Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 11-06-2003   #37
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.968
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:a8d7cd7ad1]Thợ vẽ đề thơ[/center:a8d7cd7ad1]
Một viên đại thần có tiếng là ác, thuê một người thợ vẽ, vẽ bức chân dung. Bức vẽ rất công phu, tượng người chững chạc, có vẻ uy nghi. Quan rất hài lòng và tỏ ý nếu có thơ đề nữa thì quý lắm. Họa sĩ cũng biết làm thơ, chữ viết lại đẹp, bằng lòng nhận lời yêu cầu của chủ nhân.

Suy nghĩ một lát, họa sĩ cầm bút viết bốn chữ, vừa viết vừa nghĩ, viết từ phải sang trái:

Chân lão cầm thú!

Nghĩa của bốn chữ này là: Thực đồ cầm thú già! Chửi bới thậm tệ ngay trên giấy trắng, lại dưới bức chân dung như vậy thì thật tai ác và hỗn xược. Quan đại thần tức giận, thét lính nọc cổ ra đánh. Người thợ vẽ ung dung nói:

- Bẩm quan, tôi mới nghĩ được mấy chữ đầu câu thì ghi cho khỏi quên, chứ đã xong đâu.

- Nếu vậy thì viết tiếp đi.

Anh thợ vẽ còn chần chừ một lát, rồi viết thêm dưới mỗi chữ trước hai chữ nữa:

Chân tể tướng
Lão trung thành
Cầm chi phượng
Thú chi lân


Thế này thì hay nhất. Ngài đích thị là vị tể tướng chân chính, là bậc trung thành già, là phượng trong loài chim, là lân trong loài thú. Quan đại thần trở nên vui vẻ, thưởng tiền cho anh họa sĩ và treo bức chân dung lên. Có điều đọc thành bài thì thế, nhưng theo lối chữ Hán, đọc mấy chữ trên cùng từ phải sang trái thì bốn chữ "chân lão cầm thú" vẫn rành rành ra đó.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-06-2003   #38
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.968
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:35ded21d3e]Tiến sĩ ăn đòn[/center:35ded21d3e]
Nguyễn Công Hoàn sinh khoảng năm Canh Thân (1680) quán làng Cổ Đô, phủ Quảng Oai, Sơn Tây. Ông là người học vấn uyên thâm nhưng tính khí nóng nảy bộc trực lại có lối hành văn quá uẩn súc nên thi mãi không đỗ. Con trai là Nguyễn Bá Lân được ông rèn cặp bút nghiên từ nhỏ. Lớn lên, mấy lần cùng cha đi thi. Đêm đêm hai bố con ngồi học chung. Ông để sẵn cây roi, bảo:

- Hễ ai ngủ gật người kia cứ việc vụt.

Một đêm ông mệt quá, gục xuống thiếp đi. Bá Lân khẽ lay bố dậy. Ông vớ roi vừa đánh vừa mắng:

- Mày không đánh, cốt để tao học dốt hòng hại tao chứ gì?

Khi tập văn ông giao hẹn với con:

- Bài ai hơn được ăn cơm, kém cho nhịn.

Khi biết văn mình không bằng con, ông nhịn thật. Biết tính ông như vậy, không ai dám mời.

Một hôm cha con trên bến chờ đò. Thấy đàn dê đang gặm cỏ, ông bảo:

- Tao với mày làm bài phú, lấy đề "Dịch đình dương xa" (Xe dê vào cung), ai làm chậm sẽ bị đẩy xuống sông.

Bá Lân làm xong trước, không nỡ đẩy bố xuống sông. Nhưng chính ông bố nhảy tùm xuống nước. Bá Lân hốt hoảng lao theo, khóc lóc vớt lên. Khoa Tân Hợi (1731) Vĩnh Khánh III, đời Lê Duy Phường, Nguyễn Bá Lân đỗ đầu Tiến sĩ. Công Hoàn bị đánh trượt. Hôm ăn khao, ông cười với quan khách rồi nói:

- Thằng Lân nhà này đỗ thủ khoa thì ra thiên hạ hết người tài.

Khoa sau ông lại lều chõng đi thi. Tiến sĩ Bá Lân đứng chân giám khảo. Chấm thi xong, Lân về nhà ngồi hầu cơm, ông hỏi dò:

- Khoa này có quyển nào khá không?

Bá Lân buông đũa, khoanh tay lễ phép thưa:

- Dạ thưa thày, có quyển khá, nhưng câu tứ lục thất luật nên không lấy đỗ được.

Ông nôn nóng hỏi:

- Câu ấy thế nào?

- Bẩm con xin đọc thày nghe:

"Lưu hành chi hóa tự Tây Đông, Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo Mân, Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".

Ông điên tiết xô đổ mâm cơm, vớ roi vụt lia lịa người Lân, quát mắng:

- Mày dốt như thế mà làm giám khảo, rõ là chôn sống bao nhiêu sĩ tử!

Thì ra hai câu ấy trong quyển của ông nguyên là:

"Lưu hành chi hóa tự Tây, Đông Nam Bắc vô tư bất bặc.
Thành tựu chi công do Cảo, Mân Kỳ Phong dĩ mạc bất hưng".


Nghĩa:

"Đức hóa lưu hành tự Phương Tây, rồi Đông Nam Bắc không đâu không phục.
Công gây dựng do nơi xứ Cảo, để Mân Kỳ Phong đều cùng dấy theo".


Ông quắc mắc bảo Bá Lân:

- Mày được tiếng đỗ cao nhưng chưa thông hiểu nghĩa sách, phải ngắt câu như thế. Bởi nhà Chu khởi nghiệp ở hướng Tây, buổi đầu đóng đô vùng đất Cảo. Sao mày tối tăm thế?

Từ đó ông không màng đến cử nghiệp, lấy cày ruộng đọc sách làm vui. Còn Bá Lân, sau làm đến Thượng thư, tước Hầu. Biết mình cao khoa hiển vinh là nhờ ơn bố, ông luôn xót xa cho phụ thân là người tài ba thông tuệ nhưng chẳng gặp may.

Nguyễn Công Hoàn mất năm nào, ở đâu chưa rõ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-06-2003   #39
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.968
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:1f4a7cb93d]Vả bây giờ... [/center:1f4a7cb93d]
Ở vùng nọ có một cô gái đẹp mà có tài ăn nói, mở một quán nước bên đường để kén chồng. Các cậu cống anh đồ nghe tin kéo đến rất đông. Chàng nào cũng hăm hở tưởng mười mươi là chiếm được người đẹp; nhưng khi đến hăm hở chừng nào thì khi về lại tiu nghỉu chừng nấy, vì chưa có ai địch lại được mồm mép chua ngoa đáo để của cô gái.

Nhưng rồi vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn.

Một hôm, có một nho sinh nọ, chẳng biết là định đến thử tài hay là tình cờ qua đường vào quán nghỉ chân. Cô gái quen như mọi bận, lại giở cái giọng "đàn chị" ra để trêu chọc, nhưng thò ra câu nào đều bị anh chàng đập lại chan chát, thành ra cô ta đã có phần nao núng. Cuối cùng, cô ta bèn đọc một câu:

Khen cho con... mắt tinh đời!
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.


Khi đọc cô nhấn mạnh ba tiếng khen cho con, nghỉ một tí rồi mới đọc nốt ba tiếng sau thành câu thơ có nghĩa: "Bà khen cho con đấy con ạ! Vì con cũng có cặp mắt tinh đời đấy". Nho sinh vốn là một thanh niên nhanh trí, thấy cô gái nhấn mạnh ba tiếng khen cho con thì đã hiểu ngay cái ý xỏ xiên của cô ta, anh ta bèn "tương kế tựu kế", đọc ngay một câu trong Truyện Kiều như sau:

Vả bây giờ... mới thấy đây,
Mà lòng đã chắc những ngày một hai


Nhưng lúc đọc anh ta dằn mạnh ba tiếng vả bây giờ, cũng nghỉ một tí mới đọc tiếp ba tiếng sau, thành thử câu thơ lại có nghĩa là: "Cô nói hỗn với tôi thì tôi vả cho bây giờ, để cho cô thấy tôi đây là người như thế nàỏ".

Cô gái là người tinh tế, thấy nho sinh nọ trả lời mình cũng bằng một câu Kiều với ý nghĩa hóm hỉnh như vậy thì vừa phục vừa thẹn, mặt đỏ au lên, và lặng thinh ngồi mân mê tà áo chẳng biết trả lời ra sao nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-06-2003   #40
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.968
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:360f654ecc]Vịnh cây vông [/center:360f654ecc]
Ra làm quan, Nguyễn Công Trứ (1778-1858) rất bực mình, khó chịu với những kẻ bất tài mà ăn trên ngồi trốc, chỉ biết một mục đích là vinh thân phì gia. Ông cũng ghét độc những thói xu nịnh, đạo đức giả. Một lần, trong triều có viên quan đại thần mở tiệc mừng con thi đỗ cử nhân. Tiệc đông đủ quan khách, và cả những văn nhân tài tử. Tình cờ trước sân nhà viên quan, có một cây vông trổ hoa. Có người nêu ý là làm thơ vịnh cây vông cho vui. Nêu như vậy là dụng tâm tán tụng chủ nhân. Cây trổ hoa thì khác gì người thi đỗ. Trời đã ban lộc, ban phúc cho quan đại thần. Họ ép Nguyễn Công Trứ làm theo đầu đề ấy. Ông không từ chối mà ứng khẩu ngay:

Biền, nam, khởi tử (*) chẳng vun trồng
Cao lớn làm chi những thứ vông
Tuổi tác càng già, già xốp xáp
Ruột gan không thấy thấy gai chông
Ra tài lương đống không nên mặt
Dựa chốn phiên ly chút đỡ lòng
Đã biết nòi nào thì giống nấy
Khen cho rứa cũng trổ ra bông!


Bài thơ như tát vào mặt chủ nhân. Quan đại thần tím mặt không biết xử trí thế nào. Quan khách ngồi quanh đó cũng sượng sùng. Không khí trở nên nặng nề căng thẳng. Một bạn đồng liêu của Nguyễn Công Trứ là Hà Tông Quyền vội chuyển câu chuyện để hầu cứu vãn tình hình. Ông Quyền bảo với ông Trứ:

- Thơ ngài hay lắm, chúng tôi không dám họa theo nữa. Chỉ có câu đối này, xin được ngài chỉ giáo cho.

Ông Quyền đọc luôn:

Quân tử ố kỳ văn chi... quý ngài.

Nguyên câu là chữ liền trong sách: "Quân tử ố kỳ văn chi trứ", nghĩa là người quân tử không ưa sự lòe loẹt. Ông Quyền vờ kiêng tên, không đọc chữ "trứ", thay bằng chữ quý ngài. Câu đối hóa ra mang một nghĩa khác: người quân tử không thể nào ưa anh Trứ!

Ông Trứ thấy Hà Tông Quyền đỡ đòn cho chủ nhân mà lại chế giễu mình, lập tức quay mũi tấn công. Ông đối lại ngay:

- Thưa tôi xin đối là:

Thánh nhân bất đắc dĩ dụng... quan lớn.

Câu đối cũng chữ liền trong sách. Thánh nhân bất đắc dĩ dụng quyền, nghĩa là bậc thánh nhân bất đắc dĩ mới phải dùng cách quyền biến. Nhưng ông Trứ cũng theo lối đặt câu của đối phương, làm cho lời đối của ông có nghĩa: người trên bất đắc dĩ lắm mới phải dùng đến... thằng Quyền!

Cũng như chủ nhân, ông Quyền tái mặt đi vì lời bốp chát quá đau. Nhưng chẳng có cách gì, chỉ một mực xa xẩn cười trừ rồi... cáo thoái.

--------------------------
* Những giống cây quý

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 11-06-2003   #41
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.968
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:d417b36f93]Vịnh tranh Tố Nữ [/center:d417b36f93]
Phạm Thái còn có tên là Phạm Phượng Sinh, quê ở làng Yên Thường, huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông sinh năm 1777, mất năm 1813, có tài làm thơ nôm và nổi tiếng về thơ tình yêu.

Cha Phạm Thái làm quan dưới triều Lê, sau khởi binh chống lại nhà Tây Sơn, rồi bị hại. Sau khi cha chết, Phạm Thái nối chí cha, mưu chống lại nhà Tây Sơn, nhưng bị truy nã gắt gao, phải trá hình đi tu ở chùa Tiêu Sơn, lấy đạo hiệu Phổ Chiếu thiền sư. Ông có người bạn là Trương Đăng Thụ đang làm quan ở Lạng Sơn cho đón ông Thái lên để cùng lo việc phò Lê. Chẳng may ít lâu sau ông Thụ mất. Ông Thái phải đưa linh cữu bạn về quê ở xã Thanh Nê, huyện ý Yên, Nam Định, rồi lưu lại luôn ở đó. Thân sinh ông Thụ là Kiến Xuyên hầu Trương Đăng Quỹ rất mến Phạm Thái, thường vẫn hay đàm đạo về thời thế và thơ văn với ông Thái.

Một hôm Phạm Thái ngồi uống rượu với Kiến Xuyên hầu, hầu trông vào bức tranh tố nữ bảo ông thử uống cạn mười chén, vịnh thơ một bài. Phạm Thái vâng mệnh, cất bút thảo luôn một thiên Đường luật theo cách "thuận nghịch độc" (đọc xuôi là thơ chữ Hán; đọc ngược lại là thơ nôm diễn đạt ý bài thơ chữ Hán) đưa trình. Thơ như sau:

Bài đọc xuôi:

Thanh xuân tỏa liễu lãnh tiêu phòng,
Cẩm trục đình châm ngại điểm trang.
Thanh rạng độ tiên phì phất lục,
Đạm hy tán cúc thái sơ hoàng.
Tình si dị tố liêm biên nguyệt,
Mộng xúc tằng liêu trường đỉnh sương.
Tranh khúc cưỡng khêu sầu mối bận,
Oanh ca nhặt vĩnh các tiêu hương.


Bài đọc ngược:

Hương tiêu gắc vắng nhặt ca oanh, (1)
Bận mối sầu khêu (2) gượng khúc tranh.
Sương đỉnh trướng gieo từng giục mộng,
Nguyệt bên rèm, tỏ dễ si tình.
Nắng thưa thớt, cúc tan hơi dạm,
Lục phất phơ, sen đọ rạng thanh.
Trang điểm ngại chăm dừng trục gấm, (3)
Phòng tiêu lạnh lẽo khóa xuân xanh. (4)


Hầu xem xong thích lắm, khen là "thanh quan thắng tuyệt" (trong sáng tuyệt vời). Từ đấy hầu có ý muốn gả con gái là Trương Quỳnh Như cho Phạm Thái. Vì cũng biết là hai người đã yêu nhau. Nhưng bà mẹ Quỳnh Như không bằng lòng. Sau Quỳnh Như bị ép gả cho một người khác, nàng liền tự tử. Từ đấy Phạm Thái buồn bã, chán nản, đi lang thang đây đó, uống rượu làm thơ, tự xưng là Chiêu Lỳ.

-----------------------
(1) Nhặt ca oanh: Tiếng chim oanh hót luôn luôn.
(2) Sầu khêu: Nỗi buồn khêu gợi lòng. Gượng khúc tranh: Gượng đánh khúc đàn tranh.
(3) Dừng trục gấm: Dừng việc dệt gấm.
(4) Khóa xuân xanh: Nhốt người con gái trẻ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:54
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06453 seconds with 15 queries