổ Nguyễn Lộc:

Như tất cả mọi người được biết lịch sử hình thành môn phái Vovinam là do cố võ sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1938.

Trong khoảng thời gian Sáng Tổ lãnh đạo môn phái từ năm 1938 cho đến năm 1960 Vovinam chưa có võ phục, chưa có hệ thống đai đẳng, chưa có lý thuyết võ đạo hay chương trình huấn luyện cụ thể. Những người tập võ với Sáng Tổ ở Hà Nội chỉ mặc một cái quần ngắn đơn sơ và giản tiện mà thôi. Về đòn thế thời đó có một số kỷ thuật căn bản dùng cho cân chiến rất thực dụng và hữu hiệu để chống pháp nên đòn rất độc và nguy hiểm.

Có một lần Sáng Tổ viết sách để truyền lại cho hậu thế, viết xong rồi Sáng Tổ lại xé bỏ đi, vì Sáng Tổ chủ trương Vovinam phái tiến theo thời đại không thể đóng khung hạn hẹp trong một cuốn sách. Cho nên tất cả những tư tưởng, lý thuyết võ đạo đều được truyền miệng không có văn bản và những đòn thế của Sáng Tổ đều được truyền trực tiếp qua các môn đồ. Về võ phục và đai đẳng cũng chưa có qui định, khi Sáng Tổ dạy võ ở nơi nào thì nơi đó ăn mặc theo đơn vị của mình, dạy cho thanh niên thì mặc quần đùi, một thời gian sau khá hơn sẽ mặc quần đùi màu vàng, khi được lên dạy võ thì mặc quần đùi màu đỏ...

2. Thời Chưởng Môn Lê Sáng

Chưởng Môn đã theo Sáng Tổ vào rừng, ra thành, từ Bắc vào Nam.. lúc nào cũng kề cận bên người, nên lãnh hội tất cả những tư tưởng cũng như những đòn thế do sáng tổ truyền lại.Vì thế lúc Sáng Tổ lâm chung, đã nhắn gởi Chưởng Môn Lê Sáng cố gắng tiếp nối Sáng Tổ mà lo cho sự nghiệp môn phái.

Khi võ sư Lê Sáng lên làm Chưởng Môn năm 1964. Tâm nguyện Người là muốn phát triển Vovinam sâu rộng đến từng tầng lớp dân chúng như học đường, làng, xã, huyện, tỉnh, thành từ trong nước cũng như ngoài nước... và để môn phái Vovinam có thể sánh vai với các võ phái khác trên thế giới, nên Chưởng Môn cùng với sự trợ giúp của 2 võ sư cao cấp trong môn phái là võ sư Trần Huy Phong và võ sư Nguyễn Văn Thư hệ thống hoá kỷ thuật võ học và lý thuyết võ đạo để kịp tiến hoá theo thời đại.Từ đó đặt ra võ phục, hệ thống đai đẳng, thành lập chương trình huấn luyện và chỉnh đốn lại đòn thế, bản môn qui ...Danh xưng Việt Võ Đạo cũng bắt đầu hình thành từ đó.

Về Kỹ thuật, kể từ khi Chưởng Môn Lê Sáng lên chưởng quản môn phái mới chỉnh sửa lại toàn bộ cho thích hợp với tình hình hiện đại, hàng loạt đòn thế mới sáng chế được đưa vào chương trình giảng dạy, đặt ra hệ thống thi cử, tất cả những người thi từ Chuẩn Hồng Đai trở lên phải trình luận án võ thuật tức là phải sáng tác ra đòn mới rồi trình lên hội đồng võ sư cao cấp duyệt xét, người trình luận án phải chứng minh đòn thế của mình thực dụng được hội đồng võ sư cao cấp duyệt xét đồng ý rồi mới trình lên chưởng môn chấp thuận, chỉnh sửa lại rồi mới đưa vào chương trình huấn luyện của bản phái.

3. Đòn thế Vovinam:

Có một số môn sinh hậu học thắc mắc là không biết bài quyền nầy do ai sáng chế ra và có vào thời điểm nào, năm nào...???

Hôm nay xin được giải toả những thắc mắc đó:

* Đuợc biết những đòn thế của môn phái nhiều và phong phú có được ngày hôm nay:

Thứ nhất là do công Sáng Tổ sáng lập ra, rồi kế tiếp là Chưởng Môn sáng chế thêm, rồi các võ sư cao cấp khi thi lên đai trình luận án sáng chế thêm vào. Nhưng tuyệt nhiên không bao giờ để tên những người sáng chế ra, vì sao?

- Thứ nhất: Những bài khi đưa vào chương trình giảng dạy của môn phái đã được chưởng môn chỉnh sửa toàn bộ từ A đến Z..

- Thứ hai: Những đòn thế đưa vào môn phái coi như là của chung, là tài sản chung của Vovinam Việt Võ Đạo, không còn riêng tư của bất cứ cá nhân nào, cho nên không cần thiết để tên của người sáng tạo....


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #52
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Kỹ Thuật & Đồng Phục Vovinam ( TIẾP)

4. Võ Phục và huy hiệu:

Tất cả các phái võ trên thế giới đều có võ phục, đai đẳng, huy hiệu riêng, Môn phái Vovinam muốn phát triển rộng lớn và ngang hàng với các võ phái khác trên thế giới thì không thể nào mặc cái quần đùi để phát triển được, vì thế hệ thống võ phục và đai đẳng của Vovinam bắt đầu chào đời vào năm 1964. Và Chưởng Môn chọn màu Xanh tượng trưng biển cả với ước mong là môn phái Vovinam sẽ được phát triển khắp muôn phương..



Võ phục ngày xưa thì chỉ có huy hiệu và bản tên đơn giản thôi, bây giờ các nơi chế ra thêu chử, thêu hình lên lưng, ngoài huy hiệu chính thức được gắn lên áo ngay tim, mỗi võ đường còn chế ra huy hiệu riêng của võ đường mình để gắn lên vai...

Võ phục từ xưa cho tới nay cũng chưa thống nhất về màu sắc, đậm lợt khác nhau. Người nào đặt mua tại tiệm Tân Việt thì màu giống nhau, người nào mua vải về tự may, hay mua đồ trắng về nhuộm thì màu khác nhau...

Ngày xưa trước năm 1975, huy hiệu và đai đẳng dùng 4 màu căn bản Xanh, Vàng, Đỏ Trắng mà hình thành với ý nghĩa:

*. Màu xanh lợt:

Đai cùng màu áo: Màu xanh trùng dương, năm châu bốn bể, nhập cuộc lên đường.

*. Màu Xanh Đậm:

Màu Xanh trỏ biển cả và hy vọng, đai xanh biểu thị niềm hy vọng lớn lao bước vào đặng toà nhà Võ Đạo hầu có đủ điều kiện Tự Tiến, Giúp Ích, và Hiến Ích.

*. Màu Vàng:

Trỏ màu da và Vương Đạo Á Đông.Đai vàng biểu thị ý nghĩa Võ Đạo đã bắt đầu ngấm vào cơ thể, thuần thục nền móng Đạo Nghĩa: Thanh Cần, Gương Mẫu, Chánh Đại, Quang Minh.

*. Màu đỏ (viền vàng - chuẩn hồng đai):

Chuyển tiếp lên Cao Đẳng.Màu đỏ sục sôi máu nóng, màu vàng quyết sống thanh cao.

*. Màu đỏ:

Trỏ màu máu và lửa sống hào hùngkiên quyết.Đai đỏ biểu thị ý nghĩa Võ Đạo đã ngấm sâu vào cơ thể luân lưu trong huyết quản. Chí nguyện rừng rực đem lữa sống hào hùng Võ Đạo soi sáng cho đời, toàn tất công trình Cách Mạng Tâm Thân, thăng hoa lý tưởng với Ý chí phấn đấu vô bờ bến.

*. Màu Trắng:

Trở Xương - Tủy và vòng đạo không hình không sắc thâm viễn tuyệt vời. Đai Trắng biểu thị cho tinh hoa môn phái, không bờ không bến dùng làm đai lệnh Chưởng Môn.

Sau nầy Vovinam được phát triển lan rộng ra quốc tế nhất là tại Âu Châu đa số là người bản xứ, hệ thống đai đẳng của Vovinam rất là xa lạ với người ngoại quốc, nên một số môn đồ Âu Châu xin Chưởng Môn đặt thêm đai đen của quốc tế để làm điểm mốc trước khi chuyển sang đai vàng. Đề nghị nầy đã được Chưởng Môn chấp thuận cho phép đối với những nơi phát triển cho người bản xứ.Và ý nghĩa màu đai cũng được cải sửa lại như trong chương trình thi võ đạo từ lam đai lên lam đai I cấp. Còn ý nghĩa phù hiệu và kỳ hiệu vẫn giữ nguyên.

Tuy nhiên đối với những môn sinh củ trước năm 1975 rất khó thay đổi, ít ai thích sử dụng đai màu đen, mà thích dùng màu đai vàng truyền thống của môn phái.

5. Cách mặc áo và thắt đai:

Bước chân vào lớp võ Vovinam ngày đầu tiên, người môn sinh được các huấn luyện viên chỉ dẫn cho cách mặc áo:

Vạt áo bên phải để ở trong, vạt áo bên trái chồng sang bên phải, thắt dây lại cho chắc để khi tập không bị sút ra. Kế tiếp là hướng dẫn cách thắt đai, cách thắt đai của Vovinam khác với bên Judo là đai thắt 2 vòng bằng nhau không có bị chéo ở sau lưng.

Sợi đai gấp lại làm 4, đặt 1 phần 4 sợi đai ngay giữa bụng, phần còn lại lòn vòng ra sau 2 lần, chúng ta sẽ có một sợi nằm trong và một sợi nằm ngoài, dùng sợi ngoài lòn vô trong kéo lên (lòn hết vào 2 sợi đai), xong chúng ta chỉnh sửa 2 đầu đây của sợi đai lại làm sao cho sợi ngoài dài hơn sợi trong một chút, rồi dùng sợi ngoài lòn xuống bên dưới sợi trong kéo lên thắt lại sao cho ở ngoài sợi đai phải có hình ô vuông, và ở phía dưới có 2 cục chéo nhau.

Tuy nhiên việc thắt đai chỉ là truyền miệng từ trên xuống, không có văn bản chính thức nào để hướng dẫn các môn sinh làm theo chiều nào khi kéo sợi đai vòng ra sau lưng. (có người thuận kéo sang bên phải, có người thuận kéo sang bên trái vì thế nếu để ý thì sẽ thấy có một số người thắt đai 2 cái cục chéo nằm bên phải, có một số người thắt đai 2 cục chéo nằm bên trái.

Ngày xưa đai của Vovinam không có thêu chử Vovinam Việt Võ Đạo cho toàn thể môn đồ, sợi đai thêu chỉ để dành đặc biệt cho Thủ Khoa- người đổ đầu của khóa thi mà thôi.

Bây giờ tất cả môn sinh đều được quyền sử dụng đai thêu, một bên là chử Vovinam, một bên là chử Việt Võ Đạo, các môn sinh không biết mang chử Vovinam bên nào??? Và vạch vàng, vạch đỏ gắn bên nào????

Nhân chuyến du hành của Chưởng Môn và võ sư Sen sang Âu Châu năm 2005, võ sư Trang Phước Đức đưa vấn đề nầy ra hỏi võ sư Sen, thì được thầy cho biết là chử Vovinam nên để bên trái tim (bên trái), và gạch cũng được để bên chử Vovinam. Những điều nầy chưa được phổ biến rộng rải khắp nơi, có người biết, có người không.. nên có sự không thống nhất trong vấn đề nầy.

Hy vọng các võ sư lãnh đạo cao cấp trong môn phái xem lại cách mang đai và truyền đạt đến các quản nhiệm võ đường khắp nơi để có sự thống nhất với nhau.

6. Chưởng Môn thắt đai cho người Nữ

Có một điểm đặc biệt mà trong môn phái ít ai được biết, là khi Chưởng Môn thắt đai cho người Nữ khác lạ hơn người Nam.

Khi Chưởng Môn thắt đai cho Nam giới, thầy thắt bình thường quấn 2 vòng và cột như cách trên.

Nhưng khi thầy thắt đai cho người Nữ thì thầy không có luồn 2 vòng qua lưng mà chỉ choàng một vòng thôi và không có cột đai theo thể thức của môn phái ở trên, mà thầy cột một gút nơ bên hông phải. Sau đó về chổ rồi nữ môn sinh mang đai lại tùy ý..

Thầy nói:

- Con gái đặc biệt mang đai thắt nơ một bên thôi. (cái nầy tôi đã được đích thân Chưởng Môn mang cho như vậy, hồi thi lên Chuần Hồng Đai và Hồng Đai I cấp, còn Hồng Đai II cấp thì thầy mang bình thường thắt 2 vòng có lẽ vì có sự trợ giúp của võ sư Sen giúp để lòn ra sau)



VS. Cẩm Bình (Theo Thư Viện Vovinam)


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #53
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO - VÕ THUẬT trong ĐỜI SỐNG (PHẦN 1 )

Môn phái VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO là một môn phái Võ Đạo, do người Việt Nam sáng tạo; mặc dù mới trên 60 năm hoạt động, môn phái VOVINAM đã có hằng triệu môn đồ trên khắp năm châu. Rất xứng đáng cho mọi người Việt khắp mọi nơi tự hào và hãnh diện. Nói đến Võ Thuật người ta hay nói đến công phu thượng thừa, cử đảnh ngàn cân, múa kiếm kinh hồn, lấy mạng người trong nháy mắt. Thật ra, đó chỉ là những ý tưởng xuyên suốt cả mấy trăm năm ,ngàn năm về trước; võ thuật lúc đó như một sức mạnh, một yếu tố không thể thiếu trong xã hội thời đó để có thể dành lấy sự tất thắng cho con người. Ngày nay, Võ Thuật không còn là một yếu tính tất thắng đó nữa. Ta hãy xem 2 quả bom nổ ở Nagasaki và Hisrosima thì thấy sức mạnh của võ thuật nào có thể sánh bằng ? Võ thuật thời xa xưa là phải đi lên rừng, xa rời quần chúng, ngày đêm luyện tập : Từ luyện công, luyện Khí, luyện Kiếm, luyện chưởng..v..v…

Từ năm , mười năm, hai chục năm để khi xuống núi thì võ công đã xuất chúng. Người có tinh thần hào hiệp thì đi hành hiệp giang hồ, phò nguy, cứu chúa, giải thoát những bất công của xã hội .

Người không muốn giang hồ hành hiệp thì tham gia vào các tổ chức chánh quyền, thi cử võ thuật để làm quan Võ, làm quan tể tướng đi dẹp giặc, đánh Đông dẹp Bắc giúp nước trấn an bờ cõi.

Có những người, khi có Võ Thuật cao cường thì muốn tung hoành giang sơn một cõi, tạo ra những luật lệ riêng biệt, như truyện 108 anh hùng Lương Sơn Bạc..v…v…. Chính khởi điểm từ Võ Thuật, mà con người ngày nay đã sáng chế ra súng đạn, và súng đạn đã thay thế cho những chiêu thức kinh hồn, đường kiếm tuyệt luân, và cũng chẳng cần phải vào rừng, lên núi luyện tập mấy chục năm. Nếu cần hạ địch thủ chỉ cần chĩa thẳng mũi súng vào đối phương, bóp cò….Và đường kiếm này khó có cao thủ nào đỡ nổi ! ? Những ngày vừa qua, những ai có theo dõi báo chí hay tin tức trên các màn ảnh , chắc có nghe tin một chú bé đã lấy súng của ông bà nội, bắn chết cả hai ông bà, rồi vào trường bắn chết cô giáo, một số các bạn bè, và cuối cùng bắn vào chính mình ! Một thảm họa của thế kỷ khoa học tân tiến !

Quan niệm học võ trong thời đại mới ra sao ?

Người xưa học võ như một thứ võ khí sống còn. Võ khí càng tinh vi, kỹ thuật càng tinh xảo thì địa vị xã hội càng thăng tiến. Ngày nay Võ Thuật đã thay đổi theo thời gian. Võ Thuật ngày nay là một môn Thể Dục mang tính kỹ thuật cao. Ngoài sự luyện tập cho thân thể được cường tráng, sức khỏe dẻo dai, và còn giúp cho người tập luyện có được óc phán đoán mau lẹ, phản ứng kịp thời những bất trắc xảy ra trong cuộc sống.

Võ Thuật ngày nay, nếu các võ phái biết nâng lên hàng Võ Đạo, thì Võ Thuật là một bộ môn giáo dục, dùng Võ Thuật như một phương tiện luyện tập , tu Tâm luyện Thể : Người luyện Võ chú tâm để luyện một cú đá , một cú đấm cho đúng; sau đó luyện tung quyền, phóng cước liên hoàn theo chiêu thức của mỗi bài bản tùy theo môn phái. Sự luyện tập đòi hỏi sự chịu đựng, kiên nhẫn, quyết tâm và tài khéo léo; chính lúc luyện tập này khiến cho các môn sinh học hỏi cũng như sửa đổi tính tình. Và cũng chính trong sự luyện tập đó tạo cho các cơ bắp có dịp vận chuyển, tăng dần sức khỏe; gân cốt trở nên dẻo dai. Người luyện võ càng cao thâm thì tâm hồn càng lắng đọng, trở nên trầm tĩnh, không bị khuấy động dễ dàng.

Vì thế, Võ Thuật ngày nay không thể thiếu trong mọi gia đình, từ già đến trẻ : Nếu muốn khỏe mạnh thì không gì hơn là tập Võ Thuật. - Người gìa thì tập luyện VÕ DƯỠNG SINH. - Người trẻ thì luyện VÕ THUẬT CĂN BẢN.

VÕ DƯỠNG SINH (THỂ DỤC DƯỠNG SINH) giúp cho người già có dịp làm quen với những thao tác nhẹ nhàng, dễ dàng, hít thở theo nguyên tắn căn bản, tìm về nguyên vị, hòa nhịp cùng thiên nhiên để tìm lại những phong độ tuổi thanh xuân, giúp ngăn ngừa những chứng bệnh hiểm nghèo mà dù ngaỳ nay khoa học cũng khó có thể giải quyết được: Bệnh Trầm Cảm, bệnh Cao Áp Huyết, Cholesterol, đau lưng cấp tính, sơ cứng động mạch tim..v..v..

Khi tập Võ Dưỡng Sinh, người tập nên chú trọng vào hơi thở, tập trung tư tưởng, vận khí di chuyển máu huyết lưu thông trong cơ thể, đem máu lên não bộ; vì tuổi càng gìa thì tim sẽ yếu đi, nên đem máu nuôi óc càng ít đi. Vì thiếu máu, thiếu Oxygen nên tạo cho mắt mờ, trí nhớ trở nên lú lẫn; và khi máu không cung cấp đủ cho não bộ, chính là lúc căn bệnh Tai Biến Mạch Máu Não phát tác.

Tập Võ Dưỡng Sinh giúp cho Hoành Cách Mô mở rộng, các phế nang đã từ lâu bị bỏ quên, nay làm việc lại, giúp cho người tập hít thở đuợc nhiều dưỡng khí hơn (Có thể gấp đôi những lúc bình thường) Võ Dưỡng Sinh chính là môn KHÍ CÔNG bậc một của các võ phái lớn trên thế giới.

Khi tập Võ Dưỡng Sinh cũng là lúc người học viên học cách tập trung Ý -Lực để chuyển Khí, khai thông các huyệt đạo, giúp tăng cường sinh lực, bồi bổ trí não để có thể sống vui, sống khỏe, sống trường thọ.

Tập Võ Dưỡng Sinh là cách hay nhất trong việc cân bằng Âm – Dương; ăn ngon - ngủ yên.

Tập Võ Dưỡng Sinh để phòng bệnh, chứ không phải để chữa bệnh ! Cũng như việc đi khám bác sĩ về tổng quát hằng năm để bác sĩ dể khám phá ra những căn bệnh khi vừa mới phát tác, hoặc để biết những bộ phận nào yếu để có thời gian chuẩn bị phòng chữa, chứ để đến lúc bệnh phát tác thì đã quá muộn ! Chữa chỉ là cách đắp vá chiếc thuyền rò rỉ mà thôi.

Muốn tập VÕ DƯỠNG SINH đạt kết qủa cao, điều tiên quyết là trở về với bản thể của mình, tìm về TÂM gốc mà mình vốn đã đánh mất trong cuộc sống dâu bể. Có ai trong chúng ta hiểu được câu Kinh Thánh :

“ Hãy trở nên như trẻ thơ để được vào nước Thiên Đàng.” Hay : “ Nhân tri sơ, tính bản thiện.” Bể khổ trần gian đã theo năm tháng tuổi đời để bôi bẩn cái Tâm Gốc, cái Tâm Thánh Thiện, cái Tâm Trong Trắng mà ngày đầu tiên chúng ta sinh ra trong thế giới này.

Thế giới khoa học ngày nay rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy trên đảo Okinawa của Nhật con số người gìa trên 100 tuổi khá nhiều ? Những người gìa trên 70 đến 80 tuổi vẫn làm việc rất khỏe. Sau khi làm cuộc điều tra, người ta nhận thấy rất hiếm người gìa ngồi ở nhà, hầu như họ làm việc ngoài đồng áng, ăn uống những trái cây tươi, được trồng tỉa theo thiên nhiên, và tổ chức thành những hội cao niên, tập luyện Võ Dưỡng Sinh, giúp đỡ lẫn nhau cho đến ngày nhắm mắt, chứ không chịu ngồi trong nhà chỉ để coi Tivi. Chính sự làm việc ngoài đồng áng và luyện tập dưỡng sinh thường ngày đã ảnh hưởng đến tuổi tác và sự sống trường thọ của người dân bản xứ.

Người già có thể ví như những chiếc thuyền đã sang Thu : Nó đã qúa tải sau mấy chục năm lăn lộn trong cuộc dâu bể; nó đau chỗ này, nó nhức chỗ kia… Hết rò rỉ đằng đầu, thì lại đến khúc giữa, khúc đuôi. Đắp chỗ naỳ, nó chảy chỗ khác ! Nếu chỉ có uống thuốc, thì thuốc chỉ là những chỗ chắp vá như vừa nói. VÕ DƯỠNG SINH là cách tìm về nguyên gốc, bồi bổ sức khỏe ngay trong nội tạng.

VÕ DƯỠNG SINH là cách thanh lọc những máu dơ hằng ngày để thay bằng máu huyết thật tốt đi nuôi lục phủ ngũ tạng, và một khi nội tạng có khỏe mạnh thì mới hấp thụ được những thứ thuốc cần thiết cho cơ thể, khi các cơ phận trong cơ thể đã qúa yếu đuối thì có khác chi chiếc xe đã qúa cũ, dù có đổ xăng super (loại tốt nhất) cũng không giúp ích gì !

VÕ THUẬT CĂN BẢN giúp cho người trẻ tăng cường sinh lực, thân thể cường tráng, sức khỏe dẻo dai, sống vui để cho khối óc luôn được minh mẫn, học hành tấn tới, đạt được kết quả cao trong mọi lần thi cử.

Người có Võ thuật luôn luôn tự tin, thách đố mọi nguy hiểm. Chính những điểm cao qúi trên sẽ giúp cho người trẻ sẵn sàng tiến lên chấp nhận những thử thách để làm những người lãnh đạo tốt. Người tuổi trẻ rất cần năng động, nên VÕ THUẬT CĂN BẢN là bộ môn sẽ giúp cho tuổi trẻ vươn lên bằng sức sống tiềm tàng. Tập VÕ THUẬT CĂN BẢN để người tuổi trẻ luyện tập tài khéo léo: Một cái uốn mình để tránh một cú đấm, một cú đá xem ra rất đơn giản; nhưng nếu không tập sẽ chẳng bao giờ có thể làm nổi. Không một ai có thể có đôi chân vững chắc và dẻo dai để có thể búng mình nhảy lên cao, phóng ra cú đá ngoạn mục, rồi đứng xuống đất an toàn? Sức lực của một người bình thường chỉ có thể nhấc nổi 100 đến 150 Lbs; nhưng nhờ luyện tập VÕ THUẬT CĂN BẢN, con người đó có thể dùng kỹ thuật hất tung một gã 300 Lbs dễ dàng. Sự tập luyện VÕ THUẬT CĂN BẢN sẽ giúp cho người tuổi trẻ có một khối óc minh mẫn trong một thân thể cường tráng.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 09-07-2009   #54
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.771
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO - VÕ THUẬT trong ĐỜI SỐNG (PHẦN 2 )

MÔN PHÁI VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO là một môn Võ Thuật và Võ Đạo rất xứng đáng cho mọi lứa tuổi.

Môn phái VOVINAM đã trưởng thành trong giai đọan đấu tranh dành độc lập cho dân tộc Việt, và kinh qua tất cả các môn võ thuật lớn trên thế giới, nên VOVINAM có đầy đủ yếu tính giúp cho mọi thế hệ có được những kỹ năng ắt có và đủ để trưởng thành và một sức khỏe vươn lên trong tinh thần phấn khởi.

KỸ THUẬT VIỆT VÕ ĐẠO.

Về Kỹ Thuật , VIỆT VÕ ĐẠO lựa chọn những thế thích hợp với thể chất và tầm vóc của người Việt Nam ta , thon nhỏ nhưng lanh lẹ, bền bỉ, ra đòn phải nhanh gọn và chính xác, chiến thuật tấn công và thoái thủ phải nhịp nhàng, linh hoạt và biến hóa. Lúc địch sơ hở thì tấn công liên tục như vũ bão, lúc gặp nguy hiểm thì tự ngã xuống, nhào lộn để né tránh và thoát hiểm.

Để bổ túc cho thể tạng có phần bé nhỏ của người Việt Nam, toàn bộ các phương pháp luyện thể lực và nội công được khai thác triệt để : Thân pháp, Thủ pháp, Bộ pháp, Chiến pháp và Nội công tâm pháp. Tất cả các kỹ thuật cơ bản nhất về : Quyền, Cước, Gối, Chỏ, Quăng, Quật,Khóa, Bẻ, Đè, Xô, Giật, Chém,Xỉa, Vồ, Đập, Quạt, Móc.v..v…đều tuỳ nghi xử dụng, không câu nệ chuyên biệt một thứ nào.

VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO còn chủ trương hiện đại hóa bằng cách thái dụng và đồng hóa hay Việt hóa các tinh hoa võ học thế giới.

TIÊU HƯỚNG CHỦ ĐẠO

Để đạt được kết qủa tốt trong công tác học tập và nghiên cứu, VIỆT VÕ ĐẠO đề ra các phương chân sau đây dùng làm tiêu hướng chủ đạo :Nhanh hơn – Cao hơn - Mạnh hơn - Bền dẻo hơn – Chính xác và Đúng lúc hơn.

NHANH HƠN

Bản chất của Võ là Nhanh, càng nhanh càng dễ chiến thắng. Một người yếu nhưng nhanh có thể chiến thắng rất dễ dàng một đối thủ mạnh nhưng chậm. Nhanh lợi cho cả công lẫn thủ. Hơn nữa, vận tốc ảnh hưởng trực tiếp đế sức mạnh của đòn đánh ra. Theo nguyên lý công lực học thì khối lượng ( sức nặng) tỉ lệ với bình phuơng vận tốc theo công thức sau :

M = 1/2 m . V²

M : Lực đánh ra

m : Trọng lượng của nắm đấm

V : vận tốc

Cho nên điều quan trọng của người tập võ là phải cố gắng nâng cao vận tốc trong tất cả mọi cử động. Một võ sĩ luyện đến mức cao độ có thể đánh ra 8 cái đấm trong 1 giây đồng hồ.

CAO HƠN

Về phương diện kỹ thuật, người tập võ càng nhảy cao càng tốt, càng đá cao càng hay. Bởi cao hơn mới dễ dàng chiến thắng được các đối tượng cao lớn hơn mình, có sử dụng được những đòn cao thì mới dễ áp đảo đối phương và mở rộng được tầm chiến đấu trong những lúc phải đánh với nhiều người một lúc.

Sự nhảy cao tỷ lệ thuận với sức bật cơ bắp cặp chân, nhưng lại tỷ lệ nghịch với trọng lượng cơ thể, vì vậy đạt được sự bay cao hơn là một công phu đáng kể. Về phuơng diện tinh thần : Cao hơn nghĩa là vượt lên trên chính mình. Nâng cao tinh thần, ý chí và quyết tâm, làm sao để ngày hôm nay phải tiến bộ hơn ngày hôm qua và ngày mai phải vượt lên hơn ngày hôm nay.

MẠNH HƠN

Sức mạnh là cái vốn cơ bản của người tập võ. Sức mạnh cũng là một yêu cầu quan trọng trong đời sống con người : Một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể khỏe mạnh. Y học đã chứng minh là Sinh Lý và Tâm Lý có ảnh hưởng hỗ tương với nhau. Vì vậy tất cả mọi bộ môn vận động đều hướng tới một mục đích duy nhất là làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Vậy tập Võ, trước hết phải tập luyện như thế nào để gia tăng sức mạnh.

BỀN DẺO HƠN

Mạnh mà không bền bỉ dẻo dai là cái mạnh ngoài vỏ . Bền bỉ là thước đo hiệu năng của sức khỏe và yếu tố tất thắng trong các cuộc tranh tài thể thao. Trong lao động, bền bỉ làm gia tăng năng suất. Nói chung, bền bỉ và dẻo dai giúp con người đạt được những thành qủa tốt đẹp trong mọi ngành hoạt động của đời sống. Võ học có những phương pháp giúp cho con người ta tập luyện để có mức bền bỉ dẻo dqai. Đó là phương pháp luyện Công trong Nội Công Tâm Pháp của VIỆT VÕ ĐẠO .

CHÍNH XÁC VÀ ĐÚNG LÚC HƠN

Mạnh nhanh cũng chưa đủ. Mạnh mà không điều hòa được nội lực, phí sức vô ích, quần thảo một lúc cũng sẽ suy nhược đi. Nhanh mà vụng, không làm chủ được vận tốc mất tiêu hướng thì cũng khó đạt được mục đích. Điều cốt yếu là phải chính xác. Mắt thật tinh, hướng về mục tiêu, khi Tâm Ý tương thông thì buông đòn Chính Xác và Đúng Lúc. Đó là nghệ thuật để thủ thắng. Ngoài các tiêu hướng kể trên, trong nghệ thuật chiến đấu còn có hai khiá cạnh cần phải tập luyện, đó là:

- Sự Biến Hóa Linh Hoạt.

- Sự trấn áp tâm lý.

Biến hóa, di động linh hoạt, hư hư, ảo ảo, làm cho đối phương không nhận rõ được chiêu thức của mình, do đó dễ bị hoang mang, lúng túng. Sự áp đảo tâm lý là phương pháp làm cho đối phương khiếp sợ, tinh thần hỗn loạn. Nhờ đó ta có thể làm chủ được trận đấu.


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
Lăng Độ Vũ (09-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 08:08
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,14542 seconds with 15 queries