Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-09-2009   #37
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
10 điều thú vị về lễ bốc thăm World Cup

Lịch sử không phải luôn lặp lại. Trong suốt 75 năm tồn tại của lễ bốc thăm chia bảng cho VCK World Cup luôn là sự đổi mới, sự cải tiến với mục đích tìm kiếm một thể thức hoàn hảo nhất. Dưới đây là 10 sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử có tiếng của buổi lễ bốc thăm chia bảng tại VCK World Cup.

1. Lễ bốc thăm muộn nhất

World Cup được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930, như một giải đấu mở tại Uruguay với 13 đội bóng tham dự (các nước được mời tham dự do không có vòng đấu loại). Chỉ có 2 châu lục có các quốc gia tham dự giải trong đó có 6 đội bóng từ Nam Mỹ, 2 từ Bắc Mỹ và 5 đội bóng của châu Âu.

Sự góp mặt của 5 đội bóng châu Âu vào thời điểm đó là một nỗ lực lớn của các nhà tổ chức. 5 đội bóng châu Âu không có được những phương tiện vận chuyển tốt nhất để vượt qua biển Atlantic. Sau hơn 3 tuần lênh đênh trên biển, các đội bóng khách mời từ châu Âu mới tới được Uruguay. FIFA ngay sau đó đã tổ chức lễ bốc thăm chóng vánh trước giải đấu.

2. Những trận đấu loại đầu tiên

Sau thành công vang dội của VCK đầu tiên tại Uruguay, FIFA đã nhận được một số lượng lớn các đội bóng đăng ký tham dự giải tại VCK diễn ra 4 năm sau đó ở Italia. 32 đội bóng được chia làm 16 cặp đấu để chọn ra 16 đội bóng cuối cùng tham dự giải.

3. Khách mời đặc biệt nhất

Tại lễ bốc thăm VCK World Cup 1938 ở Pháp, vị khách mời có vinh dự được bốc những là thăm không phải là một siêu sao bóng đá hay một siêu người mẫu mà là một cậu bé. Đó là Yves Rimet, cháu trai của chủ tịch FIFA lúc bấy giờ là Jules Rimet.

Yves Rimet xứng đáng là khách mời đặc biệt nhất

Sau buổi lễ bống thăm, Yves cho biết, cậu ta rất thích được lắng nghe những câu hỏi từ giới phóng viên cũng như nhận những phần quà từ rất nhiều đoàn đại biểu.

4. Những sự thay đổi

Lễ bốc thăm VCK đầu tiên sau sau chiến tranh Thế giới 2 tại Brazil được "quảng bá" bằng tuyên bố hùng hồn của các đội khách đến từ châu lục già: "Không về nước nếu để thua trong trận đấu mở màn".

Tại VCK năm 1950, 13 đội bóng vượt qua vòng loại đã được chia vào 4 bảng đấu, trong đó có 2 bảng với 4 đội, 1 bảng với 3 đội và 1 bảng chỉ có 2 đội. Các đội bóng giành chiến thắng trong 4 bảng đấu (đứng đầu) sau đó sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn ra đội bóng vô địch. Đó là năm Uruguay lần thứ 2 có vinh dự đứng lên bục cao nhất của bóng đá Thế giới.

5. Hiện đại hóa thể thức thi đấu

Tại VCK năm 1958 được tổ chức ở Thụy Điển, một thể thức mới đã được áp dụng và tiếp tục được giữ lại cho 3 VCK diễn ra sau đó. Đáng chú ý trong thể thức này là việc có 4 bảng đấu với cố định 4 đội trong mỗi bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt. Hai đội bóng xếp đầu trong mỗi bảng sẽ được tham dự vào vòng tứ kết.

6. Lần đầu tiên lên truyền hình

Tại VCK World Cup 1966 được tổ chức trên quê hương của môn bóng đá, buổi lễ bốc thăm tại khách sạn Royal Garden Hotel ở Londonđã được nước chủ nhà Anh ghi và phát hình lại. Chính điều này đã một phần góp vào sự thành công của VCK năm đó, giải đấu mà lần đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này ĐT Anh giành chức vô địch.

7. Kết quả gây sốc nhất

Lễ bốc thăm VCK năm 1974 tại Đức chứng kiến một kết quả bốc thăm hết sức thú vị. Nước chủ nhà Tây Đức với một sự "vô tư" quá mức đã để đội bóng Tây Đức (là 1/4 đội "hạt giống", cùng Brazil, Italia và Uruguay) nằm cùng bảng với "người anh em" CHDC Đức (Đông Đức).

Mặc cho những sự xung đột về chính trị, trận đấu vẫn được tổ chức tại Hamburg và phần thắng 1-0 đã nghiêng về Tây Đức. Nước chủ nhà VCK 1974 sau đó đã vô địch giải đấu này với chiến thắng 2-1 đáng nhớ trước "láng giềng" Hà Lan trong trận chung kết.

8. Buổi lễ đáng nhớ nhất

Buổi lễ bốc thăm VCK năm 1982 tại Tây Ban Nha có thể xem là đáng nhớ nhất với sự cố hi hữu do những chiếc máy bốc thăm gây ra (sáng kiến của nước chủ nhà Tây Ban Nha nhằm đảm bảo tính khách quan). Những chiếc máy với nhiệm vụ mang lại "công bằng" cho các nước tham dự buổi lễ đã vô tình "quên" mất các nước thuộc khu vực Nam Mỹ. FIFA sau đó đã ngay lập tức hủy bỏ kết quả và phải tổ chức bốc thăm lại với sự tham gia của con người.

9. "Show" diễn của các "sao"


Hàng loạt "ngôi sao" đã nhận lời mời của nước chủ nhà Italia tham dự lễ bốc thăm tại VCK năm 1990, tạo nên một buổi lễ khó quên. Trong "dải ngân hà" tới dự lễ, có tên ca sĩ opera Luciano Pavarotti, ngôi sao điện ảnh Sophia Loren và các ngôi sao bóng đá như Pele, Karl-Heinz Rummenigge hay Bobby Moore.

10. Hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỉ

Lễ bốc thăm chia bảng VCK năm 1998 tại Pháp được nhớ đến với khá nhiều điểm nổi bật: Lần đầu tiên trong lịch sử FIFA, buổi lễ bốc thăm được tổ chức trên một SVĐ bóng đá. Đó là môt ngày mùa đông với gió lạnh trên sân Stade Velodrome ở Marseille nhưng cũng đã có tới 38.000 khán giả đến sân theo giõi, cùng với đó là khoảng một tỉ người trên khắp Thế giới theo dõi qua vô tuyến.

Đó cũng là lần cuối Joseph S. Blatter tham dự buổi lễ với tư cách là Tổng thư ký của FIFA bởi sau đó chỉ 1 tháng, ông đã lên chức chủ tịch. VCK World Cup năm 1998 cũng là VCK đầu tiên mà số đội tham dự được nâng lên thành 32.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-09-2009   #38
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
20 điều thú vị về Alex Ferguson

"Alex Ferguson là ai?" - Ắt hẳn một chú bé cũng có thể trả lời câu hỏi đó, song chắc chắn có những điều thú vị về HLV tài ba này mà bạn chưa thể biết hết. Hãy cùng Dân trí khám phá 20 thông tin đó về ông...

Thời "quần đùi, áo số" ...

1. Vị trí sở trường: tiền đạo.

2. Trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên: Queen's Park - Stranraer (tháng 2/1957). Ferguson ghi bàn giúp Queen's Park thắng 2-1 khi mới bước sang tuổi 16.

3. Điều thất vọng nhất: dù ghi 15 bàn trong 31 trận cho Queen's Park song Ferguson vẫn không có được vị trí thường xuyên. Ngay cả khi chuyển sang St Johnstone (1960) rồi Dunfermline (1964), tình hình vẫn diễn ra tương tự.

4. Màn trình diễn bất ngờ nhất: Đầu năm 1964, thất bại trong việc ký hợp đồng với một tiền đạo, BHL St Johnstone quyết định tung Ferguson vào sân trong trận gặp đối thủ mạnh Rangers, và thật bất ngờ, anh chàng này ghi được ... hat-trick!

5. Điều đáng tự hào nhất: mùa hè năm 1967, Alex Ferguson nêu kỷ lục về phí chuyển nhượng của một cầu thủ giữa hai CLB Scotland khi chuyển từ Dunfermline tới Rangers với mức giá ... 65.000 bảng Anh!

6. Lý do ... "lãng xẹt" nhất: tháng 11/1969, Ferguson lọt vào "mắt xanh" của đại gia Nottingham Forest (Anh) song buộc phải từ chối vì vợ anh ... không thích.

7. Điều đáng tiếc nhất: dù đã nhiều lần lọt vào chung kết song Alex Ferguson chưa từng giành được danh hiệu nào trên cương vị cầu thủ!


Những ngày đầu huấn luyện ...

8. Đồng lương "còm cõi" nhất: 40 bảng/tuần- đó là mức lương đầu tiên mà Alex Ferguson nhận được vào tháng 6/1974 khi bắt đầu sự nghiệp HLV tại CLB East Stirlingshire- đội bóng thậm chí còn chẳng có thủ môn chính thức!

9. Lần duy nhất bị ... đuổi việc: trong sự nghiệp huấn luyện của mình cho tới thời điểm này, Fergie mới duy nhất một lần bị cách chức, đó là tại CLB St Mirren năm 1978. Đồn rằng nguyên nhân xuất phát từ việc BLĐ đội bóng này biết được vụ "đi đêm" của ông với CLB Aberdeen.

10. Thành công lớn nhất: giành Cúp C2 châu Âu sau khi đánh bại Real Madrid 2-1 vào ngày 11/5/1983, đưa Aberdeen trở thành CLB thứ ba của Scotland giành được thành công ngoài biên giới.

11. Nhiệm vụ bất ngờ nhất: việc HLV đương nhiệm của ĐT Scotland- Jock Stein mất ngay trước Mondial '86 khiến cơ hội bất ngờ được trao vào tay Alex Ferguson. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị quá ngắn không thể giúp ông gặt hái thành công.

12. Bước ngoặt quan trọng nhất: từ chối Barcelona, Arsenal, Rangers và Tottenham, để chuyển tới MU ngay sau khi Ron Atkinson bị cách chức vào tháng 11/1986.


20 năm tại Old Trafford...

13. Trận đấu đầu tiên: ... thua Oxford 0-2.

14. Thời điểm khó khăn nhất: tháng 1/1990, MU tụt xuống cuối bảng xếp hạng khiến CĐV vô cùng tức giận, đòi "đuổi cổ" Ferguson ra khỏi Old Trafford. Song rất may là BLĐ Quỷ đỏ đủ tỉnh táo và kiên nhẫn để chờ đợi ông lèo lái con thuyền vượt qua sóng gió.

15. Bản hợp đồng đáng giá nhất: Eric Cantona từ Leeds United với mức giá 1,4 triệu bảng Anh năm 1992. Ngôi sao người Pháp này sau đó trở thành cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử Manchester United.

16. Bản hợp đồng sai lầm nhất: Juan Sebastian Veron- 28,1 triệu bảng từ CLB Lazio (2003). Tiền vệ nổi tiếng người Argentina đã không thể hiện được bất kỳ điều gì tại Old Trafford trước khi chuyển sang Chelsea rồi buộc phải "khăn gói" về Serie A.

17. Thói quen không thể bỏ: nhai kẹo cao su.

18. Hành động thiếu kiềm chế nhất: đá văng chiếc giày về phía Beckham, khiến tiền vệ tài năng này bị xước ở phần trên mắt, đồng thời thổi bùng dư luận cho rằng.ông và "số 7" mâu thuẫn đến mức không thể giải quyết.

19. Khoảnh khắc tuyệt vời nhất: phút 92 trận Chung kết Champions League mùa bóng 1998-99 tại Nou Camp, khi tỷ số đang là 1-1, Solskjaer dứt điểm cực nhanh ngay sau pha phạt góc của Beckham, mang về chức VĐ châu Âu lần thứ hai đồng thời hoàn tất cú "ăn ba" lịch sử của Quỷ đỏ MU.

20. Đối thủ khó chịu nhất: Trong suốt hơn một thập kỷ thống trị, Arsene Wenger và Arsenal luôn là rào cản rất lớn của thầy trò Fergie. Họ liên tục phải đua "song mã" trước khi bị Chelsea "phá bĩnh" kể từ năm 2003, sau khi Abramovich chính thức sở hữu đội bóng này.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-09-2009   #39
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Thảm kịch Turin & huyền thoại về một đội bóng vĩ đại

Turin luôn gắn với cái tên Juventus, đội giữ kỷ lục 28 lần vô địch Italia. Nhưng hiếm ai biết, Juve đã có thời phải núp bóng sau lưng AC Turin, một đội bóng khác cùng thành phố. Tiếc rằng một tai nạn thảm khốc đã chôn vùi Il Grande Torino vào dĩ vãng.

Bầu trời Turin ngày 4/5/1949 bị sương mù dày đặc bao phủ. Vào lúc 18h30, một chiếc Fiat mang số hiệu G-212 đang chuẩn bị hạ cánh xuống đường băng. Chuyến bay ấy mang trên mình toàn bộ thành viên của CLB AC Turin, vừa trở về từ Lisbon sau khi giao đấu với Benfica. Các cầu thủ Italia coi chuyến thi đấu ấy như một tour du lịch, bởi họ đã chắc chắn có được Scudetto trước 5 vòng đấu, và là danh hiệu vô địch Serie A thứ 5 liên tiếp. Có lẽ do thời tiết xấu, viên phi công đã điều khiển mũi chiếc máy bay chúi xuống đường băng hơn thường lệ, và thế là điều bất hạnh nhất xảy ra. Chiếc Fiat G-212 nổ tung, một cột lửa phun lên tới 50 mét trên không trung giữa tiết trời ảm đạm miền bắc Italia. Il Grande Torino – đội bóng huyền thoại thành Turin, gồm 18 cầu thủ đã không sống sót một ai.

Sự kiện thảm khốc này làm chấn động cả châu Au. Italia chìm ngập trong tang tóc. Hai ngày sau, phó chủ tịch AC Turin Ottorino Barassi, người may mắn thoát chết vì không đi cùng đội bóng, đã nức nở ôm chiếc Cúp VĐ giơ cao lên trời ngay tại địa điểm tai nạn. Bằng hành động tượng trưng đó, Barassi muốn các cầu thủ của ông, dù đã ở bên kia thế giới, được chiêm ngưỡng thành quả của họ sau một mùa bóng cực kỳ ấn tượng.

Hàng vạn người dân Turin lần lượt đến đó để tiễn đưa đội bóng xuất sắc nhất thập niên 40 của Italia, châu Au, và có lẽ cả thế giới. Thời ấy, Juve không phải đối thủ đồng hạng với AC Turin trong các trận derby. Trái tim của Turin không mang sắc màu Đen – Trắng, mà là Granata, màu Mận chín theo tiếng Italia.

Lịch sử từng ghi nhận 2 thành tích vô tiền khoáng hậu của AC Turin ở thập niên 40. Trong suốt 6 năm, họ bất bại trên sân nhà Filadelfia. Mùa giải 1947/48, AC Turin đăng quang với khoảng cách 17 điểm so với đội á quân AC Milan. Đội tuyển Italia sau Thế chiến thứ 2 thực chất là các cầu thủ Turin khoác áo Squadra Azzura. Sự xuống dốc của ĐT Italia sau vụ tai nạn trên bởi vậy cũng dễ hiểu. “Không có thảm kịch Turin, bảng thành tích World Cup của Urugoay và Đức đã thiếu thêm 1 chức vô địch”, Oreste Comoglio , CĐV 89 tuổi của AC Turin quả quyết.

Comoglio, từ năm 22 tuổi, đã tận mắt chứng kiến lịch sử phát triển của AC Turin, bắt đầu từ lúc Ferruccio Novo được bầu làm chủ tịch CLB năm 1938. Vốn là ông chủ một hãng sản xuất giầy da, Novo hoạch định một chiến lược 4 năm để đưa AC Turin lên tầm cao mới. Bằng con mắt tinh đời, ông đã mời được Romeo Menti và Guglielmo Gabetto về sân Filadelfia mùa hè 1941. 2 cầu thủ này là những viên đá đầu tiên làm nền tảng cho một tập thể huyền thoại ra đời.

Tuy nhiên, với những CĐV tôn thờ màu áo Mận chín, thứ hạng ở Serie A đôi khi không quan trọng bằng những cuộc so kè truyền thống với đối thủ không đội trời chung Juventus. Và ở ngay chính mùa bóng khởi sắc đầu tiên dưới triều đại Novo, AC Turin vẫn là kẻ bại trận dưới tay kình địch trong trận derby. Lý do ấy càng thôi thúc Novo cải tổ triệt để. Và một trong những ý tưởng then chốt nhất là thay đổi chiến thuật. Nhiệm vụ ấy được giao cho HLV Ernest Egri Erbstein.

Bắt đầu từ năm 1942, Erbstein áp dụng cho các cầu thủ AC Turin chơi theo đấu pháp WM nổi tiếng của người Anh. WM khi ấy hoàn toàn xa lạ ở Italia, với 2 trung vệ chơi sau 3 cầu thủ càn quét phía trước giống chữ W. Chữ M còn lại chỉ tập trung vào tấn công, có thể hiểu nôm na là 3 tiền vệ và 2 trung phong cắm.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (28-09-2009)
Cũ 21-12-2009   #40
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
CLB lâu đời nhất

Bạn đã nghe tới cái tên Sheffield FC bao giờ chưa? CLB nhỏ bé của nước Anh đã tồn tại hơn 150 tính đến nay.

Manchester United có thể là đội bóng giàu nhất thế giới. Real Madrid có thể là CLB xuất sắc nhất thế kỷ 20. AC Milan có thể "nam chinh, bắc chiến" với một phòng truyền thống đầy ắp các danh hiệu.

Thế nhưng, chẳng ai trong số các đại gia này cũng như bất kỳ một đội bóng nào khác trên thế giới có thể so sánh với đội bóng vô danh Sheffield FC nếu phải "đếm ngày, tính tháng".

Tối nay, 24/10/2007, Chủ tịch FIFA Sepp Blatter, huyền thoại Bobby Charlton và Chủ tịch Real Madrid Ramon Calderon đã nằm trong số những thượng khách của một buổi gala kỷ niệm hoành tráng tại Sheffield FC, đội bóng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử bóng đá hiện đại.


Vẻ chân chất và thô mộc của các cầu thủ Sheffield FC trong
những ngày đầu thành lập vào năm 1857


Nhưng đó không phải là hoạt động duy nhất mang tính tôn vinh "bậc trưởng lão" của làng túc cầu. Vào ngày 08/11/2007, "Vua bóng đá" Pele đã là vị khách danh dự của trận đấu giao hữu giữa Sheffield FC và Inter Milan trên sân Bramall Lane (sân nhà của Sheffield United - đội bóng mới chia tay giải Ngoại hạng trong mùa giải vừa qua).

Chỉ cần nhìn vào sự ưu ái của mà Sheffield FC nhận được trong lễ sinh nhật cũng có thể thấy được vai trò lịch sử của họ lớn lao đến thế nào.

Trên thực tế, các hoạt động bóng đá sơ khai đã có từ cách đây nhiều thế kỷ và những trận đấu bóng ngày đó thường không tuân theo bất kỳ một luật lệ nào cả. Khi đó, các trận đấu được tổ chức giữa những thành phố láng giềng và có thể có sự tham gia của... hàng trăm người trong nhiều giờ liền với lối chơi phần nhiều mang đậm tính... võ thuật.

Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu William Prest - một thương nhân trong ngành kinh doanh rượu - và luật sư Nathaniel Creswick quyết định chung tay tạo nên một đội bóng đá thật sự để thay thế cho tình trạng các trận đấu bóng không khác nào những cuộc đối đầu của môn cricket.

Và thế là Sheffield FC đã ra đời vào ngày 24/20/1857. Không chỉ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của cricket, bóng đá cũng dần thoát khỏi cái bóng của môn rugby - vốn được các trường học công ở Anh bảo vệ một cách ích kỷ.


Không có tên tuổi nào nổi bật nhưng những con người này đã
góp phần tạo nên một dấu mốc quan trọng trong lịch sử bóng đá hiện đại


Chính diễn biến này đã giúp cho "các bậc tiền bối" Prest và Creswick có thể đàng hoàng tạo ra một bộ luật mang tên Sheffield và cho đến nay nó vẫn được đánh giá là nền tảng của các điều luật bóng đá hiện đại.

Tuy nhiên, bộ luật Sheffield cũng có những điểm mà người thời nay thật khó có thể chấp nhận: không có tình huống việt vị, các cầu thủ có thể mặc sức xô đẩy lẫn nhau và phần thưởng cho một cầu thủ sau khi vồ được trái bóng là... một quả đá phạt.

Trong những năm tiếp theo, ngày càng nhiều đội bóng đá được thành lập và xu hướng ngày một phổ biến của môn túc cầu đã dẫn tới việc thành lập Liên đoàn bóng đá Anh (FA) vào năm 1863. Tất nhiên, Sheffield FC chính là một trong những thành viên sáng lập nổi bật nhất của cơ quan điều hành bóng đá hàng đầu xứ sở sương mù.

Nhưng tầm ảnh hưởng của đội bóng mang biệt danh The Ancients dần nhạt nhòa cùng với sự phát triển của kỷ nguyên bóng đá chuyên nghiệp. Sheffield FC cũng không còn là CLB duy nhất của thành phố Sheffield nữa.

Những người em "sinh sau, đẻ muộn" như Sheffield United và Sheffield Wednesday dần lấn át "ông anh" về mọi mặt trong đời sống bóng đá. Thậm chí, Sheffield United còn tiếp quản luôn sân cricket Bramall Lane của Sheffield FC và lưu lại đây cho tới ngày nay.

Vì thế, Sheffield FC là một kẻ không nơi dung thân trong suốt hơn 100 năm thiếu thốn ánh hào quang thành công.

Năm 2001, cuối cùng thì The Ancients cũng mua được một sân bóng để làm sân nhà sau quãng thời gian lang bạt hơn 1 thế kỷ. Ngay trong năm đầu tiên sử dụng sân vận động chuyên dùng để... đua ngựa (nay có tên là Bright Finance), Sheffield FC đã giành được Cúp FA dành cho những đội bóng nghiệp dư.

Hiện tại, CLB này được điều hành bởi chủ tịch Richard Tims (45 tuổi) và thi đấu tại hạng nhất của vùng Tây Nam nước Anh. Mỗi trận đấu của "bậc cao niên" này chỉ thu hút được trên dưới 300 khán giả tới xem.


Người sáng lập Nathaniel Creswick và chủ tịch đương nhiệm
Richard Tims đều có thể tự hào vì đội bóng Sheffield FC của họ là số một thế
giới về khía cạnh "tuổi tác"


Dù hoàn toàn vô danh trên bản đồ bóng đá thế giới nhưng vai trò lịch sử của Sheffield FC không bị lãng quên. Năm 2004, đội bóng này cùng với người khổng lồ Real Madrid trở thành hai CLB duy nhất trên thế giới được FIFA trao tặng Huân chương Công trạng cho những đóng góp lớn lao đối với lịch sử bóng đá hiện đại.

Thật ra, đối với các cầu thủ và CĐV của Sheffield FC, việc được ghi nhận hay không chẳng quá quan trọng. Thế giới bóng đá của họ không phải là những trận cầu đỉnh cao với sự theo dõi của hàng tỷ người, không phải là những danh hiệu có thể mang lại bạc triệu hay những lời ca ngợi ngập tràn trên các mặt báo.

Đơn giản, với những người có ý thức về sự tồn tại của The Ancients, niềm vui và hạnh phúc có thể chỉ gói gọn trong một quán rượu nhỏ bên cạnh sân bóng (cũng rất nhỏ) của họ sau mỗi trận đấu của hạng nghiệp dư.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 21-12-2009   #41
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Penalty

Bóng đá đã ra đời từ rất lâu. 2 đội bóng ra sân với 11 người. Đá 90' trên cái sân dài 90m rộng 45m.

Trong những trận đấu "sống còn" mà ta hay gọi là "play off" khi số phận không thể định đoạt trong 2 hiệp chính và cả 30' hiệp phụ. Chúng ta có pha "đấu súng" bằng penalty.

Trước thập kỉ 70 của thế kỉ trước khi 2 đội "bất phân thắng bại" trọng tài sẽ sử dụng 1 đồng xu để định đoạt số phận trận đấu. Dường như điều này quá phi lý khi yếu tố quyết định trận đấu lại là may rủi.

Năm 1970, một trọng tài người Đức đã phát minh ra đá phạt luân lưu 11m. ông tên là Karl Ward. Ý tưởng này đã trở thành 1 trong những luật lệ quan trọng nhất của lịch sử bóng đá thế giới và nó đã được giữ nguyên tới ngày nay.

CẢM XÚC VÀ KHOẢNH KHẮC PENALTY

Kết thúc 90' và 30 ' hiệp phụ ,trận đấu phải giải quyết bằng loạt đá luân lưu 11m. Sẽ có 10' để HLV đăng kí danh sách những cầu thủ và thủ môn cho thời khắc quyết định này.

Bạn là người đá quả penalty đầu tiên:



Đá penalty thật khó. Đứng trước khung gỗ là người gác đền của đối thủ. Cả sân vận động nín thở chờ bạn sút. Một áp lực tinh thần cực lớn trong đầu bạn. Đặt bóng vào chấm 11m và ....sút.



....bóng vào lưới. cả SVD như vỡ òa cùng hàng ngàn tiếng vỗ tay reo hò. Chính bạn cũng cảm thấy nhẹ nhõm:



Bạn không đủ bản lĩnh để đưa bóng vào lưới hay bị thủ môn bắt bài:



Một sự im lặng đáng sợ của fan đội mình và tiếng reo hò trong sung sướng của đội bạn. Thất vọng



Tiếc nuối . . .



Đặc biệt khi quả pen mà bạn thực hiện có thể quyết định số phận trận đấu.
Áp lưc càng đè nặng lên đôi vai của mình. Hàng ngàn cặp mắt đổ dồn về bạn và . . . sút. Alê mình đã ghi bàn. Một cảm giác sung sướng không thể tả



Không chỉ là niềm vui của chính bạn mà còn cả đồng đội



Penalty chính là thời khắc thể hiên bản lĩnh của 1 cầu thủ trên sân.
Đội tuyển ANH là đội đá luân lưu dở nhất .

Dẫu sao cũng cảm ơn ông karl ward đã sinh ra ý tưởng này. Món ăn bóng đá sẽ trở nên nhạt miệng nếu ko có penalty.



Luân lưu 11m được áp dụng vào WC 1970 khi ĐỨC là đội vô địch.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-12-2009   #42
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 

Ian Rush - Kenny Dalglish (Liverpool)

Trong mùa giải 1982-83, Rush-Dalglish ghi tới 42 bàn thắng cho "lữ đoàn đỏ". Nếu tính trong cả 9 mùa chơi cùng nhau tại Anfield, bộ đôi người xứ Wales-Scotland đóng góp tới 334 bàn thắng! (hiệu suất 0,5 bàn/trận)


Kevin Keegan - John Toshack (Liverpool)

Trước Ian Rush - Kenny Dalglish, Liverpool cũng sở hữu một bộ đôi hoàn hảo khác. Keegan và Toshack là "động cơ" giúp "Quỷ đỏ" danh lừng châu Âu trong thập niên 1970.


Alan Shearer - Chris Sutton (Blackburn Rovers)

Được biết tới với cái tên "Song sát SAS", Shearer và Sutton đóng góp 49 bàn thắng trong mùa giải thần thánh 1995 của Blackburn Rovers, đội duy nhất ngoài "Big Four" vô địch Premier League!


Franco Baresi - Alessandro Costacurta (AC Milan)

Bộ đôi trung vệ Baresi và Costacurta là thành viên của hàng tứ vệ (hợp cùng Paolo Maldini và Mauro Tassotti) xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. AC Milan đầu thập niên 1990 là bất khả chiến bại!


Andy Cole - Dwight Yorke (Man United)

Nhắc tới thời hoàng kim của Man United (cuối thập niên 1990), không thể nhắc tới bộ đôi ăn ý nhất trong lịch sử CLB này là Cole - York. Cả hai đóng góp 140 bàn thắng cho Man United trong thời gian chơi bóng tại Old Trafford.


Ferenc Puskas - Alfredo di Stefano (Real Madrid)

Điều gì xảy ra khi kết hợp hai tiền đạo xuất chúng nhất thập niên 1950 (và thậm chí là mọi thời đại!)? Đó chính là sự ra đời của cỗ đại pháo hai nòng mà nhờ nó, Real Madrid thống trị tuyệt đối làng túc cầu châu Âu với 5 chiếc cúp C1 liên tiếp, góp phần lớn đưa đội bóng này trở thành CLB xuất sắc nhất thế kỷ 20. Trận đấu đáng nhớ nhất của hai huyền thoại Puskas (157 bàn/8 mùa) và Di Stefano (216 bàn/11 mùa) chính là chung kết cúp C1 1960 với Eintract Frankfurt (trước sự chứng kiến của 135.000 khán giả ở Hamden Park): Cả hai đóng góp cả 7 bàn thắng trong chiến thắng 7-3 của Real!


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-12-2009   #43
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Hoàng đế Franz Beckenbauer, cuộc đời, và World Cup

Không có ai có cuộc đời gắn bó mật thiết với World Cup như Beckenbauer. Ông đã từng vô địch World Cup trên cả cương vị cầu thủ và huấn luyện viên, rồi làm Chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006, và ngay cả đám cưới của ông cũng được tổ chức giữa một vòng chung kết World Cup. Hãy cùng thử nhìn lại cuộc đời của huyền thoại bóng đá này …

Khởi đầu sự nghiệp



Franz Beckenbauer sinh ngày 11 tháng 9 năm 1945 tại Munich trong hòan cảnh nước Đức bị tàn phá sau Chiến Thế giới lần thứ 2. Năm 14 tuổi ông tham gia vào đội tuyển trẻ của Bayer Munich và 3 năm sau ông đã bỏ công việc làm nhân viên bán bảo hiểm tập sự để trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp. Lúc đó Bayern Munich chỉ là một câu lạc bộ kém cỏi ở Tây Đức và chưa từng bao giờ dành được một vị trí ca o nào ở Bundesliga kể từ khi nó thành lập năm 1963. Nhưng ngay khi Beckenbauer xuất hiện lần đầu tiên trong vai trò tiền vệ cánh trái thì nó đã chuyển mình và trở thành một trong những câu lạc bộ mạnh ở Bundesliga lúc bấy giờ. Ngay sau đó ông được chuyển vào đá tiền vệ giữa và được gọi vào đội tuyển Tây Đức. Trận đấu đầu tiên của ông trong màu áo đội tuyển quốc gia, Tây Đức phải gặp đội tuyển Thụy Điển trên sân khách trong trận đấu quyết định giành quyền vào vòng chung kết World Cup 1966. Đó là một trận đấu đầy áp lực cho ngay cả các cầu thủ đầy kinh nghiệm. Thế nhưng Beckenbauer cầu thủ mới 20 tuổi, ít kinh nghiệm thi đấu quốc tế đã thể hiện một bản lĩnh tuyệt vời và đã giúp đội tuyển Tây Đức dành chiến thắng 2-1 và lọt vào vòng chung kết World Cup 1966. Trận đấu này đã khiến khán giả phải biết đến tên ông và cho thấy phần nào phẩm chất của một nhà lãnh đạo trong ông.

World Cup đầu tiên

Beckenbauer không bao giờ có thể ngờ được rằng World Cup 1966 sẽ là bắt nguồn cho sự kình địch kéo dài đến tận ngày giữa đội tuyển Tây Đức và đội tuyển Anh nay khiến cho những trận đấu giữa 2 quốc gia này bao giờ cũng hấp dẫn và thu hút sự quan tâm giới hâm mộ.

Trận đấu đầu tiên, đội tuyển Đức gặp đội tuyển Thụy Sĩ, Beckenbauer đã nhanh chóng chứng tỏ được tài năng của mình khi đóng góp 2 bàn thắng vào chiến thắng 5-0 của đội tuyển Tây Đức. Sau đó Tây Đức hòa Achentina 0-0 và thắng Tây Ban Nha 2-1 để lọt vào vòng tứ kết.

Ở trận tứ kết gặp Uruguay, đội tuyển Tây Đức chỉ với 9 cầu thủ đã đè bẹp Uruguay 4-0 trong đó có một bàn thắng của Beckenbauer.

Sau đó tại trận bán kết, Beckenbauer lại một lần nữa đưa đội tuyển Tây Đức tiến vào sâu hơn nhờ cú sút từ xa bằng chân trái đánh bại thủ môn huyền thoại của Liên Xô Lev Yashin.

Ở trận chung kết, Beckenbauer được giao nhiệm vụ đeo bám chặt cầu thủ xuất sắc nhất của đội tuyển Anh lúc bấy giờ là Bobby Charlton khiến cầu thủ này chẳng thể làm được gì. Tuy vậy cú hat-trick xuất sắc của Geoff Hurst đã giúp đội tuyển Anh chiến thắng trong một trận chung kết đầy tranh cãi. Đó cũng là khởi nguồn cho những sự kình địch giữa hai đội tuyển Anh – Đức sau này.

Các thành công kế tiếp



Trở về Bayern Munich sau World Cup 1966, Beckenbauer đã giúp câu lạc bộ này giành Cup quốc gia Tây Đức 2 năm liên tiếp 1966 và 1967 sau đó là dành chiếc cup Châu Âu đầu tiên là chức vô đich C2 (Cup Winners’ Cup) sau khi thắng Glasgow Ranger tại trận chung kết.

Lúc này đã là đội trưởng của Bayern, Beckenbauer cùng với thủ môn Seep Maier và tiền đạo Gerd Muller đã thành nỗi khiếp sợ cho bất kỳ đối thủ nào và bộ ba này được gọi với biệt danh là “Der Bomber”. Và Tây Đức bắt đầu cuộc chinh phục Châu Âu và thế giới của mình. Năm 1968, Beckenbauer đã ghi bàn giúp đội tuyển Tây Đức thắng đội tuyển Anh lần đầu tiên. Cuối những năm 60, Beckenbauer với sự chỉ dẫn của huấn luyện viên người Ý Giancinto Facchetti , đã tập đá ở vị trí hậu vệ cánh trái kết hợp với sự di chuyển vào giữa để ngăn chặn sự tấn công chính diện của đối phương. Chính nhờ vào những thử nghiệm này, Beckenbauer đã hình thành trong đầu khái niệm cơ bản về một vị trí mới, vị trí libero.

World Cup 1970, tuy Tây Đức không dành chức vô địch nhưng họ đã loại được kẻ kình địch kiêm nhà đương kim vô địch, đội tuyển Anh, tại trận tứ kết. Ở trận này, đội tuyển Tây Đức đã bị dẫn trước 2-0, nhưng bàn thắng của Beckenbauer ở phút 68 đã giúp các cầu thủ Tây Đức lấy lại tinh thần và thắng ngược lại 3-2. Thế nhưng Tây Đức lại bị Italia loại ở bán kết sau khi thua 4-3 và sau đó thắng Uruguay 1-0 để dành giải ba.

Năm 1971, Beckenbauer trở thành đội trưởng của đội tuyển Đức. Một năm sau đó, tại EURO 72, Tây Đức đã dành chức vô địch sau khi đánh bại Liên Xô 3-0 tại trận chung kết và năm đó Beckenbauer được bầu làm “ Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu”.

Chức vô địch World Cup đầu tiên



World Cup 1974 được tổ chức tại Tây Đức, đội trưởng Beckenbauer, lúc này đã rất nổi tiếng ở vị trí libero, tràn trề hy vọng đưa đội Tây Đức dành chức vô địch ngay trên sân nhà. Ngay cả thất bại 1-0 ở vòng bảng trước người anh em Đông Đức cũng không thể cản nổi bước họ. Dù vậy, Tây Đức cũng gặp phải một trở ngại đáng gờm đó là “cơn lốc màu da cam” Hà Lan với lối đá tổng lực và đội trưởng xuất sắc Johan Cruyff. Trân chung kết World Cup 1974 là cuộc đối đầu của 2 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới lúc đó là Beckenbauer và Cruyff. Thế nhưng bắt đầu trận đấu lại cho thấy người Đức không thể cản nổi Cruyff và anh đã kiếm cho Hà Lan một quả penalty vào phút thứ 2 và Neeskens đã thực hiện thành công qủa penalty này. 23 phút sau, Tây Đức cũng gỡ hòa bằng một quả penalty của Breitner. Đến phút 43, Gerd Muller đã ghi bàn thắng quyết định giúp Tây Đức giành chiếc Cup vô địch World Cup 1974.

Kết thúc sự ngiệp cầu thủ

Năm 1976, Beckenbauer lại được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu lần thứ 2 nhờ vào cú hat-trick trong trận chung kết EURO 76 với Tiệp Khắc. Tuy vậy Tây Đức vẫn bị thua sau loạt đá luân lưu.

Năm 1977, Beckenbauer từ giã sự nghiệp thi đấu quốc tế sau 103 trận chơi cho đội tuyển Tây Đức. Cũng trong năm đó, ông ký hợp đồng trị giá 2,5 triệu dollar để sang chơi cho Câu lạc bộ New York Cosmos của Mỹ và giành 3 chức vô địch Soccer Bowl ở đó. Năm 1980, ông trở về Đức chơi cho câu lạc bộ Hamburg SV. Đến năm 1983, ông lại quay lại chơi cho New York Cosmos và kết thúc sự nghiệp cầu thủ tại đó vào năm 1984.

Sự nghiệp huấn luyện viên



Cũng trong năm 1984, Beckenbauer được chỉ định làm Huấn luyện viên đội Tây Đức. Và cho dù chưa có kinh nghiệm Huấn luyện viên, ông đã đưa đội tuyển Tây Đức lọt vào trận chung kết World Cup 1986 và chỉ chịu để thua 3-2 trước Achentina của thần đồng Maradona.

World Cup 1990, dưới sự dẫn dắt của Beckenbauer Tây Đức đã trở thành một sức mạnh không gì cản nổi. Thắng tất cả các trận và chỉ hòa duy nhất 1-1 trước đội tuyển Anh ở vòng bảng, Tây Đức tràn đầy tự tin bước vào trận chung kết với đối thủ cũ Achentina. Và bàn thắng Brehme vào phút 85 đã giúp Tây Đức dành chức vô địch và ghi tên của Beckenbauer vào lịch sử World Cup với 2 lần dành Cup trên 2 cương vị khác nhau.

Cũng năm 1990, Beckenbauer làm Huấn luyện viên cho câu lạc bộ Olympique Marseille, nhưng không thành công nên chỉ một năm sau ông phải từ chức.

Năm 1994, Beckenbauer trở về làm Huấn luyện viên cho câu lạc bộ Bayern Munich và đưa câu lạc bộ này dành chức vô địch Bundesliga. Sau đó ông được chỉ định là chủ tịch Câu lạc bộ và kết thúc sự nghiệp làm Huấn luyện viên vào năm 1996.

Và các cương vị mới



Năm 2000, Beckenbauer làm chủ tịch Ủy ban xin đăng cai tổ chức World Cup 2006 của Đức. Và ông đã thành công trong cuộc đua đầy cam go này. Như vậy sau 22 năm World Cup lại được tổ chức trên nước Đức. Beckenbauer ngay sau đó cũng được bầu làm chủ tịch Ủy ban tổ chức World Cup 2006. Những công việc, những trách nhiệm mới nhưng với bản lĩnh của một nhà lãnh đạo Beckenbauer đều hòan thành một cách xuất sắc và sự thành công của World Cup 2006 vừa rồi là một ví dụ. Những ngày này, người ta đang nói nhiều đến việc Frank Beckenbauer thay thế ông Sepp Blatter làm chủ tịch FIFA, và nếu là như vậy thì Beckenbauer sẽ có nhiều cơ hội hơn để cống hiến cho sự nghiệp phát triển bóng đá thế giới.

Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp của Franz Beckenbauer gắn chặt với World Cup. Ông đã trở thành một huyền thoại không chỉ riêng đối với những cổ động viên của đội tuyển Đức và Câu lạc bộ Bayern Munich mà còn đối với tất cả những người hâm mộ bóng đá. Những đóng góp của ông cho bóng đá nói chung và World Cup nói riêng là không thể kể xiết. Chính ông và lối đá libero nổi tiếng của ông đã góp phần giúp bóng đá và World Cup trở nên hấp dẫn và đa dạng.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-12-2009   #44
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Cuộc đời huyền thoại Michel Platini

"Khi còn nhỏ, cha tôi đã nói rằng trái bóng luôn di chuyển nhanh hơn tôi chạy. Và tôi đã lắng nghe. Thay vì phải chạy, tôi buộc trái bóng làm theo ý muốn của mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là một vận động viên".


Kỳ 1: Từ đường phố đến 3 Quả bóng vàng


TTO - "Tôi đã có một sự nghiệp tuyệt vời, được thi đấu cho Nancy, St.Etienne, Juventus và dĩ nhiên là tuyển Pháp. Điều đó thậm chí còn tuyệt vời hơn khi tôi xuất thân từ làng Joeuf ở miền đông bắc nước Pháp.

Ngay cả khi ký hợp đồng với Nancy, cả tôi lẫn gia đình đều không nghĩ bóng đá sẽ là một nghề chuyên nghiệp. Tôi cảm thấy bản thân rất may mắn và những gì đã đạt được trong sự nghiệp, với tôi là rất to lớn".


Michel Platini với danh hiệu Quả bóng vàng thứ 3 trong sự nghiệp vào năm 1985

Hay nhờ bóng đá đường phố

Platini xuất thân trong một gia đình người Ý di cư sang Pháp. Ông nội của Platini đã rời Piemonte vào cuối thế chiến thứ nhất để đến Lothringen và làm nghề thợ gạch. Cha Michel Platini, ông Aldo Platini là một cựu cầu thủ và là một huấn luyện viên bóng đá. Chính ông Aldo là người đã có công khơi dậy những tiềm năng bóng đá của cậu con trai.

Có một điều ít ai biết rằng nguyên nhân khiến Platini có khả năng đi bóng uyển chuyển và mềm dẻo như một vũ công samba là do ông trưởng thành từ bóng đá đường phố. Chính nhờ những năm tháng rong ruổi ngoài đường, Platini mới có được sự thanh *** của một nghệ sĩ bóng đá, không như những người bạn đồng trang lứa bị khô cứng trong các học viện bóng đá từ quá sớm. Mãi đến năm 11 tuổi, tức là sau 6 năm chơi bóng ngoài đường, Platini mới gia nhập CLB bóng đá địa phương AS Joeuf.

Thật ra, Michel Platini không phát triển tài năng ở tuổi quá sớm. Như ông tâm sự mới đây: "Ở tuổi 17 tôi không được gọi vào đội tuyển quốc gia bởi vì tôi chưa hoàn thiện được hết các kỹ năng cần thiết". Đó là khi ông 17 tuổi. Mọi chuyện còn tệ hơn khi Michel Platini 14 tuổi.

Hành trình đến với Juventus

Nancy (1976-1979)

Năm 1969, khi đó mới 14 tuổi, Michel Platini đã có màn trình diễn tồi tệ tại một giải đấu dành cho cầu thủ trẻ. Không nản chí, Platini miệt mài tập luyển và đã phát triển rõ rệt sau 2 năm. Khi 16 tuổi, Platini đã chơi khá tốt trong màu áo đội trẻ của Jeouf trận gặp đội trẻ của Metz. Điều này gây ấn tượng với HLV của Metz.


Michel Platini trong màu áo Saint Etienne

Metz muốn ký hợp đồng với cầu thủ trẻ tài năng này nhưng một chấn thương đã ngăn Platini đến với Metz. Sau khi hết chấn thương, HLV của Metz đã chuyển đi nơi khác và vị HLV mới chưa muốn có một Platini còn non kinh nghiệm và kỹ thuật. Platini vẫn phải an phận tại Jeouf.

Rất khao khát được chơi cho Metz, CLB hâm mộ từ nhỏ của mình nhưng trong suốt sự nghiệp, Platini chưa bao giờ có được diễm phúc này. Duyên số không cho phép Platini được khoác áo đội bóng mơ ước. Platini không thể vượt qua được kỳ kiểm tra sức khỏe cuối cùng khi mọi thủ tục chuyển nhượng về Metz đã xong xuôi. Lần này bác sĩ của Metz chê dung tích phổi của Platini nhỏ, gặp trục trặc về đường thở và tim yếu.

Tháng 9 năm 1972, khi 17 tuổi, Platini gia nhập đội hình dự bị của Nancy và ngay lập tức chứng tỏ được giá trị của bản thân. Với thành tích ấn tượng, Platini ngay lập tức được đôn lên đội hình một. Tuy nhiên hoa hồng vẫn chưa đến với Michel Platini. Trong trận đấu đầu tiên ở đội hình một, Platini được vào sân từ băng ghế dự bị trong trận gặp Valenciennes và bị nhận rất nhiều vật thể lạ ném từ khán đài. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, vài ngày sau, trong trận đấu ở đội hình hai, Platini bị một cú vào bóng ác ý dẫn đến chấn thương mắt cá khá nặng.

Và cuộc sống của ông gắn với giường bệnh. Mãi đến ngày 3-5-1973, Platini mới được ra sân trở lại trong trận gặp Nimes, lần này ông được ra sân ngay từ đầu. Thi đấu chưa đầy tròn năm, chấn thương chân vẫn còn nóng mới thì Platini nhận tiếp một chấn thương gãy tay khiến ông phải nghỉ thi đấu cho đến hết mùa bóng.

Có thể nói đây là bước ngoặt trong cuộc đời bóng đá của Platini. Trở lại sau chấn thương, Platini trở thành cầu thủ quan trọng nhất của Nancy trong mùa bóng 1973-1974, ghi được 17 bàn thắng mà rất nhiều trong số đó là từ pha đá phạt trực tiếp, giúp Nancy vô địch giải hạng nhì, thăng hạng nhất.

Vừa đưa Nancy trở lại giải hạng nhất, Platini nhận giấy báo quân dịch vì vậy số trận ông góp sức cho Nancy giảm hẳn. Dù không thi đấu tốt ở giải vô địch quốc gia nhưng Nancy đã gây tiếng vang ở Cúp QG Pháp. Tại Joinville, trại quân sự của các vận động viên Pháp,Michel Platini gặp gỡ 2 đồng đội tại Nancy là Olivier Rouyer và Jean-Michel Moutier cùng với Maxime Bossis, người sau này là đồng đội của Platini trong tuyển Pháp.


Cho tới nay Platini là cầu thủ duy nhất 3 lần liên tiếp đoạt được Quả bóng vàng châu Âu trong 3 năm 1983, 1984 và 1985 khi thi đấu cho Juventus

Với sự góp mặt xuất sắc của Platini, Nancy đã gây bất ngờ ở giải đấu này khi loại St.Etienne bằng 2 bàn thắng của ông nhưng rồi sau đó thất bại thảm hại 1-4 trước Marseille ở bán kết (bàn thắng duy nhất của Nancy do Platini ghi được từ một pha đánh đầu).

Năm 1976, Platini tham dự Olympic Montreal nhưng không đạt được thành tích gì đáng kể. Và cũng trong năm này, Platini đã ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp với Nancy, kéo dài hai năm. Cuối cùng thì chức vô địch cũng đến với Michel Platini. Trong năm cuối cùng khoác áo Nancy, ông đã đưa CLB đến chiếc Cúp QG Pháp bằng bàn thắng duy nhất trong trận chung kết gặp Nice.

Saint Etienne (1979-1982)

Sau khi hết hợp đồng với Nancy, Inter Milan, St.Etienne và Paris Saint German đều lao vào cuộc đua giành chữ ký của Platini. Ngay cả Nancy cũng không muốn Platini ra đi. Cuối cùng Platini ký hợp đồng kéo dài 3 năm với St.Etienne, CLB tha thiết muốn có Platini nhất.

Platini được St.Etienne rước về với kỳ vọng sẽ lập lại được thành tích của đội bóng trong mùa 1976 khi lọt vào chung kết cúp C1 châu Âu. Tuy nhiên có thể nói Platini đã làm thất vọng St.Etienne khi chỉ giúp CLB một lần vô địch quốc gia Pháp cùng với hai lần lọt vào chung kết Cúp QG Pháp trong hai năm liên tiếp 1981 và 1982. Trận chung kết năm 1981, St.Etienne thua Bastia còn năm 1982 St.Etienne thua Paris Saint German. Và đó là lần cuối cùng ông thi đấu cho một CLB Pháp.

Juventus (1982-1987)

Có thể nói sự nghiệp của Platini phát triển rực rỡ nhất là dưới màu áo Juventus. Tuy nhiên ít ai biết được rằng khi mới đến Bà Đầm Già, các cầu thủ nước ngoài mà trong đó có Platini đã chịu sự tỵ nạnh và chén ép của những ngôi sao trong nước.

Năm 1982 Ý vô địch World Cup và dĩ nhiên trong đội hình của Juventus, hầu hết là những nhà vô địch thế giới. Lạ nước lạ cái, chưa thích nghi với lối chơi cũng như cuộc sống mới, Platini đã thi đấu khá tệ trong mùa bóng đầu tiên và trở thành mục tiêu chỉ trích của báo chí Ý. Dưới quá nhiều sức ép, thậm chí Platini đã định rời khỏi Juventus vào mùa đông năm ấy, tức là chưa đầy 6 tháng chơi cho Bà Đầm Già.


Hai huyền thoại của bóng đá thế giới: Diego Maradona (trái) và Michel Platini (phải)

Nhưng Platini đã ở lại, hợp cùng tiền đạo người Ba Lan Boniek, tạo thành thế lực ngôi sao nước ngoài và tạo một cuộc cách mạng buộc Juventus phải thay đổi lối chơi. Kết quả là Juventus giành chiếc Cúp QG và lọt vào chung kết cúp C1. Sau này ai cũng biết đó chỉ là phần mở bài của một bài luận văn đầy ắp những danh hiệu mà Platini viết nên mà đáng kể nhất là 3 Quả bóng vàng châu Âu liên tiếp.

Đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Platini có lẽ không phải là chức vô địch Euro 1984 mà là trận chung kết cúp C1 châu Âu tại Brussel Bỉ. Trong cuộc ẩu đả giữa cổ động viên Juventus và Liverpool trước trận đấu trên sân Heysel, nơi không đáp ứng tốt các điều kiện an toàn, một bức tường đã sập xuống làm 39 cổ động viên chết, sáu trăm người bị thương. Trận đấu không bị hoãn lại mà chỉ thi đấu muộn với bàn thắng duy nhất ghi được từ cú sút phạt đền thành bàn của Platini. Người tạo ra quả phạt đền không ai khác là Boniek.

Rất vui mừng khi đoạt được Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử nhưng các cầu thủ Juventus đã bị chỉ trích rằng đã ăn mừng trên xương máu của các cổ động viên. Nói về cảm giác thi đấu tại thảm họa Heysel, Platini cho biết: "Năm 1985, tại sân Heysel Stadium ở Brussel, họ đã cho trận đấu tiếp tục và tôi nghĩ tốt hơn là làm như vậy. Đối với những người xem trận đấu qua truyền hình, họ không hiểu được tại sao chúng tôi còn tâm trạng để thi đấu. Tại sao ư? Bởi vì chúng tôi không biết đã xảy ra một thảm họa trên sân vận động. Chúng tôi được đưa vào phòng thay đồ khi nhận lệnh trận đấu sẽ tạm hoãn. Chúng tôi chỉ biết được sự thật khi hôm sau, về nhà và giở báo ra đọc".

Đội tuyển Pháp 6 năm đầu thập niên 80 là một ông kẹ của làng bóng đá thế giới. Người hâm mộ luôn nhớ về đội tuyển Pháp thời kỳ ấy với bộ tứ tiền vệ Michel Platini, Alain Giresse, Jean Tigana và Luiz Fernandez. Trong đó Platini được mệnh danh là nhạc trưởng của bộ tứ tấu.

Kỳ 2: Vinh quang và cay đắng trong màu áo Lam


"Mỗi khi bước ra sân, tôi luôn cố giành chiến thắng. Có trận thắng, có trận hòa hoặc thua. Tôi cảm thấy may mắn khi trong hầu hết các trận đấu tôi là thành viên của đội thắng trận.

Có thể nói tôi đã giành được hầu như tất cả danh hiệu của một cầu thủ chuyên nghiệp, dĩ nhiên trừ chức vô địch thế giới. Nhưng cho đến nay, tôi không hề cảm thấy nuối tiếc bởi vì tôi là thành viên của tuyển Pháp hai lần liên tiếp lọt vào bán kết một kỳ World Cup".


Chữ ký của huyền thoại Michel Platini

Nước mắt ở các kỳ World Cup

Ngày 16-11-1977, trên sân Công viên các hoàng tử, ở trận đấu gặp Bulgaria trong khuôn khổ vòng loại World Cup 1978, Pháp thắng 3-1. Dù không thật sự tỏa sáng nhưng Platini đã khiến người hâm mộ tin rằng nước Pháp đã tìm ra một thủ lĩnh trên sân cỏ. Đối với tuyển Pháp đây là lần đầu tiên sau 12 năm họ được tham dự World Cup. Còn đối Platini và đồng đội thì đây là lần đầu tiên trong sự nghiệp.

Có ai nghĩ rằng sẽ đánh bại được thủ môn huyền thoại Dino Zoff hai lần trong một trận đấu mà quan trọng hơn là từ cùng một vị trí. Ngày 8-2-1978, tại Naple trong trận giao hữu Pháp - Ý, Platini đã làm được điều đó. Cả hai cú sút phạt trực tiếp của ông, một được công nhân và một thì không đã chui gọn vào lưới của thủ môn Zoff. Sau trận đấu này, tên tuổi Platini bắt đầu được chú ý tại khắp châu Âu mà đặc biệt là Ý. Có rất nhiều CLB như Paris Saint-Germain, Saint Etienne, Juventus, Inter Milan, Napoli, Barcelona, Valencia và Arsenal muốn sở hữu Platini.

Trái với phong độ ấn tượng ở các trận giao hữu, tuyển Pháp đã chật vật hòa Argentina (đội sau đó vô địch) và Ý (đội sau đó đoạt hạng tư), đành chấp nhận bị loại khỏi cuộc chơi. Tất cả các cổ động viên Pháp đều đổ lỗi cho Platini về thất bại của đội tuyển tại World Cup lần này. Và ở mùa bóng tiếp theo ở nước Pháp, ông là mục tiêu la ó của các cổ động viên. Dù vậy Platini vẫn giữ được vẻ hóm hỉnh cũng như sự tự tin của mình.

Tài năng của Platini thật sự chín muồi tại World Cup 1982. Một bàn thắng từ pha đá phạt trực tiếp của Platini trong trận đấu vòng loại quan trọng với Hà Lan, đã giúp Pháp “mua” được chiếc vé tới Tây Ban Nha.

Word Cup 1978 là lần đầu tiên kể từ năm 1966, Pháp mới góp mặt trở lại tại ngày hội bóng đá của hành tinh. Cũng phải nhớ rằng dưới sự dẫn dắt của Platini, tuyển Pháp đã 3 lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết World Cup 1978, 1982 và 1986 để rồi sau đó lại "ở nhà" tại World Cup 1990 và 1994 khi Platini đã giải nghệ. Tuyển Pháp thời kỳ hậu Platini phải đến World Cup 1998 tổ chức trên sân nhà mới được tham dự ngày hội bóng đá, và lần đó họ không phải đấu loại.

Đội Pháp đến World Cup 1982 với tư thế của một ứng cử viên vô địch nhưng họ đã bị chặn lại tức tưởi ở vòng bán kết bởi Tây Đức. Trong trận đấu đó đã có một bức ảnh Platini chỉ tay lên trời rất nổi tiếng. Đó không phải là hành động ăn mừng bàn thắng mà là một cử chỉ cầu xin khẩn thiết, một hành động đòi công lý đối với trọng tài Charles-Coerver sau khi ra một quyết định không chính xác mà sau này vẫn còn lưu lại trong kho tàng truyền miệng lịch sử World Cup.

Đôi mắt nâu của Platini như sống lại khi ông kể về những chi tiết trong trận bán kết World Cup kinh điển diễn ra tại Sevilla năm 1982. "Đó là trận đấu đẹp nhất trong lịch sử. Tất cả những gì diễn ra trong 2 giờ thi đấu chứa đựng tất cả cung bậc tình cảm của một con người. Đáng lẽ trọng tài phải rút thẻ đỏ cho Schumacher khi thủ môn này va chạm với Patrick Battiston và chúng tôi đã có thể lọt vào trận chung kết, và thậm chí giành chức vô địch. Nhưng ông ta đã không thấy lỗi đó và dĩ nhiên thẻ đỏ không được rút ra. Lúc đó tôi có thể làm được gì?". Dù Pháp thua nhưng Platini được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu.

Bốn năm sau, đối với Platini, mọi chuyện đã thay đổi nhưng chỉ có “kẻ thù” không đổi. Platini đã có tất cả trong màu áo CLB nhưng vẫn lại là Tây Đức ngăn ông chạm tới giấc mơ cao nhất dưới màu áo Lam.

Tham dự World Cup 1986 tổ chức tại Mexico, dù không đạt được phong độ vì bị đau háng và phải tiêm thuốc trước khi thi đấu nhưng Platini vẫn là linh hồn của đội Pháp. Tuy vậy những gì Platini thể hiện là không thể chê trách. Tuyển Pháp của Platini vẫn thắng như chẻ tre và biến Ý thành cựu vô địch ngay ở vòng hai, với một bàn thắng của ông.

Dù đất Mexico không phải là miền đất lành đối với Platini và các đồng đội – xét theo một góc độ nào đó - nhưng có lẽ Platini phải cám ơn quốc gia Trung Mỹ này vì nó là nơi đã tổ chức cho ông một ngày sinh nhật nhiều cảm xúc bóng đá nhất.

Ông đã ghi bàn thắng cuối cùng trong sự nghiệp quốc tế, sút hỏng một quả luân lưu trong trận tứ kết Pháp – Brazil và cuối cùng Pháp lọt vào bán kết. Tất cả diễn ra trong sinh nhật lần thứ 32 của Michel Platini. Nến sinh nhật, bánh sinh nhật rồi cũng tàn, quà sinh nhật cũng đã mở, sinh nhật hạnh phúc rồi cũng qua. Thêm một tuổi, Platini nhận thêm một niềm đắng tại World Cup.

Loại Brazil ở tứ kết để rồi gặp lại Tây Đức ở bán kết. Nợ cũ chưa trả lại vay thêm nợ mới, một lần nữa Pháp lại thua. Một lần nữa Platini không vượt qua được Tây Đức. Lại là Tây Đức! Kẻ ngăn mọi ước mơ của người Pháp và của Michel Platini

Rời Mexico trong giọt nước mắt tức tửi, Platini vĩnh biệt người tình World Cup còn nước Pháp “giận” luôn cô người yêu đỏnh đảnh 2 lần sau đó.


Đội trưởng Platini nâng cao chức vô địch Euro 1984

Xen giữa 3 lần đoạt Quả bóng vàng châu Âu là Chức vô địch châu Âu kèm theo một Quả bóng vàng và danh hiệu vua phá lưới tại Euro 1984. Platini cùng các đồng đội khiến người dân Pháp ngất ngây nhất khi giành chiến thắng tuyệt đối tại giải đấu tổ chức ở quê hương.

Ghi bàn trong tất cả các trận đấu (tổng cộng 9 bàn), ghi bàn từ mọi tư thế: đánh đầu, sút xa, sút gần và phạt trực tiếp..., giúp Pháp toàn thắng cả 6 trận tại giải, Platini đã làm được một điều mà chưa một huyền thoại nào, dù đó là Pele, Maradona, Cryff hay Beckenbauer làm được. Thật không ngoa khi nói rằng Euro 1984 là đỉnh cao trong sự nghiệp quốc tế của Michel Platini. Ở tuổi 29, độ tuổi chín muồi nhất trong đời cầu thủ, Platini đã buộc châu Âu phải quỳ phục và trao vương miện cho nước Pháp.


Cú sút phạt đáng nhớ của Platini tại Euro 1984 trong trận gặp Tây Ban Nha

Ngoài ra còn phải kể đến 2 cú hattrick liên tiếp mà có lẽ trong lịch sử bóng đá chỉ có mỗi Platini thực hiện được. Hai hattrick trong hai trận liên tiếp (gặp Bỉ và Nam Tư) tại một giải đấu quốc tế là một điều rất khó đằng này đây lại là hattrick-bộ với một bàn bằng đầu, một bàn bằng chân phải và bàn còn lại bằng chân trái. Nhưng có lẽ đọng lại nhất trong tâm trí mọi người về Platini tại Euro 1984 là bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha trong trận chung kết. Không ai có thể quên được hình ảnh thủ môn Luis Arconada quá bất ngờ trước cú sút của Platini đã để bóng chui qua người đi vào lưới.

Nhiều người còn cho rằng nếu World Cup được tổ chức vào năm 1984 thì chắc chắn Pháp sẽ vô địch và có lẽ họ sẽ không sai.

Việc Michel Platini giã từ sự nghiệp là một cú sốc cho tất cả các cổ động viên bởi vì khi đó ông còn khá trẻ, chưa tròn 32 tuổi. Nhưng với Michel Platini chia tay quả bóng không có nghĩa chia tay sân cỏ. Không còn là nhạc trưởng trên sân, Michel Platini trở thành nhạc trưởng trên băng ghế chỉ đạo, băng ghế tổ chức và bây giờ là băng ghế quản lý.

Kỳ 3: Michel Platini sau bóng đá


Những đóng góp của Michel Platini cho bóng đá còn nhiều hơn sau khi ông giã từ sự nghiệp. Sau khi chia tay sân cỏ, Michel Platini đã được bổ nhiệm vào những vị trí có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của bóng đá Pháp nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Cơn mưa chiều chia tay một huyền thoại

Ngày 29-4-1987, trong trận vòng loại Euro 1988 với Iceland, Michel Platini thi đấu trận cuối cùng dưới màu áo tuyển Lam. Một tháng sau, khi đưa Juventus đến chức vô địch Serie A, Michel Platini chính thức nói lời từ biệt sân cỏ. Đó là trận đấu với Brescia dưới cơn mưa tầm tả tại Serie A vào ngày 29-5-1987.

Thiếu vắng Michel Platini, thành tích của Juventus và tuyển Pháp sa sút không phanh. Tuyển Pháp vắng bóng ở hai kỳ hội bóng đá liên tiếp là World Cup 1990 và 1994. Còn Juventus-thiếu-Platini mỏi mòn chờ chức vô địch Serie A trong suốt 8 năm ròng rã dù rằng khi đó trong đội hình của họ có đuôi-ngựa-thần-thánh Roberto Baggio.

Khi được hỏi tại sao chia tay bóng đá ở tuổi 32, Michel Platini đã tâm sự: "Tôi không còn đủ năng lượng. Tôi đã trải qua 15 năm đá bóng chuyên nghiệp, trong đó có 1 năm tôi nghỉ vì chấn thương. Tôi yêu các bàn thắng nhưng với sức nặng tuổi tác, tôi không thể ghi bàn thường xuyên như khi còn trẻ, và hiện nay tôi phải thi đấu với những cầu thủ trẻ hơn mình rất nhiều. Hơn nữa tham vọng của tôi là được giã từ sân cỏ ở đỉnh cao phong độ. Khi đi đến quyết định này, tôi không hề hối tiếc".

Và đúng là Michel Platini không hề hối tiếc bởi vì ông biết rằng bản thân vẫn còn rất nhiều điều có thể đóng góp cho túc cầu giáo.

Những đóng góp cho nước Pháp

Ngày 1-11-1988, tức là hơn một năm sau khi lần cuối cùng khoác chiếc áo Lam, Michel Platini được chỉ định vào chiếc ghế HLV trưởng tuyển Pháp. Chưa quen với vị trí mới lại tiếp nhận tuyển Pháp đang trong thời điểm giao thời giữa hai thế hệ nên đội Pháp do thuyền trưởng Michel Platini chỉ huy bị loại khỏi World Cup 1990 khi thiếu 1 điểm ở vòng loại.

Nhưng màn trình diễn của họ tại vòng loại Euro 1992 là khác hẳn. Platini nói: "Đội tuyển Pháp do tôi dẫn dắt năm ấy là đội bóng duy nhất trong lịch sử toàn thắng tất cả các trận vòng loại. Lúc ấy chúng tôi thắng Tiệp Khắc, một đội rất mạnh lúc bấy giờ rồi thắng cả Tây Ban Nha, Iceland và Albania. Đó là một phần trong chuỗi 17 trận bất bại của chúng tôi bắt đầu từ cuối năm 1991. Tuy nhiên chúng tôi đã bị loại khỏi Euro 1992 ở vòng đấu bảng sau khi thua Đan Mạch, đội bóng sau đó vô địch".

Một chiến dịch vòng loại hoàn hảo để rồi bị loại ngay vòng đấu bản, Euro 1992 có lẽ là giải đấu đáng quên nhất đối với Platini. Sau Euro 1992, Michel Platini rời khỏi chiếc ghế HLV trưởng nóng bỏng và đến với một chiếc ghế ... còn nóng hơn rất nhiều, Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 1998 tổ chức tại Pháp.

Kể lại quãng thời gian 6 năm gian khổ từ quá trình đưa World Cup về nước Pháp cho đến việc phải tổ chức thành công giải đấu, Platini nói: "Đó là một trải nghiệm rất lớn, và khó khăn nữa. Chúng tôi đã cố gắng hết sức và thật may đã hầu như hoàn thành tất cả những gì đề ra. Chức vô địch của đội nhà, dĩ nhiên là lớp kem ngọt trên chiếc bánh".

Tuy nhiên nụ cười của Platini khi tiếng còi trận chung kết World Cup 1998 với kết quả Pháp - Brazil 3-0 đã không tròn tiếng khi ông nhớ đến Fernand Sastre, Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức World Cup 1998 và là cộng sự thân tín nhất. Cái chết của Fernand Sastre khiến Platini vô cùng đau buồn nhưng ông vẫn phải giữ được vẻ ngoài "quan chức" của mình trong suốt 1 tháng diễn ra World Cup. "Tôi biết tin anh ta chết vì ung thư phổi chỉ 2 giờ trước khi trận khai mạc World Cup 1998 diễn ra. Trước mỗi trận đấu, chúng tôi đều dành 1 phút để tưởng niệm về Sastre. Tuy nhiên cái chết của Sastre không hề tạo ra áp lực gì đối với tôi".

....và cho thế giới

Con đường danh vọng mở ra trước mắt Platini khi ông được FIFA cất nhắc. Chỉ 2 tháng sau khi hết công việc Đồng chủ tịch ủy ban tổ chức France 1998, Platini được mời giữ vị trí Giám đốc kỹ thuật của FIFA. Mô tả vị trí mới, Platini cho biết: "Công việc của tôi là giúp đỡ chủ tịch FIFA Sepp Blatter về mặt bóng đá. Ở vị trí của ông ấy, công tác nói chuyện với các cầu thủ cũng quan trọng như nói chuyện với các chính trị gia. Chúng tôi phải cố gắng giải thích đường hướng phát triển bóng đá cả về cảm hứng trên sân cỏ lẫn những lợi ích mà nó đem lại cho xã hội".

Liên tục thăng tiến trong guồng máy FIFA, được chủ tịch FIFA Sepp Blatter ủng hộ, Platini tự tin ra ứng cử vào chiếc ghế chủ tịch UEFA.

Ra tranh cử với lời hứa sẽ giảm bớt xuất tham dự Champions League của các quốc gia có nền bóng đá hàng đầu và trao nó cho những nước kém phát triển và chủ trương phải tổ chức thêm nhiều giải đấu hơn nữa cho cầu thủ trẻ. Tự mang lên mình nhiệm vụ đại diện cho người nghèo, người cô thế và quyết chiến đấu cho nhóm người này, ngày 26-1-2007, Michel Platini đã thắng đương kim chủ tịch UEFA Lennart Johansson, người ở bên kia chiến tuyến với số phiếu bầu 27 so với 23.

Không chỉ dừng lại ở phát triển bóng đá tại khu vực châu Âu, ông còn là đại sứ bóng đá của thế giới. Ao ước duy nhất hiện nay của Platini là quảng bá hình ảnh bóng đá càng xa càng tốt và ra sức giúp đỡ những quốc gia khao khát muốn phát triển môn thể thao vua này.

Để kết lại bài có thể lấy câu phát biểu của ông Michel Platini khi nhậm chức chủ tịch UEFA. "Bóng đá là một trò chơi trước khi là một món hàng. Là một môn thể thao trước khi là một thị trường, một màn trình diễn trước khi là công việc. Bóng đá là một kho báu, một trò chơi đơn giản và phổ biến mà tất cả mọi trẻ em trên thế giới đều muốn chơi. Tôi đã chuẩn bị để bảo vệ và bảo tồn kho báu này".

Vài nét sơ lược về Michel Platini


Michel Platini sinh ngày 21-6-1955 tại Jeouf, Pháp.
Chiều cao: 1,78 cm
Biệt danh: Platoche, Le Roi (Nhà vua)
Các CLB đã qua: AS Nancy (175 lần khoác áo 98 bàn thắng); St.Etienne (107 lần khoác áo 58 bàn thắng); Juventus (147 lần khoác áo 68 bàn thắng)
Sự nghiệp quốc tế: 72 lần khoác áo đội tuyển Pháp ghi 41 bàn thắng

Các danh hiệu cá nhân:

+ 1976: Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp

+ 1977: Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp, Quả bóng đồng châu Âu

+ 1983: Vua phá lưới Serie A (16 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng

+ 1984: Vua phá lưới Seire A (20 bàn), Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 1984, Vua phá lưới Euro 1984 (9 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA

+ 1985: Vua phá lưới Serie A (18 bàn), Quả bóng vàng châu Âu, Onze vàng, Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới của FIFA

+ 1991: HLV xuất sắc nhất trong năm do FIFA trao tặng

+ 2006: Cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử nước Pháp

Các danh hiệu với đội bóng:

+ 1978: Vô địch cúp QG Pháp (Nancy)

+ 1981: Vô địch nước Pháp (St.Etienne)

+ 1983: Vô địch cúp QG Ý (Juventus), Á quân Cúp C1 châu Âu (Juventus)

+ 1984: Vô địch siêu cúp châu Âu (Juventus), Vô địch Serie A (Juventus), Vô địch châu Âu (tuyển Pháp)

+ 1985: Vô địch cúp C1 châu Âu (Juventus), Vô địch Cúp liên lục địa (Juventus)

+ 1986: Vô địch Serie A (Juventus), HCĐ World Cup 1986 (tuyển Pháp)


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-12-2009   #45
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.465
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Lịch sử CLB Chelsea - những năm tháng thăng trầm

Ngày 14/03/1905, một nhóm thanh niên yêu bóng đá tại Chelsea - một quận phía tây thành London - đã tập hợp nhau tại quán Rượu Rising Sun (nay đổi tên thành Butcher's Hook) trên đường Fulham Road. Và cuối cùng họ quyết định thành lập đội bóng mang tên ChelseaFC - cái tên không hề thay đổi sau 100 năm. Với trang phục truyền thống là màu xanh và một nickname rất huyền ảo là The Blues.

Những ngày đầu thành lập:

Ngày 29/05/1905 Chelsea đã được Liên đoàn bóng đá Anh lựa chọn tham dự giải hạng Nhì.
Ngay từ những ngày đầu thành lập Chelsea đã chọn cho mình một lối chơi bóng đẹp mắt, phóng khoáng, với lối chơi này họ đã có những kết quả ban đầu khá tốt đẹp, mùa giải đầu tiên Chelsea xếp thứ 3 chung cuộc với 22 trận thắng, 9 trận hòa và chỉ thua 7 trận, thậm chí còn ghi được tới 90 bàn và chỉ để lọt lưới 37 bàn.


Đội hình đầu tiên của Chelsea năm 1905

Mùa giải sau đó, Chelsea còn thi đấu thuyết phục hơn khi họ xếp thứ 2 và thắng tới 26 trận và hòa 5 trận. Với kết quả này Chelsea đã chính thức được lên hạng Nhất - giải đấu cao nhất nước Anh khi đó.

Những năm tháng long đong:

Lên hạng Nhất, Chelsea thi đấu không thực sự ấn tượng, họ đã chịu rời giải đấu này vào năm 1910 sau 3 mùa giải khó khăn. Tuy nhiên trở lại hạng Nhì, Chelsea nhanh chóng thể hiện được sự vượt trội và họ nhanh chóng lại trở lại hạng Nhất sau đó 2 mùa giải.

Bắt đầu từ đây Chelsea đã có chuỗi thời gian dài thi đấu ở giải hạng Nhất, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ là nửa dưới bảng xếp hạng, như một hệ quả tất yếu, Chelsea phải trở lại hạng nhì vào cuối mùa giải 1924. Lần trở lại này không còn dễ dàng như trước nữa, và Chelsea đã phải mất 6 mùa giải để trở lại giải đấu cao nhất.

Đây là thời kỳ Chelsea đã thi đấu ổn định hơn, tuy nhiên vị trí quen thuộc của họ cũng chỉ là ở giữa bảng xếp hạng. Năm 1940, giải đấu phải gián đoạn vì Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra.

Năm 1947, giải đấu tiếp tục sau 7 năm gián đoạn, Chelsea tiếp tục thi đấu không thành công, và luôn ở vị trí nguy hiểm trong bảng xếp hạng, năm 1952 Ted Drake đã đến nhằm vực đậy đội bóng giàu tham vọng nhưng thiếu ý chí Chelsea.

Thành công bắt đầu đến


Khi Ted Drake đến với Chelsea, đội bóng này chỉ còn là đống đổ nát, 3 năm liền họ chỉ đứng trên bờ vực xuống hạng. Tuy nhiên ông không mất nhiều thời gian để xây dựng lại đội bóng. Mùa giải đầu tiên của Ted Drake, ông đã đưa Chelsea đến vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng chung cuộc.

Một năm sau, mùa bóng 1954 -1955 Ted Drake đã đi vào Lịch sử CLB Chelsea khi lần đầu tiên đưa đội bóng đến danh hiệu cao quý nhất nước Anh, đó là giành danh hiệu vô địch giải hạng Nhất của Anh (nay là giải Ngoại hạng). Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Chelsea sau rất nhiều năm tháng thăng trầm, mở ra một thời kỳ mới cho Chelsea.


Đội hình năm 1955

Chelsea tiếp tục dành thêm danh hiệu nữa trong năm đó khi đánh bại Newcastle United với tỷ số đẹp 3 - 0 tại trận tranh Cúp Community Shield.

Năm 1965, Chelsea dành chiếc Cup Liên đoàn khi đánh bại Leicester City với tổng tỷ số 3 - 2 sau 2 lượt trận.

Năm 1970, Chelsea sưu tập đủ bộ Cup nội địa khi đánh bại Leeds United 2 - 1 trong trận CK FA.


Vô địch Cup FA năm 1970

Một năm sau, mùa giải 1970-1971 Chelsea chơi rất thành công tại Cup Winners và giành danh hiệu vô địch sau khi đánh bại những chú kền kền trắng Real Madrid tại trận CK, đây là chiếc Cup Châu Âu đầu tiên của Chelsea, nhưng danh hiệu vô địch này cũng chấm dứt những năm tháng thành công của Chelsea, đội bóng này rơi vào giai đoạn khủng hoảng.

Suy thoái:

Từ năm 1975 đến năm 1990, Chelsea chơi cực kỳ thất thường và đã có tới 3 lần lên hạng rồi lại xuống hạng.
Mùa giải 1989-1990 Chelsea lại trở lại hạng Nhất, đây là lần cuối cùng Chelsea phải từ hạng Nhì lên hạng Nhất đồng kết thúc thời kỳ suy thoái và bắt đầu xây dựng một kỷ nguyên mới.

Thời kỳ Premier League:

Năm 1993 khi giải đấu đổi tên thành Premier League, Chelsea bắt đầu có những thay đổi về chính sách của mình, lúc này HLV của Chelsea là Glenn Hoddle, một HLV trẻ tuổi và giàu tham vọng, ông đã có những chính sách mới mẻ nhằm xây dựng đội bóng đi lên từng bước, ông nổi tiếng với việc biến Chelsea thành đội bóng “đa quốc gia” với việc mang về hàng loạt các cầu thủ quốc tế như Gullit, Frank Sinclair, Leboeuf, M Hughes, … và chính sách này đã mang lại những thành công nhất định, năm 1994, ông đã đưa Chelsea vào tới trận Chung kết FA, tuy nhiên đội bóng của ông đã chấp nhận chịu thua trước MU. Tuy vậy Chelsea vẫn được dự Cup Winners vì MU năm đó đọat cú đúp, tại Cup Winners, Chelsea thi đấu khá thành công, họ vào đến trận bán kết và chỉ chịu thua trước Real Zaragoza bằng 1 bàn duy nhất.

Mùa hè năm 1995, Chelsea lôi kéo được ngôi sao người Hà Lan Ruud Gullit bằng một bản hợp đồng tự do từ Sampdoria, và tay săn bàn chủ chốt của MU Mark Hughes với giá 1,5 triệu bảng. Mùa bóng này Chelsea xếp thứ 11 tại bảng xếp hạng, còn Glenn Hoddle thì trở thành HLV Quốc gia trẻ tuổi nhất trong lịch sử bóng đá Anh. Người lên trèo lái đội bóng chính là Ruud Gullit, anh trở thành một cầu thủ kiêm HLV.

Và cựu cầu thủ của Seria A này quyết tâm theo đổi chính sách Italia hóa bằng việc đem về hàng loạt các ngôi sao đã và đang chơi bóng ở Seria A như Viali, Di Matteo, Zola, Desaily, Casiraghi… mặc dù vậy lối đá của Chelsea lại hoàn toàn không chịu nhiều ảnh hưởng của Seria A khi họ chơi một thứ bóng đá tấn công hấp dẫn, quyến rũ tạo ra một thứ bóng đá trái ngược với bóng đá Anh truyền thống đơn điệu và tẻ nhạt, đó là thứ bóng đá mà Gullit đặt tên là "Sexy Football", tuy nhiên thời kỳ này Chelsea lại cực kỳ thất thường và thiếu ổn định. Đó cũng chính là lý do khiến Ruud Gullit buộc phải ra đi, mặc dù vậy ông cũng kịp giúp Chelsea giành danh hiệu FA sau 26 năm khát danh hiệu sau khi hạ Middlesbrough tại trận chung kết đồng thời đưa Chelsea vào Top 6 của BXH.


Denis Wise với chiếc Cup FA năm 1997 sau 26 năm khát danh hiệu

Tháng 2 năm 1998, Vialli được Ban Lãnh Đạo tin tưởng và trao cho anh chức HLV trưởng, anh cũng trở thành một cầu thủ kiêm HLV, và vị HLV trẻ tuổi người Ý này tỏ ra rất có duyên với các Cup, chỉ ngay trong năm đó, Vialli trở thành một trong những HLV thành công nhất trong lịch sử Chelsea khi giúp CLB của mình dành liên tiếp các danh hiệu lớn: VĐ League Cup, Cup Winners, và Siêu cup Châu Âu, trong đó đặc biệt kể đến chiếc Cup Winners giúp Chelsea trở thành CLB Anh duy nhất giành Cup này 2 lần, còn chiếc Siêu cup Châu Âu cũng là một điều tuyệt vời sau khi các cầu thủ hạ nhà ĐKVĐ Champions League, Real Maldrid. Đồng thời ông còn đưa đội bóng vào Top 4 hai năm liên tiếp, những kết quả đủ giúp Chelsea lần đầu tiên có mặt tại đấu trường danh giá Champions league.


Siêu cup Châu Âu năm 1998

Năm 2000, Gianluca Vialli tiếp tục giúp Chelsea chơi thành công tại các Cup khi giúp Chelsea giành cup FA sau trận thắng Newcastle và giành tiếp Community Cup. Tuy nhiên, BHL đội bóng nhận thấy Gianluca Vialli không thích hợp với kế hoạch của mình nữa và họ đã mời về một trong những HLV có kinh nghiệm nhất Châu Âu đến đó là Claudio Ranieri.

Thay vì chính sách mua các ngôi sao đã thành danh như trước, ông bắt đầu xây dựng lại Chelsea trở thành một đội bóng trẻ trung có tinh thần chiến đấu cao mà thủ lĩnh là một người gốc Chelsea - John Terry, có thể nói trước khi Abramovich đến thì Ranieri cũng đã kịp xây dựng cho mình một bộ khung rất mạnh gồm có: Cudicini, Babayaro, John Terry, Desaily, Gallas, Melchiot, Gronkier, Lampard, Gudjohnsen, Hassenbank, ngoài ra phải kể đến các cầu thủ trẻ tiềm năng như: Robert Huth, Carton Cole, Olivera…

Chelsea dưới thời Ranieri chơi khá ổn định và thành công, đội bóng dần có những bước tiến đáng kể.
Năm 2002, Chelsea lại vào Chung kết FA, tuy nhiên lần này đội bóng đã chịu thất thủ trước người hàng xóm Arsenal.
Mùa giải 2002/2003, Chelsea có suất dự Champions League sau khi hạ đối thủ cạnh tranh trực tiếp Liverpool 2 - 1 ở vòng đấu cuối cùng. Kết quả này không chỉ giúp Chelsea giành vé dự Champions League sau 4 năm vắng bóng mà còn giúp Chelsea trở nên cực kỳ hấp dẫn trước con mắt các nhà đầu tư, trong số đó có Abramovich.

Đế chế Abramovich:

Mùa hè năm 2003, một trong những sự kiện lớn nhất trong lịch sử Chelsea, đó là việc tỷ phú người Nga Abramovich đã mua thành công CLB này. Chelsea từ chỗ đang còn nợ chồng chất, nay đã có vị cứu tinh, không những thế Chelsea nay đã có thể ngồi ngắm chân cẳng các cầu thủ ưa thích rồi phán: mua mà không phải nghĩ ngại nhiều lắm đến vấn đề tiền nong. Ngay trong mùa hè này, hàng loạt các ngôi sao đang nổi đã cập bến Chelsea: Mutu, Crespo, Veron, Duff, Makelele, Bridge, Johnson, Joe Cole. Với sự bổ sung kịp thời cả về lượng và chất, Chelsea chơi khá thành công mùa giải đó, xếp thứ 2 tại giải Ngoại hạng, vào tới bán kết Champions league. Nhưng như vậy là chưa đủ với những kỳ vọng mà ông chủ mới mong muốn, và Ranieri đã buộc phải thanh lý hợp đồng của mình. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Ranieri chính là người có công lớn nhất cho việc xây dựng một bộ khung mạnh cho Chelsea.

Người mà Ban điều hành của Chelsea ngắm tới là một HLV trẻ tuổi, người đang dẫn dắt Porto đi từ hết câu chuyện huyền thoại này đến câu chuyện huyền thoại khác. Và mặc dù phía Porto phản đối giữ dội nhưng Mourinho vẫn đến với Chelsea, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ Chelsea-Mourinho.

Chelsea - Mourinho

Khi Mourinho đến với Chelsea thì đội bóng này đã có bộ khung rất mạnh và ông chỉ cần bổ sung thêm 2 học trò cũ tại Porto là Carvalho và Fereira và một tiền đạo là Drogba, ông cũng bắt đầu thanh lý sớm một số hợp đồng: Hassenbank, Gronkiaer; đẩy đi một số cầu thủ không còn phù hợp: Veron, Crespo; chấm dứt hợp đồng với đứa con hư: Adria Mutu.

Và Chelsea bắt đầu khác, họ mạnh mẽ hơn, khát khao hơn nhưng cũng chắc chắn và ổn định hơn, Chelsea đã giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi một cách hoàn thuyết phục, trước đó họ đã giành League Cup và vào đến bán kết Champions league, không những thế Chelsea còn xô đổ hàng loạt các kỷ lục mà tưởng chừng là không thể làm được


Chức vô địch lần thứ 2 trong lịch sử

Năm 2005, Chelsea kỷ niệm 100 năm thành lập bằng một năm cực kỳ ý nghĩa, họ có chức vô địch thứ hai trong lịch sử, và tiếp tục thi đấu rất ấn tượng, xô đổ các kỷ lục khác, tràn trề cơ hội bảo vệ chức vô địch Premier league và lần đầu tiên giành danh hiệu Champion league.

Thành tích Năm
Vô địch ngoại hạng 2006, 2007
Á quân Ngoại hạng 2004,2008
Á quân FA Cup 1915, 1967, 1994, 2002
Bán kết FA Cup 1911, 1920, 1932, 1950, 1952, 1965, 1966, 1996
Bán kết Champions League 2004, 2005
Á quân League Cup 1972
Á quân Charity Shield 1970, 1997
Vô địch giải hạng nhất 1984, 1989
Full Members/ZDS Cup Winners 1986, 1990
FA Youth Cup Winners 1960, 1961
FA Youth Cup Runners-Up 1958

LỊCH SỬ - THỐNG KÊ

Thành lập năm 1905 bởi Mr H A Mears

HLV trưởng từ năm 1905

John Robertson
1905 to 1906

David Calderhead
1907 to 1933

T Leslie Knighton
1933 to 1939

William Birrell
1939 to 1952

Ted Drake
1952 to 1961

Tommy Docherty
1962 to 1967

Dave Sexton
1967 to 1974

Ron Suart
1974 to 1975

Eddie McCreadie
1975 to 1977

Ken Shellito
1977 to 1978

Danny Blanchflower
1978 to 1979

Geoff Hurst
1979 to 1981

John Neal
1981 to 1985

John Hollins
1985 to 1988

Bobby Campbell
1988 to 1992

Ian Porterfield
1992 to 1993

David Webb
1993 to 1993

Glenn Hoddle
1993 to 1996

Ruud Gullit
1996 to 1998

Gianluca Vialli
1998 to 2000

Claudio Ranieri
2000 to 2004

Jose Mourinho
2004 - 2007

Giải thưởng "Player of the Year"

Peter Bonetti
1967

Charlie Cooke
1968

David Webb
1969

John Hollins
1970

John Hollins
1971

Devid Webb
1972

Peter Osgood
1973

Gary Locke
1974

Charlie Cooke
1975

Ray Wilkins
1976

Ray Wilkins
1977

Mickey Droy
1978

Tommy Langley
1979

Clive Walker
1980

Peter Borota
1981

Mike Fillery
1982

Joey Jones
1983

Pat Nevin
1984

David Speedie
1985

Eddie Niedzwiecki
1986

Pat Nevin
1987

Tony Dorigo
1988

Graham Roberts
1989

Ken Monkou
1990

Andy Townsend
1991

Paul Elliott
1992

Frank Sinclair
1993

Steve Clarke
1994

Erland Johnsen
1995

Ruud Gullit
1996

Mark Hughes
1997

Dennis Wise
1998

Gianfranco Zola
1999

Dennis Wise
2000

John Terry
2001

Carlo Cudicini
2002

Gianfranco Zola
2003

Frank Lampard
2004


Cầu thủ có số lần xuất hiện trên 300 trận

HARRIS Ron (1961-80)
BONETTI Peter (1959-79)
HOLLINS John (1963-75) & (1983-84)
WISE Dennis (1990-2001)
CLARKE Steve (1987-98)
DIXON Kerry (1983-92)
McCREADIE Eddie (1962-74)
BUMSTEAD John (1976-91)
ARMSTRONG Ken (1946-57)
OSGOOD Peter (1964-74) & (1978-79)
COOKE Charlie (1966-72) & (1974-78)
SMITH George (1921-32) 370 370
TAMBLING Bobby (1958-70)
BENTLEY Roy (1948-56)
HARRIS John (1945-56)
MILLER Haroid (1923-39)
BLUNSTONE Frank (1953-64)
PATES Colin (1979-88)
HINTON Marvin (1963-76)
HOUSEMAN Peter (1962-75)
HARROW Jack (1911-26)
LAW Tommy (1925-39)
LOCKE Gary (1972-82)
DROY Micky (1970-85)
LE SAUX Graeme (1987-93) & (1997-2003)
ZOLA Gianfranco (1996-2003)
CRAWFORD Jackie (1923-34)
McNEIL Bobby (1914-27)


Các kỷ lục:

* Cầu thủ thi đấu nhiều trận nhất cho CLB: Ron Harris 795 trận
* Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa bóng:
Jimmy Greaves, 41bàn, Division 1, (1960-61)
* Trận đấu có đông khán giả nhất tại Stamford Bridge:
82905 người trận gặp Arsenal ngày 12/10/1935
* Trận đấu có đông khán giả nhất trên sân trung lập:
100000 người tại sân Wembley trong trận chung kết FA Cup ngày 20/05/1967
* Kỷ lục mua cầu thủ: 24.4 triệu bảng cho Michael Essien từ Lyon, tháng 8/2005
* Kỷ lục bán cầu thủ: 12 triệu bảng khi bán Tore Andre Flo cho Rangers, tháng 11/2000
* Trận thắng đậm nhất ở giải VĐQG: 9-2 trước Glossop, Hạng 2, 01/09 1906
* Trận thắng đậm nhất ở Cup : 13-0 trước Jeunesse Hautcharage, Cup C2, 29/09/1971 . Tổng tỷ số sau hai lượt là 21-0 ( kỷ lục của Châu Âu )
* Trận thua đậm nhất: 1-8 trước Wolverhampton Wanderers, Hạng 1, 26/09/1953
* Kỷ lục về điểm số kiếm đựoc trong một mùa giải: (2 điểm cho 1 trận thắng): 57đ, Hạng 2, 1906-1907
* Kỷ lục về điểm số kiếm đựoc trong một mùa giải: (3 điểm cho 1 trận thắng): 99đ, Hạng 2, 1988-1989
* Mùa giải ghi được nhiều bàn thắng nhất: 98 bàn, Hạng 1, 1960-1961
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất tại gải VĐQG : Bobby Tambling, 164 bàn, từ 1958-1970
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một trận đấu tại giải VĐQG: (5 bàn)
George Hilsdon trong trận gặp Glossop, Hạng 2, (01/09/1906)
Jimmy Greaves trong trận gặp Wolverhampton Wanderers, Hạng 1. (30 /08/1958)
Jimmy Greaves trong trận gặp Preston North End, Hạng 1, (19/11/1959)
Jimmy Greaves trong trận gặp West Bromwich Albion, Hạng 1, (3/12/1960)
Bobby Tambling trong trận gặp Aston Villa, Hạng1, (17/09/1966)
Gordon Durie trong trận gặp Walsall, Hạng 2, (04/02/1989)
* Cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong một trận đấu:
6 bàn, George Hilsdon trong trận gặp Worksop Town, FA Cup, (11/01/1908)

*Cầu thủ ghi bàn vĩ đại nhất trong lịch sử CLB:
Bobby Tambling 202 bàn (1958-70)
* Cầu thủ được gọi vào đội tuyển quốc gia nhiều lần nhất:
Marcel Desailly, 67 lần khi khoác áo Chelsea ( tổng số 116 lần), Đội tuyển Pháp
* Cầu thủ trẻ nhất ra sân ở đội một: Ian Hamilton , 16 tuổi 138 ngày trong trận gặp Tottenham Hotspur, 18/03/1967
* Kỷ lục về chuỗi trận thắng liên tục:
10 trận, từ 19/11/2005 – 15/01/2006
* Kỷ lục về chuỗi trận thua liên tục:
7 trận, từ 1/11/1952 – 20/12/1952
* Kỷ lục về chuỗi trận bất bại tại giải VĐQG:
40 trận, 23/10/ 2004 – 29/10/ 2005
* Kỷ lục về chuỗi trận ghi bàn liên tục: 27 trận từ 29/10/ 1988
* Kỷ lục về chuỗi trận không ghi bàn liên tục: 9 trận từ 14/03/1981




Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:56
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,26068 seconds with 15 queries