Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #28
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Kon Tum

Tuy vùng đất cao nguyên này được coi là thuộc lãnh thổ Đại Việt từ năm 1470, khi vua Lê Thánh Tông đánh chiếm Trà Bàn, lập phủ Quy Nhơn, nhưng trải qua các triều đại, ở đây chưa hề có hệ thống hành chính, mà chế độ "già làng" vẫn tiếp tục tồn tại.

Năm 1893, sau khi thôn tính Đông Dương, người Pháp đã cho lập một tòa Đại lý hành chính tại Kon Tum, ban đầu trực thuộc Tòa Công sứ Attôpư (Attopeu) ở Lào, đến năm 1905 mới trực thuộc Tòa Công sứ Quy Nhơn. Viên Đại lý là một linh mục người Pháp, tên là P. Vialleton, vốn là cha xứ ở đây từ trước.

Năm 1904, tỉnh tự trị Plâycu Đe (Pleikou Derr) được thành lập, tách từ tỉnh Bình Định. Năm 1907, tỉnh Plâycu Đe bị bãi bỏ, và Đại lý hành chính Kon Tum tách ra từ tỉnh này, được đặt dưới sự cai trị của Công sứ Bình Định.

Ngày 9 tháng 2 năm 1913, tỉnh Kon Tum được thành lập, gồm toàm bộ tỉnh Plâycu Đe trước kia. Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ bao gồm Đại lý Kon Tum tách ra từ tỉnh Bình Định, Đại lý Cheo Reo tách ra từ tỉnh Phú Yên và Đại lý Đắc Lắc do tỉnh Đắc Lắc được chuyển thành.

Năm 1917, tổng Tân Phong và tổng An Khê thuộc tỉnh Bình Định được nhập vào tỉnh Kon Tum rồi Đại lý An Khê được thành lập, dưới quyền Công sứ Kon Tum.

Đến năm 1923, tỉnh Đắc Lắc mới được tái lập, tách ra khỏi tỉnh Kon Tum.

Năm 1925, thành lập Đại lý Plâycu dưới quyền Công sứ Kon Tum và đến năm 1932 Đại lý này mới tách ra để trở thành tỉnh Plâycu. Đến năm 1943 thì Đại lý An Khê tách tỉnh Kon Tum để nhập vào tỉnh Plâycu.

Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, tỉnh Kon Tum được chia thành 4 quận theo Nghị định số 348-BNV/HC/NĐ ngày 27 tháng 6 năm 1958: quận Kon Plong gồm 3 tổng 11 xã, quận Đak Tô gồm 9 tổng 29 xã, quận Đak Sut gồm 6 tổng 23 xã, quận Kon Tum gồm 10 tổng 57 xã, trong đó có 10 xã người Kinh. Chưa đầy một tháng sau, quận Đak Tô lại bị chia thành 2 quận Đak Tô và Tou Mrong.

Quận Chương Nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi được thành lập theo Sắc lệnh số 234-NV ngày 9 tháng 9 năm 1959 trên cơ sở tách ra một phần đất của quận Kon Plong, rồi đến ngày 19 tháng 12 năm 1964 được sáp nhập vào tỉnh Kon Tum.

Quận Kon Plong bị bãi bỏ năm 1960.

Từ năm 1976 đến năm 1991, tỉnh Kon Tum sáp nhập với Gia Lai thành tỉnh Gia Lai - Kon Tum.

Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa 8 ngày 12 tháng 8 năm 1991 đã chia lại tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #29
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lai Châu

Xưa kia Lai Châu đặt dưới quyền điều hành của tù trưởng các dân tộc Thái, quy phục triều đình Việt Nam.

Đây vốn là một châu thuộc phủ Điện Biên, tỉnh Hưng Hóa xưa.

Tiểu quân khu phụ Lai Châu gồm châu Lai, châu Luân, châu Quỳnh Nhai, châu Phong Thổ được thành lập theo Nghị định ngày 5 tháng 6 năm 1893 của Toàn quyền Đông Dương và trực thuộc tỉnh Vạn Bú từ ngày 10 tháng 10 năm 1895. Tỉnh Vạn Bú đổi tên thành tỉnh Sơn La năm 1904, do đó Lai Châu lại thuộc tỉnh Sơn La.

Tỉnh Lai Châu được thành lập theo Nghị định ngày 28 tháng 6 năm 1909 của Toàn quyền Đông Dương. Lúc đó tỉnh Lai Châu gồm các châu Lai, châu Quỳnh Nhai, châu Điện Biên tách ra từ tỉnh Sơn La, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Lai Châu (nay là thị xã Mường Lay thuộc tỉnh Điện Biên). Ngày 16 tháng 1 năm 1915 tỉnh Lai Châu bị thay thế bằng Đạo Quan binh 4 Lai Châu dưới sự cai trị quân sự.

Thời kỳ 1953-1955, tỉnh Lai Châu thuộc Khu Tây Bắc, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.

Ngày 29/4/1955, tỉnh Lai Châu giải thể, 6 châu của tỉnh Lai Châu cũ (Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ, Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo) trực thuộc Khu tự trị Thái Mèo.

Ngày 18/10/1955, thành lập châu Tủa Chùa gồm 8 xã, tách từ châu Mường Lay.

Ngày 27/10/1962, đổi tên Khu tự trị Thái Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời tái lập tỉnh Lai Châu, gồm 7 huyện: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Tủa Chùa. Đến cuối năm 1975, giải thể cấp Khu tự trị.

Năm 1979, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm lăng, đánh chiếm tỉnh lỵ, phá hủy nhiều cơ sở trước khi rút quân về bên kia biên giới.

Sau này tỉnh lỵ chuyển về thị xã Điện Biên Phủ, (nay là thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Điện Biên).

Trước khi tách tỉnh, tỉnh Lai Châu có diện tích lớn nhất miền Bắc Việt Nam, thứ hai Việt Nam (sau tỉnh Đắc Lắc): 16.919 km², dân số 715.300 người (1999), gồm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh lỵ), thị xã Lai Châu và 10 huyện (trước kia chỉ có 7 huyện).

Từ 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Lai Châu tách thành hai tỉnh là tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên. Tỉnh lỵ mới chuyển về thị xã Tam Đường (trước đó gọi là thị trấn Phong Thổ) và gọi là thị xã Lai Châu (mới). Thị xã Lai Châu cũ đổi tên là thị xã Mường Lay (thuộc tỉnh Điện Biên).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #30
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lâm Đồng

Trước năm 1899, phần lớn đất đai của tỉnh Lâm Đồng hiện nay thuộc tỉnh Bình Thuận và đạo Ninh Thuận. Ngày 1-11-1899, Pháp cho lập tỉnh Đồng Nai Thượng và hai trạm hành chính ở Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Tỉnh Đồng Nai Thượng nằm ở khu vực thượng lưu sông Đồng Nai, tiếp giáp với Nam Kỳ và Campuchia, tỉnh lỵ đặt tại Djiring.

Năm 1905, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, cho sáp nhập vào tỉnh Bình Thuận. Ngày 6/1/1916, Pháp cho thành lập tỉnh Lang Biang bao gồm toàn bộ vùng rừng núi các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước hiện nay. Địa giới tỉnh Lang Biang gồm: phía Bắc là sông Krông Knô, phía Đông Nam là sông Krông Pha (nay thuộc tỉnh Ninh Thuận), phía Nam là sông Ca Giai - một nhánh sông Phan Rí (nay thuộc tỉnh Bình Thuận), phía Tây là biên giới Campuchia.

Năm 1916, bỏ tỉnh Lang Biang, thành lập trung tâm đô thị Đà Lạt tại vùng Lang Biang. Năm 1920, nâng lên thành TX Đà Lạt. Phần đất còn lại của tỉnh Lang Biang mang tên tỉnh Đồng Nai Thượng. Ngày 8/1/1941, tái lập tỉnh Lang Biang.

Năm 1950, chính quyền Cách Mạng thành lập tỉnh Lâm Đồng trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Lang Biang và Đồng Nai Thượng cũ. Riêng Pháp vẫn giữ nguyên hai tỉnh này.

Năm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng Hoà đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thời Pháp thành tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh lị đặt tại B’lao, sau đổi thành Bảo Lộc. Tỉnh Lâm Đồng lúc này bao gồm hai quận Bảo Lộc và Di Linh. Bắc là sông Đa Dâng; Đông là sông Đạ Trong, Đạ K’Nàng, sông Đa Nhim; Tây là suối Đạ Lây và sông Đồng Nai. Ngày 19/5/1958, tách tỉnh Lâm Đồng thành lập tỉnh Tuyên Đức bao gồm các quận: Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương.

Sau 30/4/1975, thành lập thành phố Đà Lạt trực thuộc Trung ương. Các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận hợp thành tỉnh Thuận Lâm. Tỉnh lỵ đặt tại Phan Rang. Năm 1976, giải thể tỉnh Thuận Lâm, hợp nhất các tỉnh Lâm Đồng, Tuyên Đức và thành phố Đà Lạt thành tỉnh Lâm Đồng mới. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Đà Lạt.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #31
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lạng Sơn

Ngay từ thời xa xưa, hai chữ “xứ Lạng” đã được ghi vào sử sách và tâm khảm người dân đất Việt. Ngay từ thời Hùng Vương, Việt Nam đã có 15 bộ, trong đó có bộ Lục Hải và Lạng Sơn nằm trong bộ Lục Hải này.

Vào đời Trần là lộ Lạng Giang. Năm 1437, đổi làm trấn Lạng Giang. Năm 1466 đặt làm thừa tuyên Lạng Sơn. Năm 1490 đổi là xứ Lạng Sơn. Năm 1509 đổi làm trấn Lạng Sơn. Năm 1831 đổi là tỉnh Lạng Sơn. Tháng 12-1975, Lạng Sơn và Cao Bằng hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng. Đến tháng 12-1978, tỉnh Cao Lạng lại tách làm hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

Tỉnh Lạng Sơn được chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện. Toàn tỉnh có 206 xã, 5 phường và 14 thị trấn. Trong 206 xã có 135 xã vùng cao, 80 xã trong số này được xếp vào vùng 3.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #32
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lào Cai

Lào Cai nguyên là đất Lão Nhai (phố Cũ) đọc trại ra mà thành. Tỉnh Lào Cai được thành lập năm 1907 gồm châu Thuỷ Vĩ và châu Bảo Thắng.

Năm 1945, Lào Cai là một trong 23 tỉnh thuộc Bắc Kỳ. Tháng 12-1975 Lào Cai cùng với Yên Bái, Ngày 7/05/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu. Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 27/03/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.

Ngày 17/04/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn. Ngày 12/08/1991, Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 9 đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành 2 tỉnh lấy tên là Yên Bái và Lào Cai. Ngày 9/06/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường. Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.

Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai. Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #33
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Long An

Qua các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở một số gò đồi phía Đông Bắc và Đông Nam tỉnh, các nhà khảo cổ đã xác định từ xa xưa, con người đã có mặt trên vùng đất thuộc tỉnh Long An ngày nay. Đáng chú ý là trên địa bàn tỉnh có tới 100 di tích văn hoá Óc Eo với hơn 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước. Những di tích này cho thấy nơi đây từng là địa bàn phát triển rực rỡ của văn hoá Phù Nam từ thế kỷ I-VII.

Thời Minh Mạng, đất Long An thuộc tỉnh Định Tường, một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ bấy giờ là Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giang. Sau khi Pháp chiếm miền Nam, tỉnh Định Tường được chia thành 3 tỉnh là Tân An, Mỹ Tho, và Gò Công. Long An bây giờ tương đương với Tân An ngày ấy.

Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Tân An được tách thành hai tỉnh là Long An và Kiến Tường. Sau năm 1975, sáp nhập hai tỉnh thành tỉnh Long An có diện tích như ngày nay.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #34
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nam Định

Nam Định là một trong những trung tâm của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, cư dân tụ họp về đây sinh sống từ rất lâu đời. Các di chỉ khảo cổ học Núi Lê, hang Lỗ Xá, Tam Thanh, huyện Vụ Bản; núi Hổ Sơn, xã Liên Minh; núi Thái, xã Kim Thái cho thấy, người Việt đã có mặt tại vùng đất này từ khoảng 5.000 năm trước.

Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, từ thời nhà Lý, triều đình đã coi vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng này là một vựa lúa, lập hai hành cung để đôn đốc việc cày cấy. Đó là hành cung Lý Nhân (xưa là Lợi Nhân) và hành cung Ứng Phong (nay là Nghĩa Hưng). Hai vựa lúa này trước nộp lương thực về Thăng Long, sau đều dồn về phủ Thiên Trường (từ khi có quân doanh Vị Hoàng).

Theo Đại Nam nhất thống chí: Phủ Thiên Trường xưa (phủ hiểu theo phủ, huyện) là Hải Thanh. Trần Thái Tông đổi là Thiên Thanh, Trần Thánh Tông đổi là Thiên Trường. Sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Hoàng Giang. Thời thuộc Minh, vùng đất này được chia làm 3 phủ: Trấn Nam, Phụng Hoá, Kiến Bình.

Đời Hồng Đức nhà Lê, lộ Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, một đơn vị hành chính quản 11 phủ, 12 huyện. Thủ phủ của Sơn Nam được đóng tại Vân Sàng, tức Ninh Bình. Đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm 1741, vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đời Tây Sơn, gọi là trấn Sơn Nam.

Đến nhà Nguyễn, thủ phủ trấn Sơn Nam đã dời từ Vân Sàng (tỉnh Ninh Bình) trở về Vị Hoàng. Năm 1804, vua Gia Long cho đắp một toà thành bằng đất "trên địa hạt làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc". Năm Minh Mạng thứ 3, trấn Sơn Nam đổi là trấn Nam Định thống lĩnh cả Hưng Yên. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832) vua Minh Mạng đổi trấn Sơn Nam thành tỉnh Nam Định thống lĩnh hạt Ninh Bình. Năm 1832 tỉnh Nam Định có 4 phủ, 18 huyện, bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng. Nam Định còn lại 2 phủ và 9 huyện.

Từ năm 1926, tỉnh Nam Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 708 xã (phủ là cấp trung gian, tương đương với cấp huyện). Riêng thành phố Nam Định có 10 phường. Đến những năm 1930, địa giới hành chính của tỉnh Nam Định không có nhiều thay đổi.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các đơn vị hành chính trong tỉnh luôn có sự thay đổi. Năm 1953, 7 xã ở phía Bắc sông Đào thuộc huyện Nghĩa Hưng được cắt nhập vào huyện Ý Yên. Đồng thời, 3 huyện: Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên nhập vào tỉnh Hà Nam. Đến tháng 4/1956, 03 huyện này lại được cắt trả cho Nam Định. Tháng 5/1965, Nam Định hợp nhất với Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Cuối năm 1967, huyện Giao Thuỷ và huyện Xuân Trường hợp thành huyện Xuân Thuỷ. Tháng 3/1968, 07 xã phía Nam sông Ninh Cơ thuộc huyện Trực Ninh nhập với huyện Hải Hậu, 2 huyện Trực Ninh, Nam Trực nhập thành huyện Nam Ninh.

Năm 1976, tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình hợp nhất thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991, lại chia tách thành tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11/1996, tách tỉnh Nam Hà để tái lập tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam. Sau đó, trong nội bộ tỉnh Nam Định, các huyện hợp nhất trước đây lại chia tách và tái lập như cũ, đó là: Xuân Trường, Trực Ninh, Giao Thuỷ, Nam Trực và tái lập huyện Mỹ Lộc (gồm 10 xã). Năm 1997, xã Nam Vân, Nam Phong được cắt nhập từ huyện Nam Trực về thành phố Nam Định. Như vậy, đến cuối thế kỷ XX, tỉnh Nam Định có 10 đơn vị hành chính, bao gồm: 1 thành phố và 9 huyện, 225 xã, phường, thị trấn.

Hiện nay, hành chính tỉnh Nam Định bao gồm thành phố Nam Định, 9 huyện với 9 thị trấn, 15 phường và 202 xã.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #35
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Nghệ An

Nghệ An là vùng đất được khai phá từ lâu đời.

Thời Hùng Vương và An Dương Vương, tỉnh Nghệ An bao gồm bộ Hoài Hoan và khu vực phía Bắc bộ Cửu Đức. Trong suốt 1000 năm Bắc thuộc, Nghệ An nhiều lần được đổi tên như Hàm Hoan (nhà Hán), Cửu Đức (nhà Tần), Nhật Nam (nhà Tùy), Nam Đức (nhà Đường ).

Thời Tiền Lê đây là vùng đất thuộc Châu Hoan, Châu Diễn. Đến đời Lý – Trần thay tên Hoan Châu với tên gọi xứ Nghệ An. Năm 1469, Lê Thánh Tông thống nhất bản đồ hành chính của cả nước, nhập Nghệ An và Diễn Châu lại thành thừa tuyên Nghệ An gồm 8 phủ, 18 huyện và hai châu. Năm 1831, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An (phía Bắc sông Lam); Hà Tĩnh (phía Nam sông Lam).

Thời Thành Thái, tỉnh Nghệ An có các phủ:

- Phủ Anh Sơn, gồm các huyện: Lương Sơn, Nam Đàn, Thanh Chương và Hưng Nguyên.

- Phủ Diễn Châu, gồm: Đông Thành, Yên Thành, Nghi Lộc và Quỳnh Lưu.

- Phủ Quỳ Châu, gồm: Nghĩa Đàn, Quế Phong và Thủy Văn.

- Phủ Tương Dương, gồm: Tương Dương, Vĩnh Hòa, Hội Nguyên và Kỳ Sơn.

Năm 1975, Nghệ An và Hà Tĩnh hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Năm 1991, Nghệ An được tái lập và giữ nguyên về mặt hành chính cho đến ngày nay.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #36
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.425
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Ninh Bình

Tên gọi Ninh Bình chính thức có từ năm 1822 (năm Minh Mạng thứ ba). Trước đó, nơi đây là một vùng đất cổ, dấu tích con người còn lưu lại ở các di chỉ Thung Lang (Tam Điệp) có niên đại 3 vạn năm; ở hang Đăng Đắng (Cúc Phương) cách ngày nay 7.000 - 8.000 năm.

Miền đất này đời Tần (255-207 trước Công nguyên) thuộc Tượng quận. Trong giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 2 dưới đời nhà Hán, thuộc quận Giao Chỉ, đời Ngô và đời Tấn thuộc Giao Châu, đến cuối đời Lương là châu Trường Yên cũng thuộc Giao Châu.

Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê gọi là châu Trường Yên. Đời nhà Lý gọi là phủ Trường Yên, sau gọi là châu Đại Hoàng, nước Đại Việt. Đầu đời Trần gọi là lộ, sau đổi là trấn Trường Yên. Năm Quang Thái thứ 10 đời Trần Thuận Tông, đổi thành Trấn Thiên Quan. Thời kỳ thuộc Minh gọi là châu Trường Yên.

Đến triều Lê vẫn theo như đời Trần trước. Đời Thiệu Bình dưới triều Lê Thái Tông chia làm 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan thuộc về trấn Thanh Hoa. Đời Hồng Đức, Lê Thánh Tông cho nhập 2 phủ ấy vào Sơn Nam Thừa Tuyên. Đời nhà Mạc gọi 2 phủ này là Thanh Hoa ngoại trấn ngăn cách với Thanh Hoa nội trấn bởi dãy núi Tam Điệp. Sau khi nhà Mạc bị diệt, nhà Lê đem 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan nhập vào Thanh Hoa gọi là Thanh Hoa ngoại trấn. Thời Tây Sơn cũng gọi là Thanh Hoa ngoại trấn thuộc Bắc thành.

Dưới triều Nguyễn, năm Gia Long thứ 5 (1806) đổi Thanh Hoa ngoại trấn gọi là đạo Thanh Bình, vẫn thuộc trấn Thanh Hoa. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi tên đạo Thanh Bình làm đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình có từ đó, nhưng vẫn là một Đạo thuộc trấn Thanh Hoa. Đến năm Minh Mạng thứ 10 (1829) mới chính thức đổi làm trấn Ninh Bình, đặt các quan cai trị là Trấn thủ, Hiệp trấn và Tham hiệp như các Trấn khác nằm trong Bắc thành.

Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) đổi trấn Ninh Bình thành tỉnh Ninh Bình và bỏ tổng trấn Bắc thành theo chương trình cải cách hành chính của Minh Mạng. Tỉnh Ninh Bình dưới triều Nguyễn có 2 phủ gồm 7 huyện: Phủ Yên Khánh gồm 4 huyện Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn và Kim Sơn. Phủ Thiên Quan gồm 3 huyện Phụng Hóa, Yên Hóa và Yên Lạc.

Sau Cách mạng tháng 8 (1945), Ninh Bình mang tên là tỉnh Hoa Lư trong một thời gian ngắn. Sau ngày thống nhất đất nước, năm 1976, Ninh Bình hợp với tỉnh Nam Hà (gồm Nam Định và Hà Nam) thành tỉnh Hà Nam Ninh. Tháng 12/1991, tách tỉnh Hà Nam Ninh thành 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình như cũ. Từ đó địa giới hành chính của tỉnh Ninh Bình được ổn định đến nay.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:56
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09015 seconds with 15 queries