Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-10-2002   #28
Ảnh thế thân của LSB-Giang Hồ
LSB-Giang Hồ
Giam vào Thủy Lao
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 88
Điểm: 30
L$B: 8.768
LSB-Giang Hồ đang offline
 
[center:de328b6530]Khổng Minh Một Chữ Phục Trương Phi[/center:de328b6530]


Lưu Bị ba lần đến thảo lư mời Gia Cát Lượng làm quân sư, binh tướng đều do một tay ông điều khiển. Trương Phi rất không phục, nghĩ: "Văn sách ra gì, sức trói gà chưa chặt, ta há sợ hắn sao?"

Một hôm, Lưu Bị có việc phải ra đi, Không Minh một mình ngồi trong quân doanh. Trương Phi cố ý ở ngoài trướng chỉ đông đánh tây, lớn tiếng nói:

- Trương Dực Đức người Yên ta, thương không sợ, đao không sợ, trời không sợ , đất không sợ, thiên vương, địa vương gì gì cũng không sợ...

Khổng Minh ung dung bước ra ngoài trướng, làm ra vẻ không biết ý Trương Phi , hỏi:

- Ta nghĩ trên đời này, Tam tướng quân ắt phải sợ một thứ gì chớ ?

Trương Phi thấy Khổng Minh mở lời, sự bực tức bèn bùng ra, nói:

- Anh hùng ở đời, cùng lắm là cái chết, Tôi đã không sợ chết, thì còn sợ cái gì nữa?

Khổng Minh hỏi:

- Tướng quân dám cá không?

Trương Phi nói:

- Dám chớ! Nếu có cái gì làm tôi sợ thì từ nay về sau tôi chịu cho ông điều khiển, xung phong chém giết. Nếu quân sư không chỉ ra cái làm tôi sợ thì sao?

- Từ nay không dám chỉ huy tam tướng quân nữa, chỉ nghe tam tướng quân sai khiến thôi!

Hai người giao hẹn xong, Trương Phi dương dương tự đắc, nghĩ mình chắc được cuộc. Khổng MInh bảo TRương Phi đưa bàn tay ra, ông dùng bút mực viết lên bàn tay Trương Phi một chữ. Trương Phi rút tay lại nhìn, thì ra Khổng Minh viết chữ "bệnh". Tức thì Trương Phi nhớ tới lúc còn bán thịt heo, ông từng bị một cơn thương hàn. Lúc đó đừng nói là cầm dao chặt xương, cắt thịt, mà ngay cái tai heo nặng bốn lạng thôi cũng nhắc lên không nỏi, nói gì cầm trượng bát xà mâu xung phong hãm trận! Ta há quên lời dân gian xưa nói: "Xưa nay anh hùng nào sợ chết, hảo hán chỉ sợ bệnh mà thôi" đó sao? Do đó ông luôn mồm nói:

- Đáng sợ thật! Tôi sợ bệnh lắm!

Khổng Minh ha hả cười lớn:

- TRên đời còn có thứ ông sợ, thế thì từ nay ông phải nghe tôi điều khiển đấy!

- Được, đưọc mà!

Trương Phi chỉ còn cách gật đầu lia lịa, và từ đó mới phục Khổng Minh.


hì hì, câu chuyện thật vui và sâu sắc phải không các huynh đệ ???

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-10-2002   #29
Ảnh thế thân của LSB-GaiNhaNgheo
LSB-GaiNhaNgheo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 107
Điểm: 39
L$B: 13.406
LSB-GaiNhaNgheo đang offline
 
[center:9e74610376]Ghe Chìm Thoát Hiểm[/center:9e74610376]


Về phía nam cách thành Công An chưa đầy trăm dặm, có một cái hồ rộng tên là hồ Lục Tốn. Thời Tam Quốc. Đại tướng Đông Ngô Lục Tốn từng luyện binh ở đây.

Có một lần, Lục Tốn đang ở trên hồ thao luyện thủy binh, mình ông khoác chiến bào xanh, tay cầm hạnh huỳnh kỳ đứng trên mui thuyền phát hiệu lệnh, oai phong lẫm liệt. Một trăm chiến thuyền theo hạnh huỳnh kỳ huy động, ở trên mặt hồ qua lại như thoi đưa, tiến tiến thoái thoái rất quy cũ.

Chợt kình phong nổi dậy, làm cho sóng trắng dậy ngất trời, nước hồ bỗng dưng như một thùng nước sôi. Bọn thủy binh thấy gió liền cuốn buồm hạ mui; đèn đuốc trên thuyền tắt ngấm, thân thuyền bị sóng vỗ đến gnhiên đảo. Thế này thì thuyền bè sẽ bị chìm nghỉm hết thôi.

Sự tình xảy đến quá đột ngộ, tướng sĩ thủy binh nhất thời đành khoanh tay bất lực, ai nấy chỉ còn biết ngó chủ soái, chờ xem Lục Tốn có kế sach gì hay không. Lục Tốn vẫn bình tĩnh, chỉ thấy ông phất hạnh huỳnh kỳ, hạ tướng lệnh: "Hãy đục đáy thuyền cho vỡ ra!"

Mọi người nhận được mệnh lệnh này, ai nấy cũng đều thất kinh. Gió to sóng lớn thế này mà lại đục thủng đấy thuyền, chẳng là tự sát hay sao? Nhưng đã là tướng lệnh thì như sơn băng, ai dám chống lại. Tức thì họ liền dùng đao to, trường mâu mà đục thuyền. Chẳng mấy chốc , đáy thuyền đều bị đục thủng cả.

Kể cũng lạ, đáy thuyền bị chọc thủng, nước tràn vô khoang, thân thuyền liền lấy lại được thăng bằng ổn định. Bọn thủy binh thừa thế ôm chặt lái thuyền từ từ chèo thuyền vô bờ. Sau khi tới bờ, Lục Tốn lại tức khắc hạ lệnh cho đếm lại số thuyền và số người trên thuyền. Kết quả số thuyền đều đầy đủ, và không một ai bị chết hay mất tích cả. Mọi sự đều bình an tốt đẹp.

Tướng lĩnh Đông Ngô đều thầm phục trong lòng Lục Tốn quả chẳng thẹn là một vị chủ soái đại tài.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 05-10-2002   #30
Ảnh thế thân của LSB-AmNhac&TinhYeu
LSB-AmNhac&TinhYeu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 06-09-2002
Bài viết: 14
Điểm: 61
L$B: 12.277
LSB-AmNhac&TinhYeu đang offline
 
[center:37d979020e]Trương Phi tặng dầu[/center:37d979020e]


Mé nam thành Công An có một con sông nhỏ, dài ước chừng hơn ba mươi dặm. Nước sông trong vắt một màu xanh biết, bốn mùa chẳng cạn. Truyền thuyết nói rằng, vào thời Tam Quốc, có một năm vào mùa hạ, khắp vùng bị nạn châu chấu hoành hành, ruộng nương thát bát, các hộ dân đều nghèo khó, thậm chí đến không có dầu mà ăn. Vì không có cái ăn nên dân chúng gầy yếu không còn sức lực. BẤy giờ TRương Phi đang đồn quân ở đây luyện tập . Biết được đièu này, ông liền tự chở đến một ghe dầu để phân phát cho bá tánh.

Tin tốt đẹp này liền được truyền ra. Bá tánh ở dọc hai bờ sông dài ước mười dặm đều ra bờ sông đón tiếp. Quả nhiên thuyền dầu từ thượng du thuận dòng đi xuống, càng lúc càng gần. Trương Phi đứng ở mũi ghe, đưa tay che ánh mặt trời mà nhìn thì thấy dọc hai bên bờ sông toàn người là người. Có người xách thùng, có người cầm bình, có người bưng bồn, cũng có người đem cả khạp tới. Trương Phi thấy đông quá, trong lòng liền thấp thỏm lo, miệng lẩm bẩm: "Ta chỉ có một ghe dầu thôi, mà người nhiều như vầy htì làm sao chia cho đủ đây?" Có người bên cạnh thụan miệng nói: "Nếu cả con sông này là sông dầu thì mới mong phân phát đủ". Lời nói vô tình này khiến Truowng Phi chợt nảy ra một ý hay. Ông liền rút ngay thanh đao bên lưng ra mà đục thủng đáy ghe mấy lỗ. Tức thì nước sông tràn vô ghe, ghe dầu từ từ chìm nghỉ xuống nước. Người bên cạnh vội la lên: "Tướng quân, ông làm gì kỳ lạ vậy?" Trương Phi cầm bầu rượu cười ha hả, nói lớn: "Ghe dầu chìm thì ta có nguyên một con sông dầu cho bá tánh tha hồ múc!"

Chẳng mấy chốc, dầu trong ghe đều tràn ra, nổi lềnh bềnh trên mặt nước. DẦu theo dòng mà chảy, ánh vàng óng ánh chẳng khác gì đây là con sông dầu. DÂn chúng thấy vậy, họ lũ lượt nhả ỹuống sông vớt dầu, anh một thùng, tôi một gánh đem về nhà.

Kể cũng lạ, ai nấy đều vớt mãi mà vân xkhông hết dầu, họ vui mừn gkhông kể xiết, Về sau trên bờ sông này có xây một cái miếu TRương Phi, người dân gọi sông Trương Phi tặng dầu là sông DẦu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 08-10-2002   #31
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.306
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:d696ba91dc]Tòng Sư[/center:d696ba91dc]


Theo truyền thuyết, thuở nhỏ Gia Cát Lựơng là đệ tử của Thủy Kính tiên sinh. Thủy kính tiên sinh ẩn cư ở trang Thủy Kính, mé nam thành Tương Dương để dạy học. Trong sân nhà ông có nuôi một con gà trắng cổ bông. Con gà này mỗi khi đến trưa là gáy lên ba tiếng. VÀ Thủy Kính hễ nghe tiếng gà gáy là cho học trò tan học ra về.

Gia Cát Lượng vốn rất say mê nghe thầy giảng thiên văn địa lý nên mỗi lần nghe tiếng gà gáy thì ông rất buồn. Sau này mỗi khi đi học, ông bèn hốt một túi thóc trong bồ đem theo. Lúc thấy con gà trống vừa nghểnh cổ sắp gáy thì ông liền lén vãi thóc ra ngoài cửa sổ cho gà ăn. Cứ thế khi con gà ăn hết túi thóc thì thầy cũng đã giảng hơn một giờ rồi.

Sự việc cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bà thầy trưa nào cũng phải chịu đói bụng chờ ông thầy. Bực mình, bà thầy trách chồng:

- Ông hẳn là thần tiên rồi, giảng bài đến quá ngọ mà không thấy đói ư?

- Thủy Kính tiên sinh hỏi:

- Ở, hễ tôi nghe tiếng gà gáy là tôi cho bọn học trò nghỉ học ngay mà.

Bà thầy là người tế nhị, hôm sau, sắp đến giờ ngọ bà lén đi ra sân. Bấy giờ bà mới vỡ lẽ, khi con gà trống bông sắp sửa nghểnh cổ gáy thì từ trong cửa sổ phòng học có người ném thóc ra. Bà bước tới nhìn kỹ hơn, rồi chẳng nói chẳng rằng, bà trở vô.

Hôm ấy Thủy Kính tiên sinh cảm thấ hết sức đói, vừa vô nhà ông liền hối vợ dọn cơm. Bà thầy đợi ông ăn xong, mới cười và kể lại nguyên do vì đâu ông dạy trễ đến thế, và bà còn nói:

- Không ngờ ông thầy còn chưa bằng tiểu Gia Cát!

Thủy Kính tiên sinh nghe chuyện này giận lắm, bảo:

- Cái thằng ngoan đồng này dám giỡn mặt với thầy, ngày mai ta cho nó về luôn!

Hôm sau Gia Cát Lượng trở lại học thì bị THủy Kính tiên sinh đuổi về. Bà thầy mới xin:

- Tiểu Gia Cát cho gà ăn, ấy cũng là vì nó ham học, tôi thấy nên tha cho nó phen này!

Thủy Kính tiên sinh vốn biết GIa Cát Lượng thông minh hơn người, rất cần mẫn học tập, tương lai ắt trở thành cái thế kỳ tài, ông làm sao mà đuổi học cho đựơc. Nhưng lại nghĩ, nhìn cây nhìn thẳng, nhìn người nhìn phẩm, kỳ tài có thể trở thành tuấn kiệt an bang trị quốc, mà cũng có thể trở thành gian hùng gây họa nước ương dân. VẬy muốn thu nhận thì phải xem lại phẩm hạnh, đạo đức của nó mới được. Do đó, ông sai thư đồng về Long Trung tìm hiểu.

Thư đồng đến Long Trung, ngầm hỏi thăm mấy ngày rồi trở về bẩm với Thủy Kính tiên sinh được ba điều: Một là, mẹ của Gia CÁt Lựơng mùa đông sợ rét. Gia Cát Lượng phải lên núi cắt cỏ xương bồ đem về trải giường cho mẹ, mà còn nằm ngủ trước cho ấm mới mời lên ngủ sau. Hai là nhà Gia Cát Lượng ở cách xa giếng nước chừng hai mẫu đất, nhưng Gia Cát Lượng thì nhỏ mà thùng thì to, sợ e thùng đụng hư hàng rào của người ta nên phải đi đường vòng dọc chân núi xa hơn cả dặm đường. Ba là trước kia Gia Cát Lượng khi muốn hỏi điều gì với một bạn hàng xóm thì phải kêu nó bằng thầy và phải quét sân cho nhà nó. Nay thì sức học của GIa Cát Lượng đã hơn nó, bây giờ nó lại phải hỏi bài với Gia Cát Lượng và gọi Gia Cát Lương bằng thầy, lại phải quét sân nhà cho nhà Gia Cát Lượng.

Thủy Kính tiên sinh nghe được ba điều này, gục gật đầu nói:

- Ngày sau tiểu Gia Cát ắt thành một trang tuấn kiệt.

Do đó, bèn sai thư đồng đến Long TRung kêu Gia Cát Lượng trở lại học.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 09-10-2002   #32
Ảnh thế thân của LSB-NgoDung
LSB-NgoDung
-=[ Quân Sư ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 722
Điểm: -190
L$B: 92.970
LSB-NgoDung đang offline
 
[center:382f203e1e]Xuất Sư[/center:382f203e1e]

Gia Cát Lượng theo Thủy Kính tiên sinh học tập, thấm thoát đã được ba năm.

Một hôm Thủy Kính tiên sinh nói với các đệ tử:

- Năm ngày nữa, các con sẽ hti ra trường. Ai thi đỗ thì xuất sư, còn ai không đỗ thì tuỳ ý muốn làm gì thì làm, và ta không chấp thuận những người thi rớt tự xưng là đệ tử của ta.

Bọn học trò thoạt nghe, ai nấy cũng đều dốc lòng học tập, suốt ngay đêm cầm sách tụng bài. Trong khi đó thì Gia Cát Lượng suốt ngày đi chơi thơ thẩn ở bên ngoài , không hề để mắt tới sách vở.

Ngày thứ năm đã đến. Bọn đệ tử có người thì đã tụng thuộc nằm lòng, có người thì thuộc đại khái, nhưng cũng có người thì lén chép bài bỏ trong tay áo. Ai nấy đều tất bật, hồi hộp.

Sau bữa điểm tâm, Thủy Kính tiên sinh ngồi vào bàn, bảo:

- Ta chỉ ra một đầu đề: từ bây giờ cho đến giờ ngọ ba khắc, ai mà được ta cho phép đi ra ngoài phòng thi thì người đó kể như được xuất sư.

Bọn đệ tử rất ngạc nhiên với đầu đề này và đều tròn mắt nhìn nhau, quýnh quáng vò đầu bứt tai. Có người hô to: "Lửa cháy bên ngoài trang!" Có người chạy tới thông báo: "Nước lụt tới trang Thủy Kính rồi!" song Thủy Kính tiên sinh vẫn lờ đi không lý tới.

Bấy giờ, Từ THứ lén viết một lá thư giả trình lên, khóc lóc mà nói:

- Sáng nay có người nhà mang thư tới, bảo rằng mẹ con đau nặng, con bằng lòng không dự kỳ thi này, xin thầy cho phép con được về gấp để lo cho mẹ.

Thủy Kính tiên sinh lắc đầu, bảo:

- Sau giờ ngọ ba khắc, con muốn đi đâu tùy ý!

Bàng Thống bước tới thưa:

- Xin phép thầy cho con được ra ngoài, con khong còn cách gì hơn nữa. Nhưng nếu con đứng ngoài trang, con có thể nghĩ ra cách, xin thầy cho con được ra ngoài. Nếu không tin thì thầy thử xem.

Thủy Kính tiên sinh cười:

- Bàng Sĩ Nguyên kể ra cũng có chút thông minh, đứng ra đó đi!

Còn Gia Cát Lượng thì sao? ÔNg đã gục đầu trên bàn ngủ khò từ lúc nào, chẳng thèm lý gì tới cuộc thi.

Thủy Kính tiên sinh thấy vậy liền nổi giận. Giá mà vào ngày thường thì ông đã đuổi quách ra rồi. Hôm nay thì ông ráng nhẫn nhịn.

Giờ ngọ ba khắc sắp tới. Gia Cát Lượng vươn vai ngáp dài và đứng lên. Mặt hầm hầm giận, ông đập bàn, xô ghế ngã lung tung, đoạn nắm áo Thủy Kính tiên sinh, nói lớn:

- Mi là ông thầy ngu dốt, lại ra đầu đề như vậy để hại bọn ta. Ta không làm học trò mi đâu, hãy trả tiền học phí ba năm lại cho ta! Hãy trả tiền lại cho ta!

Thủy Kính tiên sinh là danh sĩ thiên hạ, ai chẳng tôn kính. Nay bị Gia Cát Lượng sĩ nhục như vầy sao khỏi bốc lửa giận, người ông run lên bần bật, ông kêu Bàng Thống, Từ Thứ tới, bảo:

- Hãy lôi đầu cái thằng yêu này ra khỏi Thủy Kính trang cho ta!

Gia CÁt Lượng còn vùng vằng chưa chịu đi , la lối rùm beng làm náo loạn cả phòng thi. Bàng Thống, Từ Thứ hết sức lôi kéo mới đưa ông ra được.

Vừa ra khỏi phòng, Gia Cát Lượng liền ha hả cười lớn. Bàng Thống, Từ THứ thấy ông cười như vậy, đang dợm hỏi thì Gia Cát Lượng đã xoay người chạy trở vô. Tới trước mặt Thủy Kính tiên sinh, Gia Cát Lượng qùi xúông nói:

- Vừa rồi con xúc phạm đến ân sư, tội thật đáng chết!

Thủy Kính tiên sinh ngẩn người ra, rồi chợt tỉnh ngộ ra, đổi giận làm vui, đỡ Gia Cát Lượng lên, bảo:

- Con có thể xuất sư!

Gia Cát Lượng nói:

- Bàng Thống, Từ Thứ cũng đã ra khỏi phòng, xin thầy thuận cho họ xuất sư!

Thủy Kính tiên sinh ngẫm nghĩ, miễn cưỡng bằng lòng!

Từ đấy, đệ tử được Thủy Kính tiên sinh thừa nhận chỉ có Gia Cát Lượng, Bàng Thống và Từ Thứ mà thôi.


Chữ ký của LSB-NgoDung
Luyến sữa yếm thực.

Tài sản của LSB-NgoDung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-10-2002   #33
Ảnh thế thân của LSB-ForeverAnhHungLSB
LSB-ForeverAnhHungLSB
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 28-09-2002
Bài viết: 47
Điểm: 100
L$B: 19.055
LSB-ForeverAnhHungLSB đang offline
 
[center:4ee80ab9b9]Núi Ẩn Mã[/center:4ee80ab9b9]


Sau khi thấy Lục Tốn thao luyện thủy quân, Ngô vương Tôn Quyền hết sức hài lòng. Ông lại muốn xem Lục Tốn thao luyện mã bộ binh như thế nào. Đinh Phụng là người bản địa, rất quen địa hình ở đây, ông đứng bên bờ, mé đông sông Lục Thủy, chỉ về hướng nam, nói:

- Xem kìa! Dải đất này kề sông cận rạch, có bình nguyên, có đồi gò, địa thế rất hiểm yếu. Một khi đánh nhau, hai bên đều liều chết tranh đoạt nó, vậy cần có tướng soái tài giỏi mới được. Đô đốc muốn thao luyện mã bộ binh thì nên đến dãi đất này mà thao luyện.

Lục Tốn thừa biết muốn điều động binh mã ở đây không phải dễ. Ông cũng biết. Ngô hầu và Đinh Phụng muốn thử tài ông mà thôi, song ông vẫn an bài đội ngũ, rồi mời Ngô hầu và Đinh Phụng lên đài xem điều binh.

Sau ba tiếng pháo nổ, Ngô hầu và Đinh Phụng chợt thấy một đội cờ lam, từ đông tây nam bắc tủa ra từng đợt nhân mã, toàn là thiên tướng tinh binh, khí thế oai dũng ngất trời. Phút chốc đội binh đã tiến thẳng đến trước đài. Lục Tốn nói với Tôn Quyền:

- Bọn họ đóng giả quân địch đấy!

- Thế giặc mạnh như vậy, ông có thể phá được chăng?

Tôn Quyền vừa dứt lời, chợt thấy cờ vàng phất ra, tức thời có một đội nhân mã khác như từ dưới đất chui lên, bốn mặt nghênh địch, đánh xắp tới khiến cho đội quân lam phải bỏ chạy tuốt lên đầu núi xa. Người trên đài đều ngơ ngác. Ai nấy đều khen ngợi không ngớt lời. Ngô hầu cũng chẳng khỏi buột miệng nói:

- Bất ngờ chế thắng, dụng binh như thần!

Dè đầu lão tướng Đinh Phụng lại lắc đầu, tay chỉ về phía quân lam chạy lên núi, nói:

- Đáng tiếc không có một đội nhân mã nào mai phục để xúat kỳ bất ý tận diệt địch!

Lục Tốn nghe vậy liền mỉm cười. Chợt trên ngọn núi khác không xa mấy, dấy lên một làn khói bốc thẳng lên trời. Vùng đất này sau này được gọi là gò Khói. Nguyên, làn khói này là một tín hiệu. Phía sau ngọn núi mà Đinh Phụng đưa tay chỉ đó đã có sẵn một đội nhân mã mai phục trước rồi, và đội nhân mã này nhanh như chớp xông ra chém giết, khiến cho "quân địch" chạy lên núi đã bị vây kín mít, phải lột mão cỡi giáp qui hàng.

Tôn Quyền và lão thần Đinh Phụng thấy Lục Tốn dụng binh như vậy đều nức nở khen ngợi không ngớt miệng.

Từ đó, Tôn Quyền yên lòng giao hết binh quyền cho ông. Về sau, Lục Tốn lãnh binh đóng ở Lục Khẩu, hai nuowsc Nguỵ, Thục đều không dám xâm phạm.

Sau buổi tập trận đó, ngọn núi vô danh này có tên là núi Ẩn Mã.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-10-2002   #34
Ảnh thế thân của Tây Sở Bá Vương
Tây Sở Bá Vương
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-10-2002
Bài viết: 11
Điểm: 2
L$B: 6.381
Tây Sở Bá Vương đang offline
 
[center:172049bdec]Thần Đạn Tử Đinh Phụng[/center:172049bdec]

Truyền thuyết nói rằng đại chiến Xích Bích diễn ra từ đàu sớm mai cho đến tối. Khổng Minh ở trên núi, sau khi cần gió đông xong, liền lén lên chiếc thuyền nhỏ để TRiệu Vân đưa về. Kế hoạch này đã bị Đông Ngô biết trước, nên họ đã sai Đinh Phụng dùng thuyền đuổi theo.

Trên sông, thuận buồm xuôi gió, thuyền nhỏ như thớt ngựa thoát cương, như tên rời cung vùn vụt băng đi. Đinh Phụng ở trên thuyền lớn cùng với bọn binh sĩ cố gắng chèo thuyền đuổi theo, mắt thấy đốm đen nhỏ trước mặt càng lúc càng lớn, và rồi đã nhìn thấy cột buồm. Triệu Vân thấy chiến thuyền Đông Ngô đuổi tới, ông bèn bắn ra một mũi tên, làm đứt dây buồm thuyền lớn, tức thời buồm bị hạ ngay. Thuyền Đông Ngô không cách chi đuổi kịp thuyền Gia Cát Lượng. Đinh Phụng giận đến nghiến răng, lòng nghĩ: "Chớ ỷ Thường Sơn Triệu Tử Long mi có bản lãnh, ta cũng sẽ cho mi thấy cái lợi hại của Đại tướng Đông NGô!" Thuận tay, từ trong túi ông móc ra viên đạn sắt, nhắm ngay cột buồm nhỏ trên thuyền Khổng Minh búng một phát. Chỉ nghe "xoẹt" một tiếng, một vệt đen đã bay thẳng đến chiếc ròng rọc để kéo dây buồm, trúng ngay giữa mắt chiếc ròng rọc, làm người trên thuyền phải giật mình. Họ còn chưa biết viên đạn từ đâu bắn tới thì đã nghe "rắc", "tách tách", "bốp bốp", "xoẹt xoẹt" liên thanh. Tiếng "rắc" là tiếng chiếc ròng rọc bị vỡ làm hai mảnh. Tiếng "bốp bốp" là hai viên đạn sắt rơi xuống ván thuyền. Còn tiếng xoẹt xợt" là tiếng buồm và dây rơi xuống. Cái buồm bị bắn rơi phủ ngay lên đầu Khổng Minh đang ngồi trong khoang khiến bọn tiểu binh hết hồn lo sợ. Triệu Vân vội dùng trường thương hất chiếc buồm, kéo Khổng Minh ra, rồi bỏ thuyền lên bờ, nhắm hướng đông nam chạy thẳng.

Từ đấy về sau, Đinh Phụng nổi tiếng như cồn, người người đều xưng tụng ông là "Thần Đạn Tử bách phát bách trúng" Đinh Phụng. Ở huyện Gia Ngư, ông bà thường kể cho con cháu nghe tuyệt kỹ này. Họ còn lập miếu, đắp tượng để thờ phụng, tay tượng thần có cầm hai quả thần đạn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-10-2002   #35
Ảnh thế thân của Tây Sở Bá Vương
Tây Sở Bá Vương
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 15-10-2002
Bài viết: 11
Điểm: 2
L$B: 6.381
Tây Sở Bá Vương đang offline
 
[center:24ce0d3b13]Cứu Cháu Bảy Đời[/center:24ce0d3b13]

Ai cũng biết Gia Cát Lượng là một nhà tiên tri mưu trí hơn người.

Một hôm, Gia Cát Lượng đã đoán biết ngày chết của ông sắp đến, nên ông đã chuẩn bị trước một túi gấm, giao cho con mà dặn:

- Con hãy cất giữ vật này. Đến khi con chết thì đem nó giao lại cho con của con! Khi con của con chết thì đem nó giao lại cho cháu của con! Con con cháu cháu đời đời truyền giữ lấy. Và nhớ là đừng có mở ra! Chừng nào tới người cuối cùng bị họa xử tử thì hãy giao túi này cho quan trên!

Nói xong, ông từ từ nhắm mắt đi xuôi.

Con của Gia Cát Lượng tuân theo lời căn dặn của cha, cất giữ túi gấm và đời đời truyền giữ. Gia Cát Linh là cháu đời thứ bảy của Gia Cát Lượng. Gia Cát Linh lỡ tay đánh chết người, người ta kiện ông tới huyện nha đòi thường mạng. Cả nhà lớn bé đều khóc than sầu não. Bấy giờ Gia Cát Linh sực nhớ tới chiếc túi gấm do tổ tiên truyền lại, ông bèn lấy chiếc túi giao cho quan huyện. Quan huyện vửa định mở ra xem, chợt thấy trên mặt túi có viết: "Xuống bệ ba bước hãy xem!" Vì bên trên túi có đóng dáu ấn vua, nên quan huyện không dám vội vã, liền bước xuống bệ đường ba bước. Quan huyện còn chưa kịp xem bản văn thì "rầm" một tiếng, chiếc đà trên nóc nhà đã rơi xuống đập nát chiéc bàn. Quan huyện thấy vậy thì giựt thót người, vã mồ hôi trsan. Ông ta nghĩ: "Thật nguy hiểm! Nếu chiếc túi gấm này không bảo ta bước xuống bệ ba bước hãy xem thì ta đã toi mạng rồi!" Theo đó ông mở túi gấm ra xem, thấy vỏn vẹn có hai câu: "Tôi cứu ông khỏi chết, ông cứu cháu bảy đời của tôi". Phía dưới ký tên "Tiểu nhân Gia Cát Lượng". Quan huyện hỏi kỹ lại sự tình, Gia Cát Linh đúng là cháu bảy đời của Gia Cát Lượng. Do đó, quan huyện chẳng nói lời nào, bèn tìm cách cứu Gia Cát Linh khỏi chết.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-10-2002   #36
Ảnh thế thân của LSB-NgoDung
LSB-NgoDung
-=[ Quân Sư ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 722
Điểm: -190
L$B: 92.970
LSB-NgoDung đang offline
 
[center:475b5adcf1]Tư Mã Ý trộm sách[/center:475b5adcf1]

Tương truyền Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng thuở còn nhỏ là bạn học cùng thầy.

Ấy là vào những năm cuối đời Đông Hán, triều chính hủ bại, quần hùng nổi dậy, thiên hạ đại lọan. Thầy của họ là người uyên thâm học vấn, ẩn cư trong sơn lâm, nhưng lòng hằng muốn cứu bá tánh thiên hạ. Phụ thân của Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là bạn bè, đều quen biết vị thầy này, do đó, họ mới đem con gởi cho ông. Hai đứa trẻ thông minh lanh lợi, cần mẫn học tập, học lực xấp xỉ, không ai nhường ai.

Ông thầy có một bộ sách do tiên nhân bí truyền. Trong sách đầy đủ thiên văn, địa lý, hành binh bố trận, định quốc an dân..., có thể nói đó là thiên hạ đệ nhất kỳ thư và do đó gọi là tiên thư. Ông thầy tuổi hạc đã cao thế mà không con cái, ông định đem sách này giao cho một học trò yêu ái nhứt. Nhưng hai học trò này, biết truyền lại cho ai bây giờ?

Một hôm, ông thầy dẫn Gia Cát và Tư Mã Ý lên ngọn núi nhỏ sau nhà, ông giảng cho cả hai nghe thuật hình thế núi sông, hành binh bố trận. Chợt nghe một tiếng kêu to. Ba thầy trò ngẩng đầu nhìn lên thì thấy trên vách núi phía trước mặt có một tiều phu đốn củi, vì bất cẩn bị té xuống. Ông thầy vẫn bình thản tiếp tục giảng bài. Tư Mã Ý cũng tỉnh bơ như không việc gì xảy ra, và an nhiên ngồi nghe. Nhưng Gia Cát Lượng thì chạy bay xuống núi đỡ người tiều phu trọng thương ấy dậy, lại quanh quất đi tim lá thuốc, nhai đắp vết thukương và xé vạt áo băng bó cho ông. Bây giờ, ông thầy cũng vừa dẫn Tư Mã Ý xuống núi, giúp Gia CÁt Lượng đưa người tiều phu trở về nhà.

Qua một thời gian sau, Gia CÁt Lượng tiếp được thư nhà báo cho biết cha bị đau nặng. Gia Cát Lựơng đành nuốt lệ từ giã thầy và bạn học, vội vã trở về nhà. Không lâu sau, phụ thân ông qua đời. Ông buồn bã lo việc chôn cất cha xong, mới trở lại bên thầy. Kể cũng lạ, sau đó mấy ngày, Tư Mã Ý cũng nhận được thư nhà báo là mẹ đau nặng. Nhưng Tư Mã Ý sợ sau khi đi, thầy sẽ đem kỳ thư giao cho Gia Cát Lượng, bèn hối hả viết thư trở về nhà, rốt cuộc ông vẫn không về.

Sau đó mấy tháng, ông thầy bị cảm bệnh phong hàn. Hai học trò phục vụ bên giường, lo thuốc thang ân cần chăm sóc. Nhưng thấy đã quá già, cơ thể suy yếu, bệnh tình ngày càng trầm trọng thêm. Một hôm, Gia Cát LỰơng ra ngoài hái thuốc. Tư Mã Ý ở bên giường hầu hạ. Ông thấy thầy đã mê man không biết gì, ông bèn lén vô phòng sách của thầ,y lục lọi tìm kiếm. Cuối cùng ông đã tìm được một chiếc rương nhỏ, mở ra xem, quả nhiên bộ kỳ thư nằm ở đây. Ông nghĩ, gần đây thầy thương Gia Cát Lượng hơn, nếu còn đợi nữa thì bộ sách quý nhất định sẽ vào tay Gia CÁt Lựơng. Vô độc bất trượng phu, kỳ thư đã đến tay, bây giờ không lấy đi còn đợi đến chừng nào nữa? Thế là ông ẵm gọn chiếc rương và bỏ trốn đi biệt tăm.

Khi Gia CÁt Lượng đi hái thuốc về, thầy liền mở mắt, bảo Gia Cát Lượng đỡ ông xuống giường bệnh. ông thầy móc phía dưới giường lấy ra một chiếc túi vải vàng, hai tay trao cho đứa học trò yêu, khẽ dặn.

- Sau khi thầy mất, con hãy đốt hết nhà của rồi mau đi xứ khác.

Nói xong, ông an nhiên xuôi tay nhắm mắt.

Gia Cát Lượng tuân theo lời thầy dặn. Ông đau lòng đốt căn nhà và thi thể thầy, quảy chiếc túi vải vàng trở về nhà, rồi theo chú đến Nam Dương, ẩn cư ở Long Trung, chuyên cần đọc sách.

Lại nói Tư Mã Ý sau khi trở về nhà, ông mở chiếc rương, lấy thiên thư ra xem. Lật đến trang bìa phía sau thì thấy có viết mấy cau: "Định quốc cần thương dân, tận hiếu thờ cha mẹ, hai điều đều trái lẽ, sao truyền sách cho được?" Ông thẹn quá thành giận, liền dẫn người đến nhà thầy, ai ngờ ở đây sớm đã biến thành đống tro than rồi.


Chữ ký của LSB-NgoDung
Luyến sữa yếm thực.

Tài sản của LSB-NgoDung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 04:33
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10143 seconds with 15 queries