Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-06-2009   #28
Ảnh thế thân của nii
nii
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2007
Bài viết: 133
Điểm: 12
L$B: 13.329
nii đang offline
 
HTS pót lắm vậy, đọc xong cũng thấy mệt.bạch hổ quyền gì mà giốg ĐẢ HẠ BỘ QUYỀN thì có. hơi bị ác.axaxax


Chữ ký của nii
don't rain for me ...
because i'm bad

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-06-2009   #29
Ảnh thế thân của shotokakarate
shotokakarate
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-05-2009
Bài viết: 160
Điểm: 20
L$B: 10.392
Tâm trạng:
shotokakarate đang offline
 
nhung bai post cua Br qua co y nghia. Cam on vi bai nay minh da biet them trai dat rong nay cang rong lon them nua


Chữ ký của shotokakarate
Đời Không Cần Tình.
Nhưng tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 04-07-2009   #30
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 5 )

d. Bát phiên

Còn gọi là Phiên tử môn. Theo sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang thì ngày xưa có môn "Bát Thiển Phiên" tức là quyền thuật của phái này, rất phổ biến vào đời nhà Minh. Ngày nay, tại Hà Bắc có Trần Tử Chính nổi tiếng về môn này, ông có dạy võ tại Tinh Võ Hội.

e. Trường quyền

Còn gọi là Thái Tổ môn lưu hành từ đời Minh (1368-1660). Trong sách Quyền kinh của họ Thích có nói :

Tống Thái Tổ có 32 thế Trường Quyền. Và : Trường quyền được nổi tiếng từ Tống Thái Tổ.

Như vậy nguồn gốc của môn này rất xưa. Gần đây có người ở Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Ðông là Lương Ðức Khôi nổi tiếng về Trường Quyền.

g. Mê Tông quyền

Mê Tông quyền là môn võ gia truyền của nhà họ Hoắc, đến đời Hoắc Nguyên Giáp đã truyền được 7 thế hệ. Tinh Võ Hội ở Thượng Hải là do Hoắc Nguyên Giáp sáng lập, nhưng nay, quyền thuật chính được dạy ở Tinh Võ Hội là Nhị Lang môn do Triệu Chân Quần truyền thụ.

h. Ðoản đả

Theo sách Quyền kinh của họ Thích thì có "Miên chương đoản đả". Theo truyện Biên Trừng trong sách Ninh Ba phủ chí thì :

Giang Bân đem mấy vạn binh hộ vệ cho vua xuống Giang Nam. Khi sắp trở về, Bân cho rằng quân sĩ ở phuơng Nam không khỏe bằng quân phương Bắc, nên có ý giữ toán quân này ở lại trấn thủ. Tư Mã Kiều Vũ nhất định không chịu, cho rằng quân sĩ phương Nam cũng có khả năng, xin hội quân ở hai miền Nam, Bắc lại tỉ võ. Vì vậy mới gọi Biên Trừng và người ở Kim Hoa là Miên Chương đến kinh đô. Kiều Vũ cùng Giang Bân đến diễn võ trường xem tỉ thí. Quân phương Bắc múa song đao như đạn xẹt, Biên Trừng vung côn ra đánh, song đao đều gãy.

Xem như vậy thì Miên Chương và Biên Trừng là người cùng thời với nhau, đều thuộc vào trung diệp nhà Minh. Ðến nay, những người theo học Trường quyền đều tập thêm về Ðoản đả. Trong môn Ðàm thoái cũng có 6 lộ Ðoản đả. Những người ở vùng Giang Nam chuyên tập về Ðoản đả.

i. Ðịa đàng quyền

Theo sách Quyền kinh của Thích Kế Quang thì Thiên Trật Trương là sư tổ của môn võ này. Ngày nay, Ðịa đàng quyền phổ biến ở phương Bắc Trung Hoa, thường dùng những đòn của Trường quyền làm căn bản. Ngược lại, ở vùng Giang Nam lại dùng những đòn của Ðoản đả làm căn bản. Môn "Túy bát tiên" rất được xem trọng trong phái Ðịa đàng. Gần đây, ở Hà Bắc có Trương Cảnh Phúc, tự là Giới Thần nổi tiếng về Ðịa đàng quyền, từng dạy võ ở Trung Hoa thể dục hội tại Thượng Hải.

k. Phê quải và Bát cực quyền


Hai môn quyền thuật này không biết có từ đời nào và do ai sáng tạo. Môn võ Bát cực quyền hơi có vẻ chậm chạp còn Phê quải quyền thì hoạt bát mà hữu dụng, tương đối có nhiều tính chất mềm dẻo nhất trong các loại quyền cương mãnh của Bắc phái.

3. ÐÔ VẬT

Môn này có từ đời thượng cổ của Trung Quốc. Ðời Minh, Trần Nguyên Bân đem dạy môn này cho người Nhật thành ra Nhu Thuật (Judo ngày nay). Trần Nguyên Bân rất nổi tiếng về môn này vào đời Minh. Gần đây, người ở Bảo Dương là Mã Lương Thường đề xướng môn đô vật. Trong khi họ Mã làm trấn thủ sứ ở Tế Nam, trong đám bộ hạ có nhiều nhân tài về môn đô vật nhất là Vương Chấn Sơn. Về sau có doãn Chiếm Khôi xuống phương Nam dạy môn này, nhưng người phương Nam Trung Quốc không ưa tập môn đô vật lắm.

4. KIẾM THUẬT

Ngày nay, ngoài việc sử dụng quyền thuật, các môn phái đều học thêm về lối dùng binh khí, thường có nhiều người nổi tiếng vì chuyên sử dụng một loại binh khí nào đó. Nay đem những môn phái thiện dụng về võ khí cùng với nguồn gốc liệt kê ra sau đây :

a. Kiếm

Ðời Minh, có người ở Thường Thục là Thạch Ðiện, tự là Kính Nham học kiếm thuật với Cảnh Quật rồi dạy cho người ở Thái Thương là Lục Thế Nghi, người ở Thông Uy là Trần Hồ... Một danh tướng đời Minh là Dũ Ðại Dư từng theo Lý Lương Khâm học lối đánh trường kiếm ở vùng Kinh, Sở. Ðến đời Thanh, có Vương Diệu Thần ở Sơn Ðông nổi tiếng về đánh kiếm, dạy cho Ngô Ngọc Sinh ở Tứ Xuyên. Ngọc sinh lại dạy cho Tống Tồn Phượng. Họ Tống có soạn sách Kiếm pháp chân truyền. Theo tác giả, nhà kiếm thuật nổi tiếng đương thời là Lý Cảnh Lâm từng theo học với kiếm sư Trần Thế Quân, tục truyền kiếm thuật của họ Trần đã đến chỗ thần diệu. Môn kiếm này áp dụng thân pháp của quyền Thái cực, bộ pháp của môn Bát quái, khai sáng một lối kiếm thuật riêng. Lại có Tôn Phúc Toàn soạn quyển Bát quái kiếm. Triệu Liên Hoà còn truyền lại "Ðạt ma kiếm", "Thế bào kiếm", Mã Kim Tiêu có truyền lại môn "Thuần dương kiếm", Trương Cảnh Phúc truyền lại môn "Bàn long kiếm".

b. Thương pháp

Theo sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang, thì dòng họ Dương nổi tiếng về Lê hoa thương pháp, cho rằng :

Thần hóa vô cùng, người đời sau không hiểu được chỗ sâu xa của nó. Hoặc có kẻ biết mà giữ kín không dạy, hoặc dạy sai hẵn với chân truyền. Vì vậy thương pháp phổ thông chỉ có thương pháp nhà họ Mã, nhà họ Sa, gọi là Can tử. Các loại thương này đều có chỗ hay, nhưng cách dùng đánh xa hay đánh gần có nhiều điểm khác nhau, chỉ có pháp đánh thương của dòng họ Dương thì tay cầm đốc thương, đưa thương ra rất dài, lại vừa có hư, có thực, có kỳ, có chính. Lúc tiến lên thì dũng mãnh, lúc lui về thì nhanh nhẹn. Thế rất hiểm, lúc bất động như núi Thái sơn, lúc động như điện xẹt. Vì vậy mới có câu : "Trong vòng 20 năm, ngọn Lê hoa thương không gặp một đối thủ". Thật có thể đáng tin vậy.

Xem như thế thì có lẽ Thích Kế Quang học được chân truyền lối đánh thương của họ Dương.


c. Côn pháp

Ðời nhà Minh, các danh tướng như Du Ðại Du, Thích Kế Quang đều giỏi về côn pháp. Lại có những người thiện dụng môn này như Lý Lương Khâm, Lưu Bang Hiệp, Lâm Diệm... Lại có lối côn pháp ở Thanh Ðiền, người đời Minh cũng không rõ nguồn gốc. Trong niên hiệu Vạn lịch đời Minh, có người ở Tân Ðô là Trình Xung Ðẩu, tự là Tông Du, theo các nhà sư Thiếu lâm là Hồng Kỷ, Hồng Chuyển chuyên luyện về côn pháp. Ông có soạn sách Thiếu lâm côn pháp Thiền tông.

Hà Lương Thần trong sách Trận Kỷ khi luận về côn pháp lúc bấy giờ để chia ra thành từng phái, có viết :



Côn pháp ở vùng Ðông hải, Biên thành và của Du Ðại Du thích hợp với nhau. Có nhiều chỗ dấu kín không dạy. Côn pháp của Thiếu lâm đều là dạ xoa côn pháp. Vì vậy có Tam đường là Tiền, Trung và Hậu. Tiền đường côn còn gọi là Ðơn thủ dạ xoa, Trung đường côn còn gọi là Âm thủ dạ xoa, giống như đao pháp. Hậu đường côn còn gọi là Hiệp côn đới bổng, các nhà sư ở Ngưu sơn giỏi về lối này.

Sách Ninh Ba phủ chí có viết :

Biên Trừng theo học võ ở chùa Thiếu lâm.

Như vậy côn pháp của ông tức là Dạ xoa côn. Sách lại ghi :

Trong niên hiệu Chính Đức, giặc Nụy Khấu đến cống hiến lễ vật. Có tên giỏi đánh côn nghe tiếng của Trừng xin tỉ đấu. Quan thái thú Trương Tân đồng ý. Giặc Nụy hơn 10 tên, đều cầm thương tranh nhau đâm Biên Trừng nhưng ông chỉ cầm chỉa ba vung lên, bao nhiêu thương đều rơi hết.

Hết phần 5

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #31
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 6)


CHƯƠNG NĂM:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VÕ PHÁI TRUNG HOA

1. MÔN PHÁI THIẾU LÂM

Kỹ thuật của phái Thiếu lâm, cao nhất là Ngũ quyền. Ngũ quyền là Long quyền luyện thần, Hổ quyền luyện cốt, Báo quyền luyện lực, Xà quyền luyện khí, Hạc quyền luyện tinh. Nhiều người cho rằng Ngũ quyền là do Ðạt Ma thiền sư truyền lại từ đời Lương (907-923). Thiền sư ở chùa Thiếu lâm thấy học trò tinh thần ủy mỵ, mỗi khi ngài thuyết pháp, học trò thường bì quyện, không thư thái về tinh thần, vì vậy mới dạy học trò phương pháp luyện tập quyền thuật gồm có trước, sau, tả, hữu, tất cả 18 thế là : Triều thiên trực cử (2 thế), Bài sơn vận chuyển (4 thế), Hắc hổ thân yêu (4 thế), Hạc dực thư triển (1 thế), Tốn trản câu hung (1 thế), Vãn cung khai cách (1 thế), Kim báo lộ trảo (1 thế), Thoái lực trật đảng (các thế trên đều dùng tay, chỉ riêng có thế này mới dùng chân). Ðó là thủ pháp của Thập bát La hán quyền.

Mấy trăm năm sau có Giác Viễn Thượng Nhân, vốn là một vị công tử ở Nghiêm châu, cắt tóc xuất gia, vào chùa Thiếu lâm, học được môn Ngũ quyền của Ðạt Ma sáng chế thêm thành ra 72 thế.

Về sau, có nhiều người theo học. Giác Viễn thấy môn này chưa đến chỗ tuyệt diệu, mới thay đổi thành người thường cầu thầy học thêm. Ðến Lan Châu đất Thiểm, mới gặp Lý Tẩu. Họ Lý giỏi về thuật cầm nã, lại thích tập luyện môn "Ðại ,tiểu hồng quyền", vì vậy thân pháp rất mau lẹ, lại có tuyệt nghệ về chưởng pháp và chỉ pháp. Giác Viễn đã quen biết với Lý Tẩu, lại được họ Lý giới thiệu, theo học với Bạch Ngọc Phong ở Thái Nguyên. Lúc ấy họ Bạch đang dạy võ ở chùa Ðồng Phúc tại Lạc Dương. Về sau, Lý Tẩu và Bạch Ngọc Phong đều về chùa Thiếu lâm. Võ thuật của Thiếu lâm, từ khi có thêm họ Lý và họ Bạch mới thay đổi, dung hợp tông pháp cũ, sáng tạo và tăng thêm hơn 100 thế. Sự kiện trên xảy ra vào đời Kim (1115-1234) và đời Nguyên (1279-1368).

Từ niên hiệu Ðạo Quang (1837-1867), Hàm Phong (1867-1878) trở về sau, võ thuật lổi tiếng khắp hai vùng Ðại giang (tức sông Hoàng Hà) Nam Bắc Trung Hoa gồm có 3 người :

a. Một là Lý Cảnh Nguyên, còn có hiệu là Trường Tu Lý, người ở Hạ Khẩu thuộc tỉnh Hồ Bắc, theo học với một nhà buôn họ Cao. Hơn một năm, võ nghệ đại tiến, về sau được họ Cao giới thiệu theo học với một nhà sư ở chùa Tam Nguyên, có soạn sách Trần kỹ thiền cơ phát huy môn phái Thiếu lâm. Về sau, con của họ Lý bất tiếu (không giống, bất tiếu tử : con không giống cha) sách ấy bị thất lạc.

b. Người thứ hai là Tất Hắc Tử, quê ở Ma Dương thuộc đất Tương Châu. Bẩm sinh Hắc Tử có sức mạnh hơn người, da đen, vì vậy còn có hiệu là Tất da đen. Theo học võ với Tào Ngọc Ðình người ở Hán Thăng. Thầy của học Tào là Trí Viên thiền sư, vốn là bậc võ nghệ cao cường của phái Thiếu lâm, luyện được môn Hô hấp thần chưởng hơn 40 năm, có thể đánh người cách xa 100 bước, lại có thể nhảy qua tường cao một trượng không nge tiếng động. vì vậy võ nghệ của thiền sư khai sáng một lối mới cho võ phái Thiếu lâm. Tất Hắc Tử được tào Ngọc Ðình dạy dỗ bèn chuyên công tập võ Thiếu lâm có thể đi trên vách, chưởng lực thần công cũng đại tiến. Họ Tào thương, bèn dạy môn Lưu tâm hoàn pháp. Võ nghệ của họ Tất gồm được tinh hoa của hai miền Nam Bắc.

c. Thứ ba là một người họ Hồ quê ở Lê bình thuộc đất Kiềm, múc nhỏ rất chuộng võ nghệ, lại giỏi về môn Ðoản đả và Thoái kích pháp cùng với môn Thôi ấn của Liễu diệp chưởng. Về sau họ Hồ còn theo học với Nhất Quán (sau khi học võ của Giác Viễn, Nhất Quán lại theo học với người ở Quế lâm là Mã Sĩ Long. Sĩ Long dạy cho Nhất Quán môn Thần nã thuật, Nội gia khí công, Ngọc xuyên kiếm. Vì vậy Nhất Quán vốn học võ Thiếu lâm lại học luôn cả võ của phái Nội gia). Họ Hồ từ khi theo học với Nhất Quán, được bí truyền, lại cố tập môn Song thôi thủ. Về sau lại biến đổi lối dạy của thầy, chuyên dồn sức vào 1 ngón tay. Học trò của Hồ giỏi nhất là Dương Ðộc Nhãn, Mã Bắc Tùng. Sau Dương Ðộc Nhãn hay dạy võ ở vùng đất Tương, đất Kiềm. Mã Bắc Tùng dạy võ ở vùng Xuyên, Thục. Ðến nay, vùng này vẫn còn học trò của họ Mã.

d. Quyền thuật Thiếu lâm ở đất Việt (Quảng Đông) được truyền từ Thái Cửu Nghi. Thái là học trò giỏi của Nhất Quán, vốn là người ở Cao Yếu, đất Việt. Trong thời Sùng Trinh, thi đổ khoa võ cử làm Quân lệnh Thừa tuyên quan dưới quyền quan Kinh lược Hồng Thừa Trù. Họ Hồng đầu hàng Mãn Thanh, Thái Cửu Nghi bỏ trốn vào chùa Thiếu lâm, học võ với Nhất Quán thiền sư, rất giỏi về Siêu cử thuật, lại tinh cả thoái pháp (phép sử dụng chân), có thể nhảy hơn một trượng, mau như chim ưng, người ta không thể phòng bị được. Học trò giỏi của họ Thái có một người họ Mạch, một người họ Mạc. Cả hai đều ở Thuận đức, không biết tên là gì. Sau khi Thái Cửu Nghi mất hơn 10 năm, hai người học trò mới chuyên tâm, trí ý về sư pháp, đều trở thành bậc võ sư tài giỏi nhất ở Việt đông. Ðến nay hơn 100 năm, những người bàn đến quyền thuật vẫn thường tán thưởng.

e. Quy ước về Thập giới (10 điều răn) của phái Thiếu lâm bắt đầu có từ Viên Tính thiền sư (ngài sinh vào cuối đời Minh 1660). Sau đến Thống Thiền thượng nhân mới tăng thêm và sửa đổi. Thống Thiền là hoàng tộc nhà tộc nhà Minh, tên thật là Chu Ðức Trù, có người nói rằng Thượng Nhân là chú họ của Phú vương nhà Minh. Cuối cùng đến Việt tây cử binh lo việc khôi phục, chuyện không thành mới vào tu ở chùa Thiếu lâm. Sau bị người ta dò xét sắp bị bắt, mới bỏ trốn ra Ðài Loan, nương nhờ Trịnh Kinh (con Trịnh Thành Công). Bày mưu cho họ Trịnh, nhưng mưu không được dùng, buồn sầu trở về, đến Ðạm thủy thì mất. Những điều trên trích ở sách Thiếu lâm quyền thuật bí quyết.

g. Thiếu lâm phái còn được gọi là Ngoại gia. Triệu Khuôn Dẫn là thủy tổ. Khuôn Dẫn nhờ võ giỏi nên thắng người, nhưng hết sức dấu kín, không dạy cho ai hết. Một hôm say rượu, mới nói những chỗ tinh diệu cho các quan nghe. Khi tỉnh hối hận, nhưng không muốn nuốt lời, cuối cùng mới đem sách đặt ở Thần đàn chùa Thiếu lâm : phép này chuyên về ngạnh công.

Những điều trên trích ở sách Bắc quyền vưng biên của Lục Sư Thông


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #32
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 7)

. THÁI TỔ MÔN

Những nhà quyền thuật xưa nay đều cho rằng Tống Thái Tổ có 32 thế Trường quyền, lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hóa quyền, tên của các thế tuy có khác nhau, nhưng thực ra cũng đại đồng tiểu dị. Trích ở mục "Quyền kinh" trong sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang.

Chủ yếu của Thái tổ môn là quyền pháp gồm các loại Trường quyền, Ðường lang triển xí, Lạc tục phản xa, Ðể công.

3. HỒNG QUYỀN MÔN

Quách Hy Phần có nói :

Nay có nhiều người cho rằng môn Hồng quyền là do Tống Thái Tổ truyền lại.

Cũng Quách Hy Phần nói :

Nay có kẻ cho rằng môn Hồng quyền do Tôn Võ Tử sáng chế truyền đến họ Thích thêm vào phần khí công để tăng thêm thực lực, thu túng mà luyện thủ pháp, nên gồm cả tinh hoa của nội gia và ngoại gia.

Trích sách Trung quốc thể dục sử.

4. ÐÀN THOÁI MÔN

Những người giỏi quyền thuật trong Hồi giáo thường nói : môn Ðàn thoái truyền từ Nam Kinh đến Bắc kinh được xuất phát từ Hồi giáo. Vì vậy hai câu đầu trong bài ca quyết của Thập lộ Ðàn thoái là:

Côn luân đại tiên thế giới truyền,

Danh viết Ðàn thoái áo vô biên.

(nghĩa là bậc đại tiên ở Côn Luân truyền dạy cho thế giới môn Ðàn thoái, ảo diệu vô cùng).

Ý của 2 câu thơ này muốn nói Hồi giáo ở Trung Hoa truyền từ Tây vực. Trong tiểu thuyết đời Ðường có chuyện Côn Luân nô là người Tây vực. Phải chăng Côn Luân nô, nhân vật giỏi võ trong tiểu thuyết ấy có liên quan đến môn Ðàn thoái ?

5. ÐOẢN ÐẢ MÔN CỦA PHƯƠNG NAM

Chu Hồng Thọ khi luận về nghệ thuật quyền cước vào thời Trung cổ có nói :

Nghệ thuật quyền cước thời thượng cổ đến đời Tần (221-206 trước Tây lịch), đời Hán (202-8 trước Tây lịch) tự nhiên bị thất truyền, đến đời Hậu Hán mới thấy ghi chép rõ ràng. Quyền thuật của Trung Quốc coi Quách Di là thủy tổ. Từ Quách Di về sau mới có những nhân tài còn được ghi chép trong võ sử.

Họ Chu lại bàn về quyện thuật thời cận cổ có nói :

Như phép hậu dịch của Hứa Doanh, phép tiền dịch của Trương Cử Sơn không thể để cho thất truyền.

Lại có thế "Võ Tòng mở khóa" cho rằng Võ Tòng bị trói 2 tay, chỉ dùng 2 chân để ứng địch rồi về sau thành ra một thế võ tuyệt diệu. Ðời Minh, người ở Hồ Nam là Vương Tín Thần dùng ý nghĩa bốn chữ "Võ Tòng mở khoá" biến thành ca quyết để cho người học võ dễ nhớ (theo sách Diễn võ tinh pháp).

(Những điều trên đây trích trong sách Quyền nghệ học sơ bộ).

6. CÁC MÔN LIÊN QUAN VỀ ÐÔ VẬT

Môn Ðô vật dùng tay không và sức mạnh mà phát sinh ra những mánh lới, nghệ thuật, tạo thành một lối riêng trong võ học Trung Quốc. Thuật này theo bản tính của động vật. Trong thời đại tiến bộ này, không có một quyển sách chuyên môn nào để khảo cứu về Ðô vật. Các võ sĩ truyền từ đời nọ sang đời kia rằng môn Ðô vật được sáng tạo từ lúc Nhạc Vũ Mục cầm quân đánh giặc. Bởi vì Nhạc Vũ Mục rất giỏi về quyền, bỗng, nhiều người theo học. Nhưng quyền bỗng phải có thân thể mẫn tiệp mới có thể tập đến chỗ ảo diệu. Ðến như bôn Ngưu Cao rất chậm chạp, tối tăm nên học rất khổ sở. Nhạc Vũ Mục mới rút các động tác trong các môn câu, nã, tiêu, khấu vv... sáng lập ra môn Ðô vật. Bởi môn này rất dễ chỉ dạy không cần người học thông minh hay tối tăm, thể chất không cần khỏe mạnh hay yếu đuối, nếu cố gắng hết năng lực của mình, vẫn có thể thắng được địch thủ. Ðời Càn Long nhà Thanh gọi môn này là Tạp kỷ, cũng được thịnh hành một thời.

(Trích bài tựa sách Suất dốc giáo khoa thư của Mã Lương)

Hết phần 7

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #33
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 8 )


CHƯƠNG SÁU :

PHÂN LOẠI KHÁC NHAU

Trong thời cận đại, các môn phái của Nội gia tương đối ít, ngược lại, các môn phái Ngoại gia thật phồn thịnh. Nay lược thuật quyền thuật của Nội gia và Ngoại gia như sau:

1. THÁI CỰC QUYỀN

Quyền thuật của Nội gia coi Thái Cực Quyền là chính tông. Ðộng tác của môn Thái Cực khá chậm, nhưng khi ứng dụng thì rất mau chóng. Vì vậy mới có câu : Tĩnh có thể thắng động. Do đó trước hết phải luyện tĩnh công để bình tĩnh quan sát sự biến hóa, tùy lúc mà ứng dụng. Thái Cực Quyền lấy 13 thế làm chủ, hay còn gọi là Thập tam thế.

Phàm tập về Thái Cực Quyền, một người luyện tập riêng thì có lợi cho việc dưỡng sinh. Hai người thì cùng luyện tập, song đấu thì linh động, có thể tùy theo thế tấn công của địch mà thắng địch. Danh gia về Thái Cực Quyền là Vương Tông Nhạc viết trong sách Thái Cực Quyền pháp luận : "Có thể dùng 4 lượng mà chống được 1000 cân, Thái Cực Quyền không dùng lực mà thắng địch"

Chu Tú Phong tiên sinh ở Sơn đông có viết :"Tục truyền tập Thái cực quyền trong 10 năm không bước ra khỏi cửa, ý nói công phu đòi hỏi một thời gian khá dài vậy ".

Nếu không tập luyện ròng rã trong 10 năm, không thể ra ngoài đối phó với địch thủ được.

2. BÁT QUÁI CHƯỞNG

Ngoài Thái Cực Quyền, còn có Bát Quái Chưởng, cũng là võ học của Nội gia. Về hình thức thì môn quyền thuật Bát Quái này rất nhiều, tương tự như quyền thuật của Ngoại gia, nhưng lại dùng hoàn hành (bộ pháp tròn) và hoán chưởng (thay đổi tay) làm chính tông, còn gọi là Du thân bát quái. Bát quái chia ra ba loại, thượng bàn, trung bàn và hạ bàn khác nhau. Các thế của thượng bàn hơi thấp, các thế của trung bàn so với thượng bàn lại thấp hơn, đến như các thế của hạ bàn lại càng xuống thấp hơn nữa. Bộ pháp thì rất hẹp, chỉ cần phạm vi mỗi bề 2 thước (8 tấc Tây) cũng đủ xoay trở. Trong lúc sử dụng bộ pháp, dụng ý của Bát quái môn là né tránh thế công của địch, tập kích vào mặt sau của đối phương nên còn gọi là tránh thực, đánh hư. Vì vậy, người luyện tập cần phải làm sao bộ pháp cho nhanh, đánh vào sau lưng địch mà địch không kịp né tránh.

Trong lúc ứng địch, cần phải ý chuyển mà khí trầm, vì vậy thay đổi chừng vài thế, người biểu diễn quyền thuật này cảm thấy các kinh mạch trong thân thể điều thông suốt. Ðộng tác của Bát quái gồm Thập chưởng : Ðơn hoán chưởng, Song hoán chưởng làm gốc. Tám chưởng còn lại là Thuận thế chưởng, Ðại mãng phiên thân, Sư tử khai khẩu, Sư tử cổn cầu, Phong luân chưởng, Thám chưởng, Ðại bàng triển xí, Bạch viên hiến quả.
3. HÌNH Ý QUYỀN

Có người cho rằng Hình Ý Quyền do Nhạc Vũ Mục (Nhạc Phi) đời Tống sáng chế. Thuyết này có nhiều chỗ đáng ngờ. Nhưng dụng ý của môn quyền thuật này có rất nhiều tương quan với hai môn Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng. Ngày nay, những người luyện tập Thái Cực Quyền đều có học qua về Hình ý và Bát quái, và những người học Hình Ý Quyền cũng học thêm về Thái Cực Quyền và Bát Quái Chưởng.

Gần đây có nhiều người tuy biết rằng Hình Ý Quyền không phải do Nhạc Phi sáng tạo, nhưng biết rõ nó nhiều tương quan với hai môn Thái cực và Bát quái, nên đã xếp Hình Ý Quyền vào loại quyền thuật của Nội gia.

Cơ bản các động tác của môn Hình ý gồm Ngũ hành và Thập nhị hình. (Thập nhị hình là long, mã, hổ, hầu, qui, kê, diêu, yến, xà, di, ưng, hùng).




4. PHÂN LOẠI QUYỀN THUẬT BẮC PHÁI

Bắc phái thuộc Ngoại gia có rất nhiều chi nhánh không thể kể hết tất cả. Nay đưa ra những nét đại cương, gồm ba loại. Trường quyền, Ðoản đả và Ðịa đàng

Các môn Thái tổ, Nhị lang, Mê tung, Bát cực, Phiên tử, Tra quyền, Hồng quyền vv... rất nổi tiếng trong loại Trường quyền. Những môn ấy đại đồng tiểu dị. Thường trong lúc luyện tập coi trọng sự tiến thoái mau lẹ, nhảy, tọa nhẹ nhàng, khí thế tinh nhuệ, phương pháp biến hóa nhiều, đường quyền rộng vv...

Còn như về môn Ðoản đả thì nổi tiếng nhất là Miên Trương Ðoản đả, Lục lộ Ðoản đả của Ðàn thoái môn, Thiên cang thủ ở vùng Giang Nam, Ðối đả của phái Hồng Tháo vv... Ðường quyền nghiêm nhặt, thủ pháp kín đáo. Các loại quyền thuật thông hành ở đất Việt (vùng Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Hoa) cũng thuộc về loại này.

Ðến môn Ðịa đàng chuyên về nhào lộn thì nổi tiếng nhất là Lục hợp quyền. Các loại Hầu quyền, Túy bát tiên cũng là các quyền thuật chủ yếu của Ðịa đàng quyền. Nay, quyền thuật lưu hành ở vùng Trường giang, những phương pháp nhào lộn không chịu ảnh hưởng của Hầu quyền và Túy bát tiên mà có liên quan nhiều đến môn Ðoản đả.


5. CÁC LOẠI THUỘC TRƯỜNG QUYỀN

Công dụng của Trường quyền là ở chỗ mau và mạnh, lúc tiến thì cấp bách, lúc thoái thì gấp rút, nhẹ nhàng không thể biết trước được, làm cho địch thủ khó lường. Trường quyền thường công kích vào chỗ hở của đối phương làm cho địch thủ không thể tự kiểm soát đường quyền.

Trong Trường quyền, môn Phiên tử sở trường về luyện tay, môn Phê quải sở trường về luyện chưởng, Tra quyền sở trường về luyện tập bước đi. Ðó là những chỗ độc đáo của mỗi môn.

Ngày nay, Phiên tử quyền và Bát thiên môn chia thành hai phái ; tuy chia ra làm hai, các tư thế và dụng ý không có gì khác nhau. Những người học quyền nếu thông thạo môn Phiên tử thì cũng luyện tập môn Bát phiên hoặc ngược lại. Trong môn Phiên tử, Ưng trảo liên quyền là cơ bản.

Ðàn thoáicòn gọi là Ðàm thoái. Gần đây rất thịnh hành trong Bắc phái. Sở dĩ gọi tên như vậy là do những thuyết sau đây : có người nói sở dĩ gọi là Ðàm thoái vì do một nhà sư ở chùa Long đàm truyền ra. Lại có người nói kẻ sáng tạo môn võ này là họ Ðàm. Có người gọi là Ðàn thoái vì lực từ chân phát ra rất mạnh như thế đạn bắn.

Các tư thế của môn này rất nhiều, tuy hình thức không khác nhau mấy, nhưng số mục lại có chỗ sai biệt. Ðại khái có thể chia làm 2 loại : một loại gồm 12 lộ rất thịnh hành trong Hồi giáo, một loại chỉ có 10 lộ. Môn Ðàn thoái này rất thực dụng trong quyền thuật Bắc phái, rất ích lợi cho sự vận động.

6. VỀ CÁC LOẠI ÐOẢN ÐẢ

Ðoản đả với Trường quyền ngày nay hỗn hợp với nhau. Vì vậy, những người học tập về Trường quyền đều tập thêm về Ðoản đả. Những người chuyên lấy Ðoản đả làm chủ rất nhiều ở vùng Giang Nam và Quảng Đông. Ở vùng Giang Nam, người ta lại đem Ðoản đả hỗn hợp với Ðịa đàng quyền.

7. CÁC LOẠI THUỘC MÔN ÐỊA ÐÀNG QUYỀN

Môn phái Lục hợp rất coi trọng về Ðịa đàng quyền, nhưng Ðịa đàng quyền lại thành ra một môn riêng. Ngày nay, Ðịa đàng quyền lưu hành ở vùng Giang Nam cùng với Ðịa đàng quyền lưu hành ở vùng Dự (Hà Nam), Lỗ (Sơn Đông) có nhiều chỗ khác nhau. Bởi vì vùng Giang Nam, các tư thế quyền thuật đều hẹp và dày, phần lớn lấy các thế của Ðoản đả. Còn vùng Hà Nam, Sơn Đông, các tư thế rất rộng, phần nhiều lấy những thế của Trường quyền. Nhưng cả hai nơi đều chuộng việc nhào lộn, phàm những kẻ tập Ðịa đàng quyền đều phải sở trường về cách lăn lộn, nhào, té...

Hết phần 8

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #34
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 9 )


CHƯƠNG BẢY: KHÍ GIỚI (BINH KHÍ)

I. NÓI VỀ 18 MÔN BINH KHÍ

18 môn binh khí gồm : Đao, Thương, Kiếm, Kích, Đảng, Côn Xoa, Ba, Tiên, Giản, Chùy, Búa Câu, Liêm, Trảo, Quải, Cung tiễn, Đăng bài.

Tuy vậy, vẫn có thuyết gọi 18 môn binh khí là

Đao, Thương, Kiếm, Kích, Đảng, Côn

Xoa, Ba, Tiên, Giản, Chùy, Phủ

Câu, Liêm, Trảo, Đại, Quyết, Cung thỉ

Thật ra quyết là một cây mộc côn gồm 2 nhánh, cách sử dụng không khác chi giản, còn đại là tên gọi thông thường của trảm mã đao, bởi vì vùng Sơn Đông gọi trảm mã đao là Song thủ đới, âm "đới" đọc theo tiếng Trung Hoa, chuyển thành âm "đại". Như vậy nên cho vào loại với đao. Vì thế theo thuyết thứ nhất khi nói về 18 môn binh khí thì đúng hơn.

1. Trong loại đao gồm có đơn đao, song đao, đại đao, phác đao, trảm mã đao.

2. Về thương thì gồm có đại thương, hoa thương. Ðại thương dài 1 trượng 8, 1 trượng 2, 1 trượng lẻ 8 tấc, 1 trượng, ngắn nhất là 8 thước (thước Tàu, 1 thước Tàu = 4 tấc Tây, 1 trượng = 10 thước Tàu). Hoa thương dài không quá 7 thước, ngắn khoảng 5 thước.

3. Kiếm gồm có đơn kiếm, song kiếm. Kiếm dài 3 thước (thước Tàu), ngắn 2 thước 4 tấc.

4. Kích gồm có đơn kích và song kích. Song kích đều ngắn.

5. Ðảng gồm có Nhạn linh đảng, Long tu đảng. Hai loại này giống nhau, nhưng cái móc của Nhạn linh đảng cong về phía dưới, còn của Long tu đảng thì cong về phía trên. Lại có Lựu kim đảng, gần giống với Nguyệt nha sản.

6. Côn thì có loại dài 6 thước, loại Tề mi côn chỉ trên đưới 6 thước.

7. Câu gồm 2 loại Hổ đầu câu, Lộc giác câu.

8. Liêm gồm có đao liêm và thương liêm đều có loại dài, ngắn khác nhau. Loại dài 6, 7 thước, loại ngắn 2 thước 4 tấc. Phàm những loại binh khí ngắn đều dùng 1 đôi như song kích, song kiếm... Lại có Hổ trảo liêm, còn gọi là Nhật nguyệt song bút.

9. Trảo gồm có Kim long trảo, giống như các ngón tay người ta.

10. Quải gồm có Dương giốc quải, Lý công quải. Dương giốc quải dài 4 thước. Lý công quải là 1 đôi đoản quải (quải ngắn). Tiên lặc quải còn gọi là Câu liêm quải, hình giống như đơn đao, cán đao là 1 mũi thương nhọn.

11. Tiên thì gồm có đơn tiên và song tiên. Ngoài ra còn có nhuyễn tiên, thường gồm 7 đốt, 9 đốt (Cửu tiết tiên). Ngoài 18 môn binh khí, còn có Phương tiên nguyệt nha sản, Bế huyệt Nga mi thích. Ám khí thì có tiêu, đạn, tụ tiền...

II. CÁCH SỬ DỤNG CỦA 18 MÔN BINH KHÍ

Cách vận dụng 18 môn binh khí, đại để thương và côn thuộc về một loại. Cách dùng côn và thương có nhiều chỗ giống nhau, nhưng dùng về "đả" thì côn nhiều hơn thương. Côn pháp của phái Thiếu lâm còn kiêm luôn cả những đặc tính của thương và bỗng, gồm 7 phần thương pháp, 3 phần côn pháp. Trong các loại côn pháp thì côn pháp Thiếu lâm hay nhất. Ðến như lối hai tay cầm côn, hổ khẩu tay hướng về nhau, gọi là âm thủ côn.

Theo sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang thì :"Thương có lối Lê hoa thương của họ Dương cùng với lối đánh côn của họ Sa và họ Mã ".

Theo sách Thiếu lâm côn pháp của Trình Xung Ðẩu thì : "Côn có loại côn pháp Ðại tiểu Dạ xoa của phái Thiếu lâm, cùng Âm thủ côn của nhà họ Tôn".

(Âm thủ côn là lối cầm 2 hổ khẩu hướng vào nhau). Kíchcó hai loại khác nhau là trường kích và song kích. Trường kích và câu liêm thương thuộc một loại.

Kích và câu liêm thương thường nặng ở đầu nên lúc sử dụng không được linh động như thương. Song kích thuộc một loại với song câu, song liêm.

Ðảng, xoa, ba, thuộc về một loại đều là những võ khí ngăn trở địch tấn công mau chóng, nhưng dùng không được tiện lợi, nhanh nhẹn, dễ bị chậm chạp, không phải là kẻ có sức mạnh thì không thể dùng được.

Trúc tiết tiên, đơn giản, đơn đao thuộc về một loại. Song tiên, song giản, song đao thuộc về một loại. Lối đánh của tiên và giản là lối chém của đao.

Ðại đao, trảm mã đao thuộc về một loại, chùy và búa đều là những võ khí nặng nề. Ngày xưa, trong lúc hành quân, nếu trận của quân giặc kiên mật khó xung đột, thường chọn những người có sức mạnh, cầm chùy dài, búa dài hăng hái xông lên mà phá. Nếu cá nhân chống nhau với địch thủ thì những võ khí như chùy và búa không thích dụng lắm. Chùy và búa chỉ có các phương pháp ngạnh đả, ngạnh chước, ngạnh thung, không có nhiều xảo pháp.

Lối sử dụng của quải có lúc dài, lúc ngắn làm cho kẻ địch khó đề phòng. Câu liêm quài còn có phép móc kéo địch thủ, nhưng rất khó sử dụng.

Kiếm được dùng từ xưa. Phàm các lối sử dụng võ khí đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà ra. Bởi vì ngày xưa, các võ khí như qua, mâu, kích đều dùng trong chiến trận, hơn nữa lại còn dùng lối đánh nhau bằng xe (xa chiến) nên đánh, đâm, tiến, thoái đều theo sự tiết chế, theo mệnh lệnh mà động thủ, không thể nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa mang theo, thường tập rèn có thể tự vệ được. Vả lại kiếm thường dùng khi đánh nhau dưới đất, vì vậy kiếm thuật rất dễ đến chỗ xảo diệu (vì nhiều người học và nghiên cứu, sáng tạo).

Kiếm khác với đơn đao ở chỗ đơn đao phía mũi rất nặng còn mũi kiếm thì nhẹ. Vì vậy, dùng kiếm mau chóng hơn là dùng đơn đao.

Còn các loại Nga mi thích, Cửu tiết tiên người xưa thường đem theo hộ thân, rất tiện lợi. Nga mi thích quá ngắn, còn cửu tiết tiên rất khó sử dụng.

III. LƯỢC BÌNH VÀ SO SÁNH VỀ CÁCH SỬ DỤNG BINH KHÍ CỦA CÁC MÔN PHÁI

Các loại võ khí thường dùng gồm có đao, thương, kiếm, côn, câu. Ba loại thương, côn, câu các phái Ðàn thoái và Tra quyền được chân truyền. Trong phái Ðàn thoái có môn Ngũ hổ đoạn môn thương, Trung bình thương hợp với phép đánh thương ghi trong sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang. Phong ma côn của phái này cũng giống như côn pháp của Thiếu lâm tự. Phép đánh câu cũng rất xảo diệu, tinh bác.

Về đao pháp thì phái Phê quải có lối song đao rất thực dụng. Lối sử dụng đại đao ở vùng Giang Nam cũng có nhiều chỗ hay.

Về kiếm thì các phái Thái cực, Bát quái, Phê quải đều có chỗ linh diệu là dùng nhu chế cương. Bàn long kiếm pháp của phái Chuyết cước vừa nhu lẫn cương rất hay. Ðến như loại côn pháp ở vùng Giang Nam, thường là loại Tề mi côn hoặc đoản côn hay dùng âm thủ, sử dụng cả 2 đầu, không thực dụng.

Hết phần 9

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #35
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 10)


CHƯƠNG TÁM: LỰA CHỌN MÔN HỌC VỀ VÕ THUẬT

Ngày xưa, người ta chọn môn học về võ thuật, phần lớn coi trọng đến việc ứng địch. Ngày nay còn gồm luôn cả phương diện vận động. Vì vậy, đối với việc lựa chọn các môn quyền thuật và khí giới để học, cũng cần phải bàn luận phân biệt. Bởi vì lấy việc ứng dụng làm mục đích khác với lấy việc vận động làm mục đích, cho nên sự lựa chọn cũng có chỗ khác nhau

I. HIỆU LUẬN VỀ NHỮNG ƯU, KHUYẾT ÐIỂM CỦA QUYỀN THUẬT TRÊN PHƯƠNG DIỆN VẬN ÐỘNG

Thường những người tuổi trẻ, sức mạnh vừa thích hoạt bát lại thích phồn hoa, nên tập những loại quyền thuật cương mãnh và đẹp đẽ để gây thêm sự hào hứng. Như vậy, có thể học các loại quyền như Ðàn thoái, Tra quyền, Phiên tử, Phê quải, Hồng quyền, Thiếu lâm... thì đều thích hợp. Ðến như môn Ðoản đả cũng có thể kiêm tập. Chỉ có môn Ðịa đàng chuyên việc nhào lộn, nếu gặp lúc sơ ý, rất dễ bị thương thân, càng phải nên thận trọng.

Nếu những người thân thể nhẹ nhàng mà gặp danh sư của phái Ðịa đàng thì học cũng không hại gì. Chúng tôi thường thấy những võ sư dạy quyền thuật ở thôn quê, thường bắt học trò tập nhào lộn, chuyên cậy vào sức mạnh, không theo đúng phương pháp, như vậy chỉ có hại mà thôi, nên cẩn thận mới được.

Những người đã quá 30 tuổi, các khớp xương không còn mềm dẻo, nếu tập nhảy, nhào lộn thì cảm thấy khó nhọc, nên có thể chọn một trong ba môn Thái Cực Quyền, Bát Quái Chưởng và Hình ý quyền mà luyện tập, hoặc là tập cả ba môn cũng được để càng thêm thú vị. Trong ba môn này, Hình ý quyền dễ nhất, Bát quái chưởng khó tập nhất. Bởi vì tập Bát quái chưởng cần phải có bộ pháp cho nhanh, thân pháp cho mềm dẻo. Hình ý quyền thì thủ pháp hết sức đơn giản, bộ pháp cũng không phí sức. Thái cực quyền tuy rất nhu hòa, mềm dẻo, những người trả tuổi, thanh niên nên tập Trần thức, còn Dương thức, Ngô thức, Tôn thức, Vũ thức thì phù hợp với mọi lứa tuổi. Thái Cực Quyền không cần chỗ luyện tập khá rộng, còn các môn quyền thuật thuộc Bắc phái như Tra quyền, Phê quải thì phải cần có chỗ tập rộng. Môn Ðoản đả ở phương Nam Trung Quốc cũng không cần chỗ tập rộng. Thế thì đứng về phương diện vận động mà xét, không có gì tốt hơn là tập hai môn Hình ý và Thái cực.

Còn như môn Ðô vật, nếu không phải là người có sức khỏe thì không thể học được. Hơn nữa, môn Ðô vật lúc tập cần phải có 2 người để vật với nhau. Trong lúc luyện tập phải vật ngã đối phương, vì vậy nếu không có sức khỏe thì không thể luyện được.

II. HIỆU LUẬN NHỮNG SỞ TRƯỜNG VÀ SỞ ÐOẢN CỦA QUYỀN THUẬT VỀ PHƯƠNG DIỆN ỨNG ÐỊCH

Ðứng về phương diện đối phó với địch thủ mà nói thì mỗi môn quyền thuật đều có sở đoản và sở trường.

Thái Cực Quyền lấy tĩnh chế động, nhưng sự sâu xa, huyền diệu rất khó lĩnh hội. Nếu không luyện tập công phu bền bỉ nhiều năm thì không thể dùng để ứng địch. Hơn nữa, nếu học Thái Cực Quyền mà dùng để ứng địch thì phải thường luyện tập phép thôi thủ.

Bát Quái Chưởng biến hoá rất linh động, nếu tập luyện thuần thục thì sử dụng như ý muốn, lúc múa quyền có cảm tưởng như rồng lượn, nhưng những kẻ thân thể chậm chạp, nặng nề, mập quá thì không nên học, dù có học cũng không thành công mấy.

Hình Ý Quyền thích hợp cho tất cả mọi người, nhưng phương pháp hết sức đơn giản, nếu tập nhiều rát dễ tinh thục. Nhưng vì quá đơn giản, lại ít biến hóa, nếu gặp địch thủ giỏi hoa quyền, có thể khó mà đối phó.

Các môn Trường quyền, Ðoản đả, Ðàn thoái, Tra quyền, Thiếu lâm... pháp thức rất nhiều, dùng cả quyền lẫn cước, hơn nữa dùng lực ở chỗ nào cũng rất dễ biết, công kích ở hướng nào cũng dễ rõ. Vì vậy, học trong vòng 2, 3 năm có thể ứng địch. Nhưng người học thấy vậy rất dễ chểnh mảng tập luyện, không cố gắng thâm cầu. Thường thường công phu luyện tập ít mà đã cho rằng nhiều. Hơn nữa pháp thức quá nhiều, khó mà chuyên luyện.

Ðịa đàng là một loại quyền thuật chuyên môn, nhưng rất khó dùng. Bởi vì đã nhào lộn, mà từ chỗ nhào lộn ấy để cầu thắng, thì khó biết bao. Lại có kẻ nói đó là phép tìm cái thắng trong cái bại vậy. Lý ấy cũng có phần đúng. Nhưng nếu mới học quyền thuật mà tập ngay môn Ðịa đàng thì vì nhào lộn mà rất dễ bị thương, lại sợ bị ngăn trở sự hứng thú của người tập. Nếu đã học về Trường quyền, Ðoản đả hay bất cứ một loại quyền thuật nào của Bắc phái, thân thể đã đến chỗ linh hoạt, rồi sau mới tập môn Ðịa đường thì không thấy khổ sở lắm và không đến nổi vì nhào lộn mà bị thương.

Còn thuật Ðô vật có thể dùng để thoát thân khi bị người ta ôm hay bắt, nhưng Ðô vật phải tập 2 người thao luyện với nhau, một người không thể đơn luyện được. Môn này không khó học, nhưng người học phải có thân thể tráng kiện mới có thể chịu đựng khi bị vật té. Nên tập các môn quyền thuật của Bắc phái trước, rồi sau mới tập môn Ðô vật thì cảm thấy không khổ sở lắm. Vì những người này thân thể đã linh hoạt, khi bị vật té, tự tìm phương cứu tế, không đến nỗi bị té quá nặng. Nếu ai ban đầu tập môn Ðịa đàng rồi sau mới học môn Ðô vật thì rất hữu ích.

III. SỰ LỰA CHỌN KHÍ GIỚI ÐỂ HỌC

Việc luyện tập khí giới khác với việc luyện tập quyền thuật, bởi vì những người luyện tập khí giới đều phải tập quyền thuật trước. Ðến khi quyền thuật đã tinh thì học thêm khí giới để mở rộng sở thích của mình. Ðến như ở giữa chiến trận, khí giới để dùng chỉ có hai loại thương và đao mà thôi.

Nay luận về việc chọn khí giới để học là đứng trên phương diện vận động dung hợp với phương diện ứng địch mà thôi. Bởi vì những người đã học về võ khí, nếu không dùng đến việc ứng địch thì hỏi còn thú vị gì ?

Khí giới tương đối dễ tập hơn quyền nhưng phải học quyền thuật trước để có căn bản. Sách Kỷ hiệu tân thư của Thích Kế Quang có viết :

Ðại để những loại khí giới như côn, đao, thương, chỉa ba, kiếm, kích, vv... đều xuất phát từ quyền pháp, đầu tiên tập quyền để hoạt động thân thủ và quyền là nguồn gốc của võ nghệ.

Trong các loại võ khí thì kiếm nên học nhất. Bởi vì phương pháp nhiều, chỗ dễ, khó đều có cả, múa lên lại vừa đẹp, vừa thực dụng. Hơn nữa đã biết về kiếm thuật, thì khi cần dùng có thể cầm một cây gậy thường chống cũng có thể thay kiếm được. Ðơn đao cũng rất tiện lợi, nhưng không bằng kiếm. Kiếm vừa có định thức, vừa có động thức, có khi mau, có lúc chậm ; đao thì chỉ có mau. Vì vậy những người lớn tuổi không thể học đao mà chỉ có thể học kiếm.

Thương, côn, đại đao là những loại binh khí dài chỉ dùng để xung phong ngoài chiến trận còn ít khi mang theo bên mình vì bất tiện. Nhưng tập côn và thương có thể thêm sức cho đôi tay. Tập đại đao thì thêm sức cả toàn thân. Các loại song đao, song kiếm, song câu, song giản phương pháp rất hoa diệu, rất hợp với cái đẹp của nghệ thuật, nhưng những người lớn tuổi thì không thể học được.

Ngày xưa, người ta dùng những loại vũ khí như cửu tiết tiên (roi 9 đốt), tam tiết côn (côn 3 khúc) để tự vệ rất tiện lợi, nhưng ngày nay ít dùng, nhưng lối sử dụng cái loại vũ khí này rất hoa mỹ đáng xem. Có điều rất khó sử dụng. Trong lúc học cửu tiết tiên, có thể lấy một sợi dây dài khoảng 4 thước Tàu, một đầu cột một cục sắt nặng khoảng một lượng (hay cục đá cũng được), dùng vải, bông bao ở ngoài cục ấy để làm cửu tiết tiên. Khi tập luyện đã thuần thục, nên mới dùng tiên thật, thì không đến nỗi bị tiên gây thương tích (khi tập luyện). Ngoài những khí giới ấy ra, các loại khác dụng ý cũng gần giống như vậy. Nếu các loại trên đã tập thuần thục thi các môn khác học qua là biết sử dụng ngay.

Hết phần 10

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Cũ 04-07-2009   #36
Ảnh thế thân của HTS_BruceLee
HTS_BruceLee
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 08-07-2006
Bài viết: 548
Điểm: 183
L$B: 62.773
Tâm trạng:
HTS_BruceLee đang offline
 
Lược khảo võ thuật Trung Hoa (Phần 11)


CHƯƠNG CHÍN: CHỈ YẾU

Chương này mở đường cho những người mới theo học quyền thuật và gạt bỏ những điều sai lầm trong lúc luyện tập.

I. NÊN BIẾT CÁCH TÌM THẦY

Tuân Tử có nói : "Học phải tìm thầy", Dương Tử pháp ngôn lại nói : "Cần việc học không bằng chăm lo việc cầu thầy". Ðại phàm học môn gì cũng cần phải có thầy huống chi là quyền thuật, nếu không có thầy chỉ dạy thì làm sao có thể không hiểu được ? Ngày xưa những người học quyền thường coi trọng về thực nghiệm.

Ngày nay lại viết sách, vẽ hình để làm sáng tỏ. Nhưng những người học quyền thuật đã có chỗ tâm đắc thì có thể nhìn hình vẽ mà tìm ra đầu mối, có thể phát kiến những điểm mới lạ. Ðến như kẻ chưa tập võ thì không thể làm như vậy được. Chẳng những người chưa học võ không thể làm được mà đến những người mới học cũng chưa thể tự tập được. Những người tu luyện về Ðạo gia thường nói : "Có được bí quyết rồi mới về xem sách mà hiểu thêm được". Lời nói ấy thật đúng vậy.

Công phu là do mình tự tập, còn pháp môn là nhờ thầy dạy cho. Tuy có thầy giỏi nhưng ta không gia công thì cái giỏi của thầy cũng không giúp gì cho ta được. Tuy không gặp được thầy giỏi nhưng ta cố gắng thì màu xanh thoát từ màu chàm nhưng lại đẹp hơn màu chàm (ý nói học trò học với thầy nhưng sẽ giỏi hơn thầy). Việc ấy thường có vậy. Hàn Dũ có nói : "Ðệ tử không cần phải như thầy, thầy không cần phải hiền hơn đệ tử".

Thật chí lý thay.

Thường mới theo học quyền thuật, không cần phải tìm ngay những thầy võ giỏi nổi tiếng. Bởi vì các vị ấy thường cho mình có địa vị cao không hết lòng chỉ dạy. Ta nên tìm những võ sư có kỹ thuật tốt, am hiểu, tinh thông quyền lý thì rất dễ học hỏi. Ðợi đến khi bước đầu vững vàng, cơ sở thành tựu, ta nên tiến thêm mà cầu học ở các danh sư, xin họ chỉ dạy cho. Như vậy người theo học dễ lĩnh ngộ mà các danh sư cũng không ngại phiền nhiễu.

II. CÁCH TUẦN TỰ TRONG KHI TẬP QUYỀN THUẬT

Phàm những kẻ học quyền, khi đã có thầy chỉ dạy, thì các lối nghiên cứu, tập luyện trước sau đều do thầy chỉ dẫn. Các lối dạy tuần tự trước sau, đại để cũng có nhiều chỗ tương đồng. Nay thông hợp các phái, giả định thành một tiêu chuẩn. Nếu theo đó mà cầu học thì tự cảm thấy rất dễ tiến bộ.

1. Nếu học quyền thuật nội gia thì đầu tiên nên học về Hình Ý Quyền, tiếp đó, học về Thái Cực Quyền và cuối cùng theo học Bát Quái Chưởng. Như đã chuyên luyện môn thôi thủ của Thái Cực Quyền thì không học Bát Quái Chưởng cũng không hại gì. Bởi vì Bát Quái Chưởng , về phương diện ứng địch, rất hữu dụng, nhưng đã tập kỷ về thôi thủ thì khi gặp kẻ địch vẫn có thể biến hóa một cách thần diệu. Dụng ý của Bát Quái Chưởng cũng nằm trong đó mà thôi.

2. Nếu học quyền thuật của phái Ngoại gia thì đầu tiên nên tập về Ðàn thoái để hạ bàn được vững chắc, thủ pháp, nhãn pháp, thân pháp đều có thể ứng dụng được. Sau đó, tiến thêm lên mà học các môn khác thì lúc đó căn bản đã có. Nếu ban đầu không học về Ðàn thoái mà theo học các loại hoa quyền chuyên nhảy nhót, nhào lộn thì rất dễ mất căn bản.

3. Phương pháp luyện sức, nên lấy phép hô hấp, vận khí làm chủ. Có thể theo hình vẽ chỉ dẫn về Dịch cân kinh thập nhị thế (tức là Vi đà hiến chữ, Trích tinh hoán đẩu, Xuất trảo lượng xí...) và tham chiếu với phương pháp hô hấp để cho sức khỏe được dồi dào. Cũng có thể theo phép vận khí trong sách Thiếu lâm bí quyết. Ðến như các phép tập ngạnh công như cử đá, cử tạ rất dễ tổn thương đến thân thể, mà lại có nhiều bất tiện (nếu gặp lúc không có tạ hoặc đá thì chẳng tập được và những vật nặng như thế không thể mang theo dễ dàng khi đi xa). Nhưng phương pháp vận khí phải cần một thời gian khá lâu mới có công hiệu, không thể kết quả mau chóng. Nếu cần kết quả mau chóng như cử tạ, thì sức khỏe tăng nhanh, nhưng sức dồn lại phần trên của thân thể, hạ bàn hư phù, không bằng lối vận khí của phái Thiếu lâm, hay lối tập điều hòa của Dịch cân kinh rất là hữu dụng. Nếu người tập luyện mà có chí, lúc nào cũng tập rèn thì không có gì hay bằng tập môn Ðàn thoái, lợi ích rất nhiều, không có môn quyền thuật nào sánh bằng. Trong mục "Phàm lệ" của sách Hình ý quyền học sơ bộ Lý Kiếm Thu cũng ca tụng về thực dụng của môn Ðàn thoái. Họ Lý là người giỏi về Hình ý quyền mà cũng phải khen môn Ðàn thoái, như vậy giá trị của môn Ðàn thoái thật cao vậy.

4. Cách chọn những khí giới để luyện tập cái nào trước, cái nào sau thì ai cũng công nhận là trước khi học về khí giới phải học rành về quyền thuật. Ðầu tiên, muốn học về khí giới, nên tập về đơn đao (mã tấu) và côn, về sau hãy tập kiếm và thương. Bởi vì lối đánh đơn đao gần giống với kiếm và lối đánh côn gần giống với thương, nhưng đơn đao dễ học hơn kiếm, côn dễ học hơn thương. Về sau nên tập song đao, song kiếm, song câu, đại đao để tăng thêm sự thú vị. Biết được các loại này thì về sau có thể lĩnh hội được các lối sử dụng về khí giới khác rất dễ dàng. Nếu không tập những võ khí khác cũng không hại gì, mà nếu có tập cũng không gặp khó khăn.

III. THÔNG BỆNH CỦA NHỮNG NGƯỜI HỌC QUYỀN

1. Chúng ta xem những người học quyền thuật, thường ban đầu thì rất hào hứng, nhưng cuối cùng bỏ dở, không chịu tập luyện, đến nỗi quên hết những điều đã học được. Như vậy là tại làm sao? Bởi vì tâm lý của người ta thường thích cái mới quá chán cái cũ, vì vậy lúc mới học tham học nhiều để mau được lợi ích, lại muốn cho mau thành công. Trong lúc luyện tập quyền thuật, học môn này chưa xong, đã mong học một môn khác, căn bản vì vậy không được chắc chắn. Thêm nữa lại tập nhiều môn, nếu một ngày kia xa thầy, không khỏi gặp những điều thiếu sót, quên lần. Ðã thiếu sót, quên lẫn, thì tập không còn hứng thú. Bởi không hứng thú nên không ôn luyện, không bao lâu thì quên sạch những điều đã học. Ðó là một mối hại vậy.

2. Lại có người vì bận nhiều việc, tình cờ bỏ phế không tập trong một thời gian. Mà tập quyền cũng như tập viết, không nên gián đoạn một ngày. Nếu lỡ gặp phải một thời gian không tập luyện thì công phu tập luyện trước kia coi như mất cả. Vì vậy có kẻ bỏ một thời gian không tập rồi chán nản mà bỏ tập luôn ! Thật ra, nếu lỡ mất một thời gian không tập luyện cũng không đến nỗi hại lắm.

3. Phàm học một loại quyền thuật nào, nếu không luyện đến ngàn lần rất dễ bị quên... Nếu tập hơn ngàn lần thì thành thuộc mà thành ra xảo diệu. Trong đó có bao nhiêu phương pháp đều có thể tự mình lĩnh ngộ được. Không nên cầu học cho nhiều, chỉ chuộng hình thức bên ngoài. Vì vậy có người học quyền thuật mấy năm, có thể tập được rất nhiều bài quyền mà đến khi gặp kẻ địch thì không thể tự vệ được, cử động thất thế, đến nỗi bị những kẻ không học võ đánh bại ! Ðó là bởi tham nhiều mà không tinh luyện vậy.

IV. Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ "TINH" (RÒNG) VÀ "BÁC" (RỘNG)

Một nhà văn đời Thanh là Ngô Ðịnh Hữu có nói :"Muốn cho rộng mà lại cầu cho tinh, muốn sức chia ra nhiều mà công phu thành tựu, thì từ xưa đến nay chưa từng có vậy".

Nhưng Mạnh Tử lại nói :"Nếu bác học mà trình bày rõ ràng thì từ chỗ học rộng có thể trở về chỗ giản ước được".

Hai ý kiến trên hình như xung đột nhau nhưng kỳ thực lại có thể dung hoà với nhau. Chúng ta học tập quyền thuật có thể chứng minh điều ấy.

Chúng tôi thường nghe một võ sư là Mã Vân Phố nói : "Những vị quyền sư ở phương Bắc Trung Quốc dạy học trò, đầu tiên dạy một môn quyền thuật quan trọng nhất trong môn phái, như trong môn Ðàn thoái thì dạy 10 lộ Ðàn thoái, trong môn Hồng quyền thì dạy Ðệ nhất lộ Hồng quyền, môn Phê quải thì dạy Phê quải quyền. Rồi bắt học trò luyện tập trong 3 năm ròng, sau đó mới dạy những loại khác. Như vậy, người học có một cơ bản vững chắc, hơn nữa để xem người học có lòng nhẫn nại hay không ? Nếu không có lòng nhẫn nại thì lòng yêu thích võ thuật không cao, cuối cùng cũng bỏ ngang nữa chừng, tốt hơn là không dạy gì thêm cho đõ tốn thì giờ và tâm lực".

Lời nói ấy hết sức hữu lý. Vì vậy các võ sư phương Bắc, tuy trình độ cao thấp khác nhau, nhưng không bao giờ chỉ cậy vào sức mạnh của kẻ chưa học võ, mà lúc nào tay chân cũng nhanh nhẹn, có thể ứng địch được.

Còn người phía Nam Trung Quốc, quen tính phù hoa, ai ai cũng tham học nhiều, không nghĩ đến căn bản. Vì vậy, có kẻ học quyền thuật lâu đến 7, 8 năm, mà nếu gặp phải một người có sức mạnh và nhanh tay, thường không thể chế ngự họ được. Ðó là do có và không có căn bản mà ra vậy.

Nếu học một môn mà công phu tập luyện đã dày sâu, thì muốn học rộng thêm rất dễ. Tinh luyện giúp cho ta biến hóa thần diệu, học rộng giúp cho kiến thức của ta mở mang. Vì vậy, dù học rộng mà tinh lực không bị hao tổn, sức tuy chia ra mà vẫn thành tựu. Câu nói của văn gia Ngô Ðịnh Hữu chỉ có ý khuyên những người không có chủ kiến, thiếu lập trường, cứ theo đuổi kẻ khác, tự mình không chọn một con đường riêng cho mình. Ôi ! Lý trên há chỉ đúng cho những kẻ học quyền thuật mà thôi sao ? Trăm nghiệp khác khác mà thành hay không thành cũng do lẽ ấy mà suy ra vậy.

Hết phần 11

Theo vothuat


Chữ ký của HTS_BruceLee
- Học nhiều - Biết nhiều -
- Dùng Được Bao Nhiêu -

Tài sản của HTS_BruceLee
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến HTS_BruceLee vì bài viết hữu ích này:
LSB-Hell (07-07-2009), LSB_Vô tình tiên tử (08-08-2009), mutsu_viênminh (09-07-2009)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:55
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,14850 seconds with 15 queries