Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-02-2010   #37
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chim sa cá lặn

Ngày nay mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươi. Nhưng thực ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải như vậy.

Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc, học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam hoa kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy - chìm vào chốn hang sâu, chim thấy - bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối. Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chu. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

"Mặn mà chìm cá rơi chim"
(Hoa Tiên)

Hay:

"Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn
Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa"

(Cung oán)

Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #38
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chờ được mạ, má đã sưng


Mạ, tiếng địa phương là mẹ. Thành ngữ "chờ được mạ, má đã sưng" có nghĩa là chờ được mẹ ra thì đã bị đánh sưng má rồi. Câu này có ý khuyên không nên ỷ lại, phải biết tự lực trong cuộc sống. Chờ được sự giúp đỡ của người khác, có khi đã bị thiệt hại rồi.

Thành ngữ này có lẽ đã xuất hiện ở địa phương dùng từ mạ để chỉ mẹ, cho nên khi thành ngữ này được "truyền khẩu" sang các vùng khác thì đâm khó hiểu và do âm vạ gần với mạ nên câu thành ngữ được tách thành một dị bản sai: "Chờ được vạ, má đã sưng". Mà nói như thế về ý nghĩa cũng có vẻ xuôi xuôi vì vạ là từ cổ, có nghĩa phạt (bắt vạ, ngả vạ) hoặc tai họa (bị vạ), nhưng lâu nay người ta đã hiểu vạ khác đi với nghĩa "được cuộc", "được kiện". Do đó thành ngữ này từ lâu cũng được dùng trong những trường hợp có chuyện "được thua".

Nhưng thực ra, vạ với nghĩa cổ phạt và tai họa thì không phải là thứ mong được. Trong làng xóm xưa kia có lối phạt vạ những ai vi phạm lệ làng, trong đó có hình thức phạt là: cả làng kéo đến nhà người bị phạt để ngả vạ, nghĩa là bắt sự chủ làm cỗ cho mà ăn, nên được vạ là không chính xác. Người ta chỉ nói phạt vạ, bắt vạ, ngả vạ, gieo vạ, đổ vạ, nộp tiền vạ...

Có sách từ điển định nghĩa chờ được vạ là "chờ được xét xử bồi thường". Định nghĩa như thế thật khiên cưỡng, thiếu chính xác.



Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #39
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng

Ngày trước ở nông thôn, tổng là đơn vị hành chính cấp cơ sở (theo cách nói bây giờ) bao gồm một số xã, nhiều tổng mới hợp thành một phủ (tương đương huyện bây giờ). Trong tổng, to nhất là chánh tổng rồi đến lý trưởng các làng xã và bé nhất là anh mõ làng, tức là người đàn ông cùng đinh, không có tấc đất cắm dùi, chuyên đi làm thuê và kiềm nghề làm mõ. Hể có việc gì của làng: ma chay, đình đám, cưới xin thuế má thì anh mõ có trách nhiệm phải đi gõ mõ báo tin cho cả làng, cả xã biết. Anh mõ phải làm nhiệm vụ ấy như một nghĩa vụ với làng mà không được trả công, không được hưởng một quyền lợi gì cả. Ngoài một công cụ thông tin là cái mõ, ngày xưa còn cái tù và tức là vỏ một con ốc biển hoặc một cái sừng trâu thông hai đầu dùng hơi thổi để báo tin tức, việc làng. Việc dùng tù và đi thổi khắp làng, khắp tổng mà chẳng được hưởng lợi lộc gì chính là cơ sở để xuất hiện thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.

Thành ngữ trên thường được dùng trong tiếng Việt để nói cái ý những người làm việc công, và không được hưởng tí quyền lợi gì.

Dần dà, thành ngữ ăn cơm nhà thổi tù và hàng tổng hay ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng được mở rộng ý nghĩa ra. Tất cả những việc làm tốn công, vô ích vì không mang lại được hiệu quả gì đều có thể được ví bằng thành ngữ này.

Gần nghĩa với thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có thành ngữ ăn cơm nhà vác ngà voi.




Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #40
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Tức nước vỡ bờ

Trong những vùng ven sông, kênh rạch, người nông dân thường đắp đê, đắp bờ để ngăn chặn nước lớn tràn vào ruộng vườn quá mức cho phép gây ngập úng. Hoặc đắp bờ để giữ nước trong ao hồ, cho việc cần sử dụng. Nếu lượng nước lưu trữ hoặc chảy quá lớn quá mạnh, bờ không thể giữ được phải vỡ, nước tràn.

Tức nước vỡ bờ ám chỉ bất cứ sự chịu đựng nào cũng có giới hạn của nó. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì sự chịu đựng không còn nữa mà thay vào đó bằng một phản kháng giống như bờ bị nước ép quá không thể nào giữ yên được và phải vỡ ra.

Với tính tham sẵn có trong bản chất con người, không dừng lại ở một giới hạn cho phép, nên khi chất chứa một món gì đó, chứa được mười thì muốn mười hai, và khi vật chứa không đủ sức chịu đựng thì phải vỡ thôi.

Trong quan hệ xã hội hàng ngày. Nhiều cá nhân muốn duy trì sự ôn hoà trong cộng đồng, đã cố gắng nhường nhịn những kẻ ỷ thế, cậy quyền, trong tư tưởng một câu nhịn chín câu lành với mong mỏi việc gì rồi cũng qua đi, vui vẻ bình an là chính… Tuy nhiên, thói thường những kẻ ỷ thế cậy quyền thường không cảm nhận được sự nhịn nhục của người khác đối với mình là có giới hạn, và khi lấn lướt được ai đó, thì họ có cảm giác đắc thắng và muốn tiến xa hơn nữa trong việc lấn lướt. .. Người nhường nhịn chỉ có thể nhường nhịn đến một mức nào thôi và khi quá sức chịu đựng người ấy sẽ phản kháng lại. Sự phán kháng sau khi nhịn nhục quá mức này nó sẽ mạnh mẽ hơn là những phản kháng tức thời. Vì dựa vào hình ảnh nước chảy, nếu chảy từ từ thì không có gì, nhưng nếu do vỡ bờ mà chảy thì ào ạt mạnh mẽ khôn cùng.

Điều này nhằm giải thích. Trong quan hệ xã hội, làm gì cũng đừng đưa người khác vào một thế chịu đựng quá mức. Vì nếu dồn nén ai vào một mức chịu đựng quá sức thì việc phản kháng mạnh mẽ lại là việc đương nhiên không tránh khỏi.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #41
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nhạt phấn phai hương

Người phụ nữ bao giờ cũng có thời xuân sắc, trẻ trung, lọt vào mắt xanh bao chàng trai, và làm cho họ say mê, đeo đuổi. Nhưng thời đó cũng phải qua, nhan sắc cũng tàn tạ theo thời gian năm tháng, đó là lúc nhạt phấn phai hương

Lòng phiền, nhạt phấn phai hương
Ủ ê mày liễu võ vàng mắt hoa.

(Truyện Phương Hoa)

Ai cũng hiểu thành ngữ nhạt phấn phai hương chỉ sự tàn phai nhan sắc do tuổi tác của người phụ nữ. Nhưng hiểu hương, phấn trong thành ngữ này là gì thì lại không đơn giản. Thoạt tiên, nhiều người cho rằng hương, phấn ở đây là các loại xa xỉ phẩm dùng để hoá trang, tôn thêm sắc đẹp cho người phụ nữ. Vậy thì nhạt phấn phai hương có liên quan gì đến tuổi già? Nhạt phấn phai hương trong trường hợp phấn hương là đồ hoá trang chỉ liên quan đến cách sống, lối sống cá nhân, do chủ quan tạo ra. Trong khi đó, tuổi già là do quy luật khách quan chế định, tác động. Thành ra, cách hiểu này chưa thoả đáng.

Thực ra, phấn hương trong nhạt phấn phai hương là hệ quả của sự ước lệ. Trước đây người ta ví người phụ nữ như một bông hoa (làm hoa để người ta hái, làm gái để người ta thương). Lúc còn xuân sắc, đương thì cũng là lúc hoa vừa mới nở, đang đưa hương và khoe sắc phấn. Lúc hoa tàn, thì phấn hương sẽ phai nhạt. Khi người con gái về già, thì nhan sắc tàn tạ dần đi cũng tựa như hoa tàn thì hương phấn tất phải nhạt phai. Như vậy, theo phép ước lệ của truyền thống văn hoá cổ thì hương, phấn trong nhạt phấn phai hương chính thực là hương phấn của hoa. Tuy nhiên về sau này người ta dễ dàng bỏ qua điều đó, nghiễm nhiên xem phấn, hương trong thành ngữ này là các chất hoá trang thường dùng của phụ nữ. Cứ vậy, người ta chỉ hiểu ý nghĩa chung của thành ngữ mà mặc nhiên xem phấn hương là chuyện đã biết và dễ hiểu như thế. Theo cách hiểu này và theo khuôn mẫu có sẵn của nhạt phấn phai hương người ta tạo lập các dạng thức mới của thành ngữ này, lệ như nhạt phấn phai son (hay phai son nhạt phấn):

“Tưởng không nổi giận duyên tủi phận
Tưởng không điều nhạt phấn phai son"

(Khuyết danh “Bần thán nữ”)

“Nơi lạnh lẽo, nơi xem gần gặn
Há phai son lạt phấn ru mà”

(Nguyễn Gia Thiều “Cung oán ngâm khúc”).


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #42
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Rau muống tháng 9 nhịn cho mẹ chồng

Thấp thoáng trong câu tục ngữ rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng là hình ảnh một nàng dâu hiền thảo, biết nhường nhịn, chăm sóc mẹ chồng, một từ nhịn hẳn cũng nói lên được điều đó. Lại nữa, nhường nhịn rau muống tháng chín lại càng rõ, vì rằng độ tháng chín rau muống đã hết vụ nên hiếm hoi. Ở đây, chúng ta gặp một cô con dâu tốt bụng và một bà mẹ chồng hạnh phúc. Nhưng trớ trêu thay, điều đó lại là một nghịch lý. Những gì tưởng như được nói ra một cách hiển minh, lại được tiềm ẩn những ngụ ý sâu sắc với một cách hiểu trái ngược đầy vẻ mỉa mai. Vẫn là rau muống tháng chín nhưng đâu phải hiểu như trên. Đành rằng, tháng chín rau muống hiếm hoi hơn, nhưng đó chỉ là thứ rau trái vụ, chát đắng và dai nhách. Vẫn là nhịn nhưng đâu phải là sự nhường nhịn chia sẻ mà là sự chịu đựng, thà không ăn, nhịn đói nhịn khát còn hơn.

Hóa ra là nàng dâu trong rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng là một người con bất hiếu, dồn những gì khó nuốt, nuốt không trôi cho mẹ chồng. Câu tục ngữ phản ánh sự đối xử không tốt, thậm chí nhẫn tâm của nàng dâu đối với mẹ chồng. Quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng xưa nay thường được nhìn nhận như vậy, thành ra, trong lời ăn tiếng nói của nhân dân ta mới có câu thành ngữ có tính "tổng kết" là như nàng dâu với mẹ chồng. Dĩ nhiên, đây là cách đánh giá cũ, nặng thành kiến từ xa xưa để lại ngày nay. Người phụ nữ biết rõ mối quan hệ cùng giới tính, mối quan hệ "nội bộ", và chính họ, cũng nhận thức rõ, ai chẳng qua một thời trẻ trung, ai chẳng là nàng dâu, ai chẳng về buổi xế chiều, mấy ai chẳng phải là mẹ chồng, để rồi họ thông cảm cho nhau hơn, thương yêu nhau hơn.

Trong sử dụng ngôn ngữ, tục ngữ này có thể được dùng với dạng đầy đủ rau muống tháng chín nhịn cho mẹ chồng. Về ý nghĩa, câu tục ngữ này có thể được dùng vượt ra ngoài phạm vi chỉ mối quan hệ giữa nàng dâu và mẹ chồng. Trên thực tế, nó được dùng để phủ nhận, bác bỏ sự chăm sóc giữa các đối tượng khác nhau trong những mối quan hệ khác nhau.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #43
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ếch ngồi đáy giếng

Trong "Truyện ngụ ngôn Việt Nam" có câu chuyện kể về một chú ếch hợm hĩnh, nông nổi, đáng thương.

Số là, có một con ếch, do sự ngẫu nhiên nào đó, ngay từ khi sinh ra đã ở trong một cái giếng nọ. (Cũng có thể không phải do ngẫu nhiên mà còn là do sở thích của họ hàng nhà ếch nữa. Chả thế trong kho tàng thành ngữ, tục ngữ Việt Nam có câu: Giếng đâu thì ếch đó). Sống cùng với ếch ở trong giếng chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ. Từ dưới đáy giếng nhìn lên ếch ta chỉ nhìn thấy khoảng trời bé bằng cái vung. Nó nghĩ: Tất cả vũ trụ chỉ có vậy, vì thế ếch tự coi mình là chúa tể. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật bé nhỏ kia hoảng sợ. Nó càng lấy làm oai.

Nhưng có một năm, có thể do thái độ xấc xược "coi trời bằng vung" của ếch thấu đến tai Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nổi giận đùng đùng và quyết định phế truất "ngai vàng" nơi đáy giếng của ếch nên đã làm một trận mưa thật to. Nước trong giếng dềnh lên, tràn vào bờ, đưa ếch ta ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nhâng nháo nhìn lên trời, nó bỗng thấy cả một bầu trời rộng lớn hơn nhiều cái khoảng trời nó vẫn thấy. Ếch ta không tin và thấy bực bội vì điều đó. Để ra oai, nó cất tiếng kêu ồm ộp. Vị chúa tể hy vọng là sau tiếng kêu của mình mọi thứ đều phải trở lại như cũ. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. Còn nó vì mãi nhìn lên trời chả thèm để ý đến xung quanh, nên đã bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

Từ cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ thông qua miệng giếng của chú ếch nọ mà thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng" trước hết để chỉ "những người hiểu biết ít do điều kiện tiếp xúc hẹp". Sau nữa, lại từ thái độ nhâng nháo "coi trời bằng vung" của ếch mà thành ngữ này còn hàm ý nói về sự chủ quan, coi thường thực tế. Số phận của những người đó, nếu không giống như con ếch huênh hoang, hợm hĩnh nọ, thì chí ít, họ cũng phải trả bằng những thất bại chua xót khi tiếp xúc với thực tiễn phong phú và sinh động, mà khi hiểu ra thì sự đã rồi.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #44
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cú kêu cho ma ăn

Cú là một loại chim ăn thịt, mắt rất to, thường đi rình mò kiếm mồi ban đêm. Cú có tiếng kêu đanh, dữ dội, gây cảm giác rợn người. Theo quan niệm mê tín, hễ nhà ai có cú đến đậu đầu nhà, kêu ba tiếng, thì nếu không chết người thì cũng ốm đau nặng. Đặc biệt, những gia đình đang có người bệnh, thấy cú bay qua và kêu thì cũng phải xem chừng đấy. Cái nhìn của cú, con mắt của cú đối với họ là nỗi sợ hãi kinh hoàng. Chẳng thế mà dân gian ta hay nói là "dòm như cú dòm nhà bệnh", "cú dòm nhà bệnh" để ví với ý định xấu của người nào đó có rắp tâm làm hại người. Vì vậy trong quan niệm dân gian, cú và tiếng kêu của cú là biểu tượng của điềm xấu, điềm gở. Theo quan niệm mê tín, thì tiếng kêu của cú là tín hiệu báo trước sẽ có người chết. Hễ nghe tiếng cú kêu ở đâu, thì ở đó sẽ có một thân phận, một con người sắp lìa bỏ cuộc đời. Theo tín hiệu đó, ma sẽ lần đến để chia phần thi thể người xấu số, mà theo cách nói dân gian là đến ăn. Có lẽ vì lý do này mà một số địa phương ở Nghệ Tĩnh gọi cú bằng cái tên khác là "con hót ma". Nhưng rõ là cú chỉ kêu cho ma hưởng phần, chứ bản thân cú nào có được hưởng gì, ăn gì trước cái chết của con người! Cái nghịch lý này được dân gian chớp lấy và khái quát thành cả một thói đời bằng thành ngữ "cú kêu cho ma ăn". Trong tiếng Việt, thành ngữ này để chỉ việc làm vô ích, uổng công, làm cho kẻ khác hưởng.

Cùng với thành ngữ "cú kêu cho ma ăn", trong tiếng Việt còn có thành ngữ "cốc mò cò xơi".


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Cũ 28-02-2010   #45
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.007
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cạn tàu ráo máng

Thành ngữ cạn tàu ráo máng được dùng để chỉ sự đối xử tàn tệ, không còn tình nghĩa giữa những con người với nhau

“Người ta đối xử cạn tàu ráo máng vì họ ở huyện ở tỉnh, họ có ăn đời ở kiếp chi với ta” (Chu Văn. “Bão biển”).

Thoạt tiên, thành ngữ này được dùng để chỉ sự chăm sóc thiếu chu đáo của con người đối với vật nuôi như voi, ngựa, lợn và các gia súc khác. Ở trong thành ngữ này, máng là dụng cụ đựng thức ăn cho lợn và các gia súc, tàu cũng là một loại máng dùng để đựng thức ăn cho voi và ngựa. (Về sau tàu còn được dùng để chỉ chỗ nhốt voi nhốt ngựa. Trong trường hợp này tàu có nghĩa là chuồng. Đối với những con vật quý, giúp đỡ cho con người khỏi những nỗi nhọc nhằn trong việc thồ chở hàng hoá, các vật liệu nặng, hoặc cung cấp cho người thịt ăn hàng ngày như vậy mà phải để cho cạn ráo máng, để phải chịu đói, chịu khát cùng kiệt thế, âu cũng là một sự tàn nhẫn quá mức. Nhưng nói vật là để nói người vậy. Đã cạn tàu ráo máng với nhau thì còn đâu là tình nghĩa; con người lúc đó sẽ đối xử với nhau một cách tàn nhẫn:

“Mấy ông đã không ơn nghĩa lại đối xử cạn tàu ráo máng rứa thì can chi mà chị ngượng” (Xuân Thiều. “Thôn ven đường”).

“Bố mẹ Bính đối với Bính thật cạn tàu ráo máng và đến mức độc ác hơn là thú dữ” (Nguyên Hồng. “Bỉ vỏ”).


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
sao_phu08 (03-03-2010), VŨ NGỌC CHI MAI (07-09-2010)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 16:54
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08093 seconds with 15 queries