Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 17-07-2009   #19
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
18. Ða-Minh Nguyễn Ðức Mạo (1818-1862)

Ða-Minh Nguyễn Ðức Mạo , là một giáo dân sinh năm 1818 tại Phú Yên, Ngọc Cực, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức cùng với các vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính ngày 16 tháng 06

Niềm tin được chứng giám

Cuộc đời năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nhi và Đaminh Nguyên tưởng như đã được trình bày cụ thể trong thư gửi giáo đoàn Do Thái:

"Có những người vì đức tin bị căng nọc, bị đánh đòn, họ đã từ khước giải thoát ngõ hầu được hưởng sự sống hoàn hảo hơn. Có những người chịu thử thách, chịu sự sỉ nhục, chịu đòn vọt, họ còn bị xiềng xích và tù ngục. Họ bị ném đá, bị cưa sẻ, bị thiêu đốt, bị hiến đạp, bị hành hạ… Hết thảy những người đó đã được thiên Chúa chứng giám nhờ đức tin" (Dt 11, 35-37, 39).

Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiếu chỉ Phân Sáp, năm giáo hữu đồng hương này đã đồng lao cộng khổ, để cuối cùng đồng vinh quang trên nước trời. Thiên Chúa đã chứng giám cho niềm tin của họ.

Số phận gắn bó với nhau.

Dưới thời vua Tự Đức, xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định, giáo phận Trung Đàng Ngoài, có 13 họ đạo nằm trong chín làng xã. Do đó làng Ngọc Cục bao gồn hai họ đạo Ngọc Cục (Bổn mạng lễ Truyền Tin) và họ Phú Yêu (Bổn mạng thánh Vinh Sơn).

Ba ông Anrê Tường, Vinh Sơn Tương và Đaminh Nguyễn Đức Mạo. Thuộc họ Phú Yêu. Anrê Tường sinh năm 1812 và Vinh Sơn Tương sinh năm 1814 là hai anh em ruột. Thân phụ là ông Đaminh Tiên làm Trùm họ và thân mẫu là bà Maria Gương. Ông Tương tuy thua anh hai tuổi, nhưng đã giữ chức Chánh Tổng. Còn Đaminh Nguyễn Đức Mạo sinh năm 1818, con ông Đaminh Giỏi làm Xã trưởng và bà Maria Nhiên. Khi bị bắt ông được 44 tuổi và làm Hương quản lo an ninh trât tự trong làng.

Hai ông Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi thuộc họ Ngọc Cục. Đaminh Nguyên sinh năm 1800, con ông Đaminh Duệ làm Xã trưởng. Khi bị bắt ông đang làm Chánh trương xứ Lục Thủy, con trai ông Đaminh Trình (35 tuổi) cũng bị bắt và tử đạo sau ông một ngày. Còn Đaminh Nhi, người trẻ nhất trong nhóm, sinh năm 1822, con ông Đaminh Vương và bà Catarina Vân.

Năm ông đều đã lập gia đình, đều là những tín hữu nông gia khá giả và tốt bụng, nên được dân làng rất kính nể và tôn trọng. Riêng Đaminh Nguyên nhờ có nghề thuốc nên có nhiều cơ hội thực thi đức bác ái và ngay cả với những anh em ngoại giáo trong vùng. Không rõ trước khi bị bắt các ông có thân thiết với nhau không, nhưng với một số điểm tương đồng trên, các ông đã là những đối tượng đầu tiên được lưu ý khi chiếu chỉ Phân sáp được áp dụng tại làng Ngọc Cục.

Chiếu chỉ Phân sáp do vua Tự Đức ban hành ngày 05.05.1861 gồm năm nội dung chính : Phân tán các làng Công Giáo; sáp nhập họ vào ca làng ngoại giáo, tịch thu tài sản ruộng nương; thích tự hai bên má những người theo đạo; rồi giao cho lương dân qủn thúc. Trong bối cảnh đó, năm ông đã bị bắt ngày 14.09.1861. Quan phủ Xuân Trường ra lệnh ép các ông phải chà đạp Thánh Giá. Nhưng các môn đệ Chúa Kitô đã khẳng khái biểu lộ niềm tin của mình, cương quyêt khước từ hành vi chối đạo, xúc phạm đến Chúa. Thế là quan giận dữ đày các ông sang làng Bạch Cúc, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tù đày và lời chứng.

Tiếp theo là bảy tháng rưỡi bị giam cầm, cổ mang gông, chân tay bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần giã man, nhưbng năm vị anh hùng vẫn kiên trung với đạo Chúa. Cũng theo chiếu chỉ Phân sáp này, quân lính dùng dùi sắt nung đỏ khắc chữ trên mặt các chứng nhân của Chúa, một bên má là chữ "Tả Đạo", bên kia là tên làng xã. Nói sao cho xiết nỗi tủi nhục đau đớn của các ông. Đau vì nhức nhối khủng khiếp và vết pỏhng trên mặt lâu ngày mới khỏi, nhục vì phải trình bày cho mọi người thày dấu hiệu chế diễu khinh mạn niềm tin đạo giáo. Nhưng tất cả các ông nhẫn lại chịu đựng, miễn tấm lòng vẫn trung thàng với đức tin chân chính.

Để kín múc ơn trợ lực của Thiên Chúa, hàng ngày các ông quây quần bên nhau cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, cùng nhau dâng lên Chúa lời tuyên xưng tuyệt đối của mình vào bàn tay quan phòng, và phó dâng đời mình cho thánh ý ngài. Có thể nói, chính nhờ những lời nguyện sốt sắng phát xuất từ đáy con tim đó, các ông đã tìm được nghị lực và can đảm lướt thắng mọi gian nan thử thách. Ngoài ra, các ông còn gíup nhau sám hối những lỗi lầm, và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba ngày để đón chờ hồng phúc tử đạo.

Trong bức thư đề ngày 02.08.1862, linh mục Estévez Nam đã trình bày cơn sốt bắt đạo tại Nam Định như sau:

"Trong tỉnh Nam Định, người Công Giáo bị đuổi khỏi nhà, quân lính chói từng năm người một, họ chỉ được đem theo mấy nắm gạo đủ ănchừng hai ngày… Có 300 giáo hữu đang bị giam, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân ra lệnh cấm tiếp tế lương thực và chỉ mấy ngày sau, 240 người gục chết, những người còn lại hấp hối chờ chết… Ngày 18.05.1862, ông ra lệnh chém 21 người, ngày 22 chém 43 người, ngày 26 chém 67 người … Ngày 30.05 ông tuyên trói 112 người buông thả sông, rồi hôm sau đến lượt 112 người khác…

"Việc làm của Tổng đốc được các quan phủ huyện noi theo. Người công giáo phải chết hàng trăm, kẻ bị chém, người chịu thiêu sinh trong ngục, hoặc có ai tháo chạy ra ngoài được, cũng bị lý hình cầm gươm dí họ vào lửa cho đến chết. Có lần 150 người bị xử một lúc, lý hình vì không thành thạo, chém đi chém lại chỉ giết được 20 người, số còn lại lính đẩy xuống sông. Nhưng sông lại nho, một số người sống sót lội vào bờ, quân lính tóm bắt, rồi cứ hai người một, buộc vào nhau ném xuống giếng sâu chết cả".(1).

Riêng với năm chiến sĩ đức tin Anrê Tường, Ving Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi, quan vẫn còn nhân nhượng. Ngày 15.06.1862, một lần nữa, quan yêu cầu các ông chà đạp Thánh Giá, các ông lại từ chối. Quan liền sai lính trói cả năm ông đem ra phơi nắng suốt cả ngày không cho ăn uống.

Sáng hôm sau, quan đổi chiến thuật, lấy lời ngon ngọt dụ dỗ các ông chối đạo. Mặc dù đói khát và mệt lả, ông Đaminh Mạo đại diện cho anh em khẳng khái trả lời : "Sao quan lại dụ dỗ chúng tôi như vậy ? Chắc quan tưởng chúng tôi là con nít khiếp sợ đáu đớn, nên quan khuyên dụ chúng tôi xúc phạm Thiên Chúa ư ? Nếu chà đạp Thánh Giá để khỏi bị bắt và bị đánh đập thì chúng tôi đã làm ngay ở làng quê chúng tôi rồi, dại gì phải trải qua biết bao cực khổ nơi đây. Bây giờ quan cứ làm theo ý quan, chúng tôi không bao giờ bỏ đạo đâu".

Đón phúc vinh quang.

Tức giận trước những lời trên, quan truyền lệnh xử tử ngay tức khắc năm vị tôi tớ kiên trung của Chúa. Quân lính điệu các ông ra pháp trường Bạch Cốc, tỉnh Nam Định. Các chứng nhân đức tin vui mừng phó thác linh hồn trong tay Chúa, cầu xin ngài ban cho đủ sức mạnh chiến thắng cơn thử thách cuối cùng. Quả thật các ông đã tỏ ra can đảm phi thường. Ngoài ông Đaminh Nhi, cả bốn vị kia đều yêu cầu lý hình, thay vì chém đầu một nhát thì xin họ chém ba nhát để các ông tỏ lòng kính Chúa Ba Ngôi.

Hôm đó là ngày 16.06.1862. Thi thể năm vị anh hùng tuân giáo được gia đình và các bạn hữu chôn ngay nơi tử đạo, năm sau thì cải táng về nhà thờ họ quê làng.

Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh.

Trường Thi Tử Đạo

Những Anh Hùng Họ Ngọc Cục
Tử đạo 16/06/1862 Xử giảo, Trảm quyết, Chôn sống, Đốt thiêu

Ngọc Cục họ lẻ xứ Lục Thủy
Ngàn giáo dân hoan hỷ Tin mừng
Lệnh vua cấm đạo bỗng dưng
Cha Quyền chánh sở lẫy lừng tiếng tăm

Cha bị bắt cả năm xử trảm
Ngàn giáo dân phân tản khắp nơi
Coi như biệt xứ suốt đời
Chủ chăn không có dân thời cách ly

Người xưng đạo nghe thì ba bảy (37 người)
Rất hào hùng quan đẩy vào tù
Hai huyện kế cận một khu
Quỳnh Côi, Vụ Bản dọa hù tấn tra

Mỗi người chúng nhốt nhà cách biệt
Gởi nhà lương để triệt đức tin
Gia đình chẳng biết lối tìm
Quan quân đem xử bặt tin xóm làng

Năm thánh (bị) chém dã man Vụ Bản
Nguyên, Mạo, Tường, hai bạn Tương, Nhi
Theo nhân chứng sử sách ghi
Các ngài bị bắt, gởi đi Xuân Tràng

Rồi sau đó chuyển sang Bạch Cốc
Huyện Vụ Bản tức tốc mang gông
Tấn tra bởi lính coi trông
Người nhà thăm viếng tốn công tốn tiền

Nếu hối lộ chúng liền cho gặp
Nhưng giáo dân vẫn đặt niềm tin
Các ngài vẫn thẳng hướng nhìn
Mân côi tràng chuỗi khắc in nguyện cầu

Quan án tỉnh yêu cầu đạp ảnh
Gọi từng người để tránh bảo nhau
Năm người nhất quyết trước sau
Ðều không đạp ảnh mặc dầu lệnh quan

Quan nổi giận liền mang chân xích
Phơi nắng hè muỗi chích đốt chơi
Tối giam ngục thất ngộp hơi
Các quan thử thách cũng thời uổng công

Tôi khẳng định quyết không chối đạo
Dù vua quan tàn bạo tới đâu
Tôn vinh Thiên Chúa nhiệm mầu
Lệnh vua quan xử chém đầu chúng tôi

Tới pháp trường ba hồi chiêng trống
Cả ba người trầm bổng đọc kinh
Phía sau đứng sẵn lý hình
Mỗi người ba nhát thình lình đầu rơi

Lấy xác chôn ngay nơi đâu chỗ chém
Sau lệnh ra, trọn vẹn đem về
Là nơi Ngọc Cục làng quê
Ngàn thu an nghỉ, hồn về Nước Cha

Thánh Phêrô Ða đã bị chôn sống
Ít mấy ai bị giống như ngài
Mười tháng giam giữ khổ sai
Bắt ông quá khóa quan cai đầu hàng

Ông cương quyết sẵn sàng chịu chết
Giữ đạo trời liên kết trung thành
Khiến quan tức giận đổi nhanh
Cho đem thiêu sống trở thành tro than

Chưa ai xử dã man thiêu sống
Ném người vào giữa đống lửa hồng
Tử đạo đặc biệt có ông
Xác thành tro bụi lại không mộ phần

Hai ông nữa bạn thân Trinh, Mọi
Bị bắt vì chống chọi lệnh quan
Giáo dân cuộc sống lầm than
Tôn thờ Thiên Chúa chẳng màng lợi danh

Quan án trên tỉnh thành dụ dỗ
Bắt các ông tuyên bố một câu
Từ bỏ đạo Chúa phép mầu
Gông cùm tháo gỡ ngõ hầu được tha

Hai ông Tịnh, Mọi thà chịu chết
Không khi nào đoan kết trái sai
Tôn vinh danh Chúa thiên đài
Xin quan huyện xử chẳng nài chẳng than

Quan tức giận cho mang xử trảm
Tại pháp trường tuyên án hai ông
Xác chôn ngay giữa cánh đồng
Về sau cải táng hai ông về vườn

Ba ông khác pháp trường trảm quyết
Ninh, Bình, Quy cũng miệt Mỹ Côi
Vùng này xử chém liên hồi
Nam Ðịnh, Vụ Bản quê tôi chiên lành

Một nhóm khác nêu danh sáu vị
Mấy bị chôn sống mấy bị thiêu
Quê hương đau khổ đủ điều
Gương sáng linh địa lãnh nhiều thiên ân

Chuyên, Trương, Uy, Vụ, gần Chiêu, Phụng
Cả sáu ông cũng đã đồng tâm
Vua quan dụ dỗ quá lầm
Ðạo đời rao giảng nhiệt tâm trung thành

Trước giờ chết vinh danh đạo Chúa
Dù bạo quyền đao búa dọa đe
Sáu ông nhất quyết không nghe
Hy sinh tử đạo chở che Mẹ hiền

Tại Nam Ðịnh quan quyền kiêng nể
Khối giáo dân không thể lung lay
Giáo hội ghi nhớ ngày này
Tôn kính chư vị, hồn bay về Trời

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
19. Ðaminh Hà Trọng Mậu (1794-1858)

Ða-Minh Hà Trọng Mầu, Sinh năm 1794 tại Phú Nhai, Bùi Chu, Linh mục Dòng Ða Minh, bị xử trảm ngày 5 tháng 11 năm 1858 tại Hưng Yên dưới đời vua Tự Ðức, Đức Piô XII suy tôn cha Đaminh Hà Trọng Mậu, linh mục dòng Giảng Thuyết lên bậc Chân Phước ngày 29.04.1951. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 5/11.

"Khi cha Hà Trọng Mậu bị điệu đến nơi xử, tôi thấy cha hết sức bình tĩnh, hai tay chắp lại như khi dâng lễ".

Lời chứng của bà Maria Di có lẽ cũng nói lên được tâm tình của thánh Đaminh Hà Trọng Mậu trong ngày tử đạo. 30 năm linh mục, với bao nhiêu thánh lễ trên bàn thờ, chắc chắn giờ dây cha cũng hân hoan khi được hiến dâng chính mạng sống mình như Đức Giêsu xưa trên đồi Golgotha. Tại bờ sông Hưng Yên hôm ấy, giữa tiếng quát tháo ồn ào của quân lính và dân chúng, ngài đã quỳ đó thinh lặng, ngây ngất cầu nguyện và nghiêng mình lãnh nhận nhát gươm hồng phúc.

Năm 1794, làng Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định, quê hương của thánh Tôma Dụ và Đaminh Đạt, đã được vinh dự chào đón ngày sinh của bé Đaminh Hà Trọng Mậu, vị tử đạo tương lai. Lớn lên cậu xin phép cha mẹ, ông bà Đaminh và Maria Mỹ, dâng mình cho Chúa và chung sống với những bạn đồng chí hướng. Như hạt giống tốt được ươm vào mảnh đất phì nhiêu, nơi đây cậu Mậu được học chữ nghĩa và tập tành các nhân đức. Càng thêm tuổi, cậu càng thêm khôn ngoan và đạo đức, càng được mọi người mến thương.

Tiếp đó, cậu nhận thấy Chúa muốn cho mình tiến xa hơn, nên cậu xin vào chủng viện và kiên trì học tập cho đến ngày thụ phong linh mục. Năm 1829, cùng với 10 linh mục khác trong giáo phận, cha Mậu xin vào dòng Đaminh để có thể kết hiệp mật thiết hơn với Chúa, và gắn bó với nhau trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Năm sau, cả 11 vị khấn dòng. Lớp tập của cha sau này tử đạo bảy vị, sáu vị kia đều thuộc danh sách các Đấng đáng kính chờ được phong lên bậc Chân Phước.(1)

Trải qua những ngày gian khổ dưới cuộc bách hại của vua Minh Mạng, rồi những ngày bình an hơn dưới thời vua Thiệu trị, cho đến mười năm đầy khó khăn, thời vua Tự Đức, cha luôn luôn tỏ ra là một người tận tụy với đoàn chiên, không quản ngại vất vả, không lùi bước trước khó khăn, đem hết tâm trí sức lực mưu ích cho các linh hồn. Cha đảm nhiệm nhiều giáo xứ, nhưng bất cứ nơi nào cần, cha sẵn sàng đến, coi thường mọi hiểm nguy.

Ngày 27.08.1858, quan quân đến vây làng Kẻ Diền và bắt được cha Mậu, những người phục vụ trong nhà xứ và một số giáo dân khác, giải về Hưng Yên. Hơn hai tháng bị giam trong ngục, dầu phải mang gông xiềng và chịu tra tấn nhiều lần, cha vẫn cương quyết tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa. Ngược lại, cha biến nhà giam thành một nơi hoạt động mới. Tại đây, cha gặp gỡ và khích lệ các giáo hữu cùng bị giam chấp nhận mọi khổ đau vì niềm tin. Tại đây, cha giúp nhiều tội nhân hóan cải đời sống. Đặc biệt, một số phụ nữ đạo đức tìm cách đưa giáo hữu ở ngoài vào thăm để được xưng tội với cha.

Mặc dù phải ra tòa nhiều lần, nhưng cha luôn luôn giữ trong mình chuỗi tràng hạt Mân Côi. Cha cố dành ra những giờ rảnh rỗi để cầu nguyện và suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Đối với mọi người, cha luôn cư xử cách nhân ái, yêu thương săn sóc, nên ai cũng quý mến cha. Bà Anna Ngoan, một người vẫn thường xuyên vào thăm cha trong tù, khẳng định rằng: "Các lính canh cũng kính nể và khâm phục cha".

Khi thấy không thể làm cho vị chiến sĩ đức tin bỏ đạo, quan tỉnh Nam Định làm án trảm quyết cho cha và 21 giáo hữu khác. Khi biết tin này, cha Mậu tỏ ra hân hoan, giứp đỡ các giáo hữu xưng tội và chuẩn bị đón nhận hồng phúc tử đạo.

Ngày 05.11.1858, trên đường ra pháp trường, mọi người đi dự đều có cảm tưởng cha đang nghiêm trang cử hành thánh lễ. Ngước mắt lên trời, đôi khi tay chắp lại, cha dẫn đầu đòan người tử đạo. Khi đến nơi xử, bên bờ sông Hưng Yên, cha quỳ gối xuống, tiếp tục cầu nguyện ít lâu, rồi đưa cổ cho lý hình chém. Thi thể cha được mai táng trọng thể tại nhà thờ xứ Mai Linh, tỉnh Nam Định.

Đức Piô XII suy tôn cha Đaminh Hà Trọng Mậu, linh mục dòng Giảng Thuyết lên bậc Chân Phước ngày 29.04.1951. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường Thi Tử Đạo

Linh mục Ðaminh Hà Trọng Mậu
Sinh Giáp Dần (1794) quê cận Phú Nhai
Học xong Chủng viện như ai
Thụ phong Linh mục công khai khấn dòng

Là thợ gặt khéo trong đồng lúa
Dắt đoàn chiên được Chúa trao ban
Ðức tin dẫn lối đưa đàng
Linh hồn mưu ích đảm đang tiến hành

Cha lãnh nhận tân canh nhiều xứ
Dù hiểm nguy bất cứ nơi nào
Lên đường lời Chúa giảng rao
Luôn đem tâm trí bước vào khó khăn

Vây Kẻ Ðiền chúng săn lùng bắt
Thấy Cha Mậu chăn dắt đoàn chiên
Quân quan xông tới trói liền
Giải về tra tấn xích xiềng cổ gông

Cha cương quyết sẽ không khuất phục
Một niềm tin hun đúc tuyên xưng
Rao truyền lời Chúa Tin mừng
Nhà giam ngài vẫn không ngừng giảng rao

Các giáo hữu Chúa trao đau khổ
Cùng bị giam một chỗ với Cha
Giúp người hoán cải thật thà
Vững tin vào Chúa lo mà canh tân

Người đạo đức xa gần giáo hữu
Vào thăm ngài cầu cứu giải hòa
Bề ngoài tiếp tế thăm cha
Chủ tâm xưng tội ngài đà giúp dân

Cha bị nhốt vẫn lần tràng hạt
Chia giờ ra khao khát nguyện kinh
Cuộc khổ nạn Chúa tử hình
Trên cây Thập Giá hy sinh cứu đời

Cha cư xử nói lời thân ái
Với giáo dân trai gái thăm ngài
Bà Ngoan khẳng định không sai
Cả toán lính gác quản cai coi tù

Cũng kính nể nhà tu gương mẫu
Không ghét yêu đổi xấu thành hay
Ðức tin không thể lung lay
Quân quan Nam Ðịnh ra tay xử liền

Vua ra lệnh ban truyền trảm quyết
Cha nghiêm trang mắt liếc nhìn trời
Ðôi tay chắp lại thảnh thơi
Lý hình chém cổ đầu rơi lìa mình

Lễ mai táng linh đình trọng thể
Tại nhà thờ nghi lễ tiễn đưa
Giáo dân nước mắt như mưa
Xác thân đau khổ hồn đưa về Trời

Phúc tử đạo lãnh thời Mậu Ngọ (1858)
Chết tuyên xưng tuổi thọ bốn hai
Suy tôn Tân Mão (1951) chẳng sai
Lên hàng Á thánh danh ngài Thiên cung

Lời bất hủ: Khi quan tổng đốc Nam Ðịnh không bắt cha bỏ đạo được thì làm án trảm quyết cha và 21 bổn đạo khác nữa. Khi biết tin này, cha Mậu tỏ ra hân hoan và giúp đỡ các tín hữu trong tù xưng tội và chuẩn bị đón hồng ân Tử Ðạo. Khi ra pháp trường, mọi người có cảm tưởng như cha đang nghiêm trang cử hành thánh lễ vậy.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #21
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
20. Đa-Minh Nguyên (1800 – 1862)

Ða-Minh Nguyên, Sinh năm 1800 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức cùng với Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 16/06.

Niềm tin được chứng giám

Cuộc đời năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nhi và Đaminh Nguyên tưởng như đã được trình bày cụ thể trong thư gửi giáo đoàn Do Thái:

"Có những người vì đức tin bị căng nọc, bị đánh đòn, họ đã từ khước giải thoát ngõ hầu được hưởng sự sống hoàn hảo hơn. Có những người chịu thử thách, chịu sự sỉ nhục, chịu đòn vọt, họ còn bị xiềng xích và tù ngục. Họ bị ném đá, bị cưa sẻ, bị thiêu đốt, bị hiến đạp, bị hành hạ… Hết thảy những người đó đã được thiên Chúa chứng giám nhờ đức tin" (Dt 11, 35-37, 39).

Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiếu chỉ Phân Sáp, năm giáo hữu đồng hương này đã đồng lao cộng khổ, để cuối cùng đồng vinh quang trên nước trời. Thiên Chúa đã chứng giám cho niềm tin của họ.

Số phận gắn bó với nhau.

Dưới thời vua Tự Đức, xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định, giáo phận Trung Đàng Ngoài, có 13 họ đạo nằm trong chín làng xã. Do đó làng Ngọc Cục bao gồn hai họ đạo Ngọc Cục (Bổn mạng lễ Truyền Tin) và họ Phú Yêu (Bổn mạng thánh Vinh Sơn).

Ba ông Anrê Tường, Vinh Sơn Tương và Đaminh Nguyễn Đức Mạo. Thuộc họ Phú Yêu. Anrê Tường sinh năm 1812 và Vinh Sơn Tương sinh năm 1814 là hai anh em ruột. Thân phụ là ông Đaminh Tiên làm Trùm họ và thân mẫu là bà Maria Gương. Ông Tương tuy thua anh hai tuổi, nhưng đã giữ chức Chánh Tổng. Còn Đaminh Nguyễn Đức Mạo sinh năm 1818, con ông Đaminh Giỏi làm Xã trưởng và bà Maria Nhiên. Khi bị bắt ông được 44 tuổi và làm Hương quản lo an ninh trât tự trong làng.

Hai ông Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi thuộc họ Ngọc Cục. Đaminh Nguyên sinh năm 1800, con ông Đaminh Duệ làm Xã trưởng. Khi bị bắt ông đang làm Chánh trương xứ Lục Thủy, con trai ông Đaminh Trình (35 tuổi) cũng bị bắt và tử đạo sau ông một ngày. Còn Đaminh Nhi, người trẻ nhất trong nhóm, sinh năm 1822, con ông Đaminh Vương và bà Catarina Vân.

Năm ông đều đã lập gia đình, đều là những tín hữu nông gia khá giả và tốt bụng, nên được dân làng rất kính nể và tôn trọng. Riêng Đaminh Nguyên nhờ có nghề thuốc nên có nhiều cơ hội thực thi đức bác ái và ngay cả với những anh em ngoại giáo trong vùng. Không rõ trước khi bị bắt các ông có thân thiết với nhau không, nhưng với một số điểm tương đồng trên, các ông đã là những đối tượng đầu tiên được lưu ý khi chiếu chỉ Phân sáp được áp dụng tại làng Ngọc Cục.

Chiếu chỉ Phân sáp do vua Tự Đức ban hành ngày 05.05.1861 gồm năm nội dung chính : Phân tán các làng Công Giáo; sáp nhập họ vào ca làng ngoại giáo, tịch thu tài sản ruộng nương; thích tự hai bên má những người theo đạo; rồi giao cho lương dân qủn thúc. Trong bối cảnh đó, năm ông đã bị bắt ngày 14.09.1861. Quan phủ Xuân Trường ra lệnh ép các ông phải chà đạp Thánh Giá. Nhưng các môn đệ Chúa Kitô đã khẳng khái biểu lộ niềm tin của mình, cương quyêt khước từ hành vi chối đạo, xúc phạm đến Chúa. Thế là quan giận dữ đày các ông sang làng Bạch Cúc, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tù đày và lời chứng

Tiếp theo là bảy tháng rưỡi bị giam cầm, cổ mang gông, chân tay bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần giã man, nhưbng năm vị anh hùng vẫn kiên trung với đạo Chúa. Cũng theo chiếu chỉ Phân sáp này, quân lính dùng dùi sắt nung đỏ khắc chữ trên mặt các chứng nhân của Chúa, một bên má là chữ "Tả Đạo", bên kia là tên làng xã. Nói sao cho xiết nỗi tủi nhục đau đớn của các ông. Đau vì nhức nhối khủng khiếp và vết pỏhng trên mặt lâu ngày mới khỏi, nhục vì phải trình bày cho mọi người thày dấu hiệu chế diễu khinh mạn niềm tin đạo giáo. Nhưng tất cả các ông nhẫn lại chịu đựng, miễn tấm lòng vẫn trung thàng với đức tin chân chính.

Để kín múc ơn trợ lực của Thiên Chúa, hàng ngày các ông quây quần bên nhau cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, cùng nhau dâng lên Chúa lời tuyên xưng tuyệt đối của mình vào bàn tay quan phòng, và phó dâng đời mình cho thánh ý ngài. Có thể nói, chính nhờ những lời nguyện sốt sắng phát xuất từ đáy con tim đó, các ông đã tìm được nghị lực và can đảm lướt thắng mọi gian nan thử thách. Ngoài ra, các ông còn gíup nhau sám hối những lỗi lầm, và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba ngày để đón chờ hồng phúc tử đạo.

Trong bức thư đề ngày 02.08.1862, linh mục Estévez Nam đã trình bày cơn sốt bắt đạo tại Nam Định như sau:

"Trong tỉnh Nam Định, người Công Giáo bị đuổi khỏi nhà, quân lính chói từng năm người một, họ chỉ được đem theo mấy nắm gạo đủ ănchừng hai ngày… Có 300 giáo hữu đang bị giam, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân ra lệnh cấm tiếp tế lương thực và chỉ mấy ngày sau, 240 người gục chết, những người còn lại hấp hối chờ chết… Ngày 18.05.1862, ông ra lệnh chém 21 người, ngày 22 chém 43 người, ngày 26 chém 67 người … Ngày 30.05 ông tuyên trói 112 người buông thả sông, rồi hôm sau đến lượt 112 người khác…

"Việc làm của Tổng đốc được các quan phủ huyện noi theo. Người công giáo phải chết hàng trăm, kẻ bị chém, người chịu thiêu sinh trong ngục, hoặc có ai tháo chạy ra ngoài được, cũng bị lý hình cầm gươm dí họ vào lửa cho đến chết. Có lần 150 người bị xử một lúc, lý hình vì không thành thạo, chém đi chém lại chỉ giết được 20 người, số còn lại lính đẩy xuống sông. Nhưng sông lại nho, một số người sống sót lội vào bờ, quân lính tóm bắt, rồi cứ hai người một, buộc vào nhau ném xuống giếng sâu chết cả".(1).

Riêng với năm chiến sĩ đức tin Anrê Tường, Ving Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi, quan vẫn còn nhân nhượng. Ngày 15.06.1862, một lần nữa, quan yêu cầu các ông chà đạp Thánh Giá, các ông lại từ chối. Quan liền sai lính trói cả năm ông đem ra phơi nắng suốt cả ngày không cho ăn uống.

Sáng hôm sau, quan đổi chiến thuật, lấy lời ngon ngọt dụ dỗ các ông chối đạo. Mặc dù đói khát và mệt lả, ông Đaminh Mạo đại diện cho anh em khẳng khái trả lời : "Sao quan lại dụ dỗ chúng tôi như vậy ? Chắc quan tưởng chúng tôi là con nít khiếp sợ đáu đớn, nên quan khuyên dụ chúng tôi xúc phạm Thiên Chúa ư ? Nếu chà đạp Thánh Giá để khỏi bị bắt và bị đánh đập thì chúng tôi đã làm ngay ở làng quê chúng tôi rồi, dại gì phải trải qua biết bao cực khổ nơi đây. Bây giờ quan cứ làm theo ý quan, chúng tôi không bao giờ bỏ đạo đâu".

Đón phúc vinh quang.

Tức giận trước những lời trên, quan truyền lệnh xử tử ngay tức khắc năm vị tôi tớ kiên trung của Chúa. Quân lính điệu các ông ra pháp trường Bạch Cốc, tỉnh Nam Định. Các chứng nhân đức tin vui mừng phó thác linh hồn trong tay Chúa, cầu xin ngài ban cho đủ sức mạnh chiến thắng cơn thử thách cuối cùng. Quả thật các ông đã tỏ ra can đảm phi thường. Ngoài ông Đaminh Nhi, cả bốn vị kia đều yêu cầu lý hình, thay vì chém đầu một nhát thì xin họ chém ba nhát để các ông tỏ lòng kính Chúa Ba Ngôi.

Hôm đó là ngày 16.06.1862. Thi thể năm vị anh hùng tuân giáo được gia đình và các bạn hữu chôn ngay nơi tử đạo, năm sau thì cải táng về nhà thờ họ quê làng.

Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh.

Trường Thi Tử Đạo

Những Anh Hùng Họ Ngọc Cục
Tử đạo 16/06/1862 Xử giảo, Trảm quyết, Chôn sống, Đốt thiêu

Ngọc Cục họ lẻ xứ Lục Thủy
Ngàn giáo dân hoan hỷ Tin mừng
Lệnh vua cấm đạo bỗng dưng
Cha Quyền chánh sở lẫy lừng tiếng tăm

Cha bị bắt cả năm xử trảm
Ngàn giáo dân phân tản khắp nơi
Coi như biệt xứ suốt đời
Chủ chăn không có dân thời cách ly

Người xưng đạo nghe thì ba bảy (37 người)
Rất hào hùng quan đẩy vào tù
Hai huyện kế cận một khu
Quỳnh Côi, Vụ Bản dọa hù tấn tra

Mỗi người chúng nhốt nhà cách biệt
Gởi nhà lương để triệt đức tin
Gia đình chẳng biết lối tìm
Quan quân đem xử bặt tin xóm làng

Năm thánh (bị) chém dã man Vụ Bản
Nguyên, Mạo, Tường, hai bạn Tương, Nhi
Theo nhân chứng sử sách ghi
Các ngài bị bắt, gởi đi Xuân Tràng

Rồi sau đó chuyển sang Bạch Cốc
Huyện Vụ Bản tức tốc mang gông
Tấn tra bởi lính coi trông
Người nhà thăm viếng tốn công tốn tiền

Nếu hối lộ chúng liền cho gặp
Nhưng giáo dân vẫn đặt niềm tin
Các ngài vẫn thẳng hướng nhìn
Mân côi tràng chuỗi khắc in nguyện cầu

Quan án tỉnh yêu cầu đạp ảnh
Gọi từng người để tránh bảo nhau
Năm người nhất quyết trước sau
Ðều không đạp ảnh mặc dầu lệnh quan

Quan nổi giận liền mang chân xích
Phơi nắng hè muỗi chích đốt chơi
Tối giam ngục thất ngộp hơi
Các quan thử thách cũng thời uổng công

Tôi khẳng định quyết không chối đạo
Dù vua quan tàn bạo tới đâu
Tôn vinh Thiên Chúa nhiệm mầu
Lệnh vua quan xử chém đầu chúng tôi

Tới pháp trường ba hồi chiêng trống
Cả ba người trầm bổng đọc kinh
Phía sau đứng sẵn lý hình
Mỗi người ba nhát thình lình đầu rơi

Lấy xác chôn ngay nơi đâu chỗ chém
Sau lệnh ra, trọn vẹn đem về
Là nơi Ngọc Cục làng quê
Ngàn thu an nghỉ, hồn về Nước Cha

Thánh Phêrô Ða đã bị chôn sống
Ít mấy ai bị giống như ngài
Mười tháng giam giữ khổ sai
Bắt ông quá khóa quan cai đầu hàng

Ông cương quyết sẵn sàng chịu chết
Giữ đạo trời liên kết trung thành
Khiến quan tức giận đổi nhanh
Cho đem thiêu sống trở thành tro than

Chưa ai xử dã man thiêu sống
Ném người vào giữa đống lửa hồng
Tử đạo đặc biệt có ông
Xác thành tro bụi lại không mộ phần

Hai ông nữa bạn thân Trinh, Mọi
Bị bắt vì chống chọi lệnh quan
Giáo dân cuộc sống lầm than
Tôn thờ Thiên Chúa chẳng màng lợi danh

Quan án trên tỉnh thành dụ dỗ
Bắt các ông tuyên bố một câu
Từ bỏ đạo Chúa phép mầu
Gông cùm tháo gỡ ngõ hầu được tha

Hai ông Tịnh, Mọi thà chịu chết
Không khi nào đoan kết trái sai
Tôn vinh danh Chúa thiên đài
Xin quan huyện xử chẳng nài chẳng than

Quan tức giận cho mang xử trảm
Tại pháp trường tuyên án hai ông
Xác chôn ngay giữa cánh đồng
Về sau cải táng hai ông về vườn

Ba ông khác pháp trường trảm quyết
Ninh, Bình, Quy cũng miệt Mỹ Côi
Vùng này xử chém liên hồi
Nam Ðịnh, Vụ Bản quê tôi chiên lành

Một nhóm khác nêu danh sáu vị
Mấy bị chôn sống mấy bị thiêu
Quê hương đau khổ đủ điều
Gương sáng linh địa lãnh nhiều thiên ân

Chuyên, Trương, Uy, Vụ, gần Chiêu, Phụng
Cả sáu ông cũng đã đồng tâm
Vua quan dụ dỗ quá lầm
Ðạo đời rao giảng nhiệt tâm trung thành

Trước giờ chết vinh danh đạo Chúa
Dù bạo quyền đao búa dọa đe
Sáu ông nhất quyết không nghe
Hy sinh tử đạo chở che Mẹ hiền

Tại Nam Ðịnh quan quyền kiêng nể
Khối giáo dân không thể lung lay
Giáo hội ghi nhớ ngày này
Tôn kính chư vị, hồn bay về Trời

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #22
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
21. Đa-minh Nhi (1822 – 1862)

Ða-Minh Nhi, Sinh năm 1822 tại Ngọc Cục, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 16/06/1862 tại Làng Cốc dưới đời vua Tự Ðức cùng với Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên. Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 16/06.

Niềm tin được chứng giám

Cuộc đời năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nhi và Đaminh Nguyên tưởng như đã được trình bày cụ thể trong thư gửi giáo đoàn Do Thái:

"Có những người vì đức tin bị căng nọc, bị đánh đòn, họ đã từ khước giải thoát ngõ hầu được hưởng sự sống hoàn hảo hơn. Có những người chịu thử thách, chịu sự sỉ nhục, chịu đòn vọt, họ còn bị xiềng xích và tù ngục. Họ bị ném đá, bị cưa sẻ, bị thiêu đốt, bị hiến đạp, bị hành hạ… Hết thảy những người đó đã được thiên Chúa chứng giám nhờ đức tin" (Dt 11, 35-37, 39).

Chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chiếu chỉ Phân Sáp, năm giáo hữu đồng hương này đã đồng lao cộng khổ, để cuối cùng đồng vinh quang trên nước trời. Thiên Chúa đã chứng giám cho niềm tin của họ.

Số phận gắn bó với nhau.

Dưới thời vua Tự Đức, xứ Lục Thủy, tỉnh Nam Định, giáo phận Trung Đàng Ngoài, có 13 họ đạo nằm trong chín làng xã. Do đó làng Ngọc Cục bao gồn hai họ đạo Ngọc Cục (Bổn mạng lễ Truyền Tin) và họ Phú Yêu (Bổn mạng thánh Vinh Sơn).

Ba ông Anrê Tường, Vinh Sơn Tương và Đaminh Nguyễn Đức Mạo. Thuộc họ Phú Yêu. Anrê Tường sinh năm 1812 và Vinh Sơn Tương sinh năm 1814 là hai anh em ruột. Thân phụ là ông Đaminh Tiên làm Trùm họ và thân mẫu là bà Maria Gương. Ông Tương tuy thua anh hai tuổi, nhưng đã giữ chức Chánh Tổng. Còn Đaminh Nguyễn Đức Mạo sinh năm 1818, con ông Đaminh Giỏi làm Xã trưởng và bà Maria Nhiên. Khi bị bắt ông được 44 tuổi và làm Hương quản lo an ninh trât tự trong làng.

Hai ông Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi thuộc họ Ngọc Cục. Đaminh Nguyên sinh năm 1800, con ông Đaminh Duệ làm Xã trưởng. Khi bị bắt ông đang làm Chánh trương xứ Lục Thủy, con trai ông Đaminh Trình (35 tuổi) cũng bị bắt và tử đạo sau ông một ngày. Còn Đaminh Nhi, người trẻ nhất trong nhóm, sinh năm 1822, con ông Đaminh Vương và bà Catarina Vân.

Năm ông đều đã lập gia đình, đều là những tín hữu nông gia khá giả và tốt bụng, nên được dân làng rất kính nể và tôn trọng. Riêng Đaminh Nguyên nhờ có nghề thuốc nên có nhiều cơ hội thực thi đức bác ái và ngay cả với những anh em ngoại giáo trong vùng. Không rõ trước khi bị bắt các ông có thân thiết với nhau không, nhưng với một số điểm tương đồng trên, các ông đã là những đối tượng đầu tiên được lưu ý khi chiếu chỉ Phân sáp được áp dụng tại làng Ngọc Cục.

Chiếu chỉ Phân sáp do vua Tự Đức ban hành ngày 05.05.1861 gồm năm nội dung chính : Phân tán các làng Công Giáo; sáp nhập họ vào ca làng ngoại giáo, tịch thu tài sản ruộng nương; thích tự hai bên má những người theo đạo; rồi giao cho lương dân qủn thúc. Trong bối cảnh đó, năm ông đã bị bắt ngày 14.09.1861. Quan phủ Xuân Trường ra lệnh ép các ông phải chà đạp Thánh Giá. Nhưng các môn đệ Chúa Kitô đã khẳng khái biểu lộ niềm tin của mình, cương quyêt khước từ hành vi chối đạo, xúc phạm đến Chúa. Thế là quan giận dữ đày các ông sang làng Bạch Cúc, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

Tù đày và lời chứng.

Tiếp theo là bảy tháng rưỡi bị giam cầm, cổ mang gông, chân tay bị xiềng xích, bị đánh đòn nhiều lần giã man, nhưbng năm vị anh hùng vẫn kiên trung với đạo Chúa. Cũng theo chiếu chỉ Phân sáp này, quân lính dùng dùi sắt nung đỏ khắc chữ trên mặt các chứng nhân của Chúa, một bên má là chữ "Tả Đạo", bên kia là tên làng xã. Nói sao cho xiết nỗi tủi nhục đau đớn của các ông. Đau vì nhức nhối khủng khiếp và vết pỏhng trên mặt lâu ngày mới khỏi, nhục vì phải trình bày cho mọi người thày dấu hiệu chế diễu khinh mạn niềm tin đạo giáo. Nhưng tất cả các ông nhẫn lại chịu đựng, miễn tấm lòng vẫn trung thàng với đức tin chân chính.

Để kín múc ơn trợ lực của Thiên Chúa, hàng ngày các ông quây quần bên nhau cầu nguyện, đọc kinh Mân Côi, cùng nhau dâng lên Chúa lời tuyên xưng tuyệt đối của mình vào bàn tay quan phòng, và phó dâng đời mình cho thánh ý ngài. Có thể nói, chính nhờ những lời nguyện sốt sắng phát xuất từ đáy con tim đó, các ông đã tìm được nghị lực và can đảm lướt thắng mọi gian nan thử thách. Ngoài ra, các ông còn gíup nhau sám hối những lỗi lầm, và tự nguyện hãm mình bằng chay tịnh mỗi tuần ba ngày để đón chờ hồng phúc tử đạo.

Trong bức thư đề ngày 02.08.1862, linh mục Estévez Nam đã trình bày cơn sốt bắt đạo tại Nam Định như sau:

"Trong tỉnh Nam Định, người Công Giáo bị đuổi khỏi nhà, quân lính chói từng năm người một, họ chỉ được đem theo mấy nắm gạo đủ ănchừng hai ngày… Có 300 giáo hữu đang bị giam, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân ra lệnh cấm tiếp tế lương thực và chỉ mấy ngày sau, 240 người gục chết, những người còn lại hấp hối chờ chết… Ngày 18.05.1862, ông ra lệnh chém 21 người, ngày 22 chém 43 người, ngày 26 chém 67 người … Ngày 30.05 ông tuyên trói 112 người buông thả sông, rồi hôm sau đến lượt 112 người khác…

"Việc làm của Tổng đốc được các quan phủ huyện noi theo. Người công giáo phải chết hàng trăm, kẻ bị chém, người chịu thiêu sinh trong ngục, hoặc có ai tháo chạy ra ngoài được, cũng bị lý hình cầm gươm dí họ vào lửa cho đến chết. Có lần 150 người bị xử một lúc, lý hình vì không thành thạo, chém đi chém lại chỉ giết được 20 người, số còn lại lính đẩy xuống sông. Nhưng sông lại nho, một số người sống sót lội vào bờ, quân lính tóm bắt, rồi cứ hai người một, buộc vào nhau ném xuống giếng sâu chết cả".(1).

Riêng với năm chiến sĩ đức tin Anrê Tường, Ving Sơn Tương, Đaminh Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi, quan vẫn còn nhân nhượng. Ngày 15.06.1862, một lần nữa, quan yêu cầu các ông chà đạp Thánh Giá, các ông lại từ chối. Quan liền sai lính trói cả năm ông đem ra phơi nắng suốt cả ngày không cho ăn uống.

Sáng hôm sau, quan đổi chiến thuật, lấy lời ngon ngọt dụ dỗ các ông chối đạo. Mặc dù đói khát và mệt lả, ông Đaminh Mạo đại diện cho anh em khẳng khái trả lời : "Sao quan lại dụ dỗ chúng tôi như vậy ? Chắc quan tưởng chúng tôi là con nít khiếp sợ đáu đớn, nên quan khuyên dụ chúng tôi xúc phạm Thiên Chúa ư ? Nếu chà đạp Thánh Giá để khỏi bị bắt và bị đánh đập thì chúng tôi đã làm ngay ở làng quê chúng tôi rồi, dại gì phải trải qua biết bao cực khổ nơi đây. Bây giờ quan cứ làm theo ý quan, chúng tôi không bao giờ bỏ đạo đâu".

Đón phúc vinh quang.

Tức giận trước những lời trên, quan truyền lệnh xử tử ngay tức khắc năm vị tôi tớ kiên trung của Chúa. Quân lính điệu các ông ra pháp trường Bạch Cốc, tỉnh Nam Định. Các chứng nhân đức tin vui mừng phó thác linh hồn trong tay Chúa, cầu xin ngài ban cho đủ sức mạnh chiến thắng cơn thử thách cuối cùng. Quả thật các ông đã tỏ ra can đảm phi thường. Ngoài ông Đaminh Nhi, cả bốn vị kia đều yêu cầu lý hình, thay vì chém đầu một nhát thì xin họ chém ba nhát để các ông tỏ lòng kính Chúa Ba Ngôi.

Hôm đó là ngày 16.06.1862. Thi thể năm vị anh hùng tuân giáo được gia đình và các bạn hữu chôn ngay nơi tử đạo, năm sau thì cải táng về nhà thờ họ quê làng.

Ngày 29.04.1951, Đức Piô XII đã long trọng suy tôn năm vị tử đạo Anrê Tường, Vinh Sơn Tương, Đaminh Nguyễn Đức Mạo, Đaminh Nguyên và Đaminh Nhi lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn các ngài lên hàng Hiển thánh

Trường Thi Tử Đạo

Những Anh Hùng Họ Ngọc Cục
Tử đạo 16/06/1862 Xử giảo, Trảm quyết, Chôn sống, Đốt thiêu

Ngọc Cục họ lẻ xứ Lục Thủy
Ngàn giáo dân hoan hỷ Tin mừng
Lệnh vua cấm đạo bỗng dưng
Cha Quyền chánh sở lẫy lừng tiếng tăm

Cha bị bắt cả năm xử trảm
Ngàn giáo dân phân tản khắp nơi
Coi như biệt xứ suốt đời
Chủ chăn không có dân thời cách ly

Người xưng đạo nghe thì ba bảy (37 người)
Rất hào hùng quan đẩy vào tù
Hai huyện kế cận một khu
Quỳnh Côi, Vụ Bản dọa hù tấn tra

Mỗi người chúng nhốt nhà cách biệt
Gởi nhà lương để triệt đức tin
Gia đình chẳng biết lối tìm
Quan quân đem xử bặt tin xóm làng

Năm thánh (bị) chém dã man Vụ Bản
Nguyên, Mạo, Tường, hai bạn Tương, Nhi
Theo nhân chứng sử sách ghi
Các ngài bị bắt, gởi đi Xuân Tràng

Rồi sau đó chuyển sang Bạch Cốc
Huyện Vụ Bản tức tốc mang gông
Tấn tra bởi lính coi trông
Người nhà thăm viếng tốn công tốn tiền

Nếu hối lộ chúng liền cho gặp
Nhưng giáo dân vẫn đặt niềm tin
Các ngài vẫn thẳng hướng nhìn
Mân côi tràng chuỗi khắc in nguyện cầu

Quan án tỉnh yêu cầu đạp ảnh
Gọi từng người để tránh bảo nhau
Năm người nhất quyết trước sau
Ðều không đạp ảnh mặc dầu lệnh quan

Quan nổi giận liền mang chân xích
Phơi nắng hè muỗi chích đốt chơi
Tối giam ngục thất ngộp hơi
Các quan thử thách cũng thời uổng công

Tôi khẳng định quyết không chối đạo
Dù vua quan tàn bạo tới đâu
Tôn vinh Thiên Chúa nhiệm mầu
Lệnh vua quan xử chém đầu chúng tôi

Tới pháp trường ba hồi chiêng trống
Cả ba người trầm bổng đọc kinh
Phía sau đứng sẵn lý hình
Mỗi người ba nhát thình lình đầu rơi

Lấy xác chôn ngay nơi đâu chỗ chém
Sau lệnh ra, trọn vẹn đem về
Là nơi Ngọc Cục làng quê
Ngàn thu an nghỉ, hồn về Nước Cha

Thánh Phêrô Ða đã bị chôn sống
Ít mấy ai bị giống như ngài
Mười tháng giam giữ khổ sai
Bắt ông quá khóa quan cai đầu hàng

Ông cương quyết sẵn sàng chịu chết
Giữ đạo trời liên kết trung thành
Khiến quan tức giận đổi nhanh
Cho đem thiêu sống trở thành tro than

Chưa ai xử dã man thiêu sống
Ném người vào giữa đống lửa hồng
Tử đạo đặc biệt có ông
Xác thành tro bụi lại không mộ phần

Hai ông nữa bạn thân Trinh, Mọi
Bị bắt vì chống chọi lệnh quan
Giáo dân cuộc sống lầm than
Tôn thờ Thiên Chúa chẳng màng lợi danh

Quan án trên tỉnh thành dụ dỗ
Bắt các ông tuyên bố một câu
Từ bỏ đạo Chúa phép mầu
Gông cùm tháo gỡ ngõ hầu được tha

Hai ông Tịnh, Mọi thà chịu chết
Không khi nào đoan kết trái sai
Tôn vinh danh Chúa thiên đài
Xin quan huyện xử chẳng nài chẳng than

Quan tức giận cho mang xử trảm
Tại pháp trường tuyên án hai ông
Xác chôn ngay giữa cánh đồng
Về sau cải táng hai ông về vườn

Ba ông khác pháp trường trảm quyết
Ninh, Bình, Quy cũng miệt Mỹ Côi
Vùng này xử chém liên hồi
Nam Ðịnh, Vụ Bản quê tôi chiên lành

Một nhóm khác nêu danh sáu vị
Mấy bị chôn sống mấy bị thiêu
Quê hương đau khổ đủ điều
Gương sáng linh địa lãnh nhiều thiên ân

Chuyên, Trương, Uy, Vụ, gần Chiêu, Phụng
Cả sáu ông cũng đã đồng tâm
Vua quan dụ dỗ quá lầm
Ðạo đời rao giảng nhiệt tâm trung thành

Trước giờ chết vinh danh đạo Chúa
Dù bạo quyền đao búa dọa đe
Sáu ông nhất quyết không nghe
Hy sinh tử đạo chở che Mẹ hiền

Tại Nam Ðịnh quan quyền kiêng nể
Khối giáo dân không thể lung lay
Giáo hội ghi nhớ ngày này
Tôn kính chư vị, hồn bay về Trời

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #23
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
22. Ðaminh Ninh (1835-1862)

Ðaminh Ninh Sinh năm 1835 tại Trung Linh, Nam Ðịnh, Giáo dân, bị xử trảm ngày 2/06/1862 tại An Triêm dưới đời vua Tự Ðức, được phong Chân Phước ngày 29/04/1951 do Ðức Piô XII, Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh. Lễ kính vào ngày 2/06.

Đức tin mạnh hơn sự chết

“Giác quan khiếp sợ trước những hiểm nguy, những cái sẽ đem đến đau thương và chết chóc. Nhưng với đức tin mạnh mẽ và sống động, giác quan không còn e sợ gì cả, nó biết trước tất cả những gì sẽ xảy đến đều do ý Chúa, và những điều Chúa muốn chỉ sinh ích mà thôi. Như vật, tấc cả những gì sẽ đến vui hay buồn, sức khỏe hay bệnh tật, sống hay chết đều được nó vui nhận trước và dĩ nhiên không còn biết sợ gì”.

Tư tưởng trên đây đã được cha Charles de Foucault, vị khai sáng dòng tiểu đệ trình bày, diễn tả thật chính xác về các vị thánh tử đạo Việt Nam. Các vị biết trước những gian nan và đau khổ sẽ phải chịu, nhưng tin vào Thiên Chúa, các ngài không chút nhát sợ. Sự hiên ngang can trường của các ngài trước bạo lực trần gian thật đáng được muôn đời ca tụng. thánh Đaminh Ninh là một trong số các vị oai hùng đó.

Năm 1841, làng Trung Linh, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Trung (nay là giáo phận Bùi Chu) đón nhận cậu bé Đaminh Ninh chào đời. Làng Trung Linh cũng là xứ Trung Linh, là một làng thuần Công Giáo. Trong giai đoạn đầu công cuộc truyền giáo tại miền bắc Việt Nam, Trung Linh là nơi đặt Toa Giám Mục và có trường đào tạo chủng sinh.

Tuy là một nông dân chất phác, cần cù anh Ninh vẫn cố gắng học thêm chữ Nôm, hy vọng tương lai ngày mai tươi sáng hơn. Anh Ninh được dân làng khen là một Kitô hữu tốt lành, đạo đức. Duy có điều đáng buồn đối với anh, đó là cha mẹ đã ép anh phải kết hôn với một thiếu nữ trong làng. Vì không muốn làm buồn lòng cha mẹ, anh đành miễn cưỡng chấp nhận cuộc hôn nhân này. Nhưng sau ngày cuới, anh vẫn sống như người độc thân, chứ không chung sống với người thiếu nữ đó. Tuy nhiên, anh vẫn cư xử hòa nhã với nàng. Và sau anh nhận thấy mình có phần lỗi, nên đã cố gắng đền bù bằng cuộc sống thánh thiện, nhất là can đảm chấp nhận mọi đau khổ, cực hình vì đức tin và vì lòng mến Chúa.

Chiếu chỉ phân sáp ban hành ngày 05.08.1861 của vua Tự Đức được áp dụng triệt để tại làng Nam Định. Nếu nhiều nơi trước khi bị phân sáp, giáo hữu còn được bán nhà lấy tiền chi tiêu thì ở đây họ bị bắt, bị trói từng năm người một, và chỉ được đem theo mấy nắm cơm đủ ăn trong hai ngày ngắn ngủi.

Thanh niên can trường.

Ngày 16-9-1861 ngài bị bắt cùng với Phêrô Ða, 38 tuổi, Phêrô Hùng 26 tuổi. Sau bị giải về phủ Xuân Trường, các ngài vẫn một mực tuyên xưng đức tin chứ không chịu đạp ảnh, quan phủ cho khắc chữ tả đạo vào má và bắt đi đầy. Thánh Ðaminh Ninh bị đầy ở làng Ðông Trị, huyện Ðông Quan, với Phêrô Hùng. Các ngài còn phải thay đổi nơi lưu đầy nhiều lần.

Sau cùng ngày 2-6-1862 các ngài bị giải về An Triêm nơi quan án đang xét xử. Một lần nữa Thánh Ðaminh Ninh bị ép phải chối đạo nhưng ngài đã can đảm thưa lại: "Nếu con cái không được phép khinh dể cha mẹ mình thì làm sao người tín hữu dám dầy đạp hình ảnh Chúa tạo dựng trời đất. Quan hãy làm gì quan muốn, nhưng đừng bắt tôi phạm tội đạp thánh giá Chúa".

Nghe vậy thì quan tức giận lắm nên truyền cho lính đem đi chém đầu.

Trong án phong Chân Phước cho anh Đaminh Ninh, bà Rôsa Hun làm chứng rằng: “Tôi thấy anh bị nhốt tù tại Đông Vi, tuy mang gông cùm xiềng xích nặng nề, anh vẫn vui vẻ tươi cười”.

Trước lòng can đảm, khẳng khái của anh Đaminh Ninh, Tổng đốc Nguyễn Đình Tân đã kết án trảm quyết. Và bản án được thi hành ngày 02.06.1862 tại pháp trường An Triêm, tỉnh Nam Định.

Ngày 29.04.1951 tại giáo đô Vatican, trong Vương Cung Thánh Đường Phêrô, anh Đaminh Ninh, người thanh niên nông dân nghèo, nhưng cũng là Kitô hữu can trường đã được Đức cha Piô XII suy tôn lên bậc Chân Phước. Ngày 19-06-1988, Đức Gioan Phaolô II suy tôn ngài lên bậc Hiển thánh.

Trường Thi Tử Đạo

Trần Duy Ninh sinh năm Tân Sửu (1841)
Tại Trung Linh thuộc tỉnh Thành Nam
Nhà nông anh chịu khó làm
Học hành cũng được mấy hàng chữ nôm

Xứ Trung Linh những hôm đại lễ
Toàn giáo dân không kể trẻ già
Vui mừng như hội hát ca
Vì trong làng sống toàn là giáo dân

Ðời sống đạo quây quần vui vẻ
Cũng xứ này nảy nở chủng sinh
Ngày xưa Toà giám đóng dinh
Người ta thường nói Trung Linh đất lành

Tuy làm ruộng anh Ninh tốt bụng
Không gian tham lợi dụng của ai
Gia đình cha mẹ quản cai
Vâng lời đâu dám một hai mất lòng

Cha mẹ anh khi không bắt ép
Cưới vợ về khép nép dám sai
Tuy không thuận chẳng kêu nài
Vợ chồng tuy cưới lạt phai hửng hờ

Lệnh cấm đạo bấy giờ gay gắt
Suốt đêm ngày lùng bắt giáo dân
Lệnh phân sáp vua chỉ cần
Bước qua thấp giá, đỡ đần tha ngay

Trần Duy Linh đêm ngày cầu nguyện
Xin cho con thực hiện ý Cha
Thập giá không chịu bước qua
Dù phải chịu chết khảo tra rũ tù

Quan giận nói mầy ngu quá cỡ
Bước qua đi cho đỡ đòn gông
Một hai ba đến mười không
Anh Ninh vẫn vững như đồng chẳng nao

Với cha mẹ ai nào dám hỗn
Ðây Chúa Trời tôi vốn phụng thờ
Hằng ngày không dám thờ ơ
Mà ông lại bảo tôi giờ bỏ ngay

Quan giận nói thằng này ngoan cố
Làm án ghi chặt cổ cho xong
Trần Duy Ninh đã ghi công
Nhâm Tuất (1962) tử đạo cộng đồng nêu gương

Năm Tân Mão (1951) chủ trương Toà Thánh
Ðã ghi công danh tánh của anh
Suy tôn Chân phước an lành
Anh Ninh tử đạo ghi danh Nước Trời

Lời bất hủ: Quan bắt anh Ninh chà đạp lên Thập giá, nhưng anh can đảm trả lời: "Nếu làm con cái không được phép làm sỉ nhục cha mẹ mình thì làm sao người Kitô hữu lại được phép chà đạp hình ảnh của Ðấng tạo thành trời đất, xin quan cứ thi hành điều quan muốn, còn tôi không bao giờ xúc phạm đến Thánh giá Chúa đâu".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #24
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
23. Ðaminh Tọai (1811-1862)

Ðaminh Toại , là một người đánh cá; sinh năm 1811 tại Ðông Thành, Thái Bình; chết ngày 5 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị chết thiêu trong một túp lều tre cùng với Thánh Phêrô Ða và Phêrô Thuần. Ngày 29 tháng 4 năm 1951, Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong ông lên hàng Chân Phước, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô tôn phong lên hàng Hiển Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988. Lễ kính vào ngày 5/06.

Đa Minh Toại sinh năm 1812 và Đa Minh Huyên sinh năm 1817. Hai ông là giáo hữu họ đạo Đông Thành, tỉnh Thanh Bình. Cả hai đã có gia đình, là những gia trưởng đạo đức sốt sắng, luôn nêu gương mến Chúa yêu người. Hai ông sống bằng nghề đánh cá, hằng ngày chày lưới trên sông Nhị Bình, ở gấn cửa Ba Lạt. Tánh tình đơn sơ, lương thiện, hai ông đều được các bạn đồng nghiệp và mọi người thương yêu khen ngợi.

Tháng 8 năm 1861, vua Tự Đức bắt đạo gắt gao. Nhà vua ra chiếu chỉ Phân Sáp, nhằm tận diệt người theo đạo Công Giáo. Theo chiếu chỉ này, quân lính và người ngoại giáo được phép vào các làng Công Giáo tịch thu tài sản và bắt các giáo hưũ đem nộp cho quan, để khắc hai chử Tả Đạo lên má.

Lúc đó quân lính và người ngoại giáo kéo nhau vào họ đạo Đông Thành. Sau khi vơ vét tài sản của người Công Giáo, họ bắt nhiều người đem nộp cho quan huyện, trong số đó có ông Đa Minh Toại và Đa Minh Huyên. Ông Toại vì bệnh đi lại không nổi, họ bảo ông nộp tiền chuộc, họ sẽ thả ông về gia đình. Nhưng ông xin đi cùng họ đến quan huyện vì ông muốn cùng các đồng đạo tuyên xưng danh Chúa trước mặt mọi người, và hy sinh mạng sống làm chứng cho đạo.

Quân lính dẫn hai ông đến huyện Quỳnh Côi, và giam vào ngục, đợi ngày xét xử. Suốt chín tháng bị giam trong ngục, hai ông chịu đói, khát, xiềng xích, nhưng không bao giờ than van, lúc nào cũng vui vẻ sẵn sàng chịu gian lao khốn khó, trước là để lập công nghiệp, sau là để nêu gương can đảm hy sinh cho các bạn đồng đạo trong ngục. Chẳng những thế, hai ông còn thường xuyên an ủi, khích lệ các bạn bền tâm giữ vững đức tin.

Trong thời gian bị giam giữ, nhiều lần hai ông bị điệu ra công đường, buộc bước qua Thánh Giá, nhưng các ông cương quyết không làm theo. Các quan bèn tìm cách dụ dỗ, hứa trả tự do và ban nhiều tiền của, nếu hai ông đạp lên Thánh Giá. Hai ông đáp:

-Của cải đời này nay còn mai mất, không thể đem lại cho chúng tôi hạnh phúc vững bền. Chỉ có Chúa mới làm cho chúng tôi sống đời đời, được hưởng phước muôn đời. Chúng tôi quyết tin theo Chúa để được người thương ban hạnh phúc đó.

Các quan nổi giận kết án thiêu sống hai ông. Hai ông vui mừng vì được làm chứng cho Chúa, và thông phần trong việc cứu rỗi các linh hồn.

Sáng ngày 5 tháng 6 năm 1862, hai ông Đa Minh Toại và Đa Minh Huyên bước lên giàn hỏa thiêu. Trong khi ngọn lửa bốc cháy, hai ông cất tiếng hát ngợi khen và cầu xin Chúa thêm sức mạnh để hoàn thành sứ vụ.

Ngày 29 tháng 4 năm 1951, Đức Thánh Cha Piô XII tôn phong hai ông lên hàng Chân Phước, và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô tôn phong hai ông lên hàng Hiển Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988.

Trường thi tử đạo

Ðaminh Huyên sinh năm Ðinh Sửu (1817)
Ðaminh Toại hiện hữu Nhâm Thân (1812)
Quê hương hai vị rất gần
Ðông Thành Ba Lạt chuyên cần trên sông

Ðêm đánh cá hừng đông Ba Lạt
Khi gió to thuyền bạt vô bờ
Gia đình cuộc sống đơn sơ
Vợ con trông đợi, đón chờ cầu mong

Nghề đánh cá trên sông, trên nước
Sống qua ngày hưởng được bình an
Bất ngờ chiếu chỉ vua ban
Hai ông bị bắt, giải quan huyện liền

Ông Huyên khỏe, ưu tiên giải trước
Ông Toại đau, tính chước vòi tiền
Nhưng ông từ chối đi liền
Ðón xe trình diện, chính quyền Quỳnh Côi

Trình quan án chúng tôi quyết định
Cả Toại, Huyên khẳng định đức tin
Tăng gia tống ngục xà lim
Thời gian chín tháng kẹp kìm đòn roi

Lòng quả cảm được coi về Chúa
Ủi an nhau đoan hứa sẵn sàng
Công đường bị dẫn tới quan
Ép buộc quá khóa, hoàn toàn chối không

Không lay chuyển hai ông chiến sĩ
Các quan đều đề nghị thiêu sinh
Hai ông biết án của mình
Ca vang chúc tụng, tôn vinh Chúa Trời

Hai ông nhốt mỗi người một cũi
Làm bằng tre ngồi cúi đợi chờ
Bỗng đâu lửa phựt bất ngờ
Ðông người hiện diện, cả giờ thiêu sinh

Hai chiến sĩ Ðaminh thọ án
Thật kiên cường, xứng đáng mẫu gương
Hai ngư phủ được Chúa thương
Nhị bình sông nước, hành hương Nước Trời

Phúc tử đạo sáng ngời Nhâm Tuất (1862)
Xác hai ông thiêu ngất khói cao
Tân Mão (1951) Toà Thánh ban trao
Suy tôn Á thánh tuôn trào hồng ân


Lời bất hủ: Ông Ðaminh Toại thường nói với các bạn tù rằng: "Nào anh em hãy cam đảm lên! Chúng ta chịu khổ hình vì Ðức Kitô, nên chúng ta phải đón nhận đau khổ cách nhẫn nại. Chúng ta phải bền chí đến cùng, và nếu cần sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Chúa".

Lời bất hủ: Ông Huyên bị tống ngục tù Tăng Già. Suốt thời gian chín tháng ở đây, mọi người có thể thấy rõ lòng quả cảm và kiên cường của ông Huyên, nào đói khát, nào đòn vọt và ngay cả án tử hình cũng không làm ông nản chí, ngược lại ông còn khích lệ các bạn tù kiên trì giữ vững đức tin của mình.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #25
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
24. Ðaminh Trạch (Ðoài) (1792-1840)

Ðaminh Trạch (Ðoài) , linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sinh năm 1792 tại Ngoại Bồi, Nam Ðịnh; chết 18 tháng 9 năm 1840, tại Bảy Mẫu. Thánh Trạch, môt linh mục bản xứ Ða Minh 49 tuổi, đã hoạt động để rao giảng Phúc Âm cho dân chúng cho đến khi bị bắt. Năm sau, ngài được phép lựa chọn là được sống hay chết vì chối đạo. Ngài thú thật là có đạo và khuyến khích các bạn hữu trước khi bị xử trảm. Phong Á Thánh 1900. Lễ kính ngày 18 tháng 09.

Cậu Ða Minh Trạch chào đời năm 1793 tại họ Ngoại Vối, tỉnh Nam Ðịnh. Cậu vào ở với cha xứ từ thuở bé. Trong thời vua Gia Long, cậu được học đầy đủ chương trình ở chủng viện và thụ phong linh mục năm 30 tuổi. Năm sau, cha xin vào Dòng Ða Minh và tuyên khấn ngày 3-6-1825.

Những người làm chứng trong hồ sơ phong thánh ca tụng cha Trạch sống nghiêm ngặt và hết lòng tuân giữ kỷ luật dòng. Tuy mang trong mình chứng bệnh lao phổi nan y, cha vẫn giữ đủ luật ăn chay hãm mình và chu toàn mọi công tác. Cha coi xứ Quần Cống, sau đó là Viên Ðông, rồi về Lục Thủy để dưỡng bệnh và kiêm nhiệm việc linh hướng cho các chủng sinh.

Năm 1839, cha bị bắt ở Ngọc Cục, nhưng dân làng đã chuộc cha về. Ngày 11-4-1840, khi cha lên Ngưỡng Nhân để thăm hai linh mục Vinh và Thản, bị quân lính phát hiện và bị bắt ở Sa Châu, sau đó quân lính giải cha về Xuân Trường, rồi về Nam Ðịnh.

Trong tù, mặc dù kiệt sức vì mắc bệnh, cha vẫn cố gắng an ủi khuyên nhủ các giáo hữu và giải tội cho họ, đặc biệt cha đã cảm hóa được thầy Tô-ma Toán, người đã chối đạo.

Ra tòa lần nào cha cũng bị vặn hỏi về linh mục Héc-mô-xi-la Vọng Dòng Ða Minh, vị Thừa sai Tây Ban Nha mà quan tưởng là người cuối cùng chưa bị bắt. Quan còn hứa trả tự do nếu cha chịu bước qua thập giá và đe dọa : "Hãy nhìn cây thập giá kia, một là bước qua hai là chết." Cha Ða Minh Trạch không trả lời ngay, tự động quỳ xuống hôn kính thánh giá rồi quay về phiá quan và nói : "Thưa quan, thánh giá là giường Chúa Ki-tô nằm chết thay cho nhân loại, nếu quan muốn sự sống đời đời, xin quan kính lạy thánh giá này. Tôi thà bị chết chớ không bước qua thánh giá."

Nghe vậy, quan tổng đốc nổi giận tát vào mặt nhà giảng thuyết, rồi đấm đá túi bụi. Quan bắt lính cầm hai đầu gông khiêng cha qua thánh giá, nhưng cha co chân lên mặc cho quân lính đánh đập tàn nhẫn. Vừa mỏi mệt thất vọng, vừa phẫn nộ điên cuồng, các quan đồng thanh kết án xử trảm cha. Ngày 18-9-1840, bản án được vua Minh Mạng châu phê ra tới Nam Ðịnh và được thi hành ngay tức khắc.

Ðến nơi xử, lính tháo gông cho cha. Sau một phút cầu nguyện, cha Trạch đưa đầu lãnh nhát gươm tử đạo tiến về Nước Hằng Sống. Thi thể cha được an táng tại chỗ, năm sau, các tín hữu cải về nhà chung Lục Thủy.

Ngày 27-5-1900, đức giáo hoàng Lê-ô XIII suy tôn cha Ða Minh Trạch lên bậc chân phước. Ngày 19-6-1988, đức giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nâng người lên bậc hiển thánh.

Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Ða Minh Trạch. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin

Trường Thi Tử Đạo

Ðaminh Trạch sinh năm Quý Sửu (1793)
Thuộc Thành Nam giáo hữu Ngoại Bồi
Sách đèn kinh sử luyện truôi
Chương trình chủng viện thông xuôi rõ ràng

Rồi sau đó chuyển sang thần học
Ðại chủng sinh cắt tóc tu trì
Thụ phong Linh mục hướng đi
Tông đồ phục vụ thực thi khấn dòng

Sống nhiệm nhặt nằm trong kỷ luật
Mang trong mình bệnh tật nan y
Ăn chay giữ luật khắc ghi
Chu toàn trách nhiệm rất thì hăng say

Coi Quần Cống sau này Lạc Thủy
Cha về đây để nghỉ dưỡng hưu
Chủng sinh linh hướng dắt dìu
Ngài kiêm cố vấn tham mưu cộng đoàn

Cha bị bắt khi sang Ngọc Cục
Nhưng giáo dân thủ tục chuộc ra
Hai trăm quan một món quà
Quân quan bỏ túi dân đà khổ đau

Cha ở trọ nhà sau ông Thiện
Và ông Trùm Bảo tiện ngay bên
Làng Trà Lũ chẳng thể quên
Ngài đi thăm viếng làng trên đường ngoài

Ðể gặp gỡ hai ngài Linh mục
Cha Thản, Vinh cầu chúc cho nhau
Tới Ngưỡng Nhân, chúng theo sau
Vây nhà chúng bắt hùa nhau đuổi ngài

Cha Thản, Vinh không ai bị bắt
Riêng Cha Trạch trục trặc yếu chân
Lính vây phút chốc lại gần
Bắt Cha dẫn giải quan quân Xuân Trường

Bị tra tấn công đường của huyện
Sau giải đi trình diện Quang Khanh
Nơi đây ngục thất đã dành
Tống giam đạo trưởng lính canh đêm ngày

Cha Trạch bị đưa ngay vào ngục
Ngài mừng vui tiếp tục ủi an
Cho tín hữu cả quân gian
Nhủ khuyên thống hối theo đàng Kitô

Quang Khanh biết nhốt vô riêng biệt
Trong cầu tiêu cho kiệt sức đi
Trăm roi cho đánh mỗi kỳ
Bước qua Thánh Giá ta thì tha ngay

Cha không nói chắp tay quỳ gối
Hôn Thánh Giá thống hối nguyện rằng
Ðây là giường Chúa toàn năng
Hy sinh chuộc tội vĩnh hằng vinh quang

Bẩm quan tôi sẵn sàng chịu chết
Trịnh Quang Khanh mất hết lương tri
Chửi thề thóa mạ tức thì
Giao cho quân lính dẫn đi hành hình

Lãnh bản án Triều Ðình Minh Mạng
Ngài bước đi biệt tạm ba Cha
Ðể tôi đi trước đó mà
Pháp Trường Bảy Mẫu bước ra nguyện cầu

Cha Trạch ngài cúi đầu nhận lãnh
Nhát gươm thiêng máu Thánh tuôn trào
Hồng ân Thiên Chúa ban trao
Chứng nhân trung tín máu đào hiến dâng

Và thi thể Thánh Nhân an táng
Ngay tại nơi máu láng pháp trường
Năm sau giáo hữu mến thương
Rước về Lạc Thủy nghĩa đường nhà chung

Phúc tử đạo ung dung Canh Tý (1840)
Sáu mươi năm sắc chỉ Giáo Hoàng (Lêô XIII)
Từ Roma được gởi sang
Suy tôn Canh Tý (1900) Thiên đàng dành cho

Lời bất hủ: Quan hứa sẽ trả tự do nếu cha bước qua Thanh giá. Cha Ðaminh Trạch không trả lời ngay, tự động quỳ xuống hôn kính Thánh giá rồi quay về phía quan và nói: "Thưa quan, Thánh giá là giường Chúa Kitô nằm chết thay cho nhân loại, nếu quan muốn sự sống đời đời, xin quan kính lạy Thánh giá này. Tôi thà bị chết chứ không bước qua Thánh giá".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #26
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
25. Ða-Minh Vũ Ðình Tước (1775 - 1839)

Ða-Minh Vũ Ðình Tước, Sinh năm 1775 tại Trung Lao, Bùi Chu, Linh mục dòng Ða Minh, bị tra tấn đến chết ngày 2/04/1839 tại Nam Ðịnh dưới đời vua Minh Mạng, được phong Chân Phước ngày 27/05/1900 do Ðức Lêô XIII, lễ kính vào ngày 2/04.

Ða Minh Vũ Ðình Tước sinh năm 1798 tại Trung Lao, thuộc tỉnh Nam Ðịnh. Cha vào Dòng Ða Minh ngày 17-4-1811, tuyên khấn và nhận áo dòng do chính tay đức cha I-nha-xi-ô Ðen-ga-đô trao.

Cha đang ẩn trú trong nhà ông Nhiêu Tĩnh, làng Xương Diệu, thuộc giáo phận Ðông Ðàng Ngoài, thì bị bắt vào đêm 2-4-1839, do lệnh của một viên quan bát phẩm nham hiểm tên là Ðạt Phan. Ông là quan huyện Cẩm Hà, nổi tiếng thù nghịch đạo và là một nịnh thần. Chính ông ra lệnh bắt đức cha Hê-na-rết.

Lúc đầu, giáo dân không ngăn cản vì tưởng là lệnh của vua. Sau khi họ phát giác đó là âm mưu của bọn vô lại do quan huyện Ðạt Phan điều khiển, thì họ góp tiền để chuộc cha, và nếu cần, họ sẽ dùng đến vũ lực.

Khi giáo dân đuổi kịp, họ tấn công giải cứu. Lúc ấy, có người lính tên Ngọc theo lệnh của quan, đập một quả chày vào đầu cha, máu phun lênh láng. Cha hấp hối, miệng cứ phó linh hồn trong tay Chúa. Cha chết trên đường đưa về Cẩm Hà. Xác cha được chôn cất trong nhà thờ Xương Diệu.

Ðức thánh cha Lê-ô XIII phong chân phước cho người ngày 27-5-1900. Và đức thánh cha Gio-an Phao-lô II tôn phong người lên bậc hiển thánh ngày 19-6-1988.

Lời nguyện : Lạy chúa, Chúa đã tưới gội quê hương Việt Nam chúng con bằng máu của thánh Ða Minh Tước. Nhờ sự chuyển cầu của người, xin cho hạt giống đức tin và sự nhận biết Chúa Ki-tô luôn được triển nở mạnh mẽ trên quê hương chúng con. Chúng con cầu xin

Trường Thi Tử Đạo

Vũ Ðình Tước nêu gương đạo đức
Quê Trung Lao học thức giỏi giang
Tỉnh Nam Ðịnh Bắc Việt Nam
Vào nhà Chúa được lên hàng chăn chiên

Cha phục vụ các miền say đắm
Luôn giảng rao nguyện ngắm đêm ngày
Ðoàn chiên dìu dắt rất hay
Ðaminh gia nhập khấn ngay vô dòng

Ðức Cha bổ nhiệm trông coi xứ
Lãnh bài sai đề cử Xương Ðiền
Một làng Công giáo ơn riêng
Rất đông bổn đạo nhất miền Thành Nam

Cuộc bách hại Vua ban ác liệt
Cha ẩn nhà thân thiết giáo dân
Cha Ðoài có dịp ở gần
Thấy Cha đạo đức chuyên cần thâu đêm

Lễ tảng sáng tôi lên đầu ngõ
Giúp cho Ngài đây đó canh chừng
Một hôm tôi hỏi bỗng dưng
Quan quân tới bắt Cha từng nghĩ sao

Cha Tước nói xé rào chạy trốn
Nếu bằng không nguy khốn ý Trời
Chăm lo phục vụ chẳng ngơi
Cha đang lánh nạn là nơi Cẩm Hà

Ông chánh hội đứng ra phụ trách
Là Cai Phan hống hách nhiệt tình
Hắn thường dòm ngó rập rình
Ðem quân vây bắt thình lình nhà ông

Cha dâng lễ coi trông báo động
Ngài cởi áo vườn trống chạy qua
Lính canh đã chặn quanh nhà
Cha liền hỏi lại ông đà tìm ai

Bắt Linh Mục Tước Ngài xác nhận
Chính tôi đây bổn phận rao truyền
Tin mừng lời Chúa nhủ khuyên
Tông đồ đạo trưởng Xương Ðiền quản cai

Thế là họ giải Ngài về huyện
Giáo dân tưởng hiện diện Triều Ðình
Ðến khi biết rõ sự tình
Bát Phan bọn họ đã rình từ lâu

Các giáo hữu khởi đầu xin chuộc
Nhưng Bát Phan bắt buộc giải kinh
Phẩm hàm tiền thưởng Triều Ðình
Bát Phan từ chối tình hình đổi thay

Dân gậy gộc theo ngay giải cứu
Cả bọn Phan dắt díu tù nhân
Giáo dân tiến sát lại gần
Bọn này thấy khó đạt phần giải đi

Nên tên Ngọc tức thì búa bổ
Vào đầu Cha máu đổ tuôn ra
Cả bọn chúng bỏ chạy mà
Giáo dân mau chóng chia ra hai phần

Nửa ở lại phải cần săn sóc
Nửa kia thì tức tốc đuổi theo
Tình thế căng thẳng làm sao
Sát nhân tội phạm ngặt nghèo bắt Phan

Ðưa đồng bọn lên quan xét xử
Phần Cha Tước tha thứ cầu mong
Trong giây phút thật đau lòng
Ngài nhìn giáo hữu vòng trong vòng ngoài

Luôn khích lệ triển khai nhân chứng
Sống trung thành cho xứng chiên lành
Tôn thờ Thiên Chúa vinh danh
Trọn đời cảm tạ trung thành đức tin

Vì thương tích Cha nhìn giáo hữu
Giọng thều thào ngất xỉu lìa đời
Hiến dâng thánh lễ máu người
Của Cha chủ tế rạng ngời đổ ra

Các tín hữu gần xa thấm máu
Cha đổ ra nung nấu niềm tin
Xương Ðiền thẳng hướng ngước nhìn
Thi hài Cha Tước đức tin tạc lòng

Máu tử đạo sáng trong đã đổ
Chúa thương ban tuôn đổ Xương Ðiền
Ngàn thu an nghỉ bình yên
Thiên đàng Chúa thưởng con hiền dấu yêu

Cha Ðình Tước sớm chiều khuyên nhủ
Khắp giáo dân làm chủ lấy mình
Phụng thờ một Chúa tôn vinh
Yêu người ta hãy nhiệt tình thứ tha

Năm Ất Mùi (1775) mẹ cha sinh Tước
Xuân Kỷ Hợi (1839) cha được hồng ân
Roma phong thánh đến gần
Suy tôn Canh Tý (1900) lãnh phần Nước Cha

Lời bất hủ: Có giáo dân đến hỏi cha: "Nếu quan quân đến vây bắt cha, cha sẽ xử trí thế nào?". Ngài đáp: "Nếu có thể thì chạy trốn, còn không thể trốn nữa thì xin vâng theo ý Chúa". Ðiều ngài thường lo lắng là làm thế nào tránh được, không gây phiền hà hay thiệt hại cho giáo dân, những người cho ngài trú ẩn.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 17-07-2009   #27
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.687
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
26. Đaminh Bùi Văn Úy (1812-1839)

Ðaminh Bùi Văn Úy, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng; sinh năm1813 tại Tiên Mon, Thái Bình; chết 19 tháng 12, 1839, Cổ Mễ dưới đời vua Minh Mạng. Ngài bị bắt vì có đạo cùng với Tôma Ðệ và bị xử giảo (thắt cổ) chết vì không chịu bỏ đạo. 27.5.1900, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã suy tôn năm vị anh hung tử đạo: Phanxicô Xavie Hà trọng Mậu, Đaminh Bùi văn Úy, Augustinô Nguyễn văn Mới, Tôma Nguyễn văn Đệ và Stêphanô Nguyễn văn Vinh lên bậc Chân Phước. Ngày 19.6.1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong các vị lên bậc hiển thánh. Ngày Lễ kính 19 tháng 12.

Chứng Tá Tập Thể Trong Lao Tù

Đọc truyện các Thánh Tử đạo Việt Nam, không ai có thể quên được một chứng tá tập thể của hai thầy giảng, ba giáo dân ở trong tù. Năm vị cùng bị giam chung với cha Tự và ông trùm Cảnh, nhưng hai vị này tử đạo trước (5.9.1838). Dù sống trong ngược đãi, dù bị kiểm soát gắt gao, năm vị đã gắn bó với nhau trong tình anh em tha thiết, cùng sống đức tin kiên vững và nỗ lực làm chứng cho Thiên Chúa bằng lời nói, gương sáng và bằng chính mạng sống mình.

1. Thánh Phanxicô Xavie HÀ TRỌNG MẬU, Thầy giảng dòng ba Đaminh (1790-1839)

Thầy giảng Phanxicô Xavie Mậu không những phải chọn lựa giữa cái chết và cuộc sống, thầy còn phải chọn lựa giữa cái chết và việc làm quan triều đình. Không một chút lưỡng lự, thầy trả lời vị tổng đốc: "Tôi không ham quyền, tôi chỉ muốn chết vì đạo."

Phanxicô Xavie Hà Trọng Mậu cất tiếng chào đời năm 1790 tại làng Kẻ Diền, tỉnh Thái Bình. Cậu được cha mẹ cho đi tu, trở thành thầy giảng và đi giúp nhiều giáo xứ. Khi cha Phêrô Tự bị bắt, thầy Mậu đang coi họ Nội, thuộc xứ Kẻ Mốt. Được tin cha và thầy Úy bị đưa về Lương Tài, thầy liền đến đó nghe ngóng tin tức. Giáo hữu gửi thầy trọ ở nhà một lương dân phía bên kia sông, vì nghĩ rằng lính sẽ không khám xét đến. Ai ngờ, chính người chủ nhà đi báo cho quan kiếm tiền thưởng, thế là thầy bị bắt.

Thầy bị dẫn đến dinh quan Lương Tài. Có mặt cha Tự ở đó. Quan hỏi thầy là ai, thầy đáp: "Thưa quan, tôi là một môn đệ thân tín của cha đây". Cha Tự ra dấu nhắc thầy đừng khai rõ, may ra có thể chuộc về được chăng, nhưng thầy nói nhỏ với cha: "Xin cha thương nhận con là môn sinh, để con cũng được tử đạo với cha."

Kể từ ngày cha Tự và ông trùm Cảnh bị đem đi xử trảm, thầy Mậu trở thành cột trụ nâng đỡ bốn người còn sót lại, là thầy Úy, các anh Mới, Vinh và Đệ. Thầy nhắc anh em sống huynh đệ, an ủi giúp đỡ nhau. Thầy đại diện anh em viết thơ ra ngoài, hoặc trả lời với các quan. Đặc biệt thầy động viên anh em hăng hái làm việc tông đồ ngay trong nhà tù. Trong hồ sơ phong thánh, cha Huấn đã dựa vào các thơ của thầy làm chứng rằng: "Thầy Mậu vẫn dạy giáo lý cho các tù nhân, và rửa tội được bốn mươi bốn người. Trong đó có một tử tội tên Hưng mới học đạo một tháng thì đến ngày xử, anh xin quan hoãn lại ít giờ để rửa tội, sau đó vui vẻ tiến ra pháp trường...".

Khi quan nói: "Kẻ nào chết vì không chịu bước qua thập giá là ngu dại, không biết thương cha mẹ già." Thầy giải thích: "Thưa quan, cha mẹ sinh chúng tôi, nhưng ngay cha mẹ chúng tôi có ở trên đời, cũng là nhờ quyền năng của Chúa." Khi quan tuyên đọc bản án xử tử, thầy bình tĩnh đáp lại: "Thưa quan, chúng tôi mong ước về với Chúa, như nai mong tìm thấy suối vậy. Xin quan cứ thi hành án lệnh của Đức vua."

2. Thánh Đaminh BÙI VĂN ÚY Thầy giảng dòng ba Đaminh (1812-1839)

"Nếu tôi cả gan bước lên thánh giá, thì tôi xúc phạm đến Chúa và bất hiếu với cha mẹ. Vì song thân sinh ra tôi, đã dạy tôi trung thành với niềm tin cho đến chết."

Thầy Đaminh Úy đã đặt trọn niềm tin của mình trong truyền thống tiên tổ. Không biết cha mẹ căn dặn thầy trung kiên dù phải tử đạo vào lúc nào, khi mới có bách hại hay khi vào thăm trong tù? Nhưng rõ rệt là với thầy, phản bội đức tin là phản lại những người đã nhọc công vun trồng niềm tin cho mình.

Đaminh Bùi văn Úy sinh năm 1812 tại họ Tiền Môn, làng Kẻ Rèm, tỉnh Thái Bình. Từ bé cậu đã được gia đình gửi vào nhà xứ sống với cha Tự. Sau khi học thành thầy giảng thầy luôn hoạt động bên cha tại giáo xứ Kẻ Đanh rồi Kẻ Mốt (Bắc Ninh), thì bị bắt, lúc đó thầy mới 26 tuổi. Bất cứ ai gặp thầy Úy đều công nhận thầy hiền lành, có lòng yêu mến Chúa đặc biệt và là người trợ thủ đắc lực của cha Tự trong công tác, nhất là khi cuộc bách hại của vua Minh Mạng bùng nổ. Ước mơ lớn nhất của thầy là được đóng vai "Lê Lai thế mạng" để cha Tự khỏi bị bắt. Khi đào hang trú ẩn, thầy làm hai ngăn rồi tình nguyện ở ngăn bên ngoài. Thầy nói với mọi người: "Nếu các quan đến truy lùng, tôi sẽ ra trước nộp mình để cha khỏi bị bắt, hầu cha có thể giúp anh chị em."

Ngày 29.6.1838, lính đến vây làng Kẻ Mốt, đã bắt thầy Úy chung với cha Tự. Cha dự định khai thầy chỉ là giáo hữu vào làm bếp để đỡ nguy hiểm, nhưng thầy nói: "Xin cha cứ nói con là thầy giảng, may ra cùng được phúc tử đạo với cha"

Rồi thầy xin xưng tội để chuẩn bị tâm hồn. Một lần tương kế tựu kế, quan nói dối thầy: "Cha Tự xuất giáo rồi, sao anh còn cố chấp thế?" Thầy bình tĩnh trả lời: "Vô lý, cha tôi không bao giờ làm vậy, mà dù có thực như thế, tôi cũng không chịu xuất giáo đâu."

Lần khác, quan như muốn dạy khôn thầy: "Anh còn trẻ, hãy nghĩ lại và khôn hơn một chút, ta chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ mà." Thầy Úy đáp: "Đúng là khúc gỗ, thưa quan, nhưng khúc gỗ đó lại tượng trưng cho Chúa tôi thờ. Quan nghĩ sao nếu tôi giày đạp lên ảnh vẽ hình cha mẹ tôi?" Hôm khác, khi bị dụ dỗ bước qua thánh giá, thầy khẳng khái nói: "Thưa quan, quan có dám bước qua mặt đức vua không, mà lại bảo tôi bước qua mặt Chúa tôi? Nhưng dù quan có bước qua mặt vua, thì tôi cũng không bước qua mặt Chúa tôi được."

Quan nghiêm nghị phán: “Tên phạm thượng, ta sẽ chém đầu mi." Người chiến sĩ đức tin vui vẻ reo lên:
"Anh em ơi, tôi sắp được chém rồi".

Nhưng phúc trường sinh đến với thầy không quá sớm như vậy.

3. Thánh Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI Nông dân dòng ba Đaminh (1806-1839)

Tuy là một tân tòng mới theo đạo, anh Augustinô Mới đã biểu lộ một đức tin kiên cường, không thua kém gì những Kitô hữu vững tin nhất.

Augustinô Nguyễn văn Mới sinh năm 1806 tại làng Bồ Trang tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nông dân ngoại giáo. Đến tuổi trưởng thành, anh đến làng Đức Trai, xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh) để làm thuê làm mướn. Tiếp xúc với giáo hữu ở đây, càng ngày càng thấy mến đạo, và xin theo học giáo lý. Năm 31 tuổi, anh được cha Tự rửa tội và đặt tên thánh bổn mạng là Augustinô.

Mấy năm sau, cha Tự cũng chủ sự lễ thành hôn cho anh với một thiếu nữ trong xứ. Theo các lời chứng trong hồ sơ phong thánh, anh Augustinô Mới sống đạo rất tốt, đặc biệt là đọc kinh Mân Côi mỗi tối. Dù có ngày lao động vất vả đến mãi khuya mới về, anh cũng không quên kinh Mân Côi kính Đức Mẹ.

Ngày 29-6-1838, khi quân lính bao vây làng Kẻ Mốt và bắt cha Tự, họ buộc toàn dân phải ra đình điểm danh, rồi bước qua thánh giá. Một số tín hữu nhanh chân lẫn tránh được, một số nhát gan thực hiện lời yêu cầu của lính. Các anh Mới, Vinh và Đệ cương quyết không chịu đạp lên thánh giá, nên bị bắt và áp giải chung với cha Tự, ông trùm Cảnh và hai thầy Úy và Mậu lên giam tại Bắc Ninh.

4. Thánh Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ Thợ may dòng ba Đaminh (1811-1839)

Hai mươi tám tuổi đời, một người vợ ba người con, đó là mối ưu tư trắc trở của anh Tôma Đệ trong những ngày bị giam cầm. Không thể bỏ đức tin, nhưng tương lai của người vợ trẻ và đàn con dại sẽ ra sao? Trong nhiều ngày anh suy nghĩ và tha thiết cầu nguyện xin Chúa soi sáng. Cuối cùng anh tìm được an bình trong tâm hồn, phó thác tất cả trong bàn tay Chúa quan phòng. Anh nói với người vợ đến thăm:

"Đừng khóc mình ạ. Mình về dạy dỗ các con nên người, dạy chúng thờ phượng Chúa. Tôi đã dâng mình và các con cho Ngài. Nhớ cầu xin Chúa cho tôi thêm sức mạnh để nhẫn nại đến cùng."

Ra đời trong một gia đình Công giáo tại làng Bồ Trang, tỉnh Thái Bình năm 1811, Tôma Nguyễn văn Đệ vì lý do sinh kế, theo cha mẹ về xứ Kẻ Mốt (Bắc Ninh) và ở ngay gần nhà thờ. Lớn lên anh theo nghề thợ may và được mọi người yêu chuộng. Anh rất nhiệt tình với việc trong xứ trong họ. Hầu hết cờ quạt, đồ trang hoàng trong nhà thờ và nhà xứ đều nhờ đến bàn tay khéo léo và sáng tạo của anh. Khi kinh tế gia đình ổn định, anh lập gia đình, ra ở riêng và sinh hạ được ba người con.

Ngày 29.6.1838, quân lính vây làng Kẻ Mốt, và ép buộc mọi người trên 18 tuổi phải đạp lên thánh giá. Anh lẩn trốn ra phía sau nhà. Đến khi quân lính xồng xộc vào nhà lùng bắt, anh biết mình không thể tránh được nữa, liền giã từ vợ, dặn đưa con về bên ngoại, ôm hôn từng đứa rồi ra trình diện. Đến trước thánh giá, anh Đệ quỳ xuống cầu nguyện lớn rằng: "Lạy Chúa, sẽ không bao giờ con bước qua mặt ngài."

Quân lính áp giải anh Tôma Đệ cùng với cha Tự ông trùm Cảnh, hai thầy Úy, Mậu và các anh Mới và Vinh về giam tại Bắc Ninh.

5. Thánh Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH Tá điền dòng ba Đaminh (1813-1839)

Thánh Stêphanô Vinh là một trường hợp hy hữu, trong danh mục các thánh tử đạo Việt Nam. Khi bị bắt, anh mới chỉ là dự tòng chưa được rửa tội. Nhưng với những hiểu biết ít ỏi về đạo, anh đã kiên trì làm chứng cho chân lý. Mặc dù khi vô tù anh mới chính thức gia nhập đạo, rồi thành hội viên dòng ba Đaminh, nhưng anh không thua kém ai về lòng can đảm tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa.

Stêphanô Nguyễn văn Vinh sinh năm 1813 tại làng Bồ Trang tỉnh Thái Bình. Sống trong một gia đình ngoại giáo rất nghèo, một miếng đất cũng không có, anh Vinh quanh năm phải làm thuê làm mướn cho các gia đình Kẻ Mốt (Bắc Ninh). Trường học duy nhất anh ham thích và theo được là các lớp giáo lý, nơi anh tập đánh vần và học truyền khẩu. Đặc biệt anh đem các điều học ở đó ra thực hành trong cuộc sống. Có điều là người ta không biết vì sao anh chưa được rửa tội. Mọi người đều mến thương anh vì anh đơn sơ, chất phác, khỏe mạnh và thật thà. Trong công việc anh không bao giờ làm cho qua loa chiếu lệ, ai thuê việc gì, anh cũng chu toàn tốt đẹp không cần kiểm soát, không có gì để chê trách. Cho đến khi bị bắt (lúc 26 tuổi) anh vẫn sống độc thân chưa lập gia đình.

Ngày 29.6.1838, khi quan quân vây bắt cha Tự ở Kẻ Mốt, và bắt mọi người phải đạp qua thánh giá, chàng thanh niên 25 tuổi này đã anh dũng nói thẳng với họ rằng: "Tôi thà chết chứ không bao giờ chịu đạp lên thánh giá, vì tôi biết đạo Chúa Giêsu là đạo thật."

Vì lời nói này, quan quân tưởng anh là người trong đạo, thế là họ bắt anh Vinh và áp giải về trại giam Bắc Ninh chung với cha Tự, ông trùm Cảnh, thầy Úy, thầy Mậu, anh Mới và anh Đệ. Chính tại đây, anh Vinh được diễm phúc làm người Kitô hữu, được hân hạnh làm con Cha Thánh Đaminh. Suốt hành trình tử đạo, anh là một nhân chứng trầm lặng, chỉ đồng tình với các vị khác, nhưng gông cùm, xiềng xích và tra tấn không lần nào có thể làm anh sa ngã hay thối chí. Chọn quan thầy Stêphanô trong tù, anh cương quyết noi theo vị tử đạo tiên khởi của Giáo hội đến hơi thở cuối cùng.

Lời An Ủi Ấm Lòng

Sau một tháng dọa nạt tra khảo bảy chiến sĩ đức tin nhưng vô hiệu, ngày 27.7.1838, quan tỉnh Bắc Ninh đệ án vào triều xin xử giáo cha Tự và ông trùm Cảnh, còn năm vị kia quan cho là nhẹ dạ tin theo, nên xin đánh mỗi người một trăm roi rồi phát lưu vào Bình Định. Luật vua thời đó xử giảo các phù thủy, đồng cốt, còn những kẻ a dua chỉ bị đánh đòn và phát lưu ba trăm dặm. Thế nhưng vua Minh Mạng cho rằng tội theo đạo Gia-tô thuộc loại nặng hơn, nên quyết định xử chém hai vị trên ngay tức khắc, còn tất cả sẽ bị xử giảo sau một năm nếu không chịu thay đổi ý kiến.

Ngày 5.9.1838, khi biết tin cha Phêrô Tự và ông trùm Cảnh đã bị chém tại pháp trường Kinh Bắc, năm vị trong ngục buồn bã nhớ thương. Thầy Mậu kêu gọi anh em ngồi lại bên nhau cùng đọc kinh, vừa khích lệ nhau, vừa ôn lại những lời khuyên của cha mình. Sau đó ba buổi tối, như chính các vị thuật lại, trong lúc họ đang cầu nguyện, thì bất ngờ tất cả đều thấy như cha Tự hiện ra ngay bên an ủi họ: "Các con đừng buồn, chắc chắn các con sẽ còn được chết vì đạo. Tuy nhiên, các con sẽ còn phải qua một thời gian thử thách nữa, để xứng đáng với phúc trọng này." Có thể đó chỉ là giấc mơ chứ không phải sự thật, cũng có thể đó là lời nhắn nhủ cuối cùng của vị linh mục, nhưng kể từ ngày đó họ hết sầu buồn, tìm lại được can đảm để nêu gương ngay trong cảnh quẫn bách ở trong trại giam.

Tuyên Khấn Trong Ngục Tù

Ấn tượng ghi nét sâu đậm vào lòng năm vị chứng nhân là lời cha Tự trong ngày lãnh phúc tử đạo. Cha mặc áo dòng và nói với mọi người về chiếc áo đó. Trước đây bốn vị, đến khi vào tù có thêm anh Vinh, đã mặc áo dòng ba Thánh Đaminh, nhưng chưa ai khấn cả. Thầy Mậu liền viết thơ cho cha Huấn dòng Đaminh để bày tỏ niềm ước nguyện được hiệp thông với dòng cách trọn vẹn. Thầy viết:
"Chúng con tất cả là năm tập sinh của dòng ba Đaminh, nhưng chúng con không thể giữ chay đủ các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu và thứ Bảy được, nên chúng con xin cha thương rộng phép chuẩn chước cho sự thiếu sót đó. Qua thơ này, chúng con xin tuyên khấn trọn đời. Vì chúng con không thể đọc lời tuyên khấn trong tay cha được, nên bằng những dòng viết này chúng con coi như thực sự tuyên khấn trước mặt cha vậy, xin cha cho phép."

"Để tôn vinh và ngợi khen Thiên chúa toàn năng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, chúng con là Phanxicô, Đaminh, Augustinô, Tôma và Stêphanô, trước mặt cha Huấn, đại diện cha Hermosilla, giám đốc dòng ba hãm mình Thánh Đaminh chúng con xin hứa và ước ao giữ lề luật và tập tục của dòng cho đến chết."

Những chữ "cho đến chết" trong ngục tù khi đó chắc hẳn phải có âm vang đặc biệt đối với các vị. Được nối kết với truyền thống hơn sáu trăm năm truyền giáo của Thánh Phụ và một dòng tu lớn trong Giáo hội, từ nay năm anh em tích cực hơn với việc tông đồ. Dưới sự điều hành của thầy Mậu, năm hội viên dòng ba chia nhau tiếp xúc gặp gỡ các bạn tù, giới thiệu với họ về Thiên Chúa, cắt nghĩa giáo lý, rồi dẫn họ đến thầy Mậu lãnh nhận bí tích rửa tội. Ít ra các vị đã rửa tội được bốn mươi bốn người. Ngục tù giờ đây trở thành nguyện đường, hằng ngày vang lên những lời chúc tụng Thiên Chúa, lời cầu nguyện cho Giáo hội và cho mọi người, mọi giới được đầy tràn ơn lành của Ngài.

Làm Chứng Trước Quan Quyền

Thấm thoát hơn một năm đã trôi quan, triều đình quyết định lại việc xử giảo cả năm người. Ngày 19.8.1839 quan cho điệu tất cả ra tòa, vẫn để thánh giá một bên, bên kia là dụng cụ tra tấn. Quan nói: "Các anh bị giam cầm đã lâu ngày, chịu khổ cũng đã nhiều, vậy bỏ đạo đi, ta tha về với vợ con." Thầy Mậu đại diện anh em trả lời: "Chúng tôi đã quyết tâm trung thành với Chúa, nếu quan ra lệnh chém đầu hay giết cách nào khác, chúng tôi đều sẵn sàng."

Rồi cả năm vị quỳ xuống bái lạy thánh giá và cầu nguyện: "Lạy Chúa, xin cứu chúng con, con xin phó thác hồn con trong tay Chúa."

Thất vọng, quan cho lính đưa tất cả về ngục và thốt lên: "Bọn này không thể tha thứ được, mà chúng có thèm được tha đâu."

Ngày 24.11, năm vị phải ra toà một lần nữa. Quang cảnh vẫn như lần trước, và các tôi tớ Chúa vẫn một mực cương quyết không chối đạo. Thầy Mậu thay mặt anh em nói với quan: "Chúng tôi chỉ tôn thờ một Thiên Chúa là Cha chung muôn loài, là Vua trên hết các vua, là Đấng chúng tôi mong được đổ máu ra để chứng tỏ lòng trung thành và yêu mến."

Như Nai Rừng Mong Mỏi Tìm Về Suối Nước Trong Ngày 19.12.1839, trước khi đi xử, quan cho năm vị một cơ hội cuối cùng. Ông nói: "Chỉ cần đi ngang qua phía chân tượng, ta cũng tha." Sau ông lại nói: "Chỉ cần đi vòng quanh tượng ta cũng tha." Nhưng các vị chứng nhân đức tin không dễ bị mắc lừa, họ bảo nhau quỳ xuống đọc kinh Kính Danh Chúa Giêsu. Có lẽ do ảnh hưởng những lời kinh Giáo hội trong mùa Vọng, đón chờ Chúa giáng sinh, thầy Mậu nói với quan những lời kinh Thánh vịnh 41 (c 1-2): Thưa quan, chúng tôi ước mong về Chúa như nai mong tìm thấy suối vậy. Xin quan cứ thi hành án lệnh của nhà vua."

Biết không thể làm nao núng ý chí sắt đá của những con người này được nữa, quan liền truyền đem đi xử với bản án như sau: "Bọn gian ác theo Gia-tô tả đạo, mặc dầu đã khuyên răn sửa phạt, vẫn ngoan cố không chịu bước qua thập giá, nay chúng bị xử giảo"

Trên đường ra pháp trường, thầy Mậu rảo chân bước đi trước, các anh khác bước theo sau, tất cả đều tỏ ra hân hoan kiên cường. Dân chúng hiếu kỳ đi xem rất đông và xì xào với nhau là các vị này bị giết oan. Theo gương thầy Mậu, các chứng nhân tươi cười với mọi ngườỉ: "Anh em chúng tôi đang tiến về thiên đàng đây." Khi tới nơi xử, mỗi vị bị trói vào một cọc đã chôn sẵn. Rồi cùng một lúc, lý hình xiết cổ các vị bằng giây thừng cho đến lúc tắt thở. Các tín hữu đem thi thể các vị về an táng ở họ đạo mình. Thánh Mậu ở Kẻ La, Thánh Úy ở Đồng Tiến, Thánh Mới ở Phượng Vĩ, Thánh Đệ ở Phong Cốc và Thánh Vinh ở Hương La, tất cả đều thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 27.5.1900, Đức Giáo Hoàng Lêo XIII đã suy tôn năm vị anh hung tử đạo: Phanxicô Xavie Hà trọng Mậu, Đaminh Bùi văn Úy, Augustinô Nguyễn văn Mới, Tôma Nguyễn văn Đệ và Stêphanô Nguyễn văn Vinh lên bậc Chân Phước.

Ngày 19.6.1988 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong các vị lên bậc hiển thánh.

Lễ Nhớ: Ngày 19 tháng 12


Trường thi tử đạo

Thầy Ðôminicô Bùi Văn Uý
Sinh NhâmThân (1812) địa chỉ Kẻ Riền
Cha xứ Tự thấy Uý hiền
Liền xin cha mẹ gởi lên theo ngài

Khi Cha Tự bài sai Kẻ Mốt
Ðã đem đi Cậu tốt theo Ngài
Tín trung Cha Tự không sai
Thời gian cấm đạo chạy hoài trốn chui

Cha với Cậu ngọt bùi chia sẻ
Cậu đào hầm dấu kẻ báo quan
Hai tầng kín đáo vững vàng
Tầng trên Cậu ở, kỹ càng dưới Cha

Cậu Úy sợ chiên mà mất chủ
Bảo vệ Cha phòng thủ đêm ngày
Quan phòng ý Chúa đổi thay
Cha con bị bắt một ngày với nhau

Quan cho đánh quá đau Cha Tự
Thầy xin ngay quan cứ đánh con
Tan thây nát thịt vì đòn
Ngài đâu có trốn, lại còn tuổi cao

Quan bắt lính đem vào ảnh tượng
Bắt bước qua Thầy cưỡng chống ngay
Bắc Ninh dẫn giải trong ngày
Cha thử Thầy Úy cậu này nấu cơm

Thầy Úy một mực, hơn không kém
Cùng với Cha được chém bay đầu
Cha Tự nhìn Úy nói câu
Con là Thầy giảng nguyện cầu xin vâng

Thầy quỳ xuống Cha dâng giải tội
Quan bắt đeo sớm tối xiềng gông
Tuổi mày còn trẻ phải không
Cái đầu cứng rắn hơn ông thầy mày

Một lần khác đổi thay dụ dỗ
Quan nói rằng Ảnh đó bước qua
Tha về làm thuốc tại nhà
Kiếm tiền sinh sống để mà vinh thân

Thầy Úy nói xa gần dẫn giải
Quan quá khen nhưng phải nghĩ suy
Chúa mày xa tít thấy gì
Bước qua mảnh gỗ tức thì được tha

Thưa quan lớn chỉ là miếng gỗ
Nhưng tượng trưng là chỗ Chúa nằm
Giáng trần cả mấy ngàn năm
Tôi luôn tôn kính tiếng tăm lưu truyền

Ngày hành quyết vua truyền đã tới
Ðiệu pháp trường ranh giới bìa làng
Cột dây xiết cổ dã man
Giáo dân lấy xác về an táng Thầy

Phúc tử đạo năm này Kỷ Hợi (1839)
Ðiều mà thầy mong đợi bấy nay
Roma Canh Tý (1900) năm này
Phong hàng Á thánh ngày nay tôn thờ

Lời bất hủ: Thầy Uý nói với mọi người: "Nếu các quan đến truy lùng, tôi sẽ ra trước nộp mình, để cha khỏi bị bắt, hầu cha có thể giúp anh chị em". Cha Tự cùng bị bắt với cha, để đỡ nguy hiểm cha định khai với quan và thầy Tự chỉ là giáo dân vào làm bếp thôi. Nhưng thầy Uý không chịu và thưa rằng: "Xin cha cứ nói con là thầy giảng, may ra cũng được phúc tử đạo với cha". Có lần quan đánh lừa thầy nói rằng: "Cha Tự xuất giáo rồi, sao anh còn cố chấp thế?". Thầy bình tĩnh trả lời: "Vô lý, cha không bao giờ làm vậy, mà dù có thực như thế, tôi cũng không chịu xuất giáo đâu!". Quan lại dụ ngọt thầy Tự: "Ta chỉ yêu cầu anh bước qua một khúc gỗ thôi ma". Thầy Uý đáp: "Ðúng là khúc gỗ, thưa quan, nhưng khúc gỗ đó lại tượng trưng cho Chúa tôi thờ. Quan nghĩ sao nếu tôi giầy đạp lên ảnh vẽ hình cha mẹ tôi?!".
Hôm khác quan dụ dỗ bước qua Thánh giá thầy thẳng thắn nói: "Thưa quan, quan có dám bước qua mặt đức vua không, mà lại bảo tôi bước qua mặt Chúa tôi? Nhưng dù quan có bước qua mặt vua đi nữa, thì tôi cũng không bước qua mặt Chúa tôi được". Quan nghiêm nghị phán: "Tên phạm thượng, ta sẽ chém đầu mi". Người chiến sĩ đức tin vui vẻ reo lên: "Anh em ơi, tôi sắp được chém đầu rồi".

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời

Tags
118 thánh tử đạo việt nam


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:59
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,23102 seconds with 15 queries