Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-03-2010   #433
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Trân - Nguyễn Học Sĩ (1907-1967)

Nhà thơ Nam Trân tên thật là Nguyễn Học Sĩ, sinh ngày 15 tháng Hai năm 1907 trong một gia đình khoa bảng nhiều đời tại làng Phú Thứ Thượng, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ học chữ Hán đến 12 tuổi, rồi ra học Trường Quốc học Huế, Trường Bưởi ở Hà Nội. Sau khi đỗ Tú tài, ông nhận chức Tham tá Tòa Khâm sứ Trung kỳ tại Huế. Từng làm Án sát Bình Định rồi lần lượt trải qua các chức vụ quan trọng của Nam triều như: Tá lý Bộ Lại, Thị lang Bộ Lại, đứng vào hàm Tam phẩm...

Cuộc Đời và Sự Nghiệp:

Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Trân trở về quê hương Quảng Nam. Ông tham gia chính quyền cách mạng ngay từ những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, trải qua các công tác trong Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Đại Lộc, Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Nam, Chánh văn phòng Ủy ban hành chính kháng chiến Liên khu V, Đại diện văn hóa Trung ương tại Liên khu V.

Hòa bình lập lại, 1954, Nam Trân cùng gia đình tập kết ra Bắc, công tác tại Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Hội đồng Hòa bình thế giới tại Việt Nam, là Uỷ viên Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa I. Năm 1959, Viện Văn học thành lập, ông là một trong số các nhà Hán học có uy tín được điều về bổ sung vào đội ngũ cán bộ, chuyên gia đầu tiên của Viện, nhận nhiệm vụ Trưởng phòng tư liệu thư viện. Tại đây, ông đã cùng các đồng nghiệp - mà ông vẫn thường gọi là “đồng chí”- bắt tay bổ sung, sắp xếp, phân loại, kiện toàn hệ thống sách báo tư liệu, đồng thời tổ chức công việc biên dịch, dịch thuật khối lượng sách báo tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung ... cung cấp nguồn tư liệu cho công việc nghiên cứu của các tổ chuyên môn.

Cuối năm 1959, Nam Trân được giao nhiệm vụ đặc biệt: làm Trưởng Tiểu ban và là người dịch chính tập thơ Ngục trung nhật ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Việt. Bằng vốn tri thức uyên thâm và xúc cảm thẩm mỹ văn chương mạnh mẽ, ông đã cùng các cộng sự hoàn thành công việc một cách khẩn trương và xuất sắc để tập thơ kịp ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 70 của Hồ Chủ tịch, tháng Năm 1960. Nhật ký trong tù ra đời là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị văn hóa và văn học nghệ thuật của đất nước, đem đến cho các thế hệ công dân Việt Nam nguồn năng lượng tinh thần mới, bầu nhiệt huyết cách mạng mới khi đất nước vừa bước vào giai đoạn xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây là một công việc thầm lặng nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc trong suốt cuộc đời đi theo cách mạng và đứng trong đội ngũ trí thức văn nghệ sĩ cách mạng của ông. Nhật ký trong tù ra mắt đã nhanh chóng được đông đảo quần chúng hào hứng đón nhận, được dịch ra tiếng Anh, Nga, Pháp..., in nguyên văn tiếng Trung tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phổ biến rộng rãi tại các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Cho đến nay, tập thơ đã được dịch ra gần 20 ngôn ngữ trên thế giới.

Ngoài bản dịch Nhật ký trong tù để đời, Nam Trân còn chủ trì biên dịch hai tập Thơ Đường (NXB Văn hóa, 1962), dịch và duyệt tập Thơ Tống (NXB Văn học, Hà Nội, 1968), dịch giả chính tập truyện ngắn Người Xô - viết chúng tôi của nhà văn Bôrit Pôlêvôi (quyển 1, 2, Hà Nội, 1961), Thơ và từ Mao trạch Đông v.v. Các bản dịch của ông đều được người đọc ưa thích, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Qua đó có thể thấy ở ông một cây bút tài hoa, giàu bản sắc, với năng lực cảm thụ tinh tế, cách sử dụng ngôn từ cẩn trọng, với trình độ am hiểu các tri thức Hán học, Pháp học sâu rộng, và trên hết, ông là một dịch giả giàu tâm huyết trong việc truyền bá văn hóa các dân tộc anh em cho bạn đọc trong nước.

Đối với độc giả yêu thơ, tên tuổi Nam Trân đã xuất hiện khá sớm trên văn đàn từ những năm 30-40 đầu thế kỷ XX. Thơ ông xuất hiện thường xuyên trên các báo: Nam phong tạp chí, Văn học tạp chí, Phong Hóa, Tràng An, Sông Hương, Tân Tiến (Sa-đéc) v.v… Tập thơ đầu tay, cũng là tập thơ duy nhất Nam Trân góp vào thi đàn là Huế, Đẹp và Thơ (NXB Trung Bắc tân văn, Hà Nội, 1939). Huế, Đẹp và Thơ gồm 37 bài, chủ yếu là những sáng tác về con người và cảnh vật xứ Huế bình dị mà trữ tình. Nhà thơ sớm nhận ra sự phóng túng cởi mở của thơ tự do Pháp cả về phương diện nội dung cũng như hình thức, ông ngay lập tức thể nghiệm một lối Thơ Mới cho ngòi bút của mình và là một trong những người đầu tiên bước vào địa hạt của một thể loại thơ ca rực rỡ bậc nhất trong lịch sử thơ ca hiện đại Việt Nam với “lối thơ tả chân biệt thành một lối” (Hoài Thanh). Sự xuất hiện của thơ Nam Trân, đặc biệt là của Huế, Đẹp và Thơ vào thời điểm những năm đầu của Thơ Mới đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý rộng rãi của độc giả. Năm 1942, Huế, Đẹp và Thơ vinh dự được Hoài Thanh, Hoài Chân trích tuyển 7 bài vào Thi nhân Việt Nam, số lượng bài tuyển chỉ đứng sau Chế Lan Viên, Nguyễn Bính 1 bài. Cùng Lưu Trọng Lư đứng hàng thứ sáu trong tổng số 46 tác giả có thơ tuyển.
Không chỉ là nhà thơ, dịch giả, nhà nghiên cứu Hán Nôm; từng trải qua công tác tư liệu thư viện, từng kế tục nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phụ trách Ban Văn học Cổ cận đại, góp phần vào việc dịch Thơ văn Lý -Trần..., từ năm 1965, Nam Trân còn tham gia giảng dạy Kinh thi và Đường thi tại lớp Đại học Hán học đầu tiên do Nhà nước ủy nhiệm cho Viện Văn học tổ chức (1965-1968). Ông cùng các bậc túc nho như Cao Xuân Huy, Phạm Thiều, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình ... góp nhiều tâm sức trong việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ Hán học, có kiến thức Đông phương cho đất nước. Sau này, nhiều người đã thành danh trên các lĩnh vực khoa học xã hội Việt Nam. Nhưng thật đáng tiếc, thày Nam Trân đã không thể cùng học trò theo đuổi cho đến cùng khóa học, cũng như ông đã không thể đi tiếp con đường dịch thuật, nghiên cứu... vốn là niềm say mê lớn của chặng cuối đời ông. Ông mắc trọng bệnh và từ giã gia đình, bè bạn, học trò... vào một ngày Đông tháng 12 năm 1967, tính đến nay đã vừa chẵn 40 năm.

Đóng Góp:

Đóng góp của Nam Trân cho sự nghiệp thơ ca, dịch thuật nói chung, cho công tác giảng dạy, nghiên cứu của Viện Văn học nói riêng, có ý nghĩa quan trọng, nhất là vào thời điểm đặt nền móng cho một nền văn hóa học thuật đa dạng mở ra trên miền Bắc. Để tôn vinh những đóng góp quý báu của ông, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, hồi ức về một Nam Trân - nhà thơ, dịch giả, một người thày yêu kính của chúng ta. Sự hiện diện của các nhà nghiên cứu, nhà văn, học trò, đồng nghiệp và người thân trong Lễ tưởng niệm và Hội thảo khoa học nhân dịp kỷ niệm 100 năm sinh và 40 năm mất nhà thơ, thêm một lần nữa xác nhận những cống hiến quan trọng của ông cho lịch sử văn chương, học thuật nước nhà. Thành quả lao động khoa học và sáng tạo nghiêm túc của ông mãi mãi sẽ còn là món quà tinh thần cho các thế hệ đi sau.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #434
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Phương Hoàng Hậu (1914 - 1963)

Nam Phương Hoàng hậu (南芳皇后) là vợ chính của vua Bảo Đại triều Nguyễn, còn gọi là Nam Phương. Khuê danh viết đầy đủ là Nguyễn Hữu Thị Lan còn có tên khác là Nguyễn Thị Lan, tên thánh Marie Thérèse. Bà quê ở Gò Công (Tiền Giang), xuất thân trong một gia đình Thiên Chúa giáo, con ông Nguyễn Hữu Hào tức Mariette Jeanne Nguyễn Hữu Hào, cháu ngoại Huyện Sỹ tức Lê Phát Đạt, một trong 4 người giàu nhất ở Sài Gòn cuối thế kỉ mười chín.

Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng Nhà Thờ ở đường Bùi Chu cũ, hiện nay là nhà thờ Huyện Sỹ, đường Tôn Thất Tùng, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở Gò Vấp.

Năm 1932, sau khi về nước cầm quyền, Bảo Đại được quan thầy thực dân (khâm sứ Charles, toàn quyền Pasquier) tìm cách tác thành hai người nên vợ chồng, hôn lễ được cử hành vào ngày 24-3-1934 tại Huế.

Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp, từng ba năm liền đạt giải hoa hậu Đông Dương, nhưng bà mang quốc tịch Pháp và theo Thiên Chúa giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân giữa Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp rất nhiều phản đối. Trước Hoàng Tộc, Bảo Đại đã từng nói: "Trẫm cưới vợ cho Trẫm đâu phải cưới cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình". Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông đã viết: “Lan có một vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành và quyến rũ làm tôi say mê”. Cuối cùng cuộc hôn nhân này mới thành. Đây là một cuộc hôn nhân nặng lí trí hơn tình cảm, nhất là về chính trị.

Bảo Đại có giải thích thêm về hai chữ Nam Phương như sau: "Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của miền Nam (Parfume du Sud) và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng – màu dành riêng cho Hoàng Đế".

Bà được tiến phong Hoàng hậu là một ngoại lệ đặc biệt vì triều Nguyễn có lệ “tứ bất” tức bốn không: triều đình không đặt chức tể tướng, khoa cử không lấy Trạng nguyên, Đông cung không lập Thái tử, Nội cung không lập Hoàng hậu.

Theo Phạm Khắc Hoè trong sách Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc bà là “người kín đáo, trầm tĩnh, có cá tính, có đầu óc suy nghĩ... Thích uy quyền và có nhiều tham vọng về mặt chính trị. “Trái lại; Bảo Đại thì nông cạn, thích ăn chơi hơn là quyền bính”. Tuy vậy, cuộc hôn nhân của họ cũng không đổ vỡ.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Bảo Đại thoái vị, bà sống ở Huế, năm 1949 bà sang cư ngụ ở Pháp và mất tại đấy vào ngày 15-9-1963. Bà có 5 người con, hai trai ba gái.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #435
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Quốc Cang (1917-1950)

Nam Quốc Cang tên thật là Nguyễn Văn Sinh (1917-1950) ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vào Sài Gòn từ năm 1940. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, ông viết cho báo Tin Điển lúc đó đang nổi tiếng chống thực dân Pháp tái chiếm Việt Nam. Mục “Trớ trêu” do ông phụ trách được độc giả rất thích. Dưới bút danh Nguyễn Thạch Sơn, trong bài Sài gòn hoạt cảnh, ông đã chế giễu những hoạt động của thủ tướng Nam Kỳ Quốc Nguyễn Văn Thinh một cách sâu cay. Sau đó ông được giữ chức chủ bút báo “Thời cuộc” rồi sang báo “Dân Quý” làm quản lý. Những bài báo của Nam Quốc Cang đã làm cho Pháp căm tức và đã tổ chức cho tay sai bắn chết ông vào trưa ngày 6/5/1950 tại đường Anh em Lu-i nay là đường Nguyễn Trãi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #436
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nghiêm Hoản ( ? - ? )

Nghiêm Hoản là danh thần đời Lê Thánh Tông (黎聖宗; 1442-1497), sau đổi thành Nghiêm Viên. Sau này vua Lê Thánh Tông đổi tên ông thành Nghiêm Viện, không rõ năm sinh năm mất, quê làng Bồng Lai, huyện Quế Dương, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Thuở nhỏ ông đã có tài, hoc rộng, gần xa đều biết tiếng. Năm Bính Thìn (1496), ông đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ, đệ nhất danh trạng nguyên, được vua gả công chúa cho.

Tương truyền khoa này, bài văn của ông và Nguyễn Huân ngang nhau. Nguyễn Huân cũng người tỉnh Bắc Ninh, từ thi Hương đến thi Hội đều đỗ đầu, danh tiếng có phần hơn ông. Nhưng vua Lê nằm mộng thấy “cọp ăn đầu người”, ứng vào tên ông, chữ Hán viết với bộ “khuyển”, nên lấy ông đỗ Trạng nguyên và đổi tên ông chữ Hán viết với bộ “Ngọc”.

Ông tuy được làm Phò mã, nhưng về sau chức quan không lớn, còn Nguyễn Huân làm đến Thượng thư bộ Lễ, Thái bảo quận công.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #437
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Bệ (? - 1360)

Ngô Bệ là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đời Trần. Quê ở Trà Hương, tỉnh Hải Dương nay là xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Khoảng năm 1343-1344, xã hội thời Trần suy kém, nhân dân đói khổ, loạn lạc khắp nơi. Ông tụ họp dân phiêu tán ở vùng núi Yên Phụ tỉnh Hải Dương dựng cờ lớn ở trên đỉnh núi, yết bảng “Chẩn cứu dân nghèo”, chống lại quan lại, địa chủ.

Nghĩa quân phát động càng lâu càng mạnh thế, ông chỉ huy đánh chiếm cả một vùng rộng lớn từ xã Thiên Liêu đến huyện Chí Linh. Năm Canh Tý 1360, triều đình cử binh tấn công, đàn áp dữ dội, ông bị bắt đưa về kinh hành hình, nghĩa quân tan vỡ.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #438
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Chân Lưu (933-1011)

Khuông Việt thiền sư (匡 越 禪 師) đời Đinh có tục danh là Ngô Chân Lưu (吳真流). Ông quê ở Cát Lợi, huyện Thường Lạc khoảng huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

Ông tinh thông tam giáo. Khi xuất gia học với sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thành Đại La nay là chùa Trấn Quốc, TP Hà Nội. Ông được truyền tâm ấn, đứng vào thế hệ thứ tư, dòng thiền Quan Bích.

Năm Quý Dậu 973, ông được Đinh Tiên Hoàng trọng vọng, ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư, phong chức Tăng thống.

Đời Tiền Lê, ông được tham dự triều chính. Năm 986, ông và sư Đỗ Pháp Thuận phụng mạng tiếp sứ nhà Tống là Lý Giác.

Ngày 15-2 năm Tân Hợi 22-3-1011 vào năm Thuận Thiên thứ 2, ông mất, thọ 78 tuổi.

Tác phẩm:

• Thuyền uyển tập anh ngữ lục,
• Truyền đăng lục,
• Thơ tiễn sứ Tống....

Bài Vương Lang quy nổi tiếng của ông cũng có tên là Ngọc Lang quy.

Nguyên văn:

祥 光 風 好 錦 帆 張
神 僊 復 帝 鄉
千 重 萬 里 涉 滄 浪
九 天 歸 路 長
人 情 慘 切 對 離 觴
攀 戀 星 星 郎
願 將 深 意 為 南 強
分 明 報 我 皇

Phiên âm:

Tường quang phong hảo cẩm phàm trương,
Thần tiên phục đế hương.
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lang (lãng),
Cửu thiên quy lộ trường.
Nhân tình thảm thiết đối ly trường!
Phan luyến tinh tinh lang.
Nguyện tương thâm ý vị Nam cường (cương?),
Phân minh báo ngã hoàng.


Bản dịch:

Trời lành gió thuận, gấm buồm dương
Thần tiên về để hương
Muôn trùng vạn dặm biển mênh mang
Trời xanh xa dặm trường
Tình ray rứt chén lên đường
Bịn rịn sứ tinh lang
Nguyện đem thâm ý vì Nam bang
Phân minh tâu Thượng hoàng.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #439
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Chi Lan (1434-?)

Ngô Chi Lan (吳芝蘭), nữ sĩ đời Lê Thánh Tông (黎聖宗; 1442 - 1497), còn gọi là Nguyễn Hạ Huệ. Quê bà ở làng Phù Lỗ, huyện Kim Anh, tỉnh Phúc Yên (nay là thành phố Hà Nội).

Bà nổi tiếng về tài thơ văn. Chồng của bà là danh sĩ Phù Thúc Hoành, người làng Phù Xá, làm ở Viện Hàn lâm chức Đông các đại học sĩ. Vợ chồng bà đều được vua Lê Thánh Tông và các danh sĩ đương thời trọng vọng. Bà từng được phong chức là Phù Gia nữ học sĩ, giao cho bà đảm đương việc dạy đạo đức, nghi lễ, và truyền đạt văn hoá cho các cung nhân.

Tác phẩm

Tương truyền bà có soạn tập thơ Mai Trang tập, nhưng đã thất truyền. Nay chỉ còn lại ít bài in trong Trích diễm thi tập, Truyền kì mạn lục, Kiến văn tiểu lục, Lĩnh Nam trích quái. Tập thơ của bà mang bản sắc riêng, không khuôn sáo, gò ép, có cái nhìn nhân ái trước cuộc đời và con người. Có thể coi bà là nhà thơ nữ đầu tiên có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của thơ ca Việt Nam.

• Thái liên khúc (Khúc hát hái sen, chữ Hán).
• Bốn bài thơ vịnh 4 mùa, cả chữ Hán lẫn Nôm.
• Thơ vịnh Phù Đổng thiên vương, núi Vệ Linh.
• Thơ vịnh truyện Tô Vũ (chữ Nôm).

Nguyên văn

采蓮曲
相看綠鬢年
無事采溪蓮
小姑嬌不語
帶笑學撐船
蓮花遠近香
采采總山娘
莫遣風吹鬢
冰肌原自涼

Phiên âm

Thái liên khúc
Tương khan lục mấn niên,
Vô sự thái khê liên.
Tiểu cô, kiều bất ngữ,
Ðái tiếu học sanh thuyền.
Liên hoa viễn cận hương,
Thái thái tổng sơn nương.
Mạc khiển phong xuy mấn,
Băng cơ nguyên tự hương.


Bản dịch

Khúc hát hái sen
Kìa em cô mái tóc xanh,
Gặp khi thong thả ra ghềnh hái sen.
Cô em duyên dáng lặng yên,
Mỉm cười tập lái đưa thuyền lướt qua.
Hương sen thoang thoảng gần xa,
Cô em miền núi hái hoa trên dòng.
Tóc mây chẳng khiến gió lồng,
Làn da trắng hồng, cảm thấy mát thay!


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #440
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Đức Kế (1878-1929)

Ngô Đức Kế là chí sĩ Việt Nam, hiệu Tập Xuyên, sinh năm Mậu Dần 1878, quê làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Con quan Tham tri Ngô Huệ Liên.
Năm Tân Sửu 1901, ông đỗ tiến sĩ, không ra làm quan, liên kết đồng chí hoạt động cách mạng. Cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Hân lập “Triêu Dương thương điếm” ở Vinh theo sáng kiến của Phan Bội Châu, buôn bán hàng nội, trợ cấp kinh phí, liên kết các đồng chí cho phong trào Đông du.

Năm Mậu Thân 1908, ông bị bắt đày ra Côn Đảo với nhiều đồng chí, đến năm 1921 mới được trả tự do.

Từ năm 1922, ông làm báo Hữu Thanh ở Hà Nội và nhiệt tình hoạt động văn hóa đấu tranh với các quan điểm sai trái của tạp chí “Nam Phong”, là người đầu tiên vạch trần âm mưu chính trị của tờ “Nam Phong”, nổi tiếng với bài “Nền quốc văn mới” và “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, trực diện công kích văn hoá nô dịch của thực dân Pháp và phong trào sùng bái “Truyện Kiều” do Phạm Quỳnh đề xướng. Báo bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã vào năm 1926.

Năm Kỷ Tỵ 1929, ngày 10-12 dương lịch ông mất, hưởng dương 51 tuổi. Huỳnh Thúc Kháng điếu ông bằng một đôi câu đối tuyệt tác:

撐 場 塊 磊 無 數 未 成 書 亞 魄 歐 魂 傳 到 偉 人 翻 絕 筆
拷 目 河 山 己 多 不 實 果 蘇 旃 管 帽 歌 來 正 氣 涌 潮 音

Phiên âm

Xanh trường khối lỗi, vô số vị thành thư, Á phách Âu hồn, truyện đáo vĩ nhân phiên tuyệt bút;
Khảo mục hà sơn, kỉ đa bất thực quả, Tô chiên Quản mão, ca lai chính khí dũng triều âm.


Huỳnh Thúc Kháng dịch luôn ra Việt văn:

Ngổn ngang gò đống, bao nhiêu bụng sách chép chưa xong, phách người Á mà hồn người Âu, đến chuyện vĩ nhân dừng ngọn bút;
Xơ xác non sông, những kẻ dư sinh còn được mấy, cờ họ Tô mà mão họ Quản, ngẫm bài chính khí dậy cơn dông.


Tác phẩm

• Phan Tây Hồ di thảo
• Đông Tây vi nhân
• Thái Nguyên thất nhật quang phục kí

Bài thơ “Hỏi Gia Long” sáng tác vào năm 1923 có thể nói là táo bạo nhất so với thơ văn đả kích châm biếm đương thời, đối tượng là Khải Định - vị đương kim hoàng thượng. Là người có nhiều uy tín với thanh niên trí thức những năm 20 thế kỉ 20.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 26-03-2010   #441
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.128
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ngô Đức Kế (1878-1929)

Ngô Đức Kế là chí sĩ Việt Nam, hiệu Tập Xuyên, sinh năm Mậu Dần 1878, quê làng Trảo Nha, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Con quan Tham tri Ngô Huệ Liên.
Năm Tân Sửu 1901, ông đỗ tiến sĩ, không ra làm quan, liên kết đồng chí hoạt động cách mạng. Cùng với Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Hân lập “Triêu Dương thương điếm” ở Vinh theo sáng kiến của Phan Bội Châu, buôn bán hàng nội, trợ cấp kinh phí, liên kết các đồng chí cho phong trào Đông du.

Năm Mậu Thân 1908, ông bị bắt đày ra Côn Đảo với nhiều đồng chí, đến năm 1921 mới được trả tự do.

Từ năm 1922, ông làm báo Hữu Thanh ở Hà Nội và nhiệt tình hoạt động văn hóa đấu tranh với các quan điểm sai trái của tạp chí “Nam Phong”, là người đầu tiên vạch trần âm mưu chính trị của tờ “Nam Phong”, nổi tiếng với bài “Nền quốc văn mới” và “Luận về chánh học cùng tà thuyết”, trực diện công kích văn hoá nô dịch của thực dân Pháp và phong trào sùng bái “Truyện Kiều” do Phạm Quỳnh đề xướng. Báo bị đóng cửa, Ngô Đức Kế mở Giác quần thư xã vào năm 1926.

Năm Kỷ Tỵ 1929, ngày 10-12 dương lịch ông mất, hưởng dương 51 tuổi. Huỳnh Thúc Kháng điếu ông bằng một đôi câu đối tuyệt tác:

撐 場 塊 磊 無 數 未 成 書 亞 魄 歐 魂 傳 到 偉 人 翻 絕 筆
拷 目 河 山 己 多 不 實 果 蘇 旃 管 帽 歌 來 正 氣 涌 潮 音

Phiên âm

Xanh trường khối lỗi, vô số vị thành thư, Á phách Âu hồn, truyện đáo vĩ nhân phiên tuyệt bút;
Khảo mục hà sơn, kỉ đa bất thực quả, Tô chiên Quản mão, ca lai chính khí dũng triều âm.


Huỳnh Thúc Kháng dịch luôn ra Việt văn:

Ngổn ngang gò đống, bao nhiêu bụng sách chép chưa xong, phách người Á mà hồn người Âu, đến chuyện vĩ nhân dừng ngọn bút;
Xơ xác non sông, những kẻ dư sinh còn được mấy, cờ họ Tô mà mão họ Quản, ngẫm bài chính khí dậy cơn dông.


Tác phẩm

• Phan Tây Hồ di thảo
• Đông Tây vi nhân
• Thái Nguyên thất nhật quang phục kí

Bài thơ “Hỏi Gia Long” sáng tác vào năm 1923 có thể nói là táo bạo nhất so với thơ văn đả kích châm biếm đương thời, đối tượng là Khải Định - vị đương kim hoàng thượng. Là người có nhiều uy tín với thanh niên trí thức những năm 20 thế kỉ 20.

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 01:52
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08983 seconds with 15 queries