Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-05-2009   #37
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Hộ Quốc (An Khánh Tự)


Chùa Hộ Quốc còn có tên An Khánh tự và chùa Thanh Lương, ở phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nguyên ban đầu gọi là chùa An Khánh. Đến đời Lê do chùa đã có công lớn trong việc giúp vua trị vì đất nước, vì vậy để nhớ ơn sâu, đời Lê Trung Hưng đổi ra thành "Hộ Quốc tự" còn Thanh Lương là gọi theo địa danh phường hiện nay.

Chùa tọa lạc trên một khu đất khá cao so với xung quanh, diện tích khoảng 3 sào Bắc Bộ.

Theo bài minh trên chuông chùa Hộ Quốc thì chùa này do đức Linh Lang đại vương đời Lý Thánh Tông (1054-1058) xây nên cho dân có nơi thờ cúng, tụng niệm, diệt trừ thói xấu, gây dựng cái thiện cho đời.

Đến thế kỷ 16, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê, vua Lê phải lánh ra ở chùa, vua Lê đi rồi, quân Mạc đến đốt phá cả chùa. Sau khi nhà Lê Trung Hưng, nghĩ đến ơn trước, cho lập lại chùa tráng lệ hơn, ban tên là Hộ Quốc, cấp cho nhiều ruộng ngoài bãi sông làm hương đăng cúng Phật. Sau này chùa được trung tu sửa chữa nhiều lần, đáng kể vào năm thứ 4 niên hiệu Khải Định (1919) tu tạo lại toàn bộ chùa. Mặt bằng chùa hình chuôi vồ gồm tiền đường 5 gian, thiên hương và chuôi vồ 3 gian. Trong chùa còn nhiều hiện vật, tượng Phật có gia trị mang phong cách nghệ thuật Hậu Lê.

Chùa đã được Bộ Văn hóa và thông tin xếp hạng di tích kiên trúc, nghệ thuật ngày 9/1/1990.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #38
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Hội Khánh


1 . Chùa Hội Khánh được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741). Lúc đầu chùa được xây trên một ngọn đồi cao, nhưng đến năm thứ 14 đời Tự Đức, tức năm Tân Dậu (1861), chiến tranh đã thiêu hủy toàn bộ ngôi chùa. Bảy năm sau (1868), chùa được Hòa thượng Chánh Đắc cho xây dựng lại dưới chân đồi, cách vị trí chùa cũ khoảng 100m về phía Nam. Địa chỉ của chùa hiện nay là 35 đường Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Đầu Một, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Hồ Chí Minh 25km về phía Nam.

Chùa nằm cách đường lộ 150m. Sau cổng tam quan cổ kính có chạm trổ rồng phượng là khuôn viên chùa yên tĩnh, với nhiều cây cao bóng cả, trong đó đặc biệt có bốn cây dầu cao chót vót , cành lá sum suê, được trồng lúc chùa mới bắt đầu xây dựng, nay tuổi cây đã trên một thế kỷ.

Chùa đã được tôn tạo và trùng tu nhiều lần , nhưng vẫn giữ được kiến trúc cổ mang màu sắc dân tộc. Giảng đường và Đông lang được xây lại năm 1917, Tây lang được xây lại năm 1984. Ngôi chánh điện được xây dựng trong hai năm 1990-1991. Và gần đây nhất , ngày 29-2-1992, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé đã tổ chức lễ lạc thành trùng tu di tích chùa Hội Khánh.

Trong chùa, toàn bộ diện tích chánh điện, giảng đường, Đông lang và Tây lang rộng đến 700 m2. Ở chánh điện, các pho tượng Phật Thích-ca, Địa Tạng, Chuẩn Đề ... đều được tạc bằng gỗ, sơn son thếp vàng. Ba tấm bao lam chạm khắc Tứ linh, Tứ quí, Cửu long và Thập bát La-hán rất tinh vi, có giá trị nghệ thuật cao. Hai bên tường của chánh điện có bộ tượng Thập điện Minh Vương và bộ Thập bát La-hán. Các tác phẩm chạm khắc gỗ này được tạc vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX do nhóm thợ điêu khắc nổi tiếng ở Thủ Dầu Một lúc đó thực hiện.

Hơn 250 năm nay, chùa Hội Khánh lưu truyền kế vị đến 10 đời, trong đó có 9 vị đã viên tịch là: Đại Ngạn, Chân Kính, Chánh Đắc, Trí Tập, Thiện Quới, Từ Văn, Ấn Bửu - Thiện Quới, Thiện Hương, Quảng Viên. Trước sân chùa có những ngôi tháp của các vị trụ trì đã viên tịch. Hiện nay trụ trì chùa là Đại đức Thích Huệ Thông, Chánh Thư ký Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé (nay chia thành hai tỉnh: Bình Dương và Bình Phước).

Chùa Hội Khánh là trung tâm Phật giáo Cổ truyền của cả vùng đất Bình An xưa kia. Đây cũng là trung tâm đào tạo tầng lớp sĩ phu của đất Bình An và đất Thủ Dầu Một sau này. Các nhà sư cũng chính là người dạy học chữ Hán. Chùa Hội Khánh đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ tu sĩ để trụ trì các chùa khác trong vùng. Một trong những danh tăng xuất thân từ chùa là Hòa thượng Thích Từ Văn được xem là Tăng thống Phật giáo Nam Kỳ và được mời sang Marseille (Pháp) làm lễ cầu siêu và thuyết pháp vào năm 1920. Chính Ngài đã thỉnh tượng Phật và đưa thợ thủ công sang Pháp để xây dựng chùa Hội Khánh bên đó.

TRong những năm 1923 - 1926, ở chùa Hội Khánh có lập Hội Danh dự Yêu nước gồm các sĩ phu tham gia chữa bệnh, dạy học để truyền bá đạo lý. Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã sống và hoạt động tại chùa trong thời gian này.

Sau năm 1945, chùa Hội Khánh là nơi qui tụ các Tăng Ni của 40 ngôi chùa khác trong tỉnh Thủ Dầu Một, lập ra Hội Phật giáo Cứu quốc do Thượng tọa Thích Minh Tịnh làm Chủ tịch.

Do bề dày lịch sử của chùa Hội Khánh, ngày nay nơi đây đã vinh dự được chọn đặt trụ sở Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Sông Bé và được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

2 . Chùa Hội Khánh là một ngồi chùa cổ của xứ Thủ Dầu Một. Chùa do thiền sư Đại Ngạn khai sơn vào năm Tân Dậu (1741). Nguyên thủy, chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, thuộc ấp Bộng Dầu, dưới tàn cây cổ thụ sum sê. Có lẽ đây là ngôi chùa nhỏ trên mảnh đất không rộng rãi lắm và cũng rất hẻo lánh, cách xa xứ đô hội Cù lao Phố và xứ Gia Định nên ít được biết đến. Điều này đã giải thích vì sao chùa Hội Khánh không có tên trong mục tự quán của sách Gia Định thành thông chí cũng như Đại Nam nhất thống chí.

Ngôi chùa trên đồi thời đầu ấy đã bị giặc Pháp đốt trong khi thực dân đánh chiếm miền đông Nam Kỳ. Năm Mậu Thìn (1868), chùa được xây lại và dời xuống dưới chân đồi, nay ở số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Trên một mặt bằng khoảng 700m2 kết cấu kiến trúc cơ bản của chùa là bốn ngôi nhà chính gồm: Tiền điện, Chính điện, Giảng đường, Đông lang và Tây lang.

Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu "sấp đọi" nối liền nhau theo thức "trùng thềm điệp ốc" phổ biến của đình chùa truyền thống xứ Đàng Trong. Song sự khác biệt rất dễ nhận ra là bố cục các ngôi nhà ấy hoàn toàn độc đáo. Tiền điện và chính điện thường là kiến trúc ghép song song nhưng ở đây giảng đường lại là một ngôi nhà "trở đòn dông dọc" như kiểu nhà thờ Thiên chúa giáo, đặt thẳng góc với cụm kiến trúc chính điện - tiền điện. Đây là

một "biến tấu" trong kiểu thức kiến trúc đình, chùa truyền thống của xứ Nam Kỳ.

Đặc điểm kiến trúc cá biệt của chùa Hội Khánh biểu hiện rõ rệt hơn cả là kiểu thức kết cấu của bộ khung. Kết cấu khung của tiền điện, chính điện và giảng đường đều không tuân theo kết cấu tứ trụ (vuông vức và phát triển không gian đều ra 4 phía) - một kiểu thức đặc trưng của kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng gọi là Stupa (phù đồ = tháp) của Phật giáo (hay gọi là tứ tượng theo tâm thức dịch lý) mà chúng ta có thể thấy ở đại đa số đình, chùa, miếu, võ ở Nam Kỳ. Trái lại, kết cấu bộ khung chùa Hội Khánh là kết cấu của nhà rường (còn gọi là nhà xiên trính) của kiến trúc dân dụng thông thường mở cho chúng ta một giả định là chùa được tạo dựng bởi lớp thợ Thủ Dầu Một còn mang đậm kỹ thuật xây dựng và phong cách trang trí chạm trổ của các thợ xứ Huế.

So sánh các công trình chạm trổ trang trí ở các cột, bao lam, bao lam bàn thờ..., ngay trong chùa cũng có sự khác biệt của hai phong cách nghệ thuật. Nếu các bao lam bàn thờ, nơi trưng bày các bộ tượng La Hán, tượng Minh Vương thể hiện rõ kỹ thuật "dùng nhát đục để hoàn chỉnh tác phẩm" của thợ Thủ thời cận đại (những năm 1920 -1930 về sau) với đễờng nét sắc sảo cứng cáp, thì các bao lam trên xà ngang ở những hàng cột tiền điện lại được chạm tế kiểu với đường nét thanh mảnh và rõ ràng là được cạo gọt tỉ mỉ. Đặc điểm dễ nhận ra đặc trưng của các thợ Thủ kỳ cựu là cấu tạo bao lam theo khuôn đố, và cách ráp thẳng góc hình thước thợ: một mảng chạm nổi tên trên thanh ngang của khuôn và hai mảng chạm lộng ghép vào góc của khuôn tạo nên một trang trí đơn giản, làm tăng giá trị mỹ thuật cho các bộ phận kiến trúc mà vẫn thanh tú. Đặc điểm này hoàn toàn khác với xu hướng lấy sự cầu kỳ và "duy số lượng" của trang trí kiến trúc Hoa mà ta thường thấy ở các đền miếu của người Hoa ở Chợ Lớn và ngay cả các ngôi chùa Ông, chùa Bà của xứ Thủ Dầu Một này.

Dấu tích biểu thị rõ rệt phong cách nghệ thuật của lớp thợ Thủ kỳ cựu ở đây có lẽ là những mảnh phù điêu trang trí trên khung cửa phía sau giảng đường.

Sự khác biệt của các bức chạm của lớp thợ Thủ cận đại so với lớp thợ Thủ kỳ cựu là những bao lam dây nho, lá lật và hoa phù dung, bao lam phù dung - phụng trên các bàn thờ khác ở chính điện. Bức chạm dây nho đối xứng nhau hai bên một "mặt gỗ" hình bầu dục có thể coi là tiêu chí của điêu khắc gỗ chịu ảnh hưởng môtip trang trí phương Tây mà chúng ta thường thấy ở các bộ bàn ghế Louis. Mặt khác, bao lam Thập bát La Hán ở hàng cột cái trước Phật điện lại chỉ ra một kiểu cách chịu ảnh hưởng của khuôn mẫu nghệ thuật của thợ người Hoa mặc dù nó đã bớt rườm rà và mảng khối thanh tú hơn tính chất ô dề mà chúng ta thường bị choáng ngợp bởi sự lắm tầng nhiều lớp của các bao lam ở chùa Hoa.

Sự tương đồng về đặc điểm đồ tượng học và phong cách nghệ thuật của chùa Hội Khánh và chùa Giác Viên không chỉ nhận ra ở bao lam Thập bát La Hán mà còn ở bộ tượng Di Đà tam tôn và nhất là bộ tượng Ngũ hiền (Tứ Bồ Tát và Phật). Điều này cộng với niên đại làm lại của hai ngôi chùa (Hội Khánh 1868; Giác Viên 1891) là cứ liệu để chúng ta xếp chúng vào thế hệ tượng gỗ Nam Kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.

Chùa Hội Khánh từ lâu được trở thành danh lam của Thủ Dầu Một không chỉ đơn thuần nó là ngôi cổ tự có giá trị về kiến trúc nghệ thuật, đã từng được người Pháp chọn làm mô hình để đưa sang Marseille triển lãm cùng với đình Bà Lụa mà mặt khác là do ở đây có những danh tăng đạo cao đức trọng, đào tạo ra đội ngũ tăng sĩ và là một trong những tụ điểm của những người yêu nước trong thời kỳ đen tối của lịch sử đầu thế kỷ này cũng như trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang sau đó.

Những năm 1945 - 1954, chùa Hội Khánh là trụ sở của tổ chức Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Tăng sĩ và Phật tử của chùa là lực lượng nòng cốt. Giai đoạn lịch sử này, trong hàng ngũ tăng ni Phật tử nổi bật là Thiền sư Minh Tịnh, chủ tịch Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một.

Từ năm 1930, ông phát tâm đi ấn Độ, qua Tây Tạng để chiêm bái đất Phật. Ngày 17 tháng 4 năm 1937 ông lên đường đi ấn Độ, qua Népal, Buhtan. Sau 2 năm hành hương trên đất Phật, ông trở về nễớc. Năm 1940, ông xây chùa Thiên Chơn (Búng) và sau lập chùa Tây Tạng.

Ngoài việc đạo, thiền sư Minh Tịnh tham gia sáng lập "Hội truyền bá quốc ngữ" hoạt động trên địa bàn Phú Cường suốt năm 1944-1945.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử trên 200 năm, các kiến trúc xưa của chùa Hội Khánh hầu như vẫn còn nguyên vẹn... Đấy là niềm tự hào lớn của đồng bào Bình Dương ngày nay.

Hãy một lần đến Bình Dương để ghé chùa Hội Khánh, được đứng dưới rừng cây sao để tâm linh được nhắc nhở về một quá khứ hào hùng của biết bao tiền nhân đã ngã xuống để có một Hội Khánh ngày nay...


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #39
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Hồ Thiên, di tích bị lãng quên trong rừng rậm


Một lần về công tác tại khu vực Mai Sưu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử. Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bức tường gạch, tháp gạch, tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho...

Đầu tháng 3/1998 vừa qua chúng tôi mới có điều kiện đi tìm ngôi chùa này. Sau một ngày xuyên rừng đã tìm thấy một ngôi chùa cổ thời Trần đúng như lời kể của nhân dân địa phương.

Chùa cổ nằm ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang, là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Căn cứ vào bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết:

"...Chùa Hồ Thiên (Hồ Thiên tự) xã Phù Ninh, xưa kia thuộc tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương...".

Như vậy chùa có tên là Chùa Hồ Thiên. Nhưng theo nội dung bài văn bia trùng tu dựng năm Vĩnh Hựu thứ 2 (1736) thì biết thêm chùa có tên gọi khác nữa mà ngay trên bài văn bia đã chỉ rõ: Trùng tu Trù Phong tự bi ký (Bài ký bia trùng tu chùa Trù Phong). Cũng theo nội dung bài văn bia này cho biết: " Hồ Thiên tự là một danh lam cổ tự đẹp nhất ở miền Đông thổ..." . Tiến hành khảo sát sơ bộ thấy rằng đây là một quần thể di tích có quy mô khá hoàn chỉnh. Dưới lớp phủ của lá cây rừng, các công trình kiến trúc vẫn còn giữ nguyên phần tường xây, nền chùa và chân tảng. Nằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha, chùa Hồ Thiên có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau với tổng số khoảng trên dưới 100 gian. Ngoài ra còn có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê - Nguyễn. Trong số đó có một ngọn tiêu biểu cao 11m, bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh.

Hiện vật ở đây còn khá nhiều loại chủ yếu bằng chất liệu đá xanh: tượng đá, thống đá, các mảnh chạm v.v... Song giá trị tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống bia đá. Chúng tôi chưa có điều kiện tìm kiếm đào bới nên chỉ phát hiện được năm tấm bia đá khắc chữ Hán còn đọc được. Xin giới thiệu hai tấm bia tiêu biểu:

Bia trùng tu dựng năm 1736 : tấm bia này được đặt trong một nhà bia có chiều dài 3,2m, rộng 2,9m, cao 3,5m. Nhà bia có kiến trúc bằng đá xanh gồm ba bức tường đá, mái lợp ngói đá. Mỗi bức tường là một phiến đá xanh dày 0,3m. Các bức tường đá này được ghép với nhau bằng những mộng đá rất vững chắc. Nhà bia còn một đôi câu đối khắc nổi trên tường:
Phiên âm:

Thuỵ hiện Nam thiên vạn tải ân quang hộ chiếu
Pháp truyền Đông thổ thiên thu đạo đức trường minh.

Tạm dịch:

Thuỵ hiện trời Nam muôn thuở ân quang chiếu khắp
Pháp truyền đất tổ ngàn thu đạođức sáng ngời.

Bia được đặt ở chính giữa, cao 2,76m (cả bệ), rộng 1,2m. Bia dẹt có mái hình lá đề. Mặt tiền khắc bài văn bia trùng tu, mặt sau không khắc chữ, hai bên cạnh có đôi câu đối khắc nổi theo kiểu chữ Đại Triện. Đế bia cao 0,4m, rộng 1,35m, chạm khắc tinh xảo theo đề tài tứ linh. Toàn bộ tấm bia này là một công trình, một tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tuyệt mỹ.

Nội dung: Ca ngợi cảnh đẹp Hồ Thiên và ca ngợi công đức của chúa Trịnh khi trùng tu ngôi chùa này. Cuối bài văn bia có khắc bài thơ của chúa Trịnh Cương: Ngự chế Hồ Thiên tự thi .

Tạm dịch:

Miền đông đều xinh đẹp
Riêng một cảnh Hồ Thiên
La liệt ngàn núi thẳm
Vời vợi muôn vẻ huyền
Thượng thừa khai cảnh phật
Đại giác diễn chân thuyên
Lầu gác thường truyền giới
Đầm vực nối đất liền
Châu báu xây cổ tháp
Ngọc vàng rạng mọi miền
Đạo lớn thâm hưng chấn
Công quả được mãn viên
Cuộc chơi vừa kết thúc
Bút thánh đề non tiên.

Bia dựng ngày tốt tháng 3 niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736). Công bộ Thượng thư Cao Huy Trạc, tước Lâm quận công và Nguyễn Trác Luân đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ khoa Tân Sửu niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) soạn văn. Phạm Khiêm Mích, đỗ Thám hoa, làm quan chức Tham tòng Lễ bộ Thượng thư kiêm Đông các đại học sĩ, tước Thuật quận công và Nguyễn Huy Nhuận làm quan chức Tham tòng Hộ bộ Thượng thư, kiêm Binh bộ Thượng thư thiếu truyền tước Triệu quận công cùng nhuận sắc.

Bia tháp Viên Nhân : tháp gạch đã đổ nát, tấm bia bị va đập bị vỡ làm mất dòng lạc khoản. Đây là nơi an táng của một vị sư tổ chùa Hồ Thiên có tên tự là Tâm Quế, huý là Trần Chi, pháp hiệu là Hoà Bình Thích Khoan Hựu thiền sư. Bài văn bia có nhiều chữ bị mờ mòn khó đọc. Đoạn đầu kể về tiểu sử và ca ngợi tâm đức học hạnh của nhà sư, đoạn cuối có bài minh văn:

Phiên âm:

Sơn xuyên vô nhãn lượng
Phong thuỷ mạc kỳ cư
Thân đáo bồng lai cảnh
Thần siêu an lạc trần
Tiêu dao đăng bảo tháp
Thoát sái kiến chân như.

Tạm dịch:

Sông núi mênh mang vượt quá tầm mắt
Gió lành, nước mát phải chăng ở chốn này
Gửi tấm thân đến cảnh bồng lai
Rũ bụi trần thấy tinh thần siêu thoát an lạc
Thảnh thơi lên ngọn bảo tháp
Thoát cõi trần tục thấy được Chân Như.

Ngoài năm bia đá kể trên, nếu có điều kiện khai quật ở các ngọn tháp đổ hoang có thể còn phát hiện nhiều tấm bia đá khác có giá trị. Hiện nay mọc lẫn cùng cây rừng còn có nhiều cây của nhà chùa để lại như thông, vải thiều, đại trắng, quýt, bưởi, khế... Tất cả đều là cây cổ thụ hàng năm trăm tuổi trở lên... Đặc biệt còn ba cây thông già, cao hàng chục mét có đường kính tới 1,5m. Cổ nhất là cây vải thiều, gốc cây xù xì, nhiều bạnh cũng có đường kính tới trên 1,5m (tương đương ba người ôm)... Đó cũng là những hiện vật minh chứng cho niên đại của cổ tự Hồ Thiên.

Sau khi khảo sát phế tích này, chúng tôi đã tiến hành tra cứu thư tịch cổ và các tư liệu về di tích thì được biết: Hồ Thiên là một danh lam cổ tự nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt

Nam thời phong kiến. Chùa được khởi dựng dưới triều Trần. Điều ngự giác hoàng Trần Nhân Tông (tức đệ nhất Phật phái Trúc Lâm) từng đăng đàn thuyết pháp tại đây. Sau khi ngài mất, đệ tử chùa Hồ Thiên đã tạc tượng thờ ngài. Nhiều năm sau cổ tự Hồ Thiên đã trở thành thiền viện danh tiếng của Phật phái Trúc Lâm. Đời Hậu Lê vào năm Vĩnh Khánh 1729 - 1732 và Vĩnh Hựu 1735 - 1740 triều đình đã cấp tiền trùng tu với quy mô rộng lớn khang trang lộng lẫy nhất vùng. Đến đầu thế kỷ XIX chùa bị đổ nát chỉ còn di tích .

Như vậy đến nay đã gần hai thế kỷ chùa Hồ Thiên vắng bóng nhà tu hành. Các công trình kiến trúc bị đổ nát trở thành hoang phế, các hiện vật và tư liệu Hán Nôm phần nhiều bị thất lạc. Vì nằm trong sâu thẳm rừng hoang nên đến nay vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu.

Hiện chưa rõ phần đất này thuộc địa phương nào quản lý, song với ngành quản lý chuyên môn thì vấn đề khảo sát kỹ lưỡng để tiến hành nghiên cứu thiền viện Hồ Thiên là việc cần thiết. Đến Hồ Thiên chúng ta mới thấy được tính cấp thiết của vấn đề này. Khu rừng đang bị lâm tặc tấn công khai thác gỗ, còn ngôi mộ tháp đã bị kẻ săn tìm đào bới để kiếm tìm cổ vật. Tháp đá bảy tầng vì một quả bộc phá mà bị nghiêng đi một góc chừng 25Co và có nguy cơ bị nghiêng nhanh hơn nữa khi tán cây rừng bị chặt trụi. Bia trùng tu và nhà bia đã bị đào bới đổ nát... Qua bài viết này chúng tôi kính mong được Bộ Văn hoá Thông tin,

Hội Phật giáo Trung ương và các ngành có liên quan cùng phối hợp khảo sát nghiên cứu để có kế hoạch bảo vệ di tích quý giá này.





Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #40
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Hoa Yên (Hoa Yên Tự)


Ở Việt Nam không hiếm các nhà vua am hiểu sâu sắc Phật học và có những cống hiến lớn lao cho sự phát triển của Phật giáo. Nhưng làm vua mà hai lần lãnh đạo nhân dân đánh đuổi giặc Nguyên, đuổi xong giặc lại chuyên tâm với kinh Phật, rồi tìm nơi tu luyện, lập ra cả một Thiền phái, thì chỉ có vua Trần Nhân Tông (1258 - 1308) mà thôi. Thật ra thì ngay từ khi còn là Thái tử, ngài đã từng trốn khỏi thành, định vào tu ở núi Yên Tử, nhưng vua cha là Trần Thánh Tông đã cho người gọi về. Sau những năm tháng tham gia triều chính, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đến năm 1299, Ngài thanh thản trở lại Yên Tử.

Đây không phải là lần đầu Yên Tử đón một vị vua đến trụ trì. 63 năm trước, đau khổ vì vận nước và ray rứt vì chuyện riêng, vua Trần Thái Tông - vị vua sáng lập nhà Trần - đã từ bỏ ngai vàng trốn lên Yên Tử, nhưng lần đó chuyện xuất gia không thành vì Trần Thủ Độ cho các quan lên núi đón vua về lại kinh đô.

Có lẽ phải có một lòng quyết chí lớn lắm và một nhân duyên đặc biệt người ta mới đến được với Yên Tử. Nằm ở giáp giới 3 tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Quảng Yên (cũ), cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng 15km về phía Tây Bắc, Yên Tử là ngọn núi cao nhất (1068m) và hiểm trở nhất miền Hải Đông xưa. Đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên là Bạch Vân Sơn. Nhìn từ xa núi giống hình một con voi nên lại có tên là Tượng Sơn. Tương truyền vào thế kỷ X có một đạo sĩ là Yên Kỳ Sinh tới núi này tu hành, sau hóa thành đá. Tượng đá đó cao 2,50m bây giờ vẫn còn đứng bên đường lên đỉnh núi (ở độ cao 824m) khi qua khỏi Cửa Trời. Núi mang tên Yên Tử có lẽ là do truyền thuyết đó.

Nói đến Yên Tử là nói đến một hệ thống chùa và những thắng cảnh trên con đường hành hương từ chân núi lên đỉnh núi cao chót vót. Ở chân núi bên suối Cấm có chùa Cấm Thực còn có tên là Linh Nhâm Tự; bên suối Lân có chùa Lân còn mang tên là Long Động Tự. Nằm bên suối Giải Oan, tên cũ là Hồ Khê, có chùa Giải Oan. Có truyền thuyết kể rằng khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào núi, vua Trần Anh Tông sai cung nữ theo mời về, nhưng Ngài quyết chí tu hành nên đã cự tuyệt. Các cung nữ nhảy xuống suối này trầm mình. Một số được cứu sống, ở lại sinh cơ lập nghiệp phía ngoài chùa. Còn số chết, vua cho lập đàn cầu siêu, dựng chùa Giải Oan, trong có thờ tượng các cung nữ.

Qua dốc Voi Xô thì đến núi Hạ Kiệu, nơi các vua nhà Trần đến yết kiến Trần Nhân Tông phải xuống kiệu đi bộ. Trên con đường rợp bóng cổ tùng gồm thanh tùng, thủy tùng và xích tùng, ta sẽ gặp Hòn Ngọc, rồi Huệ Quang Kim Tháp. Đây là khu mộ tháp gồm tháp Tổ thờ ngài Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) làm bằng đá cao 10m có 6 tầng ; phía ngoài tường gạch quây quần 44 ngôi tháp, là nơi tôn trí hài cốt của các vị sư tu hành ở đây.

Nằm trên lưng chừng núi ở độ cao 516m, chùa Hoa Yên là ngôi chùa to nhất và đẹp nhất nên còn gọi là chùa Cả. Chùa này vốn được dựng từ đời Lý, tên là Phù Vân; tới đời Trần đổi tên là Vân Yên : vào đời Lê, vua Lê Thánh Tông ngự du thăm chùa, thấy hoa cỏ xanh tươi, mới đặt tên là Hoa Yên.

Con đường quanh co dẫn lên đỉnh núi nối liền chùa Hoa Yên với chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu và chùa Thiên Trúc tức chùa Đồng (độ cao 1068m). Chùa Đồng trước đây đã bị hư hại, nay đã được sửa sang lại. Ở đây, còn một bia đá cao 3m, mặt trước khắc ba chữ "Thiên Trúc Tự", mặt sau khắc chữ "Phật".

Không gian quanh chùa Hoa Yên gây ấn tượng sâu sắc trước hết ở những cây đại già và những hàng tùng sống qua 5-7 thế kỷ nay. Hình ảnh bóng trăng lồng vào những cành cây cổ thụ đã hơn một lần đi vào thơ Huyền Quang :

Hơi đêm phả lạnh bức rèm lan
Xào xạc cây sân thu đã sang
Quên đến trúc đường hương lựu tắt
Cành thông ngời khắp lưới trăng đan

(Ngô Linh Ngọc dịch)

Còn Nguyễn Trãi khi đến thăm chùa thì lại bắt gặp cái thời khắc giao tiếp giữa bóng đêm vừa tan và ánh ngày đã ló rạng :

Trên non Yên Tử chòm cao nhất
Trời mới canh năm đã sáng tinh
Vũ trụ mắt đưa ngoài biển cả
Nói cười người ở giữa mây xanh
Muôn hàng giáo ngọc tre gài cửa
Bao dải tua châu đá rũ mành
Dấu cũ Nhân Tông vẫn còn đấy.
Mặt rồng thấy giữa ánh quang minh

(Đề chùa Hoa Yên núi Yên Tử)

Vâng, dấu cũ Nhân Tông vẫn còn đó! Còn nơi chùa Thiền Định, chỗ vua Trần xưa đọc kinh niệm Phật. Còn nơi chùa Một Mái, chỗ vua Trần đọc sách nghiên cứu đạo Thiền.

Chùa Hoa Yên cùng với toàn bộ hệ thống chùa Yên Tử nằm hài hòa giữa thiên nhiên hùng vĩ là một dẫn chứng rõ nét về sự dung hợp hai quan niệm đạo và đời của dân tộc ta.



Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #41
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Huy Văn: Dấu tích Vua hiền



Chùa Huy Văn hiện ở trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng. Xưa kia đây chính là đất làng Huy Văn, một làng cổ của Thăng Long.

Chùa này thờ Phật như bao chùa khác. Nhưng cũng có điểm không giống các chùa khác là, trong chùa Huy Văn có thờ bài vị vua Thái Tổ và bài vị vua Thần Tông nhà Lê. Và, ngay trước chùa lại có một ngôi đền, là đền Dục Khánh. Trong đền có tượng thờ vua Thánh Tông nhà Lê, bên trái là tượng Quang Thục hoàng Thái hậu (thân mẫu Lê Thánh Tông), bên phải là tượng Trường Lạc Hoàng hậu (vợ vua Lê Thánh Tông).

Theo bi ký trong chùa thì chùa Huy Văn được lập từ thời Lê Thái Tông (1434-1442). Thời đó, trong số phi tần nội cung có người họ Ngô tên là Dao Viên. Bà Dao Viên có thai, bị Huệ phi của Thái Tôn dò biết đem lòng ghen tức muốn triệt hạ. Dao Viên được người giúp đêm khuya trốn thoát và đến nương náu ở chùa Huy Văn, sau bà sinh được con trai là Lê Tư Thành (theo "Phạm Thị phả" dẫn ở bộ "Ức trai thi văn tập", thì câu chuyện về bà Ngô Thị Ngọc Dao có hơi khác một chút). Tư Thành thông minh, đĩnh ngộ, được mẹ chăm cho học và giữ gìn không để lộ tung tích. Sau khi các đại thần nhà Lê dẹp yên loạn Nghi Dân, thì đón Lê Tư Thành về triều lập làm vua, đó là Lê Thánh Tông, vị vua hiền minh bậc nhất trong các vua Lê.

Tư Thành lên ngôi vua, tôn thân mẫu làm Quang Thục Hoàng thái hậu. Ông cũng cho sửa sang chùa Huy Văn để ghi nhớ nơi sinh trưởng cuả mình. Thái hậu không muốn vào sống trong cung nữa, nên Thánh Tôn cho dựng một biệt điện cho bà ở và thờ Phật. Điện ấy là đền Dục Khánh. Thái hậu ở đó được ba mươi năm thì mất, Lê Thánh Tôn cho đúc tượng và chuông, thờ bà ngay tại đền. Tượng và chuông này sau này bị kẻ gian lấy mất. Đến năm Vĩnh Trị thứ 3 và thứ 4 (1678-1679), nhà chùa đứng ra khuyến hoá đúc được chuông và tượng khác. Còn pho tượng Trường Lạc Hoàng hậu thì trong văn bia không ghi thời gian lập tượng.

Trải qua thời gian, cuối Lê, rồi đầu Nguyễn, chùa bị hư hại nhiều. Những người dòng dõi nhà Lê có góp tiền của sửa chùa năm Minh Mệnh thứ 4 (1823). Đến năm Tự Đức thứ 17 (1864) chùa lại được tu sửa. Pho tượng cuả vua Lê Thánh Tông, nguyên trước đặt ở chùa Khán Sơn (trong khu bách thảo ngày nay), đến cuối triều Lê, khi quân Tây Sơn ra Thăng Long, có toán loạn quân phá chùa Khán Sơn, người ta mới rước về chùa Huy Văn.

Thánh Tông (1442-1497), làm vua từ năm 1460 đến 1497 với hai niên hiệu là Quang Thuận và Hồng Đức. "Ông là vị vua anh hùng, tài lược dù Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không hơn...(Toàn thư). Lê Thánh Tông hết sức chăm lo đến đời sống nhân dân, đặc biệt ưu ái kẻ sĩ. Bởi vậy, 37 năm ông ở ngôi, đất nước có tới 501 đỗ tiến sĩ. Ông giỏi cả thơ và văn, Nôm và Hán đều sâu sắc. Ông để lại nhiều trước tác lớn do ông cùng triều thần cùng làm hoặc riêng ông sáng tác, như "Luật Hồng Đức", "Đại Việt sử ký", "Thiên Nam dư hạ", "Thân Chinh ký sự", "Hồng Đức quốc âm thi tập",... Về cuộc đời Lê Thánh Tông, trong ngọc phả có ghi rằng, khi Thái hậu còn ở cung làm phi tần, một đêm nằm mơ lên Thiên đình xin Ngọc Hoàng cho sinh quý tử. Ngọc Hoàng cho Tiên Đồng xuống đầu thai để làm vua nước Nam, và cho Ngọc Nữ xuống làm bạn trăm năm. Tiên Đồng không vâng lệnh, xin Ngọc Hoàng cho một vị tiên xuống giúp, Ngọc Hoàng chỉ vị tiên chầu bên mình. Vị tiên lạy tạ và có ý từ, Ngọc Hoàng vỗ vào vai bắt phải đi ngay. Rồi Thái hậu có mang, khi sinh Thánh Tôn, thấy có vết cái hốt in trên trán. Sau Thánh Tôn lên ngôi, Thái hậu nói việc chiêm bao cho biết. Từ đó Thánh Tôn có ý tìm những người trong mộng của Thái hậu. Mãi lâu sau, một hôm trong cung có yến tiệc, các đào hát giáo phường vào cung múa hát chầu yến. Giữa lúc tuần tiệc đang vui, một đào nương tuổi đôi tám xinh đẹp nhưng bị câm nên chỉ ngòi gõ phách, bỗng dưng cất lời ca nỉ non như vãn như than: "Hẹn nhau từ thuở Thiên Đình - Lòng nào nỡ phụ tâm tình thế rủ..." Mọi người đều sửng sốt. Vua Thánh Tông gọi đến gần thấy dung nhan cứ ý như Ngọc Nữ mà Thái hậu thấy trong mộng. Vua hỏi quê quán, cha mẹ, người con gái ứa nước mắt kể : "Nàng là con gái Tế Văn hầu Nguyễn Trãi. Vì nỗi nhà oan ức, luôn kìm giữ trong lòng, nói ra không được, đành phải làm câm cho khỏi chịu thêm oan khổ...". Lê Thánh Tôn nghe, cảm thương và cho dẫn người con gái đến chào Thái hậu, rồi kén vào cung, phong làm Trường Lạc Hoàng hậu (trong chính sử chép Trường Lạc Hoàng hậu là con gái Thái uý Nguyễn Đức Trung, người Thanh Hoá).

Sau nữa đến năm Quang Thuận thứ 4 (1463) có khoa thi tiến sĩ, khi các vị tân khoa vào tạ ân, Trạng nguyên Lương Thế Vinh đứng chầu, hai vai so lệch, vua thấy lạ cho dẫn vào bái yết Thái hậu và Hoàng hậu. Cả Thái hậu và Hoàng hậu đều nhận ra vị tiên do Ngọc Hoàng phái xuống giúp nhà vua. Lương Thế Vinh được cử ngay làm Hàn lâm thị độc học sĩ và sung vào Tao đàn sái phu.

Hơn năm thế kỷ qua, chùa Huy Văn và Đền Dục Khánh là nơi thờ tự linh nghiêm và cũng đầy cảm động bởi nơi đây lưu giữ thiên huyền thoại ân tình sâu xa như lịch sử.

Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #42
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Huyền Không



Được xây dựng năm 1978, chùa Huyền Không không bề thế, cổ kính như nhiều ngôi chùa khác ở Huế, với kiểu kiến trúc theo mô thức nhà vườn - vốn là điểm đặc trưng của kiến trúc Huế. Chùa Huyền Không gồm ba khu vườn: Thanh tâm viên, Phương thảo địa, Hứa nhất thiên với nhiều hòn non bộ cùng ao nước, vườn hoa.

Ở Huế có khoảng 120 ngôi chùa, ngoài những tổ đình nổi tiếng lâu đời như Thiên Mụ (1601), Bảo Quốc (1664), Từ Đàm (1683), Diệu Đế (1844)... còn có một loạt những ngôi chùa mới xây dựng sau này. Chùa Huyền Không là một trong số những ngôi chùa mới đó. Chùa được xây dựng năm 1978 tại Hương Hồ cách Phú Văn Lâu khoảng 8 km về phía tây. Tính sáng tạo của vườn cảnh.

Chùa Huyền Không được kiến tạo theo mô thức nhà vườn, thú chơi cây cảnh, hòn giả sơn, ao nước thả súng hồng, vườn hoa trước nhà mang đậm chất Huế. Các nhà sư hành đạo ở đây thuộc hệ phái Nam Tông (Theravàda) vốn chưa phổ biến ở Huế. Vì thế mầu sắc thẩm mỹ thiền tông in đậm dấu ấn trong nghệ thuật kiến trúc tạo dáng vẻ riêng cho chùa, trong tiếng cầu kinh vang lên bằng tiếng Pali không qua phiên âm Hán ngữ. Bức tranh toàn cảnh của Huyền Không tĩnh lặng ngân lên trong một khoảnh khắc hoa rơi, vài tia nắng mặt trời điểm xuyết qua lối rêu làm nên thần thái sức sống của cảnh vật.

Vườn cảnh Huyền Không là một tiêu mẫu cô đọng về sự giao cảm giữa con người với thiên nhiên nâng lên thành nghệ thuật đặc sắc trong lối kiến tạo về cái đẹp. Mỗi công trình kiến trúc ở đây sử dụng chất liệu từ tranh, tre, nứa, lá... mộc mạc, dung dị nhưng tất cả đều toát lên bản sắc của dân tộc. Phía cuối khu vườn là nơi trưng bày hơn 100 chậu non bộ đan xen nhiều phong cách khác nhau như nghệ thuật Bonsai Nhật Bản hay kiểu Bonki (chậu đá) rất gần gũi với thú chơi non bộ của người Việt, nghệ thuật Saike (sai: cây, ke: đá) thể hiện dễới hình thức một cây cổ thụ nhỏ bé sống trên viên đá cầu kỳ.

Chùa Huyền Không có ba khu vườn có tính chủ đạo cho cảnh trí chung là Thanh tâm viên, Phương thảo địa và Hứa nhất thiên. Một cái cổng gỗ nhỏ mái lợp tranh có dòng chữ: "Thanh tâm viên", giữa vườn Thanh tâm là một hồ nước lượn cong hình chữ S với cái tên thi vị "Hàm nguyệt trì" (ao chứa trăng) có lối đi quanh co được xếp bằng các phiến đá để dẫn con người lạc bước vào bức tranh thơ. Ngoài ra chùa còn xây dựng một thi hiên (mái thơ), nơi để các tăng sĩ hoặc các du khách đề thơ, họ viết bằng mực tàu, giấy đỏ, bút lông đỏ làm sống lại một thú chơi tao nhã, đó là nghệ thuật thễ pháp thể hiện trình độ lịch lãm, uyên thâm của người viết.

Ngành du lịch ở Huế nên chăng cần có một tour du lịch nhỏ bắt đầu từ trung tâm thành phố đi ngược lên tả ngạn sông Hương để chiêm ngưỡng toàn bộ kinh thành Huế cổ kính rêu phong, đến một Kim Long xưa từng là đế đô thuộc vùng đất Kim Trà như Dương Văn An từng mô tả rõ trong Ô Châu Cận Lục, thăm các phủ đệ của vua quan ngày trước, các nhà vườn để hiểu nghệ thuật làm vườn xứ Huế, thăm chùa Thiên Mụ đã trở thành biểu tượng mà tiếng chuông chùa đã len nhẹ vào ca dao, dân ca, thăm khu văn thánhvới văn miếu ghi tên các tiến sĩ đời Nguyễn trên bia đá; qua chợ Văn Thánh, cái chợ nông thôn tiêu biểu cho hình thức trao đổi hàng hóa thời trung cổ và rẽ vào Huyền Không. Trên một đoạn đường dài đi đến Huyền Không, mọi mệt nhọc sẽ tan biến khi đứng trong vườn chùa, thăm vườn cảnh, ngắm những chùm phong lan rực rỡ để ra về lòng lâng lâng một dễ vị ngọt ngào.

Qua các cuộc trao đổi, tìm hiểu với khách du lịch, phần lớn du khách cần thỏa mãn tính văn hóa, thẩm mỹ để làm phong phú thêm đời sống tinh thần của họ. Hiểu được đặc trưng văn hóa du lịch để có biện pháp lôi cuốn và giữ chân du khách là một thành công trong kinh doanh du lịch. Hiện nay chùa Huyền Không chưa được xem là một điểm du lịch chính thức như các chùa Thiên Mụ, Bảo Quốc, Từ Đàm... Lãnh đạo các ngành hữu quan ở Huế nên có sự quy hoạch, quan tâm thích đáng tạo điều kiện để chùa Huyền Không trở thành một điểm du lịch văn hóa, góp phần làm phong phú thêm văn hóa Huế, tạo nguồn phát triển cho ngành công nghiệp không khói.

Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #43
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Có một chùa Hương trên đỉnh núi Hồng


"Phiên bản" chùa Hương

Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ. Chùa này được chính thức xây dựng từ đời Trần (có thể đồng thời với chùa Yên Tử). Khi Trần Nhân Tông lên tu ở chùa Hoa Yên (Yên Tử), trại trạng nguyên Bạch Liêu, quê huyện Yên Thành (phủ Diễn Châu), cũng dời nhà vào chân núi Hồng Lĩnh cho tiện việc thắp hương ở chùa Hương Tích.

Hương tích Trần triều tự
Hồng Sơn đệ nhất phong

(Hương Tích ngôi chùa đời Trần, dựng trên ngọn núi đẹp nhất Hồng Lĩnh).

La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp đã viết như vậy trong chuyến thăm chùa, năm 1774. Tương truyền, đây là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành đắc đạo. Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Tây để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam). Còn theo Can Lộc dư địa chí, thì vào thời chúa Trịnh, có một Chúa đã vào đây cầu tự và sinh được thế tử. Vì thế hằng năm Chúa sai người về làm lễ tạ ơn Phật. Về sau, thấy Hương Sơn - Hà Tây cũng có cảnh đẹp, lại ở gần kinh thành, Chúa bèn cho xây ngôi chùa ở đấy để tiện việc đi lại, khỏi phải vào Hồng Lĩnh xa xôi. Ngôi chùa ở Hà Tây cũng gọi theo tên Hương Tích của ngôi chùa Hồng Lĩnh. Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà nước ta có hai chùa Hương Tích.

Chùa Hương gốc

Nếu đường vào chùa Hương ở Hà Tây bắt đầu từ dòng suối Yến tấp nập những du thuyền thì lối vào chùa Hương ở Hà Tĩnh cũng từ mênh mông hồ nước nhà Đờng (Đường) theo dòng suối rộng có tên là suối Hương Tuyền đi ngược lên. Nhưng do nhiều năm trước trung tâm chùa Hương Tích mờ dần (ba lần chùa Hương này bị tàn phá bởi giặc Minh, thực dân Pháp và cháy rừng). Vì thế có nhiều khoảng thời gian chùa không, rừng quạnh bởi không có sư về trụ trì. Chùa Hương vắng bóng du khách, suối Hương Tuyền chỉ dành cho thuyền đi chở đá núi về kè đập, xây hồ. Nhưng từ năm 1990 trở lại đây, cứ vào dịp 18-2 âm lịch hằng năm (đúng như lịch trẩy hội chùa Hương ở Hà Tây) có hàng nghìn du khách, đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp từ khắp nơi trong cả nước, vượt dốc núi dài gần tới 4.000 m để tới chùa Hương.

Giống như chùa Hương ở Hà Tây, quần thể chùa Hương ở Hà Tĩnh gồm có thượng điện (chùa chính), đền Thiên Vương và am Thánh Mẫu (theo truyền thuyết là nơi công chúa Diệu Thiện tu hành và hóa Phật). Ngoài ra chùa còn có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36 cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm...

Đến với chùa Hương Tích là đến với vẻ đẹp quyến rũ của Hồng Lĩnh. Trước khi lên núi vãng cảnh chùa, du khách được thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ nước rộng hàng trăm ha hòa quyện với núi rừng tạo thành bức tranh sơn thủy. Con đường lên chùa có từ xa xưa, qua những rừng thông, rừng trúc, rừng mai, qua những dòng suối biếc, mỗi nơi đều có một truyền thuyết khác nhau. Càng đi sâu vào núi, càng bị cuốn hút bởi cảnh đẹp thiên nhiên.

Sau hơn một giờ thăm rừng, du khách đến bên suối Hương Tuyền (còn gọi là suối Giải Oan) nghỉ ngơi lấy sức cho chặng tiếp theo. Bên suối có Miếu Cô (truyền thuyết gọi là trạm nghỉ của Phật Bà), vẫn còn ngôi miếu cổ và tượng Phật Bà Quan âm dựng trên đài cao. Đi lên phía thượng nguồn dòng suối, có đoạn nước chảy ngầm dưới những phiến đá to chỉ nghe tiếng ầm ầm mà không nhìn thấy nước, dân gian gọi là khe Âm ầm, truyền thuyết gọi là khe Quỷ Khóc. Cũng từ trạm nghỉ Miếu Cô, du khách sẽ lên thăm am Bát Cảnh bên dòng suối Cái Am được xây từ đời Trần, nay vẫn còn khá nguyên vẹn, tương truyền là nơi tu hành của một nhà sư thời đó.

Từ Miếu Cô lên chùa là chặng đường leo núi thú vị, càng lên cao càng cảm nhận được vẻ đẹp kỳ vĩ của Hồng Lĩnh. Mây bay dưới núi dõi mắt về phía nam là dãy Hoành Sơn, phía tây là Trường Sơn, phía đông là biển cả, du khách có cảm giác như mình đang lạc vào xứ Bồng Lai.

Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến viếng. Đông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm tháng bảy. Dịp đó dân nghèo xã Thiên Lộc mở quán dày đặc dọc lối lên phục vụ du khách. Năm 1990, chùa được Nhà nước cấp bằng di tích văn hóa - thắng cảnh.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #44
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Keo


Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.

Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (Ngài qua đời ngày 3 tháng 6 âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

Nếu có dịp về thăm chùa Keo, thì du khách hãy đến vào hội mùa thu. Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10 km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông nhưmột hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.

Chùa Keo có tên chữ là Thần Quang Tự, được xây dựng từ năm 1630 đến năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của Bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ.

Nhưng lịch sử của ngôi chùa thì có bề dày đến hơn chín thế kỷ. Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo - Thái Bình này.

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng đến 58.000 m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Sau đó là chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là tòa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá.

Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đễờng kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796.

Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch.

Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.

Cứ 12 năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những ngễời chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Đến thăm chùa, khách có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Một lần đến với Chùa Keo

Từ tỉnh lỵ Thái Bình, rẽ qua những cánh đồng đang vào vụ cấy của huyện Vũ Thư là đến chùa Keo nằm trên địa phận xã Duy Nhất. Từ trên đê nhìn mái chùa cong soi bóng xuống mặt hồ, thấy không khí oi nồng của buổi chiều hè dường như dịu lại. Đi qua hồ lác đác những bông súng cuối mùa là đến Tam quan, sẽ hiểu được sự tích ngôi chùa độc đáo của vùng đồng bằng Bắc bộ từ thế kỷ 17.

Chùa Keo tên chữ là Thần Quang Tự. Theo sách Đại sứ Không Lộ, vị tổ thứ 9 phái Thiền Việt Nam, Quang Tự từng đi chu du khắp nước Đại Nam. Khi đến làng Keo, thấy kiểu đất Long xà hợp hình, ông đã xin Vua được dựng Chùa ở đấy. Vua cho ngàn mẫu ruộng, cử thợ khéo về xây chùa từ năm 1630 đến năm 1632. Thế rồi, nơi đây từ khu rừng hoang dã, chùa Keo được xây dựng với 128 gian, trên diện tích 58.000m2. Thời gian xây chùa, dân làng Keo đã giã thủng 36 chiếc cối đá để lấy gạo nuôi thợ làm chùa.

Kiến trúc sư Nguyễn Văn Trụ đã không hề dùng đến một chiếc đinh khi dựng chùa Keo. Đến bây giờ, nhiều kiến trúc sư vẫn kính nể tài nghệ của ông khi làm khoảng sân chùa và khu thờ Thánh bên trong để có một cái nhìn từ thấp đến cao trên địa thế đất bằng phẳng của miền đồng bằng Bắc bộ. Ngay từ khi bước vào tam quan, du khách đã gặp một điều đặc biệt. Ông Bùi Anh Diêm, cán bộ Sở Văn hoá Thông tin Thái Bình nói: "Tam quan chùa có đủ cả 3 gian gồm không quán, giả quán và trung quán. Đây là công trình kiến trúc đơn lẻ đậm vẻ kiến trúc của thế kỷ 17. Điều đặc biệt là đôi cánh cửa, chiều cao 2m, chiều rộng 1,3m khi khép lại tạo ra một mạng chạm hoàn thiện, giữa là mặt nguyệt, hai bên là 2 con rồng chầu, thân rồng uốn nhiều lần, đầu tóc rất dữ dội. Đao rồng dựng lên như biển lửa, chúc xuống như rừng giáo mác. Phía sau là 2 rồng con núp sau rồng mẹ, dáng vẻ rất thảnh thơi. Về mặt kiến trúc, trên một mặt chạm gỗ đục sâu không quá 3cm, nghệ nhân rất thành công khi áp dụng luật tối, sáng, xa gần dù không dùng tới một chút màu nào cả nhưng khi ta nhìn thấy có tối, có sáng, có xa, có gần với những đường chạm rất sắc sảo, nét khắc rất tinh vi. Nếu đôi cánh cửa ở Chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời Lê".

Đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là nơi quý khách sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Điều quý nhất ở khu tam bảo là pho tượng Quan Âm Nam Hải có niên đại 450 năm. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng. Bùi Anh Diêm giới thiệu: "Pho tượng Tuyết Sơn hay còn gọi là Thích Ca Mâu Ni này có tính chất nhân trắc học tức pho tượng đã đáp ứng được sự tích. Từ xương sườn, xương quai xanh, bánh chè, đầu gối, mỏ ác đều thể hiện tài đức của ông. Môi mỏng thể hiện tài thuyết pháp, mắt thể hiện sự nhìn xa trông rộng và đầu thể hiện tư duy lớn. Pho tượng này có niên đại khoảng 400 năm".

Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Hội chùa Keo diễn ra vào ngày 4 Tết âm lịch và từ 13 đến 15-9 âm lịch. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa.

Phía trong cùng là gác chuông chùa Keo. Đối với những người Thái Bình xa quê hương thì đây là biểu tượng của quê hương Thái Bình. Chiều cao gác chuông là 12,7m, chịu lực trên 4 cột chính, mỗi cột cao 5m, đường kính 70cm và 3 tầng kiến trúc chồng lên nhau song không có sự che khuất. Phía trên cùng là quả chuông nặng 3 tạ, tầng thứ hai có quả chuông 8 tạ và tầng cuối cùng, quả chuông nặng 1,3 tấn.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đò tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ XVII, với nhiều kiệt tác đặc sắc như Thượng sư Không Lộ bằng gỗ trầm, tượng Quan Âm từ thời Mạc, tượng Cửu Long, tượng La Hán thời Lê.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-05-2009   #45
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.117
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chùa Kh'Leang


Thị xã Sóc Trăng có khá nhiều ngôi chùa, trong đó Kh?Leang là ngôi chùa cổ nhất. Bên cạnh những ngôi chùa Việt mà chúng ta thường thấy, đây là một công trình kiến trúc khá độc đáo mang đậm dấu ấn của văn hóa Khmer.

Tọa lạc trên một khuôn viên rộng 3,5 hecta với nhiều cây cao bóng cả, lúc đầu đây chỉ là một ngôi chùa làm bằng gỗ lợp la, sau mới sửa lại bằng gỗ lợp ngói. Từ khi xây dựng (năm 1533) đến nay, chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu gần nhất cách nay cũng đã trên 80 năm. Tính từ vị tổ đầu tiên là Đại đức Thạch Sóc cho đến Đại đức Tăng Nô trụ trì hiện nay, chùa Kh?Leang đã trải qua 21 đời truyền thừa.

Có hai lối đi vào chùa: cổng chính ở số 71 đường Mậu Thân, cổng phụ ở đường Nguyễn Chí Thanh. Nền chùa cao hơn mặt đường khoảng 1m có ba bậc sân, mỗi bậc được bao bọc bởi một tường rào xây bằng gạch. Có bốn cửa ra vào mở theo theo bốn hướng. Cửa ngoài cùng xây rất công phu, gần như cổng chính.

Ở trung tâm nền chùa, ngôi chánh điện vươn cao lên nền trời, với diện tích gần 200 m2 (chiều rộng (,20m, chiều dài 20,80m). Bộ khung mái gồm ba cấp, chia thành 9 nếp, làm toàn bằng gỗ. Mái được đỡ bằng 12 cây cột to, xây theo kiểu corinthien của Hy Lạp, có chu vi tới 1,10m, phủ sơn đen bóng và có vẽ hình rồng, hình cá uốn lượn màu vàng lộng lẫy. Trước bàn thờ có một tấm bao lam cao tới mái, được sơn son thếp vàng. Ở chính giữa tôn trí pho tượng đức Phật Thích-ca chiều cao 6,80m, phần tượng cao 2,70m. Tấm bia bằng chữ Khmer phía sau pho tượng cho biết L "Đại đức Liêu Đuông, đời truyền thừa thứ 17, đã đứng ra lập tượng Phật vào năm Phật lịch 2460 với sự cúng dường của gia đình ông Lum Sum".

Nói đến kiến trúc đặc biệt của chùa Kh?Leang, cần lưu ý các khái niệm và hình tượng có liên quan đến văn hóa Khmer sau đây:

- Hô Cheang là tên gọi hai đầu hồi được các nghệ nhân Khmer chạm trổ rất công phu với các họa tiết trang trí và theo phép đối xứng.

- Krud hay Garuda là hình tượng một loại chim thần có mình người; đầu, chân và hai cánh của chim, mỏ ngậm một viên hồng ngọc. Loài chim này là kẻ thù truyền kiếp của rắn. Cho nên, nếu hình tượng khúc đuôi rắn dài và cong vút được đắp trên đầu các góc mái chùa, thì hình tượng Krud được án ngữ ở chỗ tiếp giáp đầu cột với đuôi mái chùa.

- Yeak (Chằn) trong các chuyện cổ Khmer là nhân vật tượng trưng cho cái Ác, thường gieo điều dữ cho con người. Hình tượng Yeakcó dáng vẻ của một người mang bộ mặt dữ tợn, miệng to, răng nanh dài, mắt lồi, lông mày xếch. Mình Yeak mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn và tay cầm cái chày dài. Trong nghệ thuật trang trí chùa Khmer, Yeak đã được đức Phật cải hóa và đặt đứng hai bên bậc thềm ở phía trước chánh điện nhằm mục đích bảo vệ ngôi chùa.

- Reach Cha Sei là con vật mà Tiên nữ và Yeak đứng trên đó khi giao đấu với nhau. Hình tượng này được chạm trổ trên hai cánh cửa ra vào chánh điện.

- Teahu là hình tượng người có bộ mặt hung dữ, hai tay bưng mặt trời hay mặt trăng chuẩn bị nuốt vào bụng. Hình tượng này cũng được trang trí tren khung cửa ra vào.

- Sala là dãy nhà sàn rộng rãi, thông thoáng được xây bên cạnh chánh điện, dùng làm chỗ cử hành lễ dâng cơm cho sư sãi và nơi hội họp của các Phật tử trong các ngày lễ hội.

Trong khuôn viên chùa có sáu tháp để cốt của các sư sãi và Phật tử đã qua đời. Chùa Kh?Leang đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử - văn hóa ngày 27-4-1990. Đợt trùng tu mới nhất của chùa được hoàn thành vào cuối năm 1994.


Nguồn : http://www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
chùa, nam, việt


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:34
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15349 seconds with 15 queries