Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Luận Văn Đàn
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận Văn Đàn Trao đổi & tìm hiểu về văn học.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-05-2004   #19
Ảnh thế thân của Hoa Hoà Thượng
Hoa Hoà Thượng
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-11-2002
Bài viết: 36
Điểm: 6
L$B: 6.801
Hoa Hoà Thượng đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tiểu Siêu
Nghe phong ngôn mà nên xếp Hoa các hạ thuộc phần những bậc cao nhân , nói một câu hiểu mười nghĩa . Hay chỉ một nụ cười cũng mang nhiều hàm ý . Thế nên , Tiểu Siêu thiết nghĩ , Hoa các hạ thích luận trong ý luận của kẻ khác , hay mượn ý luận của kẻ khác mà " luận lại tác phẩm " ( sự đời không mấy khi ngược ! )
Tiểu cô nương này rất tinh tế... )
Một cuốn sách mấy trăm năm bình đi bình lại. Bản thân đọc hàng chục lần, trí não không đến nỗi teo tóp, làm gì mà không hiểu được vài phần ? Bàn luận về cuốn sách theo kiểu này thật chả có gì hứng thú. Hay hơn là đọc xem người viết có gì sai để nói...Cô nương rất tâm lý, có điều đừng dùng hai chữ "cao nhân" hay hơn... ) Chẳng qua chỉ là gặp mãi rồi, không muốn nói lại mà thôi...
To TT : Làm gì có khái niệm anh hùng "cực đại địa phương" như vậy ? Nếu muh cứ liệt kê theo "các loại anh hùng" thì chữ "anh hùng" e là giảm rất nhiều giá trị... )

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-01-2005   #20
Ảnh thế thân của Gia cat lương
Gia cat lương
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 24-01-2005
Bài viết: 5
Điểm: 1
L$B: 7.206
Gia cat lương đang offline
 
KỲ THƯ

Các vị tranh luận nhiều quá rốt cuộc cũng không thống nhất được cái gì cả.
Theo ý của Võ hầu ta , phải đưa ra một tiêu chí để xếp loại kỳ thư.
Riêng kỳ thư, cổ nhân chỉ xếp thành bộ bốn tác phẩm và sẽ gọi là TỨ ĐẠI KỲ THƯ.
Để chọn ra bốn bộ ấy phải thoã mãn tiêu chí sau:
1.Nó phải phản ánh được xã hội trong một thời đại.
2.Chọn ra những thời đại lớn nhất trong lịch sử, trong những thời đại ấy chọn ra tác phẩm tiêu biểu nhất.
Tiêu chí mà ta đưa ra mang tính cách tổng quát , trong đó quan trọng nhất là ba chữ: "xã hội","thời đại", "tiêu biểu" .Các vị hãy làm rõ cụ thể ba chữ ấy ra thì sẽ chọn ra được TỨ ĐẠI KỲ THƯ
Coi như đây là một chủ đề ta đưa ra để các vị bàn luận.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-01-2005   #21
Ảnh thế thân của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Gia nhập: 22-09-2004
Bài viết: 1.135
Điểm: 514
L$B: 66.572
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Thật ra chỉ có 4 bộ được giới văn học đánh giá là tác phẩm VH kinh điển của Trung Hoa, còn gọi là Tứ Đại Kỳ Thư :

1 - TAM QUỐC DIỄN NGHĨA
2 - THỦY HỬ TRUYỆN
3 - TÂY DU KÝ
4 - KIM BÌNH MAI

Còn nếu đánh giá theo sở thích của cá nhân thì nhiều lắm chứ không chỉ 4 hay 8.
tại hạ có mấy lời như sau với LTH các hạ hình như các hạ hơi nhầm một chút về tứ đại kỳ thư của Trung Hoa đại lục. Theo tại hạ được biết thì tứ đại kỳ thư gồm :

1. Tam Quốc Diễn Nghĩa
2. Thuỷ Hử Toàn Truyện
3. Hồng Lâu Mộng
4. Kim Bình Mai

Chứ chưa hề thấy tác phẩm Tây Du Ký được liệt vào trong tứ đại kỳ thư

Trong tứ đại kỳ thư đó tại hạ chưa thấy có tác phẩm nào lại được người dân Trung Hoa yêu mến đến như vậy và đề thể hiện điều đó đã có rất nhiều lời bình luận được đưa ra, tại hạ xin trích một trong cái số đó

Trích dẫn:
“Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!).
Điều đó thể hiện được cái vị trí đặc biệt của tác phẩm trong lòng người dân Trung Hoa và không chỉ có vậy người Trung Hoa còn lập hẳn một ngành nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng gọi tắt là Hồng học... Hồng Lâu Mộng là một tuyệt tác nó đã nói lên được tinh thần dân chủ, phản ánh rõ nét một xã hội phong kiến mục nát, tàn tạ... đồng thời phê phán những giáo lý phong kiến đã đi sâu vào ý thức con người từ hàng ngàn năm và khôn chỉ có thế nó còn là sự mở đầu cho một ý thức mới : tự do yêu đương, giải phóng cá tính, tự do bình đẳng và là sự khao khát một lý tưởng cho cuộc sống.... Phải chăng chính những điều như vậy mà Hồng Lâu Mộng được ưu ái đến vậy, mong được sự chỉ giáo thêm....


NDTS


Chữ ký của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Đứng dậy đi em mặc mẹ đời
Dẫu đời khổ nhục đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một tiếng cười...

Tài sản của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 24-01-2005   #22
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.496
Lý Thám Hoa đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
...chưa hề thấy tác phẩm Tây Du Ký được liệt vào trong tứ đại kỳ thư.
Chưa thấy thì đọc nhiều nữa, từ từ sẽ thấy.

Giá trị của Hồng Lâu Mộng thì khỏi phải bàn cãi nữa. Nhưng vì sao giới văn học vẫn không xếp vào Tứ Đại Kỳ Thư thời Minh, là vì trước Tào Tuyết Cần hơn trăm năm đã có Tiếu Tiếu Sinh và Kim Bình Mai. Trên nhiều phương diện, Hồng Lâu Mộng chính là hình ảnh phản chiếu của Kim Bình Mai.

Tri'ch đoạn lời giới thiệu Kim Bình Mai, có liên quan đến tiêu chí lựa chọn Tứ Đại Kỳ Thư thời Minh:
Trích dẫn:
Thời Minh, nhất là từ Gia Tĩnh (1522-1566), xã hội tương đối ổn định, kinh tế có chiều phát triển, xu thế đô thị hóa tăng dần, đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của thể loại văn học mới : Trường thiên tiểu thuyết.

Song hành với điều kiện xã hội đó là sự tiến bộ của kỹ thuật in khắc. Đến thời Vạn Lịch (1573- 1620) đã xuất hiện một cục diện phồn vinh của thể loại này với hàng loạt tác phẩm ngày nay còn được biết.

Tiểu thuyết Trung Quốc thời này có thể chia làm bốn loại:

- Thứ nhất, chiếm số lượng áp đảo là tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa, đại thể phỏng theo Tam quốc chí diễn nghĩa, kể chuyện lịch sử bằng ngôn ngữ thông thường dễ hiểu. Có thể nói, suốt từ Xuân Thu Chiến Quốc đến Minh sơ, tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa thời này đã phủ kín cả chiều dài lịch sử Trung Quốc. Nhìn chung loại tiểu thuyết lịch sử diễn nghĩa này miêu tả tính cách nhân vật còn tương đối ít, kết cấu không chặt, tình tiết nhiều lúc thiếu gắn bó, còn câu nệ quá nhiều vào sự thật lịch sử, nghệ thuật còn sơ lược, thường còn nằm trên ranh giới giữa lịch sư?
với văn học.

- Thứ hai, là tiểu thuyết phong thần, tiêu biểu nhất là Tây Du Ký và Phong thần diễn nghĩa. Loại này phần nhiều kể lại những chuyện ly kỳ hoang đường, hơi thiếu ý nghĩa xã hội.
- Thứ ba, ..................................

- Thứ tư là tiểu thuyết "thế tình" (tình đời). Loai này lúc đó còn hiếm, ngày nay được biết chỉ có Kim Bình Mai và Ngọc Kiều Lí, nhưng Ngọc Kiều Lí thì đã thất truyền. (Thẩm Đức Phù trong Dã hoạch biên nói ông từng xem Ngọc Kiều Lí). Loại này ngày nay thường được gọi là tiểu thuyết xã hội.

Kim Bình Mai có trước Hồng lâu mộng hơn một trăm năm, được coi là tác phẩm mở đường cho tiểu thuyết xã hội Trung Quốc. Từ năm 1940, đề tựa cho Bình ngoại chi ngôn của Diêu Linh Tê, Giang Đông Tễ Nguyệt gọi là "tiểu thuyết của tiểu thuyết", còn Ngụy Bệnh Hiệp thì so sánh với tác phẩm của Đickens ở Anh, Sêkhov ở Nga, đồng thời cho rằng Thủy hử kể nhiều võ hiệp, Hồng lâu chuyên nói tình yêu, Nho lâm ngoại sử miêu tả tình thái xã hội - nhưng hạn chế trong đám hủ nho, ý nghĩa xã hội đều không rộng lớn bằng.

Trong bài Bàn về Hồng lâu mộng, Hà Kỳ Phương có nhắc đến mối quan hệ giữa Hồng lâu mộng với Kim Bình Mai:
- Hồng lâu mộng quả là cái bóng soi ngược hình của Kim Bình Mai. Dĩ nhiên Hồng lâu mộng sinh sau nên vượt trội nhiều mặt, đặc biệt là ngôn ngữ văn học đạt tới đỉnh cao của tiểu thuyết cổ điển, rõ ràng không sánh được.

Ngay cả sau khi bị liệt vào hạng "sách cấm" thì giới văn học vẫn xếp KBM vào một trong "tứ đại kì thư" của tiểu thuyết trường thiên Minh Thanh gồm : Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử truyện, Tây du ký và Kim Bình Mai.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-01-2005   #23
Ảnh thế thân của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Gia nhập: 22-09-2004
Bài viết: 1.135
Điểm: 514
L$B: 66.572
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Chưa thấy thì đọc nhiều nữa, từ từ sẽ thấy.
Thưa với các hạ Lý Thám Hoa rằng tác phẩm Tây Du Ký không phải là quá xa lạ với tại hạ, tại hạ đã được đọc,xem rất nhiều lần về cái tác phẩm đó ... nhưng điều tại hạ muốn nói là trong tứ đại kỳ thư của Trung Hoa đại lục hình như chưa thấy tác phẩm Tây Du Ký được liệt vào tứ đại kỳ thư , xin trích dẫn một chút để thấy được điều này :

Trích dẫn:
"Kim Bình Mai" được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới đặt vào vị trí "Tứ Đại Kỳ Thư" cùng với "Tam quốc diễn nghĩa, "Thủy Hử toàn truyện" và "Hồng Lâu Mộng"
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Hồng Lâu Mộng chính là hình ảnh phản chiếu của Kim Bình Mai.
Sao lại có thể đánh đồng hai tác phẩm Hồng Lâu Mộng với tác phẩm Kim Bình Mai được. Xin trích lại lời của tại hạ với tác phẩm Hông Lâu Mộng

Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Ngọc diện thư sinh
Trong tứ đại kỳ thư đó tại hạ chưa thấy có tác phẩm nào lại được người dân Trung Hoa yêu mến đến như vậy và đề thể hiện điều đó đã có rất nhiều lời bình luận được đưa ra, tại hạ xin trích một trong cái số đó


Trích dẫn:
“Khai đàm bất thuyết Hồng Lâu Mộng, Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng Lâu Mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!).


Điều đó thể hiện được cái vị trí đặc biệt của tác phẩm trong lòng người dân Trung Hoa và không chỉ có vậy người Trung Hoa còn lập hẳn một ngành nghiên cứu về Hồng Lâu Mộng gọi tắt là Hồng học... Hồng Lâu Mộng là một tuyệt tác nó đã nói lên được tinh thần dân chủ, phản ánh rõ nét một xã hội phong kiến mục nát, tàn tạ... đồng thời phê phán những giáo lý phong kiến đã đi sâu vào ý thức con người từ hàng ngàn năm và khôn chỉ có thế nó còn là sự mở đầu cho một ý thức mới : tự do yêu đương, giải phóng cá tính, tự do bình đẳng và là sự khao khát một lý tưởng cho cuộc sống.... Phải chăng chính những điều như vậy mà Hồng Lâu Mộng được ưu ái đến vậy, mong được sự chỉ giáo thêm....
Tác phẩm Kim Bình Mai chỉ là tác phẩm nói lên cái sự trầm luân khổ ải của 3 cô gái đẹp Kim Liên, Xuân Mai và Bình Nhi, và nó chỉ nói lên được giá trị đạo đức trong đó chứ không như Hồng Lâu Mộng. Xin mạn phép được nói là Lý Thám Hoa các hạ nên xem lại nhá đừng nhầm lẫn như thế.....


NDTS


Chữ ký của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Đứng dậy đi em mặc mẹ đời
Dẫu đời khổ nhục đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một tiếng cười...

Tài sản của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-01-2005   #24
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.496
Lý Thám Hoa đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Xin trích lại lời của tại hạ với tác phẩm Hông Lâu Mộng....

Tác phẩm Kim Bình Mai chỉ là tác phẩm nói lên cái sự trầm luân khổ ải của 3 cô gái đẹp Kim Liên, Xuân Mai và Bình Nhi, và nó chỉ nói lên được giá trị đạo đức trong đó chứ không như Hồng Lâu Mộng
Miễn bàn và miễn trích lại nhận xét của cậu.
http://vnthuquan.net/truyen/truyente...83a3q3m3237nvn

http://vnthuquan.net/truyen/truyente...83a3q3m3237nvn


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-01-2005   #25
Ảnh thế thân của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Gia nhập: 22-09-2004
Bài viết: 1.135
Điểm: 514
L$B: 66.572
LSB-Ngọc Diện Thư Sinh đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Lý Thám Hoa
Miễn bàn và miễn trích lại nhận xét của cậu.
ok không cần trích dẫn cũng không sao vì chúng ta không nói về những phần bình luận tác phẩm mà chỉ nói về vấn để những tác phẩm được liệt vào tứ đại kỳ thư những gì tại hạ viết ra là do tại hạ đọc được và có những nhận xét như thế nếu LTH các hạ không phục về chuyện tứ đại kỳ thư thì có thể ra ngoài yahoo nói chuyện và cũng nói thêm rằng sự liệt kê về tứ đại kỳ thư của các hạ là hoàn toàn sai lầm....miễn nói tiếp, lượng thứ


NDTS


Chữ ký của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Đứng dậy đi em mặc mẹ đời
Dẫu đời khổ nhục đến mười mươi
Em về điểm phấn tô son lại
Ngạo với nhân gian một tiếng cười...

Tài sản của LSB-Ngọc Diện Thư Sinh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-01-2005   #26
Ảnh thế thân của Lý Thám Hoa
Lý Thám Hoa
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 29-02-2004
Bài viết: 307
Điểm: 1139
L$B: 856.496
Lý Thám Hoa đang offline
 
Đúng ra trả lời cậu thế này chắc là không cay mấy nhưng lại đắng hơn :

1 - Cậu không đủ tư cách để bình chọn và sắp xếp "Tứ đại kỳ thư". Nội chuyện đọc - hiểu tác phẩm cũng cần suy xét lại.

2 - Hồng Lâu Mộng hoặc Kim Bình Mai thì có quá nhiều kỳ nhân dị sĩ đã phân tích nát nhàu, chưa đến phiên cậu bình loạn và dẫn chứng ý kiến cá nhân, dùng suy luận cá nhân nhỏ nhoi đó mà đánh đổ thiên hạ.


Chữ ký của Lý Thám Hoa
Hoa nào tin quả đắng đến không ngờ...

Tài sản của Lý Thám Hoa
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 25-01-2005   #27
Ảnh thế thân của *tay_mon_khanh*
*tay_mon_khanh*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 30-08-2004
Bài viết: 1.319
Điểm: 229
L$B: 110.830
*tay_mon_khanh* đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi AKA
Kim Bình Mai hoàn toàn hư cấu, với các nhân vật chính đã khá quen thuộc với người đọc qua những bộ tiểu thuyết nổi tiếng khác như: Phan Kim Liên, Tây Môn Khánh... Hichic, bộ này lâm ly quá, không muốn bàn nhiều...
Trời ơi bộ tiểu thuyết này phải nói là hay nhất trong tứ đại kỳ thư của trung quốc mà các hạ lại ko muốn bàn nhiều là sao ,
Thực ra KBM ko phải là 4 tác phẩm đồ sộ nhất Trung Hoa nhưng lại được coi là 1 trong 4 bộ tiểu thuyết đó , bởi sự công phu tỷ mỷ trong những lời đối thoại , cũng như các lời đối thoại trong bộ tiểu thuyết trên vượt ra khỏi khuôn khổ lễ giáo phong kiến mà Lư Lan Tiếu Tiếu Tiên Sinh đã viết lên .
Nhân vật điển hình chính là TMK , một tên bán thuốc nhỏ đã dùng những mánh khoé để vươn lên tìm cho mình một địa vị , nhưng vụ ăn hối lộ ,những hành động dâm ô của TMK , đã làm cho những nhà phê bình văn học hồi đó liệt bộ tiểu thuyết này là "dâm thư".


Chữ ký của *tay_mon_khanh*
Sống có gì vui chết có gì buồn
Non xanh còn đó nước biếc trơ trơ
Hẹn ngày tái ngộ

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 22:16
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07387 seconds with 15 queries