Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-10-2002   #37
Ảnh thế thân của TM
TM
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2002
Bài viết: 41
Điểm: 25
L$B: 8.995
TM đang offline
 
[center:0346982595]Ba Lần Mời Ụ Lò Sắt[/center:0346982595]

Tôn Quyền giao cho Lỗ Túc lo việc chế tạo các thứ binh khí. Lỗ Túc một mặt dẫn người lên đồi cao góc tây bắc Thổ Thành Thái Bình dựng nhà xây lò, một mặt đi tìm thợ rèn giỏi.

Gần đó có anh thợ rèn họ Trần tay nghề rất cao, người ta gọi anh là "Ụ Lò SẮt". Vợ anh vì bị con em phú hào cưỡng hiếp, đến phải treo cổ tự vận. Quan phủ lại bao che cho hành động bỉ ổi đó. Ụ Lò Sắt chẳng làm sao kêu oan được. Anh ta thề rằng, từ đây về sau quyết không dính dáng gì tới bọn quan viên nữa. Lỗ Túc quyết lòng mời cho được Ụ Lò Sắt ra giúp mình. ÔNg dẫn tùy tùng tìm đến nhà Ụ Lò Sắt, hỏi:

- ÔNg thầy Trần có nhà không ạ ?

Một đứa bé trả lời:

- Thầy đi thăm bà con rồi.

Lần đầu Lỗ Túc tìm không gặp, chỉ còn cách trở về Thổ Thành.

Hôm sau, người của Lỗ Túc báo là Ụ Lò Sắt đã trở về nhà rồi. Lỗ Túc vội đi gặp anh. Trên đừong ông gặp một người trung niên đang dắt tay một bà cụ từ đằng trước đi lại. Lỗ Túc xuống ngựa, thi lễ hỏi:

- Xin hỏi tráng sĩ, có biết thầy Ụ LÒ Sắt có nhà không?

Bà cụ đang dợm đáp thì người trung niên đã cướp lời nói trước:

- Tiểu nhân chả biết ụ lò sắt, ụ lò đồng gì ráo!

Đoạn người ấy xoay qua nói với bà cụ:

- Mẹ , mình đi thôi kẻo trễ!

Lỗ Túc chỉ còn cách lên ngựa tới nhà Ụ Lò SẮt, hỏi đứa học trò nhỏ. Đứa học trò đáp:

- Thầy tôi vừa dẫn bà cụ đi rồi!

Lỗ Túc chợt hiểu, người trung niên mà ông gặp trên đưùơng ấy chính là Ụ Lò Sắt. Ông bèn gởi hai trăm lạng bạc và viết một phong thư nhờ đứa học trò trao lại cho Ụ Lò Sắt.

Sáng sớm hôm sau, đứa học trò nhỏ chạy tới xin được gặp Lỗ Túc. Nó dâng cho Lỗ Túc thư trả lời của Ụ Lò SẮt. Thư viêt rằng: "Tiểu nhân đã có lời thề không làm thợ rèn nữa; tướng quân có lòng tốt, thật thẹn không dám lãnh, hai trăm lạng bạc này theo thư xin trả lại; đã phạm đến oai hùng, kính xin tha thứ".

Ngày thứ ba Lỗ Túc đặc biệt thức dậy sớm, ông chỉ dẫn theo hai kẻ tùy tùng, đi bộ tới nhà Ụ LÒ Sắt, mong gặp mặt để mời. Khi Lỗ Túc vô tới thôn, trời còn chưa sáng. Chợt ông thấy một bóng đen dang muốn lẻn vô cửa sổ phía sau nhà Ụ LÒ Sắt. LỖ Túc đoán tên này hẳn không phải là người tốt, liền bước nhanh tới trước chặn lại. Hai tùy tùng phía sau vội sấn tới bẻ quặt hai tay tên này ra sau lưng. Ụ Lò SẮt nghe động, giật mình tỉnh giấy, vội phóng ra xem. Anh nhận ra ngay tên ấy chính là tử đệ của phú hào đã hại vợ anh chết. Lỗ Túc vặn hỏi, thì ra tên ác ôn này nghe nói có người tặng hai trăm lạng bạc cho Ụ LÒ SẮt, hắn muốn tới cướp. Hai án nhập mội, tội trạng càng tăng, Lỗ Túc sai thủ hạ trói hắn lại, giải tới nhà lao và phán xử trọng tội.

Ụ Lò Sắt thấy Lỗ Túc làm quan thanh liêm ngay thẳng, lấy lễ đối với người tài, còn giúp anh trả được mối hận, bèn sắp xếp việc ăn ở cho à cụ, đoạn dẫn đồ đệ theo Lỗ Túc đi ché tạo binh khí.

Người đời sau gọi nhữn gbinh khí cao cấp mà anh chế tạo khi ấy là "Ụ Lò SẮt" mãi cho đến bây giờ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-10-2002   #38
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:a1ce54cc68]Thiếu Lương Mời Khách[/center:a1ce54cc68]


Năm Lưu Bị trú quân ở Công An, trong quân thiếu lương thực. Trương Phi lo lắng lăng xăng, muốn đại ca nghĩ ra biện pháp. Lưu Bị cười hề hề nói:

- Đừng quýnh quáng như vậy, ta đang muốn nhờ chú đi làm một việc. Việc này mà làm tốt thì lương thực hẳn có.

Trương Phi hỏi làm việc gì, Lưu Bị nói:

- Ta đang chuẩn bị làm trăm bàn tiệc mời dân đến dự, chú đi lo liệu giúp nhé!

Trương Phi nghe mà giật mình, nói:

- Đại ca, anh làm sao thế? Anh không biết trong quân đang thiếu lương thực mà lúc này lại bày vẽ mời khách, như thế chẳng là bể mặt sao? Sao mà làm khổ mình đến thế?

Lưu Bị cười:

- Càng thiếu lương thì càng không thể thiếu lễ! Vả lại, không có lương thực chẳng lẽ không mời khách được sao? Ngoài thành có núi, bên thành có sông, có thể lên núi săn bắn, xuống sông bắt cá mà!

Trương Phi vẫn chưa hiểu được ông anh của mình tính kế gì, nhưng ông cũng vâng mệnh lệnh đi chuẩn bị mọi việc.

Tiệc tùng đang sắp sửa dọn ra, dân chúng cảm thấy Lưu Bị đã để mắt tới họ, nên trong lòng ai nấy đều vui nhưng chưa biết trong quân sẽ làm tiệc bàn gì để chiêu đãi đây.

Tiệc đã bắt đầu. Món thứ nhứt dọn lên là gà rừng, món thứ hai là vịt nước, theo đó là heo rừng, thỏ rừng, cá nướng, cá hấp. Món ăn thật ê hề, rượu cũng không tệ, nhưng chờ mãi không thấy cơm. Lúc này Lưu Bị tự đi rót rượu mời khách, ông nói:

- Hôm nay anh em bà con thứ lỗi cho, những món ăn trong quân tôi có ngon thì cùng ăn, mà có dở thì cũng đừng chê. Chúng ta lấy rượu thay cơm vậy. Xin mời hãy cạn ly, chừng nào say hãy nghỉ!

Mọi người thoạt nghe thì trong lòng đã hiểu, nâng ly cùng cạn, uống hết mới tan.

Hôm sau, dân chúng lũ lượt, kẻ gồng người gánh, lớp thuyền lớp xe, họ chở lương thực đem đến tặng cho Lưu Bị. Chưa được nửa ngày, lương thực đã chất thành đống. BẤy giờ Trương Phi mới hiểu ra dụng ý của Lưu Bị; lấy lễ mời khách, có qua có lại; trên tiệc có cá có thịt, duy chỉ thiếu có cơm để cho dân chúng thấy vậy mà biết. Ông hết sức phục cao kiến của đại ca.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-10-2002   #39
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:0f5cb9f5ee]Gia Cát Lượng Điếu Châu Du[/center:0f5cb9f5ee]


Cả dải Sa Thị - Kinh Châu đều lưu truyền câu: Gia Cát Lượng điếu tang - giả nhân giả nghĩa. Vậy câu chuyện này như thế nào?

TRuyền thuyết nói rằng, Gia Cát Lượng ba lần chọc tức Châu Du, lần thứ ba là ở ngoài cửa nam thành Kinh Châu, làm Châu DU tức đến phải hộc máu tươi, từ trên ngựa té xuống mê man bất tỉnh. Chúng tướng Đông Ngô chỉ còn cách đỡ ông trở về.

Châu Du về đến Đông Ngô, ngước đầu than dài:

- Ôi! Ông trời đã sanh Châu Du sao lại còn sanh Gia Cát Lượng? Gia CÁt Lượng mà không chết, mối hận trong lòng ta khó tiêu được!

Và ông đã nghĩ quàng xiên: "Mình giả chết nằm trong quan tài, gạt Gia Cát Lượng tới điếu tang mà giết hắn vậy!

Gia CÁt Lượng tiếp được thiệp báo tang của Đông Ngô gởi tới, bèn nói với Lưu Bị:

- Châu Du là một tướng tài đáng gờm! Hiện giờ tuy với chúng ta là địch, song ấy cũng là ai vì chúa nấy. Ông ta đã lên trời, tôi cũng nên đi điếu ông ta.

Lưu Bị vội ngăn lại:

- QUân sư không cần thiết phải mạo hiểm như vậy, sợ e mắc kế Đông Ngô chăng?

Gia Cát Lượng nói:

- Khi Châu Du còn sống, tôi còn chưa sợ ông ta, như nay ông ta đã chết rồi, chẳng lẽ tôi lại sợ sao? Ví bằng đây là bẫy đi nữa, tôi cũng tự có cách đối phó.

Nói xong, ông dẫn TRiệu Vân cùng lên đường.

Gia CÁt Lượng đến linh đường Châu Du, nhưng thấy linh bài đặt ở giữa, lò hương nghi ngút khói, ánh nến sáng choang, mà chúng tướng Đông Ngô thì mang đao kiếm, mặt hầm hầm đứng hai bên, chẳng có vẻ chi đau buồn cả. Trong lòng Gia Cát Lượng đã hiểu hơn một nữa. Ông vẫn bình tĩnh bước tới bên quan tài. lại thấy trên nắp quan tài có mười chín cái lỗ nhỏ, trong lòng lại càng tỏ hơn, đồng thời cũng đã có sẵn cách đối phó. Gia Cát Lượng sắp xếp tế vật ở linh tiền xong, ông thắp hương đốt giấy tiền, sau đó cúng rượu đọc văn tế, khiến người nghe chẳng khỏi xót xa. CÚng tế xong ông phục trên quan tài khóc đau đớn, khóc một tiếng "Châu đô đốc" lại đập lên nắp quan tài một cái; khóc một tiếng "Công CẨn huynh" lại đập lên quan tài một cái nữa; đập đến nỗi quan tài kêu "pinh pinh", ngwòi bên cạnh khuyên ông cũng không ngừng, kéo ông , ông cũng không chịu ra, thật cha mẹ vợ con ông chết cũng chưa bằng!

Chúng tướng Đông Ngô thấy vạy đều cũng buồn lây, có người nghĩ: "Ngày thường chúng ta đều nghĩ rằng Đô đốc và Gia Cát lựơng là kẻ cừu, nay thấy ra, cảm tình hai người thật là thắm thiết!". Có người nghĩ: "Khi đại chiến ở trận Xích Bích, Gia Cát tiên sinh vốn thật tình giúp chúng ta, vậy mà khi ấy Đô đốc cứ muốn giết ông; bây giờ nghĩ ra cách này để giết Khổng Minh, thế thì thật là bây!". Do đó mọi người đều không nỡ lòng hạ độc thủ.

Sự thực Gia CÁt Lượng chỉ giả vờ thôi. Ông thoạt thấy kẻ hở, nên lúc cúng rượu thắp hương, ông đã ngầm lấy sáp nến vo tròn bỏ trong ống tay áo. Khi đập tay trên quan tài, ấy là ông dùng nhnững viên sáp vo tròn đó ém các lỗ khí trên quan tài lại.

Đến khi Gia Cát Lượng tế xong và dẫn Triệu Vân đi, chúng tướng Đông Ngô tới giở nắp quan tài ra thì thấy Châu Du đã bị ngộp thở chết tự bao giờ!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-10-2002   #40
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:33193cb0da]Râu Và Mặt Quan Công[/center:33193cb0da]


Thuở còn trẻ, Quan VŨ là một thanh niên da trắng mịn màng, sức mạnh hơn người. Ông ngay thẳng, can thiệp chuyện bất bình.

Một hôm, QUan VŨ đi du xuân tới một thung lũng nọ, chợt nghe có tiếng nữ nhân kêu cứu. ông vôi nương theo tiếng kêu mà chạy đến, thấy một công tử ăn mặc diêm dúa ngồi trên ngựa, đang chỉ trỏ cho bọn gia nhân cưỡng bắt một cô gái. Có một cụ già liều mạng xông vô giải cứu thì bị bọn người này đánh cho một gậy lăn ra chết tốt. Quan Vũ thấy vậy liền nổi giận, ông rút bảo kiến đánh chết mấy tên này, làm cho kẻ chết người bị thương không ít. Tên công tử thấy không xong, vội vã quày ngựa chạy thục mạng, nhưng bị Quan Vũ lia kiếm chặt đứt chân ngựa khiến hắn té xuống đất, Quan Vũ cho hắn một kiếm nữa đứt làm hai đoạn. QUan Vũ quay ngó lại cô gái thì thấy nàng đang nằm co quắp trên đất. QUan VŨ khuyên nhủ nàng mấy lần, cô gái mới nói với ông:

- Tên ác tặc ấy là con của quan huyện, nó muốn bắt tôi làm thiếp, đáng thương cho cha tôi đã bị bọn chúng đánh chết rồi!

Nói xong, nàng khóc lớn. Quan Vũ không còn cách chi, ông móc ra một mớ bạc vụn để xuống đất và lặng lẽ bỏ đi.

Quan huyện nghe tin con bị giết, hắn đâu chịu xuôi tay, bèn cho dán cáo thị, treo giải thưởng cho ai bắt được tên thanh niên ấy. Một hôm, hành tung QUan VŨ bị bại lộ. Bọn quan binh truy lùng ông thật gắt gao. Quan VŨ chạy đến bên núi, thấy một nhà dân, trong nhà có một cô gái đang dệt vải, ông xin được tạm núp trốn trong nhà. Cô gái thấy có người hơ hải chạy vô nhà, sợ đến phát run, nhưng rồi nàng trấn tĩnh lại, vội chỉ chiếc giường nói:

- Anh đừng sợ, cứ giả đò bị bệnh mà nằm trên giường này đi.

Quan Vũ nói:

- Tôi sợ liên luỵ đến cô đấy!

Cô gái đáp:

- Tôi tự có cách!

Nói xong, nàng giết một con gà lấy máu bôi lên mặt Quan VŨ, rồi lại tự cắt tóc của mình dán lên cằm QUan Vũ, bảo ông yên lòng mà ngủ đi.

- Lát sau, bọn quan binh đuổi tới, chúng sấn vô nhà cô gái, nạt lớn:

- Con kia, hã ymau giao tội phạm ra!

Cô gái tỉnh bơ nói:

- Tôi ở trong nhà dệt vải, chả thấy tội phạm nào cả!

Quan binh chỉ tay về phía giường, quát:

- Thế ai nằm trên giường kia?

- Dạ đó là chồng tôi, ổng bị bệnh thường hàn, đang phát sốt đấy!

Tên dẫn đầu nói:

- Chồng bà à? Hắn đắp mền giả bộngủ, nhất định là tên tội phạm đấy!

Hắn lìen xông xộc tới, giật tám mền ra. Bọn chúng đều ngớ người khi thấy mọt ngwòi mặt đỏ râu dài quá ngực, đang nằm ngủ khì. CẢ bọn ngó nhau rồi lẳng lặng bỏ đi.

Chờ cho bọn chúng đi xa rồi. Quan Vũ liền bật dậy, hết lời cám ơn cô gái. Cô gái n ói:

- Kẻ phải cám ơn là tôi đây. Tôi chsinh là người con gái mà anh đã cứu lúc trước.

Nhưng từ đó, mặt QUan VŨ trở nên đỏ quạch, còn bộ râu giả dài thườn thượt kia cũng không gỡ ra được nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-10-2002   #41
Ảnh thế thân của Suot-Doi-Chi-Yeu-Minh-Em
Suot-Doi-Chi-Yeu-Minh-Em
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 01-10-2002
Bài viết: 81
Điểm: 17
L$B: -36.273
Suot-Doi-Chi-Yeu-Minh-Em đang offline
 
[center:803b9a4715]Mã Tắc Đầu Chúa[/center:803b9a4715]

Ngoài cửa đông Nghi Thành có một ngôi miếu nhỏ, được gọi là miếu Mã Tắc. Từ đâu mà có tên gọi ấy? Đó là câu chuyện có dính dáng tới việc Mã Tắc đầu chúa thời Tam Quốc.

Nhà Mã Tắc ở trên khúc doi sông Nghi Thành. Từ nhỏ ông quyết chí lập nghiệp, ham đọc binh thư, rắp tâm làm nên sự nghiệp để báo ân nước nhà. Bấy giờ quần hùng đang chia phân, Mã Tắc nghĩ: "Nhà cất cần chọn chỗ đất cao, chim đậu nên chọn cây lành, làm người cũng phải tìm minh chúa mà đầu".

Chính lúc này, Kinh Châu mục Lưu Biểu đã chết. Lưu Tông - con Lưu Biểu - chẳng ra gì, đã đầu hàng TÀo Tháo, mở hoác cửa thành hiến trọn Kinh Châu. Lưu Bị một tay khó gây dựng, dẫn nhân mã triệt tháoi xuống nam, trên đường phải qua Nghi THành. Mã Tắc lâu nay nghe tiếng Lưu Bị là người thương dân, có nhân có nghĩa, lại được Gia Cát Lượng và Quan VŨ, TRương Phi là giúp sức, hiện tuy có khốn khó, nhưng sau này hẳn lập nên nghiệp lớn. Do đó, ông quyết lòng đầu Lưu Bị.

Cửa đông Nghi Thành là nơi nhanmã Lưu Bị tất đi qua. Mã Tắc bàn tính với cha lập một quán trà ở cửa đông, thêm nồi lớn, chuẩn bị củi lửa, ngày đêm nấu trà tiếp tế cho đại quân Lưu Bị đi qua. Mã Tắc còn đặc biệt sai người vào núi hái cây thuốc, phối chế với trà, làm cho nước mát dịu và có thể giải độc xua nóng.

Nhân mã Lưu Bị đới lãnh chỉ bất quá vài ngàn, nhưng vì ông phải lo cho bá tánh trốn nạn, cho nên gặp không ít khó khăn, già trẻ kẻ khóc người lạ. Lại chính lúc gặp ngày hè oi bức, bọn họ đã mệt nhừ. Uống được chén trà của Mã Tắc , người nguwòi đều cảm thấy ruột thông phổi mát, còn mùi vị sợ e nướ cam lộ cũng chưa bằng!

Lưu Bị thấy vậy, trong lòng hết sức cảm động. Ông hỏi: "Ai chủ truowng làm việc này?" Mọi người cùng nói, ấy là do hậu ý của Mã Tắc. Lưu Bị bèn dẫn Khổng Minh, Quan VŨ , Truowng Phi đến cám ơn Mã Tắc. Mã Tắc khiêm tốn nói:

- Ấy chẳng qua là một chén nước thôi, có lớn lao gì đâu!?

Lưu Bị nói:

- Tuy là môt chén nước, song còn quí hơn cam lộ!

Khổng Minh phe phẩy chiếc quạt lông ngổng tiếp lời:

- Trà ngon người càng ngon, người ngon nước cũng ngon!

Lưu Bị gục gặc đầu, và thu Mã Tắc làm bộ tướng. Người đời sau vì thế kỷ niệm Mã Tắc, đã sửa sang quán trà trở thành "miếu Mã TẮc".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-10-2002   #42
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:689ea3d0ae]Ba Lần Thử Huyền Đức[/center:689ea3d0ae]

Mọi người đều biết chuyện Lưu Bị ba lần mời Gia Cát Lượng. Nhưng sự thật thì trước khi Gia Cát Lượng xuống núi, ông đã thử qua Lưu Bị ba lần!

Lưu Bị vì muốn mời Gia Cát Lượng nên dẫn Quan Vũ, Trương Phi đến Long Trung. Vừa tới núi đã nghe mấy người nông phu vừa vác cày vừa hát:

Cuộc thế như ván cờ,
Một phen định sự nghiệp
Chọn đúng nước cờ đi,
Cờ thua trở thành thắng.
Kẻ biết ổn định chơi,
Đên nên đi quá vội!


Từng câu hát đều đúng với tâm trạng của Lưu Bị. Ông nghĩ, nghe nói Ngọa Long tiên sinh tự cày kiếm ăn, thích hát Lương Phụ Ngâm, phải chăng là đây? Ông vội nhảy xuống ngựa, kêu mọi người đứng chờ, rồi một mình ông bước tới, cung kính hỏi:

- Xin cho biết vị nào là Gia Cát tiên sinh ạ?

Gia Cát Lượng vốn đang ở trong đám người nông dân này, thấy Lưu Bị là hoàng thúc mà không hiềm "lễ bất hạ thứ nhân". Đối với nông dân mà từ tốn cung kính thế này, quả thật là "lễ hiền tạ sĩ", ông đã có mấy phần tình cảm đối với Lưu Bị. Nhưng ông chưa ra mặt, muốn tìm cơ hội thứ hai để thử Lưu Bị.

MỘt hôm trời đỗ tuyết, dải Long Trung trắng xóa, Lưu Bị và Quan Vũ, Trương Phi, ba anh em mang hậu lễ, trải gió đội tuyết đến Long Trung lần thứ hai. Khi họ vừa qua khỏi hàng rào tre của một quán rượu không xa, chợt Lưu Bị nghe có người ở trong quán ngâm thơ:

Văn Vương cầu hiền Khương Thái Công
Di Ngô, Nhại Nghị, thảy thảy hùng
Trương Tử Phòng cầu Di lượm dép
Thạch Công nhân kiệt thử ba lần.


Lưu Bị vội xuống ngựa trở lại quán rượu, lại nghe có người ngâm tiếp:

Trên sườn núi Ngọa Long
Lược thao chứa đầy bụng
Một sáng sớm xuân, đông
Tiếng nổ rền bốn phương.


Lưu Bị nghe xong, cảm thấy chỉ có Ngọa Long tiên sinh mới có khẩu khí thế ấy, ông liền xô cửa bước vô quán. Chỉ thấy có hai người đang ngồi bên bàn uống rượu, Lưu Bị bước tới hỏi thăm, thfi ra hai người đó là Thạch Nghiễm Nguyên và Mạnh Công Uy. Lưu Bị nghĩ họ và Gia Cát Lượng hẳn quen biết, nên mời họ theo mình cùng lên núi thỉnh Gia Cát Lựơng. Thạch Nghiễm Nguyên khuyên:

- Lưu tướng quân, nhà họ Lưu các ông đã ngồi giang sơn bốn trăm năm, không đời nào như đời nào. Nay tướng quân muốn giao tranh với Tào Tháo, bất quá là trứng chọi đá thôi!

Mạnh Công Uy cũng tiếp lời:

- Lưu tướng quân, trước kia Sở Hán tương tranh, Sở Bá Vương bị Cao Tổ Lưu Bang bức đến phải tự vẫn ở Ô Giang. Hiện giờ ông có thể so với Sở Bá Vương khi ấy không?

Lưu Bị nghe xong, nghiêm sắc mặt nói:

- Lời nói của hai ông sai rồi! Sao có thể lấy thành bại mà luận anh hùng? Nếu nói về cái dũng của thất phu thì tôi so không hơn Tây Sở Bá Vương, song ở trường hợp đó, tôi quyết không rút gươm tự vẫn, mà phải qua sông trở về Giang Đông chỉnh đốn lại cờ trống! Ta không như kẻ tiểu nhân nản lòng nửa đường mà bỏ.

Gia Cát Lượng ở trong nhà nghe Lưu Bị nói thế, trong lòng thầm khen.

Mùa xuân năm sau, Lưu Bị lại dẫn Quan Vũ, Truowng Phi tới Long Trung nữa. Gia Cát Lượng nhác thấy họ còn ở đằng xa, ông vốn muốn lánh đi song không nỡ xử tệ với người trung hậu như Lưu Bị. Mãi cho đến lúc Lưu Bị gõ cửa, ông vẫn chưa có chủ ý dứt khoát, chỉ biết để nguyên y phục mà nằm giả vờ ngủ. Lưu Bị bảo Quan Vũ, Trương Phi đứng hầu bên ngoài, tự mình khẽ bước đến chỗ Gia Cát Lượng năm. Thấy Ngọa Long tiên sinh còn đang ngủ ngon, ông chẳng dám làm kinh động. Trong nhà ngoài cỏ lặng lẽ như tờ, cơ hồ ngay tiếng con kiến bò cũng có thể nghe thấy, Gia Cát Lượng càng nằm càng bứt rứt, lòng nghĩ, nếu không lý gì tới sự kính trọng của Lưu Bị, và ngay cả hai người em tính nóng như lửa theo ông như vầy thì thật chẳng phải. Cuối cùng, Gia Cát Lượng sau ba lần thử Lưu Bị, mới nhận lời làm quân sư cho Lưu Bị.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-10-2002   #43
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:55cdfc5f0f]Thu Châu Thương[/center:55cdfc5f0f]


Một hôm, Quan Công đi ngang qua núi Ngọa Long Ngưu, chợt thấy ở lưng chừng núi có một đại hán râu ria mặt như lọ chảo tên Châu Thương, chạy xuống quát:

- Hãy nộp tiền mãi lộ!

Quan Công khẽ cười, dừng ngựa để đao nói:

- Mi muốn đòi tiền mãi lộ phải không? Hãy hỏi cây đao này xem nó chịu không?

Châu Thương nổi giận, một thương đâm tới. Quan Công giơ đao cản lại. Đánh nhau chừng mười hiệp, Quan Công vờ nạt lên một tiếng lớn và chỉ nhẹ hất một cái, Châu Thương đã té xuống ngựa.

Châu Thương tính tình cứng cỏi, chưa chịu thua, liền thót lên ngựa, và cũng chẳng thèm nói một tiéng, lại dùng thương đâm tới. Do đó, hai bên đánh nhau một trận nữa.

Quan Công cảm thấy thương pháp của đối phương vững chắc, sức mạnh hơn người nên nghĩ thầm: "Ta có thể dùng trí thu phục tên hữu dũng vô mưu này!" Do đó, ông đưa ra phương pháp tỉ thí khác với điều kiện nếu Châu Thương thua thì phải làm lính trước ngựa của Quan Công, CHâu Thương đồng ý (Quan Công thua thì sao, không nghe nhắc đến ).

Quan Công thấy bên ruộng có đống rơm, bèn rút ra một cọng, và nói với Châu Thương:

- Mi có thể ném cọng rơm này qua ngôi đình bên kia đường khoong?

Châu Thương chẳng cần nghĩ ngợi, buột miệng nói:

- Có gì khó đâu!

Và ông cầm cọng rơm, dùng sức ném mạnh đi, nhưng cọng rơm chỉ bay được một trượng cao là đã rơi xuống đất. Quan Công cũng cầm cọng rơm, nhưng nhẹ ném đi, cọng rơm đã bay qua bên kia đình. Sau đó ông hỏi Châu Thương:

- Mi xem, bản lĩnh ta thế nào?

Châu Thương vẫn chưa phục, nói:

- Lần này không kể, thử keo nữa đi!

Quan Công gật đầu, chỉ con kiến nhỏ đang bò trên mặt đất, nói:

- Mi có thể đâm chết con vật nhỏ nhít này không?

Châu Thương sợ con kiến bò mất liền giơ quyền đấm mạnh một quả. Xem lại con kiến nhỏ vẫn còn bò. ÔNg đỗ quạu, đánh luôn cho ba đấm nữa. Song con kiến vẫn không chết.

Quan Công ha hả cười lớn, ông bưóc tới giơ ngón tay chà nhẹ con kiến một cái, con kiến đã bị nát bấy.

Châu Thương há hốc miệng, ngẩn người. Quan Công thấy vậy, bảo tùy tùng đem tới một quả trứng gà, đưa cho Châu Thương rồi nói:

- Nếu như mi có thể dùng tay bóp nát quả trứng này, kể ra mi cũng còn có chút tài!

Châu Thương để quả trứng trong lòng bàn tay, bóp chặt lại, nhưng quả trứng trước sau vẫn không bể.

Quan Công lại cười, nói:

- Quả trứng nhỏ thế này mà sao dùng sức đến như vậy!?

Theo đó ông tiếp lấy quả trứng, dùng hai ngón tay kẹp nhẹ một cái, quả trứng đã bể, Châu Thương thấy vậy liền quì xuống nói lia:

- Xin bái phục! Xin bái phục!

Từ đó, Châu Thương trở thành tên lính trước ngựa của Quan Công, Vác đao dắt ngựa cho ông.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-10-2002   #44
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:311e66c062]Thanh Long Yển Nguyệt Đao[/center:311e66c062]


Người xem qua "Tam Quốc diễn nghĩa" đều biết câu nói "Dưói háng Xích Thố thiên lý mã, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao" của Quan Công. Ngựa Xích Thố vốn là của Đổng Trác tặng Lữ Bố. Về sau, ở lầu BẠch Môn, Lữ Bố bị bắt và ngựa Xích Thố đã thuộc về TÀo Tháo. Tào Tháo vì muốn mua lòng Quan Vũ, nên đem con ngựa này tặng cho Quan Vũ. Thế còn Thanh Long Yển Nguyệt đao thì có xuất xứ như thế nào?

Truyền thuyết nói rằng, thuở Quan Vũ còn trẻ, võ nghệ siêu quần, chri hận là chưa có thanh đại đao nào vừa tay để sử dụng. Do đó, ông mời tất cả thợ rèn giỏi ở khắp vùng lân cận tới nhà bàn tính để rèn cho ông một đại đao tốt nhất. MỘt người thợ nói:

- Chẳng hay Quan tráng sĩ muốn loại đao nào ạ?

Quan Vũ hỏi ngược lại:

- Thế tổng cộng có mấy loại đao?

Người thợ nói:

- Có sáu loại; thiết đao, cương đao, thuần cường đao, nhu cương đao, thanh cương đao, bảo đao. Thiết luyện lâu ngày thành thuần cương, thuần cương luyện lâu thành nhu cương, và luyện nữa thành thanh, rồi lại thành bảo. Một số người chỉ biết chế tại thiết đao và cương đao thôi. Chí như thuần cương đao, rèn mười thanh đã bị hư hết chín; nhu cương đao rèn một trăm thì lại hư hết chín mươi chín; còn như thanh cương đao, bảo đao kể là trân bảo, thế gian hiếm có.

Quan Vũ nghe vậy, bèn nói:

- Quan mỗ muốn rèn một bảo đao.

Bọn thợ rèn nghe lời nói đấy đều lắc đầu lè lưỡi. Quan Vũ nói:

- Các vị khỏi phải lo, cho dù rèn bao nhiêu đao, Quan Vũ tôi đều gánh hết, không thiếu đồng nào đâu.

Bọn thợ nghe ông nói thế, bèn bắt đầu khởi công chọn sắt rèn cho Quan Vũ một thanh đao. Rèn luôn muowfi thanh đều hư cả mười, ngay như cương đao cũng không thành. Quan Vũ thấy vậy cũng chẳng trách móc chi, mà ngày ngày còn đãi bọn thợ đầy đủ rượu thịt, trong lòng bọn thợ cảm thấy áy náy, lại đem hết tinh thần cố gắng cẩn thận mà rèn nữa. Rốt lại, ngày kia đã rèn được một lưỡi thanh cương đại đao, ánh ngời ngời, buốt căm căm. Những người thợ rèn hết sức vui mừng, vội đưa tới cho Quan Vũ. Quan Vũ hỏi đao gì, bọn họ đáp là thanh cương đao. Quan Vũ bảo là cần phải luyện nữa. Bọn thợ rèn nói:

- Quan tráng sĩ, thanh cương đao có thể chém được sắt, ấy là trân bảo thế gian rồi. Thanh hồng kiếm cũng chính là thanh cương. Thanh cương mà luyện bảo, chúng tôi thật không dám bảo đảm, nếu luyện nữa sợ e hư thôi, và như thế có hối cũng không kịp.

Quan Vũ khoát tay:

- Đừng lắm lời, Quan mỗ cần bảo đao!

Bọn thợ rèn không biết làm sao hơn, đành đem đại đao luyện nữa. LUyện đến lúc lửa tối hậu thì trời sụp tối, vành trăng tròn đã treo trên không. Chợt trong lò bắn ra một luồng hào quang sáng ngời vút thẳng lên không. Bọn thợ la lên:

- Không xong, mau tránh ra, đao sắp nổ!

Bấy giờ, hay đâu trên trời có một con rồng xanh lướt qua, con rồng vô tình lại bị luồng hào quang xuyên trúng, hào quang chém trúng thanh long, theo đó lại rút trở về đao khiến máu rồng nhuộm khắp lưỡi đao như xối. Đại đao không nổ.

Thanh Long bảo đao đã luyện thành. Quan Vũ mừng rở, thưởng cho bọn thợ rất hậu. Do vì lưỡi Thanh Long bảo đao này hình bán nguyệt cho nên gọi là "Thanh Long Yển Nguyệt Đao.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-10-2002   #45
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.291
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:fd13bff892]Gia Cát Lượng Học Đạo[/center:fd13bff892]


Lúc Gia Cát LỰơng được mấy tuổi thì cha đã qua đời. Mẹ ông phải nuôi nấng mấy đứa con thì không thể làm ăn gì được, do đó bà mới đem Gia Cát Lượng gởi cho một lão đạo làm đệ tử.

Ở đây, mỗi ngày Gia Cát Lượng siêng năng bửa củi gánh nước. Nhờ ông thiên tư thông minh, gặp việc hay hỏi, cho nên thầy và các bạn đồng học đều thương. Một năm đã trôi qua, thế mà thầy chưa dạy cho ông gì cả. Gia Cát Lượng vẫn cung kính hầu hạ thầy.

Hôm nọ, có một đạo nhân ở bên ngoài tới thăm thầy của Gia Cát Lượng. Nhưng gặp lúc thầy đi vắng, Gia Cát Lượng ân cần mời ông ở lại. Trong lúc trò chuyện, đạo nhân nói:

- Thầy cháu có tiên thuật, luyện được quả châu tiên, nếu như úông rượu say, tiên châu sẽ nhả ra ngoài. Chỉ cần được quả tiên châu ấy, cháu có thể thông hiểu thiên văn địa lý, bát quái âm dương, dụng binh như thần.

Gia Cát Lượng đáp lại:

- Đệ tử mong được thầy dạy dỗ đã là cảm ân rồi, đâu dám trộm lấy tiên châu của người.

Trong khi trò chuyện, chợt thầy Gia Cát Lượng trở về, và đã cùng đạo nhân đến thăm đối ẩm, uống đến say khướt. Quả nhiên thầ của Gia Cát Lượng say ngủ, nhả ra một quả bảo châu sắc hồng. Gia Cát Lượng sợ đạo nhân có lòng tham, bèn chộp lấy quả châu. Lúc thầy tỉnh, Gia Cát Lượng liền hai tay dâng bảo châu, trả lại cho thầy. Thầy thấy ông là người thành thật, bèn nói:

- Quả bảo châu này là công quả thầy đã tu chín mươi năm, bấy lâu đã có ý muốn truyền cho con, nhưng e con còn trẻ, lông cánh chưa đủ, hôm nay nó đã lọt vào tay con, thì con hãy giữ nó mà tu luyện.

Gia Cát Lượng biết nếu thầy mà không có bảo châu thì sẽ không còn ở lại thế gian, cho nên thầy có nói gì, ông cũng không chịu nhận.

Từ đó, Gia Cát Lượng càng tônt rọng thầy hơn, tình thầy trò chẳng khác cha con. Mấy năm sau thầy hay bệnh, Gia CÁt Lượng gnày đêm hầu hạ bên giường thầy. Thầy ăn cơm, ông đút, thầy tiểu tiện, ông đổ, thế mà ông không một lời than vãn. Có một lần cổ thầy bị đàm chận, Gia Cát Lượng phải dùng miệng hút miệng thầy, do bởi hút mạnh, nên quả bảo châu trong miệng thầy chạy tuốt vô bụng ông, muốn nhả cũng nhả không được, ông liền quì xuống chẳng dám đứng lên. Thì ra ấy là ý thầy muốn truyền bảo châu cho ông. Bấy giờ thầy đưa tay vuốt đầu ông, nói:

- Ta được một đồ đệ tốt như con, cũng đã thỏa lòng lắm rồi. Ngoài quả bảo châu ấy, thầy còn tặng cho con chiếc quạt, nó được dùng trong lúc thầy luyện châu. Châu mà khôngc ó quạt thì không linh, quạt mà khôngc ó châu thì không uy, hai thứ này không thể thiếu một.

Nguyên chiếc quạt này là một bộ thiên thư, nó do năm lông vũ kết thành. Năm lông vũ này chính là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, hô phong hóan vũ, chuyển động càn khôn.

Sau này để tỏ lòng tôn trộng đối với thầy, ông không hề giơ quạt khỏi đầu. Mãi cho đến nay, những khúc múa về Gia Cát Lượng trên sân khấu vẫn như thế.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:36
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10270 seconds with 15 queries