Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-03-2010   #19
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Nai Thượng

Đồng Nai Thượng là một tỉnh cũ ở Nam Trung Bộ, miền Nam Việt Nam.

Ngày 1 tháng 11 năm 1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer ra nghị định lập tỉnh Đồng Nai Thượng (Province du Haut-Donnaï) ở khu vực thượng lưu sông Đồng Nai, được giới hạn bởi biên giới của Nam Kỳ và của Campuchia, tách từ tỉnh Bình Thuận ra. Tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring).

Ngày 11 tháng 9 năm 1903, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh, do đại diện của Công sứ Bình Thuận cai trị. Ngày 6 tháng 1 năm 1916: thành lập tỉnh Lâm Viên, gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ tỉnh Bình Thuận. Tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt.

Ngày 31 tháng 10 năm 1920: lập lại tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng về Đà Lạt. Năm 1941, khi lập lại tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt thì tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thượng chuyển về Di Linh.

Tháng 6 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, sau khi đã tách một phần sáp nhập với thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Viên, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Gia Định

Gia Định là tên một tỉnh cũ nay thuộc địa phận hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh được thành lập vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832) trên cơ sở chia cắt Gia Định thành thành sáu tỉnh: Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, thường gọi là "Nam Kỳ lục tỉnh". Theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, tỉnh bị cắt nhượng cho Pháp cùng với Biên Hòa và Định Tường.

Tháng 12 năm 1889, Pháp chia tỉnh Gia Định thành bốn tỉnh mới: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An và Tây Ninh.

Năm 1956, dưới thời Việt Nam Cộng hòa, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Bộ), không kể Đô thành Sài Gòn. Năm 1957, tỉnh Gia Định gồm có 6 quận, 10 tổng và 61 xã:
  • Quận Gò Vấp có 1 tổng Bình Trị Thượng; quận lị: Hạnh Thông Xã.
  • Quận Tân Bình có 1 tổng Dương Hòa Thượng; quận lị: xã Phú Nhuận.
  • Quận Hóc Môn có 2 tổng: Bình Thạnh Trung, Long Bình; quận lị: Thới Tam Thôn.
  • Quận Thủ Đức có 2 tổng: An Bình, An Điền; quận lị: Linh Đông Xã.
  • Quận Nhà Bè có 1 tổng Bình Trị Hạ; quận lị: xã Phú Xuân Hội.
  • Quận Bình Chánh có 3 tổng: Long Hưng Thượng, Long Hưng Trung, Tân Phong Hạ; quận lị: xã Bình Chánh.

Năm 1970, Gia Định chia thành 8 quận, ngoài các quận trên còn có:
  • Quận Bình Thạnh
  • Quận Cần Giờ

Tháng 2 năm 1976, tỉnh được sáp nhập thêm một phần các tỉnh Biên Hoà, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn-Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy Thành phố Hồ Chí Minh hình thành từ trên địa bàn thành phố Chợ Lớn, thành phố Sài Gòn và tỉnh Gia Định cũ.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #21
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Gò Công

Gò Công là tỉnh cũ ở Tây Nam Bộ Việt Nam.

Thời Pháp thuộc

Năm 1876 Gò Công, vốn trước kia thuộc tỉnh Định Tường thời "Nam Kỳ lục tỉnh", trở thành một hạt tham biện (arrondissement) thuộc khu vực (circonscription) Mỹ Tho do thực dân Pháp đặt ra. Hạt tham biện (còn gọi là Tiểu khu hành chính, trị sở được dân gian quen gọi là tòa Bố) Gò Công gồm 4 tổng: Hòa Đồng Thượng (có 8 làng), Hòa Đồng Hạ (có 10 làng), Hòa Lạc Thượng (có 10 làng), Hòa Lạc Hạ (có 12 làng).

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Gò Công trở thành tỉnh Gò Công, với số tổng và số làng không đổi. Tỉnh lị là thị xã Gò Công.

Từ ngày 9 tháng 2 năm 1913 đến ngày 9 tháng 2 năm 1924, Gò Công trở thành quận thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau đó lại tái lập tỉnh Gò Công với 5 tổng, thêm tổng Hòa Đồng Trung, số làng cũng thay đổi.

Thời kỳ 1945-1954

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ bỏ cấp tổng, còn làng thì thống nhất gọi là xã.

Năm 1946 Gò Công là một trong 21 tỉnh của Nam Bộ.

Thời Việt Nam Cộng Hòa

Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sáp nhập tỉnh Gò Công vào tỉnh Định Tường mới thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho. Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường.

Gò Công là một tỉnh nhỏ, phía bắc với giáp hai tỉnh Long An và Gia Định, phía đông là biển Đông, phía nam giáp tỉnh Kiến Hòa, phía tây giáp tỉnh Định Tường. Ranh giới phía nam của Gò Công là sông Cửa Đại, ranh giới phía bắc là sông Vàm Cỏ Tây, còn ranh giới phía đông bắc là sông Nhà Bè đổ ra cửa Soài Rạp.

Khi mới tái lập tỉnh Gò Công gồm 2 quận Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng 31 xã. Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chia quận Châu Thành (tỉnh Gò Công) thành 2 quận: Hòa Tân, quận lỵ tại xã Tân Niên Tây với 9 xã; Hòa Lạc, quận lỵ tại xã Tăng Hòa với 9 xã; chia quận Hòa Đồng thành 2 quận: Hòa Đồng, quận lỵ tại xã Vĩnh Bình với 8 xã; Hòa Bình, quận lỵ tại xã Bình Luông Đông với 5 xã. Như vậy tỉnh Gò Công có 4 quận.

Sau năm 1975

Tháng 2 năm 1976 tỉnh Gò Công nhập với Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang. Hiện nay địa bàn tỉnh Gò Công cũ tương ứng với thị xã Gò Công và các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây.

Danh nhân

Gò Công là quê hương của rất nhiều nhân vật kiệt xuất như: Bình tây Đại Nguyên soái Trương Định, Hoàng Thái Hậu Từ Dũ, Nam Phương Hoàng Hậu, nhà văn Hồ Biểu Chánh.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #22
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hoàng Liên Sơn

Hoàng Liên Sơn là một tỉnh cũ của Việt Nam, nằm ở giữa đông bắc và tây bắc Bắc Bộ Việt Nam, được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Lào Cai, Yên Bái và các huyện Mù Căng Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu của tỉnh Nghĩa Lộ. Tỉnh lỵ của Hoàng Liên Sơn là thị xã Yên Bái.

Năm 1979, tỉnh có diện tích 14.125 km², dân số 784.800 người. Gồm 3 thị xã Yên Bái (tỉnh lỵ), Nghĩa Lộ và Lào Cai; 15 huyện: Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Sa Pa, Bảo Thắng, Bảo Yên, Than Uyên, Văn Bàn, Lục Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Mù Cang Chải, Yên Bình, Trấn Yên và Trạm Tấu.

Tháng 8 năm 1991, tỉnh được chia lại thành hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái (bao gồm cả phần thuộc tỉnh Nghĩa Lộ).

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #23
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Bắc

Hà Bắc là một tỉnh cũ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ Việt Nam, thành lập ngày 27 tháng 10 năm 1962 từ hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang ngày nay, đến ngày 6 tháng 11 năm 1996 lại tách ra như cũ. Bao gồm thị xã Bắc Giang (tỉnh lị), thị xã Bắc Ninh các huyện: Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế, Hiệp Hoà, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Gia Lương, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Sơn, Yên Phong.

Diện tích 4.614,95 km2. Dân số 2.260.893 người (1993).

Hà Bắc là một tỉnh có vị trí địa chiến lược vô cùng quan trọng trên tuyến quốc lộ 18A và 1A. Hà Bắc và Hà Sơn Bình được mệnh danh là cửa ngõ của thủ đô trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp, và Mỹ. Sân bay Kép ở huyện Lạng Giang, Hà Bắc đóng vai trò quan trọng trên tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc.

Hà Bắc là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa, là cái nôi của những làn điệu dân ca quan họ mượt mà, đằm thắm.

Do hoàn cảnh mới, để thích ứng với cơ cấu, tính chất quản lý, phân chia đơn vị hành chính, năm 1997, Hà Bắc được tách thành hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang như ngày nay.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #24
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Nam Ninh

Hà Nam Ninh là một tỉnh cũ thuộc ven biển đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, tỉnh lỵ là thành phố Nam Định. Tỉnh được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1975 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình.

Diện tích toàn tỉnh theo thống kê năm 1979 là 3.522 km², dân số 2.707.700 người; thống kê năm 1991 là 3.763 km², dân số 3.157.200 người.

Kể từ 26 tháng 12, 1991, Hà Nam Ninh được chia lại thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình như trước và từ 6 tháng 11 năm 1996, Nam Hà được chia lại thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định

Thay đổi hành chính

Ngày 27/4/1977:

- Hợp nhất 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm, cùng với thị xã Hà Nam (tức Phủ Lý) thành huyện Kim Thanh. Thị xã Hà Nam chuyển thành thị trấn Hà Nam, huyện lị huyện Kim Thanh.

- Hợp nhất huyện Gia Khánh và thị xã Ninh Bình thành huyện Hoa Lư. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lị huyện Hoa Lư.

- Hợp nhất 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn thành huyện Hoàng Long.

- Hợp nhất huyện Yên Mô và 10 xã của huyện Yên Khánh thành huyện Tam Điệp. Huyện lị là thị trấn Tam Điệp.

- Sáp nhập 9 xã còn lại của huyện Yên Khánh vào huyện Kim Sơn.

Ngày 9/4/1981:

- Tái lập 2 huyện Kim Bảng và Thanh Liêm từ huyện Kim Thanh vừa giải thể.

- Tái lập thị xã Hà Nam.

- Tái lập thị xã Ninh Bình, tách khỏi huyện Hoa Lư.

- Tái lập huyện Gia Viễn, tách khỏi huyện Hoàng Long.

Ngày 17/12/1982, thành lập thị xã Tam Điệp từ thị trấn Tam Điệp.

Như vậy, thời gian này tỉnh Hà Nam Ninh có 1 thành phố Nam Định, 3 thị xã Hà Nam, Ninh Bình, Tam Điệp, và 16 huyện: Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Vụ Bản, Ý Yên, Nam Ninh, Xuân Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Kim Bảng, Thanh Liêm, Gia Viễn, Hoàng Long, Hoa Lư, Tam Điệp, Kim Sơn.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #25
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Nội

Tỉnh Hà Nội là một tỉnh cũ của Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19. Năm 1831, vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội. Đây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ.

Tỉnh Hà Nội gồm có 4 phủ: Hoài Đức (kinh thành Thăng Long cũ và huyện Từ Liêm của tỉnh Sơn Tây), các phủ Ứng Hòa, Lý Nhân, Thường Tín của trấn Sơn Nam Thượng. Tỉnh lỵ là thành Thăng Long cũ. Phủ Ứng Hòa có 4 huyện Chương Đức (sau đổi là Chương Mỹ), Hoài An, Sơn Minh và Thanh Oai. Phủ Lý Nhân có 5 huyện Bình Lục, Duy Tiên, Kim Bảng, Nam Xang và Thanh Liêm. Phủ Thường Tín có 3 huyện Phú Xuyên, Thanh Trì và Thượng Phúc. Tổng cộng tỉnh Hà Nội có 15 huyện.

Vào thời kỳ 1838-1840, phủ Hoài Đức gồm 2 huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận. Huyện Thọ Xương có 8 tổng, 116 phường thôn. Huyện Vĩnh Thuận có 5 tổng, 27 phường thôn. Số dân là 52.335 người.

Sau khi Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 1888, vua Đồng Khánh ra đạo dụ nhượng hẳn cho Pháp thành Hà Nội. Ngày 26 tháng 12 năm 1896 tỉnh Hà Nội (phần còn lại) chuyển tỉnh lỵ về Cầu Đơ (nay là thị xã Hà Đông) và đến ngày 3 tháng 5 năm 1902 thì đổi tên thành tỉnh Cầu Đơ. Năm 1904 tỉnh Cầu Đơ đổi tên thành tỉnh Hà Đông.

Năm 1890, phủ Lý Nhân của tỉnh Hà Nội được tách ra để lập tỉnh Hà Nam.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #26
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Sơn Bình

Hà Sơn Bình là một tỉnh từng tồn tại ở Bắc Bộ Việt Nam từ ngày 27 tháng 12 năm 1975 đến 12 tháng 8 năm 1991 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình. Tỉnh Hà Sơn Bình bắc giáp tỉnh Vĩnh Phú, đông bắc giáp thành phố Hà Nội, đông giáp tỉnh Hải Hưng (bên kia sông Hồng), đông nam giáp tỉnh Hà Nam Ninh, nam giáp tỉnh Thanh Hóa, tây giáp tỉnh Sơn La.

Khi mới thành lập tỉnh bao gồm:
  • 3 thị xã: Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình
  • 21 huyện: Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức (thuộc tỉnh Hà Tây trước kia), Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Tân Lạc (thuộc tỉnh Hòa Bình trước kia)

Năm 1978 hai thị xã Hà Đông, Sơn Tây và 5 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất cùng một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, Thanh Oai (ở phía bắc đường số 6) và Thường Tín được nhập vào thành phố Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời giao cho tỉnh Hà Sơn Bình và là tỉnh lỵ. Tỉnh còn có 16 huyện với diện tích 5978 km², dân số 1.569.000 người (1981).

Năm 1991 Hà Sơn Bình lại tách ra thành hai tỉnh là Hà Tây và Hòa Bình. Hà Tây và bốn xã của Hòa Bình sau đó lại được sáp nhập vào Hà Nội.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-03-2010   #27
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.120
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Tiên

Hà Tiên là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ Việt Nam, thành lập năm 1832.

Vùng đất Hà Tiên xưa

Tên gọi Hà Tiên do Mạc Cửu đặt, vì tương truyền xưa kia có tiên xuất hiện trên sông Giang Thành.

Xưa kia, đây là vùng đất Mang Khảm. Từ giữa thế kỷ 17, những lưu dân người Việt đã đi thuyền dọc theo đường biển đến tận vùng này sinh sống. Trong lời tựa tập Hà Tiên thập vịnh, Mạc Thiên Tích đã viết: "Trấn Hà Tiên nước An Nam, xưa là đất hoang, từ tiên quân khai sáng đến nay đã hơn 30 năm, mà dân mới được ở yên, hơi biết việc trồng trọt".

Tuy nhiên công lao khai phá Hà Tiên thuộc về hai cha con Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, biến Hà Tiên thành nơi sầm uất. Mạc Cửu là người Quảng Đông (Trung Quốc), di cư đến sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ, gia quyến Mạc Cửu đã bị quân Xiêm bắt đem về nước họ. Mạc Cửu trốn thoát về Trũng Kè, sau lại về Mang Khảm khôi phục sản xuất. Mạc Cửu đã thân đến Phú Xuân dâng biểu xin đem 7 xã mà mình khai phá quy phục Chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn ưng thuận, lệnh đổi tên đất Mang Khảm thành trấn Hà Tiên, phong Mạc Cửu làm Tổng binh coi giữ.

Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.

Tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn

Năm 1832 vua Minh Mạng đặt ra tỉnh Hà Tiên (một trong 6 tỉnh Nam Kỳ), gồm 1 phủ là An Biên thống lĩnh 3 huyện: Hà Châu, Long Xuyên (sau này là địa bàn tỉnh Long Xuyên) và Kiên Giang (sau này là địa bàn tỉnh Rạch Giá).

Hà Tiên thời Pháp thuộc

Ngày 24 tháng 6 năm 1867, tỉnh thành Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá và hạt tham biện Hà Tiên (đất huyện Hà Châu của tỉnh Hà Tiên cũ) thuộc khu vực Bát Xắc (Bassac).

Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Hà Tiên trở thành tỉnh theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh. Năm 1903, đảo Phú Quốc được đặt dưới quyền của đại diện chủ tỉnh Hà Tiên. Tỉnh lị là tỉnh thành Hà Tiên.

Từ năm 1913 đến năm 1924, tỉnh Hà Tiên được đặt dưới quyền chủ tỉnh Châu Đốc. Năm 1921, tỉnh Hà Tiên gồm 4 quận: Châu Thành (tỉnh lị), Giang Thành, Hòn Chông và Phú Quốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1924, Hà Tiên lại trở thành một tỉnh độc lập.

Hà Tiên thời Việt Nam Cộng Hòa

Thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên chỉ là 1 trong số 7 quận của tỉnh Kiên Giang. Quận Hà Tiên gồm 3 xã Mỹ Đức, Phú Mỹ và Thuận Yên, 15 ấp. Nhưng trên các bản đồ Việt Nam do Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa xuất bản, vẫn ghi hai tỉnh riêng biệt là Hà Tiên và Rạch Giá.

Sau năm 1975

Đầu năm 1976, tỉnh Kiên Giang được thành lập. Địa bàn tỉnh Hà Tiên cũ nay là huyện Kiên Lương và thị xã Hà Tiên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:43
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07975 seconds with 15 queries