Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-02-2010   #37
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lo, vui

Thầy Tử Lộ hỏi Khổng Tử rằng:

- Người quân tử cũng lo sợ ư?

Khổng Tử nói:

- Người quân tử chỉ cốt suy nghĩ định liệu công việc của mình, lúc chưa làm được vui rằng mình đã có ý định làm, lúc đã làm được lại vui rằng mình có trí làm được việc. Thế cho nên người quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo sợ một ngày nào cả.

- Kẻ tiểu nhân thì không thế, lúc chưa làm được việc thì lo sợ rằng không được. Lúc đã làm được việc thì lo sợ nhỡ hỏng mất. Thế cho nên kẻ tiểu nhân có cái lo sợ suốt đời, không có cái vui thú nào cả.

Lời bàn:

Đã muốn làm nên việc, tất phải để tâm nghĩ vào đấy, nhưng nghĩ mà cứ theo thiên lý, chớ không có chút tư tâm nào, việc hỏng hay việc nên cũng không bợn đến lòng. Cho nên người quân tử không hề sợ bao giờ, bao giờ cũng bận việc mà cũng thản nhiên như không vậy. Kẻ tiểu nhân thì trái lại, làm việc gì cũng chỉ cốt cầu tự tư, tự lợi, cho nên dù được, dù hỏng, trong bụng lúc nào cũng áy náy không sao quên được, nghĩa là chưa được, thì lo sợ rằng chưa được, đã được lại lo sợ rằng nhỡ hỏng mất chăng.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #38
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân.
Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo rằng:

- Ta chết, tất nhà ngươi làm tướng nước Trịnh. Người phải biết người có đức mới lấy đạo “Khoan” mà phục được dân, còn người thường phải lấy sách “nghiêm” mà trị dân mới được. Nay ví như lửa nóng, dân trông thấy mà sợ, cho nên chết vì lửa ít; nước mát, dân khinh mà nhờn, cho nên chết vì nước nhiều. Thế mới biết dùng khoan là khó.

Mấy tháng sau, Tử Sản mất, Thái Thúc thay làm tướng, không nỡ dùng nghiêm, e có mãnh liệt cứ lấy đạo khoan mà trị dân.

Không được bao lâu, trong nước sinh ra nhiều trộm cướp, thường núp náu ở các đầm lầy mà lấy của giết người nhũng nhiễu lương dân.

Tử Thái Thúc hối, lại nói rằng:

- Giá ta biết sớm theo lời Tử Sản thì đâu đến thế này!

Rồi liền đem quân đi đánh bắt bọn cướp ở đầm lầy mà giết hết. Từ đấy nước Trịnh mới bớt trộm cướp.

Khổng Tử nói rằng: “Được lắm! Chính sách khoan, thì dân nhờn, dân nhờn, thì lại phải dùng chính sách nghiêm, nghiêm tức là mãnh[3]; mãnh thì dân tàn, tàn lại phải dùng khoan; khoan giúp cho mãnh, mãnh giúp cho khoan, có thế thì chính sách mới hòa được.


Lời bàn:
Tử Sản vốn là một người học rộng, chính trị giỏi, làm tướng nước Trịnh đã hơn 40 năm, đối với trong thì dân bình trị, đối với ngoài thì cá nước e nể, ông là một bậc quân tử có bốn điều hay: đối với mình thì tự trọng (cung), đối với người mà mình phụng sự thành kính, nuôi dân thì có ơn huệ, khiến dân thì có nghĩa lý.

Câu ông dặn Tử Thái Thúc đây thực có ý lắm. Mãnh mà khiến cho dân sợ dễ bao nhiêu, thì khoan mà cũng khiến cho dân sợ khó bấy nhiêu. Tuy cũng gọi là sợ, nhưng cái sợ trước không có giá, vì sợ bất đắc dĩ, sợ miễn cưỡng, sợ bề ngoài mà khinh trong bụng, cái sợ sau mới là cái sợ quý, vừa sợ, vừa yêu sợ mà kính phục, sợ như vui lòng mà sợ vậy. Nhưng muốn được cái sợ sau, tất cái đức phải to làm sao mới cảm hóa được nhân tâm đến bực ấy.

Còn thường thường, phép trị dân không thể cứ khoan mãi được, vì khoan thì dân nhờn. Lại cũng không thể cứ mãnh mãi được, vì mãnh thì dân oán. Dân oán, hay dân nhờn cũng đều có trở ngại đến việc nước cả. Cho nên phải có khoan, lại phải có mãnh đắp đổi đỡ đần cho nhau thì mới được. Bốn chữ “khoan mãnh tương tế” thực đáng làm cái phương châm cho cả những người cầm quyền trị dân vậy.


[1] Tử Sản: tên tự là Công Tôn Kiều, làm quan đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu.

[2] Khoan: hòa hoãn nới rộng không cấp bách

[3] Mãnh: dữ dội, nghiêm khắc.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #39
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Can gì mà phá đi

Dân nước Trịnh thường hay đến trường học thôn quê để nghị luận những chính sách hay dở của quan liêu.

Nhiên Minh(1) bảo Tử Sản rằng:

- Tôi định phá hết cả các trường thôn quê, ông tính sao?

Tử Sản nói: “Để chứ. Phá đi làm gì? Dân sự người ta sớm tối đến trường học để nghị luận điều phải điều trái của quan liêu làm. Cái gì người ta cho là dở, ta liệu mà đổi đi. Những kẻ nghị luận ấy tức là những ông thầy của ta. Can gì mà phá trường học.

Vả chăng, tôi nghe nói hết lòng làm điều phải, thì mới đỡ được người ta oán trách mình. Tôi chưa từng nghe nói: chỉ nạt nộ ra oai, mà tuyệt được hết sự oán trách của người. Cũng như phải đắp đê mà giữ nước, chớ bỏ đê đi, thì nước vỡ tứ tung, bao nhiêu người chết, không thể cứu lại được. Nay ta hẳn cứ để trường học, khiến thường được nghe những câu chê bai để làm thuốc chữa cho ta thì hơn”.

Nhiên Minh nghe Tử Sản xong, nói rằng: “Nay tôi mới biết ông là ông quan thầy đáng tôn vậy. Tôi thật là kẻ bất tài. Ông làm được như vậy, thì chẳng những một đám chúng tôi được trông cậy mà cả nước cũng được nhờ vậy”.


Lời bàn: Người ta càng cao xa, càng tôn quý bao nhiêu, thì càng xa sự thực bấy nhiêu. Sự thực hay tin hay thực, song lại hay làm cho mất lòng, nên những người có địa vị cao, ít khi được nghe sự thực. Thiên hạ không ai muốn mất lòng mình, thì ai dám nói sự thực cho mình biết.

Nhiên Minh đây bảo phá nhà trường là vì nghe sự thực mà mất lòng. Tử Sản đây mà bảo giữ nhà trường là vì yêu sự thực, được nghe sự thực ấy làm vui sướng. Các nhà trường nước Trịnh bấy giờ có phải như các tờ báo ngày nay, là những cơ quan để cho dân chúng được tự do mà đàm luận về những chính sách hay dở hay không? Nếu như vậy, thì ra xưa nayy dân sự vẫn có cách làm cho những điều nguyện vọng của mình đạt được tới chính phủ, mà chính phủ khôn khéo, tưởng cũng nên lợi dụng cái cách ấy, không nên tuyệt đi vậy. Những câu Tử Sản nói ví như giữ để cho nước chảy để phòng sự lụt ngập tràn trụa rất nguy, hết lòng làm phải chớ không phải ra oai nạt nộ mới tuyệt được sự oán trách của dân, thực là những câu nói rất đúng với chân lý. Ôi! Một chính phủ mà vững bền hay hư hỏng có thể nghiệm ở lòng dân yêu hay ghét. Nếu dân chúng đã ghét những chính sách không ra gì, chúng dám nói ra miệng, mà lại chỉ thị oai như muốn bưng miệng chúng, chớ không muốn sửa đổi lỗi mình, thì có khác gì thấy nồi nước sôi trào ra ngoài không biết rút củi ra, lại cứ cầm que mà khuấy nước cho đỡ sôi không.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #40
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngu Công dọn núi

Phía nam Châu Ký, có hai quả núi Thái Hàng và Vương Ốc to bảy trăm dặm, cao muôn thước, cây cối rậm, ác thú nhiều, đi lại khó.

Ở chân núi có một cái nhà của ông lão tên là Ngu Công tuổi đã chín mươi.

Ngu Công thấy vì núi mà nhà ở chướng ngại, đường đi bất tiện, lấy làm bực tức. Một hôm cụ họp cả vợ con, người nhà lại bàn rằng:

- Ta muốn cùng lũ ngươi hết sức bạt phẳng hai quả núi này thì có nên không?

Ai nấy đều thuận. Chỉ có người vợ ngần ngại, hỏi vặn rằng:

- Sức ông không bạt nổi một cái gò, thì làm thế nào bạt được những hai quả núi? Mà dù cho có sức bạt được nữa, thì đất, đá định đem đổ đi đâu?

Ngu Công nói:

- Khuân đổ ra biển Đông.

Đoạn Ngu Công đem con cháu cùng cả họ ra phá núi, kẻ đục đá, người đào đất, kẻ đầu đội, người vai mang, hết ngày này sang tháng khác. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng xin đi làm giúp, hàng năm mới về một lần.

Gần miền có một ông lão khác, tên là Trí Tẩu thấy vậy, cười Ngu Công và can rằng:

- Sao khờ dại vậy! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi!

Ngu Công thở dài nói:

- Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được. Ngươi không bằng người đàn bà góa, đứa trẻ con thơ. Ta già, ta chết, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi.

Trí Tẩu nghe nói, nín lặng, không trả lời.

Sau này vùng nam Châu Ký không có núi non chướng ngại, đi lại thuận tiện là nhờ có Ngu Công.


Lời bàn: Ta không tưởng tượng rõ núi Thái Hàng và núi Vương Ốc to lớn thế nào. Ta chỉ biết ở cái đời Ngu Công bấy giờ chưa có máy móc tinh xảo như bây giờ, mà đã bạt được núi, thì giỏi thật. Lại không kể phải thuê từng hàng nghìn vạn người để làm, chỉ người trong một nhà, một họ và ít người lân cận giúp tay vào mà cũng làm nổi. Ôi! Nếu quả như vậy, thì cái gương kiên nhẫn của Ngu Công thực đáng để truyền lại mãi cho muôn nghìn đời về sau này. Vả chăng chỉ một câu Ngu Công nói với Trí Tẩu, cũng nên ghi nhớ lắm. Sự kiên tâm không phải chỉ hạn chế trong một đời, nhưng cứ tiếp luôn đời ấy, đời khác, theo đuổi mãi thì ở đời còn có gì gọi là khó được nữa. Ngu Công đây thật là người đại trí được ngu (người cực khôn, bề ngoài coi như ngu). Ngôn hành ông y như những câu sau đây cũng đều có ý khuyên chúng ta lập chí và kiên tâm để làm việc:

1. Trên đời chả có việc gì khó, chỉ tại tâm người ta không kiên nhẫn mà thôi.

2. Bí quyết thành công cốt ở nhất định không thay đổi mục đích.

3. Đã có cái kiến thức can đảm phi thường, nhất quyết làm được sự nghiệp phi thường.

4. Đem sự hiểu biết tinh tường, dùng hết tâm trí bền bỉ, vận cả toàn lực tinh tiến vô cùng, thì có việc gì mà không làm được. Người ta sống một cách nay lần mai lữa, suốt đời không được việc gì, chỉ tại không có chí.

5. Ý chí kiên nhẫn có thể chinh phục được hết thảy các thứ tự nhiên trong vòng trời.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #41
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chết đói đầu núi

Khi Vũ Vương đem quân đi đánh vua Trụ, Bá Di, Thúc Tề nghe thấy, ra nắm dây cương ngựa, cản lại và nói rằng:

- Cha chết chưa chôn, mà đã chăm việc chinh chiến thế có gọi là “hiếu” được không? Bầy tôi giết vua để cướp nước, thế có gọi là “nhân” được không?

Những người thân cận của Vũ Vương tức giận toan giết Bá Di và Thúc Tề. Thái Công Can, nói rằng:

- Không nên, hai ông là “người nghĩa”. Rồi bảo quân lính ôm hai ông mà đẩy ra.

Đến khi Vũ Vương đã lấy được thiên hạ của vua Trụ, thiên hạ ai cũng tôn nhà Chu, Bá Di và Thúc Tề lấy việc nước mất làm xấu hổ, đến nỗi coi thóc gạo cũng là tài sản của nhà Chu, buồn bực không ăn nữa.

Hai ông lên ẩn ở núi Thú Dương làm bài ca Thái Vi rằng:

“Ta lên núi Tây Sơn.
Ta hái khóm rau vi.
Kẻ bạo thay kẻ bạo,
Còn biết phải trái gì!
Đời cổ thoáng qua rồi,
Biết đâu mà quy y
Than ôi! Đành chết vậy.
Thật vận mệnh ta suy"


Rồi hai ông nhịn ăn, đành chết đói ở trên núi


Lời bàn:

Xem bài này, hoặc có nói “Bá Di, Thúc Tề nắm ngựa mà can Vũ Vương là phải. Song can, mà người ta không nghe, sao không thí thân chết theo với nước, lại đi lên núi Thú Dương hái rau vi. Than ôi! Sau ngày Giáp Tí (là ngày vua Trụ mất thiên hạ), Vũ Vương đã đánh được nhà Thương, núi Thú Dương có còn là đất của nhà Thương, rau ở núi Thú Dương có còn là đồ ăn của nhà Thương nữa hay không? Bá Di, Thúc Tề nhầm rồi! Nói như thế kể cũng có lý, nhưng có phần quá vẻ nghiêm khắc. Ta chỉ biết Bá Di, Thúc Tề thân cô mà dám ngăn cả thiên binh vạn mã, thế là trong lòng rất can đảm, biết vua Trụ là người không tốt mà cũng giữ một niềm thuỷ chung, thế là nghĩa bất sự nhị quân đáng tôn trọng quý báu biết chừng nào. Vả chăng hăng hái mà liều chết, việc ấy mới là khó. Bá Di, Thúc Tề lên ẩn trên núi mà còn để lại bài ca Thái Vi còn lưu lại hai tiếng “hiếu, nhân” lúc ra can Vũ Vương, thật là những bậc có thể phù thực được cương thường muôn đời khiến cho người sau ai xem đến truyện, ngu ngoan cũng thành có trí thức, liệt nhược cũng hoá ra cương cường có chí tự lập vậy.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #42
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Chính danh

Vua Cảnh Công nước Tề hỏi đức Khổng Tử về việc chính sự.
Đức Khổng Tử thưa rằng:

- Cội rễ việc chính sự là cốt nhất phải làm cho sáng rõ luân thường đạo lý. Ở chốn triều đình vua hết đạo làm vua, tôi hết đạo làm tôi; ở trong gia đình, cha hết đạo làm cha, con hết đạo làm con. Vua tôi, cha con ai nấy đều hết đạo của mình, thì chính sự mới có thể làm hay được.

Vua Cảnh Công nói:

- Phải lắm! Câu nói ấy thật là thiết yếu. Mà quả như thế, nếu vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, thì cương kỷ rối loạn mà nước phải diệt vong. Thóc gạo tuy có nhiều, liệu có ở yên mà ăn được chăng.


Lời bàn: Vua Cảnh Công hỏi về chính sự mà đức Khổng Tử đáp là chính danh là ngài nói đúng ngay vào cái bệnh của vua đối với quốc gia, làm mất chủ quyền, đối với gia đình dong túng con cái mà lại giảng được cái học thuyết Chính danh của ngài. Tiếc thay vua Cảnh Công biết là phải mà không liệu cách mau mau thực hành sửa đổi ngay để đến nỗi về sau nước Tề quả có tai vạ, vua thì bị giết, đất thì mất về tay người.

Như nói đến chính sự thời nay, thì chắc còn bao nhiêu sự khó khăn, phiền phức có phải là dễ đâu. Song sự cốt yếu cũng không ra được ngoài câu nói rất giản dị của đức Khổng phu tử. Ta thử ngẫm mà xem suốt xưa nay, khắp đông tây có nước nào vua (hoặc người cầm quyền, lãnh đạo mà gọi tên khác) kém sáng suốt, thần hạ gian nịnh mà nước không nguy vong, có nhà nào cha mẹ bạc ác, bất nhân, con cái ngỗ nghịch bất hiếu mà nhà không suy bại không?

Giải nghĩa:

Chính danh: chỉnh đốn lại những danh phận, danh nghĩa cho đúng với thực.

Chính sự: công việc trị dân trong nước.

Luân thường, đạo lý: luân thường: đạo thường cha con, anh em, vợ chồng, bầu bạn, vua tôi ăn ở với nhau; đạo lý: lối phải, lẽ phải theo thì hay, mà trái thì dở.

Đạo: bổn phận nên làm, phải làm.

Thiết yếu: thiết thực cốt cách cần phải có.

Cương kỷ: cương là dây to để tóm cả cái lưới, kỷ là đồ dùng để gỡ tơ cho khỏi rối, đây là nói điển chương, pháp độ dùng để cai trị.

Diệt vong: hết giống, mất nước.

Thóc gạo: đây là có ý nói nước giàu có.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #43
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nên xử thế nào?

Thầy Mạnh Tử hỏi vua Tuyên Vương nước Tề rằng:

Giả sử có người bầy tôi nhà vua, đem y thực của vợ con ký thác cho người bạn thân, nhờ trông nom giúp để sang chơi nước Sở có việc; kịp đến lúc về, mới biết bạn để vợ con đói rét thì người ấy nên xử với bạn thế nào?

Vua nói: - Nên tuyệt giao.

Thầy Mạnh Tử hỏi lại: "Giả sử có người làm quan sĩ sư không trông nom nổi được thuộc viên, để cho hình ngục sai lầm, công việc phế khoáng, thì nhà vua nên xử thế nào với viên quan ấy?

Vua nói: - Nên bãi đi.

Thầy Mạnh Tử nhân đấy, hỏi luôn câu nữa: "Thế thời làm vua một nước mà không sửa sang việc chính trị, việc giáo dục để đến nỗi trong nước không được bình trị, thì trách nhiệm tại ai và nên xử trí như thế nào?".

Vua nghe nói, ngảnh sang bên tả, bên hữu, nói lãng sang chuyện khác, có ý vừa chữa thẹn, vừa tránh không trả lời.

Mạnh Tử


Lời bàn: Thầy Mạnh Tử, đấy chỉ vì việc nước mà có ý khuyên vua Tuyên Vương nước Tề. Hai đoạn trên câu hỏi của thầy hữu tâm mà câu trả lời của vua vô tâm. Đoạn thứ nhất nói vì "tình bạn" kể nghĩa cũ cũng đáng tiếc, song đã nhận lời ký thác của anh em mà ra lòng phụ bạc thì thật là người bạn đáng tuyệt giao. Đoạn thứ nhì nói về "phép nước" kể thực buộc vào tội, chưa có gì là nặng, song làm quan mà đến nỗi không trông nom được kẻ dưới để phế khoáng việc công, thì thật là viên quan không nên dụng.

Còn đoạn thứ ba, tuy ông nói qua, mà đã ngụ sẵn cái ý thuế má quá nặng để dân đói rét, hình phạt sai lầm để dân oan khổ, làm vua mà dối với dân, với nước như vậy, thì cái tội to biết chừng nào. Thế mà tiếc thay vua Tề Tuyên Vương gặp được người chính trực cảm ngôn như thế mà lại không chịu rộng hỏi để sửa lỗi của mình, thật là mất một dịp tốt.

Giải nghĩa:

Mạnh Tử: người nước Châu, đời Chiến Quốc, tên là Kha, học thuyết của ông cốt ở điều "Nhân nghĩa" "Tĩnh Thiện"; đời sau tôn ông là Á thánh.

Tề: một nước chư hầu mạnh đời Chiến Quốc ở về tỉnh Sơn Đông bây giờ.

Giả sử: ví phỏng ví bằng như có.

Y thực: quần áo mặc, lương thực ăn.

Ký thác: uỷ cho ai việc gì nhờ người ta lo liệu thay mình.

Sở: một nước chư hầu to và mạnh thời Chiến Quốc ở vào vùng tình Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Giang Tô bây giờ.

Tuyệt giao: bỏ dứt không chơi bời đi lại với nhau nữa.

Sĩ sư: chức quan coi việc hình ngục tựa như Hình bộ Thượng thư hay Án Sát.

Thuộc viên: quan lại nhỏ làm việc dưới quyền một quan to.

Phế khoáng: trễ nải, bỏ thiếu không làm cho đầy đủ.

Chính trị: hết thảy những công việc sắp đặt và thi hành để sửa sang quản trị một nước.

Giáo dục: sự dạy bảo cho dân cái lối nên theo, cái việc nên biết để khỏi ngu dại và thành người.

Bình trị: thái bình, dân yên, nước trị.

Trách nhiệm: việc gì phải làm mà làm cho đầy đủ không ai nói được.

Bên tả, bên hữu: những người hầu cận bên vua.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #44
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Báo thù

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mới nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục.

Nước Ngô, nước Việt đánh nhau.

Vua Ngô là Hạp Lư thua trận, bị quân Việt đâm chết. Con Hạp Lư là Phù Sai nối ngôi làm Vua, thề thế nào cũng phục thù được cho cha mới nghe. Phù Sai bèn cho người đứng ở sân, mỗi khi mình ra vào, người ấy phải nói to lên rằng:

“Phù Sai kia! Nước Việt nó giết cha mày mà mày quên ư?”

Phù Sai thưa rằng: “Dạ không dám quên”.

Ba năm sau, quả nhiên Phù Sai đánh được Việt, báo được thù cho cha.

Lúc nước Việt thua, Vua Việt là Câu Tiễn sai sứ sang cầu hoà. Tuy rằng được hoà, nhưng đêm ngày âu sầu, lo nghĩ nát gan, tan ruột. Chất củi làm giường nằm, treo cái mật trước chỗ ngồi. Khi nằm thì trông cái mật; khi ăn thì nếm cái mật. Chính thân thì cày cuốc, vợ thì dệt vải làm ăn lao khổ như thường dân. Ai là bậc hiền tài, thì trọng dụng, ai là kẻ khốn khó thì cứu giúp. Hơn hai mươi năm trời, lúc nào cũng được như vậy. Sau Câu Tiễn xem chừng lòng dân đã khiến được, bấy giờ mới đem quân đánh Ngô, quả nhiên Ngô lại thua mà Việt được.

LỜI BÀN:

Một bên vì cha mà báo thù, một bên vì nước mà báo thù, hai cái thù không đợi trời chung, mà dụng tâm theo đuổi đến báo kỳ được mới nghe thực là chính đáng, khiến ai nghe thấy cũng phải kính phục. Nếu Phù Sai, Câu Tiễn gặp cái cảnh đau đớn như thế, mà cứ mặt dày mày dạn điềm nhiên như không, thì chẳng là đất đá, không biết nhục là cái gì ư! Có biết nhục, vậy sau mới rửa được nhục. Khi đã rửa được nhục, lại cần phải tu tỉnh luôn luôn và quí nhất là cảm hoá và nâng đỡ kẻ thù đã chịu lui bước hay đã đầu hàng để cho họ đỡ đau khổ, có địa vị, thì mới được yên lâu. Nếu rửa nhục xong mà kiêu căng, quên cả phòng bị thì chuốc lấy nhục mà oan oan tương báo, chỉ những tàn hại nhau hoài mà thôi!

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-02-2010   #45
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.017
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Cách đâm hổ

Bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế. Tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn tuy có điều khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.

Hai con hổ đang ăn thịt một con trâu. Biện Trang(*) muốn ra đâm hổ. Có đứa trẻ bảo rằng: “Hãy hượm, ông ạ. Hổ là giống tàn bạo, trâu bò là mồi ngon ngọt. Bây giờ hai con hổ đang cùng ăn một con trâu, thấy thịt trâu rất ngon, tất tranh nhau đánh nhau. Đánh nhau thì hổ nhỏ chết mà hổ lớn cũng bị thương. Ông đợi đến bấy giờ hãy ra, thì có phải chỉ đâm một con, mà rồi được cả hai con không? Như thế thì chẳng là công dùng ít mà lợi được nhiều ư?”

Biện Trang cho lời nói là phải, làm theo y như thế, quả nhiên bắt được cả hai con hổ.

LỜI BÀN:

Bài này cốt ý dạy ta làm việc gì biết thừa cơ mà làm, thì ít khi nhọc, mà lại dễ thành công. Như Biện Trang đây, bắt hai con hổ ngay, công phu nhiều mà chưa chắc đã được. Đợi nó đánh nhau, một con chết, một con bị thương, thì ra chỉ mất công bắt một con hổ yếu (vì mới bị thương) mà rồi được cả hai con hổ vậy.

Ý bài này cũng giống câu nói của Mạnh Tử: “Tuy hữu trí tuệ, bất như thừa thế. Tuy hữu ti cơ, bất như đãi thời”. Nghĩa là tuy có khôn ngoan sáng suốt, chẳng bằng thừa được cái thế, lại dễ làm hơn; tuy có điều khí sẵn sàng, chẳng bằng đợi đến thời đáng làm mới làm thì lại được việc.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
cổ học tinh hoa


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 21:15
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08962 seconds with 15 queries