Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-12-2009   #19
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Nai - Chợ Huế ở xứ Trấn Biên

Không ồn ào náo nhiệt như những cái chợ khác, chợ Quảng Biên được người ta gọi một cách thân mật là chợ Huế. Trước khi, khu chợ Huế này chỉ nhỏ như một cái chợ cóc mọc dọc quốc lộ 1A, nhưng đó lại là nơi mà khi bước vào, bạn có cảm giác như đang đứng ở một góc chợ Bến Ngự hay chợ An Cựu, bởi lẽ cả người bán lẫn người mua đều nói giọng Huế.
Chợ Quảng Biên nằm ở xã Quảng Biên, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai là một huyện có rất đông người Huế sinh sống. Vào những năm 80, thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước, người Huế đi kinh tế mới, vào đây họ lập nên những làng mới và nhanh chóng hoà với nhịp sống công nghiệp của Đồng Nai. Những năm sau này, thấy đất lành làm ăn được nên làn sóng di dân tự do vào Đồng Nai cũng khá đông. Người Huế vốn cần cù và chịu khó nên nhiều người đã thành đạt nơi đất khách quê người, đặc biệt vốn xuất thân từ miền đất hiếu học, nên đa phần các gia đình đều tạo điều kiện học hành cho con em mình.
Những người Huế vào Đồng Nai dù là trước đây hay sau này vẫn luôn giữ được nếp ăn, nếp nghĩ của người chốn Thần kinh - Điều này dễ nhận thấy khi bước chân vào chợ nơi ghi đậm dấu ấn văn hoá cũng như đời sống sinh hoạt của mỗi vùng.

Từ những chiếc nón bài thơ, đôi guốc gỗ của xứ Huế:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ
Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

Vẫn chỉ những nguyên liệu là lá, tre, cước cộng thêm một chút khéo léo tỉ mẩn, người Huế đã làm cho chiếc nón vốn chỉ là vật che mưa che nắng trở thành một đề tài bất tận cho thơ ca nhạc, hoạ. Gian hàng nón được đặt một vị trí thật đẹp trong chợ. Những chiếc nón lá được treo bán một cách điệu nghệ kèm với một dãy quai nón từ quai lụa đến quai voan, quai nhung. Có rất nhiều màu song màu chủ đạo vẫn là màu tím: tím hồng, tím xanh, tím trắng, tím than, tím biếc... Có lẽ màu tím muốn nhắc nhở mọi người nhớ về Huế với sắc màu lãng mạn vốn có của nó.
Vào các shop thời trang bạn hay gặp những đôi quốc gỗ đã được cách điệu, song ở chợ Huế có hẳn một sạp toàn guốc gỗ do chính tay thợ Huế đóng gửi vào. Một chiếc nón bài thơ, một đôi guốc gỗ, cô nữ sinh trường phổ thông trung học Thống Nhất trở nên thanh thoát hơn trong tà áo dài trắng so với các bạn đồng trang đồng lứa. Người Huế là vậy, ăn mặc bao giờ cũng điệu đà đúng cách và họ luôn dạy con cái giữ được nếp nhà.
...đến hương vị Huế trong các món ăn...

Đi vào phía Nam, bất cứ nơi nào bạn cũng có thể bắt gặp quán ăn đề chữ "Bún bò Huế" thật to. Nhưng là người Huế, bạn sẽ nhận ra ngay cái vị ngòn ngọt của đường khiến người ăn cảm thấy lơ lớ khó chịu, và cái váng màu vàng đỏ nổi lên phía bên trên kia chỉ là bột điều chứ không phải cái thứ ớt cay đến tha thít của người Huế. Vậy mà vào chợ Huế, không chỉ có món bún bò chính hiệu không thôi, bạn còn được thưởng thức các loại bánh của Huế từ ram ít, bánh lọc, bánh bèo, bánh ú cho đến cả loại bánh lưỡi mèo như cách gọi bánh nậm của một số người thích đùa. Các loại bánh khác có thể làm bằng các phương pháp hiện đại công nghiệp, duy chỉ có bún bò Huế và bánh Huế là trung thành với lối làm tỉ mĩ, thủ công.

Rời hàng bánh bạn sẽ thấy hàng chè cũng của Huế. Những cái ly trắng muốt nằm cạnh nhau dưới lớp vải lưới trắng để tránh bụi và ruồi. Ở đây, bạn sẽ được thưởng thức chén chè xanh, gợi kỷ niệm về những ngày rằm cúng xôi chè, chén ăn chén để dành đến mốc. Cung cách Huế được đặt vào những chén chè xinh xinh khiến bạn có thể làm một lèo vài chén mà không ngán. Khác với món bánh xèo cuốn rau cải, kinh giới, rau diếp cá chấm nước mắm chua ngọt, ở đây vẫn chấm với nước lèo - một thứ nước chấm đặc biệt của Huế và kèm thêm cái vị chan chát của quả vả.
Tiếp đó là các gian hàng bán các loại cá khô và mắm, đặc biệt là tôm chua và ruốt Huế. Đi giữa hàng rau, bạn sẽ nhận ra cái mùi quen thuộc của măng chua ở các chợ khác không có. Người Nam nấu canh chua có đủ vị: cay ngọt, chua với các phụ liệu: thơm, gà, giá, đậu que và rau ngổ, còn tô canh chua của Huế chỉ với nước cá và măng chua thôi nhưng sẽ để lại cho bạn hương vị khó quên bởi các ngọt của cá và vị chua thanh thanh của măng.
Cũng như các chợ khác, chợ Huế cũng đa dạng chủng loại từ trái cây miệt vườn Long Khánh về, gạo thơm chợ Đào, cá biển từ Phan Thiết đưa vào, cá sông từ Vĩnh Cửu đưa sang, cả những con mắm chuồn từ Huế cũng có mặt ở đây khiến cho chợ đáp ứng được mọi nhu cầu của khách.
Lệ thường ở chợ có sự cạnh tranh gay gắt nhất là cùng bán những mặt hàng cùng chủng loại, song có lẽ ý thức được việc sinh tồn giữa nơi đất khách quê người, nên người bán hàng ở đây rất nhường nhịn nhau trong mua bán. Khi bạn hỏi tiếng một món hàng nào đó, dù hàng mình đã hết hoặc không có, bạn cũng sẽ được tận tình chỉ dẫn. Một điều đặc biệt là phương châm bán hàng ở chợ Huế là “buôn chín bán mười”, nên bạn sẽ không phải mua hớ vì nói thách rất ít. Tâm lý của người mua bao giờ cũng muốn được mua đúng giá và được bớt chút ít. Chợ Huế đã đáp ứng được điều đó nên sức mua ở đây rất mạnh.
Quê hương là một điều vô cùng thiêng liêng đối với mỗi người, nhưng ý thức việc giữ gìn bản sắc của mỗi miền là điều hoàn toàn không dễ. Giữa thời buổi kinh tế thị trường đầy sôi động, ngôi chợ nhỏ bé này là bảo tàng sống để những thế hệ sau của người Huế xa xứ giữ được cách sống của Huế , quả là một điều đáng trân trọng.


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Đồng Tháp - Chợ chiếu Định Yên

Khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long có một khu chợ khá đặc biệt, tại đây người ta chỉ trao đổi mua bán duy nhất một mặt hàng, là chiếu. Toàn chiếu và chiếu. Ðó là chợ chiếu Ðịnh Yên ở xã Ðịnh Yên, huyện Lấp Vò, Ðồng Tháp. Điều đặc biệt ở chỗ là chợ không họp ban ngày, chỉ họp vào ban đêm. Càng về khuya chợ càng nhộn nhịp đông vui.
Ở làng chiếu, ban ngày họ chủ yếu lo dệt ra sản phẩm. Đến ban đêm thì họ mang hàng ra bày bán ở chợ. Còn ở dưới bến thì ghe thuyền các nơi đến đậu san sát chờ lấy hàng. Điểm đặc biệt ở đây, người bán hàng chỉ thắp lên ngọn đèn dầu leo lét, còn người mua thì phải dùng đèn pin để chọn hàng.
Chợ chiếu nằm được nhóm trên một mom đất rộng ven sông khá cao. Trên bờ, từng đụng chiếu chất cao quá đầu còn dưới bến thì xuồng ghe neo đậu tấp nập. Người bán thì ngồi kẻ mua thì đứng. Ồn ào, xì xèo kì kèo như bao cái chợ bình thường khác. Thế mà, sau vài tiếng “bớt một thêm hai” theo thói quen người bán cũng “Ừ!... Thôi, lấy đi!” Và người mua nhanh chóng gọivợ hoặc chồng của mình đang ngồi dưới ghe lên bờ lấy chiếu.
Đến Định Yên vào những đêm trăng sáng, bạn sẽ thấy được cảnh họp chợ ban đêm, mỗi người mang một đèn quây quần trước sân chùa An Phước. Hàng hoá là nguyên liệu để dệt chiếu, các loại phẩm màu, dây bố và hàng nghìn chiếc chiếu bán sỉ, bán lẻ theo nhu cấu của khách. Đó là các loại chiếu trắng, chiếu in hình hoa văn, chiếu con cò, chiếu cỗ trang trọng, chiếu cưới trang trí lộng lẫy…


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #21
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hải Dương - Chợ huyện Nam Sách

Chợ Huyện Nam Sách ra đời từ lâu đến nay không ai nhớ rõ. Có lẽ từ khi có phủ Nam Sách từ đời Trần thiết lập thì chợ cũng hình thành.
Chợ Huyện Nam Sách cũng được chuyển từ phủ huyện cũ (thôn Ninh Khê, xã Thanh Quang hiện nay) về phủ mới ở thôn Cầu Giao, sát thôn Đồng Sớm. Đến cách mạng tháng Tám chợ chuyển về phố Nam Sách, họp dọc phố trên con đường 17. Năm 1960 chợ chuyển về chỗ ngày nay đang họp.
Chợ Huyện Nam Sách rộng khoảng 5 mẫu Bắc bộ .Chọ có hai cổng chính ra vào, một từ đường 17 vào, một từ phía làng Nhân Lý vào. Chợ có 3 lối đi giữa 4 dây hàng quán. Tổng số có 135 gian quán hàng làm bằng tre lợp rạ. Số gian trên được phân chia cố định cho từng chủ hàng. Các dẫy này chủ yếu là hàng tạp phẩm, đồ sắt, đồ gỗ, hàng mây, tre,...Khu bán lương thực như thóc, gạo, ngô khoai, sắn ...đựoc bán ngoài trời. Có khu bán thịt, cá, rau quả, cá tôm, khu bán các loại gia súc, gia cầm như lợn gà, chó, mèo, ngan, ngỗng...
Trong chợ còn có hợp tác xã mua bán của xã Thanh Lâm, một cửa hàng bách hoá tổng hợp của huyện, phưong tiện vận tải trong chợ chủ yếu là gồng gánh thô sơ, không có bến sông và phương tiện vận tải thuỷ đến chợ. Chợ huyện nằm ở giao lộ giữa đường 17 và đường 513 rất tiện lợi, nên xưa nay Chợ Huyện Nam Sách có tiếng là chợ lớn nhiều hàng hoá nhất vùng. Khách hàng đến chợ từ nhiều nơi khác nhau như Hà Bắc, Đông Triều, Quảng Ninh và dân ở các huyện lân cận.
Chợ Huyện Nam Sách tháng họp 6 phiên vào các ngày âm lịch 5, 10, 15, 20, 25, 30. Chợ phiên rất đông người khoảng 3-4 ngàn người mỗi phiên. vào dịp Tết chợ đông gấp 3-4 lần chợ ngày thường. Thời gian họp từ 5-6 giờ sáng đến 10-11 giờ trưa. Hàng bán ở chợ nhiều và rẻ hơn một chút so với chợ khác. Người bán hàng chủ yếu là bà con nông dân, hàng họ tự làm ra không những giá cả phải chăng mà mua cũng dễ. Người bán nói thách ít.
Hàng truyền thống là thóc, gạo, lợn giống, nên khách mua buôn mấy loại này thường tới huyện Nam Sách .
Nhờ có chợ mà phố Nam Sách vẫn sầm uất phồn thịnh không mai một đi, khi trung tâm huyện đã chuyển về địa điểm mới (về gần ga Tiền Trung thuộc đất xã Đồng Lạc). Trong cơ chế thị trường và phố Nam Sách ngày càng phát triển. Hàng hoá đa dạng phong phú, thu hút đông đảo khách thập phương, trong tương lai chợ và phố Nam Sách sẽ trở thành một trong những nơi giầu có của tỉnh Hải Dương


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #22
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Giang - Chợ tình Khâu Vai

Chợ tình Khâu Vai thuộc xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam. Những người già nhất xã Khâu Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khâu Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người congái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải xa rời nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khâu Vai bây giờ. Chợ tình Khâu Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông, nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ Khâu Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.

Vì vậy mà mới 3 giờ chiều 26/3 (âm lịch), phiên chợ Khâu Vai nằm trong làng người Nùng, trong một thung lũng khá rộng và bằng phẳng đã chật người. Đủ màu sắc phục trang của các dân tộc H’Mông, Dao, Giáy, Tày, Nùng…khiến cả phiên chợ cứ rực lên như rừng hoa chuối. Các cô gái, chàng trai thậm chí cả người già, người trung tuổi ai nấy đều không giấu nổi được nét rạo rực, bồn chồn trên khuôn mặt, trong bộ quần áo mới phẳng phiu, có lẽ đã được giành cất cả năm đến phiên chợ “trọng đại” này mới đem ra dùng.
Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng, nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của các cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa, hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng hát réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khâu Vai ngày chợ.
Cuộc sống ở vùng núi cao thường là vắng vẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như chảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khâu Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui...

Bóng chiều chạng vạng, mọi người bắt đầu đổ xuống thung lũng Khâu Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện những cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ.
Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.
Phiên chợ tình Khâu Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khâu Vai hẳn sẽ không quên được những giây phút đầy thi vị này.


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #23
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Giang - Chợ vùng cao

Hà Giang cũng như nhiều vùng núi khác thường có các chợ phiên, nơi đây không chỉ là trung tâm thương mại, nơi trao đổi hàng hoá của các dân tộc lân cận mà còn là trung tâm văn hoá, nơi in đậm dấu ấn của cộng đồng các dân tộc Hà Giang.
Ai đã một lần ghé thăm chợ phiên ở Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Xín Mần…của Hà Giang hẳn không thể nào quên những đặc sắc của các chợ phiên nơi đây. Được hình thành lâu đời và sầm uất vào bậc nhất, tuy nhiên khác với ở miền xuôi, chợ ở Hà Giang thường họp một tuần một lần vào chủ nhật, có nơi xa xôi còn cả tháng chợ mới họp. Những mặt hàng mà họ mang ra chợ bán cũng khá phong phú nhưng chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay là những mặt hàng do chính họ làm ra như: ngô, thóc, đậu tương, các loại rau, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, vải…cũng vì vậy mà những thứ họ mua về chủ yếu là những mặt hàng họ không tự sản xuất được như dầu hoả, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, pin…Khi mua những mặt hàng này, họ thường tính theo các đơn vị đo lường đặc trưng của vùng họ như tính quả (trứng), tính con (gà) tính ống (ngô)…ngày nay họ đang dần học theo người Kinh dùng đơn vị do lường là kilôgam. Nhiều chợ ở Hà Giang người dân tộc không dùng tiền để trao đổi mà họ thường trao đổi bằng các hiện vật. Họ thường mang xuống chợ con gà, hay chục trứng để đổi lấy cái cuốc hay đôi thùng gánh nước…Những vật dụng cần thiết trong gia đình. Nhiều vùng, dân tộc xa xôi hẻo lánh chợ thuần nhất chỉ có những người dân tộc họ đến để trao đổi mua bán qua việc thoả thuận đổi hiện vật lấy hiện vật nên không hề có sự gian lận, lừa đảo.
Chợ vùng cao tuy còn nghèo nàn, đơn giản nhưng nó thực sự thấm đượm tình người, nơi có những người dân tộc thật thà mang đến đây những sản vật do chính bàn tay cần mẫn của họ làm ra, mỗi nơi một sản vật đặc trưng đó cũng là đặc sản của từng vùng.
Đặc biệt hơn, ở các dân tộc họ đi chợ không đơn thuần chỉ để mua bán mà còn là để đi chơi. Có khi chỉ một con gà hay một chục trứng cắp nách mà họ có thể đi nửa ngày đường để xuống chợ. Họ tới đây để giao lưu, trò chuyện để gặp gỡ bạn bè, trao đổi tâm tình. Chợ còn là nơi hò hẹn của nhiều đôi trai gái. Tiêu biểu cho kiểu chợ này là chợ tình Khâu Vai, hay còn gọi là chợ Tình Phong Lưu, một năm chỉ họp một lần vào 27/3 âm lịch. Gọi là chợ nhưng chẳng có người mua, cũng chẳng có kẻ bán, traigái kéo nhau đến đây mỗi năm một lần chỉ để gặp gỡ và nói lời yêu. Già thì đến gặp bạn tình xưa, trẻ đến tìm người tình mới. Ai cũng háo hức, nghẹn ngào. Đàn ông ngồi thổi đàn môi, khèn bè, kèn lá; phụ nữ bên bếp lửa hát ví hát đối những điệu Sli, lượn... cứ ngân nga thâu đêm. Vì vậy chợ Tình Phong Lưu không còn đơn thuần là nơi trao đổi hàng hoá, phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà quan trọng nó là điểm du lịch, là trung tâm văn hoá, nơi biểu hiện đậm nét nhất những bản sắc văn hoá của các dân tộc vùng cao Hà Giang.


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #24
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Nam - Chợ Đồng

Ở Việt Nam có những phiên chợ, mỗi năm chỉ họp một lần vào dịp giáp Tết hay đúng vào ngày Tết. Xa xôi, cách trở, bận rộn mấy, người ta cũng đến mà du xuân, cầu duyên, cầu phát tài, phát lộc hay đơn giản chỉ là dịp để gặp gỡ thăm hỏi, chúc Tết lẫn nhau. Chợ một phiên dịp Tết đã vượt ra ngoài ý nghĩa kinh tế, dẫu có bán mua cũng không màng đắt, rẻ để trở thành một thú vui ngày xuân, một cách giao duyên đầu năm mới.
Mời bạn cùng chúng tôi về quê hương Hà Nam để thăm một phiên chợ tết như thế: Chợ Đồng
Chợ Đồng thuộc làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam quê hương nhà thơ Tam Nguyên. Nhân dân làng này muốn kỷ niệm công đức của tiền nhân đã tổ chức phiên chợ Đồng họp ngày 24 Tết trên cánh đồng khô ráo của làng.
Từ tờ mờ sáng ngày hôm ấy, các vị thân hào, văn sĩ, nhà buôn, trẻ con, người lớn, thanh niên, phụ nữ của làng và địa phương lân cận đến cái chợ tạm nơi cánh đồng này để mua bán và chúc mừng nhau. Đặc biệt, còn là để đến dự hội thi thơ nhân dịp Tết tại đình làng, gần chợ. Ai có bài hay, được trúng giải thì được cùng các bô lão trong làng "nếmrượu tường Đền" - một thứ rượu cực ngon đã được tuyển chọn để đón xuân.


Nguồn: www.maxreading.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 19-12-2009   #25
Ảnh thế thân của Ngọc Diện Diêm Bà
Ngọc Diện Diêm Bà
-=[ Kim Ngư Thủy Binh ]=-
Gia nhập: 02-08-2004
Bài viết: 1.574
Điểm: 1120
L$B: 16.850
Ngọc Diện Diêm Bà đang offline
 
Chợ Đồng Xuân.

Nói đến Hà Nội, không thể không nói đến chợ Đồng Xuân. Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội.

Cách đây trên nǎm trǎm nǎm khi con sông Tô Lịch chưa bị lấp hết, người dân kẻ chợ vẫn thường tụ họp ở hai cái chợ nhỏ ngay bên bờ sông vừa trong vừa mát ấy. Một tại chỗ đền Bạch Mã, phường Hà Khẩu (Hàng Buồm nay), một nữa nơi bến và chùa Cầu Đông (số 38B Hàng Đường bây giờ). Hai cái chợ nhỏ họp ngay ngoài trời, trên nền đất sông, bến thuyền tấp nập, làng xóm đông vui, đổi trác sản vật quanh vùng. Chợ còn họp lan sang đền Huyền Thiên (Hàng Khoai) cạnh đó.

Nǎm 1899, người Pháp dẹp mấy chợ này, dồn dân vào cái chợ to hơn, là khu đất còn trống trải của phường Đồng Xuân, mái tranh, vách nứa, rào chắn cũng chỉ là tre cắm xung quanh, ai vào cũng phải nộp thuế chợ, nên nhiều người cứ họp chợ ngay bên ngoài.

Nǎm 1890 mới bắt đầu xây dựng 1 chiếu nhà cầu, dài 52 m, tường sắt, mái tôn kẽm, cao làm chợ Đồng Xuân chính nó là một chợ to nhất Hà Nội từ ngày ấy. Tường xây dần dần được dựng và củng cố. Có 3 cổng vào chợ, và 2 ngách, một thông sang Hàng Khoai, một ngõ nhỏ hơn thông sang Hàng Chiếu. Cho đến khoảng dǎm chục nǎm gần đây, chỗ chợ Bắc Qua còn có xưởng dệt "Lơ Pa-Giơ" (Le Page), sau xưởng dệt đóng cửa, thành sân đá bóng, và dần dần thành chợ, nhập vào với Đồng Xuân như ngày nay, rộng trên một vạn mét vuông.

Chợ Đồng Xuân đúng là thượng vàng hạ cám hiểu cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Tất cả sản vật quý hiếm, ngon lành của khắp bốn phương, các vùng đất nước, đều có mặt ở chợ, từ vải vóc tơ lụa, gấm nhung, đến con cá, lá rau, thuỷ sản tươi sống, con cua bể, thúng rươi, cho đến nấm hương, mǎng rừng, quả núi... và cũng giống như tất cả chợ Việt Nam: Hàng quà. Một cầu chợ riêng cho hàng quà. Bún thang nổi tiếng của bàm, những xôi vò chè đường, những bánh cốm, xu xuê, bánh trôi bánh chay, cháo lòng, tiết canh, bún ốc, bún riêu, bánh dày, bánh giò... cho đến thuốc lào Vĩnh Bảo, bát nước chè xanh, cũng nổi tiếng trong lành thơm thảo.

Khoảng giữa nǎm 50, trước cửa 5 cầu chợ còn che chắn đủ thứ màn bằng vải xọc, cót, bao tải để đỡ nắng cho các cô mặt hoa da phấn ngồi trên hàng loạt quầy gỗ cao, bán vàng mỹ ký. Tối đến gầm quầy là nơi trú ngụ của hành khất, trẻ vô gia cư, dân bốc vác... Sau nǎm 1954, các quầy nhếch nhác này mới được dỡ bỏ.

Tết đến, chợ Đồng Xuân tấp nập khác thường. Các bà các chị cần mua gì, Đồng Xuân có hết. Nhưng thường cũng chỉ đến 5 giờ chiều là đóng cửa. Cân miến tàu, ký lạp xường, chiếc giò lụa, hộp mứt sen, ít mǎng lưỡi lợn, nấm hương, mộc nhĩ, con cà cuống... cho chí vải vóc, tơ lụa, gấm nhung lộng lẫy. Các cụ ông cầm giò thuỷ tiên về tỉa, gọt, quả phật thủ Lạng Sơn, chậu cây cảnh, con chim khiếu, và trẻ em thích con cá vàng, chục pháo dây... con gái nông dân mua bộ khuy bấm, ông phán già tìm mấy chiếc cầu, lão tiều phu bằng gốm để gắn lên hòn Nam Bộ... Chợ Đồng Xuân đã làm thoả mãn tất cả.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Chợ Đồng Xuân nằm trong Liên khu Một. Ngày 11, 12, 13-2-1947 Pháp ném bom dữ dội toàn khu vực để hôm sau huy động hơn 400 lính lê dương từ nhiều phía tấn công chợ, xe tǎng, thiết giáp từ Bắc Qua, từ Hàng Giấy ầm ầm lao tới. Lực lượng Vệ quốc quân và tự vệ chỉ có 2 tiểu đội, gồm 19 người dưới sự chỉ huy của đồng chí Thanh Trường đã chiến đấu suốt từ sáng đến chiều trong sự chênh lệch về vũ khí, rất xa. Chỉ với gậy gộc, mã tấu và sau là dao bầu, phản thịt, chai lọ... nhưng quân Pháp để lại chiến trường hàng trǎm xác chết da trắng da đen mà không chiếm được chợ.

Cuối cùng các anh hy sinh gần hết mới chịu rút lui, để lại một trang vàng chói lọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu giữ gìn Hà Nội, một bên thô sơ bé nhỏ, một bên to lớn đầy vũ khí...

Sau hoà bình chợ giữ nguyên dáng cũ với 5 cầu chợ. Mươi nǎm trước, chợ được xây lên ba tầng, giữ lại một trụ còn và ba bức tường trước mặt để làm kỷ niệm.

Hà Nội đã có hàng trǎm chợ to nhỏ như: Hàng Da, Cửa Nam, Chợ Hôm, Chợ Mơ, chợ Bưởi, chợ 19-12, Ngã Tư Sở v.v... và hàng loạt chợ xanh, chợ cóc. Nhưng chợ Đồng Xuân vẫn là đàn chị về mọi mặt. Có nhiều người tuổi đã cao nhưng mỗi nǎm vẫn đi chợ Đồng Xuân một vài lần, chẳng cần mua sắm, chỉ ghé vào ǎn một món quà, cho thức lên kỷ niệm thời còn trẻ mới yêu nhau, đi dạo chơi ngắm chợ...

Chợ Đồng Xuân vẫn luôn là niềm thao thức trong làng Hà Nội. Vào chợ, mua sắm hay chỉ dạo chơi, vẫn khác hẳn đi quanh Bờ Hồ, trên đường Thanh Niên hay đến công viên Thủ Lệ. Nó là kinh tế, nhưng cũng là vǎn hoá. Mong sao chợ Đồng Xuân sẽ buôn may bán đắt, ngày càng phát triển để nó là cái "dạ dày" của Hà Nội, là niềm ước mong của nhiều người chưa đến Hà Nội và cũng là đại diện cho tấp nập, tưng bừng của một Hà Nội không ngừng lớn lên.

NV Băng Sơn.


Chữ ký của Ngọc Diện Diêm Bà
Rừng đêm hoang vắng,ai quân tử?
Dám nhặt hoa tàn trong gió,mưa...

Tài sản của Ngọc Diện Diêm Bà
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Ngọc Diện Diêm Bà vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (20-12-2009)
Cũ 19-12-2009   #26
Ảnh thế thân của canhhoamongmanh
canhhoamongmanh
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-12-2003
Bài viết: 3.467
Điểm: 201
L$B: 56.852
canhhoamongmanh đang offline
 
Chợ Hôm_Đức Viên.

Nếu chợ Đồng Xuân đc coi là nơi tập trung của thượng vàng,hạ cám thì chợ Hôm_Đức Viên là nơi dành cho những người sành điệu.Nơi nổi tiếng tụ hội những đặc sản đặc sắc của các loại hàng hóa

Hàng thủy hải sản ở chợ Hôm ngon vào bậc nhất trong các chợ của Hà Nội, từ tôm cá đang bơi đến những chú cua, ghẹ tươi ngon đến mức nếu mua ở chợ ven biển cũng chẳng dễ có được. Hàng bán ở đây được gọi là “hàng đầu”, nghĩa là mọi thứ đã được tuyển chọn đầu tiên trước khi tỏa về các chợ. Có lẽ vì thế mà giá cả ở đây luôn đắt hơn những chợ khác một vài giá.
Đắt vậy nhưng những người sành ăn vẫn thích đi chợ Hôm. Một phần vì chợ Hôm luôn có đủ thứ mà người nội trợ cần mua. Thậm chí, có những loại thực phẩm trái mùa, loại gia vị ít dùng, thật khó mua được ở những chợ bình thường, thì chỉ cần đến chợ Hôm, sẽ có đủ tất cả. Chẳng hạn, rau cải Lạng Sơn, ngọn su su Tam Đảo trông xanh và ngon mắt như vừa được hái ngoài vườn. Những loại rau trái dứa, cà chua, rau muống, rau thơm, nấm hương tươi, hoa chuối, ngó sen… lúc nào cũng có, luôn tươi ngon, kể cả trái mùa.
Bà nội trợ thích đi chợ Hôm còn vì thực phẩm ở đây thường được sơ chế, thậm chí còn được sắp sẵn thành món theo yêu cầu và được người bán tư vấn khi cần. Người bán hàng ở chợ Hôm dường như đã quen nết chiều khách có tiền mà khó tính. Chỉ cần nói nấu canh cá, người bán sẽ sắp đủ cho bạn, nào dấm bỗng hoặc quả dọc đã nướng vàng xém, nghệ, hành răm, và các loại rau sống ăn kèm. Nếu bạn chưa bao giờ nấu một món ăn nào đó, chả rươi, vịt nấu măng chẳng hạn, người bán hàng sẽ sắp sẵn đồ nấu và hướng dẫn thực hiện như thế nào cho ngon. Người Hà Nội thường có thói quen kén ăn.
Tuy nhịp sống công nghiệp với các loại fast food lên ngôi nhưng tại chợ Hôm, vẫn có người bán cua kỳ cạch giã từng mẻ nhỏ, đủ cho một bát canh gia đình. Những bà nội trợ cầu kỳ vẫn bảo, cua giã nấu canh ngon ngọt hơn cua xay nhiều. Còn nếu không có thời gian nấu nướng, chợ Hôm cũng có đồ ăn sẵn, nấu đúng theo kiểu truyền thống Hà Nội, đủ cho bạn sắp một mâm cơm đãi khách quý, từ món cao cấp như nhà hàng đến các món bình dân nhất như cá kho, nộm, dưa muối... Nếu muốn biết người Hà Nội ăn uống ra sao, hãy đến chợ Hôm mà xem. Đồ ăn ở đó, như nhiều người nói, đúng là: “Đắt sắt ra miếng”.

Nguồn: hathanh.info


Chữ ký của canhhoamongmanh
Ðẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Ðã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết lần đời thiếu phụ
Thì ai trông ngóng chẳng nên chờ.

Em chỉ tự vệ thôi

Tài sản của canhhoamongmanh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến canhhoamongmanh vì bài viết hữu ích này:
LSB-Sun (20-12-2009)
Cũ 20-12-2009   #27
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.116
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Nội - "Hồn" chợ phiên phố thị

Bây giờ, khi những trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng mọc nhan nhản khắp nơi thì vẫn có nhiều người nhớ và muốn tìm lại cảm giác thú vị khi đi chợ phiên. Những phiên chợ chỉ họp vào một vài ngày cố định trong tháng với những sản phẩm đặc trưng. Chợ phiên chứa đựng một nét văn hoá xưa không dễ gì quên được

Chợ phiên - không chỉ là kỷ niệm của quá khứ

Hôm nay, ông Hùng ở ngõ Thịnh Quang, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội dậy sớm hơn thường lệ, khi chuông đồng hồ mới điểm 4 tiếng ông đã dắtxe đạp rời nhà đi chợ Bưởi, hôm nay là ngày mồng 4 âm, ngày có phiên chợ chính. Ông vẫn có thói quen đi chợ phiên Bưởi để mua cây cảnh. Chẳng phải vì những cây cảnh đó chỉ bán ở chợ phiên mà ông thích thế, ông thích được mua cây của chính những người đã trực tiếp nuôi dưỡng và dày công làm nên những thế cây đó. Với ông, được đi, được hoà mình vào không khí mua bán rất đặc trưng của chợ phiên là đã rất tuyệt rồi, cảm giác đó những chợ thường không thể có được.

Ông kể: “Tôi có thói quen đi chợ phiên Bưởi từ vài chục năm rồi. Chợ phiên Bưởi họp vào ngày 4 và 9 theo lịch âm hàng tháng. Cái đặc trưng nhất của chợ phiên là không có kiểu “mua của người chán, bán cho người thích”, mà sản phẩm thường do mọi người trực tiếp làm ra rồi đem ra chợ bán. Hàng hóa lại rất phong phú. Bây giờ, phiên chợ không còn rõ nét như trước nữa nhưng dù sao nó vẫn còn giữ được nét độc đáo riêng”.
Chợ phiên thường họp rất sớm, từ lúc trời còn tờ mờ sáng cho đến quá trưa mới kết thúc. Lần nào đi chợ phiên, ông Hùng cũng có được “sản phẩm” mang về, lần này sau xe đạp là hai chậu cây hoa Sứ nhỏ nhưng thế rất đẹp, ông khoe rất ưng ý với hai chậu cây này, lại được cái giá rẻ bất ngờ. Cả vườn cây cảnh hàng trăm cây của nhà ông đều được mua từ những phiên chợ Bưởi này. Ông Hùng cho biết, chợ Bưởi xưa rất nhiều hàng hoá mà chỉ đến phiên mới có như cây cảnh, lợn, gà... chính những điều đó làm nên sự khác biệt của phiên chợ. Giờ, có tới non nửa phố Hoàng Hoa Thám đã có nghề bán cây cảnh.

Chợ Văn Giang nằm ven quốc lộ 179, đoạn chạy qua thị trấn Văn Giang (thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông Nguyễn Văn Côn ở Kim Lan, Gia Lâm nhớ lại: “Trước kia mỗi phiên chợ là một ngày hội mua và bán. Cứ đến phiên họp là hàng hoá chẳng thiếu thứ gì, người mua, kẻ bán tấp nập. Bây giờ dù có đúng phiên chợ hay không thì mức độ hàng hoá không quá khác biệt, nhưng vẫn có nhiều mặt hàng “độc” mà chỉ đến phiên người ta mới mang đến bán”. Chợ họp phiên chính vào các ngày 7, 9 còn các phiên ngày 2 và 4 chỉ là phiên “xép” (phụ).

Dạo qua một vòng chợ, phải công nhận phiên chợ này lớn hơn nhiều so với “chợ làng” thường gặp, cũng ở ngay trên khoảng đất này. Trời còn tờ mờ, chưa rõ mặt người kẻ mua người bán đã tấp nập. Chị chủ hàng bán chuối nhanh nhảu: “Bác mua mở hàng giúp em đi, bây giờ mua còn rẻ chứ chỉ một lát nữa là bác phải mua của những người mua lại của bọn em, sẽ đắt hơn nhiều đấy”. Chị cho biết, để có chỗ “đẹp” như thế này, chị đã phải đi từ tối khuya hôm trước.

Mỗi chợ phiên đều có những sản phẩm đặc trưng. Như chợ phiên Văn Giang có con giống. Người từ khắp nơi đổ về đây và chở theo cơ man nào là con giống, từ lợn, gà, vịt, chó, mèo... Tiếng gọi nhau í ới, tiếng mặc cả, tiếng cãi cọ... tất cả những âm thanh đặc trưng đó làm nên một phong cách rất riêng của chợ quê Việt Nam.
Chợ phiên mặc dù bây giờ không còn giữ được nhiều nét đặc trưng như trước nhưng vẫn có sự khác biệt để tạo nên sức hấp dẫn riêng của nó. Ngay cả phiên chính hay phiên xép cũng khác nhau, như ở chợ phiên Văn Giang này chẳng hạn, chỉ phiên chính mới bán lợn giống còn phiên “xép” thì không.

Nơi chất chứa chút hồn dân tộc

Khi tìm hiểu thêm về phiên chợ Bưởi nổi tiếng đất Hà Thành, “Chủ quán” là “bà lão” nghệ sĩ điện ảnh quen thuộc Thu An, người nổi tiếng với những vai diễn mộc mạc, chân chất. Có lẽ phải gọi lão nghệ sĩ bằng cụ mới phải bởi năm nay cụ đã ngoài tám mươi, so với ngày đóng vai bà mẹ chồng tốt bụng cùng nữ diễn viên Chiều Xuân trong một bộ phim truyền hình nổi tiếng thì nay trông cụ đã già và yếu đi nhiều. Cụ bảo, những phiên chợ Bưởi trước kia đông lắm, kẻ mua người bán tấp nập. Nhưng giờ chợ đã khác trước nhiều, chợ vẫn họp theo phiên nhưng chẳng còn được sầm uất như xưa. Cụ “bức xúc” trước sự mai một của nhiều nét văn hoá cổ, cũng như chợ phiên bởi sự lấn át của cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, vẫn còn những phiên chợ giữ được đặc trưng truyền thống của mình như chợ Cán Cấu (Lào Cai), chợ cách huyện Bắc Hà chừng 18km, họp trên một ngọn đồi thoai thoải. Chợ Cán Cấu trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mỗi lần Nhà nước xây cất chợ thành khang trang thì bà con lại chuyển đi nơi khác. Đó là do tập tục từ bao đời nay, bởi với họ, chợ phiên là nơi có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào, người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hoá của mình.
Chợ Cán Cấu mỗi tuần họp một lần vào ngày thứ bảy. Một bãi chợ hoàn toàn của người dân tộc, Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Hoa, Giao, Tày... Từ trên cao nhìn xuống bãi chợ, khói bếp tỏa lên giữa những lều tranh lụp xụp, với cơ man nào là người với các sắc áo xanh đỏ, xa xa là núi đồi phủ sương lam, lác đác vài ba nhà sàn. Phong cảnh thanh bình và hoang sơ.
Ai đã từng đến Sapa chắc không thể quên hình ảnh sáng thứ Bảy người đàn ông H’mông dắt vợ cưỡi ngựa mang cái gì đó đến chợ để bán. Chiều chủ nhật thì ngược lại, người vợ dắt con ngựa trở về trên lưng ngựa ông chồng say rượu nằm vắt ngang. Với người Mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say thì chưa vui...
Hầu như ở mỗi địa phương trên mảnh đất Việt Nam đều có những phiên chợ họp vào một thời điểm nhất định nào đó trong tháng. Bắc Ninh nổi tiếng với phiên chợ Nón, Vĩnh Phúc có phiên chợ Lồ, rồi chợ Săn ở Hà Tây, chợ Non ở Hà Nam hoặc như phiên chợ nổi tiếng cả nước mà mỗi năm chỉ họp có một lần như chợ Viềng ở Nam Định... mỗi phiên chợ đều chứa đựng một đặc trưng riêng, thể hiện văn hoá của từng địa phương.
Nhiều người coi đi chợ phiên là đi chơi, đi thưởng thức chợ chứ không nhất thiết phải mua sắm gì. Đi chợ như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của mỗi người. Không hẹn mà nên, hàng năm, vào những ngày giáp Tết các chợ phiên thường tổ chức buổi chợ cuối cùng để mọi người có thể đi sắm hàng Tết, từ mớ lạt, ống giang, bó lá dong cho đến quần áo, tranh dân gian... Tất cả đều mang đậm mùi vị của hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất.
Với mỗi người dân Việt Nam, chợ phiên mãi là nét văn hoá của một thời để nhớ.



(Nguồn: Maxreading.com)

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:12
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,11755 seconds with 15 queries