Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 18-09-2009   #28
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
+ Năm 1999, tiền đạo của Liverpool, Robbi Fowler đã ăn mừng bàn thắng trong trận đấu với "đại kình địch" Everton bằng cách sử dụng đường vạch trắng của khu cấm địa để tạo hình cho hàng động “chơi thuốc”. Sau đó, Fowler đã bị CLB phạt 60.000 bảng và bị LĐBĐ Anh (FA) cấm thi đấu bốn trận. Giải thích về pha ăn mừng của mình, Fowler nói đó là lời đáp trả trước những cáo buộc vô cớ của các fan Everton rằng anh là tay chơi “hàng trắng”.


Fowler "phê" ngay trên sân bóng

+ Sau khi ghi bàn trong chiến thắng 3-1 của Everton trước Portsmouth mùa giải trước, Cahill đã có pha ăn mừng nhằm động viên người anh trai, Sean, đang phải ngồi tù vì tội hành hung người khác dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, Everton cho biết họ cho phép cầu thủ tự chọn cách ăn mừng sau khi ghi bàn.


Pha ăn mừng dành cho người anh trai của Cahill

+ Stephen Ireland đã bị FA nhắc nhở sau khi có hành động ăn mừng khiếm nhã trong trận đấu với Sunderlandhồi tháng 11/2007. Sau khi ghi được bàn thắng, Irelandđã tụt quần để lộ ra chiếc quần lót có biểu tượng Siêu Nhân.


Ireland với màn "bỗng dưng tụt quần"

+ Năm 1998, P. Gascoigne ăn mừng bàn thắng cho Rangers bằng hành động chơi sáo, vốn là một sự xúc phạm đối với những cổ động viên của Celtic theo đạo Thiên chúa. Sau đó, Gascoigne đã bị Rangers phạt 20.000 bảng và nhận được nhiều đe dọa giết hại từ Quân đội Cộng hoà Ailen (IRA) trong một thời gian dài.


Pha ăn mừng "mạo hiểm" của Gascoigne

+ Năm 1993, Paul Merson đã có hành động ăn mừng "kì quặc" sau khi Tony Adams ghi bàn từ pha đá phạt của cầu thủ này trong chiến thắng 1-0 của Arsenal trước Tottenham Hotspur ở trận bán kết Cúp FA.



Merson ăn mừng khá kì quặc


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #29
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
10 phí chuyển nhượng kỳ lạ nhất lịch sử bóng đá

Thông thường, phí chuyển nhượng cầu thủ là khoản tiền mà 2 CLB thỏa thuận với nhau. Nhưng trong làng túc cầu Thế giới, cũng xảy ra nhiều trường hợp khôi hài, khi đội bóng mua tân binh, thay vì trả khoản phí bằng tiền mặt, họ lại gán bằng những bộ đồ tập luyện, tôm tươi hay thịt bò...

1. Tony Cascarino: thiết bị tập luyện

Từ Crokenhill tới Gillingham, năm 1982

Trước tin đồn cho rằng giá chuyển nhượng của tiền đạo quốc tế người cộng hoà Ireland Cascarino chỉ là một khối tôn múi, anh đính chính rằng Gillingham đã trả “một số thiết bị tập luyện, quần áo ấm, những thứ như vậy...”

2. Garry Pallister: một ít quần áo thi đấu, một túi bóng và một tấm lưới khung thành.

Từ Billingham Town tới Middlesbrough, năm 1984

Pallister có sự nghiệp thi đấu lẫy lừng ở Manchester United, nhưng những bước đầu tiên của anh trong cuộc đời cầu thủ thì kém hào nhoáng hơn nhiều.

Khi chuyển từ Billingham tới đội bóng địa phương “lớn” hơn - Middlesbrough ở tuổi 19, giá chuyển nhượng của Pallister chỉ là những đồ vật mà ta thường thấy trên sân tập.

Năm năm sau, Manchester United đã trả giá chuyển nhượng kỷ lục khi ấy (dành cho một hậu vệ) là 2,3 triệu bảng để mang anh về sân Old Trafford.

3. Kenneth Kristensen: trọng lượng cơ thể anh tính bằng tôm tươi

Từ Vindbjart tới Floey, năm 2002

Tiền đạo Kenneth Kristensen đã tạo được một tiếng vang lớn ở giải hạng ba Na Uy, khi anh liên tục ghi bàn vào lưới đối phương, khiến cho CLB Floey muốn có sự phục vụ của anh.

Thật là ngạc nhiên, khi mức phí chuyển nhượng của Kristensen chỉ là trọng lượng của bản thân anh tính bằng tôm tươi, và mức phí này được tính theo đúng kiểu cân trọng lượng của các võ sĩ quyền anh.

4. Zat Knight: 30 bộ quần áo ấm

Từ Rushall Olympic tới Fulham, năm 1999

Trung vệ vừa mới chuyển tới Bolton Wanderers, người đã có hai lần khoác áo ĐTQG Anh, chuyển tới Fulham từ một CLB vô danh với mức phí gần như bằng không.

Chủ tịch Fulham Mohamed Al-Fayed không cần phải gửi cho Rushall bất cứ thứ gì cả, nhưng như một nghĩa cử đẹp, ông đã tặng cho CLB 30 bộ quần áo ấm để có sự phục vụ của Zat Knight.

5. Ernie Blenkinsop: 100 bảng và một thùng bia.

Từ Cudworth tới Hull City, năm 1921

Blenkinson là một hậu vệ cánh trái đã từng 26 lần khoác áo ĐTQG Anh, vài lần được đeo băng đội trưởng ĐTQG.

Nhưng lần chuyển nhượng đầu tiên của anh từ CLB thị trấn quê hương sang Hull thật là khiêm tốn, chỉ có một chút tiền và một thùng bia để tổ chức buổi tiệc vui cho những đồng đội cũ.

6. Ian Wright: một bộ các quả tạ

Từ Greenwich Borough tới Crystal Palace, năm 1985

Wright, ngôi sao trong tương lai của ĐTQG Anh, tiền đạo nắm kỷ lục ghi nhiều bàn thắng nhất của CLB Arsenal, dường như đã tìm thấy được bến đỗ thích hợp cho mình khi HLV trưởng của Crystal Palace - Steve Coppel phát hiện ra anh khi chơi bóng cho Greenwich Borough.

Viên ngọc thô khi ấy đã được đánh đổi bằng một bộ các quả tạ, để rồi 6 năm sau với 117 bàn thắng ghi được, anh chuyển tới Arsenal.

7. Marius Cioara: 15kg xúc xích thịt lợn

Từ UT Arad tới Regal Hornia, năm 2006

Hậu vệ Romania Cioara được đánh đổi với 15 kg xúc xích thịt lợn nhưng quyết định từ giã sân cỏ ngay ngày hôm sau, và CLB mới của anh, Regal Hornia đã đòi bằng được số xúc xích đã trả lại.

Sau một ngày dây dưa với đủ các chuyện liên quan tới xúc xích, anh quyết định từ bỏ tất cả, sang làm việc tại một nông trại ở Tây Ban Nha, nói rằng “đó là một sự sỉ nhục lớn”, kệ cho hai CLB tự thoả thuận với nhau về chuyện xúc xích.

8. John Barnes: một bộ quần áo đấu

Từ Sudbury tới Watford, năm 1981

Huyền thoại của Liverpool và ĐTQG Anh khi ấy mới 17 tuổi, và thi đấu trong màu áo của CLB Sudbury khi HLV Graham Taylor cho anh cơ hội chơi cho đội dự bị của Watford.

Tạo được ấn tượng mạnh ngay lập tức, một bộ quần áo đấu được chuyển tới Sudbury như là giá chuyển nhượng của Barnes. Năm năm sau, Watford thu về 900,000 bảng từ Liverpool khi bán anh.

9. Ion Radu: Hai tấn thịt

Từ Jiul Petrosani tới Valcea, năm 1998

Romania dường như là quê hương của các vụ chuyển nhượng tính bằng thịt. Ngoài vụ Cioara, thì một CLB khác là Jiul Petrosani cũng đã bán tiền vệ Ion Radu để lấy hai tấn thịt (bao gồm cả thịt lợn lẫn thịt bò). “Chúng tôi sẽ đem bán chỗ thịt này, và trả lương cho các cầu thủ khác” - chủ tịch CLB đã nói như vậy.

10. Liviu Baicea: 10 quả bóng đá

Từ Jiul Petrosani sang UT Arad, năm 1998

CLB Jiul Petrosani có thói quen chuyển nhượng cầu thủ bằng hiện vật. Cùng lúc với việc bán Rado lấy 2 tấn thịt, họ còn bán hậu vệ Liviu Baicea để lấy 10 quả bóng đá vào năm 1998.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-09-2009   #30
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
FIFA

Liên đoàn bóng đá thế giới (tiếng Pháp: Fédération Internationale de Football Association, viết tắt FIFA) là tổ chức điều hành và quản lý các hoạt động bóng đá trên thế giới. FIFA được thành lập ngày 21 tháng 5 năm 1904 và nay đặt trụ sở tại thành phố Zürich, Thụy Sĩ. Chủ tịch hiện nay là ông Joseph Blatter. Tính đến nay, FIFA có 208 thành viên và trở thành tổ chức thể thao lớn nhất thế giới.

Lịch sử

Năm 1902, Anton Wilhelm Hirschman-tổng thư ký liên đoàn bóng đá Hà Lan đã gặp Frederick Wall-tổng thư ký liên đoàn bóng đá Anh đề nghị tổ chức một giải đấu quốc tế chính thức và thành lập một tổ chức bóng đá có quy mô quốc tế. Đề nghị này bị nhiều người trong liên đoàn bóng đá Anh khi đó từ chối

Anton Wilhelm Hirschman và nhà báo Robert Guerin của tờ Matin, Thư ký bộ phận bóng đá của Hiệp hội các môn thể thao Pháp (USFSA) tiếp tục gửi thư đến các liên đoàn bóng đá khác ở châu Âu để đề nghị họ cùng đứng ra thành lập một tổ chức bóng đá quốc tế và đã nhận được sự đồng thuận.

Năm 1904, trận giao hữu bóng đá giữa Pháp gặp Bỉ đã diễn ra và được công nhận là trận đấu quốc tế đầu tiên ngày 1 tháng 5 và đến ngày 21 tháng 5 thoả ước thành lập liên đoàn bóng đá chung chính thức được thông qua tại trụ sở của Hiệp hội các môn thể thao Pháp số nhà 229, đường Saint Honoré, Paris, gồm có 7 liên đoàn: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha và Thụy Điển, bầu Robert Guerin làm chủ tịch đầu tiên.

Các chủ tịch FIFA

1904-1906: Robert Guerin
1906-1918: Daniel Burley Woolfall
1918-1921: do bị tác động của chiến tranh thế giới thứ I nên FIFA đã không có chủ tịch.
1921-1954: Jules Rimet, cha đẻ của World Cup và cúp vàng thế giới đầu tiên đã mang tên ông: Cúp Rimet.
1954-1955: Rodolphe William Seeldrayers, vị chủ tịch tại vị ngắn nhất của FIFA do ông qua đời sớm sau khi nhận chức được 1 năm và có 25 năm làm phó cho Jules Rimes
1955-1961: Arthur Drewry
1961-1974: Sir Stanley Ford Rous
1974-1998: João Havelange. Ông là vị chủ tịch tại vị lâu nhất của FIFA và là người có công lớn thương mại hoá bóng đá, gắn bóng đá với truyền hình và quảng cáo.
1998 đến nay: Joseph Sepp Blatter

Thành viên

Bản đồ các liên đoàn thành viên khu vựcFIFA được chia thành 6 liên đoàn khu vực gồm:

Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC)
Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
Liên đoàn bóng đá châu Phi (CAF)
Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC)
Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ (CONMEBOL)
Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (CONCACAF)


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-09-2009   #31
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Hiệp hội bóng đá Anh

Hiệp hội bóng đá Anh (tiếng Anh: The Football Association; viết tắt: FA) là tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động bóng đá ở nước Anh cũng như các vùng lãnh thổ như Jersey, Guernsey và Đảo Man. FA quản lý các đội tuyển bóng đá quốc gia nam và nữ, tổ chức các giải bóng đá như giải vô địch bóng đá ngoại hạng Anh, hạng nhất, cúp FA, cúp Liên đoàn bóng đá Anh,... FA là thành viên của cả FIFA và UEFA.

Ban lãnh đạo của FA

Chủ tịch danh dự


Arthur Pember (1863–1867)
E. C. Morley (1867–1874)
Major Sir Francis Marindin (1874–1890)
Lord Kinnaird (1890–1923)
Sir Charles Clegg (1923–1937)
Jim Conway (1936
William Pickford (1937–1939)
Bá tước của Athlone (1939–1955)
Công tước của Edinburgh (1955–1957)
Công tước của Gloucester (1957–1963)
Bá tước của Harewood (1963–1971)
Công tước của Kent (1971–2000)
Công tước của York (2000–2006)
Hoàng tử William của Wales (5/2006–)

Chủ tịch

A. G. Hines (1938)
M. Frowde (1939–1941)
Sir Amos Brook Hirst (1941–1955)
Arthur Drewry (1955–1961)
Graham Doggart (1961–1963)
Joe Mears (1963–1966)
Sir Andrew Steven (1967–1976)
Professor Sir Harold Thompson (1976–1981)
Sir Bert Millichip (1981–1996)
Keith Wiseman (1996–1999)
Geoff Thompson (1999–date)

Tổng thư ký

E. C. Morley (1863-1866)
R. W. Willis (1866-1868)
R. G. Graham (1868-1870)
Charles Alcock (1870-1895)
Sir Frederick Wall (1895-1934)
Sir Stanley Rous (1934-1962)
Sir Denis Follows (1962-1973)
E. A. Croker (1973-1989)

Giám đốc điều hành

Graham Kelly (1989-1998)
David Davies (1998-2000)
Adam Crozier (2000-2002)
David Davies (2002-2003)
Mark Palios (2003-2004)
David Davies (2004-2005)
Brian Barwick (2005–)


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 23-09-2009   #32
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Bóng đá tại Việt Nam

Bóng đá, môn thể thao vua được nhiều người yêu thích, đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1896. Đầu tiên, môn bóng đá phát triển tại Nam Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đó là những dấu ấn đầu tiên của Lịch sử bóng đá Việt Nam.

Từ sơ khai đến 1954

Bóng đá Nam Kỳ


Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gòn là những công chức, thương gia hay binh lính người Pháp, sau đó, một số ít người Việt Nam cũng bắt đầu tham gia. Họ tập hợp nhau lại thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Quả bóng bầu dục xuất hiện lúc đầu sau được thay hẳn bằng bóng tròn, sân chơi là công viên thành phố, còn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn.

Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Năm 1906, E. Breton, một uỷ viên Pháp trong L'Union des Sociétés Francaises des Sports Athlétiques đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trò hội trưởng, ông đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều câu lạc bộ khác được bắt chước thành lập và hoạt động, như: Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club... Các giải bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức từ đó. Đội Cercle Sportif Saigonnais do được tổ chức, huấn luyện có bài bản, nên đã liên tiếp thắng nhiều mùa giải trong các năm: 1907, 1909, 1910, 1911, 1912, 1916...

Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia Định Sport do các ông Ba Vẻ, Phú Khai dẫn dắt và đội thứ hai là Ngôi sao Xanh (Etoile Bleue) của ông huyện Nguyễn Đình Trị, về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao Gia Định. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả đội Cercle Sportif Saigonnais của ông Breton (1917), giành Cúp vô địch.

Ngoài ra còn có các đội như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hoà, Chợ Quán, Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe...; ở các tỉnh có các đội: Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho...

Sân bãi cũng được phát triển thêm như sân Citadelle (tức sân Hoa Lư), sân Renault (tức sân Thống Nhất); sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn Duyệt), sân Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo), sân Marine (ở gần Trung tâm Mắt thành phố Hồ Chí Minh)...

Sau đó, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng cuộc Bóng Đá riêng cho người Việt, bầu ông Nguyễn Đình Trị làm Trưởng ban Trị sự, và mua đất làm sân riêng. Lúc ấy đã có một Tổng cuộc Bóng Đá do người Pháp chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cuộc không thể thực hiện, nhưng hai bên vẫn hợp tác tổ chức những cuộc thi đấu, như giải Vô địch Nam Kỳ. Trong trận đấu giữa Cercle Sportif Saigonnais và Ngôi sao Gia Định năm 1925, trọng tài người Pháp đã đuổi cầu thủ Paul Thi ra khỏi sân, khiến cầu thủ này của đội Ngôi sao Gia Định bị treo giò vĩnh viễn làm cho việc hợp tác thêm khó khăn. Giải Vô địch Nam Kỳ bị gián đoạn trong nhiều năm, chỉ bắt đầu lại năm 1932, với 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp.

Giai đoạn 1925-1935, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng với các cầu thủ như: Sách, Thơm, Nhiều, Quý, Tịnh, Xường, Trung, Thi, Vi, Mùi, Tiếc, Rớt, Tài, Út, Danh, Giỏi, E. Quang... Trong thời gian này, có khoảng 29 giải bóng đá đủ loại được tổ chức, đội Ngôi sao Gia Định đăng quang vô địch 8 lần, số còn lại chia đều cho các đội Victoria, Khánh Hội, Cercle Sportif Saigonnais, Jean Comte, Auto-Hall (Nam), Commerce Sport, Thủ Dầu Một...

Khoảng năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội bóng đá nữ đầu tiên là đội Cái Vồn do ông bầu Sửu (tức Trần Khắc Sửu) thành lập, vài năm sau, có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá - Long Xuyên. Năm 1933, đội nữ Cái Vồn thi đấu với đội nam Paul Bert tại sân Mayer và hòa 2-2, lập nên một kỳ tích trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Giai đoạn 1945-1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục ngự trị trên bóng đá Nam Kỳ với những cầu thủ xuất sắc khác như: Maurice Tài, Coón, Lý Đức, Quới, Hiếu, Thọ 2, Tư, Mai, Mỹ, Thách, Thọ Ve, Bùi Nghẻn, Khê...

Ngoài các giải, Cup được tổ chức tại Sài Gòn và ở các tỉnh, Tổng cuộc Bóng Đá An Nam còn tổ chức tiếp đón nhiều đội bóng nước ngoài, và cử đội tuyển đi thi đấu tại Thái Lan, Campuchia, Malaysia,... cao trào ấy đã làm môn thể thao vua này lan rộng ra cả nước.

Bóng đá Bắc Kỳ và Trung Kỳ

Bóng đá xâm nhập Bắc Kỳ khoảng năm 1906-1907. Báo thời đó đề cập năm 1909, hai đội Lê Dương Đáp Cầu (Legion Đáp Cầu) và đội Olympique Hải Phòng đã thi đấu với nhau. Trận đầu đội Olympique Hải Phòng thắng 2-1, nhưng ở lần sau đội Lê Dương Đáp Cầu đã thắng lại đội Olympique Hải Phòng 8-1 trên sân Hải Phòng.

Tại Hà Nội, tháng 2 năm 1912, Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội như Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (Régiment d'Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1 tháng 11 năm 1913, đội Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả đội bộ binh Pháp thắng 5-3.

Những năm 1910-1920, các đội bóng ở Bắc Kỳ phát triển nhưng các trận đấu thường diễn ra ở các bãi trống, như các ngã ba, ngã tư phố vắng... Về sau, đội Chớp Nhoáng (Eclair) và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội mới hợp tác lập ra sân Nhà Dầu (gần cầu Long Biên). Còn sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) là do Quân đội Pháp quản lý và dùng cho các giải đấu chính thức.

Giai đoạn 1930-1940, Hà Nội có các đội bóng như: Chớp Nhoáng (do Trần Văn Quý cầm đầu), Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội, Racing Club, Lạc Long Ngọn giáo (La Lance), Hoả Xa (Usaga), Trường Bưởi (Chu Văn An hiện nay), Đại học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Hải Phòng có các đội Voi vàng Đất cảng, Olympique Hải Phòng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Nam Định có đội Hồng Bàng; Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao; Lạng Sơn có đội Le Semeur.

Miền Trung Việt Nam có các đội như ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne và Faifo Cheminot của Nha Trang.

Giai đoạn 1954-1975

Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt - Pháp đã làm gián đoạn sự phát triển bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, phong trào bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại.

Miền Bắc: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Tại miền Bắc Việt Nam đội bóng đá Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, nhiều năm liền đoạt chức vô địch.

Năm 1960 Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (do cầu thủ của Trường Huấn luyện quốc gia và đội Thể Công) được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã thi đấu ở các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).

Những cầu thủ nổi tiếng giai đoạn này: Thọ, Long, Phàn, Ngọc, Chính, Vinh, Từ Hiển, Hùng (xồm), Khánh, Giáp, Thế Anh...

Miền Nam: Việt Nam Cộng hòa

Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng hòa đã trở thành 1 trong 4 cường quốc bóng tròn châu Á, khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa (do Hồng Kông đại diện).

Năm 1954, đội Ngôi sao Gia Định giải tán, nhóm cầu thủ về đầu quân cho AJS (Association de la Jeunesse Sportive), hoặc đội Cảnh Sát.

Từ năm 1960 đến năm 1966, đội bóng của Việt Nam Cộng hoà thường được xếp hạng từ thứ ba đến thứ nhất trong các giải bóng đá tại châu Á. Đội bóng của Việt Nam Cộng hòa đã đoạt chiếc huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959 và dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên Karl-Heinz Weigang người Đức, đã đoạt Cúp Merdeka lần thứ 10 do Malaysia tổ chức năm 1966, với sự tham dự của 12 đội bóng của 12 nước.

Đội AJS, đội Cảnh Sát, đội Tổng Tham Mưu (của Quân lực Việt Nam Cộng hòa) và đội Quan Thuế luân phiên thống trị bóng đá miền Nam cho đến năm 1975.

Giải vô địch thế giới

Năm 1974: Vòng loại cho Giải thế giới, khu vực châu Á

VNCH - Đại Hàn: 0-4
VNCH - Hồng Kông: 0-1
VNCH - Thái Lan: 1-0

Thế vận hội

Năm 1963: Vòng loại cho Thế Vận Hội Tokyo 1964

VNCH - Israel: 0-1 (tại Sài Gòn)
Israel - VNCH: 0-2 (tại Tel Aviv)
Đại Hàn - VNCH: 3-0 (tại (Seoul)
VNCH - Đại Hàn: 2-2 (tại Sài Gòn)

Năm 1968: Vòng loại cho Thế Vận Hội Mexico 1968

VNCH - Philippines: 10-0
VNCH - Đài Loan: 3-0
VNCH - Liban: 1-1
Nhật Bản - VNCH: 1-0
Đại Hàn - VNCH: 3-0

Giải vô địch châu Á

Lần 1: năm 1956 (tại Hồng Kông), VNCH thua Israel và Đại Hàn, không vượt qua vòng loại

Lần 2: năm 1960 (tại Hàn Quốc), VNCH đứng đầu bảng ở vòng loại, tại vòng chung kết:


VNCH - Đại Hàn: 1-5
VNCH - Đài Loan: 1-3
VNCH - Israel: 1-5

Á vận hội (ASIAD)

Lần 1: năm 1951, (tại New Dehli), VNCH không tham dự

Lần 2: năm 1954, (tại Manila), VNCH không vượt qua vòng loại
:

VNCH - Philippines: 3-2
VNCH - Hồng Kông: 1-2

Lần 3: năm 1958, (tại Tokyo)

VNCH - Pakistan: 1-1
VNCH - Malaysia: 6-1

Lần 4: năm 1962, (tại Jakarta), VNCH đứng thứ 4

VNCH - Ấn Độ: 2-3 (ở trận bán kết)
VNCH - Malaysia: 1-4 (ở trận tranh huy chương đồng)

Lần 5: 1966, (tại Bangkok), VNCH không vượt qua vòng loại

Lần 6: 1970, (tại Bangkok), VNCH không vượt qua vòng loại


Cúp Merdeka

Cúp Merdeka do Malaysia tổ chức, thường mời một số đội mạnh châu Á nên có giá trị như một giải châu Á thu nhỏ.

Lần 10, năm 1966, 12 đội tham dự: VNCH đoạt cúp. Huấn luyện viên: Karl-Heinz Weigang (Đức

SEA Games

Lần 1: năm 1959, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương vàng

VNCH - Thái Lan: 3-1

Lần 2: 1961, (tại Rangoon), VNCH đoạt huy chương đồng

VNCH - Thái Lan: 0-0
VNCH - Lào: 7-0

Lần 3: 1965, (tại Kuala Lumpur), VNCH đoạt huy chương đồng

VNCH - Singapore: 4-1

Lần 4: năm 1967, (tại Bangkok), VNCH đoạt huy chương bạc

VNCH - Miến Điện: 0-1

Lần 5: năm 1969, (tại Rangoon), VNCH hoà Thái Lan, đoạt huy chương đồng

Lần 6: năm 1971, (tại Kuala Lumpur), VNCH hoà Thái Lan, huy chương đồng

Lần 7: năm 1973, (tại Singapore), VNCH đoạt huy chương bạc


VNCH - Miến Điện: 2-3

Lần 8: năm 1975, (tại Bangkok), Việt Nam không tham dự


Từ 1975 - Nay

Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hòa là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển thống nhất của 2 nước Việt Nam mãi đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam "thống nhất" tham gia thi đấu được công nhận là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila. Trong trận đầu tiên đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2.

Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là đội tuyển cấp quốc gia của Việt Nam do Liên đoàn bóng đá Việt Nam quản lí.

Bóng đá được du nhập vào Việt Nam vào những năm cuối của thế kỷ 19, do những thủy thủ và binh sĩ người Âu. Người Việt Nam dần dần cũng học hỏi và đá bóng trong các đội của người Pháp. Ngày 20 tháng 7 năm 1908 thì lần đầu tiên thấy tờ báo “Lục tỉnh Tân văn” đưa tin trận cầu giữa hai đội bóng thuần cầu thủ người Việt Nam diễn ra (trận đội Phú Mỹ thắng đội Chợ Đũi 2-0). Đến năm 1928, người Việt đã đứng ra thành lập Tổng cục Thể thao An Nam (tại Sài Gòn), cùng trong năm ấy cử một đội bóng đá Việt Nam sang thi đấu ở Tân Gia Ba (Singapore).[1]

Khi Việt Nam chia thành hai nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Việt Nam Cộng Hòa, mỗi nước có một đội tuyển quốc gia riêng; Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên sang Trung Quốc năm 1956[2], dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Trương Tấn Bửu, đội đá theo sơ đồ 3-2-5 (W-M) cổ điển với những gương mặt: thủ môn Đức “ba xương”; các hậu vệ Te - Nghẽn - Lưu Đình Tòng; các tiền vệ Luyến - Thưởng; đá tiền đạo gồm Trương Tấn Nghĩa - Bảy - Tuất - Tiền - Ba Len.[3] Đội chủ yếu chơi trong các giải của các nước xã hội chủ nghĩa từ 1956 đến 1966 và tại các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).

Cùng thời gian, đội tuyển Việt Nam Cộng hoà được liệt vào hàng các đội bóng mạnh nhất của khu vực châu Á, đội đã vào đến vòng bán kết hai giải Cúp bóng đá châu Á đầu tiên (1956, 1960), cả hai lần đều đạt giải tư. Cũng chính đội đã đoạt chiếc huy chương vàng SEA Games bộ môn bóng đá đầu tiên (và tính đến thời điểm này vẫn là chiếc huy chương vàng duy nhất) cho Việt Nam khi đội giành ngôi vô địch vào kỳ đại hội năm 1959. Đội cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam tại một giải đấu cấp thế giới, khi tham gia vòng loại World Cup 1974 và các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964 và Thế vận hội Mùa hè 1968.

Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hoà là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển thống nhất của 2 nước Việt Nam mãi đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam "thống nhất" tham gia thi đấu được công nhận là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila.[4] Trong trận đầu tiên đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2.

Tính đến năm 2008, đội tuyển Việt Nam chưa lần nào vượt qua vòng loại World Cup. Năm 2007, khi là quốc gia đăng cai, đội tuyển Việt Nam lần đầu tham dự vòng chung kết Cúp bóng đá châu Á và đã bất ngờ vào tới vòng tứ kết. Ở giải khu vực Đông Nam Á, đội tuyển giành ngôi vô địch một lần vào năm 2008 khi vượt qua Thái Lan ở trận chung kết. Chiến thắng có phần bất ngờ này của tuyển Việt Nam được trang thông tin điện tử Goal.com xếp vào top 10 sự kiện bóng đá châu Á năm 2008, cũng như được độc giả Vietnamnet bình chọn là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm.

Giải vô địch quốc gia

Giải vô địch bóng đá Việt Nam là giải thi đấu bóng đá cao nhất trong hệ thống bóng đá Việt Nam. Giải do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức từ năm 1980. Tính mùa giải năm 2008 đã có 25 giải được tổ chức (giải năm 1999 không được tính là giải vô địch quốc gia). Thể Công (tên gọi trước là Câu lạc bộ Quân Đội) là đội đoạt chức vô địch nhiều lần nhất (5 lần).

Từ mùa bóng 2000-2001, giải mang cơ chế chuyên nghiệp, chính thức mang tên V-League, và cho phép các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu.

Thể thức thi đấu

Từ 1980 đến 1995. Các đội sẽ chia thành các bảng theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm, các đội ở tốp đầu sẽ lọt vào vòng chung kết để tranh chức vô địch, Các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu vòng chung kết ngược để chọ đội xuống hạng.
Giải năm 1996, tất cả các đội (12 đội) sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt. Sau khi kết thúc đợt 1, 6 đội đầu bảng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọ đội vô địch, 6 đội cuối bảng cũng sẽ thi đấu vòng tròn 1 lượt để chọn 2 đội phải xuống hạng

Từ 1997 trở đi (trừ giải tập huấn mùa xuân năm 1999). Các đội sẽ thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Đội nhiều điểm nhất là đội vô địch. Các đội cuối bảng sẽ phải xuống hạng.

Cách thức tính điểm và xếp hạng

Cách thức tính điểm

Từ năm 1996 trở về trước hệ thống điểm là 2-1-0.
Từ năm 1997 trở đi hệ thống điểm là 3-1-0.
Riêng 2 mùa giải 1994 và 1995 nếu 2 đội hoà nhau sau 90 phút sẽ đá luân lưu 11m để chọ đội thắng

Cách thức xếp hạng

Xếp theo thứ tự sau


Điểm số các đội (theo thứ tự từ cao đến thấp)

Nếu có 2 hoặc nhiều đội bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự sau:

Kết quả đối đầu trực tiếp

Hiệu số bàn thắng bàn thua

Tổng số bàn thắng

Các kỷ lục

Câu lạc bộ


Vô địch nhiều lần nhất: Thể Công, 5

Vô địch liên tiếp: Thể Công (1982, 1983), Sông Lam Nghệ An (2000, 2001), Hoàng Anh Gia Lai (2003, 2004), Gạch Đồng Tâm Long An (2005, 2006), Becamex Bình Dương (2007, 2008) - đều vô địch liên tiếp 2 lần.

Vô địch sớm nhất: Becamex Bình Dương (2007), trước 4 vòng đấu.

Giành nhiều điểm nhất trong một mùa giải: Becamex Bình Dương (2007), 55 điểm/26 trận.

Thắng nhiều trận nhất trong một mùa giải: Becamex Bình Dương (2007), 16/26 trận.

Cầu thủ

Từ khi V-League thành lập

Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải: Almeida De Emidio (SHB Đà Nẵng), 23 bàn/26 trận, mùa giải 2008.

Ghi nhiều bàn thắng nhất trong một trận: Nguyễn Đình Việt (Hoàng Anh Gia Lai), 5 bàn, trong trận gặp Hòa Phát Hà Nội, mùa giải 2007.

Vua phá lưới

Nguyễn Văn Dũng nắm giữ các kỉ lục là vua phá lưới nhiều lần nhất: 4 lần (1984, 1985, 1986, 1998); là vua phá lưới nhiều tuổi nhất (35 tuổi năm 1998); đoạt lại được danh hiệu vua phá lưới với khoảng thời gian cách xa nhất (12 năm, từ 1986 tới 1998).

Nguyễn Hồng Sơn là vua phá lưới trẻ nhất (20 tuổi năm 1990).

Nguyễn Công Long là vua phá lưới với tỉ lệ cao nhất (1,2 bàn / trận, 12 bàn / 10 trận mùa bóng 1993 - 94). Tuy nhiên nếu xét tới số trận đấu thì các cầu thủ như Nguyễn Cao Cường (22 bàn / 23 trận, 1982 - 83), Lê Huỳnh Đức (25 bàn / 27 trận, 1996) và Kesley Alves (21 bàn / 22 trận, 2005) mới là thành tích đáng kể.

Kể từ khi các cầu thủ nước ngoài được thi đấu ở giải vô địch bóng đá Việt Nam (2003), vua phá lưới đều là cầu thủ nước ngoài. Almeida (Brasil) là cầu thủ nước ngoài đầu tiên bảo vệ được danh hiệu vua phá lưới.

Về câu lạc bộ, đội bóng Nam Định (trước là Sở Công nghiệp Hà Nam Ninh) dẫn đầu với 6 danh hiệu vua phá lưới (trong đó có 4 của Nguyễn Văn Dũng), tiếp theo là Cảng Sài Gòn (nay là Thép Miền Nam Cảng Sài Gòn) với 4 danh hiệu

Cúp quốc gia

Cúp bóng đá Việt Nam (thường gọi là Cúp Quốc Gia) là một trong giải bóng đá cấp câu lạc bộ quan trọng nhất của Việt Nam trong một năm. Cúp quốc gia lần đầu tiên được tổ chức năm 1992 và đội đoạt chức vô địch đầu tiên là câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn. Giải gần đây nhất (2005), câu lạc bộ bóng đá Gạch Đồng Tâm Long An đã đoạt cúp - đây cũng là giải thưởng thứ 2 của Gạch Đồng Tâm Long An trong năm 2005 bên cạnh chức vô địch bóng đá Việt Nam 2005.

Siêu Cúp quốc gia

Siêu cúp bóng đá Việt Nam là trận đấu giữa đội đương kim vô địch bóng đá quốc gia và đội đương kim giữ cúp bóng đá quốc gia Việt Nam. Nếu một đội đoạt cả hai chức vô địch thì đội thua ở trận chung kết Cúp quốc gia sẽ có quyền tham dự trận đấu này.

Từ khi bắt đầu tổ chức giải (1999) đến nay, Sông Lam Nghệ An là đội đoạt nhiều lần Siêu Cúp nhất (3 lần liên tiếp, 2000, 2001 và 2002). Trừ 1 lần đội đoạt Cúp quốc gia (Sông Lam Nghệ An, 2002) và 1 lần đội thua ở chung kết Cúp quốc gia (Mitsustar Haier Hải Phòng, 2005) đoạt Cúp, những lần còn lại Cúp đều thuộc về đội vô địch quốc gia.

SEA Games

Lần 22: năm 2003: Việt Nam đoạt huy chương vàng bảng nữ, và huy chương bạc bảng nam.

Nam: Thái Lan - Việt Nam: 2 - 1

Nữ: Việt Nam - Miến Điện: 2 - 1

Lần 23: năm 2005: Việt Nam đoạt huy chương vàng bảng nữ, và huy chương bạc bảng nam.

Nam: Thái Lan - Việt Nam: 3 - 0

Nữ: Việt Nam - Miến Điện: 1 - 0


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2009   #33
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Bóng đá - những chuyện kỳ lạ : NHỮNG KỶ LỤC CÓ MỘT KHÔNG HAI

Bóng đá là môn thể thao luôn chứa đựng những điều kỳ diệu và đó là điểm làm cho nó luôn hấp dẫn đến mê hoặc. Sau đây là một số câu chuyện lạ đời (hoàn toàn có thật) từng xảy ra trong lịch sử bóng đá thế giới.

Bàn thắng trong những phút đá bù giờ

Trận đấu thót tim nhất trong lịch sử bóng đá châu Âu được thiên hạ gắn cho cuộc tỷ thí giữa Manchester United và Bayern Munich (chung kết Champions League) mùa bóng 1998-1999. M.U đoạt chức vô địch (ảnh 1) nhờ 2 bàn thắng vào lưới Bayern trong vòng chưa đầy 100 giây ở những phút bù giờ.

Đó vẫn chưa phải là con số kỷ lục! Sau 90 phút thi đấu, tỷ số trận đấu giữa Walsall và Torquay ở vòng hai Cúp FA mùa bóng 1995/1996 là 3-3. Hai đội bước vào 2 phút bù giờ cuối cùng (chính xác là 1 phút 47 giây), kết quả chung cuộc là... 8-3 !

Thủ môn ghi bàn từ pha phát bóng

Tại Sea Games 22, trận bán kết giữa Việt Nam và Malaysia, một bàn thắng không tưởng đã diễn ra khi thủ môn Syamsuri Mustafa ghi bàn từ quả phát bóng. Tuy nhiên, trong lịch sử bóng đá thế giới, đây chưa phải trường hợp đầu tiên !

Năm 1967, thủ môn huyền thoại của đội tuyển Anh Peter Shilton (ảnh 2)- đã ghi một bàn thắng như thế vào lưới Southampton từ khoảng cách tới... 97 mét ! Chưa hết, còn 3 trường hợp khác nữa thuộc về: Ray Cashley (Bristol City, 1974), Steve Sherwood (Watford, 1983) và Steve Ogrizovic (Conventry, 1986).

Tỷ số kỷ lục

Trong bóng đá hiện đại, việc ghi bàn càng trở nên khó khăn, nhưng trong khuôn khổ giải vô địch Madagascar ở mùa bóng 2002-2003, có chuyện một trận đấu kết thúc với tỷ số mà không môn thể thao nào có. 149 - 0 : (AS Adema và Stade Olymique L’Emyrne).

Chỉ vì bực mình với quyết định bất công của trọng tài, các cầu thủ Stade Olymique L’Emyrne đã tự ghi bàn vào lưới nhà 149 lần đồng thời ghi tên mình vào danh sách các kỷ lục trong bóng đá.

Vô địch... ghi bàn ít !

Mùa bóng 1935-1936 và 1968-1969 Serie A đã chứng kiến hai CLB Bologna và Fiorentina lần lượt đoạt Scudetto mặc dù họ chỉ ghi được vỏn vẹn... 39 bàn trong 30 trận (tỷ lệ là 1,3 bàn/trận).

AC Milan (ảnh 3) thậm chí còn “chơi bẩn” hơn nhiều. Mùa giải 1993-1994, họ lên ngôi Vô địch Serie A khi chỉ có nổi... 36 bàn thắng trong 34 trận (1,06 bàn/trận). Vậy mà Milan vẫn chưa là gì, mùa giải 1997-1998, AIK Stockholm VĐQG Thụy Điển với số bàn thắng là... 25 sau 26 trận (0,96 bàn/trận), ít nhất giải, sau cả các đội xuống hạng!

Lên - xuống hạng như cơm bữa

Cho đến nay, cả Manchester City lẫn Birmingham đều có 13 lần thăng hạng và 11 lần xuống hạng. Trong khi đó, số lần lên và xuống hạng của Bolton lại bằng nhau: đều 12 lần.

“Cao thủ” nhất là CLB County, họ thăng hạng 11 lần và rớt hạng tới...14 lần !

Đi máy bay để dự ... trận derby !

Derby vốn là trận đấu giữa hai đội bóng cùng thành phố, nhưng chẳng ít trường hợp các đội bóng muốn được thi đấu với “láng giềng sát vách” phải đi tàu, thậm chí là máy bay.

Khi Bordeaux tỷ thí với Toulouse trong khuôn khổ trận derby vùng Tây - Nam nước Pháp, họ phải di chuyển khoảng cách 132 dặm (212 km) ! Trong khi đó, Marseille và Bastia khi gặp nhau cũng phải trải qua quãng đường dài tới 205 dặm (331km) !

Đáng nể nhất là những trận derby ở giải vô địch quốc gia Australia. Hàng xóm gần nhất của Perth Glory là Adelaide City Force cách họ tới 1,700 dặm (khoảng 2,700km). Nhưng kỷ lục thuộc về trận “derby” giữa Glory và Football Kingz vì khoảng cách giữa hai đội bóng này lên tới 7.600 dặm (12.000 km)


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2009   #34
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
lịch sử clb manchester united

Tên đầy đủ Manchester United Football Club
Biệt danh The Red Devils/The Reds/The Devils
Năm thành lập 1878, với tên gọi Newton Heath LYR F.C.
Sân vận động Old Trafford, Manchester, Anh
Sức chứa 76,000
Chủ tịch David Gill (Giám đốc điều hành)
Huấn luyện viện Sir Alex Ferguson


Manchester United Football Club là một câu lạc bộ bóng đá Anh, trụ sở tại sân vận động Old Trafford Football tại Trafford, Greater Manchester. Đây là một trong những câu lạc bộ thành công nhất tại nước Anh, đã từng vô địch bóng đá Anh 15 lần, đoạt Cúp FA 11 lần và UEFA Champions League 2 lần nên được biết đến như là một trong những tên lớn nhất trong thể thao. Manchester United có lượng khán giải đến sân trung bình cao nhất nước Anh trong 50 năm qua, và theo đó được xem là câu lạc bộ lớn nhất nước Anh.

Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (L & Y.R.) F.C vào năm 1878 và là một đội làm việc thuộc ga xe lửa Lancashire and Yorkshire Railway tại Newton Heath. Sau khi suýt phá sản vào năm 1902, câu lạc bộ được tiếp quản bởi J.H. Davies - người đã đổi tên nó thành Manchester United như ngày nay. United chọn Sir Matt Busby làm huấn luyện viên sau thế chiến thứ hai, và chính sách chưa bao giờ được nghe đến lúc bấy giờ của ông trong việc lấy phần lớn cầu thủ từ đội trẻ đã mang lại thành công, với việc đội bóng đoạt giải vô địch quốc gia vào năm 1956 và 1957. Thành công ấy bị tạm dừng bởi thảm họa máy bay tại München vào năm 1958, trong đó tám cầu thủ của đội đã thiệt mạng. Nhiều người đã nghĩ đội bóng có lẽ đã gục ngã, nhưng một lần nữa Busby sau khi bình phục đã xây dựng một đội hình mạnh khác mà sau đó đã đoạt giải vô địch quốc gia các năm 1965 và 1967, và trở thành đội bóng Anh đầu tiên vô địch Cúp C1 châu Âu năm 1968.

Manchester United không có được những thành công lớn như vậy cho đến thập kỉ 1990 và những năm đầu 2000, khi Sir Alex Ferguson dẫn dắt đội đoạt 8 chức vô địch giải ngoại hạng trong 11 mùa giải. Vào năm 1999, Manchester United trở thành đội bóng đầu tiên đoạt ba chức vô địch trong một mùa giải - ngoại hạng Anh, cúp FA và UEFA Champions League - một kỉ lục đến giờ vẫn chưa bị phá vỡ. Câu lạc bộ được vận hành dưới dạng công ty hữu hạn cổ phần từ 1991, và khả năng bị giành quyền kiểm soát là rất cao. Sự cố gắng tiếp quản câu lạc bộ của Rupert Murdoch đã bị ngăn chặn bởi chính phủ Anh vào năm 1999, nhưng vào năm 2005 Malcolm Glazer hoàn thành một cuộc tiếp quản không thân thiện, bất chấp sự ngăn cản đáng kể từ nhiều cổ động viên của United.

Lịch sử câu lạc bộ
Những năm đầu (1878-1945)


Câu lạc bộ được hình thành với cái tên Newton Heath (Lancashire & Yorkshire Railway), Newton Heath (L&YR) là tên viết ngắn, bởi một nhóm công nhân đường sắt Manchester vào năm 1878. Tên gọi câu lạc bộ nhanh chóng được rút ngắn lại thành Newton Heath. Họ là thành viên sáng lập của Liên minh bóng đá (Football Alliance) vào năm 1889 và gia nhập giải vô địch quốc gia vào năm khi nó được sát nhập với Liên minh bóng đá.

Đoạn phim được biết đến sớm nhất của Manchester United là trận thắng 2–0 tại Burnley vào ngày 6 tháng 12 năm 1902, quay bởi Mitchell and Kenyon.

Câu lạc bộ đối mặt với phá sản vào năm 1902 và được cứu nguy bởi J.H. Davies, người đã trả hết nợ cho câu lạc bộ, đổi tên thành Manchester United và đổi màu áo câu lạc bộ từ vàng và xanh sang màu đỏ và trắng. Họ trở thành vô địch giải đấu vào năm 1908 và, với sự hỗ trợ tài chính từ Davies, chuyển từ Bank Road đến sân vận động mới tại Old Trafford vào năm 1910.

Đội bóng vật lộn giữa Thế chiến thứ nhất và thứ hai, và cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc họ đã nợ £70,000.

Những năm của Busby (1945-1969)

Matt Busby được chọn làm huấn luyện viên vào năm 1945 và chọn đường lối dẫn dắt không được biết đến lúc bấy giờ, tham gia cùng với các cầu thủ để luyện tập cũng như làm các nhiệm vụ quản lí. Ông ngay lập tức thành công, với việc câu lạc bộ kết thúc mùa giải ở vị trí thứ hai năm 1947 và đoạt FA Cup năm 1948.

Ông đã thực hiện chính sách đưa cầu thủ từ đội hình trẻ lên đội hình chính nếu anh ta có khả năng, và đội bóng trở thành vô địch giải năm 1956 khi độ tuổi trung bình cả đội chỉ là 22. Mùa giải tiếp theo, họ đoạt vô địch giải quốc gia lần nữa và đi đến trận chung kết FA Cup, thua Aston Villa. Họ cũng là đội bóng Anh đầu tiên thi đấu ở Cúp châu Âu và đã đi tới trận bán kết.

Bi kịch bất ngờ xảy ra ở mùa giải năm sau, khi chiếc máy bay chở đội bóng về sau một trận đấu tại Cúp Châu Âu đã bị rơi lúc hạ cánh xuống tiếp nhiên liệu tại München. Thảm họa máy bay München xảy ra vào ngày 6 tháng 2 năm 1958 này đã cướp đi sinh mạng của 8 cầu thủ và 15 hành khách khác. Đã có những lời bàn tán về việc câu lạc bộ sẽ tan rã nhưng Jimmy Murphy đã tiếp nhận vai trò huấn luyện viên khi Matt Busby đang chữa trị vết thương. Câu lạc bộ tiếp tục thi đấu với đội hình còn lại. Họ vào tới trận chung kết FA Cup lần nữa, nhưng đã để thua trước Bolton.

Busby xây dựng lại động hình trong những năm đầu của thập kỉ 1960, mua về các cầu thủ như Denis Law và Pat Crerand. Đội bóng đoạt vô địch FA Cup năm 1963, sau đó chiếm vô địch giải quốc gia các năm 1965 và 1967, sau đó còn đoạt Cúp Châu Âu vào năm 1968, và là đội bóng Anh đầu tiên đạt được thành tích ấy. Đội bóng trở nên nổi tiếng vì có ba cầu thủ đã đạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu: Bobby Charlton, Denis Law và George Best. Busby từ chức vào năm 1969 và được thay thế bằng huấn luyện viên đội hình phụ Wilf McGuinness.

1969-1986

United vật lộn sau khi thay thế Busby bằng Wilf McGuinness và Frank O'Farrell trước khi Tommy Docherty trở thành huấn luyện viên vào cuối năm 1972. Docherty, hay "the Doc", cứu United khỏi việc xuống hạng mùa giải này nhưng cuối cùng United bị xuống hạng vào năm 1974. Đội bóng thăng hạng ngay lập tức sau một mùa giải và vào đến trận chung kết FA Cup năm 1976, nhưng đã bị Southampton đánh bại. Họ vào đến trận chung kết FA Cup lần nữa vào năm 1977, đánh bại Liverpool F.C. và ngăn chặn đối thủ này giành được cú ăn ba đầu tiên trong lịch sử mà sau đó United giành được vào năm 1999. Mặc dù có được thành công như vậy và sự gần gũi với cổ động viên, Docherty bị sa thải không lâu sau trận chung kết vì mối quan hệ của ông với vợ một nhà vật lí trị liệu bị phát hiện.

Dave Sexton thay thế Docherty làm huấn luyện viên vào mùa hè năm 1977 và thực hiện lối chơi phòng thủ hơn. Phong cách này không được sự đồng tình từ phía người hâm mộ, họ vốn quen với lối bóng đá tấn công mà Docherty và Busby đã sử dụng, và sau khi không giành được một chiếc cúp nào Sexton đã bị sa thải vào năm 1981.

Ông được thay thế bởi Ron Atkinson người mà ngay lập tức đã phá vỡ kỉ lục giá chuyển nhượng ở nước Anh khi mua về Bryan Robson từ West Brom. Đội hình của Atkinson nổi bật với những hợp đồng mới như Jesper Olsen, Gordon Strachan bên cạnh những cầu thủ trưởng thành từ đội trẻ Norman Whiteside và Mark Hughes. United đoạt vô địch FA Cup vào các năm 1983, 1985 và tràn ngập khát vọng vô địch giải quốc gia vào mùa giải 1985-86 sau khi đã giành chiến thắng trong 10 trận đầu tiên và nhanh chóng dẫn trước đối thủ 10 điểm vào tháng 10. Đội hình sụp đổ sau đó và United kết thúc mùa giải ở vị trí thứ tư. Lối chơi đơn điệu tiếp tục ở mùa giải sau, và khi United đứng trước nguy cơ bị xuống hạng lần nữa, Atkinson bị sa thải ngày 5 tháng 11 năm 1986 với số tiền bồi thường 100.000 bảng.

Kỷ nguyên của Alex Ferguson (1986-1999)

Alex Ferguson thay thế Atkinson dẫn dắt đội và kết thúc mùa giải ở vị trí 11. Mùa giải tiếp theo (1987-88), United kết thúc ở vị trí thứ hai, với việc Brian McClair trở thành cầu thủ United đầu tiên sau George Best ghi được 20 bàn trong một mùa.

Tuy nhiên, United đi xuống vào năm 1989, với nhiều bản hợp đồng của Ferguson không được như sự trông đợi của người hâm mộ. Đã có sự suy đoán rằng Ferguson sẽ bị sa thải vào đầu năm 1990 nhưng chiến thắng tại vòng ba của FA Cup trước Nottingham Forest F.C. đã cứu vãn cả mùa giải và United đoạt vô địch FA Cup mùa này.

United giành chiến thắng tại Cúp các nhà vô địch Cúp quốc gia Châu Âu (European Cup Winners' Cup) vào mùa 1990-91, đánh bại nhà vô địch Tây Ban Nha Barcelona ở trận chung kết, nhưng ở mùa giải tiếp theo Manchester United để tuột chức vô địch giải quốc gia về tay địch thủ Leeds United. Trong lúc ấy vào năm 1991 câu lạc bộ được tung ra thị trường chứng khoán London với giá 18 triệu bảng Anh, do đó mang vấn đề tài chính của United ra trước công chúng, điều mà trước đó chưa từng xảy ra.

Vụ chuyển nhượng Eric Cantona vào tháng 11 năm 1992 mang đến cho United sức mạnh lớn, và họ kết thúc mùa giải 1992-93 với chức vô địch lần đầu sau năm 1967. Họ giành cú đúp (vô địch giải Ngoại hạng và FA Cup) lần đầu tiên vào mùa giải tiếp theo, nhưng huấn luyện viên huyền thoại đồng thời là chủ tịch câu lạc bộ Matt Busby mất vào ngày 20 tháng 1 năm 1994.

Ở mùa giải 1994-95, Cantona nhận án treo giò 8 tháng vì nhảy vào khán đài và tấn công một cổ động viên của Crystal Palace F.C.. Thua hai trận cuối cùng khiến cho United thành kẻ về nhì cả ở giải Ngoại hạng và FA Cup. Ferguson sau đó đã xúc phạm cổ động viên bằng cách bán đi các cầu thủ chủ chốt và thay họ bằng các cầu thủ từ đội hình trẻ. Tuy vậy các cầu thủ trẻ, một vài trong số họ sau này nhanh chóng trở thành những cầu thủ nổi tiếng thế giới, đã thi đấu tốt một cách đáng ngạc nhiên và United giành cú đúp lần nữa ở mùa giải 1995-96.

Họ đoạt vô địch giải Ngoại hạng năm 1997, và Eric Cantona chia tay với sự nghiệp bóng đá ở tuổi 30, sớm hơn một vài năm so với phần lớn các cầu thủ khác. United khởi đầu mùa giải tiếp theo một cách suông sẻ nhưng cuối cùng một loạt những chấn thương khiến họ về nhì cả giải Ngoại hạng Anh và FA Cup sau Arsenal F.C..

1998-99 là mùa giải thành công nhất trong lịch sử câu lạc bộ, Manchester United trở thành đội bóng Anh đầu tiên đạt được cú ăn ba - vô địch cả giải Ngoại hạng Anh, FA Cup và Champions League trong một mùa giải. Trận chung kết Champions League hết sức thú vị khi United bị dẫn 1-0 khi trận đấu chỉ còn 1 phút, tuy nhiên hai bàn thắng ghi được ở phút bù giờ đã giúp họ giành được chiến thắng từ tay Bayern München. Hai tiền vệ trung tâm chủ chốt của United, Roy Keane và Paul Scholes, không được dự trận đấu này vì bị treo giò. Sau đó Ferguson được phong tước hiệp sĩ vì những đóng góp cho bóng đá Anh.

Sau cú ăn ba (1999 - 2006)

United đoạt vô địch giải Ngoại hạng các năm 2000 và 2001 nhưng báo giới cho rằng những mùa giải này là thất bại vì đã thi đấu không thành công tại Champions League. Ferguson sử dụng lối chơi thiên về phòng thủ nhiều hơn khiến United khó bị đánh bại tại châu Âu nhưng điều đó đã không thành công, United kết thúc mùa giải 2002 ở vị trí thứ 3. Họ giành lại chức vô địch ở mùa giải 2002-03, nhưng phong độ đi xuống khi Rio Ferdinand nhận án treo giò 8 tháng vì bỏ lỡ một buổi kiểm tra doping. Họ chỉ vô địch F.A. Cup năm 2004, tuy nhiên đã loại Arsenal F.C. (vô địch giải Ngoại hạng Anh mùa này) trên đường đến trận chung kết.

Mùa giải 2004-05 United tiếp tục thi đấu không thành công vì khả năng ghi bàn kém cỏi, và United kết thúc mùa giải chỉ với một phần thưởng an ủi caling cup và chỉ về thứ 3 ở giải Ngoại hạng. Lúc này mặc dù chơi hay hơn Arsenal trong trận chung kết nhưng United bị thua sau loạt penalty. Cuối mùa giải đó Malcolm Glazer mua lại câu lạc bộ và biến nó thành tài sản riêng của mình.

United mở đầu mùa giải 2005-06 không suông sẻ, với việc đội trưởng Roy Keane rời câu lạc bộ sau khi chỉ trích công khai đồng đội, và sau khi thi đấu tệ hại ở vòng bảng, lần đầu tiên sau hơn 10 năm họ không được dự vòng đấu loại trực tiếp UEFA Champion's League.

Vụ tiếp quản của Malcolm Glazer

Vào ngày 12 tháng 5 năm 2005, Malcolm Glazer - một doanh nhân Mỹ - đưa ra lời đề nghị mua lại câu lạc bộ với giá khoảng 800 triệu bảng Anh (1.47 tỉ dollar Mỹ). Vào ngày 16 tháng 5, ông tăng lượng cổ phần của mình tại United lên 75% - một tỉ lệ đủ để đưa câu lạc bộ ra khỏi thị trường chứng khoán và trở thành tài sản cá nhân, đồng thời thông báo rằng điều đó sẽ được thực hiện trong vòng 20 ngày. Vào ngày 7 tháng 7, Glazer chỉ định các con trai là Joel, Avram và Bryan làm giám đốc, cùng lúc đó Sir Roy Gardner từ chức chủ tịch cùng với hai giám đốc khác.

Một vài người hâm mộ United bày tỏ sự lo lắng khi câu lạc bộ rơi vào tay Glazer đã để lại cho United khoản nợ 265 triệu bảng, họ lo rằng Manchester United sẽ không có tiền để cạnh tranh trên thị trường chuyển nhượng với Liverpool, Real Madrid hay Chelsea. Glazer khẳng định rằng Sir Alex vẫn có thể liên hệ mua các tên tuổi lớn; tuy nhiên các bản hợp đồng của Ferguson từ sau tiếp quản trở nên dè dặt không bình thường.

2006-2007

Hiện nay, Một kỉ nguyên mới đang hình thành trên sân Old Trafford. Ngày 6/11/2006 vừa qua, Sir Alex Ferguson đã kỉ niệm trong 20 năm dẫn dắt Quỷ Đỏ. Mùa giải 06/07 bắt đầu một cách tuyệt vời và cho đến nay, MU đã có được danh hiệu vô địch mùa Đông sau khi thua 2 trận, hoà 2 trận và thắng 14 trận, ghi được tổng cộng 41 bàn thắng(12 cái tên trong danh sách ghi bàn trong đó có 3 cầu thủ ghi 8 bàn là Saha - Ronaldo - Rooney.) và để lọt lưới vẻn vẹn 9 bàn. Đây là con số khả quan nhất của MU trong một vài mùa giải gần đây.

MU đã vô địch giải Ngoại hạng trước 2 vòng đấu sau khi thắng Man xanh 1-0, trong khi Arsenal cầm hòa Chelsea 1-1 tại Emirates.

Cổ động viên

Trước Thế chiến thứ hai, rất ít cổ động viên Anh đi theo cổ vũ cho đội bóng trong từng trận đấu bởi vấn đề thời gian và giá cả. Khi United và Manchester City chơi trên sân nhà vào những chiều thứ bảy, nhiều người sống ở Manchester đến sân xem United một tuần và City tuần sau. Sau chiến tranh, sự kình địch giữa hai đội bóng mạnh hơn và cổ động viên chỉ chọn một đội duy nhất để xem.

Khi United đoạt vô địch giải quốc gia năm 1956 họ có số khán giả đến sân nhà trung bình cao nhất giải, một kỉ lục đã được giữ bởi Newcastle F.C. trong một vài mùa trước. Sau thảm họa máy bay München năm 1958, nhiều người ở ngoài thành phố Manchester bắt đầu cổ động cho United và việc đi lại nhanh hơn và rẻ hơn khiến cho nhiều người bắt đầu theo đội bóng đến các trận đấu. Điều đó làm tăng sự cổ động cho United và là một lí do giúp cho United có lượng khán giả đến sân cao nhất giải trong phần lớn các mùa tiếp theo, ngay cả khi họ thi đấu ở giải hạng hai mùa giải 1974-75.

Mặc dù người ta thường thấy có ít người Manchester cổ động cho United (điều tương tự với Juventus và Bayern München), tờ Manchester Evening News đã một vài lần thực hiện một cuộc khảo sát người Manchester về đội bóng mà họ cổ vũ, kết quả United đều xếp đầu và có lần đã đạt tỉ lệ 66%. Một báo cáo vào năm 2002, Do You Come From Manchester?, chỉ ra United có số người đặt mua vé của mùa giải có mã vùng Manchester cao hơn Manchester City F.C., mặc dù tỉ lệ vé bán của City cho người dân Manchester trong tổng số vé cả mùa họ bán ra cao hơn. Manchester United ước lượng họ có 75 triệu người hâm mộ trên toàn thế giới, trong đó có 40 triệu người ở châu Á.

Cuối những năm 1990, đầu 2000, sự lo ngại của nhiều cổ động viên United trước khả năng đội bóng có thể bị mua lại tăng dần. Nhóm cổ động viên IMUSA (Independent Manchester United Supporters' Association - Hội cổ động viên Manchester United độc lập) đã hoạt động rất mạnh mẽ để ngăn cản kế hoạch mua lại câu lạc của Rupert Murdoch vào năm 1999. Một nhóm gây áp lực khác, Shareholders United Against Murdoch (bây giờ là Shareholders United) được thành lập trong khoảng thời gian này để kêu gọi cổ động viên mua lại cổ phiếu của câu lạc bộ, chừng mực nào đó đã làm tăng tiếng nói của cổ động viên trong vấn đề gây lo ngại cho họ, như giá vé và sự phân phối, và làm giảm nguy cơ các cá nhân hay tổ chức mà họ không mong muốn mua đủ cổ phiếu đề giành quyền kiểm soát đội bóng. Tuy nhiên, cách làm này thất bại khi ngăn cản Malcolm Glazer trở thành cổ đông lớn nhất của đội bóng. Nhiều cổ động viên giận dữ, và một vài trong số đó đã thành lập một câu lạc bộ mới với tên F.C. United of Manchester. Câu lạc bộ mới này thi đấu ở giải Hạt Tây Bắc (North West Counties League) hạng hai, và thu hút lượng khán giả mỗi trận khoảng trên 2500 người.

Tuy vậy vẫn chưa thấy phản ứng rõ ràng từ phía cổ động viên sau vụ tiếp quản của Glazer, câu lạc bộ lập kỉ lục về doanh số vé bán cả mùa, việc để nhiều ghế trống trên sân và sự thiếu tự do thông tin từ câu lạc bộ vẫn chưa được thực hiện.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 27-09-2009   #35
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Ấn tượng bóng đá thế giới

Pha ghi bàn ấn tượng nhất

Pha ghi bàn ấn tượng nhất là pha ghi bàn của Maradona vào lưới Milan, trong trận Napoli thắng 4-1 ngày 27/11/1988.


Thiên tài người Argentina phá bẫy việt vị băng xuống trong khi thủ môn đối phương cũng lao ra cản phá.


Do không thể với chân tới bóng, Maradona lập tức chứng tỏ sự nhạy cảm bằng pha bay người song song với mặt đất đánh đầu đưa bóng bổng qua thủ môn Milan, vào lưới trống.


Người ta ước tính khoảng cách ghi bàn ít nhất phải là 23 m.


Kỷ lục từ chấm phạt đền

Kỷ lục về người ghi bàn trên chấm phạt đền nhiều nhất trong một trận thuộc về Alex, tuyển thủ Brazil hiện đang chơi cho Fenerbahce (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh ghi 4 bàn như thế trong trận đấu của Cruzeiro ở Bahia tháng 12 năm 2003. Tất cả chỉ diễn ra trong 37 phút đầu tiên.


Thủ môn đầu tiên và duy nhất ghi một hat-trick bằng phạt đền không ai khác ngoài Jose Luis Chilavert, - "bức tường" huyền thoại người Paraguay. Màn trình diễn xuất sắc của anh được thể hiện trong trận Velez Sarsfield đè bẹp Ferro Carril Oeste 6-1, tại giải vô địch xứ sở tango.

Trong khi đó, kỷ lục hat-trick đá hỏng phạt đền thuộc về chân sút Martin Palermo, người hiện đang có tên trong sách kỷ lục Guinness.


Tháng 7/1999, trong trận đấu Argentina gặp Colombia tại giải vô địch Nam Mỹ, Palermo lần lượt đưa bóng chệch khung thành trong cả 3 lần từ chấm 11m, khiến Argentina thua mất mặt 0-3. "Thành tích" này của Martin Palermo đã khiến cổ phiếu của CLB anh đang thi đấu khi đó, Boca Juniors, giảm giá 4,5% chỉ sau một đêm.

56 tuổi vẫn chơi bóng đá chuyên nghiệp

Những tưởng chuyện Dino Zoff từng đoạt Cup thế giới năm 1982 khi 40 tuổi 4 tháng hay việc "ông già" Roger Milla 42 tuổi vẫn ghi bàn ở World Cup 1994 đã là kỷ lục nhưng không, Knut Olav Fosslien 56 tuổi mới thực sự nắm giữ kỷ lục này. Được biết, "ông già" này vẫn chơi bóng chuyên nghiệp ở tuổi 56, tại CLB hạng ba của NaUy, FK Toten. T.


HLV dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia nhất

Câu trả lời không ai khác là Rudi Gutendorf. Sinh ngày 30/8/1926, Gutendorf đã có một sự nghiệp huấn luyện không thể tin nổi kéo dài 53 năm, dẫn dắt 17 đội tuyển quốc gia khác nhau trên thế giới gồm Chile, Bolivia, Venezuela, Trinidad & Tobago, Grenada, Antigua, Botswana, Australia, New Caledonia, Nepal, Tonga, Tanzania, Ghana, lại Nepal, Fiji, Zimbabwe, Mauritius và Rwanda.


Ngoài ra ông từng dẫn dắt 2 đội tuyển Olimpic của Iran và Trung Quốc tại các kỳ thế vận hội 1988 và 1992. Khi được hỏi tại sao lại khoái dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau, nhà cầm quân người Đức trả lời ngắn gọn: "Chẳng ai có thể bó buộc niềm đam mê của chính mình".


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-09-2009   #36
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Quả bóng vàng châu Âu và những điều thú vị nhất

Có 3 cầu thủ đoạt nhiều Quả bóng vàng nhất là Michel Platini, Marco Van Basten, và Johan Cruyff (cùng 3 lần). Trong đó, chỉ duy nhất Platini đoạt 3 lần liên tiếp

Chỉ có duy nhất một thủ môn đoạt giải là Lev Yashin (Nga) năm 1963. Sau anh, có hai thủ môn đoạt Quả bóng bạc là Dino Zoff và Gianluigi Buffon (đều của Italy).

Có 3 hậu vệ đoạt giải gồm: Beckenbauer, Sammer (Đức) và Cannavaro (Italy)

CLB "đoạt" nhiều giải nhất là Juventus (8 lần), Milan (7), Barcelona và Real Madrid (cùng 6)

Những năm mà cả 3 cầu thủ đứng đầu đều đến từ một quốc gia duy nhất là: 1972 (ba cầu thủ Đức: Beckenbauer, Gerd Muller, Nezter), 1981 (ba cầu thủ Đức: Rummenige, Breitner, Schuster), 1988 (ba cầu thủ Hà Lan: Van Basten, Ruud Gullit, Rijkaard).

Milan là CLB duy nhất có 3 cầu thủ đứng đầu trong cùng một năm, đó là hai năm liên tiếp 1988 (Van Basten, Gullit, Rijkaard) và 1989 (Van Basten, Baresi, Rijkaard).

Juventus là CLB "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 4 năm liên tiếp (1982 Paolo Rossi, 1983 - 1985 Michel Platini).

Bundesliga là giải đấu "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 6 năm liên tiếp từ 1976 (Beckenbauer, CLB Bayern Munich), 1977 (Simonssen, Borussia Moenchengladbach), 1978, 1979 (Kevin Keegan, SV Hamburg), 1980, 1981 (Rummenige, Bayern Munich).

Kể từ năm 1995, giải thưởng này mới mở rộng cho các cầu thủ không phải người châu Âu. George Weah là ngôi sao ngoài châu Âu đầu tiên và cũng là thành viên châu Phi duy nhất nhận giải. Cũng kể từ thời điểm đó, Brazil vượt lên để thống trị Quả bóng vàng với 4 lần đăng quang (Rivaldo, Ronaldo 2 lần, Ronaldinho).

Có 3 cầu thủ đoạt nhiều Quả bóng vàng nhất là Michel Platini, Marco Van Basten, và Johan Cruyff (cùng 3 lần). Trong đó, chỉ duy nhất Platini đoạt 3 lần liên tiếp.



Chỉ có duy nhất một thủ môn đoạt giải là Lev Yashin (Nga) năm 1963. Sau anh, có hai thủ môn đoạt Quả bóng bạc là Dino Zoff và Gianluigi Buffon (đều của Italy).

Có 3 hậu vệ đoạt giải gồm: Beckenbauer, Sammer (Đức) và Cannavaro (Italy)

CLB "đoạt" nhiều giải nhất là Juventus (8 lần), Milan (7), Barcelona và Real Madrid (cùng 6)

Những năm mà cả 3 cầu thủ đứng đầu đều đến từ một quốc gia duy nhất là: 1972 (ba cầu thủ Đức: Beckenbauer, Gerd Muller, Nezter), 1981 (ba cầu thủ Đức: Rummenige, Breitner, Schuster), 1988 (ba cầu thủ Hà Lan: Van Basten, Ruud Gullit, Rijkaard).

Milan là CLB duy nhất có 3 cầu thủ đứng đầu trong cùng một năm, đó là hai năm liên tiếp 1988 (Van Basten, Gullit, Rijkaard) và 1989 (Van Basten, Baresi, Rijkaard).



Juventus là CLB "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 4 năm liên tiếp (1982 Paolo Rossi, 1983 - 1985 Michel Platini).

Bundesliga là giải đấu "giữ" Quả bóng vàng lâu nhất: 6 năm liên tiếp từ 1976 (Beckenbauer, CLB Bayern Munich), 1977 (Simonssen, Borussia Moenchengladbach), 1978, 1979 (Kevin Keegan, SV Hamburg), 1980, 1981 (Rummenige, Bayern Munich).

Kể từ năm 1995, giải thưởng này mới mở rộng cho các cầu thủ không phải người châu Âu. George Weah là ngôi sao ngoài châu Âu đầu tiên và cũng là thành viên châu Phi duy nhất nhận giải. Cũng kể từ thời điểm đó, Brazil vượt lên để thống trị Quả bóng vàng với 4 lần đăng quang (Rivaldo, Ronaldo 2 lần, Ronaldinho).


Kết quả chi tiết từ khi giải thưởng ra đời

2008 C.Ronaldo (Man U)
2007 Kaka (AC Milan)
2006 Cannavaro (R. Madrid)
2005 Ronaldinho (Barcelona)
2004 Shevchenko (Milan)
2003 Nedved (Juventus)
2002 Ronaldo (Real Madrid)
2001 Owen (Liverpool)
2000 Luis Figo (R.Madrid)
1999 Rivaldo (Barcelona)
1998 Z. Zidane (Juventus)
1997 Ronaldo (Inter)
1996 Sammer (Dortmund)
1995 G. Weah (Milan)
1994 H. Stoichkov(Barcelona)
1993 R. Baggio (Juventus)
1992 M. Van Basten (Milan)
1991 J. P. Papin (Marseille)
1990 L. Matthaus (Inter)
1989 M. Van Basten (Milan)
1988 M. Van Basten (Milan)
1987 R. Gullit (Milan)
1986 I. Belanov (D.Kiev)
1985 M. Platini (Juventus)
1984 M. Platini (Juventus)
1983 M. Platini (Juventus)
1982 P. Rossi (Juventus)
1981 Rummenige (B.Múnich)
1980 Rummenige (B.Múnich)
1979 K. Keegan (Hamburgo)
1978 K. Keegan (Hamburgo)
1977 Simonssen (Borussia M)
1976 Beckenbauer (Bayern)
1975 O. Blohkine (D.Kiev)
1974 J. Cruyff (Barcelona)
1973 J. Cruyff (Ajax)
1972 Beckenbauer (Bayern)
1971 J. Cruyff (Ajax)
1970 G. Müller (B. Múnich)
1969 G. Rivera (Milan)
1968 G. Best (Manchester U.)
1967 F. Albert (Ferencvaros)
1966 B. Charlton (Manchester U.)
1965 Eusebio (Benfica)
1964 D. Law (Manchester U.)
1963 L. Yaschin (D.Moscú)
1962 J. Masopust (D. Praga)
1961 O. Sivori (Juventus)
1960 L. Suárez (Barcelona)
1959 Di Stéfano (R. Madrid)
1958 R. Kopa (Real Madrid)
1957 Di Stéfano (R. Madrid)
1956 Stanley Matthews (Blackpool)


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:43
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,16852 seconds with 15 queries