Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-05-2010   #28
Ảnh thế thân của sao_phu08
sao_phu08
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 31-01-2010
Bài viết: 539
Điểm: 461
L$B: 35.789
sao_phu08 đang offline
 
Góp thêm vài ý cho Bách Việt

1 . Ngô Quyền không xưng đế

Trong các cột mốc lịch sử nước ta không bao giờ được quên năm 938 với trận thủy chiến Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền . Vì sao vậy ? Vì đây chính là cột mốc đánh dấu sự tự trị về chủ quyền lãnh thổ . Biên niên sử thừa nhận sau một ngàn năm bắc thuộc tăm tối , nước ta lần đầu tiên thấy được ánh mặt trời chói lọi phương Nam . Mặc dù trước đó chúng ta cũng đã vài lần quật khởi do Trưng Triệu , Lý Bí . Đó là nhờ nhiều yếu tố khách quan mà quan trọng nhất đó chính là biến loạn của phương triều Bắc .

Lịch sử Trung Hoa lúc này đang lâm vào nạn phân quyền . Sau khi triều đại cường thịnh bậc nhất được xếp ngang thời Nghiêu Thuấn trong truyền thuyết do Đường Cao Tổ Lý Uyên lập ra , vào năm Thiên Hữu thứ ba dưới triều Chiêu Tuyên Đế ( có sách nói là Đường Tương Đế ) tức năm 907 sau công nguyên , một lãnh chúa cát cứ là Chu Ôn đã cướp ngai vàng mở đầu cho thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử phương Bắc . Ngũ Đại Thập Quốc ( có thể hiểu nôm na là năm triều mười nước ) kéo dài từ 907 đến 960 . Trong số đó có nhà Nam Hán ( 917-971 định đô ở Hưng Vương Phủ ) do Lưu Nghiễm ( Lưu Nghi ? ) lập . So với các nước trong Thập Quốc , nhà Nam Hán không quá lớn mạnh nên Sau khi bị bại trận ở Bạch Đằng giang thì quân Nam Hán không dám xâm lược nước ta nữa .

Lại nói ngoài Đế Tổ Lý Nam Đế , hầu như vài triều đại về sau của nước ta ( không phải là toàn bộ ) không hề dám công khai xưng đế , chỉ xưng vương và thuần phục triều phương Bắc . Thực sự đó không có gì khó hiểu , nó vốn là phép ngoại giao của nước nhỏ mà thôi . Hãy xem như triều đại nhà Đinh , được coi là hùng mạnh nhất so với những triều đại của nước ta trước đó cũng phải chịu nhân nhượng nhà Tống phương bắc . Thiết nghĩ chỉ cần không bị tước đoạt đất đai lấy mất chủ quyền , nhân nhượng một chút cũng không có gì quá đáng .

2 . Nói đến Lê Long Đĩnh

Đây là vị vua cuối cùng trong triều tiền Lê của nước ta . Trong phần đông chính sử cũng như nhiều hư sử , đây là vị vua tàn ác và hoang dâm vô độ . Lại có sách nói do trác táng phóng túng mà Lê Long Đĩnh bị mắc bệnh trĩ nên thiết triều không thể ngồi chỉ nằm , mới có hiệu là Ngọa Triều . Tuy nhiên tôi đồng tình với nhiều quan điểm cho rằng đây chỉ là thuyết nhằm bôi nhọa và tạo điều kiện dễ dàng cho việc tiếm ngôi sau này của Lý Công Uẩn .

Trong bốn năm cai trị ngắn ngủi , Lê Long Đĩnh luôn luôn ngự giá thân chinh mà dẹp giặc nổi loạn khắp nơi ( Lúc này Tống triều phương bắc bị điêu đứng do nhiều cuộc chinh phạt của các nước mạnh xung quanh như bắc Đại Liêu , tây Tây Hạ thành ra không thể mở nhiều cuộc xâm lược nước ta , nếu muốn nói là có nhưng không đáng kể ) . Thử hỏi một vị vua như vậy làm sao có thể là kẻ ăn chơi tráng táng suy nhược cơ thể đến nỗi " ngọa triều " .

3 . Lại nói Lý Công Uẩn

Xin chép một đoạn diễn sử về thân thế : Lý Công Uẩn sinh năm 974, là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) . Mẹ là Phạm Thị. Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và được đặt tên là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn đi tu từ đó. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh - anh trai sư Lý Khánh Văn, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo sử sách, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông

Có nhiều truyền thuyết lưu truyền trong dân gian về nguồn gốc của Công Uẩn . Tôi cho rằng cũng như thuyết hai chị em bà Trưng được voi thần hay Đinh Bộ Lĩnh sắp chết trong cơn lũ cuốn được trâu thần lông trắng cứu , chẳng qua cũng chỉ là phép để " thuận trời đất hợp lẽ người " mà thôi .

Lại nói có một đoạn sử chép do oán hận Lê Long Đĩnh giết anh tiếm ngôi lại sa đọa tàn ác nên Lý Công Uẩn nhân vua Lê bệnh cho người lén đầu độc chết rồi được các thế lực mạnh trong triều tiến cữ ngôi vua .

Ngẫm lại để khai sinh một vương triều mới thường phải có hai lẽ , một là thuận lòng trời , hai là thuận lòng người . Để thuận lòng trời , thường là có điềm lạ trong phát tích của vị tân tổ khai triều . Để thuận lòng người , thường là vua triều cũ phải hoang dâm vô độ hoặc suy đồi vương phong . Nhìn xem , một Lê Hoàn khai triều trong sự đồng thuận " hợp lẽ nhất " của thời cuộc ( giặc phương bắc xâm lăng mà ấu chúa nhà Đinh quá nhỏ ) còn để lại cái nghi án thông gian với Dương hậu và giết vua Đinh Tiên Hoàng , thì một Lý Công Uẩn lên ngôi trong sự " oán hận " vua cũ Long Đĩnh giết anh và tàn bạo hoang dâm cũng thật " dễ hiểu "

Thành ra cái chết của Lê Long Đĩnh luôn là một nghi án thiên cổ cùng cái danh Ngọa Triều về hoang dâm tàn ác . Tân vương mới thông thường không bao giờ muốn phần viết về vị vua vương triều cũ mới bị lật đổ được truyền rộng rãi nhằm khỏi gây sự dị nghị trong dân chúng . Nhìn lại sau này Trần Thủ Độ bức vua Lý Huệ Tông treo cổ trong chùa Chân Giáo là minh chứng rõ nhất , thì việc Lê Long Đĩnh có nhiều nghi sử không rõ ràng cũng là dễ hiểu .

Tuy tôi không tin vào luật nhân quả nhưng sau hậu duệ nhà Lý bị Trần diệt rồi hậu duệ nhà Trần bị Hồ Quý Ly diệt không khỏi cũng giật mình . Chính trị là vậy , nên các nghi án chính trị về tô hồng hoặc bôi nhọa thêm thắt bí ẩn khiến hậu nhân ngàn đời sau phân vân .

Đành chờ các nhà sử học đương thế lý giải cho chính xác vậy !

.....

Đang bàn Hùng Vương lại sang các tân triều sau không biết có lạc hướng không . Mong chư vị quản lý nhẹ tay nhắc nhở .


Chữ ký của sao_phu08
Đôi giầy tôi mang
Cũ qua năm tháng
Một hôm cởi ra
Chân mình cũng mòn
(sp08)

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến sao_phu08 vì bài viết hữu ích này:
Bách Việt 18 (29-05-2010), LSB-Sun (29-05-2010), thủy tâm (14-02-2011)
Cũ 14-02-2011   #29
Ảnh thế thân của Bách Việt 18
Bách Việt 18
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 26-03-2010
Bài viết: 182
Điểm: 196
L$B: 8.330
Bách Việt 18 đang offline
 
Cột đá thề

Truyền thuyết đền Hùng cho biết: Tản Viên Sơn Thánh đã giúp Hùng Vương 18 đánh thắng cuộc tiến công của Thục Phán, nhưng sau đó lại khuyên Hùng Vương nên nhường ngôi cho Thục Phán. Hùng Vương nghe theo, gọi Thục Phán đến giao lại đất nước. Thục Phán do cảm ơn đức ấy nên đã lập cột đá ở núi Nghĩa Lĩnh, thề sẽ trung thành với sự nghiệp của họ Hùng. Trước đây ở núi Nghĩa Lĩnh đã từng có cột đá thề này...

Đọc truyền thuyết trên thật không hiểu thời xưa các vua chúa nghĩ gì. Hùng Vương 18 đã đánh thắng quân Thục Phán mà lại phải nhường ngôi cho Thục Phán. Còn Thục Phán vốn chẳng có dây mơ rễ má gì với Hùng Vương cả cũng ... không bình thường khi lập thề trung thành với họ Hùng.

Truyền thuyết trên cần được hiểu theo nghĩa mới:
Thục Phán chính là Cơ Phát, người đã đánh nhà Ân diệt Trụ. Trụ Vương là Hùng Vương trong truyền thuyết. Cơ Phát cùng họ Cơ với Hoàng Đế Hiên Viên, quốc tổ của Trung Hoa. Vì vậy cột đá thề ở đây là thề trung thành với quốc tổ Hùng Vũ (Vua Hùng) Hiên Viên, chứ không phải với Trụ Vương.
Cột đá thề này cũng giải thích danh xưng "thiên tử" của Cơ Phát khi lên ngôi Chu Vũ Vương. "Thiên tử" nghĩa nhấn mạnh nhà Chu là con cháu (cùng họ) của Hoàng Đế, hay Ngọc Hoàng thượng đế, tức là ông "thiên" của phương Đông.

Núi Nghĩa Lĩnh nơi có Kính thiên điện và cột đá thề chính là nơi Chu Vũ Vương Cơ Phát xưng thiên tử, kiến lập nhà Chu kéo dài trong gần 1000 năm lịch sử. Trên núi Nghĩa Lĩnh còn có đền mẫu, tương truyền là nơi bà mẹ Âu Cơ sinh trăm trứng. Có thể hiểu đây nghĩa là nơi Cơ Phát đã tiến hành phân phong cho các chư hầu, hình thành nên các chi khác nhau của Bách Việt qua lịch sử Xuân Thu Chiến Quốc của nhà Chu. Tuy là những chi Việt khác nhau, nhưng đều cùng chung quốc tổ, quốc mẫu, cùng là cháu con vua Hùng.


Chữ ký của Bách Việt 18
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mãng nảy ra kỳ tài
http://báchviệt18.vn/


Chỉnh sửa lần cuối bởi Bách Việt 18: 14-02-2011 lúc 19:02.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Bách Việt 18 vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (15-02-2011)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:58
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,04943 seconds with 15 queries