Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 12-06-2004   #19
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Mới học Thái cực quyền, trước tiên là học quyền giá (chiêu thức). Gọi là quyền giá, tức là chiếu theo quyền phổ, thầy dạy từng chiêu một, người học tĩnh tâm im lặng suy nghĩ tìm tòi, theo đó mà làm. Lúc này người học phải chú ý trong ngoài và trên dưới; "Trong" là nói đến "dùng ý, không dùng lực"; "dưới" là nói "khí trầm đan điền"; "thượng" là nói "hư lãnh đỉnh kình"; "ngoài" là nói chu thân nhẹ nhàng linh động, liên quán từ chân đến bắp chân đến eo lưng, chìm vai gập cùi chỏ. Mới học là chỉ có mấy câu đó, sáng tối tìm tòi, mà hiểu ra, mỗi chiêu mỗi thức phải cần tỷ mỷ quan trọng ở chính xác. Tập luyện thuần thục xong rồi mới đi qua chiêu mới, cho đến lúc học xong hết, như vậy thì mới không có chuyện cải chính, lâu ngày không đến việc phải thay đổi yếu quyết.

Lúc tập luyện vận hành, chu thân cốt tiết, phải để tung khai tự nhiên. Một là miệng và bụng không được nín hơi, hai là tứ chi eo lưng, không được dùng sức lực. Hai câu này, những kẻ học quyền thuật nội gia, ai cũng nói được, mà đến lúc cử động, chuyển thân, chân đá, hay xoay lưng, hơi thở dồn dập, thân thể lung lay, lỗi là do nín thở hoặc dùng sức lực nhiều.

(1) Lúc luyện tập, đầu không được nghiêng hoặc chồm tới hoặc ngửa ra sau, "đỉnh đầu hệ" có nghĩa là như có cái gì treo đầu lên, kỵ nhất là thẳng cứng, do đó mà nói là "treo". Ánh mắt tuy nhiên nhìn thẳng ra trước, nhưng có lúc phải tùy theo thân pháp mà chuyển động, thị tuyến tuy nhìn hư không, nhưng cũng là một trong những động tác biến hóa khẩn yếu, và cũng để bổ sung vào chỗ không đủ của thân pháp và thủ pháp. Miệng thì như mở mà không mở, như đóng mà không đóng, miệng thở ra, mủi hít vào, theo tự nhiên. Nếu dưới lưỡi có nước miếng thì tùy lúc mà nuốt đi, đừng nhổ bỏ

(2) Thân thể phải ngay thẳng mà không dựa vào, xương sống và xương cụt, phải một đường thẳng đứng mà không nghiêng, lúc gặp biến hóa khai (mở ra) và hợp (đóng lại) thì có những hoạt động "hàm hung bạt bội" (thóp ngực dãn lưng), "trầm kiên đọa trửu" (hạ vai chìm cùi chỏ), lúc mới học phải thật chú ý, nếu không lâu ngày sẽ khó mà sửa đổi, tất sẽ bị vụng chậm, công phu dù có thâm, khó mà đi đến chỗ dùng được.

(3) Hai cánh tay xương cốt phải tung khai, vai hạ xuống, cùi chỏ không nên khúc, bàn tay phải hơi duỗi ra, ngón tay hơi cong, lấy ý vận cánh tay, lấy khí dẫn qua ngón tay, ngày tích tháng dồn , nội kình sẽ thông linh, huyền diệu rồi sẽ sinh ra thôi

(4) Hai chân phải phân biệt hư và thực, nhấc lên đặt xuống như mèo đi, trọng lượng đi qua bên trái, thì bên trái thực, mà chân phải thì gọi là hư; đi qua bên phải, thì bên phải thực, mà chân trái gọi là hư. Gọi là hư, mà thực ra không phải là "không có gì", thế như là đã xong mà còn dư lại ý có thể biến hóa co lại hoặc duỗi ra. Còn gọi là thực, chỉ có nghĩa là "xác thực" thôi, không phải là dùng kình quá cỡ, hoặc dùng sức quá mãnh liệt. Do đó mà chân cong lại tới thẳng đứng gọi là tiến, đi quá nữa thành ra quá kình, thân thể phải chồm tới, thành mất đi tư thế ngay thẳng

(5) Bàn chân phải phân rõ ràng đá mũi chân (quyền phổ có chiêu tả hữu phân cước) và đá bằng bàn chân, đá mũi thì phải chú ý mũi chân, đá bàn chân thì phải chú ý bàn chân, ý đi tới thì khí đi tới, khí tới thì kình sẽ tới, mà cốt tiết phải tung khai bình ổn mà đá ra. Lúc này rất dễ bị đá dùng sức, thân thể bẻ ngang dọc không vững vàng, đá ra cũng không có sức nhiều.

Thứ tự lúc học Thái cực quyền: trước tiên là học chiêu thức (đi quyền), như là Thái cực quyền, Thái cực trường quyền; sau đó là "đơn thủ thôi thủ" (đẩy một tay), rồi "nguyên địa thôi thủ" (đứng yên đẩy tay), "hoạt bộ thôi thủ" (đi qua lại đẩy tay), "đại lý" (kéo), "tán thủ" (hất ra); Sau đó là khí giới, như Thái cực kiếm, Thái cực đao, Thái cực thương (thập tam thương) v.v.

Thời gian tập luyện: mỗi sáng dậy tập hai lần, nếu sau đó rãnh, thì trước khi ngủ tập hai lần. Trong một ngày, nên luyện bảy tám lần, ít nhất sáng một lần tối một lần. Tuy nhiên kỵ không nên tập sau khi uống rượu, ăn no

Địa điểm tập luyện: lấy sân trước hoặc sân sau, chỗ thoáng khí, nhiều ánh sáng là tốt nhất. Kỵ ánh sánh chiếu thẳng hoặc gió lớn hoặc chỗ tối ẩm ướt, bởi vì thân thể một khi vận động, hô hấp sẽ sâu và dài, do đó mà gió lớn hoặc hơi ẩm mà chạy vào sâu trong bụng sẽ có hại cho phủ tạng, dễ đi đến chỗ bị bệnh. Quần áo lúc tập luyện, nên rộng rãi, ngắn, giày thì mũi rộng. Lúc luyện kình nếu ra mồ hôi, phải kỵ không được cởi áo ở trần, hoặc dùng nước lạnh chùi, nếu không sẽ không chừng bị bệnh


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2004   #20
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:7d2eb56cf5]Thái Cực Quyền thập yếu[/center:7d2eb56cf5]
[center:7d2eb56cf5]Nói về mười yếu quyết của Thái Cực quyền[/center:7d2eb56cf5]

(1) Hư lãnh đĩnh kình: Đĩnh kình, có nghĩa là đầu để cho ngay thẳng, thần dẫn lên trên đầu, không được dùng sức, dùng sức cổ sẽ bị cứng, khí huyết sẽ không được lưu thông, phải có ý hờ và linh động. Không có hư lãnh đĩnh kình, thì tinh thần không thể sôi động lên

(2) Hàm hung bạt bội: Hàm hung, có nghĩa là ngực hơi thóp vào trong, để cho khí đi xuống đan điền. Ngực kỵ ưỡn ra, ưỡn ra thì khí sẽ chạy lên ngực, trên nặng dưới nhẹ, bàn chân sẽ dễ bị loạng choạng. Còn bạt bội, có nghĩa là khí dính vào sau lưng, biết hàm hung tức là biết bạt bội, biết bạt bột thì sẽ biết lực là do ở xương sống phát ra, vô địch là ở chỗ đó

(3) Tung yêu: Eo lưng là chủ tể của một thân, thả lỏng eo lưng được thì sau đó hai chân mới có đủ sức, hạ bàn ổn cố. Biến hóa hư thực đều do ở eo lưng chuyển động, do đó mà nói: "Mệnh ý nguyên đầu tại yêu khích" (Cái ý chí mệnh lệnh là ở chỗ cái eo lưng), nếu mà không đủ sức là tìm ở eo lưng và chân

(4) Phân hư thực: Thái cực quyền lấy hư thực làm ý nghĩa số một, nếu toàn thân nằm ở bên chân phải, thì chân phải là thực, chân trái là hư; toàn thân mà nằm ở chân trái, thì chân trái là thực, chân phải là hư. Hư thực mà phân ra được, thì sau đó mới chuyển động linh hoạt, mà không tốn tý sức lực. Nếu không phân ra được, thì đi đứng nặng nề, thân đứng không vững, mà dễ bị người lay động

(5) Trầm kiên đọa trửu: Trầm kiên, có nghĩa là vai tung lỏng và hạ xuống, nếu không làm được, hai vai nhô lên, tất nhiên khí sẽ tùy theo đó mà đi lên, toàn thân sẽ không lấy được sức nhĩ. Đọa trửu, có nghĩa là cùi chỏ hạ chìm xuống, cùi chỏ mà đưa lên, thì vai sẽ không hạ xuống được, quăng người ra không xa, sẽ đi gần với ngoại gia dùng cường kình nhĩ

(6) Dụng ý bất dụng lực: Thái cực quyền luận có nói: "thử toàn thị dụng ý bất dụng lực" (cái này là chỉ dùng ý không dùng sức). Luyện Thái cực quyền, toàn thân tung khai, không để có một tý nào sức , sợ bị đình trệ cân cốt huyết mạch, mà bó thúc thân thể; sau đó rồi biến hóa mới linh hoạt, tròn và lưu chuyển như ý. Nếu mà nghi ngờ là nếu không dùng sức thì làm sao mà có sức mạnh ? Bởi rằng thân thể người ta có kinh lộ, như là đất có mạch nước, mạch mà không tắc thì nước chảy, kinh lộ mà không bị bế tắc thì khí sẽ thông. Nếu như cả thân thể đầy sức làm tắc kinh lộ, khí huyết sẽ bị đình trệ, chuyển động không linh hoạt, kéo một cái là cả người bị lay chuyển nhĩ. Còn nếu không dùng sức mà dùng ý, chỗ nào ý tới thì khí sẽ lập tức tới, như vậy, khí huyết lưu hành, ngày ngày lưu chuyển, chu lưu toàn thân, không lúc nào đình trệ. Luyện như vậy lâu ngày, sẽ được nội kình chân chính, tức là như trong Thái cực quyền luận nói: "Cực chí nhu, nhiên hậu cực chí cương". Người tập luyện công phu Thái cực quyền, cánh tay như bông gòn bọc thiết, phân lượng rất trầm; người luyện quyền ngoại gia, dùng sức là thấy có sức, không dùng sức thì thấy nhẹ hời, có thể thấy rằng sức là kình lực phía ngoài nhĩ, không dùng ý mà dùng sức, rất dễ bị lay động, không đủ hay nhĩ


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2004   #21
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
(7) Thượng hạ tương tùy: Thượng hạ tương tùy, tức là như Thái cực quyền luận nói là: "Kỳ căn tại cước, phát vu thoái, chủ tể vu yêu, hình vu thủ chỉ, do cước nhi thoái nhi yêu, tổng tu hoàn chỉnh nhất khí" (Căn là ở chân, phát ra bắp chân, chủ tể là eo lưng, hình tượng ở bàn tay ngón tay, từ chân mà tới bắp chân, rồi eo lưng, phải chung là thành một hơi). Bàn tay động, eo lưng động, chân động, nhãn thần tùy theo đó mà động, như vậy thì mới gọi là thượng hạ tương tùy, có một cái nào không động tức là tán loạn rồi

(8) Nội ngoại tương hợp: Thái cực quyền luyện ở chỗ "thần", cho nên nói rằng: "thần vi chủ soái, thân vi khu sử" (thần là chủ soái, thân là kẻ bị sai sử). Tinh thần mà đề lên được, tự nhiên cử động sẽ nhẹ nhàng linh hoạt. Tư thế không đi ra ngoài hư thực, khai hợp. Khai, có nghĩa là chân tay khai, tâm ý cũng theo đó mà khai theo. Hợp, có nghĩa là không những chân tay hợp mà tâm ý cũng theo đó mà hợp, được trong ngoài mà thành một khí, thì hồn nhiên không bị ngăn trở nhĩ

(9) Tương liên bất đoạn: Quyền thuật ngoại gia, kình là từ ở sức có sau này, do đó mà có sinh có dứt, có tục có đoạn, sức cũ mà hết, sức mới chưa sinh, lúc ấy rất dễ bị người thừa cợ Thái cực quyền dùng ý không dùng lực, từ đầu tới cuối, miên miên không ngừng, hết một vòng lại trở về đầu, tuần hoàn vô cùng, quyền luận nói là: "như trường ggiang đai hà, thao thao bất tuyệt", lại nói: "vận kình như trừu ty", đều nói đến một hơi liên quán

(10) Động trung cầu tĩnh: Quyền thuật ngoại gia, lấy nhảy nhót làm hay, dùng hết khí lực, do đó mà luyện quyền xong, không ai là không thở gấp. Thái cực quyền lấy tĩnh chế ngự động, tuy động mà cũng như tĩnh, do đó đi quyền càng chậm càng tốt. Chậm thì hô hấp sâu và dài, khí trầm đan điền, không bị khổ vì huyết mạch khẩn trương. Kẻ học phải để ý tìm tòi, như vậy thì mới hiểu được


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2004   #22
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:0e6e73ce05]Trần Thức Thái Cực Quyền luận[/center:0e6e73ce05]
[center:0e6e73ce05]Tám đặc điểm của Trần thức[/center:0e6e73ce05]
Thái cực quyền là một loại quyền thuật ưu tú được sáng tạo và phát triển qua một thời gian dài trong các sinh hoạt thực tiễn. Qua hơn mấy trăm năm không ngừng được trau dồi trong các kinh nghiệm thực tiễn, người ta mới từ từ nhận ra được các quan hệ bên trong và các quy luật vận động. Quyền phổ Thái Cực Quyền lưu lại từ tiền nhân, tức là tổng kết của những kinh nghiệm thực tiễn này. Quyền phổ là đường dây giúp cho chúng ta mài cứu Thái Cực Quyền, học tập càng ngày càng tiến triển hơn. Tuy nhiên bởi vì tiền nhân bị những hạn chế của thời đại, trong các lý luận cũng có chỗ không tới, do đó chúng ta cần tìm trong các thực tiễn, kết hợp những nhận thức mới tăng bồi vào kiểm nghiệm, trữ bỏ những điều không chính xác, tiếp thu những gì tinh hoa, tiến một bước nắm vững những lý luận chính xác, làm cho môn quyền thuật này càng giúp cho người ta được bảo trì sức khỏe tốt hơn. Do đó, lúc học Thái Cực Quyền, mới bắt đầu là phải ráng giữ những lý luận chính xác trong quyền phổ, và hiểu rõ chỗ tinh yếu trong đó, rõ ràng mạch lạc, xong rồi từ những cơ bản đó mà phát triển ra, từ từ đi vào sâu hơn.
Tại quá trình của mỗi động tác trong Thái cực quyền, từ đầu đến cuối, đều thấm nhuần "âm dương" và "hư thực". Lúc biểu hiện ra trong lúc vận động, mỗi chiêu thức đều có "khai" (mở ra) và "hợp" (Đóng lại), "viên" (tròn) và "phương" (vuông), "quyển" (cuốn lại) và "phóng" (thả ra), "" và "thực", "khinh" (nhẹ) và "trầm" (chìm), "cương" và "nhu", "mạn" (chậm) và "khoái" (nhanh). Dương thức Thái cực quyền thi triển tốc độ bằng nhau, không có nhanh chậm như Trần thức; Trong các động tác có những hình thức khác nhau và đối lập thống nhất như tả hữu, thượng hạ, lý ngoại (trong ngoài), đại tiểu, và tiến thoái, đấy là nguyên tắc căn bản của Thái Cực Quyền.

Không những Thái Cực quyền hình thức bề ngoài khác biệt, mà trong nội công cũng có chỗ yêu cầu đặc thù riêng. Lúc luyện Thái Cực quyền, trước tiên cần dùng ý không được dùng sức mạnh, do đó bên trong Thái cực quyền là vận động ý khí, bên ngoài là vận động thần khí sôi động lên, cũng như nói là cần luyện ý, mà cũng cần luyện khí. Cái tính chất vận động ý khí này là chỗ tinh hoa của Thái Cực quyền, và cũng là đặc điểm thống lãnh các đặc điểm khác. Ngoài ra, lúc luyện quyền, trong khi thân thể dãn dài cùng biến hoán thuận nghịch như kéo tơ, các động tác cần phải có biểu hiện được có thể nhu có thể cương và có nhiều tính chất đàn hồị Nói về động tác, yêu cầu "nhất động toàn động" (một cái động là tất cả đều động), "tiết tiết quán quán" (liên lạc từ đầu này qua đầu nọ), "tương liên bất đoạn" (dính nhau không dừng), "nhất khí kha thành" (một hơi là xong). Nói về tốc độ, yêu cầu có nhanh có chậm, nhanh chậm chen vào nhau. Nói về lực lượng, yêu cầu có nhu có cương, cương nhu bổ nhaụ Nói về thân đứng và động tác, yêu cầu ngay thẳng không nghiêng, trong cái hư có thái thực, trong cái thực có cái hư, trong cái "khai" ngụ cái "hợp" và trong cái "hợp" ngụ cái "khai". Những điều kiện trên đã đầy đủ, sau đó Thái Cực quyền mới được phát huy đầy đủ các tác dụng đặc thù của nó. Trên phương diện thể dục, có thể tăng cường không những các khí quan vận động bên ngoài mà còn là nội tạng bên trong, còn có thể tăng cường năng lực chỉ huy ý thức, cũng chính là năng lực "dụng ý bất dụng lực", có thể chỉ huy khí chu lưu toàn thân thuận lợi. Như vậy, vừa luyện được khí, mà cũng luyện được ý, ý khí hổ tương tăng trưởng cường tráng, thân thể tự nhiên cường tráng. Đồng dạng, trên phương diện quyền thuật cũng có tác dụng riêng: có thể lấy "khinh" chế ngự "trọng", lấy "mạn" chế ngự "khoái", khắc chế tự nhiên, nắm giữ tự nhiên, lúc làm động tác tự nhiên "nhất động toàn động", "chu thân nhất gia" (toàn thân một nhà), đạt đến công phu quen kình "tri kỷ tri bỉ" và "tri cơ tri thế" (biết thời, biết thế).


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 12-06-2004   #23
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Lý luận của Trần thức Thái cực quyền cùng các chi phái Thái cực quyền khác có chỗ giống, cũng có chỗ khác. Hiện giờ xin đem các đặc điểm của Trần thức Thái cực quyền giảng giải như sau:

Đặc điểm thứ nhất: Ý khí vận động
  • (1) Dĩ tâm hành khí, vụ lệnh trầm trước, nãi năng thu liễm nhập cốt: (Lấy ý dẫn khí, cốt sao cho trầm, như vậy mới thu nhập được vào trong xương)
    (2) Dĩ khí vận thân, vụ lệnh thuận toại, nãi năng tiện lợi tòng tâm: (Lấy khí vận trong thân thể, cốt sao cho điều thuận, như vậy mới được tiện lợi như ý)
    (3) Tâm vi lệnh, khí vi kỳ, khí dĩ trực dưỡng nhi vô hại: (Ý ra lệnh, khí phất theo, khí sẽ được nuôi dưỡng chính đại mà không có hại)
    (4) Toàn thân ý tại thần, bất tại khí, tại khí tắc đái: (Toàn thân ý là ở thần, không phải ở khí, ở khí là bị trì trệ)
Đặc điểm thứ hai: Đàn tính vận động
  • (1) Hư lĩnh đỉnh kình, khí trầm đan điền:(Đỉnh kình dẫn hờ lên thẳng, khí trầm xuống đan điền)
    (2) Hàm hung bạt bội, trầm kiên đọa trửu: (Ngực thu vào, lưng dãn ra, vai trầm xuống, cùi chỏ chìm)
    (3) Tung yêu viên đáng, khai khóa khuất tất: (Thả lỏng eo lưng, tròn ?, khai hông, khuỷu đầu gối)
    (4) Thần tụ khí kiểm, thân thủ phóng trường:(Thần ngưng tụ, khí thu kiểm, thân và tay chân thả dài ra)
Đặc điểm thứ ba: Thuận toại triền ty (kéo tơ) mà loa tuyền (xoáy vòng) vận động
  • (1) Vận kình như trừu ty:(Vận kình như rút tơ)
    (2) Vận kình như triền ty:(Vận kình như kéo tơ)
    (3) Nhiệm quân khai triển dử thu kiểm, thiên vạn bất khả ly thái cực: (Bạn có khai triển hay thu hợp lại, ngàn vạn lần không được ly khai thái cực)
    (4) Diệu thủ nhất vận nhất thái cực, tích tượng hóa hoàn quy ô hữu: (Tay diệu thủ vận một lần là một thái cực, tung tích hóa xong là không còn gì nữa cả)
Đặc điểm thứ tư: Lập thân trung chính, thượng hạ tương tùy mà vận động
  • (1) Ý khí tu hoán đắc linh, nãi hữu viên hoạt chi thú, sở vị biến chuyển hư thực tu lưu ý dã: (Ý khí phải đổi cho linh hoạt, mới có cái thú tròn trịa hoạt bát, tức là biến chuyển phải có hư và thực, nhớ lưu ý)
    (2) Hư thực nghi phân thanh sở, nhất xử hữu nhất xử hư thực, xử xử tổng hữu thử nhất hư nhất thực: (Hư và thực phải phân biệt cho rõ ràng, mỗi chỗ có một hư và một thực của chỗ đó, chỗ nào cũng chắc chắn có một hư và một thực)
    (3) Lập thân tuy trung chính an thư, chi đáng bát diện; thượng hạ tương tùy nhân nan xâm: (Thân thể phải giữ cho ngay thẳng an nhàn và thư thả, đỡ hết cả tám phía; trên dưới đi với nhau kẻ ngoài không xâm phạm vào được)
    (4) Vĩ lư chính trung thần quán đỉnh; thượng hạ nhất điều tuyến: (Xương cụt ở dưới thẳng đứng, thần đi thẳng lên trên; trên dưới một đường thẳng)
Đặc điểm thứ năm: Yêu tích đái đầu (eo lưng xương sống làm đầu)
  • (1) Yêu tích vi đệ nhất chủ tể, nhất động vô hữu bất động: (Eo và xương sống là chủ tể số một, cái gì động là hai thứ đó đều động)
    (2) Chu thân tiết tiết quán quán, vô sử ty hào gián đọan:
    (Chu thân liên quán với nhau, không được để bị gián đoạn)
    (3) Dục yêu chu thân nhất gia, tiên yêu chu thân vô sở khuyết sủng: (Muốn chu thân là một nhà, trước tiên chu thân phải không có chỗ thiếu hoặc lõm)
    (4) Hành khí như cửu khúc cầu, vô vi bất đáo: (Hành khí như trái cầu chín khúc, không có chỗ nhỏ nào là không tới)
Đặc điểm thứ sáu: Thao thao bất tuyệt
  • (1) Vãng phục tu hữu chiết điệp, tấn thoái tu hữu chuyển hoán: (Qua lại phải có gập và lấn tới, tiến và lui phải có chuyển hoán)
    (2) Thu tức thị phóng, phóng tức thị thu: (Thu lại tức là phóng ra, mà phóng ra cũng là thu lại)
    (3) Kình đoạn ý bất đoạn, ý đoạn thần khả tiếp: (Kình bị cắt ngang, ý không bị cắt, ý bị cắt, thần có thể tiếp nối)
    (4) Như trường giang đại hà, thao thao bất tuyệt, nhất khí kha thành: (Như sông dài biển rộng thao thao bất tuyệt, một hơi là thành)
Đặc điểm thứ bảy: Cương nhu tương tế mà vận động
  • (1) Vận kình như bách luyện cương, hà kiên bất tồi, cực nhu nhuyễn, nhiên hậu cực kiên cường: (Vận kình như thép luyện trăm lần, kiên cường nào mà không bị phá, cực kỳ nhu nhuyễn, xong rồi mới cực kỳ kiên cường được)
    (2) Ngoại tháo nhu nhuyễn, nội hàm kiên cường, thường cầu nhu nhuyễn chi vu ngoại, cửu chi tự khả đắc nội chi kiên cường; phi hữu tâm chi kiên cường, thực hữu tâm chi nhu nhuyễn dã: (Bên ngoài tập nhu nhuyễn, bên trong hàm kiên cường, lúc nào cũng là nhu nhuyễn phía ngoài, lâu ngày rồi bên trong tự nhiên được kiên cường; không phải có ý kiên cường, mà thực có ý nhu nhuyễn thôi)
    (3) Thái cực quyền quyết bất khả thất chi miên nhuyễn; Chu thân vãng phục, dĩ tinh thần ý khí vi bản, dụng cửu tự nhiên quán thông yên: (Thái cực quyền không được bỏ mất cái nhu nhuyễn, chu thân qua lại, lấy tinh thần ý khí làm căn bản, lâu ngày tự nhiên mà hiểu ra thôi)
    (4) Vận kình chi công phu, tiên hóa ngạnh vi nhu, nhiên hậu luyện nhu thành cương. Cập kỳ chí dã, diệc nhu diệc cương. Cương nhu đắc trung, phương kiến âm dương. Cố thử quyền bất khả dĩ cương danh, diệc bất khả dĩ nhu danh, trực dĩ thái cực chi vô danh danh chi: (Công phu vận kình là: trước tiên bỏ ngạnh mà lấy nhu, sau đó rồi luyện nhu để thành cương. Đến lúc đó, vừa nhu vừa cương. Cương nhu cùng ở trong, mới biết âm và dương. Do đó quyền thuật này không thể gọi là cương, mà cũng không thể gọi là nhu, đành lấy tên "thái cực" mà đặt cho nó)
Đặc điểm thứ tám: Khoái mạn tương gián mà vận động
  • (1) Động cấp tắc cấp ứng, động hoãn tắc hoãn tùy: (Động mà nhanh thì ứng biến nhanh, chậm lại thì tùy theo mà chậm lại)
    (2) Bỉ bất động, kỷ bất động; bỉ vi động, kỷ tiên động: (Bên kia không động, mình cũng không động; bên kia hơi động, mình đã động trước)
    (3) Sơ học nghi mạn, mạn bất khả si ngốc; tập nhi hậu khoái, khoái bất khả thác loạn: (Mới học nên chậm, chậm nhưng không được si ngốc; tập rồi chuyển qua nhanh, nhanh mà không được loạn xạ sai lầm)
    (4) Hình kháng ngũ nhạc, thế áp tam phong, do từ nhập tật, do thiển nhập thâm: (Trông hình có thể kháng cự với ngũ nhạc, xem thế có thể đè bẹp ba núi, từ chậm đến nhanh, từ thô thiển đến cao thâm)


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-06-2004   #24
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
I - Các bài thái cực quyền dùng trong thi đấu:

- Bài quyền 42 thức (1989)
- Bài quyền 48 thức (1976)

II - Thái cực kiếm:

- Bài 18 thức (1999)
- Bài 32 thức (1956)
- Bài 32 thức
- Bài 42 thức (1989)

III - Thái cực thương:

- Bài 16 thức (1999)

IV - Thái cực đao:

- Trần gia Thái cực đao - Chenxiaowang

V - Thái cực và bánh xe lửa:

Wind Fire Wheels

IV - Thái cực đối luyện:

- Hướng dẫn tập
- Dương gia đối luyện
- Vũ gia đối luyện

V - Thái cực đẩy tay:

- Đẩy một tay
- Kĩ thuật đẩy tay
- Đứng yên đẩy tay
- Đẩy tay chuyển động

Dưới đây là các clip hướng dẫn tập thái cực quyền theo từng động tác (có lời hướng dẫn bằng tiếng Tàu):
Nếu máy đã có RealPlayer 8 thì có thể click để xem trực tuyến:

I/ Bài quyền 8 thức:


Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5

II/ Bài quyền 16 thức:

Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6 Phần 7 Phần 8 Phần 9 Phần 10 Phần 11

III/ Bài quyền 42 thức:

Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4 Phần 5 Phần 6 Phần 7


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 13-06-2004   #25
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
[center:593d3f945b]Video Clip: Trần thức Thái cực quyền[/center:593d3f945b]

Dưới đây là 1 số đoạn phim ngắn về Trần thức TCQ.
Các file đều được nén ở dạng zip, download xong các bạn cần giải nén (VD: dùng Winzip), sau đó mới xem được.


Clip 1 (1MB)

Clip 2 (2.3MB)

Clip 3 (1.6MB)

Clip 4 (Bài 23 thức - 2MB)

Clip 5 (Bài 49 thức - 1.8MB)


Clip 6 (Bài 74 thức - 3.9MB)

Clip 7 (Bài 43 thức - 2.7MB)

Clip 8 (Bài 83 thức - 3.7MB)

Clip 9 (Bài 71 thức - 3.8MB)

Còn đây là 1 số bài Trần thức TCQ khác, có thể xem bằng WindowsMedia (for WinXP)

I/ Bài 76 thức:

- Phần 1 - 4.2 MB
- Phần 2 - 3.7 MB
- Phần 3 - 3.6 MB
- Phần 4 - 1.5 MB

II/ Bài 24 thức:

- Kích thước: 6.1 MB

III/ Bài 32 thức:

- Kích thước: 1 MB

IV/ Thái cực kiếm 36 thức:

- Phần 1 - 272KB
- Phần 2 - 259KB
- Phần 3 - 158KB
- Phần 4 - 158KB

V/ Thái cực kiếm 48 thức:

- Kích thước: 5.37 MB


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-06-2004   #26
Ảnh thế thân của hac thien su
hac thien su
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 23-05-2003
Bài viết: 79
Điểm: 10
L$B: 8.043
hac thien su đang offline
 
Cho hỏi LSB vôtìnhtiêntử : Làm thế nào để down mấy đoạn phim này về nhà nhỉ....bạn giúp tôi với...tôi cần xem mấy đoạn đẩy tay....nhưng cứ phải xem online...tôi muốn mang về nhà xem....bạn xem có cách nào không ???


Chữ ký của hac thien su
BB ! Do you know that I love you so much...

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-06-2004   #27
Ảnh thế thân của LSB_Vô tình tiên tử
LSB_Vô tình tiên tử
-=[ Chưởng Quản ]=-
Tần phu nhân
Gia nhập: 22-08-2003
Bài viết: 3.920
Điểm: 745
L$B: 1.673.797
Tâm trạng:
LSB_Vô tình tiên tử đang offline
 
Cái này Bổn tiên tử cũng phải bó tay. Chỉ có một số thì có thể down vê` thôi. Còn đa phần, nếu huynh đệ muốn down về để xem chỉ còn cách dùng chương trình hỗ trợ download để lôi cổ nó về. :P


Chữ ký của LSB_Vô tình tiên tử
Văn thiếu võ văn thành hư nhược
Võ thiếu văn võ trở bạo tàn
Võ - văn hai chữ tương quan
Lục thao tham lược đứng hàng hùng anh

Tài sản của LSB_Vô tình tiên tử
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 02:35
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10572 seconds with 15 queries