Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 17-07-2009   #37
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
36. Gioan Ðoàn Trinh Hoan (1789-1998)

Gioan Ðoàn Trinh Hoan, linh mục; Ngài sinh khoảng 1789-1998 tại Kim-long, Thừa Thiên; chết 26 tháng 5 năm 1861 gần Ðồng Hới. Ngài được thụ huấn dưới sự dạy dỗ của các vị thừa sai, tiếp tục học tập trong chủng viện và được thụ phong linh mục. Bị xử trảm (chém đầu) dưới triều vua Tự Ðức. Đức Piô X suy tôn linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính ngày 26 tháng 05.

Đức Kitô đã chết để cứu độ nhân loại. Thánh Gioan Hoan đã ý thức cuộc tử đạo là cách noi gương Chúa tuyệt hảo nhất, và tự nguyện đón nhận nó. Trong những ngày cuối cùng, cha đã mượn lời thánh Phaolô để khuyên nhủ những bạn tù rằng :

"Anh em hãy theo gương tôi, như tôi đã noi gương Đức Kitô (1Cr 11,1). Khi đến phiên mình, anh em hãy theo đường khổ giá tôi sắp đi đây".

Gioan Đoàn Trinh Hoan sinh năm 1798 tại họ Kim Long, Phú Xuân (Huế) trong một gia đình nề nếp, đạo hạnh, nhờ sự hỗ trợ của gia đình, cậu đã dâng mình cho Chúa, và theo học tại chủng viện Pénang (Mã Lai) của hội Thừa Sai Paris. Về sau học song thần học, năm 1836, thày Gioan về nước thụ phong linh mục tại Sài Gòn, phục vụ đắc lực cho Giáo Hội Việt Nam.

Vì sứ mạng tông đồ.

Trong 26 năm linh mục, cha Gioan Hoan đã lãnh nhận nhiều nhiệm sở. Cha nhiệt tình hoạt động nhưng điềm tĩnh, thận trọng và yêu thương mọi người. Hơn nữa, cha có biệt tài nói chuyện rất duyên dáng, nên ở đâu cũng được mọi người quý mến. Dưới thời vua Tự Đức, cha là một trong những linh mục Việt Nam có uy tín nhất do khả năng, tuổi tác và kinh nghiệm hoạt động lâu năm. Dù phải thay đổi chỗ ở liên tục, thực tế cha phải sống ở trên thuyền nhiều hơn trên đất liền, cha vẫn kiên tâm đầu tư tim óc vào việc đào tạo các thày giảng và cổ động hỗ trợ ơn gọi linh mục nơi các thanh thiếu niên. Cha hướng dẫn và giới thiệu nhiều bạn trẻ vào chủng viện của giáo phận.

Đầu năm 1861, nhân dịp lễ Hiển Linh, cha đến xứ Sáo Bùn (Quảng Bình) để thăm viếng, khích lệ các giáo hữu, giải tội và giúp họ mừng lễ. Như thường lệ, cha đến trọ nhà ông Trùm Phượng. Tối ngày 03.01, quan quân nghe tin báo đến bao vây và truy bắt, cha chạy ra sông tìm đường đi trốn, không ngờ vừa đến bờ sông thì gặp ngay một toán lính đi đến. Cha định núp sau một đống củi, nhưng không kịp. Lính bắt và giải cha vào Đồng Hới. Khi đó cha đã 63 tuổi.

Trước tòa án, quan tỉnh đã cho dùng mọi hình thức tra tấn dã man. Ông cho đánh đập tàn nhẫn, rồi cho nung đỏ kìm sắt kẹp vào đùi và tay cha, để bắt cha bước qua Thập Gía và khai thác tin tức về Giáo Hội. Thế nhưng ông đã thất bại hoàn toàn. Dù đau đớn đến lỗi có khi ngất xỉu, cha Gioan Hoan vẫn cắn răng không nói một lời, không tiết lộ những gia đình cha đã trú ngụ, và dĩ nhiên không chịu chối đạo. Ông trùm Phượng và bảy tín hữu khác cùng bị bắt ở Sáo Bún cũng theo gương cha, không tiết lộ chi tiết nào có hại đến những người khác. Cha Hoan và ông trùn Phượng bị kết án xử tử, còn những người kia phải lưu đày chung thân.

Khu vực giam cha Hoan cũng có nhiều Kitô hữu, vì chiến dịch bắt đạo tháng 10.1859 đã gom nhiều chức sắc trong các giáo xứ, và riêng ở Huế thì tập chung mọi tín hữu trên 50 tuổi. Nhà vua trù tính kế hoạch làm áp lực với quân Pháp để họ triệt thoái các tàu bè ở Cửa Hàn. Nhờ tài xã giao lịch thiệp, cha Hoan đã chiếm được thiện cảm của toàn lính canh ngục. Ngài có thể dễ dàng đến các phòng giam khác của khu vực để thăm viếng các tín hữu.

Trong năm tháng tù giam, cha Hoan dành rất nhiều thời giờ để giải tội, chúc lành và khích lệ các tín hữu. Nhận được Mình Thánh Chúa ở ngoài gởi vào, cha rước lễ và chia sẻ cho anh em. Thật cảm động biết bao hình ảnh người cha già, tay chân cũng mang xiềng, cổ cũng đeo gông và nắm chắc bản án vì đức tin, đến gặp từng người bạn sắp ra pháp trường để nói đôi lời ủy lạo và ban cho họ "của ăn đàng". Chính Bánh Trường Sinh, lương thực thiêng liêng đó đã củng cố sức mạnh cho họ trên hành trình cuối cùng về nhà Cha.

Ngày 25.05, trước ngày bị chém đầu, vị mục tử còn đi một vòng thăm các bạn tù lần cuối, khuyên nhủ họ : "Giờ cuối cùng của tôi không còn xa. Phần anh em, những người con yêu quý, anh em còn ở lại trên trần gian đau khổ này, anh em hãy trung tín đến cùng. Xin anh em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ý Chúa cho trọn".

Sau khi nghe đọc bản án, cha nói: "con tạ ơn Chúa, Ngài đã cho con biết trước giờ đổ máu vì danh Ngài".

Dưới bóng Nữ Vương tử đạo

Tối hôm đó cha thức thật khuya để ủy lạo bạn hữu và giải tội cho một vài người. Sáng sớm hôm sau, tù nhân ở các phòng khác cũng được phép đến gặp và giã từ cha. Cha nói : "Thưa anh em, tôi dám xin mượn lời thánh Phaolô để nói với anh em rằng : Anh em hãy noi gương tôi, như tôi đã noi gương Đức Kitô". Cha con vui vẻ hàn huyên mãi không dứt, cho đến khi có lệnh ra pháp trường. Cha nhanh nhẹn đứng lên, cổ vẫn đeo gông nặng trĩu bước theo viên cai ngục.

Ra đến cửa, cha gặp lại ông Phượng, người đã cho cha trú ngụ cũng bị đem đi xử, hai toán toán lính cầm bản án đi phía trước : "Người này tên Hoan, Gia Tô đạo trưởng, dạy đạo tà và quyến rũ dân chúng. Vi phạm đến luật nhà nước là một trọng tội. Phải đem đi xử trảm ngay".

Đến pháp trường, hai vị quỳ trên chiếu đã trải sẵn. Quan hỏi vị tông đồ có muốn trói vào cột không, cha trả lời: "Không cần, tôi sẽ quỳ yên không nhúc nhích. Nếu tôi không tự nguyện nhận cái chết, tôi đã chẳng đến đây. Xin cho tôi vài phút để cầu nguyện".

Sau đó cha ngước mắt lên trời tạ ơn Chúa, giơ tay giải tội cho ông Phượng và ra dấu sẵn sàng. Viên lý hình được chỉ định thấy thái độ dũng cảm của cha, biết cha vô tội nên nhờ người lý hình khác. Anh lý hình không quen đã phải chém đến ba nhát, sau đó dùng gươm cứa đứt miếng da còn sót lại.

Trước đó, khi cha cởi áo, thấy hai mảnh "Áo Đức Bà" cha đeo phất phới trước ngực, một người lính tưởng là thứ gì quý giá thì xin, nhưng vị chứng nhân Chúa Kitô trả lời : "Cái này tôi không thể cho ai được. Đây là hình ảnh Đức Nữ Vương và là bà Chúa của tôi".

Giờ đây vị tử đạo đã được Chúa đón về trời để gặp Đức Maria, Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo mà cha hằng tôn kính. Đức Piô X suy tôn linh mục Gioan Đoàn Trinh Hoan lên hàng Chân Phước ngày 02.05.1909. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Ðoàn Trinh Hoan phụ cận thành Huế
Sinh Mậu Ngọ (1798) huynh đệ Kim Long
Mẹ Cha khuyến khích đồng lòng
Dâng Hoan nhà Chúa, cầu mong ơn lành

Vào chủng viện học hành chăm chỉ
Pénang chọn tu sĩ gởi đi
Chủng viện Thầy đỗ nhất nhì
Hồi hương về nước, sau thì thụ phong

Cha lãnh nhận coi trông nhiệm sở
Hai sáu năm chẳng ở đâu lâu
Hăng say hoạt động tươi mầu
Nhưng vì bách hại, bắt đầu ẩn cư

Ði phục vụ không như ngày trước
Với giáo dân Ngài được mến yêu
Phúc âm lời Chúa tín điều
Biệt tài rao giảng, sớm chiều nhủ khuyên

Ðổi chỗ ở khắp miền liên tục
Ở thuyền nhiều đôi lúc lên bờ
Kiên tâm đào tạo đón chờ
Các Thầy giúp đỡ, những giờ học riêng

Giúp bạn trẻ vào liền chủng viện
Ðể sau này thực hiện đời tu
Nguyện xin ơn Chúa hộ phù
Thụ phong linh mục, giáo khu Tông đồ

Ði phục vụ ra vô quan bắt
Ông Trùm Phượng đi cặp với Cha
Quảng Bình quan trấn ngồi tòa
Ông cho tra tấn, thật là dã man

Kìm sắt nung, sẵn sàng để kẹp
Vào đùi tay, khét nẹt xèo xèo
Lại còn Thánh Giá mang theo
Chứng nhân quá khóa, hò reo chúng mừng

Cha Hoan nói quan đừng hoang tưởng
Dù đầu rơi thịt nướng chẳng sao
Hồng ân tuôn đổ máu đào
Chứng nhân của Chúa Trời cao kiên cường

Quan cho giải khám đường để nhốt
Cha có tài khéo tốt xã giao
Các phòng giam dễ ra vào
Giáo dân khích lệ ban trao Máu Mình
(Cha Hoan cho giáo dân rước lễ)

Cha ra hiệu lý hình tiến tới
Phải ba nhát gươm mới rơi đầu
Thi hài chôn cất nơi đâu
Tài liệu không thấy, ngõ hầu tỏ thông

Chắc có lẽ cũng không thất lạc
Quanh Quảng Bình giáo hạt hỏi thăm
Thời gian cũng khá lâu năm
Mộ linh mục Hoan, trước nằm nơi đâu

Phúc tử đạo chém đầu Tân Dậu (1861)
Là người con trung hậu Nước Trời
Ðức Thánh Cha Piô mười
Vào năm Kỷ Dậu (1909) tôn người thánh nhân

Lời bất hủ: Trong tù, cha đi thăm và khuyên các bạn tù rằng: "Giờ cuối cùng của tôi không còn xa. Phần anh em, những người con yêu quý, anh em còn ở lại trần gian đau khổ này, anh em hãy trung tín đến cùng. Xin anh em cầu nguyện cho tôi hoàn thành ý Chúa cho trọn". Khi nghe đọc bản án cha nói: "Con tạ ơn Chúa, Ngài đã cho con biết trước giờ được đổ máu vì danh Ngài". Quan hỏi: "Có muốn trói vào cột không?". Ngài đáp: "Không cần, tôi sẽ quỳ yên không nhúc nhích, nếu tôi không tự nguyện nhận cái chết, tôi đã chẳng đến đây. Xin cho tôi vài phút để cầu nguyện".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #38
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
37. Gioan Louis Bonnard Hương(1824 –1852)

Gioan Lu-i Bô-na Hương, linh mục thừa sai Paris; sinh 1824 tại Saint-Christo-em-Jarez, Pháp; chết 1/5/1852 tại Nam Ðịnh. Ngài trực thuộc vào Hội Thứa Sai Ba Lê trong khi hoạt động tại Trung Phần, bị xử trảm ngày 1/05/1852 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Tự Ðức. Ngày 27-05-1900, Đức Lêô thứ VIII suy tôn cha Gioan Louis Bonnard Hương lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính ngày 01 tháng 05

Quê hương và trầm hương

Cuộc đời thánh Louis Hương, và nhất là cuộc tử đạo của Ngài gắn liền với tên gọi đã được Đức Cha Retordd Liêu đặt cho khi mới tới Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ ý của vị giám mục qua lá thư gởi cho thánh nhân ở trong tù.

"… Tôi đã chúc lành cho cha khi đặt cho cha danh xưng đẹp đẽ CỐ HƯƠNG, nghĩa là người cha của quê hương là hương trầm và là hương thơm. Chính lúc này đây quê hương yêu dấu đó đang xuất hiện cho cha trong ánh huy hoàng, vì cha sắp là một trong những công dân hạnh phúc. Chính lúc này đây hương trầm chuẩn bị đốt lên trên bàn thờ tử đạo và bay đến tận ngai Đấng Vĩnh Cửu, chính lúc này đây hương thơm đáng ca ngợi sẽ làm hài lòng Đức Giêsu như bình hương của cô Malađêna, sẽ làm cho Thiên Thần và loài người, trời và đất hân hoan vì hương vị ngọt ngào của nó."

Vậy đó, suốt đời thánh nhân đã rao giảng về quê hương trên trời, đã chịu đốt cháy trong lao khổ và tỏa hương thơm ngào ngạt cho ngàn muôn thế hệ.

Gioan Louis Bonnard sinh ngày 01-03-1824 tại St. Chisrtoten-Jarret, giáo phận Lyon, nước Pháp. Năm 12 tuổi, cha mẹ lo liệu cho cậu vào chủng viện Alixe. Tuy học hành không xuất sắc, cậu được mọi người mến thương vì tính hiền lành và đời sống đạo đức. Trong thời gian này, cậu được nghe nhiều tin tức và mẫu gương truyền giáo ở vùng Viễn Đông, nên cũng ước ao sang Việt Nam giảng đạo. Ngày 04-11-1846, Bonnard xin vào hội Thừa Sai Paris hoàn tất chương trình thần học và thụ phong linh mục ngày 14-12-1848. Đầu năm 1849, cha Bonnard lên đường sang Việt Nam.

Khi vừa đến Phố Mới (Singapour), các bề trên định cử cha sang Ai Lao. Nhưng vì đường bộ không thể đi được, cha phải vòng về Hương Cảng tìm đường khác. Cuối cùng các bề trên quyết định bổ nhiệm cha vào Giáo phận Tây Đàng Ngoài. Đức Cha Liêu đón tiếp cha ân cần, đặt tên mới là Hương và tạo điều kiện học ngôn ngữ và phong tục ngôn ngữ Việt Nam.

Trái chín của trời cao

Sau đó Đức Cha đặt cha Hương coi hai xứ Kẻ Trình và Kẻ Báng. Mùa chay 1852, cha mời 5 linh mục Việt Nam đến giảng phòng cho xứ Kẻ Báng, nhiều tín hữu ở chung quanh cũng đến dự. Cuối tuần tĩnh tâm, một số tín hữu ở họ Bối Xuyên mời cha Hương về giúp cho xứ của mình. Khi đó vua Tự Đức đã ra chiếu chỉ cấm đạo gay gắt, nên cha lưỡng lự mãi nhận lời. Ngày 21-03-1852 tại Bối Xuyên, sau khi dâng lễ cha ban bí tích rửa tội và làm nghi lễ bù cho một số trẻ em thì thấy quân lính đến bao vây làng. Một viên quan bị cách chức muốn lập công, đã báo tin cho quan huyện biết. Cha Hương vội cởi áo lễ, chạy băng qua đồng lúa, nhưng vì nước ngập đến thắt lưng nên không thoát kịp và bị bắt. Trên đường áp giải cha về huyện, quân lính đi nhanh quá cha nói với họ rằng : "Anh nào gấp cứ đi trước, còn tôi lúc nào đến cũng được, chẳng có gì phải vội" lính mới đi chậm lại.

Đức cha Liêu nghe tin cha bị bắt liền cho người đem tiền đến chuộc, nhưng quan huyện không tiếp. Đức cha gởi thư cho cha Hương như sau :

"Theo tính tự nhiên, việc cha bị bắt làm tôi buồn phiền quá đỗi. Tôi rất đau lòng khi bị mất cha, đang lúc cha có thể đảm trách những nhiệm vụ lớn lao cho miền truyền giáo. Có thể thấy rõ rằng cha được hạnh phúc là người con rất yêu dấu của Đức Kito khổ nạn, nếu không nghĩ như thế, tôi muốn khiển trách cha. Tại sao đang ở một nơi có thể phục vụ đắc lực hơn nữa, cha bỏ Kẻ Báng để chui đầu ngõ cụt Bối Xuyên?"

"Tại Kẻ Báng, cha đã gặt hái biết bao nhiêu thành quả. Những bó lúa chín vàng ở đây thật nhiều, thật nặng với những hạt lúa chắc nịch. Tại đây cha đã ép cho Chúa Cha tràn lan thứ rượu nho là các nhân đức… Thôi, tôi sẵn sàng tha thứ cho cha, vì chính Thiên Chúa đã muốn thế. Dưới mắt Ngài cha là trái cây chín mọng giữa trời cao, trái cây sắp được Ngài hái về…."

Ngọt ngào biết bao đau khổ vì Đức Kitô

Quan huyện chỉ giam giữ cha một đêm, sáng sớm hôm sau cho áp giải Ngài đến Nam Định. Hơn một tháng tù cha bị đưa ra tra khảo bốn lần. Cũng như các vị thừa sai khác, quan Tổng Đốc hỏi cha về tên tuổi, quê quán, lý do đến và những gì làm tại Việt Nam . nhiều lần các quan đã hỏi những nơi cha đã đi qua hay đã trú ngụ, và dọa đánh đòn nếu không khai. Cha đáp : "Các ngài muốn đánh thì cứ đánh, chư đừng mong tìm được một lời có hại đến tín hữu. Tôi đến đây để phục vụ cho đến chết. Các ngài sẽ lầm to nếu tôi tiết lộ điều gì dù rất nhỏ". Khi các quan nói cha đạp lên Thánh Giá và dọa kết án tử hình, cha trả lời : "Tôi đã nói tôi không sợ đòn đánh hoặc cái chết, tôi sẵn sàng chịu tất cả…. Tôi không đến đây để chối đạo, hay làm gương xấu cho các Kitô hữu.."

Trong một lá thư cha Hương tâm sự rằng :

"Nói chung trong mọi cuộc khảo cung, tôi có kinh nghiệm cụ thể hiệu lực lời Đức kitô : ‘Các con đừng sợ phải trả lời những gì các quan trần thế, Chúa Thánh Linh sẽ nói thay các con’. (Mt.10,20). Thực vậy tôi không thấy bối rối chút nào, không thấy sợ gì và chưa bao giờ tôi nói tiếng Việt Nam dễ dàng và lưu loát như thế".

Thứ sáu tuần thánh năm đó, Đức Cha Liêu tìm gởi cha Lê Bảo Tịnh vào ngục giải tội và đưa mình thánh. Cha Hương tâm sự : "Đã lâu chưa bao giờ tôi vui đến thế, khi mang trong mình vua các Thiên Thần. Quả thật phải vô tù mang gông xiềng để hiểu được việc chịu đau khổ vì Đức Kitô Đấng chúng ta hằng yêu mến, thật ngọt ngào biết bao. Các bạn tưởng gông cùm của tôi nặng lắm sao ? Ồ, không ngược lại tôi thấy vui mừng vì có thể nói như thánh Phaolô : "Người tù của Đức Kitô’.

Cha Hương cũng viết tư an ủi song thân rằng : "Cha mẹ đừng buồn khi hay tin con bị bắt giam và đổ máu vì Đức Kitô. Cha mẹ có yêu con thì hãy vui mừng vì được phúc trọng ấy… sẽ có ngày cha mẹ và con đoàn tụ trên Thiên Đàng, khi đó chẳng còn lo phải xa cách nhau nữa."

Về phần các quan, thấy không làm được cha xuất giáo thì viết án gởi về kinh đô rằng : "Chúng thần đã tra khảo nhiều lần nhưng y không chịu khai gì cả. Không cần kéo dài vụ án nữa, đây là tên mọi Tây một loại trọng phạm, hiển nhiên là đáng bị tử hình…"

Nhận được tin về bản án, Đức Cha Liêu viết vào tù :

"Xin cha cứ bình an… Tôi sẽ săn sóc đặc biệt những bạn tù và những tín hữu của cha. Tôi sẽ là một người cha nhân từ của họ… Cha xin tôi ban phép lành, nhưng tôi đã chúc lành cho cha từ ngày cha mới đến, ơn lành đó vẫn ở với cha đến muôn đời, phải tôi đã chúc lành cho cha khi đặt tên cha là "CỐ HƯƠNG’… Nguyện xin sức mạnh của Chúa cha nâng đỡ cha trên đấu trường cha sắp bước vào. Nguyện xin công nghiệp Chúa Con an ủi cha trên đồi Canvê cha sắp bước lên. Và nguyện xin tình yêu Chúa Thánh Thần sưởi ấm cha trong ngục tù, nơi cha sẽ khởi hành đi đón nhận nghành vạn tuế tử đạo"

Trong tay ngài, lạy chúa !

Và đây là bảng di chúc của vị chứng nhân : "Giờ long trọng đã điểm. Vĩnh biệt, xin chào tất cả mọi người đã thương mến và nhớ đến tôi. Xin hẹn gặp nhau trên trời… trông cậy vào lòng nhân từ của Đức Kitô, tôi tin Ngài tha thứ muôn vàn tội lỗi cho tôi, tôi tự nguyện hiến dâng mạng sống và máu vì yêu thương Người và vì những linh hồn yêu dấu mà tôi muốn phục vụ hết mình. Ngày mai thứ 7, ngày 01-05, lễ thánh Philiphê và Giacôbê Tông Đồ, giáp năm ngày sinh nhật trên trời của cha Đông, tôi nghĩ sẽ là ngày hiến tế của tôi. Xin cho ý Chúa được thể hiện. Tôi vui lòng chịu chết. Xin chúc tụng Chúa. Xin chào tất cả trong Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Trong tay Ngài lạy Chúa xin phó thác linh hồn con ngừơi tù của Đức Kitô".

Sáng ngày 01-05-1852, cha Hương rước lễ lần cuối, vui vẻ theo quân lính ra pháp trường Bảy Mẫu, cách đó một dặm rưỡi về phía Nam. Đến nơi cha quỳ trên chiếu cầu nguyện. Cha phải chờ mộr giờ đồng hồ, vì quân lính quên mang dụng cụ tháo gông, phải chạy vền nhà kiếm. Sau đó họ trói vị chứng nhân vào cọc. Theo hiệu chiêng trống, lính chém đầu cha rơi trên cát. Dân chúng ùa vào thấm máu làm kỷ niệm, nhưng lính dùng roi đuổi tất cả ra xa, sau đó họ lấy áo ngoài, áo lót và hai ống quần cắt ra làm nhiều mảnh bán cho dân. Thân mình và đầu tử đạo được đưa lên thuyền bỏ trôi sông. Đức cha Liêu đã cho người đi một chiếc thuyền lảng vảng gần đó kịp thời vớt đưa về Vĩnh Trị. Đêm đó Đức Cha và vài linh mục âm thầm dâng lễ và an táng vị tử đạo trong chủng viện.

Ngày 27-05-1900, Đức Lêô thứ VIII suy tôn cha Gioan Louis Bonnard Hương lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Bonnard Hương thừa sai linh mục
Sinh Giáp Thân (1824) quê thực Paris
Thừa sai truyền giáo lãnh đi
Sang miền Ðông Á thực thi loan truyền

Thừa Sai đến tại miền Bắc Việt
Nước Việt Nam thuộc miệt Á Ðông
Phép lành truyền giáo tươi hồng
Ðức Cha hy vọng cây trồng xanh tươi

Mới mười tuổi nghe lời ơn gọi
Xa gia đình học hỏi nhà tu
Hai mươi tuổi Chúa hộ phù
Học xong chủng viện, viễn du rao truyền

Ðược bề trên trao quyền Linh Mục
Hai tháng sau tiếp tục xuống tàu
Á Ðông lồng lộng biển sâu
Ðại Dương nước biếc một mầu xanh xanh

Vừa cập bến hoành hành dịch tả
Cha bắt tay vội vã học hành
Học tiếng Việt biết rất nhanh
Bắt đầu giải tội nhiệt thành đơn sơ

Các giáo họ nhà thờ giảng dạy
Khắp giáo dân ai nấy mến thương
Hiền lành mẫu mực khiêm nhường
Tinh thần cao quý, Cha Hương kiêm toàn

Ðức Cha Retorô Ngài đoan vững chắc
Linh Mục Hương tâm đắc đương đầu
Dù cho sóng gió dài lâu
Thì Ngài vững lái, con tàu vượt khơi

Ngài chỉ định coi thời hai xứ
Xứ Kẻ Báng, với xứ Kẻ Trinh
Trong khi lệnh của triều đình
Nhà vua cấm đạo, quân binh truy lùng

Ðến Bối Xuyên để cùng làm phúc
Số giáo dân hối thúc khuyên Cha
Ðừng đi ở lại xứ nhà
Không ngờ ai đó, đến mà báo quan

Cho quân lính vây tràn bốn mặt
Ðang rửa tội người giật áo lôi
Lính vây đã đến làng rồi
Xuống ngay ao nước hạ hồi tính sau

Ðang định hướng ra mau đồng lúa
Lính ập tới chửi rủa trói ngay
Sợi dây xiết chặt sưng tay
Cha xin nới lỏng, bọn nầy không cho

Cha bị bắt kéo co người khác
Là Thầy Kim nhớn nhác cháu Kha
Lội bùn hối thúc quá mà
Làm Cha kiệt sức, chảy đà máu chân

Cha cười nói đâu cần vội thế
Cứ từ từ đã để tôi đi
Trên đường dân chúng tưởng gì
Ra xem mới biết thế thì ông Cha

Tới xẩm tối về đà tới huyện
Ngoài Cha Thảo thực hiện lo tiền
Mười nén bạc để làm duyên
Ðem lo đút lót, quan quyền chuộc ra

Nhưng cửa đóng quan đà uống rượu
Với những người đàm tiếu báo quan
Cha con bị nhốt luận bàn
Hai người muốn chuộc, hỏi han cai tù

Họ nói thẳng ai ngu cho chuộc
Bắt được rồi là buộc xử thôi
Giải lên tỉnh võng cho ngồi
Khiêng đi cổ vẫn, liên hồi mang gông

Tới sảnh đường có đông dân chúng
Xem ba người bắt trúng hay sai
Cây cột lớn trước sảnh đài
Cả ba bị cột, lính cai canh chừng

Quan tổng trấn trợn trừng đôi mắt
Ra nhận tù cho dắt nhà giam
Ba tù nhân trí vững vàng
Mân Côi lần chuỗi, kho tàng đức tin

Mang xiềng xích ngắm nhìn thấy Chúa
Chịu cho nên chan chứa ơn thiêng
Có người thăm viếng bớt phiền
Về sau quan cấm, thấy liền cô đơn

Cha bị điệu quan lớn xét hỏi
Bốn năm lần chẳng nói chẳng khai
Chỉ trừ tên tuổi của Ngài
Hay là quốc tịch, không sai chút nào

Quan đưa ảnh đem vào bắt đạp
Cha Hương Ngài đã đáp lại ngay
Tôi tôn thờ hình ảnh này
Yêu cầu quan xử tôi ngay bây giờ

Xin đừng có tưởng tôi khờ dụ dỗ
Chỉ uổng công xấu hổ với dân
Vua quan khổ nhục lãnh phần
Còn ta vì Chúa, không cần quan tha

Quan làm án chúng là miệng sắt
Hễ hỏi tra im bặt không lời
Nghe tin ngày xử tới nơi
Dân tuôn về tỉnh, xem thời khá đông

Quan thấy vậy nên ông tránh né
Qua ngày sau dân sẽ bớt đi
Giáo dân quyết chí gan lỳ
Cánh đồng Ðan Thủy, cạnh thì bờ sông

Lý hình tới tháo gông xử trảm
Quân với quan cả đám hò reo
Ðầu rơi máu vọt một lèo
Giáo dân đứng ngắm, buồn teo muốn vào

Quân lính cấm làm sao lấy xác
Ðem xuống thuyền chỗ khác trôi sông
Dân theo sát rất kỳ công
Tam Tòa bỏ xác với gông xích xiềng

Ngay lúc đó tới liền vị trí
Dân thuyền chài quyết chí thay phiên
Tìm ngay thấy xác Người liền
Ðem về Vĩnh Trị, thuộc miền tỉnh Nam

Mặc áo chức nhập quan tẩm liệm
Ðóng nắp quan tưởng niệm tiễn đưa
Giáo dân thăm viếng sớm trưa
Hôm sau an táng, trời mưa đông người

Ðức Cha, Linh Mục thời đồng tế
Các chủng sinh hát lễ rất đông
Giáo dân hiệp ý thông công
Thừa sai tử đạo máu hồng chiếu soi

Nêu gương sáng giống nòi Lạc Việt
Mộ thánh nhân học viện chủng sinh
Nghĩa trang Kẻ Vĩnh quê mình
Hồn về trên chốn, Thiên Ðình thưởng công

Máu tử đạo tươi hồng Nhâm Tý (1852)
Chịu đầu rơi đấu lý uổng công
Tới mùa lúa đã đơm bông
Suy tôn Canh Tý (1900) cánh đồng phì nhiêu

Lời bất hủ: Quan điều tra về nhiều vấn đề, cha Hương đáp: "Các ông muốn đánh thì đánh, chứ đừng mong tìm được cái gì có hại cho các tín hữu. Tôi đến đây là để phục vụ cho đến chết. Các Ngài đã lầm to nếu nghĩ tôi sẽ tiết lộ điều gì dù là rất nhỏ". Cha trả lời tiếp: "Tôi đã nói tôi sẽ không sợ đòn đánh lẫn cái chết và sẵn sàng chịu tất cả. Tôi không đến đây để chối đạo, hay làm gương xấu cho các Kitô hữu".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #39
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
38. Gioan Charles Cornay Tân (1809-1837)

Jean-Charles Cornay Tân, linh mục; sinh 1809 tại Loudun (Poitiers), Pháp; chết 20/9/1837, tại Sơn Tây. Cha Tân hoạt động tại Bắc Phần như một giáo sĩ của Hội Thừa Sai Balê. Cha bị bắt tại Bản-no. Cha bị bắt và bị nhốt trong cũi trong ba tháng và chỉ được thả ra để đi trói buộc, tra tấn. Ngài bị bắt phải hát cho các tên cai ngục, vì giọng của ngài rất hay. Ngài bị phân thay làm nhiều mảnh. Phong Á Thánh 1900. Ngày lễ: 20 tháng 9.

Thanh gươm sẽ xức dầu cho con

"Lạy Chúa xin nhận lời con thống hối thay cho việc xưng tội, và máu con đổ ra thay cho bí tích xức dầu. Lương tâm con không vướng mắc tội trọng nào, nhưng không vì thế, con coi mình là công chính. Xin Đức Maria chứng gíam cho việc thống hối, và thanh gươm sẽ xức dầu cho con".

Đó là lời cầu nguyện và lời chia sẻ chân thành của linh mục Gioan Tân trong ngày bị xử tử. Trước mặt cha giờ đây, một Thiên Chúa công bằng xét định tội phúc, cũng là một Thiên Chúa yêu thương khoan hồng tất cả, khi con người dám dâng trọn vẹn vì tình yêu ngài.

Xin chọn nơi này làm quê hương

Gioan Cornay sinh ngày 28.02.1809, tại Loudun, nước Pháp, trong một gia đình giàu có. Thời niên thiếu, ngoài việc học hành, cậu chỉ vui chơi với chúng bạn. Hết bậc trung học, được Chúa kêu gọi, cậu xin vào chủng viện Saumur, Mont Morillon, và sau đó vào đại chủng viện Thừa Sai Paris năm 1830. Năm sau thày lãnh chức phó tế, và xuống tàu đi giảng đạo ở Viễn Đông. Khi đến Macao, bề trên phái thày đến tỉnh Tứ Xuyên, Trung Hoa, nhưng vì khi đó đường vào Quảng Đông bị cấm ngặt, thày phải đến Việt Nam, có ý đi bộ theo lối Vân Nam cho an toàn hơn.

Đến Việt Nam thày lấy tên là Tân và ở xứ An Tân chờ đợi. Chẳng may hai giáo hữu Trung Hoa qua đất Việt Nam để đón thày, khi đến Hà Nội lại mắc bệnh dịch tả và qua đời, nên thày Tân liền xuống giáo phận Nam, được Đức cha Harvard Du truyền chức linh mục ngày 20.04.1836, cha chính thức xin ở lại Việt Nam, và được gửi đến xứ Bầu Nọ giúp thừa sai Marette. Hỗ trợ cho cha có hai thày giảng Phaolô Mỹ và Phêrô Đường, sau cũng bị bắt một ngày với cha.

Với cha Tân, Việt Nam là quê hương thứ hai mà cha rất thân thương. Khi mang bệnh nặng, nhiều người đã khuyên cha về Pháp chữa trị, cha nói rằng : "Được Chúa sai đến đây, tôi sẽ không chịu bỏ về, dù phải chết đi nữa". Và sau này cha đã toại nguyện.

Tình ngay lý gian

Ở làng Bầu Nọ có một người tên Đức chỉ huy một băng cướp, đã bị các tín hữu bắt nộp cho quan. Để trả thù, anh tố cáo dân làng Bầu Nọ che dấu linh mục Âu Châu. Khi ấy, quan Trấn Sơn Tây Lê Văn Đức cũng chẳng thiết tha với lệnh bách hại đạo cho lắm, nên cũng lờ đi. Anh liền tố cáo cha Tân xúi dân nổi lọan, y dặn vợ là Yến giả xin học đạo để biết chỗ cha ở, rồi lén đến chôn giấu vũ khí trước khi báo cho quan. Lần này y thành công. Quan nghe tin có nổi loạn, liền đưa đạo quân gồm 1500 lính đến bao vây làng Bầu Nọ ngày 20.6.1837.

Mới đầu viên Lý Trưởng Bầu Nọ cũng là người Công Giáo, đã tìm cách che chở cho cha Tân, nhưng khi quan đưa ông tới chỗ giấu gươm giáo và đánh đòn điều tra, ông liền tiết lộ chỗ của vị thừa sai. Lúc ấy cha Tân đang núp trong bụi rậm, thấy gươm giáo của lính đâm ngay bên mình, biết là không thoát khỏi, cha đứng dậy bước ra trình diện. Quan liền sai lính đóng gông nhốt vào cũi giải về Sơn Tây.

Cha kể lại trong một lá thư rằng : "Thứ năm ngày 22.6, đoàn áp tải khởi hành từ sớm. Suốt con đường, tôi cầu nguyện nói chuyện và ca hát không ngừng. Dân chúng tụ tập và khen tôi vui vẻ quá". Tiếng hát của cha khá độc đáo và kích thích sự tò mò của nhiều người. Mấy ngày liền, quan bắt cha phải hát, rồi mới cho ăn. Cha liền chọn một khúc thánh ca chúc tụng Đức Mẹ để hát. Từ đây cha bị nhốt vào tù gần ba tháng.

Nhận được tin, vua Minh Mạng ủy quyền cho các quan tỉnh xử án. Các quan cho điệu cha ra tòa, ép cha nhận tội phiến loạn. Cha trả lời : "Thưa quan, chúng tôi chỉ chuyền giảng đạo dạy người ta làm lành lánh dữ, dạy con cái kính thảo cha mẹ, dạy dân vâng phục vua quan. Tôi đâu thể đi ngược lại giáo huấn của mình mà chống đối nhà vua được :.

Ngày 11.8, cha bị 50 roi kép bện bằng nhiều sợi dây, dầu mỗi sợi dây có một miếng chì, khiến thân thể cha bị rách da xé thịt, máu tuôn thấm cả y phục. Thế nhưng, cha không một lời kêu trách, đứng lên cha lại tiếp tục hát thánh ca.

Tám ngày sau, quan bắt cha đạp lên Thánh Giá, cha ôm Thánh Giá lên hôn một cách cung kính. Lính đánh cha nát ba cây roi mây trước khi trả cha về ngục. Lần khác, khi ép tội làm loạn, cha khẳng khái tuyên bố : "Không, tôi thà chịu đủ mọi cực hình, hơn là nhận tội không phạm đó. được sống đấy, nhưng phải mang tiếng xấu suốt đời".

Chết vẫn còn hát ca

Cuối cùng quan kết án cha phải chém đầu, nhưng khi gửi vào Huế, vua Minh Mạng sửa thành án lăng trì. Nhận được tin do cha Jaccaard Phan báo, cha Tân viết thư cảm ơn và gởi lời vĩnh biệt mọi người. Cha viết thư về cho gia đình :

"Cha mẹ yêu quý, đừng buồn về cái chết của con. Đó không phải là ngày than khóc, mà là ngày vui mừng. Xin hãy nghĩ rằng sau những dau khổ ngắn ngủi con chịu thì con sẽ luôn nhớ đến cha mẹ trên Trời cao. Xin nhận nơi đây tấm lòng thảo hiếu của con. Cornay".

Ngày 20.9.1837, cha bị đưa ra pháp trường Năm Mẫu ngoài thành Sơn Tây. Ngồi trong cũi giữa đoàn lính tráng đông đảo, cha vẫn vui vẻ tươi cười đọc kinh vả hát thánh ca. Đến nơi xử, cha xin phép cầu nguyện một lát, rồi tự cởi áo và nằm trên thảm trải sẵn. Lý hình đóng bốn cọc bốn phía, trói chân tay ngài vào đó.

Theo luật xử án lăng trì, lẽ ra phải chặt chân tay trước, nhưng viên quan đã tỏ ra nhân đạo hơn, cho chém đầu cha trước, rồi mới đến tay chân. Cuối cùng phân xử thân mình cha làm bốn khúc. Toán lý hình thấy lòng cam đảm của tử tội thì mơ ước hão huyền : Họ móc gan của vị thừa sai rồi ăn sống, có kẻ liếm máu còn đọng lại trên gươm đã chém đầu cha, họ hy vọng nhờ đó họ thêm can đảm.

Được phép quan, tìn hữu xứ Bách Lộc đến chôn cất thi thể vị tử đạo tại chỗ. Hai tháng sau đem về an táng tại Chiêu Ửng.

Đức Lêo XIII suy tôn cha Gioan Cornay tân lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường Thi Tử Đạo

Linh mục Tân sinh năm Kỷ Tỵ (1809)
Tại Loudun tỉnh lỵ Paris
Gia đình giàu có thiếu chi
Còn nhỏ đi học cậu thì ham chơi

Hết trung học Chúa thời kêu gọi
Như rồng kia gặp hội phong vân
Xin vào Chủng viện Saumut
Ở đây thầy học chuyên cần đáng khen

Rồi sau đó thầy lên Chủng viện
Cũng thừa sai thuận tiện Paris
Lãnh chức phó tế thầy đi
Viễn Ðông giảng đạo điểm thì Macao

Và sau đó lệnh vào Trung Quốc
Tỉnh Tứ Xuyên Thầy được cử đi
Lệnh cấm ban bố cấp kỳ
Thầy phải đi đến Bắc Kỳ Việt Nam

Khi mới đến thầy ham học chữ
Sau thời gian thầy giữ tên Tân
Xứ Antôn lúc dừng chân
Thầy học tiếng Việt ân cần giỏi giang

Trung Hoa gởi người sang đón rước
Ðã không thành trên bước đường đi
Việt Nam thầy đổi tức thì
Rồi sau vào tới Nam Kỳ đàng trong

Ðức Cha Du thụ phong linh mục
Cho thầy Tân rất mực tài ba
Sau đó Cha lại đi ra
Về giúp địa phận Tây qua đàng ngoài

Ðức Cha muốn điều ngài giúp xứ
Xứ Bầu Nọ là căn cứ của cha
Yêu thương đất Việt quá mà
Thường cha vẫn nói đây là quê hương

Khi bệnh nặng đến khuyên về Pháp
Thì cha Tân ngài đáp lại ngay
Chúa sai tôi đến xứ này
Dù sống hay chết rủi may cũng đành

Trong vùng đó có anh tên Ðức
Cướp của người mặc sức tung hoành
Người Công giáo bắt được anh
Thế là tên Ðức xưng danh báo thù

Cha Tân trong nhà tu bị hại
Ðức bày mưu vợ lại đọc kinh
Mục tiêu là để đến rình
Xem cha ẩn trú lánh mình nơi nao

Ðức thu gom gươm đao một số
Rồi đem vào đào lỗ chôn ngay
Vườn cha rộng quá chẳng hay
Về sau mới biết thằng này lưu manh

Ðức lặng lẽ làm nhanh báo cáo
Rằng cha Tân đào tạo phiến quân
Vũ khí cha giấu gần sân
Cạnh hầm trú ẩn khi cần đem ra

Quan nghe vậy đứng la một tiếng
Rồi đem quân vây kín nhà cha
Phen này ông hết kêu la
Hầm chôn vũ khí đây là của ai?

Cha Tân biết kêu nài gì được
Ngài run lên đứng trước mặt quan
Rằng đây có kẻ mưu gian
Tôi thật không biết việc làm ấy đâu

Cha nói vậy ai đâu nghe được
Vũ khí chôn vườn tược của cha
Thôi đi đừng có kêu ca
Xích chân gông cổ lôi ra bỏ tù

Quan huyện hỏi ông tu sao vậy
Mà sẵn sàng vùng dậy chống vua
Cha Tân đứng dậy xin thưa
Tôi chỉ giảng đạo không ưa hại người

Quan cho đánh cha thời nhừ tử
Thay đổi nhau chúng thử sức chơi
Cha Tân bị đánh tơi bời
Nhưng cha không nhận những lời cáo gian

Cha Tân được chứa chan ơn phước
Thánh giá đây ngài bước qua đi
Bước xong được thả tức thì
Cha Tân không bước lại quỳ ôm hôn

Miệng cha vẫn luôn luôn ca hát
Quan tức mình liền quát lớn lên
Lăng trì án được ghi thêm
Nhà vua chấp nhận án đem xử cần

Ngày hôm ấy cha Tân vẫn hát
Ðến pháp trường độc ác Sơn Tây
Tử đạo cha nhận hôm nay
Ðinh Dậu (1837) ghi nhớ những ngày gian nan

Bọn độc ác mọc gan ăn sống
Uống máu ngài để chống bệnh run
Bà con giáo hữu xin chôn
Về sau cải táng về luôn nhà thờ ( họ)

Một nhân chứng tuyệt vời của Chúa
Một đức tin đoan hứa với cha
Canh Tý (1900) Toà Thánh Rôma
Suy tôn Chân phước lên toà Trời cao

Lời bất hủ: Quan ép cha nhận tội phiến loạn, cha trả lời: "Thưa quan, chúng tôi chỉ chuyên giảng đạo, dạy người ta làm lành lánh dữ, dạy con cái phải thảo kính cha mẹ, dạy dân vâng phục vua quan. Tôi đâu thể ngược lại giáo huấn của mình mà chống đối nhà vua được". Lần khác quan lại ép tội làm loạn, cha khẳng khái trả lời: "Không, tôi thà chịu đủ mọi cực hình, hơn là nhận tội tôi không phạm đó. Ðược sống đấy, nhưng phải mang tiếng xấu suốt đời".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #40
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
39. Gioan Ven (1829-1861)

Gioan Ven (Théophane Vénard) , Sinh năm 1829 tại St. Loup sur Thouet, Poitiersm, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Tây Ðàng Ngoài, bị xử trảm ngày 2/02/1861 tại Ô Cầu Giấy dưới đời vua Tự Ðức, Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 2/02.

Nụ cười bất tận

Tạp chí "Những người ra đi" (1) số dành riêng cho hội thừa sai Pari đã phác họa chân dung vị thánh Tử Đạo trẻ trung, linh mục Théophane VÉNARD VEN như sau:

"Phải nói rằng khi anh chào đời một đóa hồng nở trên môi, một cánh chim cất tiếng líu lo bên tai. Bởi vì khi anh diễn tả ý mình, lời anh tràn ngập những hình ảnh dễ thương dịu dàng duyên dáng. Mối tình thân từ nhỏ cũng như sau này, anh càng duy trì bền vững ngày càng đậm đà, ngọt ngào và thánh thiện.

"Đời anh là một bài ca trong lúc vui lúc buồn. Từ những biến cố thời học sinh cho đến lòng sốt sắn khi gia nhập hàng tư tế. Anh hát lên khi rời đất Pháp, anh hát lên khi thấy đất Việt Nam…

"Trong những lá thư dài và thường xuyên, anh kể lại cho gia đình từng chi tiết anh gặp trong đời. Đối với anh đời tông đồ sao mà thoải mái, vui tươi dễ yêu đến thế ! Anh thi vị hóa tất cả : Với anh việc cực nhọc thành nhẹ nhàng, gánh nặng nên nhẹ nhõm, bệnh tật không làm anh nản chí, anh coi như cơ hội thưởng ném những giây phút nghỉ ngơi, các cuộc hành trình qua đồng lầy, núi cao hay trên đường sỏi đá, anh diễn tả dưới màu sắc tươi mát như đi dạo giữa mùa xuân. Anh quả là cây huệ có sức mạnh của cây sồi.

"Chúng ta chỉ có thể đoán ra những cực hình anh chịu, vì anh mô tả chúng đằng sau những cánh hoa kỳ diệu, mà anh không ngừng gieo trồng tung vãi mọi nơi cho đến khi nhắm mắt lìa đời. Những cánh hoa đó nở rộ trong công việc của anh, nở trong những cực hình, nở trong cũi gỗ, nở trên những dụng cụ tra tấn và nở ngay trên mảnh đất thấm máu đào của anh. Quan tòa cũng trở thành bạn hữu, lý hình cũng phải tỏ lòng ngưỡng mộ, đối với anh, nhát gươm chém đầu định mệnh cũng chỉ là "ngắt nhẹ cánh hoa tuyển lựa, để trang hoàng trên bàn thờ".

Tìm viên ngọc Viễn Đông

Gioan Théophane Vénard sinh ngày 21-11-1829 sinh tại Saint Loup sur Thouet, thuộc thị trấn Deux Sèvres nước Pháp. Thân phụ ông là Gioan Vénard, thân mẫu là bà Marie Gueret. Gioan Théophane Vénard chịu ảnh hưởng rất nhiều nơi thân phụ. Chính ông dạy dỗ và gợi lên trong cậu ước nguyện làm linh mục. Cũng chính ông gởi gắm cậu cho cha xứ để học tiếng Latinh.

Năm 14 tuổi, thân mẫu cậu qua đời, chị Mélanie trở thành người bảo mẫu hiền dịu, đã cùng với thân phụ chăm sóc khích lệ cậu vượt qua mọi khó khăn thời chủng viện, và thư từ thường xuyên với linh mục Vénard trên bước đường truyền giáo sau này.

Mãn khóa triết học sau này, thày Vénard được chuyển qua giáo phận Poitiers tiếp tục khóa thần học (1848). Qua các thư từ gởi cho thân phụ, ta biết thầy Vénard tại Poitiers đã thao thức nhiều về việc truyền giáo. Do đó, ngay sau khi lãng chức phó tế, thầy xin gia nhập hội thừa sai giáo phận. Năm 1852, thầy được Đức cha Piô phong chức linh mục, vị tân linh mục nôn nao chờ ngày được phái dến Việt Nam.

Ngày 23-09-1852, cha xuống tàu ở cảng Anvers để thế chân thừa sai mới bị trục xuất khỏi Việt Nam. Sau bốn tháng rưỡi bập bềnh trên biển cả, cha Vénard đến Singapo. Nơi đây cha gặp bốn chủng sinh Việt Nam với những xúc động sâu xa, vì cha coi họ là anh em của các vị tử đạo. Sau đó cha được đưa đến Hồng Kông chờ cơ hội. Ở đây cha nỗ lực học thêm tiếng Hán. Trong một lá thư viết từ Paris, cha Darran nói với cha Vénard rằng : "Thưa cha, viên ngọc quý Việt Nam được trao cho cha rồi đó." (02.1854).

Ngày 13-07-1854 cha cập bến Cửa Cấm, và được tiếp đón cách long trọng tại tòa Giám Mục Vĩnh Trị, trụ sở Đức Cha Retord Liêu đang phụ trách giáo phận Tây Đằng Ngoài. Sau vài tháng học tiếng cha tháp tùng Đức Cha đi kinh lý khắp nơi, và dạy học ở chủng viện. Đầu tháng 03-1857, viên tri huyện Vĩnh Trị là bạn thân Đức Cha Retord, trước khi đem quân đến vây bắt, ông đã báo tin cho biết, nhờ đó Đức Cha Retord và cha Charbonnier chạy thoát (cha Lê Bảo Tịnh ra trình diện). Từ đây bắt đầu những ngày lưu lạc của cha Ven, nay đây mai đó không lúc nào yên ổn.

Tù tội vì yêu thương

Ngày 30-11-1860, nhân lúc cha đang ở Kẻ Bèo, viên Cai Đội đem 5,6 chiếc thuyền chở khoảng 20 người đến vậy bắt cha. Cha liền trốn giữa vách đôi của căn nhà, cai đội thét lớn tiếng : "Tây dương đạo trưởng đâu ra đây ngay". Thầy giảng Phêrô Khang tìm cách nói tránh đi : "Ở đây chỉ có tôi thôi. Ông Cai thương tôi được nhờ, ông Cai bắt tôi đành chịu". Vì đã được mật báo, viên cai đội cho lệnh trói thầy, rồi đi thẳng tới vách nhà vị thừa sai đang ẩn, và đập thật mạnh bật tung miếng ván che ra, bắt cha Vénard Ven nhốt vào củi giải về Thăng Long (Hà Nội).

Trong những ngày chờ đợi, một viên tổng trấn đối xử với cha một cách lịch sự. Ông cho đóng một chiếc cũi rộng hơn một chút và trói cha bằng sợi dây xích nhẹ nhất. Thỉnh thoảng còn mời cha lên phủ ăn cơm như người tự do. Nhưng thời gian đó kéo dài không bao lâu.

Trong lá thư gởi cho gia đình, qua chị Mélanie, cha kể : "Em đã đến Kẻ Chợ (tên cũ của Hà Nội). Cả nhà thử tưởng tượng coi : Ngồi bó gối trong cũi gỗ, tám người lính khiêng hai bên, đám đông dân chúng ồn ào bu lại nhìn xem. Em nghe họ nói : ‘Chàng Au Châu này dễ thương quá. Anh ta thản nhiên và vui tươi như đi dự lễ tiệc, chẳng tỏ vẻ gì là sợ hãi cả’. Em cầu nguyện với Nữ Vương các Thánh Tử Đạo, xin Đức Mẹ phù trợ cho người tôi tớ nhỏ bé của Mẹ. Mới đầu quan tòa cho em uống một chén trà. Em bị ngồi cũi nhưng em uống một cách thản nhiên. Rồi quan tra hỏi như thường lệ :

- Anh đến An Nam để làm gì ?
- Tôi đến đây chỉ để giảng đạo thật.
- Anh bao nhiêu tuổi rồi ?
- Thưa, ba mươi mốt.

Viên quan tỏ vẻ thương cảm thốt lên : "Hắn còn trẻ quá". Rồi ông hỏi : "Ai sai anh đến đây?" Em đã đáp : "Không phải vua quan đất Pháp gởi tôi đi. Tôi muốn đi rao giảng đạo lành cho mọi người, và các bề trên trong đạo gởi tôi đến Việt Nam."

Khi viên quan muốn gán cho cha tội xâm lược của Pháp, cha khẳng khái trả lời : "Không bao giờ chúng tôi ủng hộ quân viễn chinh đâu. Nếu không tin cứ để tôi đến gặp họ, tôi sẽ khiển trách việc họ đến gây chiến. Nếu tôi thất bại xin tình nguyện về đây nộp mạng.

- Hãy đạp lên Thánh Giá anh sẽ thoát chết.

- Tôi đã suốt đời thuyết giảng về đạo Thập Giá, sao tôi làm như thế được ? Tôi thiết nghĩ cuộc sống đời này đâu quá quý, đến độ tôi phải mua nó bằng cái giá bội giáo.

Ngày 03-01-1861, cha viết thư cho Đức Cha Theurel : "Gươm đã ở kề sát bên cổ mà con chẳng rùng mình chút nào. Thiên Chúa nhân lành đã hộ trợ sự yếu đuối của con, nên con thấy vui mừng. Thỉnh thoảng con lại cất cao tiếng hát trong cung điệu này :

Lạy Mẹ dấu yêu
Xin thương đặt con
Trong Quê đời đời
Bên thánh nhan Người.

Lạy Mẹ Vô Nhiễm, khi đầu con rơi xuống dưới đầu gươm của lý hình, xin nhận lấy tôi tớ nhỏ bé như trái nho chín được hái, như bông hồng nở rộ, được ngắt về dâng kính Mẹ AVE MARIA".

Nhờ một giáo hữu tên Hương dẫn lối, linh mục Thịnh đã đến bên cũi của vị thừa sai giải tội cho cha. Sau lại nhờ một bà đạo đức chuyển cho cha một hộp nhỏ đựng mình thánh chúa. Cha Vénard Ven cung kính chầu thánh thể cho đến nửa đêm, rồi mới chịu lễ. Một lần khi trao mình thánh bị phát hiện, bà này nhanh miệng giải thích là thuốc bổ để trị bệnh.

Ngàn thu vĩnh phúc

Ngày 02-02-1861, nghe quan tuyên đọc bản án trảm quyết, cha Vénard Ven liền mặc áo lông cừu trắng toát mà cha may riêng để mặc trong ngày tử đạo. Cha muốn mặc trang phục đại lễ. Một toán lính độ 200 người và hai sĩ quan cỡi voi áp giải vị anh hùng đức tin ra pháp trường. Suốt nửa giờ hành trình, cha không ngừng hát thánh ca và kết thúc bằng lời kinh "Magnificat", lời kinh tạ ơn của Đức Mẹ thuở xưa. Tới nơi đã định, lính tháo gông cùm cho cha. Cha liền đứng trên chiếc chiếu đã được trải sẵn, và nhìn khắp tứ phía có ý tìm cha Thịnh để lãnh ơn tha thứ lần cuối. Nhưng cha Thịnh vì không rõ giờ hành quyết nên chưa đến.

Một lý hình thấy chiếc áo cha mặc đẹp quá nên tình nguyện chém cha. Anh ta nói dối rằng cha phải xử lăng trì để cha cởi áo ra cho hắn lấy. Hắn còn đòi đút tiền để chém sao cho mau chết. Vị anh hùng chỉ cười và nói : "Có hề chi đâu, càng lâu càng tốt". Rồi đưa tay cho hắn trói vào cột, ba hồi chiêng trống vừa dứt, lý hình vung gươm chém lần thứ nhất, gươm trượt qua một bên vào má. Nhát gươm thứ hai y bổ đầu cha ra làm đôi. Năm đó cha Ven mới 32 tuổi.

Các giáo hữu phải nộp tiền để xin an táng thi hài và chuộc lại y phục của cha. Còn thủ cấp của cha thì bị bêu lên cây ba ngày rồi thả trôi sông, sau các thuyền chài vớt được đem về tôn kính.

Năm 1865, Đức Piô X suy tôn cha Gioan Théophane Vénard Ven lên bậc chân phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên hàng Hiển thánh.

Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng rất ngưỡng mộ đời sống và những suy tư của cha Gioan Théophane Vénard Ven, thánh nữ đã trích dẫn nguyên đoạn văn cha viết cho thân phụ rồi tiếp : "Tư tưởng và tâm hồn của tôi cũng giống như tư tưởng và tâm hồn của ngài."

Trường thi tử Đạo.

Têphanô Ven thừa sai linh mục
Sinh Kỷ Sửu (1829) quê thực Paris
Vâng lời Chúa tự nguyện đi
Viễn Ðông truyền giáo ngại gì khó khăn

Việt Nam lúc chủ chăn đang thiếu
Ðặt ngài vào công hiệu mới cao
Khó khăn đường đến làm sao
Bốn tháng trôi nổi dạt vào Hồng Kông

Ở đây đợi đường thông thuận tiện
Sẽ rước ngài thực hiện bài sai
Giáp Dần (1854) Cửa Cấm đón ngài
Ðưa về địa phận đàng ngoài tiếp thu

Ðức Cha Liệu công du kinh lý
Cần có người thư ký tháp tùng
Gặp quan tri huyện đi lùng
Cha con phải trốn tới vùng nhà quê

Xứ Kẻ Bèo đường đi hẻo lánh
Cha về đây tạm tránh cho qua
Ngờ đâu có kẻ tinh ma
Báo quan cha ở trong nhà vách đôi

Quan cai đội một hồi tìm kiếm
Bắt trói ngài kinh nghiệm càng cao
Củi cùm xiềng xích nhốt ào
Cả đoàn dẫn giải ngài vào Thăng Long

Quan Tổng đốc tinh thông lịch sử
Tra hỏi người trình tự qua loa
Cho người thay củi rộng ra
Xích xiềng thì cũng nhưng là nhẹ tênh

Ðường đi những gập ghềnh gai góc
Bọn tham quan muốn móc ngài vào
Thực dân giặc Pháp ra sao?
Bắt ra thể ấy buộc vào thế kia

Tôi đâu có mang hia đội mũ
Mà vào đây do chủ thiên sai
Giảng đạo nhân nghĩa của Ngài
Công bằng, bác ái, thương người neo đơn

Quan án sát muốn hơn một bước
Ép ngài vào mực thước nhà vua
Thập giá ông hãy bước qua
Tha ngay đưa gấp ngài ra khỏi tù

Tôi đâu phải kẻ ngu người dại
Mà quan bày thiệt hại hồn tôi
Một lòng theo Chúa trọn đời
Thà rằng chịu chết tôi thời vẫn vui

Bị trảm quyết tháng hai Tân Dậu (1861)
Hồn người con trung hậu về trời
Một lòng tận hiến tuyệt vời
Kỷ Dậu (1909) phong thánh đời đời ghi công

Lời bất hủ: Khi quan nói với cha: "Hãy đạp lên Thập giá, anh sẽ thoát chết?". Cha trả lời: "Tôi đã suốt đời thuyết giảng về Thập giá, sao tôi làm thế được, tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu quá quý, đến độ tôi phải mua nó bằng cái giá bội giáo".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #41
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
40. Giuse Du(1803-1835)

Giuse Du (Joseph Marchand) , Sinh năm 1803 tại Passavaut, Besancon, Pháp, Linh Mục Hội Thừa sai Paris, địa phận Ðàng Ngoài, bị xử hình bá đao ngày 30/11/1835 tại Thợ Ðúc dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII đã suy tôn linh mục Marchand Du lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 30/11.

Người tử hùng bá đao

Trong 117 thánh tử đạo Việt Nam, cuộc tử đạo của thánh Marchand Du mang màu sắc bi tráng nhất. Với gần ba tháng trong chiếc cũi chật hẹp, và những cuộc tra tấn chết đi sống lại, ngài là vị duy nhất bị án bá đao, nghĩa là bị cắt xẻo 100 nhát trước khi bị chặt ra làm bốn phần, còn thủ cấp bị nghiền nát đổ xuống biển.

Tuy nhiên, chúng ta không nên quá nhấn mạnh đến những đau thương trong cuộc tử nạn, mà quên mất chứng từ đời sống của thánh nhân : sự nhiệt tâm truyền giáo, lòng yêu mến các tín hữu và chí cương quyết chỉ phục vụ Tin Mừng.

Mong ước tuổi xuân

Đầu thế kỷ XIX, tại làng Passavant, nước Pháp, nhiều người đã phải ngạc nhiên khi thấy hành vi của một cậu bé chưa đầy mười tuổi : sau giờ học, cậu rủ các bạn hữu về nhà, khiêng bàn, trải khăn làm bàn thờ, trang hoàng hoa nến, đặt cây Thánh Giá, rồi bắt trước các cử điệu như khi linh mục dâng lễ Missa cho các bạn xem. Đó là cậu bé Giuse Marchand.

Mở mắt chào đời ngày 17.8.1803 tại làng Passavant, tỉnh Doubs. Ngay từ niên thiếu, dân làng đã thấy rõ ước muốn trở thành linh mục của cậu. Sau khi rước lễ lần đầu, cậu xin cha mẹ đi tu, nhưng vì gia đình làm nghề nông túng nghèo, thiếu người lao động, nên cha mẹ cậu tìm cách trì hoãn cho cậu đổi ý. Tuy nhiên, Marchand đã không thay đổi ý định, cậu kiên quyết hoàn thành mộng ước tuổi xuân, và cuối cùng bên người đổi ý là song thân của cậu. Năm 18 tuổi, Marchand gia nhập chủng viện giáo phận Besacon. Năm 1828, sau khi lãnh chức phó tế, thày Marchand xin chuyển sang Hội Thừa Sai Paris. Độ nửa năm, thày được thụ phong linh mục (04.4.1829), sau đó một tháng thì đáp tàu đi Macao đến Việt Nam giảng đạo.

Nhà du thuyết nhiệt tâm

Tháng 3.1830, cha Marchand vào tới Việt Nam, và lấy tên mới là Du. Sau một thời gian học tiếng và phong tục Việt Nam tại Lái Thiêu, cha du được cử tới Pnom-Pênh để coi sóc các tín hữu Việt Nam tại đây (khi đó đất Campuchia thuộc giáo phận Đàng Trong). Thế rồi ít lâu, cha được gọi về Lái Thiêu coi sóc các chủng sinh, đồng thời phụ trách 25 giáo họ, với khoảng 7000 tín hữu thuộc tỉnh Bình Thuận.

Trong thư đề ngày 13.6.1832 gởi về quê nhà cha viết : "… 25 giáo họ cách nhau rất xa. Muốn chu toàn bổn phận, con không thể bỏ phí một giây nào… từ năm giờ sáng đến chín giờ tối, nhiều ngày chẳng có lúc nào rảnh rỗi cả. Con chỉ có thể dành chút thời giờ chu toàn việc đạo đức riêng lo cho phần rỗi mình, còn thì luôn luôn phải làm việc để thánh hóa kẻ khác… Con chỉ tiếc một điều là không thể tận tụy hơn được nữa, để vừa giúp giáo dân, vừa giúp lương dân, lại cón phải bắt buộc di chuyển bằng thuyền, nên không thể đi mọi nơi, hầu dẫn về đoàn chiên Chúa Giêsu những con chiên bất hạnh lạc đường…".

Cha Du mới đi hết 25 giáo họ này được hai lần thì ngày 16.1.1833 vua Minh Mạng ra chiếu chỉ lùng bắt các giáo sĩ Âu Châu. Đức cha Tabert Từ, cha Cuénot Thể và các thừa sai dẫn theo các chủng sinh trốn qua Thái Lan. Chỉ mình cha Du nhất nhất quyết ở lại, ẩn tránh ở miền Lục Tỉnh, giúp các họ Cái Nhum, Cái Mơn, Bãi Xan, Giồng Rùm, và trú ngụ tại Mặc Bắc, Vĩnh Long.

Tôi chỉ biết một điều là giảng đạo

Lê văn Khôi thực ra có họ Nguyễn, từng nổi loạn ở Cao Bằng, sau ra đầu thú, được Tả quân Lê Văn Duyệt nhận làm con nuôi, mới đổi qua họ Lê. Lợi dụng việc vua Minh Mạng xử tệ với Tả quân (khi đó đã thất lộc cho đánh trên mộ 100 trượng), Lê văn Khôi liền lấy cớ phò cháu đích tôn của vua Gia Long, con hoàng tử Cảnh tên là Đản. Việc bại lộ, khôi bị bắt. Đến 05.7.1833, ông với khoảng 30 bạn tù vượt ngục, giết một vài quan, thả các tù nhân khác, rồi chiêu binh chiếm Phiên An (sài Gòn) và miền Lục Tỉnh.

Lê Văn khôi tuy ngoại đạo, ngưng đã khôn khéo hứa hẹn bãi bỏ các lệnh cấm đạo của vua Minh Mạng, nên một số tín hữu theo ông. Để có thể quy tụ nhiều người Công Giáo hơn ủng hộ mình, Lê Văn Khôi cho mời cha Du về Sài Gòn, cha từ chối. sau vì một số tín hữu Chợ Quán nói : "Nếu cha không chịu về, sợ quan giận mà chém hết bổn đạo trong thành. Ở đó bổn đạo cũng đông lắm…". Thế là cha Du đành lòng về xứ Chợ Quán ở nhà thờ cha Phước, nhưng rất ít khi ở nhà, cha lo đi thăm các gia đình tín hữu. Lê văn Khôi nhiều lần mời, cha vẫn không chịu vào trong thành.

Khi quân triều đình vây thành Gia Định, Khôi cho quan đem voi ra Chợ Quán bắt ép cha Du phải vào thành. Cha Phước và nhiều tín hữu cũng theo vô. Trong thành, tướng Khôi xử đãi cha khá rộng rãi, có nhà riêng để dâng lễ hàng ngày, các tín hữu có thể tụ tập ở đó để đọc kinh, nghe giảng và lãnh các bí tích. Khôi có ý mua chuộc để cha tiếp sức, nhưng trước sau cha chỉ nói : "Tôi chỉ biết việc đạo, còn nghề giặc giã binh lính, tôi không rành".

Một hôm cha được mời vào dinh nguyên soái. Một xấp thư kêu gọi dân chúng và tín hữu nổi dậy chống nhà vua để trên bàn. Tướng khôi xin cha ký tên. Vị linh mục thấy rõ đã đến lúc tỏ rõ lập trường của mình, liền đứng dậy cầm xấp thư, ném tất cả vào lửa. Dầu vậy quân của Khôi không dám làm gì cha, vì sợ các tín hữu trong đội quân sẽ chống lại.

Sau hơn hai năm vây hãm, ngày 08.9.1835 quân chiều đình đã chiếm lại được thành Phiên An. Cha Du vừa cử hành thánh lễ xong thì bị bắt, bị đánh đập và bị nhốt vào cũi nhỏ, dài một mét (1m), rộng bảy tấc (0.7m), cao tám tấc (0.8). Đó sẽ là "nhà ở" của cha cho đến ngày xử tử, căn nhà mà chủ nhân chỉ có thể ngồi khom lưng suốt ngày đêm.

Số người bị tàn sát lên đến 1994, trong đó có 66 tín hữu (chỉ có 20 nam, còn bao nhiêu là phụ nữ và trẻ em), cha Phước cũng bị xử lăng trì (chặt chân tay, rồi chẻ thân hình làm bốn). Cha Du được đưa ra xét xử :

- Giặc đã đem thày vào thành, thày không làm gì để chúng giúp chúng sao?

- Tôi chỉ lo việc giảng đạo mà thôi…

- Giảng đạo là giống gì ?

- Là đọc kinh, làm lễ và dạy dỗ bổn đạo.

- Thày có biết làm thuốc mê để dỗ lòng ngụy cho nó theo không?

- Tôi chỉ biết có một việc là giảng đạo mà thôi.

Sau hai cuộc tra vấn nữa, cha Du bị giam trong cũi và bị áp giải về kinh đô cùng với tổng Trắm, đồ Hoành bốn Bang, phó Nhã và con trai Lê văn Khôi là Lê văn Viên mới bảy tuổi. Đoàn người vế tới Phú Xuân ngày 15.10, cha du bị gaim trong ngục Võ Lâm gần tòa Tam Pháp.

Đằng sau bản án phản loạn.

Hôm sau 16.10, cha Du bị đưa ra tòa Tam Pháp. Các quan cố ép cha nhận tội giúp Khôi làm loạn. Nhưng cha khẳng định : "Tôi chỉ lo cầu nguyện cùng Chúa và làm lễ thôi". Quan hạch hỏi: - Có phải người gửi thư vô Xiêm, cùng gửi thư cho quân Gia Tô trong Đồng Nai, biểu nó đến giúp ngụy không ?

Cha Du trả lời : "Ông Khôi có yêu cầu tôi viết thư, song tôi không chịu viết, một nói cho ông ấy hay : Đạo tôi cấm làm như vậy và tôi thà chết chẳng thà làm theo lời ông ấy. Dầu thế ông Khôi còn đêm mấy bức thư ra, biểu tôi ký tên vào, thì tôi lấy mấy cái thư ấy mà đốt đi trước mặt ông ấy".

Để bắt cha nhận tội, tối hôm sau, các quan dùng đủ cực hình kìm kẹp : Họ cho nung đỏ kìm sắt và cho kẹp hai lần vào hai đùi cha, rồi giữ nguyên cho tới khi kìm nguội. Một lần như vậy mùi thịt cháy xông lên khét lẹt, chính quân lính cũng phải quay mặt đi. Vị anh hùng đức tin hai lần ngất xỉu, nhưng vẫn giữ nguyên lời khai cũ. Họ đành nhốt cha vào cũi lại, rồi đưa về ngục.

Để tạo chứng gian buộc tội cha, các quan dỗ con trai Lê văn Khôi, hứa trả tự do nếu khai rằng "Ông thày Tây" giúp cha em khởi nghĩa. Nhưng cậu bé bảy tuổi ấy không biết nói dối, cậu nói cha Du hoàn toàn vô can, dầu cha cậu có hứa hẹn, khuyên dụ nhiều phen.

Cuối cùng, các quan đành xoay qua "tội giảng đạo". Họ nhắc đến chiếu chỉ nhà vua, và hứa ân xá nếu cha bước qua Thánh Giá. Cha Du cám ơn quan và tuyên bố sẵn sàng chịu cực hình, chứ không thể thất trung với Chúa. họ lại tiếp tục nhốt cha trong cũi. Sáu tuần lễ ở kinh đô đã trôi qua như thế. Các tín hữu ghé vào thăm và tiếp tế cho cha, đều thuật lại rằng : "Cha Du vẫn luôn vui vẻ và thường cầm cuốn sách nhỏ để đọc đêm ngày".

Thừa lệnh vua Minh Mạng, bản án cuối cùng được viết như sau : "Tây dương ma Sang kêu là danh Du, Gia Tô đạo trưởng, phò ngụy Khôi, nhận tội viết thư xin Hồng Mao (nước Anh) và Xiêm La (Thái Lan) sang giúp ngụy thần. Lệnh xử bá đao".

Chết vì lý do tôn giáo

Sáng sớm 30.11.1835, bảy phát súng thần công nổ vang kêu gọi mọi người đến tham dự cuộc xử án. Cha Du, ba vị tướng của Khôi và em Lê Văn Viên được đưa ra khỏi cũi (phó Nhã đã chết trong ngục), mọi người chỉ được đóng khố, rồi dẫn đến cửa Ngọ Môn trình diện và phục lạy vua năm lạy. Vua Minh Mạng tỏ vẻ giận dữ ném chiếc cờ hiệu xuống đất. Đó là dấu không ân xá lần cuối, năm tội nhân được đưa ra pháp trường. Riêng cha Du, theo mật lệnh, được đưa vào tòa Tam Pháp tra khảo một lần nữa. Đọc nội dung cuộc tra khảo này, chúng ta thấy quan quân không đá động gì đến lý do chính trị cả !

Năm người lính cầm năm kìm nung đỏ kẹp vào bắp vế cha. phía sau là năm người lính khác cầm roi để năm lý hình không được phép nương tay. Ba lần kìm kẹp, thân thể cha Du có đủ 15 vết bỏng. Song song với cuộc tra tấn là mẫu đối thoại sau :

- Tại sao Gia Tô móc mắt mấy người gần chết?

- Không có, không bao giờ tôi thấy điều đó.

- Tại sao mấy người kết hôn lại phải đến các thày đạo trước bàn thờ ?

- Họ đến để thày cả chúc phúc và chứng nhận trước mặt các tín hữu ở đó.

- Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm những sự quái gở lắm phải không ?

- Không, chẳng có những điều quái gở.

- Vậy sao có thứ bánh dùng làm bùa mê thuốc lú để phát cho những đứa đã xưng tội mà làm nó mê đạo đến thế?

Cha Du kiệt sức không thể trả lời được nữa. Lính dọn cho tử tội bữa ăn sau cùng, nhưng cha không dùng chi cả, chỉ lo cầu nguyện với Chúa. Sau đó, lính đưa các tử tội đến pháp trường tại họ Thợ Đúc bên sông Hương, cách kinh thành một dặm đường.

Chết như một tội nhân

Năm cây cọc đã cắm sẵn. Lính trói năm tử tội, cha Du bị trói vào cây cọc thứ hai. Ngài bị án "Phản loạn" và sẽ chết giữa những người phản loạn. Dân chúng bị đuổi lùi ra xa 30 thước. Cứ mỗi tử tội lại có ba lý hình, một cầm kìm, một cầm đao, còn một lo đếm số cho đủ 100 lát cắt. Trước đó, lính đã nhét vào miệng tội nhân và cột chặt, để không ai có thể kêu la được nữa.

Sau một hồi trống, lý hình cắt lớp da trên trán cha Du lật xuống che mặt, rồi cắt từng mảnh hai bên ngực, sau lưng, tay chân. Quá đau đớn, vị chứng nhân giẫy giụa, quằn quại, ngước mắt lên trời cao rồi gục đầu xuống nhắm mắt lìa đời. Tiếp theo quân lính cắt đầu của ngài, cởi dây, bổ thân mình làm bốn, và ném xuống biển chung với bốn tử tội kia. Còn thủ cấp cha, được đưa đi bêu ở nhiều nơi, rồi được trả về kinh đô, bị bỏ vào cối giã nát và cho rắc xuống biển.

Ngày 30.11.1835 cũng là ngày kính thánh Anrê. Các thánh lễ hôm đó đều đọc lại đoạn sách Isaia (Is. 52,7): "Đẹp thay bước chân người rao giảng Tin Mừng" như lời chúc tụng vị thừa sai đã hoàn tất sứ mạng tông đồ của mình. Giáo Hội đã rất thận trọng khi nghiên cứu hồ sơ cha Marchand Du, căn cứ vào các buổi tra khảo, nhất là cuộc thẩm vấn cuối cùng, Giáo Hội khẳng định ngài đã hiến mạng sống vì đức tin. (2)

Đức Lêo XIII đã suy tôn linh mục Marchand Du lên bậc Chân Phước ngày 27.5.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Marchand Du thừa sai linh mục
Sinh Quý Hợi (1803) quê thực Paris
Từ nhỏ đã tỏ hướng đi
Thích làm linh mục cậu thì tỏ ra

Cùng các bạn bày ra dâng lễ
Giống như cha chủ tế hàng ngày
Thấy người lớn cậu dẹp ngay
Trò chơi của cậu những ngày còn thơ

Ðến khi lớn giấc mơ của cậu
Xin vào dòng học đậu làm cha
Kẹt vì lúc đó trong nhà
Bạc tiền túng thiếu cùng là nhân công

Cha mẹ cậu trước không đồng ý
Tưởng một hai thối chí cậu chăng
Ai ngờ ngày một gia tăng
Cuối cùng cha mẹ phải bằng lòng thôi

Vào Chủng viện tuổi đời mười tám
Mười năm trời theo bám chủng sinh
Phó tế lãnh chức quang vinh
Thầy xin sang nhập gia đình thừa sai

Nửa năm sau chức ngài linh mục
Xin Bề Trên tiếp tục hiến thân
Việt Nam truyền giáo đang cần
Cha xin tình nguyện lãnh phần ưu tiên

Ðường đi lại tàu thuyền cách trở
Chặng đi đầu tạm ở Macao
Việt Nam đợi dịp đi vào
Mùa xuân con cọp (1830) đẹp sao tới bờ

Việc cần nhất bây giờ học tiếng
Tại Lái Thiêu vốn liếng bổ sung
Ðọc thông nói thạo đủ dùng
Ðặt tên tiếng Việt kêu bằng cha Du

Ðến Campuchia mùa thu năm ấy
Ðể thăm quan và thấy giáo dân
Lái Thiêu Chủng viện đang cần
Xin cha về nhận cái phần giảng sư

Coi xứ đạo cũng từ ngày đó
Trong cả vùng cũng có hai lăm (25 xứ)
Hàng tuần cha phải đi thăm
Ban phép hoà giải hằng trăm tín đồ

Vua Minh Mạng lệnh vô lùng bắt
Giáo sĩ Âu cấm ngặt răn đe
Rủ nhau đi bộ đi ghe
Chạy sang nước Thái (Lan) chở che tạm thời

Chỉ cha Du ngài đòi ở lại
Coi giáo dân chẳng ngại hiểm nguy
Miền Nam trong lúc ấy thì
(Lê) Văn Khôi phản loạn muốn đi cầu ngài (cha Du)

Ý ông (Khôi) muốn góp tài chung sức
Phần giảng rao hết mực tự do
Ðạo đời hoà hợp khỏi lo
Nay đây mai đó trốn cho tội tình

Cha Du vẫn làm thinh không chịu
Ngài biết rằng chính hiệu của tôi
Ðến đây giảng đạo Chúa Trời
Ngoài ra không biết việc đời là chi

Lê Văn Khôi gặp khi túng thế
Ðem voi ra bồng bế cha vào
Tâm thư ngài được ban trao
Ðọc xong xin hãy ký vào giùm tôi

Cha Du đứng nghỉ ngơi một lúc
Rồi đem thư tiếp tục xé luôn
Ông Khôi lúc đó tuy buồn
Nhưng không phản ứng về luôn sảnh đường

Hơn hai năm bức tường vây hãm
Quân nhà vua can đảm phá thành
Nguỵ quân mấy bữa tan tành
Văn Khôi bị bắt đồng hành cha Du

Ðem về kinh căm thù kết tội
Buộc cho ngài kết nối nguỵ quân
Gởi thư cầu viện xa gần
Cùng Khôi cấu kết mật thân chống triều

Cha Du nói một điều giảng đạo
Kẹp kìm tra cố tạo tội thêm
Cuối cùng bản án như nêm
Tây dương tả đạo có kèm tên Du

Phò Khôi nguỵ hận thù đáng chết
Xử bá đao chưa hết tội mi
Cha Du chẳng nói năng gì
Ất Mùi (1835) tử đạo hồn đi lên Trời

Trong sử sách ấy thời ghi chép
Mình cha Du chịu chết bá đao
Canh Tý (1900) Toà Thánh ban trao
Suy tôn Chân phước bước vào Thiên cung

Lời bất hủ: Tướng Lê Văn Khôi (nghịch với Triều Nguyễn) đã ép cha Du phải vào thành. Tướng Khôi có ý mua chuộc cha để cha tiếp sức, nhưng trước sau cha chỉ nói: "Tôi chỉ biết việc đạo, còn nghề giặc giã binh lính, tôi không rành". Cha Du bị bắt và dẫn giải về triều đình Huế, các quan hỏi cung: "Có phải người gửi thư vô Xiêm, cùng gửi thư cho quân Giatô ở Ðồng Nai, biểu nó đến giúp nguỵ không?". Cha Du đáp: "Ông Khôi có biểu tôi viết thư song tôi không chịu viết, một nói cho ông ấy hay: đạo tôi cấm làm như vậy, và tôi thà chết chẳng thà làm theo lời ông ấy. Dầu thế ông Khôi còn đem mấy bức thư ra, biểu tôi ký tên vào, thì tôi lấy mấy cái thư ấy, mà đốt đi trước mặt ông ấy". Bản án thừa lệnh vua Minh Mạng viết như sau: "Tây Dương Ma Sang kêu là danh Du, Giatô đạo trưởng, phò nguỵ Khôi, nhận tội có viết thư sang Hồng Mao (tức nước Anh) và Xiêm La (Thái Lan) sang giúp nguỵ thần, lệnh xử bá đao". Cha Du còn tra hỏi lần chót rồi mới xử. Hỏi: "Khi làm yến tiệc trong nhà thờ, bay làm những sự quái gở lắm phải không?". Ðáp: "Không, chẳng hề có những điều quái gở". "Vậy sao có thứ bánh làm bùa mê thuốc lú, để phát cho những đứa đã xưng tội mà làm nó mê đạo đến thế?". Cha Du kiệt sức không trả lời được nữa.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #42
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
41. Giuse Ðỗ Quang Hiển (1796-1840)

Giuse Ðỗ Quang Hiển, Sinh năm 1796 tại Quần Anh, Nam Ðịnh, Linh mục dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 9/05/1840 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng. Đức Lêo XIII suy tôn Chân Phước cho cha Giuse Hiển, linh mục dòng Thuyết giáo, cùng với 63 vị tử đạo tại Việt Nam khác ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 9/05.

Người tông đồ kính thánh giá

Ấn tượng đẹp nhất trong cuộc tử đạo của thánh Giuse Hiển là hình ảnh cụ già 71 tuổi, sau bao cực hình tra tấn ban ngày, mỗi tối nằm dài trong nhà lao nắn nót vẽ trên vải từng mẫu ảnh thánh giá mỹ thuật, với những nét hoa văn tinh tế, khi giáo hữu đến thăm cha phát cho mỗi người mỗi mẫu, khuyên họ cung kính suy ngẫm và xin ơn bền đỗ. Có người được ban ơn lạ vì mang trên mình hình ảnh thánh giá đó. Thế là trong tù cha vẫn phát động phong trào suy tôn thánh giá ở Nam Định. Về sau, vì số người đến xin ảnh nhiều quá cha phải nhờ một anh bạn tù khắc mẫu Thánh Giá đó vào gỗ rồi dùng mực in ra nhiều bản mới cung ứng đủ nhu cầu.

Giuse Hiển sinh năm 1796 tại làng Quần Anh Hạ. Tỉnh Nam Định. Từ thuở bé, gia đình đã gởi gấm cậu đến sống với Đức Cha Delgado Y dòng Đaminh. Sau khi học xong thần học, thày Hiển được thụ phong linh mục và được gởi đi du học ở Manila. Ngày 12-01-1812, cha được lãnh áo dòng Đaminh và năm sau vào khấn dòng. Trở về Việt Nam cha giúp nhiều giáo xứ, lâu nhất là xứ Cao Mộc. Mọi người công nhận cha sống thánh thiện, miệt mài với kinh nguyện và cha sống hoán cải lòng người. Ai nghe cha khuyên nhủ cũng thấy lòng mình sốt sắng muốn canh tân sửa đổi đời sống sao cho xứng danh kitô hữu.

Khi vua Minh Mạng ra lệnh cấm đạo, cha Hiển là bạn đồng hành với Giám Mục Henares Minh trên đường lưu lạc. Năm 1838, khi Đức Cha về Xương Điền, Ngài xin về quê cũ là Quần Anh, sau lại di chuyển qua Hưng Nghĩa rồi ở họ Trung Thành suốt 9 tháng. Tuy khó khăn và luôn luôn trốn, cha vẫn cố tìm cách phục vụ cộng đồng dân Chúa cách đắc lực, cha thăm viếng từng nhà, an ủi từng người và trao ban bí tích.

Vững vàng trong thử thách.

Tối 20.12.1839, cha Hiển đi xức dầu và giải tội cho ông Đội Nhật đang hấp hối, ông đã bỏ xưng tội lâu năm và muốn được giọn mình chết lành. Một người ngoại giáo phát giác và tố cáo với Tổng đốc Trịnh Quang Khanh. Quan liền đem quân đến vây kín làng Trung Thành. Thấy khó trốn thoát, cha cử hành một thánh lễ sốt sắng để chuẩn bị lãnh phúc tử đạo. Đến khi trời vừa tảng sáng, quân lính tìm bắt được cha và lôi ra trước đình làng.

Vì chối không chịu đạp lên Thánh Giá, quan cho đánh cha 40 roi, tiết đông giá rét góp phần làm những vết roi thêm tê buốt. Sau đó, quan truyền lấy nước lạnh dội từ trên đầu xuống, các vết thương đang rướm máu nay gặp nước thì tím bầm lại, quả đau đớn và xót xa ! Dầu vậy, cha Hiển vẫn không hề than thở rên la một lời, cha chỉ kêu tên cực trọng Đức Giêsu và suy niệm về cuộc thương khó Chúa khi xưa.

Hai ngày sau, vị linh mục được giải về Nam Định và bị giam giữ hơn năm tháng. Là một tu sĩ dòng thuyết giáo, cha không quên sứ mạng truyền bá Tin Mừng. Ngay ở trong tù, cha vẫn dạy đạo và rửa tội ch một vài tân tòng, khuyến khích các tín hữu kiên trung xưng đạo ngay trước những cực hình tra tấn. Đặc biệt cha giúp thày Tôma Toán đã một lần đạp lên Thánh Giá, tìm lại được can đảm tuyên xưng niềm tin cho đến ngày lãnh triều thiên tử đạo. Những mẫu ảnh Thánh Giá cha phổ biến, đã gây được một phong trào tôn sùng Thánh Giá, giúp người nhút nhát thêm nghị lực, giúp tội nhân hoán cải, và nhiều người sắp chết tìm lại được an bình.

Rất nhiều lần cha bị đưa ra đối chất trước tòa. Các quan khi thì tra tấn dã man, khi thì dùng lời dụ dỗ ngọt ngào, nhưng trước sau như một, cha dứt khoát không chịu xuất giáo. Cha nói : "Tôi đã già chẳng sông được bao lâu nữa, tôi sẵn sàng chết vì Đấng đã chết cho tôi".

Đầu tháng 05.1840, sau khi đã nhận án từ triều đình quan Tổng đốc Trịnh Quang Khanh truyền đem cha Hiển cùng thày Toán ra trình diện. Quan bắt hai vị đứng trước Thánh Giá rồi cho quản tượng dẫn ra hai thớt voi to lớn đứng ngay sau lưng. Theo lệnh của quan tượng, hai chú voi từ từ tiến tới đẩy hai vị đạp lên Thánh Giá. Nhưng hai vị đã khéo léo và bình tĩnh tránh ra một bên. Cha Hiển nói thẳng với quan : "Xin quan cứ tuân lệnh vua, đừng ép thêm vô ích, chúng tôi sẵn sàng chết để tỏ lòng yêu mến Chúa". Trịnh Quang Khanh nghe nói thế tức giận lắm, truyền giam thày Toán vào ngục, bỏ đói cho chết rũ tù. Còn cha Hiển, ông cho đem đi xử trảm ngay.

Khải hoàn trong vinh quang.

Trên đường ra pháp trường, cha Giuse Hiển phải mang gông rất nặng đi giữa một toán lính, cha quì gối thinh lặng, mắt hướng về trời cao. Trong lúc chìm đắm trong lời nguyện, cha lãnh nhận một nhát gươm đem lại ngành lá chiến thắng tử đạo mà cha hằng mong ước. Hôm ấy là ngày 09.05.1840. Thi thể cha Hiển được chôn ngay tại pháp trường. Tám tháng sau, anh Phêrô Dậu, người trước cùng bị giam chung với cha vì đức tin, cải táng và đem về chôn tại chủng viện Lục Thủy.

Đức Lêo XIII suy tôn Chân Phước cho cha Giuse Hiển, linh mục dòng Thuyết giáo, cùng với 63 vị tử đạo tại Việt Nam khác ngày 27.05.1900. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Giuse Vũ Duy Hiển linh mục
Sinh Kỷ Sửu (1769) quê thực Quần Anh
Ðức Cha Y muốn xin anh
Cho vào chủng viện nổi danh nhà tràng

Manila gởi sang du học
Sau hồi hương dạy học nơi đây
Tấn phong Linh Mục Ðức Thầy
Cha Hiển đón nhận tràn đầy hồng ân

Cha Vũ Hiển xin gần tập viện
Dòng Ðaminh thực hiện khấn liền
Cha đi coi xứ khắp miền
Tông đồ phục vụ giảng khuyên Tin mừng

Ở Cao Mộc nghe chừng lâu nhất
Cha sẻ chia lại rất chân tình
Nêu cao gương mẫu đệ huynh
Sống đời đạo đức đẹp xinh một nhà

Khi chiếu chỉ Vua ra cấm đạo
Thật dã man tàn bạo khắp nơi
Tu sĩ trốn tránh đổi dời
Các Ngài phải ở tạm thời nhà dân

Ðức cha Minh sống gần Cha Hiển
Tới Xương Ðiền di chuyển Nghĩa Hưng
Trung Thành họ đạo tạm ngưng
Phục vụ dân Chúa Tin mừng Phúc âm

Cha thăm viếng âm thầm an ủi
Ðến từng nhà trao gửi phép mầu
Và ban Bí tích xức dầu
Cho người hấp hối từ lâu mong chờ

Người ngoại giáo bất ngờ phát giác
Anh vội trình kiếm chác phẩm hàm
Quang Khanh Tổng Ðốc Thành Nam
Ðến nơi tố cáo cho quan vây làng

Cha thấy vậy lưỡng nan khó trốn
Liền cử hành khiêm tốn lễ dâng
Phúc lành tử đạo xin vâng
Khi trời vừa sáng quan quân tiến vào

Chúng bắt trói đem trao Tổng Ðốc
Ngồi đình làng thúc đốc đánh đòn
Tiết đông giá lạnh héo hon
Lại thêm tê buốt roi đòn lằn sâu

Người rướm máu trên đầu đổ nước
Lạnh thấu gan lại ướt vết thương
Tím bầm nổi rõ từng đường
Cha luôn khẩn nguyện Chúa thương con cùng

Sau chúng giải về vùng Nam Ðịnh
Nhốt nhà giam đợi lịnh nhà Vua
Gặp Thầy Toán như được mùa
Cha con trao đổi thay tua trong tù

Cha truyền đạo trong khu ngục tối
Tại nơi đây rửa tội tân tòng
Thỏa lòng ước nguyện cầu mong
Ở đâu Ngài cũng một lòng kiên trung

Cha bị xử người cùng một toán
Bao chứng nhân là bạn đồng hành
Tôn thờ Thiên Chúa vinh danh
Pháp trường Bảy Mẫu ngoại thành tỉnh Nam

Tại pháp trường dã man trảm quyết
Bị đầu rơi vĩnh biệt trần gian
Hồng ân tử đạo vững vàng
Thiên đàng vĩnh cửu huy hoàng Nước Cha

Máu tử đạo chan hòa Bảy Mẫu
Một niềm tin nung nấu cháu con
Tin mừng đạo Chúa mãi còn
Lưu danh kim cổ sắt son rạng ngời

Năm Canh Tý (1840) phúc ôi tử đạo
Theo nguồn tin thông thạo Roma
Năm Canh Tý (1900) Ðức Thánh Cha
Suy tôn Chân Phước nay ta tôn thờ

Lời bất hủ: Trước các quan tra hỏi lúc thì tra tấn, lúc thì ngon ngọt để cha xuất giáo, cha đáp: "Tôi đã già chẳng còn sống được bao lâu nữa, tôi sẵn sàng chết vì Ðấng đã chết cho tôi".. Cha Hiển nói thẳng với quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh: "Xin quan cứ tuân lệnh vua, đừng ép thêm vô ích, chúng tôi sẵn sàng chết để tỏ lòng yêu mến Chúa

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #43
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
42. Giuse Hoàng Lương Cảnh (1763-1838)

Giuse Hoàng Lương Cảnh, Sinh năm 1763 tại Làng Ván, Bắc Giang, Giáo dân dòng ba Ða Minh, Trùm Họ, Y Sĩ, xử trảm ngày 5/09/1838 tại Bắc Ninh dưới đời vua Minh Mạng. Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cụ Trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 5/09.

Lời kinh thắp sáng cuộc đời.

Đã là Kitô hữu thì ai cũng từng thuộc và đọc một số kinh để cầu nguyện. Thế nhưng số người sống theo lời kinh mình đọc không phải là nhiều. Đối với cụ lang Giuse Cảnh, thì lời kinh chính là hơi thở của cuộc đời mình. lời kinh là nến sáng soi dẫn hành trình dương gian tiến về nước Chúa. Đọc truyện tử đạo của cụ, ta thấy rất rõ điều đó.

Giuse Hoàng Lương Cảnh sinh ra dưới thời chúa Trịnh Doanh năm 1763 tại làng Ván, tỉnh Bắc Giang. Sống ở làng Thổ Hà, huyện Yên Việt, ông được mọi người quý mến, nổi tiếng hiền lành và bác ái. Là một lang y, ông tận tụy với các bệnh nhân, thường chữa trị miễn phí cho người nghèo. Tuy không đi tu, nhưng trọn ngày sống của ông được dệt bằng kinh nguyện và các việc tông đồ. Ông đã rửa tội nhiều người trong giờ hấp hối, đặc biệt cho trẻ em. Giáo dân Thổ Hà tín nhiệm và bầu ông làm Trùm họ. Từ đó, ông càng hăng say hơn với việc truyền giáo và phục vụ cộng đoàn dân Chúa.

Đầu tháng 07 năm 1838, đang khi quân lính bao vây bắt các giáo hữu làng Thổ Hà, có người mời ông đến chữa bệnh và rửa tội cho con họ. Dù biệt nguy hiểm, ông Trùm vẫn tìm cách lén đi giúp đỡ, nhưng khi đến bên đó, quân lính phát giác ra, bắt ông đeo gông và giải về Bắc Ninh với cha Tự, Thày Uy, ba ông Trùm xứ khác và một số giáo dân.

Sức mạnh của lời kinh

Ngày 12.7 quan đưa tất cả ra tòa, để dọa và bắt họ bước qua Thánh Giá. Ba ông Trùm kia và một giáo dân nhát gan đã nghe lời để được tha về. Chỉ còn bảy người tuyên xưng niềm tin là cha Tự, cụ lang Cảnh, hai thày Úy và Mậu, cùng ba thanh niên Mới, Đệ, Vinh. Xét rằng cụ Giuse ở chức vụ Trùm họ lại cao niên, nên có ảnh hưởng lớn đến giáo dân, quan kết án xử tử cụ như cha Tự, còn năm người kia chị bị án phát lưu.

Dù tuổi già sức yếu, cụ lang Cảnh vẫn giữ lòng trung kiên, vui lòng chấp nhận mọi hình khổ, không than van, không oán trách. Những lần quan bắt bước qua Thánh Giá cụ quỳ xuống hôn tượng Chịu Nạn và thầm thĩ đọc kinh. Thấy thế, quan bảo cụ đọcto lên, cụ liền đọc lớn tiếng những lời kinh nguyện cầu thay cho những lời giải thích lý luận. Khi thấy cụ đọc kinh Chúa Thánh Thần : "… Xin yên ủi chúng con, dạy dỗ chúng con làm những việc lành…" Khi thì đọc kinh Thánh Danh Giêsu: "Chúa Giêsu là đường nẻo thật, ai theo đường này thì sẽ sống mãi vui vẻ chẳng cùng..." Đặc biệt có lần cụ đọc một lời kinh làm cho các quan ngạc nhiên phá lên cười : "Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh". Họ hỏi sao cụ lại cầu cho kẻ hành hạ mình như thế. Cụ bình tĩnh trả lời các quan về giới luật yêu thương của đạo Chúa.

Một lần khác quan hỏi ý kiến cụ về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo linh mục, cụ chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản thày vì 30 đồng bạc, rồi cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do Thái bị té ngã xuống hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy".

Vinh phúc nghìn thu.

Quan tỉnh Bắc Ninh tội nghiệp người già yếu, nên tìm hết cách khuyên dụ cụ bỏ đạo về với con cháu. Nhưng cụ trả lời : "Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần". Ngày 15.9.1838, tỉnh Bắc Ninh nhận được bản án từ kinh đô ra. Thay vì án xử giảo như các quan đề nghị, bản án quyết định : "Đạo trưởng Nguyễn văn Tự và Đạo mục Hoàng Lương Cảnh phải trảm quyết ngay tức khắc".

Khi biết tin sắp bị xử tử, vị linh mục và cụ trùm họ liền vui vẻ chào giã biệt các bạn tù. Viên cai ngục kêu riêng cụ Cảnh ra, có ý cho uống chén nước trà để lấy sức, cụ đáp : "Xin cám ơn, tôi chẳng thiết ăn uống gì nữa, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi". Thấy cha Tự mặc bộ tu phục trắng toát trên mình, cụ cũng khóac tấm áo dòng ba, như biểu hiện nỗi lòng người con Cha Thánh Đaminh. Cụ nâng niu trên tay ảnh Chuộc Tội nhỏ mà trong hai tháng tù vừa qua cụ đã hôn kính cả nghìn lần, giờ đây là nguồn trợ lực qúy giá của cụ trong cơn thử thách cuối cùng.

Đường ra pháp trường nô nức như ngày hội. Cha Tự thong thả vừa đi vừa xướng kinh Cầu Các Thánh, cụ Lang Cảnh bước đi vất vả hơn vì yếu sức, nhưng vẫn đều đặn thưa đáp : "Cầu cho chúng tôi". Hai vị như thấy lòng mình ấm lại vì như thấy tòan thể chư thánh đều hiện diện đâu đây sẵn sàng đón mình về Trời cao. Đến nơi xử, vị chứng nhân đức tin và cha Tự qùy xuống trên hai chiếc chiếu nhỏ. Lý hình theo lệnh trống thi hành phận sự, đưa cụ về hưởng Thánh Nhan Chúa muôn đời. Hôm đó là ngày 05.9.1838, cụ Trùm Cảnh đã quá thất tuần, 75 tuổi.

Thi hài cụ Giuse Cảnh được chôn táng dưới một ngọn đồi gần đấy. Sau giáo dân làng Thổ Hà rước về họ mình.

Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cụ Trùm Giuse Hoàng Lương Cảnh lên bậc Chân Phước của Giáo Hội. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Trùm họ Giuse Hoàng Lương Cảnh
Sinh Quý Mùi (1763) quê tỉnh Bắc Giang
Lương y chữa bệnh đảm đang
Bệnh nhân tận tụy thuốc thang dân nghèo

Là tín hữu luôn theo truyền giáo
Luôn hăng say, loan báo Tin mừng
Những người hấp hối bất ưng
Cụ xin rửa tội, cho từng bệnh nhân

Giáo dân Thổ Hạ cần Trùm họ
Tín nhiệm cụ Cảnh, họ đã bầu
Ngày đêm chẳng ngại nơi đâu
Thuốc thang rửa tội, ngõ hầu mời đi

Dù cụ biết hiểm nguy tìm cách
Ðến bến đò, lính ách lại ngay
Tra gông vào cổ trói tay
Giải về thị xã vùng này Bắc Ninh

Quan Tổng Ðốc khi tình khi lý
Bắt chứng nhân, theo ý của quan
Lệnh buộc xuất giáo phải làm
Nếu không sẽ phải, theo đàng khổ đau

Ðến cụ Cảnh tới sau thúc bước
Cụ quỳ ngay để được nguyện cầu
Quan tưởng cụ nói gì đâu
Liền la nói lớn, ngõ hầu ta nghe

Cụ Trùm Cảnh tăng bè lớn tiếng
Lời kinh cầu, chết điếng tai quan
Cho lính vào kéo lão can
Cụ Trùm thừa thắng, kéo tràn cung mây

Quan chọc cụ, ngất ngây cười nhạo
Sao lại cầu kẻ tạo khổ đau
Giêsu Thiên Chúa nhiệm mầu
Thứ tha, tha thứ phải cầu cho nhau

Truyện Giuđa trước sau phản bội
Nhưng phải cần thống hối ăn năn
Mười điều Chúa đã khuyên răn
Nếu ai giữ trọn, khó khăn xá gì

Tin vào Chúa, Ngài thì chúc phúc
Yêu thương nhau trong lúc thế trần
Ðệ huynh như thể tay chân
Sống đời đạo đức, trọn phần thiết tha

Cụ Trùm Cảnh dẫn ra để xử
Ðến pháp trường cụ cứ nguyện cầu
Lý hình gươm giáo đi đầu
Quỳ trên chiếu nhỏ, ngõ hầu chém ngay

Thi hài chôn nơi này ngọn núi
Một thời gian rời núi rước về
Nơi làng Thổ Hạ thôn quê
Xác chôn dưới đất, hồn về Thiên cung

Phúc tử đạo anh hùng Mậu Tuất (1838)
Tuổi già nua trên thất thập tuần
Canh Tý (1900) Nước Chúa lãnh phần
Suy tôn Á thánh từ nhân cứu người

Lời bất hủ: Quan hỏi về những kẻ bỏ đạo hoặc tố cáo các linh mục, cụ liền chậm rãi kể tích truyện Giuđa phản bội Thầy mình vì 30 đồng bạc rồi cụ thêm: "Thực ra lính cũng chẳng bắt được Chúa Giêsu, vì khi Chúa nói chính Ta đây, toán lính Do thái bị té ngã xuống đất hết, chính Chúa đưa tay cho họ trói, để hoàn tất việc chuộc tội thiên hạ, trong đó có cả các quan nữa đấy". Có lần cụ Trùm đọc kinh cho quan nghe như sau: "Cầu Chúa Giêsu cho các vua trị nước cho yên, càng ngày càng thịnh", các quan cười phá lên và hỏi sao lại cầu cho kẻ hành hạ mình, cụ bình tĩnh trả lời: "cầu cho các quan vì giới luật yêu thương của đạo Chúa dạy..". Quan khuyên cụ bỏ đạo, cụ trả lời: "Xin quan cứ làm án cho tôi được chết với cha Tự của tôi, thì tôi mừng rỡ bội phần". Khi nhận được bản án bị xử tử cụ Cảnh đáp: "Xin cảm ơn, tôi chẳng thiết gì ăn uống chi hết, chỉ mong theo cha tôi ra pháp trường thôi".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #44
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
43. Giuse Fernandez Hiền (1775-1838)

Giuse Fernandez Hiền, linh mục Ða Minh; Sinh 1775 tại Ventosa de la Cueva, Tây Ban Nha; chết 24-7-1838 tại Nam Ðịnh. Sau khi được khấn làm một thầy dòng Ða Minh, ngài được học học trong chủng viện để phục vụ tại Việt Nam. Năm 1805, ngài được gửi đến Bắc Hà, nơi đây ngài được thụ phong linh mục. Ðược bổ nhiệmlàm giám tỉnh ở đây, và bị bắt ngay sau đó. Bị xử trảm (chém đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 24 tháng 7.

Cuộc hội ngộ trong tù

Khi bị thẩm vấn về các thừa sai, linh mục Fernandez Hiền liền nhận là có quen thân với hai Giám mục Delgado Y và Henares Minh. Cha xin quan cho gặp mặt vì biết hai vị đang bị giam cầm ở đây. Cuộc gặp kéo dài gần tiếng đồng hồ, mỗi vị một cũi. Nhưng cũng đủ để ba vị thủ lãnh giáo phận Đông trao đổi, an ủi và khích lệ nhau. Đức cha Delgado Y vì bệnh nặng nên ít nói hơn. Nhưng bỗng nhiên ngài hỏi cao giọng bằng tiếng Việt, chắc có ý cho quan quân nghe được : "Này cha bề trên phụ tỉnh, cha đã sẵn lòng tự nguyện để người ta chém đầu chưa ?" Không chút ngần ngừ, cha chính Hiền trả lời : "Dĩ nhiên đã sẵn sàng". Các quan và lính tráng có mặt hôm đó đều ngạc nhiên hết sức khi thấy những tù nhân của họ nói đến cái chết cận kề, mà vẫn bình tĩnh, nếu không nói là vui vẻ nữa.

Hai ngày sau, tân tư của cha Hiền được khẳng định rõ hơn cho các quan : "Xin các ngài biết cho, không bao giờ tôi chà đạp Thánh Giá. Còn việc về nước (Tây Ban Nha) thì tôi không muốn, vì tôi đến đây với ước nguyện là giảng đạo Chúa Kitô, đạo chân chính duy nhất giúp con người sống tốt đẹp ở đời này và đạt hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Tôi sẵn sàng lấy máu mình để làm chứng cho người dân Việt biết đạo Thiên Chúa là đạo thật. Đó là mục đích và niềm vui của tôi".

Hành trình rao giảng

Giuse Fernandez sinh ngày 03.12.1775 trong một gia đình đạo đức ở Ventosa de la Cuesta, tỉnh Valladolid, giáo phận Avila, Tây Ban Nha. Cha mẹ cậu rất hân hoan khi cậu xin vào dòng Đaminh, và coi đó là một vinh dự cũng như đặc ân Chúa ban cho gia đình. Tại tu viện thánh Phaolô (ở Valladolid) cậu tuyên khấn ngày 02.08.1796, khi mới 17 tuổi. sau đó thày Fernandez học triết lý và thần học, rồi được thụ phong linh mục.

Để thực hiện hoài bão truyền bá Tin Mừng cho niền Viễn Đông, cha Fernandez xin chuyển qua Tỉnh Hạt Rất Thánh Mân Côi và tới Manila (Phi Luật Tân) ngày 16.04.1805. Từ đây ngài đến Macao cùng với ba cha dòng Đaminh khác : Luis Villanova, Giacôbê Mateo và Manuel Gonzalez. Ngày 18.02.1806, bốn tu sĩ thuyết giáo theo một tàu của Anh vào bến Cửu Hàn (Đà Nẵng). Từ đây, bốn vị riệng rẽ đi bộ lên giáo phận Đông Đàng Ngoài, trời có bão, các thuyền bè không ai giám chở. Tháng 6 năm đó, cha Fernandez đến được trụ sở Bề trên phụ tỉnh.

Việt Nam thời này đang dưới quyền Gia Long, các thừa sai tương đối tự do giảng đạo. Sau một vài tháng học tiếng, vị tông đồ trẻ tuổi đã bắt tay vào công việc truyền giáo hăng say. Vốn bản tính hiền lành, khiêm tốn và nhã nhặn, cha Hiền được mọi người cả giáo lẫn lương đều quí mến. Nhờ đó cha đã giúp nhiều lương dân đón nhận đức tin, nhất là tại làng Xuân Dục.

Giáo xứ cha Hiền phụ trách lâu nhất là Kiên Lao, nơi cha đã nâng số tín hữu lên đến 5.000 khi cuộc bách hại của vua Minh Mạng bùng nổ. Từ đây cha phụ trách chủng viện của giáo phận. Năm 1837, sau một cơn bệnh kiết lỵ suýt chết, tỉnh dòng trao cho cha chức vụ Bề Trên Phụ Tỉnh. Cha vâng lời nhận trách nhiệm với sự trợ giúp của linh mục phụ tá Hermosilla Vọng. Tuy làm cha chính có vài tháng, cha đã phải lãnh trách nhiệm trong giai đọan bão tố của giáo phận Đông. Những lá thư của cha Viên bị tịch thu đã tố cáo sự hiện diện của các linh mục ngoại quốc tại Nam Định.

Cô đơn và niềm an ủi.

Trong cơn truy lùng gắt gao của Tổng đốc Trịnh Quang Khanh năm 1838, cha Hiền đang ở chủng viện Ninh Cường, được giáo dân yêu cầu dọn đi nơi khác : "xin cha thương chúng con mà lánh đi nơi khác, kẻo nếu họ bắt được cha ở đây, chúng con sẽ mất hết tài sản và có lẽ mất cả đầu nữa". Thế là vị linh mục 63 tuổi đang mang trọng bịnh, đành phải ra về Quần Liêu, có hai thày giảng theo giúp đỡ ngài.

Khi đến Quần Liêu, giáo hữu ở đây cũng lo sợ không kém bên Ninh Cường. Vì sợ liên lụy, họ đã xin ngài đừng ở lại. Một lần nữa cha Hiền và hai thày giảng lại ra đi mà không biết đến đâu, vừa đi vừa nghĩ đến gương của Thày Chí Thánh : "Cáo có hang chim trời có tổ, còn Con Người không chỗ gối đầu". Nhưng may mắn thay, đang tình trạng bế tắc đó thì một linh mục Việt Nam xuất hiện.

Cha Phêrô Tuần đang coi xứ Lác Môn khi biết tin, liền đến Quần Liêu can thiệp. Cha trách các tín hữu ở đây bội bạc, và yêu cầu họ cho cha Hiền lưu lại vài ngày. Cha Tuần cũng quyết định ở lại để tìm chỗ ẩn mới cho vị thừa sai. Hai ngày sau, hai cha vượt sông qua giáo phận Tây đàng Ngoài, ghé vào xứ Kim Sơn. Nhưng vừa đến nơi thì hay tin quan tỉnh Nam Định đã ra lệnh cho quan địa phương lùng bắt hai vị rồi. Dân xứ Kim Sơn vì thế không giám lưu giữ, họ mời hai vị linh mục lên một chiếc thuyền nhỏ rồi đưa các vị vào vùng xình lầy gần đó. Địa điểm này tuy an toàn không bị truy lùng, nhưng quả là gian khổ vì bùn lầy tanh hôi, ban ngày thì nắng cháy da, đêm về thì làm mồi cho muỗi đốt.

Con đường thập giá

Cũng may có cha xứ Kim Sơn khi biết tình trạng bi đát của hai chứng nhân đức tin liền tìm cách thu xếp. Hai ngày sau, ngài cho người rước hai cha về trú ở nhà ông Bát Biên (hàm Bát Phẩm), là người thọ ơn cha xứ nhiều lần. Hơn nữa ông này ngoại giáo nên ở đây an toàn hơn. Thực tế Bát Biên xử với hai vị rất tốt suốt tám ngày liền, trước khi lập mưu giao nộp để lãnh thưởng.

Đêm 18.06, ông ta nói dối rằng: "Con nghe tin quan biết hai cha ở đây, và quan quân sắp đến vây làng, con phải đem hai cha đi nơi khác, an toàn hơn". Rồi ông ta mời cha chính Hiền xuống thuyền đem nộp ngài cho quan quân trên bờ sông Qui hậu. Sau đó, về nói dối để chở cha Tuần đi nộp tiếp. Nhờ việc tố giác này, Bát Biên được vua Minh Mạng tăng thêm một cấp quan và thưởng cho 100 nén bạc.

Đêm hôm đó, hai môn đệ Chúa Kitô bị giam tại huyện, các ngài giải tội cho nhau và khích lệ nhau chịu đựng gian khổ dù phải chết. Sáng hôm sau, quân lính điệu hai cha lên Ninh Bình, cha Hiền bị nhốt trong cũi bằng tre, cha Tuần phải mang gông nặng. Ngày 22.06, hai cha được giải về Nam Định, các quan và lính võ trang ra đón hai cha giữa tiếng hò reo chiến thắng. Sau đó họ giam mỗi vị một nơi.

Ngồi bó gối trong cũi tại ngục Nam Định, cha Hiền phải chịu đói khát, và nhất là cơn nóng nực. có lẽ ngài đã chết tại đó nếu không được anh Đường, một tín hữu tốt bụng đến tiếp cứu. Anh đã bỏ tiền ra mua chuộc lính gác để được vào tiếp tế mỗi ngày một ít lương thực. Mấy ngày đầu, anh còn phải giúp ngài đưa từng miếng cơm, ngụm nước vào miệng vị linh mục quá kiệt sức đến độ tự mình không thể ăn uống được nữa.

Một tháng trong tù, nhiều lần cha bị đưa ra tòa để đối chất. Quan Tổng đốc mới Lê Văn Đức điều tra ngài về lý lịch, đến đây làm gì, bao lâu ? Cha cố trả lời vắn tắt để không liên lụy đến ai. Cha nói : "Từ ngày vua cấm đạo, chúng tôi mạnh ai nấy chốn, chẳng biết ai ở đâu cả". Quan hứa sẽ đặt cha làm thông dịch viên nếu chịu bỏ đạo, cha đáp : "Tôi đến đây không để phục vụ vua chúa trần gian này mà chỉ để rao giảng đạo Đức Chúa Trời thôi". Thế rồi, cha xin được gặp hai Đức cha đã bị giam trước, và bình tĩnh tỏ lòng sẵn sàng chết vì đức tin theo vị chủ chăn của mình. Thấy không thể làm cha bỏ đạo, đạp lên Thánh Giá, các quan họp nhau và nên án trảm quyết ngài. Bản án của cha và cha Tuần được vua Minh Mạng châu phê tới Nam Định ngày 18.07. Cha Phêrô Tuần vì tuổi già sức yếu, đã về với Chúa trước đó ba ngày.

Giây phút vinh quang.

Sáng ngày 24.07, trước khi đem đi xử, các quan còn khuyên dụ cha Hiền lần cuối : "Lát nữa ông sẽ bị chém đầu nếu không đạp lên Thập Giá. Hãy quyết định lại đi, ông sẽ được tha về Âu châu". Vị chứng nhân trả lời: "Tôi không chịu đạp lên Thánh Giá, các ông muốn chém thì cứ chém". Sau đó nhốt cha trong cũi, các quan để mặc dân chúng đến xem chế nhạo. Họ kéo đến chửi mắng, bứt tóc giật râu hoặc thò tay đấm vào người cha.

Khoảng 2 giờ chiều, quan quân mới đưa vị linh mục đến pháp trường Bẩy Mẫu. Khi quân lính kéo ngài ra khỏi cũi và ném lên chiếu, ngài hầu như không gượng dậy nổi, phần vì đau mệt, phần thì đói lả, ngài nằm sõng soài ra đó. Tuy thế, cặp mắt của vị anh hùng vẫn hướng về trời cao, dâng lên Thiên Chúa hy tế đời mình và dâng lời cảm tạ sốt sắng qua 32 năm đã được phúc làm chứng cho Thiên Chúa ở Việt Nam. Lý hình vung gươm xử chém đang lúc chứng nhân còn chìm sâu trong ý nguyện.

Đầu vị tử đạo phải bêu ba ngày trước khi bị ném xuống sông. Các giáo hữu đem áo quan theo sẵn, đút tiền để đưa thi hài ngài về án táng tại chủng viện Lục Thủy. Hiện hài cốt ngài còn để tại nhà thờ Phú Nhai.

Ngày 27.05.1900, Đức Lêo XIII suy tôn cha Giuse Fernandez Hiền, dòng Đaminh, lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường thi tử Đạo.

Giuse Fernandez Hiền linh mục
Sinh Ðinh Sửu (1775) quê thực (Tây) Ban Nha
Gia đình đạo đức sinh ra
Thủa nhỏ học giỏi nết na hơn người

Mười lăm tuổi được vào chủng viện
Cha mẹ thầy cầu nguyện không ngừng
Trong nhà bày tiệc ăn mừng
Ðây là ơn huệ gia đình Chúa cho

Tại tu viện Phaolô tuyên khấn
Hai mươi bảy (tuổi) dấu ấn của thầy
Triết lý, thần học giỏi hay
Ðược phong linh mục năm thầy ba mươi (tuổi)

Nuôi hoài bảo trong người truyền giáo
Xin vào dòng đào tạo tại Phi
Học xong cất bước ra đi
Macao rồi đến Trung Kỳ Việt Nam

Chuyến tàu đáp Cửa Hàn Ðà Nẵng
Vượt biển đông đằng đẳng mấy tuần
Ðến đây lại được chia phần
Kẻ thì ở lại Cha phân Bắc Kỳ

Mấy ngày ấy trời thì nổi bão
Chuyến tàu đi chao đảo phải ngừng
Chuyển sang đường bộ đi dần
Tháng sáu ngài đến Bắc phần trình thư

Ðạo Công giáo vô tư thời ấy
Vua Gia Long ngài thấy không sao
Tự do thờ phượng giảng rao
Nhà thờ lễ hội ra vào tự do

Cha Hiền được người ta quý mến
Từ giáo dân cho đến lương dân
Giảng khuyên nhã nhặn ân cần
Kiên Lao là xứ dừng chân khá dài

Cha Hiền vốn có tài đào tạo
Nâng giáo dân xứ đạo năm nghìn
Cùng nhau gìn giữ đức tin
Ðầy lòng mến Chúa hướng nhìn Nước Cha

THỜI CẤM ÐẠO

Vua Minh Mạng đưa ra chiếu chỉ
Cấm đạo trời trực chỉ thừa sai
Cha Hiền cực khổ trần ai
Khi đó chủng viện do ngài đảm đang

Ðược mấy năm chuyển sang Cha Chính
Phải đương đầu nhận lãnh đau thương
Bề Trên phụ trách đảm đương
Trong lúc đang bệnh kiên cường lẹ nhanh

Quan Tổng đốc Quang Khanh Nam Ðịnh
Rất hăng say ra lịnh gắt gao
Mục tiêu lùng bắt nhắm vào
Thừa sai truyền giáo nơi nào tình nghi

Cha Hiền biết giờ đi đâu ở
Mà ở đây khi lở xảy ra
Quan quân đốt hết cửa nhà
Tịch thu tài sản bấy giờ làm sao

Thu xếp lẹ rồi trao chìa khoá
Rời Minh Cường, Cha đã ra đi
Quần Liêu, Lạc Viên, Quan Chi
Kim Sơn, Phát Diệm ở thì không ưng

Về sau Cha vào bưng tạm trốn
Ở nơi đây càng khốn khổ thân
Ban ngày nắng rát tay chân
Ban đêm muỗi đốt tấm thân bùn lầy

Ở đây được mấy ngày đói khổ
Về sau này có chỗ nương thân
Nhà ông Bắt Biên cũng gần
Là nơi qua lại tương thân bấy giờ

Thật tình ai có ngờ đâu được
Ông Bắt Biên lúc trước nâng niu
Về sau ông mới lập mưu
Nạp Cha lãnh thưởng buồn thiu cảnh đời

Ðêm hôm ấy Cha thời bị bắt
Ðoàn quân quan dẫn dắt Cha về
Nình Bình giam củi hẹp ghê
Ngồi thì chẳng được nằm thì không xong

Ngày hôm sau giải vòng Nam Ðịnh
Chúng hò reo ngộ nghỉnh khắp nơi
Cha Hiền trong củi ngộp hơi
Trong bụng thì đói, miệng thời khô rang

May sao có anh Ðường nhìn thấy
Anh đem tiền cho mấy lính canh
Cha Hiền được tiếp tế nhanh
Nếu không Cha đã biến thành cố nhân

Cuộc hỏi cung trăm phần khó chịu
Hết răn đe đến điệu dỗ dành
Cha Hiền vẫn nói như đanh
Tôi sang giảng đạo tốt lành trời cao

Phục vụ vua tôi nào làm được
Giảng đạo trời đâu thuộc thế gian
Quan nói ông muốn bình an
Bỏ đạo quá khoá vô can tha về

Cha Hiền nói: tôi thề trước Chúa
Không khi nào lỗi hứa được đâu
Thế gian dù phải chém đầu
Ngày sau Chúa thưởng nhiệm mầu trời cao

Quan thấy chắc không sao dụ nổi
Bản án làm luận tội cho Cha
Án phê phải chém đó mà
Pháp trường Bảy Mẫu nơi Cha an bình

Năm Mậu Tuất (1838) lý hình chặt cổ
Cha chính Hiền người đổ máu ra
Giáo đô Toà Thánh Rôma
Suy tôn Canh Tý (1900) nay ta tôn thờ

Lời bất hủ: Cha Hiền đáp lại lời hỏi cung của các quan như sau: "Xin các quan biết cho, không bao giờ tôi chà đạp Thánh Giá, còn việc về nước Tây Ban Nha thì tôi không muốn, vì tôi đến đây với ước nguyện là giảng đạo Chúa Giêsu, đạo chân chính duy nhất giúp con người sống tốt đẹp ở đời này và đạt hạnh phúc vĩnh cửu đời sau. Tôi sẵn sàng lấy máu mình để làm chứng cho người dân Việt biết đạo Thiên Chúa là đạo thật. Ðó là mục đích và niềm vui của tôi". Tổng đốc mời Lê Văn Ðức điều tra và hỏi cung ngài, ngài đáp: "Từ ngày vua cấm đạo, chúng tôi mạnh ai nấy trốn chẳng biết ai ở đâu cả". Quan hứa sẽ tâu vua đặt cha làm thông dịch viên nếu cha bỏ đạo, Cha đáp: "Tôi đến đây không để phục vụ vua chúa trần gian này, mà chỉ để rao giảng đạo Ðức Chúa Trời thôi". . Quan dụ dỗ đạp lên Thánh Giá, cha liền đáp: "Tôi không chịu đạp lên Thánh Giá, các ông muốn chém thì cứ chém".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #45
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
44. Giuse Maria Diaz Sanjuro An (1818-1857)

Giuse Maria Diaz Sanjuro An, Giám mục Ða Minh, Ðại Diện Tông Tòa; sinh năm 1818 tại Santa Eulalia de Suegos, Lugo, Tây Ban Nha; Ngài được bổ nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa Miền Trung với cha Garcia là phụ tá và tử đạo 20/7/1857 tại Nam Ðịnh. Ngài bị xử trảm (chém đầu) và xác bị ném xuống biển. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII suy tôn Đức cha Giuse Diaz Sanjurjo An lên bậc Chân Phước. Ngày19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính ngày 20 tháng 7

Lá thư tâm sự

Qua những lời lẽ được trích từ lá thư viết trong tù của thánh Giam mục Giuse An, chúng ta có thể hiểu được phần nào tâm hồn của ngài. Với mẫu thân và mảnh giấy xé trong sách, ngày đã nắn nót từng chữ viết lên lời tuyên xưng niềm tin, bày tỏ ước nguyện dâng hiến đời mình hòa với hy tế của Đức Kitô và biểu lộ lòng xác tín vào Quê Trời vĩnh cửu, nơi ngài mong tái ngộ với mọi người thân yêu :

"Tù nhân trong chúa gởi lời tạm biệt Đức Cha và các cha cho tới ngày gặp nhau trên trời. xin tất cả anh em tha thứ cho những điều lầm lỗi và gương xấu tôi đã làm ... Gông xiềng tôi đang mang được coi là những báu vật Chúa Giêsu gởi cho tôi. tôi vui mừng lắm vì chỉ ước ao đổ máu vì Chúa, để máu tôi hòa với Máu Cực Thánh Chúa Giêsu rửa linh hồn tôi được sạch mọi tội lỗi. xin anh em cầu cho tôi vững đến cùng... (Viết tại ngục Nam Định, ngày 28.5.1857, Fray José Maria".)

Ước vọng và nỗ lực

Giuse Diaz Sanjurjo chào đời ngày 26.10.1818 tại Santa Eultia de Suegos, tỉnh Lugo nước Tây Ban Nha. Là con cả của gia đình năm anh em, trong đó người em gái là nữ tu Antonia. Lớn lên cậu theo học tại chủng viện Lugo. Vì nội chiến, cậu bị gián đoạn ba năm học phải trở về quê. Sau đó vào đại học Compostella. Trong giai đoạn này, Giuse Sanjurjo được biết và cảm mến sinh hoạt truyền giáo của dòng Đaminh Tại Viễn Đông. Vào dịp thuận tiện, cậu giã từ cha mẹ bạn bè và xin vào tu viện Santo Domingo Ocana của tỉnh dòng Đaminh Rất Thánh Mân Côi, đặc trách truyền giáo ở Viễn Đông.

Ngày 23.09.1842 cùng với bảy thỉnh sinh khác, cậu được lãnh tu dòng Thuyết Giáo. Năm sau (24.09.1843), thày Sanjurjo khấn dòng trong tay bề trên Orge. Vì đời sống đạo đức, nhiều khả năng và ước vọng loan báo Tin Mừng của thày đã được khẳng định ngay từ khi thày đến Ocana, nên sau đó nửa năm, thày được gởi tới Cadiz chuẩn bị đến miền truyền giáo. Tại Cadiz, thày thụ phong linh mục ngày 23.03.1844, và cùng với năm tu sĩ bạn đến Manila (Phi luật Tân) ngày 14.09 năm đó. Sáu tháng sau, vị linh mục trẻ tuổi lại lên đường qua Macao, rồi từ đó đến giáo phận Đông Đàng Ngoài ngày 12.09.1845 với tên Việt là An. Sau thời gian học tiếng Việt, cha được đề cử coi sóc chủng viện tại Nam Am.

Cuộc bách hại năm 1848 của vua Tự Đức đã gây thiệt hại nặng nề cho chủng viện. Cha An và cha Alcazar Hy phải gấp rút giải tán của chủng sinh, cho chôn giấu các đồ thờ phượng, và đau buồn nhìn chủng viện bị tàn phá. Trong thư gởi cho bạn ở quê nhà, cha viết : "Chúng tôi chẳng còn nhà, chẳng còn sách vở quần áo, chẳng còn gì nữa… nhưng chúng tôi vẫn an tâm vì nhớ lời Thày Chí Thánh : con người không có chỗ gối dầu…"

Sau đó cha An phải lánh nạn đến Ngọc Cục qua Ninh Cường vài tuần, rồi sang miền Cao Xá. Vì nhiệt tâm với tương lai của giáo phận, cha mở lại chủng viện cho các chủng sinh cũ ngay tại Cao Xá. Thời gian này cha biên soạn cuốn Văn phạm Latinh bằng tiếng Việt.

Vị giám mục phó hăng say

Năm 1848, vì số giáo hữu trong giáo phận gia tăng, Đức cha Hermosilla Liêm xin Tòa Thánh chia khu vực dòng Đaminh thành hai giáo phận. Qua văn thư ngày 05.09, Đức Piô IX thiết lập giáo phận Trung tách địa khỏi phận Đông Đàng Ngoài. Giáo phận Trung gồm hai giáo phận hiện nay là Bùi Chu, Thái Bình với khoảng 140.000 giáo hữu và 624 xứ.

Linh mục Marti Gia khi nghe tin được chọn làm Giám mục giáo phận mới thì tỏ ra lo lắng và đến hỏi ý kiến cha Sanjurjo An đang ờ Trung Lễ. Trong bầu không khí trao đổi thân mật, cha An phân tích các mặt của nhiệm vụ Giám mục với những khó khăn trong thời cấm đạo. Rồi cha đề cập đến các nhu cầu của cộng đoàn dân Chúa, đến vai trò của các phẩm trật. Sau cùng cha đã thuyết phục thành công cha Marti Gia lãnh nhận vinh dự, cũng là gánh nặng chủ chăn giáo phận mới.

Nhưng một điều cha An không ngờ : trong sắc lệnh bổ nhiệm Đức cha Marti Gia, tòa thánh đã cho vị tân Giám mục quyền chọn vị Giám mục phó. Đức cha Gia liền chọn Giám mục phó là cha An, người đã thuyết phục mình nhận chức. Ngày 05.04.1849, cha Sanjurjo An được thụ phong giám mục hiệu tòa Platea cùng với cha Alcazar Hy, người được chọn làm Giám Mục phó cho Đức cha Hernosilla Liêm.

Sau đó, vị tân Giám mục lại trở về Cao xá tiếp tục coi sóc chủng viện. Trong thư gởi gia đình, Đức cha viết "Ở đây chức vụ cao chỉ thêm công việc, con thường phải đi bộ, có khi phải đi chân không, nhiều lần phải lội bùn đến đàu gối, để trốn tránh những người tìm bắt".

Tháng 03.1850, Đức cha An trao chủng viện cho cha Sampedro Xuyên, rồi đi kinh lý toàn tỉnh Hưng Yên. Nhưng cuộc kinh lý phải bỏ dở vì quan quân truy lùng quá gắt gao. Hai linh mục Việt Nam cùng đi với cha bị bắt. Trở về Cao Xá, Đức cha bị sốt rét nặng một thời gian.

Vị mục tử tận tình

Năm 1852, Đức cha Marti Gia lâm bệnh nặng phải rời bỏ xứ truyền giáo và qua đời ngày 26.4 tại Hương Cảng trong sự luyến tiếc của các giáo hữu Việt Nam. Kể từ đó, Đức cha An phải gánh vác toàn Giáo phận Trung. Ngài về tòa Giám mục ở Bùi Chu và trực tiếp điều hành việc truyền giáo. Số tân tòng gai tăng mau lẹ. Số rửa tội năm 1852 của giáo phận ghi thêm tên của 28.355 người. Đức cha viết :

"Đó quả là phần thưởng đầy khích lệ các nhà truyền giáo tiếp tục những trách vụ tông đồ, bất chấp mọi âm mưu của thần dữ, không nản lòng trước những cơ cực thiếu thốn, trước nguy hiểm vây quanh và những nghịch cảnh có thể xẩy đến…".

Năm 1854, Đức cha Sanjurjo An mở lệ trọng thể kính thánh tổ phụ Đaminh tại Lục Thủy, có đông đủ các cha dòng triều, các chủng sinh, nữ tu và trên 20.000 giáo hữu khắp nơi về tham dự. Sau lễ, Đức cha họp hội đồng giáo phận để thảo luận về nhiều vấn đề có ích lợi chung. Ngài con tổ chức thi kinh bổn giữa các giáo xứ và các buổi tranh luận về tôn giáo. Có lần ngài viết một số vấn nạn về giáo lý bằng chữ hán phát cho các thày Nho. Đến ngày hẹn, khoảng 30 thày, đa số ngoài công giáo đến dự cuộc. Đức cha khai mạc và nói vài lời gợi ý, sau đó để các thày tự do phát biểu. Mọi thắc mắc đều được Đức cha giải đáp thỏa đáng, khiến các thày và dân chúng trong huyện đó phải khâm phục.

Năm 1855, ba cha dòng mới từ Macao tới Việt Nam đem theo sắc lệnh đặt Đức cha An làm Giám mục đại diện Tông tòa giáo phận Trung, và trao quyền chọn phụ tá. Đức cha đã chọn cha Sampedro Xuyên và tổ chức lễ tân phong giám mục ngày 19.09 tại thánh đường Bùi Chu, với sự tham dự của 49 linh mục và đông đảo giáo dân, đến nỗi khu vực Bùi Chu không đủ nhà để trọ. Số trẻ ngoại đạo được rửa tội trong năm này là 35.349 em.

Giông tố bách hại.

Từ năm 1854, tại miền Bắc có giặc Châu Chấu của Lê Duy Cự và Cao Bá Quát. Nhóm này hứa hẹn và cổ động giới công giáo tham gia nổi loạn, nhưng rất ít người theo vì Đức cha đã lên tiếng cấm chống lại chính quyền. Nhờ đó, các quan địa phương nới tay trong việc thi hành sắc lệnh của nhà vua. Tổng đốc Nguyễn Đình Tân biết rất chính xác trụ sở Tòa Giám mục, nhưng không muốn bắt, ông còn hứa hẹn nếu bất đắc dĩ phải đem quân truy nã thì ông sẽ cho báo trước.

Tháng 5.1857, đúng lúc có viên quan Thượng thư từ kinh đô ra Nam Định, thì Chánh Mẹo ở làng Thoại Miêu lên tỉnh tố cáo rằng : "Có đạo trưởng Tây tên An ở Bùi Chu". Vì có quan trên, quan Tổng đốc buộc lòng phải ra lệnh truy bắt, nhưng cũng báo cho Đức cha, tiếc rằng tin đến nơi thì Đức cha đã bị bắt. Khi quân lính đến bao vây, Đức cha luống cuống chạy ẩn đến bốn chỗ và cuối cùng, ngài ngồi giữa một bụi tre khá kín đáo. Nhưng đúng lúc ngài ngó đầu ra xem lính đi chưa, thì bị phát hiện và bị bắt. Quân lính tước đoạt Thánh Giá và nhẫn Giám mục, sau đó trói ngài dẫn đi. Rồi họ kéo nhau vào nhà chung để cướp của và thiêu hủy những gì họ không đem đi được.

Sau một đêm bị giam tại phủ Xuân Trường, vị anh hùng đức tin được quan quân giải về Nam Định. Tại đây, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân tỏ ra tiếc khi thấy Đức cha bị bắt, nhưng vì sợ quan Thượng Thư nên phải xử với ngài như tù phạm. Đức cha bị biệt giam hai tháng, chỉ còn ba lần một linh mục giáo phận vào ban bí tích, và một lần người của Đức cha Retord Liêu vào thăm. Tuy bị xiềng xích gông cùm, Đức cha An luôn bình tĩnh vui vẻ đón chờ phúc tử đạo. Nhiều lần quan bắt ngài đạp lên Thánh Giá nhưng ngài cương quyết từ chối.

Nhát gươm di chúc.

Ngày 20.07.1857, có án tử hình từ kinh đô ra, truyền chém đầu "Tây dương đạo trưởng tên An". Trên đường ra pháp trường Nam Định, Đức cha An, tay cầm sách nguyện, vừa đi vừa suy niệm, vẻ mặt bình thản. Đến nơi xử, quân lính vây quanh ngài ba vòng : vòng trong cầm gươm, vòng giữa cầm giáo, vòng ngoài cầm cờ, cưỡi ngựa, cưỡi voi. Đức cha An xin hoãn một lát, rồi lớn tiếng nói đôi lời với những người có mặt, sau đó nói với viên chỉ huy :

"Tôi xin gởi quan 30 đồng tiền để xin một ân huệ : xin đừng chém tôi một nhát, nhưng là ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến đất Việt giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ sinh thành ra tôi, còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên trời".

Đức cha vừa dứt lời, quân lính trói ngài vào cây cọc hình Thập Giá. Dân chúng òa lên khóc. Lý hình chém Đức cha ba nhát như ngài xin. Đầu và mình của vị tử đạo bị liệng xuống sông. Có hai người lính thấm máu vị tử đạo liền bị tống giam. Đồ đạc, sách vở của Đức cha đều bị đốt. Chén lễ, áo lễ thì trao cho đoàn văn nghệ sĩ sử dụng. Đến sau dân chài lưới đã vớt được thủ cấp vị tử đạo. Đức cha Xuyên an táng thủ cấp này tại Bùi Chu, một thời gian sau, tu viện Santo Domingo ở Ocana xin rước cốt của Đức cha An về tôn kính từ năm 1891, vì Đức cha là vị tử đạo tiên khởi của tu viện.

Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII suy tôn Đức cha Giuse Diaz Sanjurjo An lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường ca tử đạo

Giuse Maria An giám mục
Năm Mậu Dần (1818) quê thực Sucgos (Tây Ban Nha
Thừa Sai truyền giáo điểm tô
Loan truyền đạo Chúa tung hô danh Ngài

Nhận nhiệm sở quản cai chủng viện
Tại nơi đây huấn luyện chủng sinh
Ngài học tiếng Việt thông minh
Nhiều người quý mến, tận tình giúp Cha

Thời gian ấy đạo ta ổn định
Khỏi phải lo quân lính bao vây
Chỉ chuyên đào tạo các thầy
Tấn phong Linh mục ơn đầy giảng rao

Ðược mấy năm lính bao Lục Thủy
Người lương dân bắt quý Thừa sai
Nộp quan được thưởng tiền tài
Cũng như chức tước thẻ bài vua khen

Giám mục An nhiều phen chạy trốn
Tại làng Cao Xá chốn tạm yên
Người luôn thăm viếng các miền
Chăm lo dạy học nhủ khuyên các thầy

Phong Giám mục nơi đây phụ tá
Vatican phúc cả ban trao
Bùi Chu thành lập nâng cao
Trở nên Giáo phận giảng rao Tin mừng

Tòa Giám Mục bỗng dưng ngọn lửa
Cháy rụi thiêu nhà cửa ra tro
Ðức Cha An can đảm lo
Chúa ban Chúa cất con đò giữa khơi

Hãy cố gắng ta thời vượt sóng
Cố mà bơi mau chóng tới bờ
Thử lòng Chúa chẳng làm ngơ
Ngài sẽ trọng thưởng bến bờ đón ta

Thời kỳ ấy dân đà nổi loạn
Cấm giáo dân bè bạn kéo theo
Khắp nơi tình thế ngặt nghèo
Thống Ðốc Nam Ðịnh truy theo cấp kỳ

Mắt đau chữa khỏi vì Cha Tịnh
Nhiều cảm tình có tính nể nang
Bao che cho cả xóm làng
Thừa sai Công giáo dễ dàng truyền rao

Nhưng tầu Pháp tiến vào gây hấn
Lòng thượng quan trác ẩn đổi thay
Các nơi cho lính bao vây
Thừa sai lùng bắt cả ngày lẫn đêm

Bùi Chu sẵn có tên danh sách
Từ tỉnh Nam có cách đâu xa
Lính về vây bắt Ðức Cha
Xiềng gông giải tỉnh quan tra hỏi ngài

Ðức Cha nói một hai về đạo
Không hề chịu khai báo tin gì
Quan đòi xét lại hỏi đi
Nhưng ngài cương quyết vẫn thì tuyên xưng

Quan loan báo tin mừng trục xuất
Ðức Cha buồn như mất dịp may
Tôi xin ở lại nước này
Pháp trường tử đạo hồn bay về Trời

Tên đạo trưởng không rời đất Việt
Ở lại đây vĩnh biệt thế gian
Quả rằng cố chấp quá gan
Xin vua duyệt xét lệnh ban chém đầu

Khi nhận lệnh ngõ hầu khẩn cấp
Nhặt đầu rơi bỏ gấp vào bao
Cả xác thân nhặt gom vào
Cho thêm nhiều đá ném vào đáy sông

Ðể bổn đạo nó không tìm thấy
Trộm đem về giữ lấy tôn thờ
Nghiêm ngặt chớ có làm ngơ
Lâu sau phép lạ bất ngờ Chúa ban

Một giáo hữu dân làng lưới cá
Vớt được xác nên đã đem về
Liệm ngài án táng miền quê
Mồ êm mả ấm hồn về Thiên Cung

Phúc tử đạo oai hùng Ðinh Tỵ (1857)
Danh tánh Ngài đề nghị vinh thăng
Năm Tân Mão (1951) sắc chỉ đăng
Suy tôn Chân phước vĩnh hằng thánh An

Lời bất hủ: Ðức cha An xin hoãn một lát, rồi lớn tiếng nói đôi lời với những người có mặt, sau đó nói với viên chỉ huy: "Tôi xin gởi 30 đồng tiền để xin một ân huệ, xin đừng chém tôi một nhát, nhưng là ba nhát. Nhát thứ nhất tôi tạ ơn Chúa đã dựng nên tôi, và đưa tôi đến đất Annam giảng đạo. Nhát thứ hai để nhớ ơn cha mẹ đã sinh thành ra tôi, còn nhát thứ ba như lời di chúc cho các bổn đạo của tôi, để họ bền chí chết cho đức tin, theo gương vị chủ chăn của mình. Và như thế, họ đáng lãnh phần hạnh phúc cùng các thánh trên trời". Trích lá thư Ðức cha viết cho người thân yêu từ trong ngục tù như sau: "Tù nhân trong Chúa gửi lời tạm biệt Ðức cha và các cha cho tới ngày gặp nhau trên nước trời. Xin tất cả anh em tha thứ cho những điều lầm lỗi và gương xấu tôi đã làm. gông xiềng tôi đang mang được coi là những báu vật Chúa Giêsu gửi đến cho tôi. Tôi vui mừng lắm và chỉ ước ao đổ máu vì Chúa, để máu tôi hoà với Máu Cực Thánh Chúa Giêsu rửa linh hồn tôi được sạch mọi tội lỗi. Xin anh em cầu cho tôi vững đến cùng."

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
118 thánh tử đạo việt nam


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 19:09
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,27484 seconds with 15 queries