Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Huyền Vũ Môn > Xóm Hẻo
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Xóm Hẻo Mãnh Long thì hẵng quá giang.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 15-10-2008   #28
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.335
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Trích dẫn:
Her theo mình thì chính chàng thi sĩ kia đang lững lơ , còn vú mộng nếu hiểu nôm na thì là căng tròn đó mà .
Không phải đâu, nếu căng tròn thì phải là "vú mọng" chứ không phải là "vú mộng" mà.

Trích dẫn:
Tiện thể nữa, cái post đầu tiên của anh Luân là thế nào ??? Iem với lày, lọ là thế nào ??? Ạ với ợ là thế nào ??? Anh Luân có phải là Sử Tiến, hay Sử Tiến mới thật là anh Luân ???
Anh Luân vẫn là Sử Tiến và Sử Tiến vốn là anh Luân. Chỉ có lâu ngày gặp lại, thấy anh ấy trẻ hẳn ra, cứ y như giai mới lớn trong tuổi dậy thì đang bị nổi mụn, hì.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008)
Cũ 15-10-2008   #29
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.229
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Lương Sơn nảy nòi một nữ bình loạn gia thuộc dòng dõi Mao Tôn Cương đây. Thành thật mà nói, lần này muội lược bớt những chữ phù phiếm hoa mỹ, huynh đọc dễ chịu hơn nhiều.

Trước khi dừng, huynh nghĩ có vài việc muội nên biết trước khi bình và trước khi dẫn Đường thi vào mạch viết. Để bình, để dẫn, trước tiên phải hiểu để nắm bắt chính xác ngữ khí và tâm trạng tác giả. Muốn có được điều này, nên tìm hiểu về ông ta. Tránh mơ mơ hồ hồ lồng tâm trạng này vào hoàn cảnh khác. Và khi dẫn thơ, đừng xé ý tủn mủn tỉ mỉ, đừng tách riêng ngữ khí và tâm trạng, rồi nhặt nhạnh từng chút ghép vào hoàn cảnh. Như thế không mang lại cảm giác thư sướng thoáng đạt, mà ngập ngừng bức bối. Quan trọng nhất: đừng đem mặt chữ át đi tâm trạng, bởi vì phần ẩn sâu bên dưới mới chân chính là những gì tác giả đang nghiêng bầu dốc cạn. Cảm thơ nửa vời cũng tỷ như việc dũa ngọc mà sót đi một góc, hoài mất phần nào khí độ của một thi nhân.

Nắm được cái đạo này rồi thì hãy đưa ra nhận xét.

Mà huynh đang góp ý với TC-N, sao muội cứ chằm chặp nhảy vô kèm sát không để "chàng" mở miệng vậy cà? Muội họ Sư hay họ La thế?


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (16-10-2008)
Cũ 15-10-2008   #30
Ảnh thế thân của NGOC TIEU TIEN TU
NGOC TIEU TIEN TU
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Gia nhập: 15-02-2004
Bài viết: 1.081
Điểm: 608
L$B: 11.645
NGOC TIEU TIEN TU đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tây Môn Xuy Tuyết Xem bài viết
Tiện thể nữa, cái post đầu tiên của anh Luân là thế nào ??? Iem với lày, lọ là thế nào ??? Ạ với ợ là thế nào ??? Anh Luân có phải là Sử Tiến, hay Sử Tiến mới thật là anh Luân ???

Dồi ôi...rảnh rỗi lên Bưu Điện canh hàng cho chị đê,ở đây mà nhận Luân với Luận làm cái gì.

Trích dẫn:
Ai bình xuôi câu "đậm đậm" ở trên thì QA cám ơn lắm lắm. Vì thắc mắc mãi hai từ "lửng lơ". Vú mộng lửng lơ hay nhân vật EM lửng lơ? Hay muốn nói EM có lửng lơ thì vú mộng mới lửng lơ theo? Mà có lửng lơ thì vú mộng mới nở, nở cả cõi thiên thai? Mà vú mộng là gì vậy kìa? Khó hiểu quá đi.
Có thế mà cũng hỏi.Vú mộng nghĩa là chàng TC-Nguyễn của cưng nằm mộng thấy cái vú em nào đó nó lửng lơ trc mặt.Cái vấn đề jáo dục jới tính này cô fải qua GRTL để vợ,chồng chị jải đáp cho mà rõ cái hậu cõi thiên thai của chàng TC-Nguyễn nhà cô.


Chữ ký của NGOC TIEU TIEN TU
Mũi ưa ngửi mùi hương bất định
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện điêu ngoa...

Tài sản của NGOC TIEU TIEN TU
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến NGOC TIEU TIEN TU vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (16-10-2008)
Cũ 15-10-2008   #31
Ảnh thế thân của LSB_Tuyết Phong
LSB_Tuyết Phong
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 25-07-2008
Bài viết: 845
Điểm: 128
L$B: 6.470
Tâm trạng:
LSB_Tuyết Phong đang offline
 
Thấy mấy câu thơ này thinh thích làm sao ấy...mỗi người nghĩ một kiểu nhưng theo tại hạ hiểu là thế này:

Là si dại thơ ngây đang réo gọi => Em tuổi 17 đang khát khao yêu thương...

Xin vòng tay choàng ấp lả bờ vai => Bổ sung cho câu trên (mong một vòng tay)

Em lửng lơ vú mộng nở thiên thai => Em đang nằm mộng thấy mình khỏa thân cõi thiên thai...

Cho chờn chợn liêu trai về xỏa tóc!... => Thay từ xỏa tóc bằng từ úp mặt thì có lẽ đi sát thực tế hơn ( câu này cũng bổ sung cho câu trên)

Ha...ha...đúng là bình loạn thơ ca...ha...ha...ha...


Chữ ký của LSB_Tuyết Phong
Sống cô độc trong đời trần trụi
Biết bao giờ mới thấy tương lai
Lang thang mãi bước chân lầm lũi
Ôi thế nhân! Trắc trở còn dài...!

Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB_Tuyết Phong vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (16-10-2008), TC NGUYỄN (16-10-2008)
Cũ 16-10-2008   #32
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.335
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Sử huynh ơi, muội có hời rồi đó nhe! Có dịp được bàn luận cùng Sử huynh thì ít nhiều cũng học hỏi được một điều gì đó từ một người tài năng như huynh. Muội thích vui và trong cái vui thích tìm tòi học hỏi qua điều hay sự giỏi từ người khác. Mà quan trọng là vui nghen, không vui là muội bỏ đi mất tiêu, cám ơn huynh thiệt nhiều. Sở dĩ muội rào trước đón sau (bày đặt) như vậy là vì thiệt lòng áy náy quá! Lo huynh sẽ nghĩ là muội được voi đòi tiên, có một rồi còn mè nheo thêm nữa. Nhưng thiệt cái bụng là muốn "đáp" lại bài viết trên của huynh. Có sai sót gì thì huynh mở lòng chỉ giáo tiếp, muội sẽ lắng nghe và cám ơn lắm lắm.

Trích dẫn:
Quan trọng nhất: đừng đem mặt chữ át đi tâm trạng, bởi vì phần ẩn sâu bên dưới mới chân chính là những gì tác giả đang nghiêng bầu dốc cạn. Cảm thơ nửa vời cũng tỷ như việc dũa ngọc mà sót đi một góc, hoài mất phần nào khí độ của một thi nhân.
Trước khi trả lời câu này của huynh, muội xin đính chính là từ trang đầu tới giờ không đứng trong vai trò phê bình, nhận xét mà là trong vai trò "cảm thụ" thơ và bàn luận cùng với những bạn bè thơ khác. Muội trích dẫn nhiều "sự cảm thụ" từ nhiều người cũng là đang làm cái việc chuyển đạt lại, bổ sung thêm ý trong khi luận. Cảm hứng người trong một cuộc luận hẳn phải khác với người đứng ngoài không tham gia. Nghe huynh nói muội dùng từ phù phiếm hoa mỹ, chả biết nên cười hay nên mếu. Vì muội có tiếng là dùng ngôn ngữ rất bình dân, đơn giản và còn đậm đặc tính chất văn phong từ "quán nước vỉa hè" nữa kìa. Được đánh giá hoa mỹ dẫu phù phiếm cũng hay, biết đâu có lúc được hưởng cảm giác này: "Má con Quỳnh ơi, ra nghe con Quỳnh nó hát, nó hát hay lắm nè!". Chứ bị mắng vốn thì thảm lắm: "Má con Quỳnh đâu rồi, ra coi con Quỳnh nó đang chửi tao nè." Trêu Sử huynh cho vui, cười xòa bỏ qua hé! Muội vui thì muội hay nói nhiều lắm, buồn thì như câm. Cho nên mong Sử huynh hiểu là muội gõ bài này trong tâm trạng vui vẻ. Vào đề nghen!

Lấy quan điểm cá nhân để bày tỏ nên xin không cho đó là sự tuyệt đối. Theo như muội biết, ngay cả những nhà phê bình văn học hay những tay tài tử. Khi bình một bài thơ của tác giả nổi tiếng nào đó, có người cẩn trọng còn "thoòng" một câu: "Mong là không hiểu sai ý của tác giả". Qua đó, cho muội cảm nghĩ là "hiểu lời thơ" chưa chắc là đã thấu được "thế giới nội tâm" của tác giả (tâm trạng khi ký thác tâm sự vào bài thơ). Mà "hiểu lời thơ" cũng hiếm khi có sự đồng nhất vì anh A cảm thụ khác với anh B và cứ thế. Sự không đồng nhất này, có nên "lên án" hay "bắt lỗi" không? Nếu tác giả nào nhận ra có người bình bài thơ của mình mà cứ như đi guốc trong bụng mình thì quả là đã gặp được tri âm tri kỷ rồi. Mà thử hỏi sống trên đời dễ mấy khi mà gặp cho đặng.

Cho phép muội lấy sự nghĩ đầy chủ quan để nói về "ngọc" coi như làm lơ cho muội làm tàng một bữa nghen! Muội không thể giống người xưa, không thể giống được người nay thì kiếp sau cho muội xin được làm con chí trên đầu nhà thơ vậy. ít ra có dịp đợi mấy ông nhà thơ gãi ngứa cho đến tróc da đầu thì coi như con chí cũng tu luyện thành chánh quả. Sáng tác ra một bài thơ, trong đó chuyên chở tâm trạng và trông chờ gì cho người sau khi đọc đến? Muội cho là họ không chờ đợi người sau đọc thơ họ như kiểu mài dũa ngọc. Vì sao? Đã nói là tri âm khó gặp, đòi hỏi một sự tuyệt đối vốn không thể nào, hiểu được nửa vời cũng mừng. Chỉ có tấm lòng đón nhận, thưởng thức bài thơ của người đời dành cho tác giả. Điều này không cần phải là ngọc mà tự nó đã trong veo, tỏa sáng một cách tự nhiên.

Muội giả sử, lấy bốn câu thơ của Trần Bá Ngọc và đưa cho một người không hề biết ông là ai, không hề biết chi tới hoài bão của ông, thì sự cảm này có bị cho là "sai toét", và đáng bị chê trách không? Chính là vì chúng ta quá dựa dẫm vào "tiểu sử, giai đoạn khi tác giả nảy sinh ra tâm trạng mà sáng tác ra những lời bi tráng đó." Mà cảm thụ thơ có bao giờ thích đi theo định hướng có sẵn như khuôn mẫu đâu. Đấy, rõ ràng là có người cảm mấy câu thơ của Trần Bá Ngọc thành ra là con người nhỏ bé như hạt bụi trong trời đất bao la, ta là ai, từ đâu đến, sinh ra để làm gì... rồi cái mà cảm khái quá! Dù họ biết rất rõ về ông. Trách gì đây? Trách họ hiểu sai hay hiểu nửa vời, để ngọc sót một góc mất đi khí độ của thi nhân? Hoàn cảnh ư? Nếu như bản thân muội đứng trước núi non hùng vĩ cũng sẽ có cảm giác mình nhỏ bé và cao hứng ngâm lên những câu thơ của Trần Bá Ngọc, không vì nghĩ tới tâm trạng hoài bão của nhà thơ mà vì cảm cái ngoại cảnh chi phối nội giới khiến muội sực nhớ tới câu "Nghĩ trời đất vô cùng" của ông thấy thích hợp mà thôi. Thì sự cảm này là của riêng muội và nếu sinh ra cảm giác sảng khoái thì đầu tiên cũng là dành cho muội. Vậy nếu như Trần Bá Ngọc còn sống, hẳn ông cũng lấy làm vui vì thơ ông đã đọng lại trong lòng người đón nhận bằng sự cảm thụ tự nhiên, trung thực đến thế. Nghe nói lạc vào vùng thảo nguyên cũng dễ cảm thụ lắm đó.

Trích dẫn:
Mà huynh đang góp ý với TC-N, sao muội cứ chằm chặp nhảy vô kèm sát không để "chàng" mở miệng vậy cà?
Đâu có, trong khi chờ diễn viên chính xuất hiện, thì muội phải hát "thế" để câu giờ mà, kẻo khán giả la ó đòi trả vé.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (16-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), TC NGUYỄN (16-10-2008)
Cũ 16-10-2008   #33
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.229
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Muội đọc lại kỹ bài post TC-N mở màn bằng 2 câu "tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả", ngay ở dưới có dẫn mấy câu anh anh em em của Đan Đan tiểu thư. Mớ triết lý "tử sinh nhập vào nhau trong cái vô cùng tận" ăn nhập chi đến "lãng mạn dễ thương bồi hồi nhớ lại thơ ấu"?

Huynh góp ý là góp ý về cái màn a-la-xô của "chàng" TC-N của muội. Muội thì lại đem cảm nhận của mình "gán" qua cho TC-N. Khẩu chiến suốt rồi mới giật mình nhìn lại: cái người cần lên tiếng, thì đã rút êm đâu mất rồi.

Giờ thêm vài chữ cho rõ ý huynh, hỉ?

Lấy bài Ly tư của Nguyên Chẩn làm ví dụ:
Tằng kinh thương hải nan vi thuỷ
Trừ khước Vu sơn bất thị vân
Thủ thứ hoa tùng lãn hồi cố
Bán duyên tu đạo bán duyên quân
(Dịch nghĩa: Ai từng ngắm biển xanh, khó còn gì đáng gọi là nước
Trừ phi đã đến Vu Sơn, nếu không coi như chưa nhìn thấy mây.
Chọn được một khóm hoa tươi, lại lười không buồn chăm sóc,
Một nửa duyên kiếp của ta dành cho tu đạo, chỉ một nửa cho nàng)
Giả sử muội chẳng biết Nguyên Chẩn là ai, chẳng biết bài thơ này nói về ai, chẳng biết sáng tác trong dịp nào, tình cờ vớ được mà đọc thôi. Tất nhiên muội chỉ thấy hai câu đầu hình như tả cảnh, hai câu sau nói về duyên kiếp, trước đó câu thứ 2 đề cập đến Vu sơn, chắc là dính dáng đến người đầu ấp tay gối. Kết luận: có thể ông thi sĩ này đang nhớ vợ. Bài thơ... sao thấy tàm tạm, ý tứ nửa trên nửa dưới có vẻ không liên can mấy.

Bây giờ nhìn lại nhé: Nguyên Chẩn khóc thương người vợ tào khang chết trẻ bằng bốn câu này. Thế thì hai câu đầu có còn chỉ nước chỉ mây, chỉ biển chỉ núi? Hay đã biến thành bi thương sầu khổ: ai đã từng được người vợ đầu ấp tay gối, thì khó có thể mặn nồng cùng ai khác nữa? Biết thêm về hoàn cảnh như thế, có đủ cho muội thay đổi hẳn cái nhìn đối với bài thơ? Hai câu thơ đầu có đủ xót thương, có đủ ý tình triền miên bất tuyệt với người vợ đã khuất? Nay nàng đi rồi, thế gian này còn gì là hứng thú, chăm sóc hoa cũng chẳng làm ta khuây khỏa. Thương ôi, chỉ nửa mối duyên của ta là dành cho nàng, nửa về sau đành để tu đạo thôi...

Quay lại vấn đề chính. Mấy posts trước huynh đã nói rõ quá rồi, bây giờ mỏi tay hong nói nữa, chỉ tặng muội thêm câu này để ngẫm. Lư Tàng Dụng từng nhận xét về Trần Bá Ngọc: "Hoành chế đồi ba, thiên hạ hấp nhiên chất văn nhất biến!" Giả sử ngài TC-N đường hoàng biết rõ Trần Bá Ngọc có địa vị thế nào trong giới Đường đại thi nhân, làm bài thơ đó trong hoàn cảnh nào, tâm trạng thực sự của ông ta trong bài thơ đó ra sao, khí phách trong bốn câu thơ đó lẫm nhiên trùm đời thế nào, đoan chắc ngài ta chẳng dám dẫn bừa, hoặc ngắt ra be bé dán chỗ này một tí, chỗ kia một tí.

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
Đâu có, trong khi chờ diễn viên chính xuất hiện, thì muội phải hát "thế" để câu giờ mà, kẻo khán giả la ó đòi trả vé.
Chứ không phải diễn viên chính tài giỏi của chúng ta đang bận nói ngọng, chưa đọc nhuần bài văn chuẩn bị nên để nữ nhân ra mặt đỡ đòn giùm, phải hok ngài diễn viên?

P.S. Ẹc, hai chữ "tài năng", "chỉ giáo" của muội, huynh không đỡ nổi mô. Vì, đọc đến mấy chữ kiểu như thảo nguyên "tắt-mở" của ngài TC-N, huynh toàn là bỏ của chạy lấy người không hà

Còn chuyện nữa: sở dĩ huynh nói muội dùng từ phù phiếm hoa mỹ, là vì đọc vào mấy bài về Phật đạo của muội, cảm giác rất thiếu không khí. Danh từ mà rợn ngợp bóng loáng quá, thường là rút hết tinh thần của câu. Đôi khi huynh hơi tiếc vì muội có phần sa đà vào đường lối trọng từ không trọng ý của TC-N. Nếu cái hồn của tiếng Anh nằm ở động từ, nhất là tiếng preposition theo sau động từ, thì cái hồn của tiếng Việt đa phần toát ra từ tiếng tính từ trong câu.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến

Chỉnh sửa lần cuối bởi Sử Tiến: 16-10-2008 lúc 07:58.
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (16-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (16-10-2008), Tình Trường Lãng Tử (17-10-2008)
Cũ 16-10-2008   #34
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.335
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Dạ, cám ơn Sử huynh thật nhiều. Sử huynh viết cái gì ra, muội đọc cũng thấy hay cả, nên cứ thích níu chân mãi. Muội nhớ có lần đọc được một câu của ông Hồ Trường An khi "phê" lý luận của ông Võ Phiến từ bài thơ Tiểu Phiến trong thi tập "Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền" vì ông Võ Phiến cho rằng "thơ cần lời mà không cần ý". Theo ông Hồ Trường An đó là một điều sai lầm đáng tiếc lẫn đáng trách, muội cũng đồng tình với lời phê này quá xá! Muội đọc từ năm 2005 đến nay vẫn còn nhớ như in, thì sao muội lại không am hiểu cái lý lẽ này cho đặng.

Muội chỉ muốn "đỡ" cho khái niệm cảm thụ thơ thôi, chứ Sử huynh nói vậy thì thiệt làm muội thấy ngại trước TC NGUYỄN huynh lắm. Vì sự nhiều chuyện của muội mà để người ta hiểu lầm tới huynh ấy thì muội làm sao gánh nổi cái lỗi này đây hở trời! Muội chỉ nghĩ thực tế như thế này: Lời thơ bay bỗng được tới đâu là do hồn thơ từ người cảm thơ. Trên mặt chữ thì ý như thế nào là do người đọc và cảm ra. Sau mặt chữ là xuất xứ bài thơ qua hoàn cảnh và nội giới (tâm trạng), một bản thể chung của chính tác giả. Nhà thơ khi sáng tác đang làm chủ con chữ của mình, nhưng rõ ràng nhà thơ không thể nào làm chủ được cái hồn thơ qua sự cảm thụ của người đọc. Vì vậy, không thể đóng đinh người đọc vào một hoàn cảnh cụ thể của chính nhà thơ vì làm như vậy là trói buộc cảm xúc, khuôn mẫu thường làm bít lối ngôn ngữ. Còn vừa cảm thơ vừa thuộc tiểu sử của tác giả thì sự cảm đó hẳn đã lái đúng hướng chăng? Chân dung tác giả, trong đó phải kể đến địa vị, có hoàn cảnh, tâm trạng trong bốn câu thơ thì khi đã bước sâu vào cõi thơ là coi như bước vào lãnh vực tinh thần khám phá. Muội vẫn không hiểu là cần sự cảm thụ theo định hướng có sẵn "nội dung" phía sau mặt chữ thì mới không bị cho là xem thường đến nhà thơ sao? Ngay chính huynh còn cho rằng:

Trích dẫn:
Thế thì hai câu đầu có còn chỉ nước chỉ mây, chỉ biển chỉ núi? Hay đã biến thành bi thương sầu khổ: ai đã từng được người vợ đầu ấp tay gối, thì khó có thể mặn nồng cùng ai khác nữa? Biết thêm về hoàn cảnh như thế, có đủ cho muội thay đổi hẳn cái nhìn đối với bài thơ?
Vậy thì cho dù không biết tác giả là ai thì cái ý tùy theo sự chiêu cảm của mỗi người. Vậy thì cái sự không biết này là thuận theo lẽ tự nhiên. Nếu biết thêm hoàn cảnh thì độ tiếp cận sẽ gần gũi hơn, điều này đồng ý. Vậy vấn đề chỉ là ý xa với ý gần "đến" tâm trạng của tác giả, chứ sự cảm thụ ra sao vốn không có lỗi. Vì hoàn cảnh nó ở thế bị động ví như tảng đá vọng phu thuộc về ngoại giới, còn hồn thơ thì vốn bay bỗng trong không gian, nó sẵn sàng dấn thân đa chiều, đa dạng thuộc về nội giới. Một cái "thấy" và một cái "cảm thấy" thì sự đãi ngộ lẫn nhau có luôn tròn vẹn? Có khi xảy ra ngộ nhận vì người cảm thơ cứ ngỡ như mình đã gặp được sự "đồng điệu" qua bài thơ, nhưng nếu có người phê bình rằng sự cảm thụ đó sai hết ý rồi thì phân vân để cảm thơ lại lần nữa hay tụt mất cục hứng luôn? Nếu ông biết được đến tận thời đại này vẫn còn người đọc thơ ông, không bỏ quên thơ ông , yêu thích thơ ông thì cái sự du di tối thiểu tới những cảm thụ thơ đã không đúng tâm sự của ông thì hẳn ông cũng chả nỡ giơ roi lên đánh đòn đâu, phải không ? Ừ, con Quỳnh vậy là ngoan rồi. Ai khen tui đó? Ông đây, ông là Trần Bá Ngọc đây! Dạ, cháu cám ơn ông ạ!

Muội chỉ muốn nói tới điểm này thôi. Một lần nữa xin cám ơn huynh thật nhiều nghen!


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (16-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), Tình Trường Lãng Tử (17-10-2008)
Cũ 16-10-2008   #35
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.229
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
Vậy thì cho dù không biết tác giả là ai thì cái ý tùy theo sự chiêu cảm của mỗi người. Vậy thì cái sự không biết này là thuận theo lẽ tự nhiên. Nếu biết thêm hoàn cảnh thì độ tiếp cận sẽ gần gũi hơn, điều này đồng ý.
Độ tiếp cận gần gũi hơn thì cảm thụ được sâu hơn đúng không? Cảm thụ được sâu hơn thì có thấy lời thơ ý thơ rung động hơn, lung linh hơn một bậc không? Hồn thơ mà muội nói, nằm ở mức sâu hơn hay chỉ giới hạn trên mặt từ ngữ thế thôi? Muội truy cầu cảm nhận hồn thơ, thế sao dễ dàng khơi khơi từ chối một tầng cảm thụ sâu hơn?

Đường thi Tống từ là phương trời tách biệt hẳn, nhất là so với thơ ca hiện đại. Thể loại thi ca cổ điển này chiếm vị trí cao ngạo bất quần trong thi đàn, đòi hỏi có một quá trình tu tập nhất định trước khi khảy bàn phím hồng hồng tuyết tuyết.

Thơ ca hiện đại có thể hiểu và cảm nhận không cách này thì cách khác, không bị gò bó bằng âm luật, vận cước, quy tắc trên trời dưới đất. Thơ ca hiện đại dành cho tất cả mọi người tùy nghi thưởng thức, tùy ý cảm nhận. Nhưng với thể loại thi ca cổ điển thì không. Cổ phong trong Đường thi là thứ để Đường thi, như một thiếu nữ hoàng hoa khuê tú, khép mình kén chọn khách tao nhân. Không gian trong Đường thi vốn là điều gì đó ưu nhã cổ kính, đã mến rồi thì bâng khuâng quyến luyến khó thành lời.

Đường thi, nếu nhà nhà đọc vào hiểu ngay, người người đọc vào thích ngay, cảm nhận ngay được, thì e rằng thể loại này không thể chiếm vị trí độc tôn, lại càng không cần người ta phải kinh qua quá trình tìm hiểu tu tập mong lĩnh hội cái đẹp của nó.

Muội dùng cách cảm nhận thi ca hiện đại để cảm nhận Đường thi e là không thích hợp. Đường thi náu mình trong thế giới riêng, và thi ca hiện đại có thế giới riêng khác. Vẻ đẹp ưu mỹ của Đường thi hiển lộ hoàn toàn khi được đặt trong không gian cổ xưa.

Cảm thơ sai, có lẽ chẳng ai cười. Nhưng nếu "cảm" Đường thi bậy bạ, thế nào cũng có người "giúp" hiểu cho đúng. Đó là kinh nghiệm của huynh khi học đòi cảm... cúm thể loại thi ca rất ư là kén chọn này.

Hic thay vì muội cảm ơn huynh thì giúp huynh vuốt cho phẳng phiu mấy chi tiết trong truyện để huynh còn post lẹ. Hơn tháng trước có đứa ở xứ kanguroo hối như giặc, mà huynh chùng chình tới nay chửa xong. Mấy ngày qua được tí thời gian, đều bị muội kéo sạch sẽ .


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (16-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (17-10-2008), Tình Trường Lãng Tử (17-10-2008)
Cũ 17-10-2008   #36
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.335
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Muội thấy vui lại muốn nói, huynh cứ tự nhiên đi, vui thì trụ còn buồn hay không thích thì cứ đi, muội hiểu mà. Huynh có biết vì sao mà muội đồng ý với lời của ông Hồ Trường An khi "phê" về lý luận của ông Võ Phiến? Chính vì muội đang đặt mình trong chủ đề bài thơ của Trần Bá Ngọc và khi nghe huynh nhấn mạnh tới ý cần có thì trong đầu nhớ lại cái câu của ông Hồ Trường An mà lấy làm đồng ý lắm lắm. Chứ nếu như muội đặt mình vào thế giới thơ cận đại (tự do) thì muội thích ôm ông Võ Phiến hơn. Một lát đưa một bài viết của ông lên, đọc vui muốn chết.

Bên cạnh, muội hiểu cái lý lẽ khi cảm thụ thơ Đường cần nhất phải hiểu đặc điểm về nội dung (sát ý, sâu sắc) và tính chất nghệ thuật từ nó (phẩm chất đẹp về hình thức). Vị trí độc tôn, đứng riêng biệt với qui ước riêng (sản phẩm lịch sử; hiện tượng lịch sử), lại còn có thước đo rõ ràng vì đòi hỏi niêm luật khắt khe, hồn thơ của nguyên tác. Đối với người như muội thì Đường thi quả là gò bó và khó nuốt. Câu này của huynh:

Trích dẫn:
Độ tiếp cận gần gũi hơn thì cảm thụ được sâu hơn đúng không? Cảm thụ được sâu hơn thì có thấy lời thơ ý thơ rung động hơn, lung linh hơn một bậc không? Hồn thơ mà muội nói, nằm ở mức sâu hơn hay chỉ giới hạn trên mặt từ ngữ thế thôi? Muội truy cầu cảm nhận hồn thơ, thế sao dễ dàng khơi khơi từ chối một tầng cảm thụ sâu hơn?
Trên mặt từ ngữ và sau mặt chữ (tầng cảm thụ sâu hơn) thì đối với quan điểm của riêng muội thì người cảm thụ thơ không phải làm cái việc ra sức chối bỏ mà vì không phải lúc nào cũng có thể "dốc cạn" cho bằng được cái bầu hồ lô tâm sự từ tác giả, tìm kiếm tri âm tri kỷ cũng khó đúng như câu huynh nói:

"Đường thi, nếu nhà nhà đọc vào hiểu ngay, người người đọc vào thích ngay, cảm nhận ngay được, thì e rằng thể loại này không thể chiếm vị trí độc tôn, lại càng không cần người ta phải kinh qua quá trình tìm hiểu tu tập mong lĩnh hội cái đẹp của nó.

Vậy thì có phải sự cảm thụ cũng rất ít có cơ hội để tự bay bỗng, lãng mạn, thăng hoa? Mà nếu có những sự "đẻ" ra những ý nghĩ khác nhau từ cảm thụ cá nhân dựa vào bản dịch nghĩa thì trường hợp này được xem là ngoại lệ, cần lên án hay bác bỏ?

Chỉ nói qua những bản dịch khác nhau khiến lời cũng khác nhau và chưa tính tới có những bản dịch rất tối nghĩa, dịch chưa thoát ý thiếu chính xác so với nguyên tác. Vì vậy, không phải bản dịch nào cũng đạt nên mới có cái chuyện phân biệt người dịch giỏi người dịch dở. Nếu bắt gặp nhiều phong cách khác nhau khi dùng từ (nghĩa cho từ) thì sự cảm thụ chỉ dựa vào lời thơ (trên mặt từ ngữ) thì có thể tiếp cận được với chiều sâu (sau mặt chữ) không, vì người cảm thụ chỉ dựa vào bản dịch nghĩa để cảm? Chưa kể vai trò người cảm thụ cũng vậy, có người thích bản dịch này hơn bản dịch kia. Muội thường bắt gặp có những bản dịch có thêm phần chú thích bên dưới (giải nghĩa thêm cho từ trong bài). Quả thật, giúp dễ hiểu hẳn. Nếu gặp người "có trình" còn ác liệt hơn thì họ còn phê ngược lại cái bản dịch đó sau khi đọc qua lời thơ và cho là chưa lột tả hết ý. Dù là nhận định từ cá nhân, khoan nói tới sát ý hay không, cũng cho thấy ngay cả sự cảm thụ rất "mở" chứ không "đóng".

Bản dịch nghĩa từ một nhãn quan nhà nho, bản dịch theo con mắt của nhà thơ hiện đại, bản dịch theo kiểu tài tử (yêu thích Đường thi sinh cảm hứng tự dịch), thì sự dễ hiểu - gần gũi cùng với người đọc có bị đóng khung? Nếu có tay dịch thuật phóng khoáng ít câu nệ khi phóng bút làm từ mất đi nhiều tính tương đương so với nguyên tác (qua nghĩa tiếng Việt) dù họ vẫn giữ đúng âm hưởng Đường thi thì khi người cảm thụ có sự cảm nhận chủ quan nhưng vẫn dựa trên cơ sở ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm thì sự hiểu không sát ý giữa hai bên tại vì ai? Nếu một bản dịch nghĩa mà người cảm thụ không thể nhập sâu vào mặt sau con chữ (hoàn cảnh tâm trạng của tác giả) thì thuộc về ai? Do người dịch nghĩa sai vì không hiểu đúng nội dung hay người cảm thụ hiểu sai nội dung? Nếu đánh giá người cảm thụ không hiểu sát ý thì sự cảm thụ này có lỗi với chính tác giả bải thơ hay với bản nguyên tác hay với người dịch?

Còn biết trước xuất xứ của bài thơ thì sự cảm được sâu cũng đúng, phải kể đến là nhờ có một nội dung "mở" "có ý" sẵn, tiểu sử tác giả dĩ nhiên là sự khách quan, ví như nằm ở dạng "cứng". Cho nên đọc thơ xong, có ngay bầu tâm sự của tác giả hiện ra, thật sự cũng giúp cho sự hiểu và "cảm" thêm lắm lắm. Nhưng người cảm thụ thơ đến với thơ cổ hay thơ mới cũng xuất phát từ một chữ tình, gọi là "Tình thơ", mà cảm thụ chữ tình cứ phải đánh đu với qui ước thì quả là mệt trí dữ huynh há! Cho nên mới nói, người như muội thích thơ tự do hơn là vậy, vì trình còi quá không kham nổi thơ Đường. Muội hiểu nỗi khổ tâm của huynh rồi. Cám ơn huynh nhiều nghen! Bình loạn về thơ thấy lòng nhẹ nhàng quá đi.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (17-10-2008), LoveBlue (25-10-2008)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 14:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09728 seconds with 15 queries