Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-11-2008   #28
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.724
Chủ Lô đang offline
 
Trích dẫn:
Muôn vạn hình ảnh có lẽ không hình ảnh nào gây căm fẫn như hai tấm hình này.
Liệt tổ liệt tông bị tà ma chướng khí trấn yểm nơi nào nên mới không vật đổ đám lưu manh vô loại ấy. Hay là các ngài jận đám con cháu vô luân thất đức nên nghiến răng nơi chín suối mà nhìn con cháu fải trả cho đủ cái já mà chúng đã chọn.
Hehe cái này viết ra trong lúc nóng jận.
Vì thấy Thủy Tinh xua quân oánh được tới tận những nơi thiêng liêng nhất. Xưa Mỹ ném bom đánh fá ác liệt vậy, nhưng thực sự là Mỹ cũng không zám đụng tới những chốn như thế.

Trích dẫn:
Nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm

Bí thư Hà Nội: "Thiên tai thì không tính trước được".


Câu nói này nên được bình chọn là Phát ngôn ấn tượng nhất trong tuần, nếu không phải là trong tháng: "tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm."

Hay thật, lãnh đạo Chính quyền đổ lỗi cho nhân dân là ỷ lại Nhà nước. Theo ông Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị thì có lẽ người dân không biết quý tính mạng, tài sản của mình mà trông chờ các quan chức Nhà nước như ông Nghị làm việc đó hộ họ? So với ngày xưa của ông Nghị là so với ngày xưa nào, so với cái thời Chính quyền thúc dân lao động tập thể, gánh đất đắp đê, lao mình xuống nước chống lũ theo tinh thần lao động XHCN trong khi các quan chức thì chễm chệ tổng kết phong trào?
Hơn nữa, lãnh đạo một thành phố hàng triệu dân kiểu gì mà có thể tuyên bố rằng "Thiên tai thì không tính trước"??? Tất nhiên không thể biết trước được một cách chính xác là thiên tai sẽ xảy ra như thế nào nhưng phải có dự trù trước những khả năng xảy ra thiên tai và cách thức khắc phục nếu thiên tai xảy ra chứ.

Theo ông Bí thư thì trách nhiệm của chính quyền trong ứng phó trước cơn lụt là "hòa cả làng."

"Bây giờ là vấn đề thiên tai, phải cùng cố gắng khắc phục. Nếu tại người thì còn phê bình kỷ luật người này người nọ, chứ còn do thiên tai thì chịu..."

Ông Nghị khẳng định "Lãnh đạo đều đi chỉ đạo hết. Không ai nghỉ ngơi" nhưng ngày 1/11, trong khi cơn mưa đang dữ dội hơn cả thì các lãnh đạo "đi chỉ đạo" bằng cách họp, và không phải họp vì vấn đề thiên tai, mà là họp để "tổng kết vấn đề tôn giáo". Trong khi nhân dân chống chọi với cơn lũ thì ông Nghị (hay ông Thảo) báo cáo việc ông đã "xử lý" vấn đề đất Tòa khâm thế nào, phát động chiến dịch truyền thông hạ bệ TGM Ngô Quang Kiệt ra sao, thành công như thế nào...Và tới chiều 1/11, ông Nghị mới khệ nệ đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt (không hiểu sao ông lại dùng chữ "đi ô tô", chả lẽ để người dân không hiểu lầm rằng ông đi xe máy hay đi trực thăng, hay đi xuồng, hay đi ngựa?). Ngày 2/11, khi mưa đã tạnh, ông mới đi ra ngoại thành chỉ đạo.

Ông Nghị bảo thiên tai thì "chịu", không thể phê bình kỷ luật người này người nọ. Thế tại sao sau cơn bão Katrina ở New Orleans, hàng loạt các cơ quan chính phủ Mỹ, các quan chức chính quyền, trong đó có cả tổng thống Bush bị phê phán nặng nề. 75% số người được hỏi cho rằng chính quyền thành phố New Orleans có lỗi trong việc ứng phó với cơn bão và giải quyết hậu quả sau cơn bão. Lãnh đạo Cơ quan cứu trợ Liên bang Michael Brown phải từ chức do áp lực bởi những phê bình của dư luận. Trong khi đấy, khi xảy ra vụ 11/9 thì uy tín của Giuliani, Thị trưởng New York lại tăng vọt nhờ những biện pháp khắc phục thảm họa hiệu quả của chính quyền thành phố này. Để so sánh gần hơn, sau thảm họa động đất ở Trung Quốc trong năm nay, uy tín của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tăng đáng kể trong dân chúng do việc ông này thường xuyên có mặt tại trung tâm thảm họa để kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác cứu hộ và cứu trợ nhân dân.

Còn những đánh giá của người dân với sự ứng phó của chính quyền Hà Nội như thế nào? Liệu có báo nào đăng không? Khi thay vì thực hiện các biện pháp hiệu quả cứu trợ nhân dân, lãnh đạo thành phố họp về vấn đề tôn giáo trong ngày 1/11. Còn trước đó, ngày 31/10, họ làm gì, ở đâu thì ông Nghị "quên" không nói. Vnexpress hãy thử làm một cái poll xem nhân dân đánh giá thế nào về những gì chính quyền Hà Nội đã làm.

"Lãnh đạo đều đi chỉ đạo hết. Không ai nghỉ ngơi. Việc gì cũng phải tính đến hoàn cảnh thực tế. Có cái chậm một chút nhưng khả năng ứng phó cũng có lý do khách quan.

Bây giờ là vấn đề thiên tai, phải cùng cố gắng khắc phục. Nếu tại người thì còn phê bình kỷ luật người này người nọ, chứ còn do thiên tai thì chịu....

Sáng hôm qua (1/11), thành phố họp tổng kết vấn đề tôn giáo, chiều tôi đi ô tô kiểm tra các điểm ngập lụt trong nội thành, hôm nay đi ra ngoại thành. Từ chiều qua lãnh đạo thành phố đều đi kiểm tra hết."

Đây, nhân dân đang ỷ lại Nhà nước khi tự vận chuyển người và xe máy khỏi những nơi úng lụt bằng ngựa, trong khi chờ đợi xe cứu hộ của Nhà nước đến! Ngoài ra còn thuyền, còn bè mảng tự ghép.

LINH’s Blog

Hỡi Sông Hồng sóng cuộn bốn ngàn năm
Hà Nội khi nào ngập thế này chăng?

Cũ 03-11-2008   #29
Ảnh thế thân của LSB-manuvotinh
LSB-manuvotinh
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 03-04-2004
Bài viết: 1.429
Điểm: 263
L$B: 18.835
Tâm trạng:
LSB-manuvotinh đang offline
 


Lãng mạn thế,yêu thế...Cho xin địa chỉ tối rủ jai ra làm vài kiểu...

Tài sản của LSB-manuvotinh
Cũ 03-11-2008   #30
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.724
Chủ Lô đang offline
 
Nhân zân tự cứu trước khi trời cứu
Cách Giáp Bát chưa đầy 1km có những chuyến xe như vầy, có lẽ là tuyến xe ngắn nhất từng có ở Việt nam:
Ko quản ngại cõng hành khách xuống xe.

Văn Điển có ngập k?



Đám cưới trên xe cải tiến.

Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Chủ Lô vì bài viết hữu ích này:
LSB-nhocthuytien (04-11-2008)
Cũ 03-11-2008   #31
Ảnh thế thân của LSB-Dieu
LSB-Dieu
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
ôn nhu tựa thủy
Gia nhập: 29-03-2003
Bài viết: 2.819
Điểm: 1073
L$B: 73.686.122
Tâm trạng:
LSB-Dieu đang offline
 
Bác Chủ Lô cứ như là được dịp để chửi í nhỉ?! Nếu mà con người phải trả giá abc gì đó thật như bác viết thì chắc trái đất mình thành trái nước rồi, chứ chả riêng gì dòng giống con rồng cháu tiên ở Thủ đô phải chịu. Lo mà chuẩn bị trợ cấp mì tôm cho đồng bào đi chứ ngồi đó mà ra rả ra rả. Dù sao thì nãy em vừa xem TV thấy mấy ông bà quan to đi họp Đại hội công đoàn khoá X, người khô ráo, cũng thấy ngứa ruột. Hiện tại chưa lấy được giắc nối, tuần tới em góp mấy hình ảnh vào đây sau.


Chữ ký của LSB-Dieu
Rồi mai thức giữa đời dâu bể
Khổ luỵ ngàn cơn cũng tại trần

Tài sản của LSB-Dieu
Cũ 03-11-2008   #32
Ảnh thế thân của Chủ Lô
Chủ Lô
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 23-03-2007
Bài viết: 783
Điểm: 193
L$B: 40.724
Chủ Lô đang offline
 
Cứu trợ qua kênh MTTQ hả, hông bao jờ nhế
Những cái này mới là khởi đầu thôi, qua chừng non tháng nữa mới thấy hậu quả của trận lụt này, lúc đó thì kiếm người hiền lành như em (DT) mới là khó đó.
Khuyến mãi cho DT cái hình này, đi lại cẩn thận nhé.


Trích dẫn:
Cứu trợ - Nhà nước làm không xuể thì để dân!

Hạn chế bớt hiệu quả cứu trợ?

Giữa lúc đất nước còn nhiều khó khăn, việc huy động nhiều nguồn lực cùng chung tay với Chính phủ để chăm lo cho người nghèo, người gặp nạn do thiên tai, dịch bệnh... là việc hết sức cần thiết. Vì vậy cần xã hội hóa rộng rãi các hoạt động vận động và tham gia cứu trợ để giúp đỡ kịp thời những hoàn cảnh khó khăn.

Lâu nay, báo chí làm rất tốt công tác vận động nguồn tài trợ và phân phối kịp thời đến những nơi cần được nhận. Mỗi khi xảy ra một trận bão, cơn lũ hay một dịch bệnh nào đó ở một vùng miền của đất nước.

Hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỷ đồng ngay lập tức được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp và sau đó được chuyển đến những đối tượng cần được giúp đỡ. Phải khẳng định rằng vai trò của báo chí trong việc vận động và tham gia cứu hộ là không nhỏ.

Việc Bộ tài chính ban hành thông tư số 72 dường như đang hạn chế vai trò của báo chí trong lĩnh vực mà chúng ta đang rất cần nhiều tổ chức tham gia. Hai vấn đề đặt ra sau khi thông tư này ra đời là:

- Thứ nhất, báo chí cảm thấy bị “tự ái” vì bị "cấm" tham gia công tác cứu hộ mà chỉ được vận động rồi nộp lại cho Ban cứu trợ cùng cấp (Ủy ban mặt trận tổ quốc). Chẳng lẽ lâu nay việc phân phối hàng cứu trợ của báo chí không hiệu quả, thiếu minh bạch?

- Thứ hai, Ban cứu trợ cùng cấp nhiều khả năng sẽ không thể đảm đương nổi công tác điều phối các hoạt động cứu trợ.

Ủy ban mặt trận Tổ quốc nên chú trọng vào công tác đoàn kết dân tộc, phản biện xã hội hơn là đi làm từ thiện. Không có sự tham gia của báo chí hoạt động vận động và cứu trợ chắc chắn sẽ bị giảm hiệu quả.

Điều này đã thể hiện rõ ràng rằng, trong những ngày qua, một số tỉnh miền Bắc nước ta phải chìm ngập trong mưa lũ, thiệt hại về người và của là rất lớn. Đồng bào vùng bị nạn rất cần cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, ngoài những khoản viện trợ của Chính phủ và một vài Ủy ban mặt trận tổ quốc, thì có rất ít nguồn đóng góp từ các nguồn lực khác của xã hội như mọi khi.

Dường như bị “tự ái” nên báo chí có vẻ “không mặn mà” với công tác vận động cứu trợ. Các nguồn đóng góp trên báo in rất ít, quá ít so với khả năng vận động của họ. Cũng chưa có đài truyền hình nào tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp để vận động tài trợ.

Lâu nay người dân và các doanh nghiệp muốn đóng góp thông qua báo chí vì họ tin rằng đóng góp của họ sẽ nhanh chóng được chuyển đến tận tay những người đang gặp hoạn nạn. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp, việc đóng góp vào các hoạt động xã hội từ thiện cũng ít nhiều nâng cao được uy tín, thương hiệu của họ. Đóng góp vào các hoạt động xã hội trước hết là mong muốn góp phần làm giảm nỗi đau của các nạn nhân của thiên tai, nghèo đói... đồng thời cũng là dịp để các doanh nghiệp giới thiệu mình thông qua các hoạt động tuyền truyền của báo chí.

Mà chúng ta đã biết, nguồn đóng góp từ các doanh nghiệp chiếm phần lớn trong các nguồn huy động được từ xã hội. Khi báo chí không tham gia vào hoạt động cứu trợ thì chắc chắn các doanh nghiệp cũng dè dặt trong các khoản đóng góp của mình. Bởi hơn ai hết, các doanh nghiệp hiểu rằng chỉ có đóng góp thông qua báo chí họ mới đạt được cả hai mục đích của mình là: giúp người gặp khó khăn và nâng cao uy tín thương hiệu.

Nhà nước có làm tốt không? Nếu không hãy chia sẻ cho nhân dân

Việc cứu trợ cần được tách bạch ra hai phía: một là cứu trợ bởi Nhà nước, hai là cứu trợ bởi sự quyên góp chia sẻ của nhân dân.

Nếu là Nhà nước cứu trợ thì tiền Nhà nước bỏ ra và quản lý xem chảy về đâu, có đúng với số tiền ấy hay không, tiền có chi đúng cho đối tượng, địa bàn cần đến số tiền cứu trợ ấy? Và Nhà nước chỉ quản lý số tiền đóng góp từ dân do Nhà nước chính thức phát động, nhưng cơ sở quyên góp và nộp vào đâu, chi vào việc gì, chi hết bao nhiêu đều phải thông báo công khai minh bạch. Còn tiền do dân tự đóng góp thì vì sao Nhà nước phải quản lý, thu về một mối?

Chỉ riêng việc Nhà nước chưa quản lý nổi những đồng tiền trong ngân sách, để những con sâu có cơ hội đục khoét, thì nói chi đến việc quản lý tiền từ bá tánh?

Có những chuyện rất phản cảm là người của các tổ chức Nhà nước đi mua hàng cứu trợ thường về kê giá cao hơn hoặc lấy hoa hồng từ người bán. Trong khi những người làm từ thiện ngòai xã hội thì họ vận động để mua được giá rẻ, mua được nhiều nhằm đem hàng, tiền đến được nhiều người.

Xã hội hóa công tác từ thiện là chính là để cho dân tự làm, tự quản lý số tiền quyên góp và tự biết chi xài đúng mực, tiết kiệm và hiệu quả.

Nhà nước chỉ nên thông báo tình hình những nơi gặp khó khăn để những tổ chức thiện nguyện đến được nơi cần đến. Tránh tình trạng mạnh ai nấy đi, nên có khi nơi thì tiếp nhận được nhiều hàng, nơi thì không có ai đến thăm. Và dù là Nhà nước, đoàn thể, UBMTTQ, Hội chữ thập đỏ hay tổ chức tự phát của dân thì đều phải ghi chép công khai số tiền, hàng thu được từ những ai; số tiền, hàng chi ra bao nhiêu, cho những nơi nào?

Có như vậy mới làm cho người đóng góp thấy yên lòng vì số tiền, hàng được tiếp nhận và giúp đỡ người cơ nhỡ khó khăn một cách trọn vẹn, đong đầy tình cảm tương trợ "bầu ơi thương lấy bì cùng", "miếng khi đói bằng gói khi no"...

Và cũng để phòng ngừa tính tham của một nhóm người nào đó trỗi dậy khi tự thu, tự chi một số tiền quá lớn mà chẳng ai kiểm tra, giám sát. Thật tình thời gian qua số tiền hàng năm UBMTTQ, Hội chữ thập đỏ quyên góp trên các kênh truyền hình và vận động khắp cả nước rất nhiều, lên hàng chục tỷ đồng mỗi lần nhưng số tiền đó đến tay ai, xây bao nhiêu nhà tình thương, tình nghĩa, xây bao nhiêu cầu nông thôn...thì chẳng thấy công bố cho dân biết. Nhiều người vẫn thắc mắc số tiền quyên góp hàng năm đó làm gì???

Tuấn, email: [email protected]
Nguyên Sa, TP.HCM, email: [email protected]

Cũ 03-11-2008   #33
Ảnh thế thân của ZcongdanhZ
ZcongdanhZ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-10-2008
Bài viết: 73
Điểm: 1
L$B: 1.410
ZcongdanhZ đang offline
 
xin chia buồn cùng hà nội nói chung và những người dân nói chung...........hi vọng nhà nước ta sẽ có biện pháp giúp đỡ cũng như khắc phụ tình trạng này....côngdanh xin chia bùn cùng anh em LSB những người ở hà nội phải chịu cảnh ngập lục đó. chúc sức khỏe mọi người

Cũ 03-11-2008   #34
Ảnh thế thân của ZcongdanhZ
ZcongdanhZ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 31-10-2008
Bài viết: 73
Điểm: 1
L$B: 1.410
ZcongdanhZ đang offline
 
nếu như các vị lãnh đạo đi cứu hộ cho dân thì ai mà ở nhà lo đếm tiền hối lộ dùm họ phải ko nào?? theo côngdanh nghĩ có lẻ chúng ta nên thay đổi lại câu khẩu hiệu" vì dân do dân " côngdanh nghĩ câu Nhà nước là từ nhân dân, đúng các vị lãnh đạo từ nhân dân mà ra, do dân đúng cũng do dân đóng bao nhiêu là tiền vào ngân sách nhà nước mà chả hiểu tại sao ta lại đóng cái này, mà có đóng thì cũng có lợi gì đâu khi mà các vị lãnh đạo đã bỏ vào túi họ, cái gì cũng vì dân , do dân, lo cho dân nhưng sự thật thì họ ko lo gì cả, ví dụ nhé: nếu như tiền ủng hộ cứu giúp nhân dân hà nội sau cảnh mưa lũ sẽ là 100 tỷ đi, liệu có đến được tay dân đúng với số 100 tỷ đó ko hay là chỉ vài chục triệu??? họ ăn từ trên xuống dưới, ăn cho đến khi ko còn ăn được nữa, ko phải côngdanh nói ai trong lãnh đạo nhà nước CHXK ngày nay là xấu , cũng là tham nhũng cả....chỉ là quan thanh liêm thì đếm trên đầu ngón tay mà quan tham nhũng thì có ghi tốn cả ngàn trang vở cũng chưa hết.......như vậy thì đến bao giờ đất nước việt nam này mới phát triển về kinh tế về mọi mặt giống như thế giới chứ??? khi nào cũng nói là chống tham nhũng nhưng có chống hay ko thì có trời mới biết.......thật đang thất vọng về cái xã hội ngày hôm nay..........

Cũ 04-11-2008   #35
Ảnh thế thân của 1410
1410
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Yêu Thương Vợ Chồng
Gia nhập: 29-06-2003
Bài viết: 8.150
Điểm: 1737
L$B: 2.562.965
Tâm trạng:
1410 đang offline
 
Ảnh ngày đầu tuần đi làm


Nguyễn Chí Thanh gần Đài truyền hình VN đơi




Lê Trọng Tấn


Định Công











Chữ ký của 1410



Tài sản của 1410
Cũ 04-11-2008   #36
Ảnh thế thân của 1410
1410
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Yêu Thương Vợ Chồng
Gia nhập: 29-06-2003
Bài viết: 8.150
Điểm: 1737
L$B: 2.562.965
Tâm trạng:
1410 đang offline
 
Bực tức



Phạm Ngọc Thạch






Altis nhé




Hồ Linh Đàm . Gần nhà cô giáo em




Chữ ký của 1410



Tài sản của 1410
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08297 seconds with 15 queries