Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-03-2010   #415
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Mậu Hợp (1563-1592)

Mạc Mậu Hợp là vị vua đời thứ năm nhà Mạc, sinh năm Quý Hợi (1563), con trưởng Mạc Phúc Nguyên. Nguyên quán là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Tháng 2 năm Giáp Tý (1564), ông được đưa lên nối ngôi cha, có hai ông chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển và Ứng vương Mạc Đôn Nhượng phụ tá. Nhờ hai ông chú này bảo vệ ông trong cuộc chiến với nhà Lê và các thế lực nội phản nên ông mới ở yên được trên ngôi cho tới lúc trưởng thành.

Tháng 10 năm Canh Thìn (1580), Mạc Kính Điển mất, Mạc Đôn Nhượng thay thống lãnh binh quyền, lúc này ông đã được 17 tuổi, biết cùng ông chú toan lo mọi việc. Nhưng tình thế vẫn gay go, lắm lúc bị quân Lê đánh phá dữ dội, ông phải bỏ kinh thành mà lẩn tránh nhiều nơi.

Năm Nhâm Thìn (1592), quân Lê bắt đầu tổng tấn công, quân Mạc thua to, rút lui tháo chạy liên miên, ông lánh thân nơi huyện Phượng Nhãn (hay Phượng Nhỡn), nay là thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, cắt tóc giả làm sư, vào chùa Mô Khuê ẩn náu. Quân Lê truy lùng ráo riết, phát giác được ông giả làm sư, lập tức bao vây chùa bắt ông giải về đại bản dinh. Ông tuyệt vọng than dài, nhưng trước mặt các tướng nhà Lê, ông vẫn anh dũng không khuất phục.

Trung tuần tháng 1 năm Nhâm Thìn (1592), Mạc Mậu Hợp bị chém đầu tại bãi cát Bồ Đề, hưởng dương 29 tuổi, ở ngôi 28 năm, gồm các niên hiệu: Thuần Phúc, Sùng Khang, Diên Thành, Đoan Thái, Hưng Trị, Hồng Ninh.

Con ông là Mạc Toàn nối ngôi xưng hiệu Vũ An cũng bị bắt và bị giết tại Bến Cỏ hay Thảo Tân. Nhà Mạc đến đây là hết thời oanh liệt, con cháu về sau kế tiếp hùng cứ vùng Cao Bằng.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #416
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Phúc Hải (? – 1546)

Mạc Phúc Hải (莫福海) là vị vua thứ ba đời nhà Mạc, niên hiệu Quang Hoà, miếu hiệu Mạc Hiến Tông. Ông là con trưởng Mạc Đăng Doanh được lập làm thái tử và nối ngôi vào năm Tân Sửu (1541). Ông còn có tên huý là Phúc Hải và Đức Nguyên, nguyên quán là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương, nay là xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Triều đại ông, văn nhờ có Mạc Ninh Bang, Trần Phỉ, Mạc Đình Khoa; võ nhờ có hai cha con Nguyễn Thiến, Nguyễn Quyện, bốn cha con Nguyễn Kính, Nguyễn Mệnh tức Mạc Hữu Mệnh, Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Lập nên vẫn đứng vững trước những đợt tấn công dữ dội của binh tướng nhà Lê.

Ngày 8-5 năm Bính Ngọ (1546), Mạc Phúc Hải lâm bệnh mất, ở ngôi được 6 năm. Trong những năm trị vì, Mạc Phúc Hải tiếp tục có những cải cách tiến bộ: công cấp điền địa và cũng coi trọng nghề văn. Trong 6 năm ông đã cho mở hai khoa thi để chọn hiền tài, Nguyễn Kỳ đỗ thủ khoa thi năm 1541, Vũ Khúc đỗ đầu khoa thi năm 1544.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #417
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Phúc Nguyên (? - 1564)

Mạc Phúc Nguyên (莫福源) là vị vua thứ tư đời nhà Mạc, niên hiệu Vĩnh Định, miếu hiệu Tuyên Tông Anh nghị hoàng đế, con trưởng Mạc Phúc Hải. Nguyên quán xã Cao Đôi, huyện Bình Hà, tỉnh Hải Dương, nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Tháng 5 năm Bính Ngọ (1546), ông hãy còn nhỏ tuổi và được đưa lên ngôi, có chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển phụ chính. Tứ Dương Hầu Phạm Tử Nghi bất mãn, lập phe nhóm tôn chú của Phúc Nguyên là Mạc Chính Trung lên làm vua, đối đầu với Phúc Nguyên. Nội bộ nhà Mạc rối ren, Mạc Kính Điển dẹp tan được nhóm Tử Nghi mới yên, nhưng phải thường xuyên chống nhau với nhà Lê.

Ngày 7-2 năm Giáp Tý (1564), ông bị bệnh đậu mùa và mất, ở ngôi 19 năm, sinh được một người con trai duy nhất là Mạc Mậu Hợp. Khi ông mất, Mạc Mậu Hợp mới 2 tuổi, lên nối ngôi tháng 2 năm Giáp Tý (1564), lúc này triều chính vẫn do Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng phụ tá.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #418
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Thị Bưởi (1927 - 1951

Mạc Thị Bưởi (1927 - 1951) là một trong những người được chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ngay trong đợt phong tặng đầu tiên vào năm 1955.

Bà sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Trong Cách mạng tháng Tám, cô tham gia Phụ nữ Cứu quốc tại địa phương. Sau khi Pháp tái chiếm Đông Dương, cô bắt đầu tham gia lực lượng du kích và là một cán bộ chính trị cơ sở, hoạt động ở địa phương, vốn nằm trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp.

Năm 1949, quân đội Pháp xây dựng bốt (đồn) Trung Hà, lập hàng rào, tháp canh, liên tục tổ chức càn quét, kiểm soát một địa bàn rộng lớn quang xã Nam Tân. Vì vậy cán bộ Việt Minh ở xã Nam Tân bị bật sang các vùng lân cận. Chỉ riêng Mạc Thị Bưởi vẫn tiếp tục ở lại, hoạt động xây dựng tổ chức cho Việt Minh trong những điều kiện khó khăn. Hơn thế, bà còn tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho quân Pháp.

Năm 1950, quân Việt Minh tấn công đồn Thanh Dung(?). Trong trận đánh này, Mạc Thị Bưởi đã thực hiện việc trinh sát tiền trạm, tạo cơ sở để trận đánh thành công. Quân đội Pháp nhiều lần treo giải thưởng để có thể bắt được Mạc Thị Bưởi, nhưng đều không thành công.

Năm 1951, bà làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm chiếm chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Trong một chuyến vận chuyển đó, bà bị quân Pháp phục kích bắt được và tra tấn tàn bạo. Bà kiên quyết không khai một lời và bị giết vào ngày 23 tháng 4 năm 1951, khi đó bà mới 24 tuổi

Ngày 31 tháng 8 năm 1955, Mạc Thị Bưởi được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương quân công hạng II

Ngày nay, tại huyện Nam Sách có tượng đài Mạc Thị Bưởi cạnh quốc lộ 5 và nhà tưởng niệm Mạc Thị Bưởi gần khu vực đền thờ Mạc Đĩnh Chi.

Bộ tem Anh hùng Mạc Thị Bưởi, do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ và được phát hành ngày 3 tháng 11 năm 1956, là bộ tem Việt Nam có giá cao nhất do còn lại rất hiếm.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #419
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mạc Thiên Tích (1718 - 1780)

Mạc Thiên Tứ cũng gọi là Mạc Thiên Tích, nguyên tên là Tông, sau đổi là Tích, tự là Sĩ Lân, con Tổng binh Mạc Cửu (1655-1736), được chúa Nguyễn phong là Tông Đức hầu. Ông là danh sĩ, danh tướng, một quan cai trị, một nhà dinh điền có tiếng đã làm rạng rỡ đất Phương Thành vùng Hà Tiên và cả khu vực Tây Nam Kỳ ở nửa thế kỉ XVIII.

Ông là người có hai dòng máu Việt – Hoa, mẹ là bà Bùi Thị Lẫm tài kiêm văn võ. Khi thân phụ qua đời ông nối nghiệp văn, võ mở mang đất Hà Tiên, được chúa Nguyễn phong Tổng binh Đại đô đốc. Chính ông đã giúp chúa Nguyễn thu phục và khai khẩn miền Tây Nam Kỳ, nhất là do công lao của ông mà đất Hà Tiên trở thành đất văn hiến, phồn vinh. Tại đây ông thành lập nhóm Chiêu Anh Các, ngày ngày cùng bàn giảng sách, xướng họa thi thơ, nổi tiếng và còn lưu truyền đến nay trong hoạt động của thi đàn này là "Hà Tiên Thập Vịnh".

Danh sĩ Nguyễn Cư Trinh thuở ấy làm Khẩn súy Tham mưu ở Gia Định, thường đến Hà Tiên liên hệ và xướng họa với các nhà thơ trong Chiêu Anh Các. Nhóm văn học Hà Tiên này đóng góp cho văn học Việt Nam rất nhiều tiểu phẩm, tác phẩm văn chương có giá trị.

Năm Đinh Dậu 1777, Định vương Nguyễn Phúc Thuần và Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương bị quân Tây Sơn giết, ông chạy sang Xiêm -Thái Lan ngày nay. Ở đây có kẻ gièm pha, vu khống cho rằng ông có mưu đồ làm phản, gây biến cho Xiêm, khiến vua Xiêm nghi ngờ, ghép tội ông làm gián điệp. Phẫn chí, ông tự tử bằng cách nuốt vàng để nghẹt thở, chết năm Canh Tý 1780. Hai con ông là Mạc Tử Thượng, Mạc Tử Hoàng và tùy tướng Tôn Thất Xuân với hơn 50 kẻ tùy tùng lớp tự tử lớp bị giết chết cả trong năm trên.

Tác phẩm

Các tác phẩm văn học của ông:

• Hà Tiên thập vịnh,
• Minh Bột di ngư thi thảo,
• Hà Tiên vịnh vật thi tuyển,
• Châu thị trinh liệt tân ngôn,
• Thi truyện trạng lưu tiết phụ,
• Thi khảo cách ngôn vị tập...

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #420
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mai Am (1826 - 1904)

Công chúa Mai Am sinh năm Bính Tuất (1826), tên thật Nguyễn Phúc Trinh Thận, tự Thúc Khanh, Nữ Chi, hiệu Diệu Liên, được phong Lại Đức công chúa. Bà là con gái thứ 25 của vua Minh Mạng, với bà Thục Tần Nguyễn Thị Bửu (1801–1851), con quan Tư không Nguyễn Khắc Thiệu người làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Bà là em cùng mẹ với Tùng Thiện Vương Miên Thẩm và công chúa Vĩnh Trinh (Qui Đức, Nguyệt Đình, Trọng Khanh), và là chị của công chúa Tĩnh Hòa (Huệ Phố, Quý Khanh).

Lúc nhỏ bà sống với mẹ và ba chị em gái ở viện Đoan Chính trong Tử Cấm Thành sau dời về Sở Tiêu Viên (vườn mía) thuộc khu dinh thự của Tùng Thiện Vương . Vì đây là khu vực thơ văn của Tùng Thiện Vương và cũng là nơi Tùng Thiện thi xã thường xuyên họp bạn thơ văn nên Mai Am đã được tiếp xúc thi thơ từ rất sớm. Tới tuổi đi học, với thân phận là con cháu hoàng tộc nên bà và chị em không được học ở trường ngoài mà được cho học trong Tôn học đường do anh ruột Tùng Thiện Vương phụ trách. Ba công chúa được sự dạy dỗ của anh nên sớm bộc lộ tài năng về thơ phú. Qui Đức, Mai Am, Huệ Phố được gọi là Tam Khanh (theo ba tên hiệu của ba người lần lượt Trọng Khanh, Thúc Khanh và Quý Khanh) trở nên nổi tiếng lừng lẫy về tài văn chương trong giới nữ lưu ở đất kinh thành. Trong ba người, Mai Am được coi là người tài năng và nổi tiếng nhất. Bà đã sáng lập ra Thỉnh Nguyệt Đình, là nơi bà chủ trì các đêm thơ, có sự tham gia của nhiều danh sĩ đất kinh kỳ.

Năm 1850, bà kết hôn với hiệu úy Thân Trọng Di (hay Thân Văn Di, tự Như Phủ) (1825-1885) - cháu nội quan đại thần Thân Văn Quyền (1771-1837), gốc ở làng Nguyệt Biều (ngoại thành Huế). Mẹ bà qua đời vào năm sau (12-9-1851). Cuộc sống của bà với Thân Trọng Di, theo nhà thơ Lương An thì "hai người ăn ở với nhau tuy bề ngoài vẫn ấm êm, nhưng bên trong thì không được sắt cầm hòa hợp". Năm 1863, bà mới sinh con trai đầu lòng đặt tên Thân Trọng Mậu, tuy nhiên người con chưa đầy 5 tuổi thì bị bệnh qua đời. Sau này Mai Am không sinh thêm được người con nào nữa. Đau đớn vì mất con, bà đã làm 15 bài thơ khóc con ("Khốc nhi thi - thập ngũ thủ") về sau có đăng trong Diệu Liên thi tập bản tái bản.

Tháng 7 năm 1885, sau khi vua Hàm Nghi xuất bôn, chồng bà Thân Trọng Di mặc dù đã 60 tuổi vẫn quyết theo vua đi ra Quảng Trị. Trong một đợt tấn công của Pháp, quân của Thân Trong Di tan rã còn bản thân ông bị mất tích giữa rừng, về sau vẫn không tìm được hài cốt; phải lập mộ giả để thờ[8]. Một lần nữa sau khi mất con, Mai Am lại viết 15 bài thơ khóc chồng, được khắc trên ngôi mộ không của ông ở xóm Đông làng Nguyệt Biều, do những người trong gia tộc họ Thân xây dựng.

Mai Am qua đời vào 3 tháng 1 năm 1904[6], thọ 79 tuổi. Bà là người sống lâu nhất trong Tam Khanh; người em gái Tĩnh Hòa mất vào năm 1885; còn người chị Vĩnh Trinh qua đời năm 1892. Anh của bà, Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng đã qua đời vào tháng 4 năm 1870.

Ngôi mộ của bà đặt tại làng Nguyệt Biều, nay là xã Thuỷ Biều, thành phố Huế[9]. Tên Mai Am đã được đặt tên cho một con đường nằm ở Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #421
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mai Bá Hương (? - 1756)

Mai Bá Hương là Liệt sĩ đời chúa Nguyễn (Nhà Hậu Lê), quê làng Tân Hương, Phiên Trấn, Gia Định, nay là vùng đất thuộc quận Tân Bình, TP HCM.
Ông làm Xá lại, thuộc ti Xá sai ở dinh Phiên Trấn, nên tục gọi là Xá Hương.

Năm Ất Dậu 1765, ông nhận lịnh vận tải lương thực cho đoàn quân của Chánh thống Cai cơ Nguyễn Cửu Vân chống nhau với quân Chân Lạp. Đoàn thuyền lương bị địch chặn đánh ở khoảng giao lưu Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, ông liệu khó chống giữ bèn truyền lệnh đục chìm thuyền và hi sinh.

Về sau, chúa Nguyễn truy phong ông làm Phúc thần, lập đền thờ nơi ông hi sinh gọi là Miễu Ông Bần Quỳ, thuộc xã Nhật Ninh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An ngày nay. Do đấy trên khúc sông ở trước miếu này cũng được gọi là sông Xá Hương. Miễu Ông Bần Quỳ quay mặt ra ngã ba Vàm Bao Ngược (còn gọi là sông Bao Ngược, sách chữ Hán chép là Thảo Giang, tiếng Pháp ghi là Grand Vaico), bên trái sông Vàm Cỏ Đông và bên phải là sông Vàm Cỏ Tây. Đời Minh Mạng ông được truy tặng là Thừa vụ lang, tước Tử.

Khi Phan Thanh Giản làm Kinh lược sứ miền Nam có lần đến thăm miếu ông có đề một đôi liễn như sau:

“Nghĩa báo Nam thiên, cương thượng thường bồi cao tiết;
Khí hiềm Tây tặc, giang tiền do khởi nộ ba”.


Nghĩa:

Nghĩa báo trời Nam, trên nỗng, [Từ xưa luống] thường bồi tiết cả,
Nỗi oán giặc Tây, trên sông [đến nay hãy] còn nổi sóng giận.


Nguyễn Liên phong trong Nam Kì phong tục Nhơn vật diễn ca cũng viết:

Hương làm tào vận tiểu quan
Quản coi một chiếc lương thoàn chở đi.
Quân Mên triệt ngã Bần Quì,
Mai công liệu thế hiểm nguy nhãn tiền!
Truyền quân lập tức đục thuyền
Mình cùng lương phạn xuống miền Tiêu Tương
Bỏ thân tách khỏi trần dương
Hồn chôn bụng cá phách nương hà phần
Truy phong làm tử nghĩa thần,
Ban tiền lập miểu kế gần thủy biên.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #422
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mai Hắc Ðế - Mai Thúc Loan - Mai Huyền Thành (?–722)

Mai Thúc Loan (梅叔鸞) tự lập xưng đế chống cuộc đô hộ nhà Đường. Vì tướng mạo ông đen sạm, nên đương thời nhân dân gọi là Mai Hắc Đế (梅黑帝), ngoài ra, ông còn được gọi là Mai Huyền Thành (梅玄成). Người xã Mai Phụ, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm Nhâm Tuất 722, ông cùng con là Mai Thúc Huy dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân nhà Đường, chiếm phủ thành, tự lập làm vua. Ông sai con là Mai Thúc Huy vận động ngoại giao liên kết với nước Lâm Ấp tức Chiêm Thành và Chân Lạp tức Campuchia ngày nay để gây thanh thế với lân bang.

Ông giữ vùng hiểm yếu Sa Nam - Nam Đàn làm căn cứ chính, đóng bản doanh ở núi Vệ Sơn, dựng thành đặt tên là Vạn An. Quan đô hộ nhà Đường xin binh tiếp cứu, vua Đường Huyền Tông cử Nội thị tả giám môn vệ tướng quân là Dương Tư Húc đem quân sang đàn áp. Trước sức tiến công của địch, thế cô, Mai Thúc Loan rút quân chạy về đóng giữ ở núi Vệ, chẳng bao lâu ông bị bệnh mất đột ngột vào năm Quý Hợi 723.

Nay ở núi Vệ, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cũ còn di tích cổ thành của Mai Hắc Đế, và ở xã Hương Lãm, huyện Nam Đàn có đền thờ Mai Hắc đế và Mai Thúc Huy. Về sau, các triều đại nối tiếp vẫn truy phong và liệt thờ cha con ông nơi miếu Lịch đại đế vương.

Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ Mai Hắc Đế thờ cả hai cha con ông ở xã Khả Lâm, tỉnh Nghệ An, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Mộ hai cha con ông trên núi Vệ Sơn thuộc xã Vân Diên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay.
Nhân dân còn truyền tụng thơ ca đề cao sự nghiệp và công đức cha con ông:

Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phước chung.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 25-03-2010   #423
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.761.400
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Mai Văn Bộ (1918- ?)

Mai Văn Bộ (1918- ?) là một trong ba người của bộ ba "Huỳnh - Mai - Lưu” nổi tiếng, sinh ra vào ngày 9 tháng bảy 9, 1918, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ trong một gia đình trung lưu.

Năm 1940, sau khi đỗ tú tài, Mai Văn Bộ được gia đình tiếp tục ra Hà Nội học bậc đại học.Trong thời gian này, Mai Văn Bộ viết bài Bạch Đằng giao và Ải Chi Lăng rồi được Lưu Hữu Phước phổ nhạc và trở thành những bài hát hùng tráng ca ngợi truyền thống đánh giặc của tổ tiên. Nhạc phẩm Bạch Đằng Giang và Ải Chi Lăng trở thành những bài hát truyền thống được thanh niên, sinh viên Hà nội ưa thích và hát vang trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Năm 1941, Mai Văn Bộ viết tiếp lời tiếng Pháp La Marche des étudiants dựa trên nền nhạc Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước và được Tổng hội sinh viên Đông Dương chọn làm bài hát nghi lễ. Năm 1942, Mai Văn Bộ được bầu vào Ban Chấp hành Tổng hội sinh viên Đông Dương, với chức vụ Trưởng ban Biên tập tờ báo Manôme – cơ quan ngôn luận của Tổng hội.

Năm 1944, Mai Văn Bộ tham gia “Đòan quân” xếp bút nghiên về Nam kháng chiến. Tại Sài Gòn, Mai Văn Bộ được giao nhiệm vụ phụ trách biên tập tuần báo Thanh niên – chuyên san Văn hóa – cơ quan ngôn luận của Đảng Dân chủ Việt Nam – Kỳ bộ Nam Bộ do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát phụ trách. Tuần báo Thanh niên phát hành ngay giữa thành phố Sài Gòn, với nội dung kêu gọi giới trẻ và quần chúng lao động yêu nước chuẩn bị lực lượng , tích cực tham gia vào các cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Tháng 9 năm 1944, tuần báo Thanh niên bị đình bản, đến đầu năm 1945, Mai Văn Bộ tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong và được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách tờ báo Tiến – cơ quan ngôn luận của Tổ chức Thanh niên Tiền phong.

Cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 bùng nổ, Mai Văn Bộ tích cực tham gia vào việc tổ chức lực lượng cướp chính quyền và sau đó, ông được chính phủ cách mạng bổ nhiệm chức vụ Giám đốc Báo chí Nam Bộ.

Này 23-9-1945, cuộc kháng chiến Nam Bộ bùng nổ, Mai Văn Bộ ra chiến khu miền Đông phụ trách tờ báo Quyết Chiến. Tiếp đó, ông tham gia lực lượng vũ trang và trở thành cán bộ chính trị đại đội.

Năm 1947, Mai Văn Bộ về nội thành Sài Gòn – Chợ Lớn hoạt động bí mật, xây dựng cơ sở với chức vụ Ủy viên Tuyên truyền, phụ trách biên tập tờ báo bí mật Liên Việt – cơ quan của Thành hội Liên Việt.

Năm 1949, Trung ương Cục miền Nam điều động Mai Văn Bộ ra chiến khu phụ trách Đài phát thanh Tiếng nói Nam Bộ.

Năm 1954, Mai Văn Bộ được cử làm thành viên của phái đoàn quân sự Việt Nam Dân chủ cộng hòa cùng với Ủy ban Quốc tế giám sát đình chiến ở Sài Gòn theo tinh thần Hiệp định Genève.

Nhiều năm sau đó, ông công tác trong ngành ngoại giao, làm Đại diện Cơ quan Thương mại Việt Nam tại Pháp, sau đó là đại sứ Việt Nam tại Pháp và Bỉ. Ông cũng là một học giả và viết nhiều sách. Một số sách do ông biên soạn hoặc chủ biên: Con đường vạn dặm Của Hồ Chí Minh (2004) , Chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ (1999), Lưu Hữu Phước sự nghiệp âm nhạc (1998),Hà Nội - Pari: Hồi ký ngoại giao (1993)...

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:51
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08470 seconds with 14 queries