Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-03-2010   #28
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Tuyên

Hà Tuyên là một tỉnh cũ ở cực bắc Việt Nam. Được lập tháng 12 năm 1975 trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Kể từ tháng 8 năm 1991, tỉnh lại được chia lại thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.

Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: thị xã Tuyên Quang (thủ phủ), TX Hà Giang, 13 huyện: Na Hang, Hàm Yên, Sơn Dương, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Hoa (Hoàng Su Phì), Bắc Quang, Chiêm Hoá, Yên Sơn, Đồng Văn, Yên Minh, Vị Xuyên, Minh Sơn (Xín Mần).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #29
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Tây

Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ địa giới của Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội, và như vậy tỉnh này không còn tồn tại nữa.

Hành chính

Hà Tây trước khi chấm dứt tồn tại bao gồm 2 thành phố là:
  • Thành phố Hà Đông (được chuyển từ "thị xã" theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2006).
  • Thành phố Sơn Tây (được chuyển lên thành phố vào ngày 2 tháng 8 năm 2007 theo NĐ số 130/NĐ- CP của Chính phủ).

Đây là một đơn vị tỉnh đầu tiên tại Việt nam có 2 thành phố và 12 huyện.
  • Huyện Ba Vì
  • Huyện Chương Mỹ
  • Huyện Đan Phượng
  • Huyện Hoài Đức
  • Huyện Mỹ Đức
  • Huyện Phú Xuyên
  • Huyện Phúc Thọ
  • Huyện Quốc Oai
  • Huyện Thạch Thất
  • Huyện Thanh Oai
  • Huyện Thường Tín
  • Huyện Ứng Hòa

Hà Tây cũ nay là Hà Nội mở rộng đến ngày 5/10/2008 sẽ có mã vùng điện thoại mới là: 04 cụ thể như sau: 04 + 3 + bảy chữ số tiếp theo trong số điện thoại. Ví dụ số cũ là 0343639100 thì nay là 0433639100.

Điều kiện tự nhiên
  • Vị trí: 20°31'-21°17′ vĩ bắc và 105°17′-106°00′ kinh đông
  • Diện tích: 2.193 km²
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.900 mm
  • Nhiệt độ trung bình: 23,3°C, chênh lệch khá cao giữa các vùng. Mùa hè ở đồng bằng lên tới 36-37°C, cá biệt tới 41°C, mùa đông ở vùng cao có thể xuống tới 3°C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.399 giờ
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 70-85%
  • Địa hình Hà Tây có thể chia làm ba khu vực là vùng núi (Ba Vì), vùng gò đồi phía Tây (Sơn Tây, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) và vùng đồng bằng phía Đông.
Dân cư

Hà Tây có khoảng 2,47 triệu người với mật độ dân số 1.126 người/km² (2003).
  • Thành phần dân số: Nông thôn: 91%, Thành thị: 9%
  • Thành phần dân tộc: Kinh, Mường, trong đó người kinh chiếm đa số

Lịch sử

Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.

Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha, 228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.

Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.
Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội.

Kinh tế

Thu nhập

Tổng sản phẩm (GDP) trong tỉnh năm 2001 ước đạt 14.900 tỷ đồng. Theo tài liệu [1] thì năm 2001 dân số toàn tỉnh Hà Tây là 2.432.000 người, do đó GDP/người là 434 USD, tương đương với 6.157.300 đồng.

Cơ cấu kinh tế:
  • Tỷ trọng nông-lâm nghiệp: 36%
  • Công nghiệp, xây dựng: 30%
  • Dịch vụ là: 34%.
  • Làng nghề

Hà Tây có trên 200 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài - Duyên Thái, tiện gỗ - Nhị Khê, thêu - Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, hàng mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá v.v.

Lễ hội
  • Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) - một lễ hội dài nhất và vui nhất Việt Nam (3 tháng, bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch) thu hút khoảng nửa triệu khách mỗi năm.
  • Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần.
  • Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai) liên quan đến pháp sư Từ Đạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội chùa Đậu, hội chùa Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên.
  • Lễ hội đền Lộ (huyện Thường Tín) - lễ hội dài 10 ngày và vui nhất miền bắc Việt Nam bắt đầu từ mồng 1 tháng 2 đến mồng 10 tháng 2 âm lịch) thu hút hàng vạn khách mỗi năm.
  • Lễ hội đền Vân Trai (huyện Thường Tín)-từ mồng 9 đến 12 tháng 3 âm lịch tưởng nhớ các vua Hùng và vị thần hoàng làng, có nghi thức rước kiệu đẹp nhất cả vùng.
  • Lễ hội Chử Đồng Tử (một trong 4 vị thánh của Việt Nam ) được tổ chức từ ngày 30 đến 1 tháng 4 (âm lịch) hàng năm tại Xã Tự Nhiên - Thường Tín - Hà Tây
Du lịch

Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia đó là Hương Sơn và Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các địa chỉ du lịch có: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, hồ Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử (ngày 30/3 ÷ 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây).


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #30
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Đông

Hà Đông là một tỉnh cũ của Việt Nam. Tên gọi tỉnh Hà Đông thay thế cho tên gọi cũ là tỉnh Cầu Đơ vào ngày 6 tháng 12 năm 1904. Tỉnh Cầu Đơ nguyên là tỉnh Hà Nội, được đổi tên sau khi cắt phần tỉnh thành Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa và tỉnh lỵ chuyển về Cầu Đơ. Tỉnh Hà Đông gồm 4 phủ: Hoài Đức (có thêm huyện Đan Phượng của tỉnh Sơn Tây nhập vào), Mỹ Đức, Thường Tín và Ứng Hòa.

Tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông là thị xã Hà Đông, mà tên gọi cũ là Cầu Đơ.

Năm 1915, Khu vực ngoại thành Hà Nội của thành phố Hà Nội đổi thành huyện Hoàn Long trực thuộc tỉnh Hà Đông.

Đầu những năm 1960, huyện Từ Liêm và huyện Thanh Trì của tỉnh này lại được cắt ra để chuyển sang thành phố Hà Nội.

Ngày 1 tháng 7 năm 1965, hai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Tây. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình, để rồi đến năm 1991 lại tách ra thành tỉnh Hà Tây và Hòa Bình.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #31
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hưng Hóa

Hưng Hóa là một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19. Tỉnh Hưng Hóa được thành lập năm 1831. Đây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ.

Tên gọi Hưng Hóa

Tiền thân của tỉnh Hưng Hóa là đạo thừa tuyên Hưng Hóa, rồi trấn Hưng Hóa.

Tháng 6 âm lịch Năm Quang Thuận thứ bảy (1466), vua Lê Thánh Tông đặt 13 đạo thừa tuyên là Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, phủ Trung Đô và Hưng Hóa.

Đây là lần đầu tiên từ "Hưng Hóa" được nhắc tới trong sử sách Việt Nam ở cấp một đơn vị hành chính (gần như cấp tỉnh ngày nay). Tuy nhiên, từ Hưng Hóa đã được nhắc tới từ những năm 1419 như là một xứ. Đạo thừa tuyên Hưng Hóa có lẽ bao gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai ngày nay. Không biết chính xác ai là người đầu tiên thay mặt vua cai quản đạo thừa tuyên này. Tuy nhiên, sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

Năm Quang Thuận thứ tám 1467...tháng ba... lấy Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị Nguyễn Đức Du làm ngự sử đài thiêm đô ngự sử; tri phủ Quy Hóa Nguyễn Thúc Thông làm Hưng Hóa thừa tuyên sứ tham nghị.

Như vậy, có thể ông Nguyễn Đức Du là người đầu tiên cai quản vùng đất có tên gọi khi đó là thừa tuyên Hưng Hóa. Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đạo thừa tuyên Hưng Hóa thành 3 phủ gồm 4 huyện, 17 châu. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết rằng:
  • Phủ Quy Hóa quản lĩnh 3 huyện: Trấn Yên, Yên Lập, Văn Chấn và 2 châu: Văn Bàn, Thủy Vĩ.
  • Phủ Gia Hưng quản lĩnh 1 huyện: Thanh Xuyên và 5 châu: Phù Hoa, Mộc Châu, Việt Châu, Mai Châu, Thuận Châu.
  • Phủ Yên Tây quản lĩnh 10 châu: Lai Châu, Luân Châu, Quỳnh Nhai, Chiêu Tấn, Hợp Phì, Kiêm Châu, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Toàn và Tung Lăng.
Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi là xứ Hưng Hóa. Đời Hồng Thuận (1509-1516) trở thành trấn Hưng Hóa. Đến năm 1831 là tỉnh Hưng Hóa.

Thay đổi hành chính và đổi tên

Sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, người Pháp chia tỉnh Hưng Hoá thành các tỉnh, các tiểu quân khu để dễ dàng cai trị: tháng 5 năm 1886 thành lập tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình); ngày 7/01/1899, thành lập đạo quan binh IV bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai, Tiểu quân khu Vạn Bú... Lào Cai là đạo lỵ (về sau đổi thành các tỉnh dân sự như: tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La), tỉnh Lào Cai (tháng 7 năm 1907) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909)...

Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập đạo quan binh IV với các tiểu quân khu, khu quân sự...Tỉnh Hưng Hoá chỉ còn lại huyện Tam Nông và huỵện Thanh Thuỷ. Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với 2 huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới.

Ngày 8-9-1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 9 tháng 12 năm 1892 huyện Cẩm Khê thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái nhập về tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 5-6-1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái được nhập vào tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá.

Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang; đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá

Năm 1900 thành lập thêm huyện Hạc Trì.

Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới gồm 2 phủ 10 huyện và 2 châu. Trong đó 2 huyện Tam Nông, Thanh Thủy và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập vốn là đất cũ của tỉnh Hưng Hoá; phủ Đoan Hùng với 2 huyện Hùng Quan và Ngọc Quan, phủ Lâm Thao và 6 huyện: Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì là những phủ, huyện mới từ tỉnh Sơn Tây chuyển sang. Tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hoá đặt tại thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ).

Ngày 5 tháng 5 năm 1903 tỉnh Hưng Hóa mới (phần còn lại) được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #32
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hải Hưng

Hải Hưng là tên gọi của một tỉnh ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, tồn tại từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 2 năm 1997.

Ngày 26 tháng 1 năm 1968, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng. Tỉnh mới có 2 thị xã và 20 huyện. Sau khi sáp nhập tỉnh, các huyện cũng tiến hành hợp nhất.

Với riêng tỉnh Hải Dương cũ, năm 1977, hợp nhất Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình; năm 1979, hợp nhất Kim Thành và Kinh Môn thành huyện Kim Môn; Nam Sách và Thanh Hà thành huyện Nam Thanh; Tứ Kỳ và Gia Lộc thành huyện Tứ Lộc; Thanh Miện và Ninh Giang thành huyện Ninh Thanh.

Như vậy đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm thị xã Hải Dương (thủ phủ), thị xã Hưng Yên, 11 huyện: Chí Linh, Kim Môn, Nam Thanh, Cẩm Bình, Gia Lộc, Ninh Thanh, Mỹ Văn, Châu Giang, Kim Thi, Phù Tiên.

Đến tháng 2 năm 1997 tỉnh Hải Hưng lại tách ra như cũ.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #33
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hải Ninh

Hải Ninh từng là một tỉnh ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh Hải Ninh được thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 10 tháng 12 năm 1906 do tách toàn bộ phủ Hải Ninh (gồm ba châu Hà Cối, Móng Cái, Tiên Yên) của tỉnh Quảng Yên ra khỏi tỉnh này. Tỉnh lị: Móng Cái.

Ngày 14 tháng 12 năm 1912, tỉnh Hải Ninh bị xóa bỏ để thành lập Đạo Quan binh thứ nhất Hải Ninh, gồm ba châu. Đến năm 1919, một châu mới được thành lập, lấy tên là Bình Liêu, do tách hai tổng từ châu Tiên Yên. Sau này bỏ đạo Quan binh, tỉnh Hải Ninh được tái lập.

Hải Ninh phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông là biển Đông, phía Nam giáp khu Hồng Quảng, phía Tây Nam giáp Bắc Giang, phía Tây Bắc giáp Lạng Sơn.

Ngày 7/6/1949, huyện Lộc Bình của tỉnh Hải Ninh nhập vào tỉnh Lạng Sơn.

Trong kháng chiến chống Pháp, Hải Ninh thuộc Liên khu Việt Bắc, thị xã Móng Cái bị giải thể. Năm 1950 tỉnh Hải Ninh có 7 huyện: Móng Cáy (tức Móng Cái), Hà Cối, Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Đình Lập (nay thuộc Lạng Sơn), Hải Chi. Thị xã Móng Cái được tái lập ngày 1/2/1955 và trở thành tỉnh lị.

Ngày 27/6/1951, nhập 2 huyện Hải Chi và Đình Lập thành 1 huyện mới lấy tên là Đình Lập.

Tháng 10 năm 1963, Hải Ninh được hợp nhất với khu Hồng Quảng thành tỉnh mới Quảng Ninh.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #34
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hậu Giang

Hậu Giang là một tỉnh cũ thuộc Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lị là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh.

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976 của Chính phủ Việt Nam, thì tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng được nhập lại để thành lập tỉnh Hậu Giang. Như vậy tỉnh Hậu Giang gồm ba tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (có thị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thị xã Sóc Trăng) của Việt Nam Cộng hoà.

Diện tích, dân số
  • Diện tích tỉnh Hậu Giang năm 1979: 6.263 km², dân số 2.054.100 người.
  • Năm 1981: 6.126 km², dân số 2.274.000 người.
  • Năm 1984: 6.126 km², dân số 2.495.200 người.

Các đơn vị hành chính

Tỉnh Hậu Giang gồm có thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 11 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.

Tháng 12 năm 1991, kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang để tái lập tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #35
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hậu Nghĩa

Hậu Nghĩa là một tỉnh cũ ở Nam Bộ Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa.

Tỉnh Hậu Nghĩa được thành lập theo Sắc lệnh số 124-NV của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ngày 15/10/1963, từ phần đất tách ra của các tỉnh Long An, Gia Định và Tây Ninh. Tỉnh lỵ đặt tại Bàu Trai, gọi là thị xã Khiêm Cường. Tỉnh gồm 4 quận (24 xã): Củ Chi, Đức Hòa, Đức Huệ và Trảng Bàng. Dân số năm 1965 là 176.148 người.

Tháng 2 năm 1976, tỉnh được sáp nhập vào thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #36
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.911
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đặc khu Hồng Gai

Đặc khu Hồng Gai hay Đặc khu Hòn Gai là đơn vị hành chính độc lập cấp tỉnh, được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tách khỏi tỉnh Quảng Yên.

Theo Nghị định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ ngày 19/7/1946, tạm lập tại tỉnh Quảng Yên một khu đặc biệt gồm châu Cẩm Phả, thị xã (Cẩm Phả mỏ, Cẩm Phả bến, Bãi Cháy, Hà Tu, Hà Lầm, Hòn Gay) gọi là Khu đặc biệt Hòn Gay. Ủy ban Hành chính Khu đặc biệt chịu quyền điều khiển và kiểm soát trực tiếp của Ủy ban Hành chính Bắc Bộ.

Đặc khu Hồng Gai ra đời từ khu Hồng Gai (Hòn Gay), được đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 1, theo Nghị định số 142-NV/3 ngày 19/7/1949 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo Quyết định của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 1 ngày 16/8/1949 thì Đặc khu Hồng Gai gồm:
  • 3 thị xã: Hồng Gai, Cẩm Phả mỏ, Cẩm Phả bến.
  • 4 phố: Bãi Cháy, Hà Tu, Hà Lầm, Mông Dương.
  • 1 huyện Cẩm Phả gồm 12 xã: Hồng Thạch, Văn Hải, Sinh Châu, Tam Khê, Thi Đua, Thụy Hà, Tràng Xá, Đoàn Kết, Lương Hà, Đông Hà, Hà Long, Xuyên Yên.

Ngày 5/10/1949, tách huyện Hoành Bồ khỏi tỉnh Quảng Yên để sáp nhập vào Đặc khu Hồng Gai. Như vậy Đặc khu Hồng Gai có 2 huyện Cẩm Phả và Hoành Bồ, sau đó thuộc Liên khu Việt Bắc ngay trong năm 1949 sau khi Liên khu 1 và Liên khu 10 hợp nhất thành Liên khu Việt Bắc.

Ngày 22 tháng 2 năm 1955, đặc khu Hồng Gai và tỉnh Quảng Yên hợp nhất thành khu Hồng Quảng và sau này thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08396 seconds with 15 queries