Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-12-2011   #28
Ảnh thế thân của Tiểu Khô Lâu
Tiểu Khô Lâu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 01-12-2011
Bài viết: 61
Điểm: 56
L$B: 1.894
Tiểu Khô Lâu đang offline
 
dấu cách dòng nhiều quá, nên tăng size chữ và giảm cách dòng đi bạn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Tiểu Khô Lâu vì bài viết hữu ích này:
LạcTửAnh (14-12-2011)
Cũ 13-12-2011   #29
Ảnh thế thân của LuongSonAcTac
LuongSonAcTac
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 27-06-2011
Bài viết: 405
Điểm: 10
L$B: 980
LuongSonAcTac đang offline
 
LTA phân tích kỹ lưỡng, khá khen."Mà nay áo vải cờ đào.Giúp dân dựng nước xiết bao công trình"


Chữ ký của LuongSonAcTac
Không bạn, không bè, không phe phái

Chém mem, chém mod, chém admin

Tài sản của LuongSonAcTac
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LuongSonAcTac vì bài viết hữu ích này:
LạcTửAnh (14-12-2011)
Cũ 14-12-2011   #30
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.584
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
BẢO VỆ GIỌT MÁU QUAN TRUNG, LIỆU TƯƠNG LAI NƯỚC TA CÓ ''QUANG TRUNG NHỊ THẾ ?!''

Khi nhà Nguyễn phục quốc lên ngôi , cho truy lùng dòng tộc con cháu Tây Sơn để giết sạch . Bà mau chóng hủy hoại nhan sắc , hoá trang thành một người khác đem con là Nguyễn Quang Thùy và Ngọc Hạnh (?)chạy vào trong Nam lánh nạn rồi giao cho người khác nuôi ,thay tên đổi tuổi . Khi bị nô bộc làm phản , chỉ điểm nhà Nguyễn bắt ,bà quyết bảo vệ giọt máu Quang Trung , bảo vệ không khai con ở đâu ,cắn lưỡi tự vận để bảo toàn trung tiết ,xứng đáng là một bà mẹ bà vợ ,một liệt nữ anh thư trong chính sử !
Dân chúng lúc ấy, không ai dám nhắc đến tên bà Lê Ngọc Hân nên sự lưu truyền trong dân gian bị mai một , chỉ còn những con cháu công thần hay hòang tộc nhà Lê còn nhớ chuyện này nhờ cha ông truyền khẩu.

''Hậu thế câu ngâm lời thống thiết
Nhân gian nước mắt giọt lệ thương''


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
LuongSonAcTac (15-12-2011)
Cũ 15-12-2011   #31
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.584
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
SUÝT BỊ XÓA TÊN



Quan hệ giữa Nguyễn Huệ và Hoàng tộc nhà Lê gay gắt đến mức một vị Hoàng thân là chú của Ngọc Hân đã phát biểu: "Tự tôn (tức Duy Kỳ) không được làm vua, thiên hạ chắc sẽ loạn ấy là lỗi tại công chúa Ngọc Hân. Công chúa thực đã làm hại đến việc lớn xã tắc. Hãy xóa tên công chúa trong sổ họ đi, để công chúa về nước Tây Sơn mà yên hưởng giàu sang" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Sợi dây căng tưởng chừng sắp đứt. Đã đến nước ấy thì Ngọc Hân công chúa và Nguyễn Huệ đành phải nhượng bộ. Hoàng tôn Lê Duy Kỳ lên nối ngôi, tức vua Lê Chiêu Thống.

Sau khi được đặt lên ngôi báu, Lê Chiêu Thống đã có những hành động phản bội lại nhà Tây Sơn, trả thù những người trước đây đã từng cộng tác với nhà Tây Sơn, thậm chí có những người phụ nữ thuộc Hoàng tộc kết hôn với các tướng lĩnh Tây Sơn, có thai, còn bị mổ bụng lấy thai ra! Nhưng tội ác lớn nhất của Lê Chiêu Thống đó là rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Giá như Hoàng tộc nhà Lê đừng quá bảo thủ, nghe lời Ngọc Hân và Nguyễn Huệ thì đâu có cái vạ Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà"? Tất nhiên, Nguyễn Huệ mới chân ướt chân ráo đến Thăng Long thì không thể biết được nội tình Hoàng tộc nhà Lê. Việc ông kiên quyết phản đối Chiêu Thống lên nối ngôi là căn cứ vào ý kiến đánh giá của Lê Ngọc Hân. Thật đáng khâm phục con mắt tinh đời của công chúa Ngọc Hân.


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-12-2011   #32
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.584
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nguyenhaidangduy Xem bài viết
Gửi Elizabeth!
...người mà phải nhờ ông tơ bà mối xe duyên chỉ hồng đó liệu có mấy phần chân tâm? Cuộc sống không tình yêu có ai hạnh phúc không?...
TẤT NHIÊN 1 ''THUYỀN QUYÊN'' NHƯ NGỌC HÂN, NGUYỄN HUỆ KHÔNG THỂ CHỐI TỪ, CÒN NGỌC HÂN, NGỌC HÂN CÓ YÊU 1 ANH HÙNG NHƯ NGUYỄN HUỆ ?!


Lúc sống ở kinh đô Phú Xuân, hoàng hậu Ngọc Hân đã sáng tác nhiều thơ văn và vua Quang Trung là chủ đề cảm xúc lớn lao trong sự nghiệp sáng của bà.

Theo sử sách, sau lễ kết hôn, Nguyễn Huệ và Ngọc Hân đều lên kiệu đến bái yết tôn miếu nhà Lê, lễ xong hai người cùng về. Như thấu hiểu được tâm trạng của Ngọc Hân, Nguyễn Huệ mở lời bông đùa, dí dỏm: "Con trai con gái nhà vua, đã có mấy người được vẻ vang như nàng?". Công chúa đáp: "Nhà vua ít lộc, các con trai con gái ai cũng thanh bạch nghèo khó, chỉ riêng thiếp có duyên, lấy được Lệnh công, ví như hạt mưa, bụi ngọc bay ở giữa trời được sa vào chốn lầu đài như thế này, là sự may mắn của thiếp mà thôi". Nghe Ngọc Hân thủ thỉ lên nỗi niềm đó, Nguyễn Huệ lấy làm thích thú, tâm đắc.

Vì giỏi văn thơ, Ngọc Hân được Nguyễn Huệ yêu say đắm. Nguyễn Huệ cũng được Ngọc Hân xem như một vĩ nhân hiếm có. Không chỉ yêu vì nết, Nguyễn Huệ còn trọng Ngọc Hân vì tài, nên giao coi giữ các văn thư trọng yếu, phong cho chức nữ học sĩ, dạy dỗ các con cái và các cung nữ.

Có thể nói, tình yêu đã thật sự chắp cánh cho tài năng đôi lứa Ngọc Hân - Nguyễn Huệ, làm cho sự nghiệp của chúa Tây Sơn thêm hiển hách sau này.
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời. Sau tang lễ, bà đau buồn âm thầm đặt riêng một lễ ở Hữu cung, đọc bài Văn tế tự soạn để khóc chồng! Thật là một chuỗi lâm li bi thiết, ví như: "… Một phút mây che vừng Thái Bạch. Trong sáu cung thoắt đã nhạt hơi hương. Tơ đứt tấc lòng ly biệt. Châu sa giọt lệ cương thường…". Và: "… Liều trâm thoa mong theo chốn chân dung, da tóc trăm thân nào có tiếc. Ôm cưỡng bảo luống ngập ngừng di thể, sữa măng đôi chút lại thêm thương". (Trích Văn tế vua Quang Trung)

Tiếp đó, bà còn sáng tác thêm "Ai tư vãn" bằng văn quốc âm, thể song thất lục bát, dài 164 câu. Toàn bài tác giả đã vận dụng lời lẽ thật tha thiết mà rất chân thành, rất xúc động từ câu mở đầu: "Gió hiu hắt, phòng tiêu lạnh lẽo. Trước thềm lan hoa héo ron ron! Cầu Tiên khói tỏa đỉnh non. Xe rồng thăm thẳm, bóng loan rầu rầu..." Lúc thì chạnh nghĩ mối duyên may mình đã được trải qua: "… Rút dây vâng mệnh phụ hoàng. Thuyền lan chèo quế thuận đường vu qui. Trăm ngàn dặm quản chi non nước. Chữ nghi gia mừng được phải duyên. Sang yêu muôn đội ơn trên. Rỡ ràng vẻ thúy, nối chen tiếng cầm…" (Trích Ai tư vãn)

Khi lo lắng thuốc thang cho chồng (vua Quang Trung): "Từ nắng hạ, mưa thu trái tiết. Xót mình rồng mỏi mệt chẳng yên. Xiết bao kinh sợ lo phiền. Miếu thần đã đảo, thuốc tiên lại cầu. Khắp mọi chốn đâu đâu tìm rước. Phương pháp nào đổi được cùng chăng?"

Thoắt lại mơ tưởng lúc chồng vẫn còn sống: "… Mơ hồ bằng mộng, bàng hoàng như say. Khi trận gió, hoa bay thấp thoáng. Ngỡ hương trời bảng lảng còn đâu. Vội vàng sửa áo lên chầu. Thương ôi, quạnh quẽ trước lầu nhện giăng" (Trích Ai tư vãn)

Tác giả lại ngậm ngùi trách tạo hóa hẹp hòi… và tha thiết xin thay mạng: "… Công dường ấy mà nhân dường ấy. Cõi thọ sao hẹp bấy Hóa công? Rộng cho chuộc được tuổi rồng. Đổi thân ắt hẳn bõ lòng tôi ngươi".

Rồi còn muốn liều thân: "… Quyết liều mong ven chữ tòng. Trên rường nào ngại, giữa dòng nào e" (Trích Ai tư vãn)

Nhưng còn vướng víu chỉ vì con nhỏ: "… Còn trứng nước thương vì đôi chút. Chữ tình thâm chưa thoát được đi. Vậy nên nấn ná đòi khi. Hình dường còn ở, hồn thì đã theo.

Mặc dầu biết chắc còn sống thì sẽ nhiều khổ đau oan nghiệt: "Phút giây bãi bể nương dâu. Cuộc đời là thế, biết hầu nài sao? Chữ tình nghĩa trời cao, đất rộng. Nỗi đoạn trường còn sống còn đau! ..." (Trích Ai tư vãn).




NGỌC HÂN CÓ YÊU NGUYỄN HUỆ KHÔNG HỠI HẬU THẾ ?!


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
LuongSonAcTac (16-12-2011), ngochancongchua (16-12-2011)
Cũ 16-12-2011   #33
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.584
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
Bạn nguyenhaidangduy với A-li-za-bet đâu rồi, đuối lý quá nên chuồn rồi hả, ra đây tranh luận tiếp nào.


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-12-2011   #34
Ảnh thế thân của LạcTửAnh
LạcTửAnh
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-09-2011
Bài viết: 143
Điểm: 9
L$B: 7.584
Tâm trạng:
LạcTửAnh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi nguyenhaidangduy Xem bài viết
....2. Triều Nguyễn Huệ có gì tốt đâu bạn hãy nêu ra cho tôi xem? Những gì Triều đại nguyễn huệ đã làm gì cho dân Việt Nam ngoài việc chiến tranh loạn lạc?
3. Triều Lê mặc dù có phân hóa 2 bờ đất nước nhưng do loạn trong chứ nào phải giặc ngoài. Và tôi xin nói thêm khi mới khởi nghiệp binh đao thì 3 anh em tây sơn cũng tay trong tay ngoài với kẻ thù truyền kiếp của ta là Trung Quốc. Nếu thắc mắc thêm thì đọc sách thêm hoặc search google.
4. Dù triều Lê có loạn lạc thế nào đi chăng nữa thì cũng có chế độ tuyển dụng nhân tài, hình thức khoa cử. Đồng thời với việc đó thì việc mở mang bờ cõi ở triều lê đẩy mạnh và có thể nói triều đại này ít bị giặc ngoài nhìn ngó hơn so với thời nguyễn huệ. Và có thể nói mấy tỉnh Miền nam mở rộng này đều do công lao của cái triều đại mà bạn cho là tệ hại đó. Tôi không biết bạn miền bắc hay miền nam mà hỏi 1 câu triều lê đã làm gì?
Còn bây giờ tôi muốn hỏi bạn vậy triều nguyễn huệ đã làm gì cho đất nước việt nam? bạn đừng nêu dẫn chứng những cái chiến thắng oanh liệt ra mà hù thiên hạ nhé chiến tranh nhân dân khổ. Nếu đổi cái rạng danh ấy bằng việc ấm no hạnh phúc an cư lạc nghiệp tôi cũng đổi...


Phải chăng Triều đại Tây Sơn chẳng làm gì cho dân Việt Nam ngoài việc chiến tranh loạn lạc?

Về võ công

Hiếm có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự như nhà Tây Sơn. Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả chính quyền cai trị sở tại lẫn ngoại viện hùng mạnh từ nước ngoài do tàn dư của các thế lực cũ rước vào. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích võ công đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc.

Nổi bật trong ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của nhà Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Vua Quang Trung ngoài việc đánh đổ nhà Lê cùng các dòng họ Trịnh, Nguyễn còn có ý tấn công nhà Thanh nhằm vẽ lại bản đồ Việt-Hoa, nhưng cái chết đột ngột của ông khiến dự định không thể thực hiện.

Về văn trị

Sau khi định đô ở Quy Nhơn, vua Thái Đức không có đóng góp gì đáng nói về văn trị. Văn trị nhà Tây Sơn vẫn chủ yếu là thành tựu của vua Quang Trung nhờ ông biết trọng dụng nhân tài. Việc khuyến khích phát triển kinh tế và dùng chữ Nôm chứng tỏ ông không chỉ là một người lãnh đạo "võ biền" đơn thuần. Đánh Xiêm, Thanh, nhưng cũng ngay lập tức, Quang Trung chú trọng nối lại hòa bình bằng ngoại giao với các nước này, dù sau đó ông cũng có âm mưu thôn tính cả Trung Hoa. Tuy nhiên, thời gian trị vì của ông quá ngắn ngủi khiến tác dụng của những biện pháp cai trị của ông chưa có hiệu quả rõ nét và kế họach tấn công Trung Hoa của ông coi như đổ sông đổ biển.

Đáng chú ý là việc trọng dụng chữ Nôm đã biểu lộ tinh thần quốc gia mãnh liệt. Quang Trung tuy trọng khoa cử, chữ Nho vẫn được dùng nhưng trong chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú, văn Nôm đă được đặt vào một địa vị quan trọng.

Vốn là con người có óc thực tế, vua Quang Trung sau khi lên ngôi liền nghĩ ngay việc đúc tiền bằng đồng để tiêu dùng trong nước và có sự thuận tiện trong việc thương mại. Năm Quang Trung thứ tư (1791) do cần chuẩn bị việc đánh Mãn Thanh, nhà vua đã cho đi thu gom các đồ bằng đồng tốt trong nước để đem làm binh khí và đúc tiền cho rộng tài nguyên

Phải chăng Triều đại Tây Sơn chẵng làm gì cho dân Việt Nam ngoài việc chiến tranh loạn lạc ?


Chữ ký của LạcTửAnh
Mộng Nhi, nàng đang ở đâu ??

Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LạcTửAnh vì bài viết hữu ích này:
LuongSonAcTac (16-12-2011)
Cũ 16-12-2011   #35
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.707
sao_phu08 đang offline
 
Góp Vài Ý Nho Nhỏ


Trong các vị tướng Việt Nam ngoài Phan Vĩ và Phùng Cương , Nguyễn Huệ là người còn lại Phủ mến mộ nhất . Triều đại Tây Sơn có lẻ là một triều đại ngắn ngủi mang nhiều điều " lạ " mà cho đến nay vẫn gây nhiều hoang mang cho người mến sử nước nhà . Tin đó rồi nghi ngờ đó .

[
Trích dẫn:
QUOTE]Phải chăng Triều đại Tây Sơn chẳng làm gì cho dân Việt Nam ngoài việc chiến tranh loạn lạc?
Nước ta từ khi khai quốc đã phải lo đối mặt với mối họa ngoại xâm . trước là một phương bắc hùng cường , sau lại thêm Ai Lao , Chiêm Thành . Biết bao triều đại từ huy hoàng đến rối ren thối nát vẫn không giải nỗi bài toán hóc búa này . Phương sách duy nhất vẫn là Bắc Hòa Nam An . Từ Ngô Tổ dẹp ách đô hộ đến Đinh Hoàng thống nhất nội loạn , từ tiền vương họ Lê đến Trần triều oai hùng , vị vương nào cũng cố gắng nhẫn nhịn cầu hòa phương bắc ; may ra có được chút thái bình vỗ an quốc nội . Phải nói thêm , không vì một trận thua vì chí quyết tử trên sông Nhật Lệ của ta mà Tống triều không dám đem quân xâm phạm , chỉ là vì khi ấy Tống bị Liêu Quốc rồi Kim Quốc sau này không ngừng đem quân đánh phá từ ải Bắc Lộ đến Hoàng Hà thành thử không còn đủ nội lực mà phân tâm bành trướng . Khi này họa chiến tranh của ta chỉ còn một Chiêm Thành phương Nam cùng Ai Lao phía Tây . Nhớ Phan Vĩ đánh bạt vạn quân Ai Lào cửa Bình Quan , Lê Ngọa Triều chém vạn đầu giặc Chiêm sông Bảo Định , oai hùng biết bao ! Sử Việt chói lọi biết bao !

Rồi Lý triều dựng thành . Trần triều dùng một vị hoàng đế trẻ con được Thủ Độ trợ lực khai sáng . Lúc này , họa phương bắc lại là họa lâm đầu . Mông Cổ chiếm Tống , diệt Kim , thiêu rụi Tây Hạ , nuốt Đại Lý . Nước Việt nhỏ bé lại ra thành trì cuối cùng để vẽ nốt cho hoàn mỹ bức tranh cai trị đông á . May thay nhờ được đoạn thái bình nên quốc lực đủ mạnh , quân dân lại đồng lòng thành ra ba lần vó ngựa Nguyên_Mông phài thúc cương không cất nổi vó . Chưa kịp cầu hòa chiêu an phương bắc là bao , nỗi loạn lại bộc phát . Hồ Quý Ly lật Trần lập ra nhà Hồ . Lúc này Chu Nguyên Chương cũng đã lật được nhà Nguyên tạo ra vương triều Đại Minh . Lấy cớ thảo phạt nghịch tặc thật ra là chiếm thành nuốt đất , quân Minh mau chóng đánh bại một nhà Hồ non yếu mất cả thế lẫn thời . Nước ta lại bị Bắc Thuộc .

Lê Lợi mười năm có lẻ khổ sở đuổi giặc Minh dựng lại quốc thổ . Ngờ đâu tiền vương anh minh , hậu chúa lại thua sút nên lại là cái nạn Nam Triều_Bắc Triều , Đàng Trong_Đàng Ngoài nồi da nấu thịt nấu đậu đốt thân đậu mà thôi . Lúc này Phương Bắc nhà Minh đã suy yếu , bị tộc Mãn Châu Đông Bắc từng bước thôn tính . Chiêm Thành Chân Lạp phía Nam cũng dần hoang tàn . Thành ra người họ Nguyễn được thiên thời mà nới rộng cương thổ xuống nam . Đến khi Tây Sơn Tam Kiệt chiếm thành Đồ Bàn_Quy Nhơn , quốc thổ nước ta đã gần như trãi dài tận mũi Nam.

Điểm lại lịch sử một chút để cho thấy , không riêng triều Tây Sơn , các triều đại khác của ta củng đều phải trải qua loạn lạc . Như một Hậu Lê chói ngời " Lấy dân làm gốc " cũng phãi nỗi can qua mới bình ỗn được nước nhà . Thái bình ai cũng muốn , vỗ an trăm họ khuyến nông tăng điền vương nào không ham ? Nhưng muốn được như vậy phải giải bài toán phương bắc đã . Mà nào chỉ bài toán như không có lời kết đó , còn thêm nội loạn như than nguội chờ gió cháy bừng . Phủ tôi cho , chí ít ra , triều Tây Sơn dưới tài Nguyễn Huệ đã phần nào giãi tốt hai bài toán khó trên của lịch sử .

Tiếc thay , người tài đoản mệnh . Như Tề Hoàn Công mất Quản Trọng , Tây Thục mất Gia Cát , lịch sử ta mất đi một người đại tài tưởng như sẽ sang một trang hào hùng mới cho nước Việt bao năm bị bóng lớn phương bắc che mờ .

Tiếc thay !

Điểm kết chiến tranh là hòa bình hoặc lệ thuộc . Muốn nhanh chóng bình ỗn thời cuộc rối ren mà dựng nước không chi bằng nỗi trận can qua quét sạch thù trong giặc ngoài .

Tiếc , người tài đi sao sớm , chưa dựng xây nhiều hồn đã hận đất sâu . Chợt nhớ câu đối nổi tiếng của Ngô Thời Nhậm ( ? ) _ tướng tây sơn _ khi thua trận bị Đặng Trần Thường ( ? ) _tướng Nguyễn Ánh_ bắt mỉa mai , mà xót xa :

Ai công hầu , ai khanh tước , giữa trần ai ai dễ biết ai
Thế chiến quốc , thế xuân thu , gặp thời thế thế thời phải thế


Tiếc !

Thôi thì thế thời phải thế !

Vài ý nhỏ không dám dông dài làm hư cao kiến . Có gì sai mong bỏ qua cho .

Khả ái !


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-12-2011   #36
Ảnh thế thân của LuongSonAcTac
LuongSonAcTac
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 27-06-2011
Bài viết: 405
Điểm: 10
L$B: 980
LuongSonAcTac đang offline
 
Khá khá, Lạc Văn Anh, Sạo_Phù mỏ, Ngộ Chân, Alyzabes, đều thiên về anh Ba Thơm, chỉ có nguyện hãi dàng duý là phản bác Quang Trung Thánh Đế.Ta thì theo Tây Sơn, ai mà phản Tây Sơn, ta chém, nguyenhaidangduy, cảnh cáo lần 1


Chữ ký của LuongSonAcTac
Không bạn, không bè, không phe phái

Chém mem, chém mod, chém admin

Tài sản của LuongSonAcTac
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:25
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07748 seconds with 14 queries