Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-10-2002   #19
Ảnh thế thân của LSB-OngTamNhaQue
LSB-OngTamNhaQue
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-09-2002
Bài viết: 18
Điểm: 4
L$B: 6.535
LSB-OngTamNhaQue đang offline
 
[center:18addd7770]Thành Chu Du và Gò Luyện Mã[/center:18addd7770]


Sau khi Tôn Sách gặp được Chu Du thì như hổ thêm cánh. Ông cảm thấy từ nay có thể dọc ngang tranh thiên hạ. MỘt hôm ông cao hứng nói với Chu Du:

- Ngàn quân dễ kiếm, một tướng khó cầu. Ông hãy cùng tôi nam chinh bắc phạt!

Chu Du nói:

- Dưa chín cuống mới rụng, nước đến sông tự thành. Tôi còn phải luyện tập binh mã. Chừng nào binh mạnh ngựa khỏe mới có thể ra quân.

Chu Du bèn đi tìm một chỗ thao luyện binh mã. Ông đi khắp nơi, sau cùng tìm thấy một gò đất nằm trên một bình nguyên có núi bao quanh và không xa sông mấy. Cách con sông lại có thể thấy núi Xuân Thu; mé đông ngọn núi là khoảng đất rất rộng, phóng tầm mắt nhìn không thấy bờ; đi về phía tây thì núi nhỏ tiếp núi lớn. Trên gò có thể xây một tòa thành. Thành có thể mở bốn mặt cửa, và đầu gò mà mở rộng ra thì nầng quân vạn ngựa có thể lên xuống dễ dàng, đây chính là chỗ luyện binh tốt nhất.

Người đời sau này gọi thành này là thành Chu Du, và giếng nước ở đây cũng gọi là giếng Chu Du.

Ngày ngày Chu Du dẫn tướng sĩ ra ngoài thành tập sải ngựa bắn tên, ai nấp đều rắp tâm khổ luyện, không lâu họ đều có tài bách bộ xuyên dương. Nghề cao, mật lớn, họ hăm hở nói:

- Binh mạnh, ngựa khỏe rồi, xin cho chúng tôi xuất chính.

Chu Du chưa đông ý, nói:

- Với chút tài mọn này, chỉ đủ bắt trộm cướp vặt mà thôi. Muốn ra trận đại chiến cần phải khổ luyện nhiều hơn nừa kia!

Ở ngoài thành xa có ba gò đất lớn, ông chỉ mà bảo với họ:

- Kẻ địch như ba gò đất lớn kia mà ở giữa còn có con sông rộng vắt ngang. CÁc ngưôi hãy luyện tập làm sao để có thể cỡi ngựa từ bờ bên này nhảy sang bờ bên kia thì mới ra quân được.

Bọn tướng sĩ nghe vậy, từ đó người không rời lưng ngựa, sáng luyện tới chiều, chiều luyện tới tối; mùa đông luyện tam cửu, mùa hạ luyện tam phục, từng bước tiến lên, tài năng đã không phụ người có lòng. Rốt cuộc, ai cũng đều có thể giơ roi cưỡi ngựa như sao xẹt, thoáng cái đã có thể từ gò này nhảy sang gò khác.

Cho nên người đời sau gọi nơi này là "gò Luyện Mã" hoặc "Luyện Ba gò".

Năm ấy, Tào Tháo dẫn mười ba vạn binh xuống Giang Nam, bụi bay lấp trời, thế như gió cuốn, không gì ngăn nổi. May là binh mã của Chu Du sớm đã luyện xong, chỉ cần một tiếng hiệu lệnh truyền xuống, bọn tướng sĩ liền vượt sông tới núi Xuân Thu lẹ như bay, va chỉ trong chớp mắt đã tới núi Xích Bích. Họ trên đâm dưới chém xông vào binh địch như vào chỗ không người, chẳng ai dám ngăn cản. Cuối cùng, trên sông Hàng Phụ họ phóng một mồi lửa, đốt thuyền bè Tào Tháo cháy sạch.

Cho nên người bấy giờ tương truyền rằng: chiến công Xích Bích qui Châu lang, Châu lang thắng trận nhờ binh luyện. Và trên bờ sông Hàng Phụ có dựng bia đề "Tiểu Xích Bích".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #20
Ảnh thế thân của LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 29-09-2002
Bài viết: 45
Điểm: 100
L$B: -66.976
LSB-bEbEbOnGbOnG2mA đang offline
 
[center:013779621d]Sự Tích Cồn Cứu Mệnh[/center:013779621d]

Huyện Dương Tân có cái hồ Võng, giữa hồ là một cồn đất, người ta gọi đó là "cồn Cứu Mệnh". Cồn này rất kỳ lạ, cho dù nước lớn lên bao nhiêu cũng không ngập được. Nước dâng nó cũng dâng, nước hạ nó cũng hạ, cứ là cao cách mặt nước ba thước. Nếu nói từ đâu nó có, ắt phải nói từ thời Tam Quốc.

Năm ấy, mười tám lộ chư hầu thảo phạt Đổng Trác. Đầu tiên Tôn Kiên dẫn binh đánh vào Lạc Dương, lấy được ngọc tỉ truyền quốc. Ông sợ bị kẻ khác cướp mất, nên ngay trong đếm đới lãnh nhân mã, không giã từ mà bỏ về Đông Ngô. Lúc thuyền tới hồ Võng, chợt gặp gió to. Chỉ thấy sóng cả ngập trời, thuyền chông chênh sắp chìm. Tôn Kiên vừa lo vừa sợ, vội hỏi Đại tướng Trình Phổ ngồi kế bên:

- Làm sao bây giờ?

Trình Phổ nói:

- Thuở xưa, lúc Tần Thủy Hoàng tuần thú đến Động Đình hồ gặp phải sóng to gió lớn, vội đem ngọc tỉ ném xuống hồ, tức khắc sóng lặng gió yên. Hiện giờ cứu lấy mạng là việc gấp, chúng ta cũng học theo Tần Thủy Hoàng thôi.

Lúc này Tôn Kiên không còn nghĩ chi tới việc làm hoàng đế, liền ném ngọc tỉ xuống hồ. "Bũm" một tiếng, ngọn sóng vượt lên mấy trượng cao, và bên thuyền chợt xuất hiện một cồn đất lớn cao khỏi mặt nước ba thước. Mọi người lên cồn mới bảo toàn tính mạng. Và rồi, trên mặt hồ không còn gió to sóng lớn nữa. Tôn Kiên nghĩ tới ngọc tỉ và đâm hối tiếc bởi ngọc tỉ mất rồi thì sau này làm sao có thể lên ngôi làm hoàng đế? Ông bèn sai người nảhy xuống mò nhưng không được.

Trình Phổ nói:

- Khỏi phải mò vớt, cồn đất dưới chân chúng ta đây có lẽ chính là ngọc tỉ biến thành đấy.

Tôn Kiên thoạt nghe liền hiểu ra, chỉ nói mấy tiếng:

- Đáng tiếc, đáng tiếc!

Về sau, Tôn Kiên không quên việc ngọc tỉ cứu mạng, nên gọi côn đất này là "cồn Cứu Mệnh", và ở giữa cồn cho xây một tòa tháp đá chín tầng, gọi là "Tháp Trấn Ngọc". Tòa tháp này đến nay vẫn còn.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #21
Ảnh thế thân của LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
LSB-bEbEbOnGbOnG2mA
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 29-09-2002
Bài viết: 45
Điểm: 100
L$B: -66.976
LSB-bEbEbOnGbOnG2mA đang offline
 
[center:382fefeea7]Đổng Trác Làm Thái Sư[/center:382fefeea7]


Cuối thời Đông Hán nảy sanh ra một đại gian thần là Đổng Trác. Hắn làm nhất phẩm Thái sư, là một tay trùm trời chuyên quyền ngang ngược. May sao có Vương Doãn lập mỹ nhân kế, lợi dụng Lữ Bố trừ gian, chẳng thế thì ngôi vua đã bị gian thần này soán đoạt. Đổng Trác làm sao mà bò lên đưọc tới chức Thái sư? Ấy là từ trong một bữa tiệc, hắn được lọt vào mắt hoàng đế

Đổng Trác vốn quan phẩm không cao, vè chín bậc trong Kim loan điện, đừng nói hắn có thể tiếp cận hoàng đế, mà bình thời ngay một Thái giám kề cận bên hoàng đết hôi, hắn cũng chưa dễ gì gặp được.

Một hôm, may gặp ngày sinh nhựt, hoàng đế đãi yến văn võ bá quan, chức quan Đổng Trác không cao, kể là vừa đủ tư cách để đến phó hội. Trên bàn tiệc, các triều thần đến dự tiệc đều muốn làm trò để vui lòng hoàng đế, có người thì ngâm thơ, có người thì vẽ, có người thì thổi tiêu thổi sáo, dánhd dàn, đương nhiên cũng có người phất tay áo dài khiêu vũ, chỉ mong sao long nhan hoàng thượng có đưọc nụ cười.

Ở vào trường hợp này, Đổng Trác cũng muốn biểu diễn một trò, nhưng hắn là một bị thịt, dốt đặc cán mai, muốn hiến một trò cũng hiến không ra. Có điều, hắn có một sức mạnh vô địch, có thể cử ngàn cân. Hắn thấy ở trước Kim loan điện có đôi sư tử đá, do đó liền nảy ra một ý, hắn chạy ra ngoài cửa, mỗi tay xách một con đi vào, lớn tiếng nói:

- Chúa ta hồng phúc bằng trời, sư tử đá cũng tới chúc thọ!

Nói xong, hắn giơ cao cặp sư tử lên khỏi đầu và đi quanh một vòng.

Hoàng đế thấy tên quan viên này có vẻ hay hay, cho nên mặt rồng liền lộ nét vui. Bọn triều thần thấy vậy cũng vỗ tay tán thwưỏng không ngớt. Chính lần này. Đổng Trác được hoàng đế để mắt tới. Theo đó hắn lại thừa cơ đem đứa con gái mình dâng cho hoàng đế làm phi tử. Từ đó hắn lần bò lên địa vị Thái sư tối cao.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #22
Ảnh thế thân của LSB-ConCoBayLaBayLa
LSB-ConCoBayLaBayLa
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-09-2002
Bài viết: 34
Điểm: 99
L$B: 16.277
LSB-ConCoBayLaBayLa đang offline
 
[center:a36dc264d7]Quạ Phú Trì[/center:a36dc264d7]


Toàn thân quạ mang một màu đen, tiếng kêu khàn khàn, hầu như không ai thích nó, nhưng quạ Phú Trì thì lại được gọi là quạ thần. Tập tục này có liên quan đến Cam Trữ.

Truyền thuyết cho rằng, Lưu Bị vì muốn báo cừu giết em, nên ông nhờ chúa Phiên cùng tiến công Đông Ngô, thế tới rất hung mãnh. Bấy giờ CAm Trữ còn đang bệnh nặng, nhưng ông vẫn xuất chinh, ác chiến với Phiên vương một trận. Vì sức còn quá yếu, nên Cam Trữ không sao thủ thắng được, ông đành quay ngựa lui binh, định nghỉ ngơi lấy lại sức rồi sẽ đánh nữa.

Ai ngờ vua Phiên đuổi mãi không buông; Cam Trữ lui mãi tới bờ sông Bát Tương, và trong một phút không phòng bị, ông bị té xuống sông. Thi thể ông bị cuốn trôi theo dòng nước. Bọn binh Phiên chạy tới, định lội xuống vớt thây lập công lãnh thưởng. Chợt có tiếng kêu "quạ, quạ" hình như tiếng khóc, và theo đó có trăm ngàn con sà xuống sông, chúng dùng mỏ mổ vào mắt, dùng móng cào xé vào ngực binh Phiên làm bọn binh Phiên máu me tuôn lai láng nhuộm đỏ cả dòng sông. Phiên vương nghe tiếng kêu la thảm đang định chạy trốn, lại nghe có tiếng kêu "quạ, quạ" nữa, quạ lại tấn công hắn. Phiên vương chỉ cảm thấy mắt tối sầm và lòng ngực đau nhói. Hắn té xuống ngựa chõng gọng và đành bỏ mạng.

Quạ càng tụ càng nhiều, làm thành một màn đen như chiếc dù khỏng lồ án mất cả vòm trời, che cho thi thể Cam Trữ không bị mưa nắng. Chúng còn di chuyển theo chiếc thay trôi phệp phều trên dòng nước. Sau ba ngày ba đêm, cuối cùng chiếc thây đã trôi về cửa khẩu Phú Trì mà trước đây hồi còn sống Cam Trữ đã trấn thủ, và tới cái doi thì chiếc thây bất động không trôi nữa.

Cửa Phú Trì có người thợ đá nổi tiếng. Ông và hai người học trò trên đường đi làm phải qua đây. Xa xa thấy có bầy quạ đang quần tụ ở khúc doi này, ông cảm thấy kỳ lạ, bèn đến xem. Ông nhận ra là tướng quân Cam Trữ, thi thể chưa sình thúi, vẫn còn tinh thần như hồi còn sống. Ông vớt thi thể Cam Trữ lên bờ. Thấy trên người Cam Trữ còn mang mấy mùi tên đọc, nghĩ Cam TRữ đã coấn đức với bá tánh, ông không sao ngăn được hai dòng nước mắt, và quì xuống nhổ tên độc ra.

Về sau, doi sông này được gọi là "doi Bạt Tiễn" .

Người thợ đá dặn hai học trò hãy mau đưa Cam Trữ trở về làng, còn ông thì đi lo việc chôn cất. Nào dè, hai đứa học trò này là kẻ tiểu nhân ham lợi , thầy vừa đi khỏi thì chúng muốn lột chiến bào Cam Trữ đem bán. Hai tên vừa định ra tay, chợt bầy quạ lại kêu "quạ, quạ" và sà xuống mổ đến thân thể không còn miếng da, và chết ngay tại chổ.

Người thợ đá than thở khôn cùng, ông trở về làng kêu gọi người thân đưa thi thể Cam TRữ đến an táng dưới chân núi Đại Lãnh, Cửa đá, tường đá, quạ đá, sư tử đá ở mộ phần Cam Trữ đều do tay người thợ này điêu khắc. Còn bầy quạ cũng bay tới núi Đại Lãnh. Ngày đêm canh giữ mộ phần. Từ đó chúng không mở miệng kêu nữa, sợ e quấy rầy CAm TRữ.

Truyền thuyết nói rằng về sau có kẻ tham lợi tới trộm mộ, bầy quạ lại nhất tề kêu lên, bá tánh đến xem, thfi thấy tên trộm đã phơi thây trước mộ Cam TRữ. Nguyên bầy quạ này đều là bộ hạ của CAm TRữ đã chết trong trận chiến biến thành, cho nên chúng không dễ gì kêu, mà đã kêu lên rồi tất có kẻ gian phải chết.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #23
Ảnh thế thân của LSB-NgoDung
LSB-NgoDung
-=[ Quân Sư ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 722
Điểm: -190
L$B: 92.783
LSB-NgoDung đang offline
 
[center:1da2248f5e]Dưới Trăng Chém Điêu Thuyền[/center:1da2248f5e]


Theo truyền thuyết thì Điêu Thuyền là Nguyệt thần hạ phàm, nàng hóa thành một cô gái xinh đẹp khác thường để xuống trần gian. Thấy gian thần triều đình hoành hành, bá tánh chịu khổ, nàng hết sức giận. Bấy giờ, gian thần lớn nhất là Đổng Trác. Đổng Trác vì sao có thể ở trong triều hoành hành bá đạo mà không ai dám chuốc tới hắn? Là vì bên cạnh hắn còn có võ tướng Lữ Bố vô địch thiên hạ, là con nuôi của hắn.

Hôm nọ, trong triều có vị đại thần tên Vương Doãn, nhân đi qua một vườn hoa, thấy có một cô gái dung mạo xinh đẹp, trong lòng ông chợt nảy ra một kế. Người con gái tuyệt sắc này chính là Nguyệt thần Điêu Thuyền. Vương Doãn đem mưu kế bàn với Điêu Thuyền; Điêu Thuyền đang muốn vì bá tánh làm một việc tốt nên vui vẻ bằng lòng ngay. Vương Doãn nhận Điêu Thuyền làm con nuôi, trước đem Điêu Thuyền về hứa gả cho Đổng Trác. Sau đó lại hứa gả cho Lữ Bố. Đổng Trác là con quỉ háo sắc, sớm đã mê mẩn vì sắc đẹp của Điêu Thuyền, nghe nói Lữ Bố cũng muón lấy Điêu Thuyền làm vợ, hắn nào chịu buông.

Một hôm, Điêu Thuyền và Lữ Bố đang ở hoa viên thưởng nguyệt bị Đổng Trác bắt gặp. Hắn bèn rút kiếm nhắm Lữ Bố chém tới. Lữ Bố nổi giận, trong lòng nghĩ: "Mi đã cắt tình thì ta cũng dứt nghĩa", đoạn rút kiếm đâm ngay. bọn họ chém nhầu với nhau. Nhưng Đổng Trác đâu phải là đối thủ của Lữ Bố, nên bị Lữ Bố một kiếm giết chết.

Điêu Thuyền vì bá tánh mà đem thân trù gian, trong triều, giờ nàng đã trút được tâm sự. Một tối, trăng sáng vừa nhô, Điêu Thuyền đang đốt hương nhìn trăng lạy trời thì bỗng Quan Công đi qua vườn hoa này. Ông thấy dưới trăng có bóng người, nhìn kỹ thì lại là một "yêu tinh". Ông rút kiếm chém tới. "Yêu tinh" liền không thấy đâu nữa. Lúc Quan Công đi rồi có người thấy giữa không trung có một mỹ nhân bay về mặt trăng, ấy chính là Nguyệt thần trở về Nguyệt cung của mình.


Chữ ký của LSB-NgoDung
Luyến sữa yếm thực.

Tài sản của LSB-NgoDung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #24
Ảnh thế thân của LSB-NgoDung
LSB-NgoDung
-=[ Quân Sư ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 722
Điểm: -190
L$B: 92.783
LSB-NgoDung đang offline
 
[center:d65756a12d]Lưu Bị Biết Mã Lương[/center:d65756a12d]


Thành Nghi có anh chàng Mã Lương, từ nhỏ theo Lưu Bị làm người chăn ngựa. Ngựa Lưu Bị cỡi tên Đích Lô, nó là một con thiên lý mã. Trên lưng ngựa trang bị một chiếc yên đẹp do một thợ giỏi may. Tục ngữ có câu: "Người tốt vì lụa, ngựa tốt vì yên", ngựa Đích Lô được yên đẹp càng có thần khí hơn.

Năm ấy, mùa đông đã qua, mùa xuân lại tới, sườn núi cỏ non mơn mởn tốt tươi, nhưng Đích Lô ở trong tàu vẫn gặm ăn lương thực mùa đông chẳng ngon lành gì. Lưu Bị nghĩ tới điều này bèn kêu Mã Lương dẫn ngựa đi ăn, Mã Lương được sai liền mừng rỡ, anh thót lên ngựa giơ roi dông đi. Mã Lương vốn là kẻ chăn trâu, từ trước tới giờ chỉ biết ngồi trên lưng trâu, không quan ngồi yên. Cho nên khi anh phóng ngựa từ Tương Dương đến Cốc Thành thì mông bị ê ẩm. Anh chê yên quá trở ngại nên anh lột yên treo ở cổ ngựa. Quả nhiên ngồi ngựa không yên. Mã Lương cảm thấy thư thả hơn. Ảnh sải một đỗi nữa, đến khi dừng nghỉ mệt mới phát hiện chiếc yên đã mất. Vậy nó rơi ở chỗ nào? Không hiểu được, Mã Lương chỉ còn cách quầy đầu ngựa đi theo đường cũ trở lại tìm. Nhưng mênh mông quá, làm sao có thể tìm được? Về sau mới biết, chiếc yên ngựa tốt đẹp này vừa rơi xuống đất đã biến thành một hòn núi cao, ấy là núi Mã Yên.

Mã Lương càng không được yên ngựa, trong lòng anh như có tảng đá ngàn cân đè nặng, cứ lo nghĩ mãi. Trông sắc trời đã không còn sớm, anh chỉ còn cách xin tá túc ở một quán trong trấn nhỏ gần đó, định bụng ngày mai sẽ đi tìm nữa. Người chủ quán này tên Hướng Lãng, thấy Mã Lương dẫn con ngựa không yên mà mặt mày ủ dột, ông nghĩ hẳn có tâm sự gì đây, bèn hỏi anh đã gặp phải việc gì. Mã Lương bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Hướng Lãng an ủi:

- Thôi đừng buồn, anh yên lòng mà nghỉ đi, suốt tối nay tôi sẽ chiếu theo lời anh nói mà làm chiếc yên khác, bảo đảm nhìn không ra đâu!

Hướng Lãng là tay thợ khéo, ngay trong đêm đó, ông đã may xong chiếc yên ngựa như lời Mã Lương đã tả. Mã Lương lật đi lật lại nhìn mấy lần vẫn nhìn không ra là chiếc yên khác. Anh tiếp lấy chiếc yên mà cảm kích vô cùng, đọan cỡi ngựa trở về doanh. Về sau, quán mà Mã Lương nghỉ lại tối hôm đó được gọi là "quán Nghỉ Ngựa".

Lại nói Lưu Bị ở quân doanh. Hôm ấy lại nhằm lúc tiếp được thiệp mời của Lưu Biểu đi phó yến, ông vội kêu Mã Lương chuẩn bị ngựa. Bấy giờ Lưu Bị mới phát hiện Mã Lương đã dẫn ngựa đi cho ăn, suốt đêm vẫn chưa thấy trở về doanh. Lưu Bị trong lòng vừa nóng lại vừa lo, tức cái là không bắt được Mã Lương trở về ngay để đánh cho hai mươi roi. Ông liền cho người đi tìm khắp nơi. Chính trong lúc vội vàng ấy, Mã LƯơng hổn hển trở về. Lưu Bị thấy người ngựa bình yên nên không trách phạt, liền cỡi ngựa đi phó yến.

Sau bữa tiệc, LƯu Bị trở về, ông ôn tồn hỏi Mã Lương rốt cuộc là chuyện xảy ra như thế nào. Mã Lương nhẹ nhõm trong lòng, bèn thuật lại đầu đuôi câu chuyện. Lưu Bị còn bán tín bán nghi. Ông lấy yên ngựa xem kỹ, bấy giờ mới phát hiện ra yên ngựa này không phải là cái cũ của ông. Ông hết sức cảm khác, lòng nghỉ: "Chiếc yên ấy đã theo mình nam chinh bắc chiến bao năm nay, mình rờ rẫm nó , nhìn nó đến quen mắt, vậy mà ai ngờ hôm nay ta dối lừa mắt ta, còn nói chi là người hiểu biết. Bá Nhạc có thể nhận biết ngựa, nói ra thì dễ mà làm thì rất khó. Ta nhìn không thấy ra thằng nhỏ Mã Lương này, còn nói chi là nhận ra ngựa tốt hay lương câu. Thứ nhất, nó là kẻ chăn ngựa, tìm không được yên ngựa thề quyết không thôi; thứ hai, làm sai biết sai mà sửa đổi; thứ ba, dù biết nói ra sự thật thì sẽ bị phạt nó cũng không nói dối, thật hiếm có được". Do đó, ông giao Mã Lương cho quân sư Gia Cát, dặn ông kiếm người dạy võ nghệ và theo lược cho nó. Quả nhiên Mã Lương không phụ kỳ vọng của Lưu Bị, sau này ông lập không ít công lao, và đã trở thành một danh tướng của nước Thục.


Chữ ký của LSB-NgoDung
Luyến sữa yếm thực.

Tài sản của LSB-NgoDung
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #25
Ảnh thế thân của LSB-GaiNhaNgheo
LSB-GaiNhaNgheo
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 107
Điểm: 39
L$B: 13.404
LSB-GaiNhaNgheo đang offline
 
Muội cũng góp một truyện nè
:grommit: :grommit: :grommit:


[center:a895a2bb29]Quan Công Không Ăn Đậu Hũ[/center:a895a2bb29]


Dải Tương Dương từ xưa có lưu truyền bài hát như thế này:

[center:a895a2bb29]Đậu hũ Quan Công tưng bừng bán,
Kiếm tiền đổi lấy bát cơm ăn
Quan Công sướng hay Quan Công khổ
Ông vẫn không ăn đậu hũ chăng?[/center:a895a2bb29]


Bài hát này có một lai lịch. Vốn là khi Quan Công ở nhà, ông có giết một tên tham quan ỷ thế hiếp người và sau đó ông chạy trốn, đi phụ bán đậu hũ cho người để kiếm sống qua ngày. Có lần, ông gặp một anh bán đường. Anh này nói cương với ông là đậu hũ ông bán là đậu hũ giả:

- Này, ông đùa bỡn đấy sao, nước lỏng bỏng thế này mà muốn gạt người để lấy tiền à?

Quan Công nhìn kỹ lại đậu hũ của mình, quả thực hầu hết là nước, ông bối rối đến thẹn đỏ mặt, và từ đó trở thành Quan Công mặt đỏ . NHưng ông chẳng cam chịu lép, ông nghĩ: "Cái vật mà bên trong có nước hẳn là giả rồi, nhưng đường kia cũng đâu phải không có nước?"

Ông bèn hỏi ngược lại anh bán đường:

- Đường anh bán đó cũng chẳng là biến thành nước mới có thể vô bụng được ư? Vậy còn trách tôi cái nỗi gì?

Anh bán đường nói:

- Hức, tuy là nước nhưng đâu có phải giống nhau. Nước đậu hũ của ông là nước gạt người, còn nước đường này của tôi lại là nước thực.

Đều là vật mang nước, vậy mà anh ta lại bảo là cái gạt người, cái là thực, trên đời này đâu có lý nào như vậy? Thế này thì rõ ràng là hắn muốn đùa cợt ta đây! Quan Công bốc lửa giận, giơ quyền khỏi đầu, quát:

- Mi hãy mau nói rõ cho ta nghe, bằng không, ta cho một quyền là mi nát bấy như đậu hũ đấy!

Anh bán đường chậm rãi nói:

- Ông xem, đường này của tôi là thực , nước đường nấu, thành đường, đường có thể hóa thành nước dường, và nước đường này vẫn có thể nấu lại thành đường, năm lần bảy lượt chugn qui vẫn là đường. Còn đậu hũ của ông kia, nó là đậu nành thêm nước xay thành bột, lại thêm thạch cao mà thành. Nếu lượt bỏ đi cái xác bã thì được bao nhêiu đậu hũ!? Vả lại, đậu hũ này cho dù làm cách gì, cũng không trở lại thành bột hay đậu nành được! Như vậy nói đậu hũ này là do vật giả biến chất có gì là sai? Làm sao nó có thể so với đường của tôi được?

Quan Công nghe anh bán đường phân tích, cảm thấy có lý, lòng nghĩ: "Ta từ thuở nhỏ tập văn luyện võ, mưu cầu chân tài thực nghệ, nay đã là đường đường đại trượng phu, sao đi làm cái việc bán buôn giả dối thế này được?" Nghĩ vậy, ông liền quẳng bỏ gánh đậu hũ, dức khoát không bán đậu hũ và cũng kể từ đấy ông không ăn đậu hũ nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #26
Ảnh thế thân của LSB-KiepThuyDu
LSB-KiepThuyDu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 253
Điểm: 73
L$B: 8.738
LSB-KiepThuyDu đang offline
 
[center:44ffc75bb4]Hạt Sương Sanh Điêu Thuyền[/center:44ffc75bb4]


Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", Điêu Thuyền là nhân vật có tên mà không có họ. Dân gian, truyền thuyết đều cho Điêu Thuyền là do hạt sương biến thành.

Hôm nọ, Tư đồ Vương Doãn đang đi trên đường làng. Ngồi trong kiệu, ông thấy một cô gái ở trước mặt, bước đi như gió rung dương liễu, đằng sau có khói tím lởn vởn cuốn theo. Tư đồ cảm thấy rùng mình, vội kêu hạ kiệu, bảo với quan Tông chính:

- Ta thấy trước mặt có một cô gái, ông mau đi mời lại đây cho ta.

Quan Tông chính liền chạy đi, nhưng có cô gái phong độ bất phàm nào đâu, chỉ phát hiện một cô gái nằm khoanh ngủ bên đường. Ông quay trở lại báo với quan Tư đồ. Vương Doãn không tin, lòng nghĩ: "Ta vừa thấy rõ ràng, sao nói là không có được? Ta đâu có mê loạn tâm thần, và mắt đâu có hoa!" Ông càng nghĩ càng cảm thấy lạ, lại sai quan Tông chính đưa cô gái đến kiệu để hỏi.

Khi quan Tông hcính tới trước mặt cô gái này, thì nàng đang ngồi liếm ăn những hạt sương trên đầu ngọn cỏ. Quan Tông hcính dợm hỏi thì chợt thấy mặt cô gái. Ông kinh hãi vô cùng. Thì ra cô gái mặc chiếc áo vải vá víu, đầu nổi đầy u nần, mặt mày thì mũi dãi lòng thòng, hai cánh tay thô kệch đen đúa. Quan Tông chính chẳng khỏi ssanh lòng ghét bỏ, và khịt mũi quay người đi.

Chợt cô gái "oa" lên một tiếng và khóc sướt mướt. Quan Tông chính dừng bước ngoái lại, thấy cô gái vừa khóv vừa dùng tay áo rách quẹt nước mắt trên mặt. Nàng lau qua lau lại một lúc thì khuôn mặt vừa đen vừa xấu đã trở nên vừa trắng vừa xinh. Nhất thời quan Tông chính cảm thấy kỳ lạ , ông đang định bước tới gần cô gái thì thấy nàng đưa tay gỡ bỏ mấy u mụt trên đầu. Nàng gỡ một hồi thì những u nần đầu hết sạch, để lộ ra một mái tóc dài đen mượt. Quan Tông chính nhìn ngó sững sờ, ngỡ mắt mình hoa loạn. Lại bước tới gần hơn mà nhìn. Ồ ! Quả là đã thay đổi: một khuôn mặt trái xoan xinh xắn, cặp mắt to ướn ướt long lanh, đôi môi chúm chím đỏ hồng, thật là hoa dung nguyệt mạo, đẹp vô cùng! Quan Tông chính rạng mặt cười, nói với cô gái:

- Cô tiên nhỏ, cô từ trên trời hạ phàm phải không? Mau theo tôi đi, có người đang muốn gặp cô đấy!

Nói đoạn, liền kéo cô gái đi.

Vương Doãn nghe quan Tông chính nói, trong lòng hết sức mừng. Ông bèn hỏi qua thân thế cô nương này, nhưng cô chỉ lắc đầu. Cô chỉ biết từ ngay hiểu việc, cô thường tới lui trong huyện nghèo này. Đói ăn sương, no thì ngủ vất vơ bên bờ ruọng, dưới tường đổ. Nàng nói, nhưng u nhọt vừa rồi có lúc mọc, có lúc mất. Kẻ qua đường gặp nàng, có lúc vui vẻ ngó nhìn, nói năng niềm nở, có lúc hiềm nàng dơ dáy mà bịt mũi bỏ đi. Nàng còn nói, khuôn mặt người đời hay thay đổi, nàng không thích nhìn, chỉ muốn tự mình sống thế này. Vương Tư đồ cảm thấy cô gái vừa đáng thương vừa đáng yêu, bèn nhận nàng làm nghĩa nữ.

Vương Tư đồ sau khi được nàng thì quí thương như trân bảo. Ông nghĩ điêu là loài thú quí trong sơn dã, thuyền (ve sầu) uống sương mà sống như cô gái nhỏ này, do đó ông đặt cho nàng cái tên là "Điêu Thuyền".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-10-2002   #27
Ảnh thế thân của LSB-ConCoBayLaBayLa
LSB-ConCoBayLaBayLa
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-09-2002
Bài viết: 34
Điểm: 99
L$B: 16.277
LSB-ConCoBayLaBayLa đang offline
 
Điêu Thuyền quả là một nhân vật khá nổi tiếng trong thời Tam Quốc. Nhưng nhân vật sau đây có lẽ các huynh đệ sẽ biết nhiều hơn... một thư sinh trói gà không chặt, mà chỉ với một trận đã làm cho Lưu Bị hộc máu mà bỏ mạng. Người mà tiểu đệ nói đến đây chính là : LỤC TỐN


[center:c1f8d588f3]Lục Tốn Học Võ[/center:c1f8d588f3]


Tương truyền, thuở bé, Lục Tốn là người hết sức kiêu ngạo. Lúc mới mười bốn, mười lăm tuổi, ông đã tỏ ra thông minh hơn người. Lục Tốn học quyền thuật với một vị thầy, trong chu vi mấy mươi dặm không ai là đối thủ. Chính vì vậy mà ông ngỡ mình là đệ nhất thiên hạ. Thậm chí cả thầy dạy võ của mình, ông cũng chẳng coi ra gì.

Một hôm, phụ thân Lục Tốn làm lễ thọ, quyến thuộc bạn bè ngồi chật ních cả nhà, thật vô cùng náo nhiệt. Trong tiệc, mọi người bàn luận về võ nghệ. Thầy của Lục Tốn nói:

- Trong giới võ thuật ngày nay có thiếu gì người tài giỏi, muốn trở thành người tài giỏi trong giới võ thuật thì phải cầu tiến, học mãi mới được.

Lục Tốn nghe lời thầy nói giữa bàn tiệc liền cảm thấy không vui. Có người lại hỏi, trong giớii võ thuật hiện nay ai là người tài giỏi? Thầy của Lục Tốn bấy giờ cũng đã ngà ngà, bèn nói:

- Người tài giỏi thì thiếu gì. Ngay như lão phu đây, từ lúc luyện võ đén giờ vẫn chưa gặp đối thủ! Mà nói thiệt ra, lão phu cũng chưa giết ai bao giờ.

Lục Tốn thoạt nghe, hết dằn nổi, nghĩ: "Ông gầy như que củi, mà làm tàng, để ta cho ông nếm thử một quyền xem sao!?" Lục Tốn chẳng nói chẳng rằng, bỏ ly rượu xuống, bước tới sau lưng thầy, giáng vào lưng thầy một quyền!

Ông thầy vẫn híp mắt ngồi tỉnh bơ. Ai ngờ quyền của Lục Tốn chưa tới lưng thì đã bị ông nắm chặt. Rồi ông nhấc nhẹ quyền lên, tựa hồ chim ưng quặp gà con, làm Lục Tốn xích vính chúi tới trước. Ông thầy cười, nói:

- Hiền đồ không được vô lễ! Vừa rồi thầy uóng rượu nên có lỡ lời, con lại muốn cho thầy ăn quyền ư? May là tay chân thầy còn nhanh, chứ không thì toi mạng rồi.

Mặt mày Lục Tốn bỗng thộn ra, đỏ bừng. Thầy lại nói:

- Bản lãnh con hiện nay tuy đã khá, nhưng chưa tinh lắm, chủ yếu bởi con chưa phá được chữ "mãn". Ta e tài năng của con sẽ mai một mất!

Nghe lời dạy của thầy, Lục Tốn "dạ" và quì xuống tạ lỗi với thầy. Từ đó ông khiêm nhường thận trọng, học tập không biết mệt. Sau cùng ông đã trở thành một vị tướng lãnh có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử Trung Quốc.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10488 seconds with 15 queries