Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-09-2009   #19
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Những điều thú vị quanh số áo thi đấu.

• Quy định của UEFA

Chiều cao của số áo ở lưng áo là 25 – 35cm, trước ngực áo là 10 – 15cm, ở quần là 10 – 15cm. Số áo chỉ được dùng 1 màu, phải tương phản với màu áo để dễ quan sát.

• Mê tín
David Trezeguet luôn mặc áo số 20 ở đội tuyển Pháp vì với số áo này, ngôi sao của Juventus ghi được bàn thắng đem về chiếc cúp châu Âu 2000 cho đội bóng áo lam. Đến Juventus, Trezeguet cũng “xin” số áo 20 song do Alessio Tacchinardi đã sử dụng số áo này, anh đành phải nhận một số áo khác (số 17). Xung quanh con số này thật thú vị.

Ở Ý, số 17 tượng trưng cho sự thiếu may mắn (như số 13 trong quan niệm của nhiều dân tộc khác). Có lẽ Trezeguet là người Pháp nên anh không tin số 17 sẽ đem lại những điều thiếu may mắn (thực tế là các ngôi sao bóng đá Ý rất kỵ số áo 17). Sau mùa giải đầu tiên chật vật, tiền đạo số 17 Trezeguet chơi tốt và đẩy Filippo Inzaghi sang AC Milan. Ban lãnh đạo Juventus yêu cầu Trezeguet nhận áo số 9 (tượng trưng cho tiền đạo trong bóng đá Ý) song cầu thủ Pháp này nhất định từ chối vì muốn giữ nguyên sự may mắn từ số 17.

Sau khi Inzaghi ra đi, Darko Kovacevic từ Real Sociedad đến nhận áo số 9 của Juventus và cũng không thành công. Kovacevic trở lại Sociedad, Trezeguet lại được đề nghị nhận áo số 9 song anh vẫn nhất quyết từ chối.

Ở Ý, số 30 không đem lại may mắn nhưng với riêng Vua phá lưới Serie A năm 2006 Luca Toni thì khác. Định mệnh gắn Toni với con số 30. Năm 2000, Toni tình cờ nhận số áo 30 ở CLB Vicenza. Toni đã ghi được 1 bàn đáng nhớ ở trận gặp Bologna từ cú ngả bàn đèn “chỉ có một trong đời” (lời Toni). Từ đó, anh quyết giữ số áo 30 dù đến thi đấu tại Brescia, Palermo hoặc Fiorentina. Ở Palermo, ngay mùa giải đầu tiên Toni đã ghi 30 bàn giúp CLB này có mặt ở Serie A. Mùa 2005 - 06, Toni lại ghi được 30 bàn (số bàn thắng kỷ lục cho Fiorentina tại Serie A trong một mùa giải) ở Serie A (chung cuộc anh ghi 31 bàn).

Ở tuyển Đức hay tại Bayern Munich, Chelsea, Michael Ballack luôn dùng áo số 13 vì không tin số áo này xui xẻo. Kết quả: Ballack đã… 13 lần về nhì ở các giải quan trọng (mới nhất là chung kết Euro 2008 và Champions League 2008, chưa kể World Cup 2002, coi như Ballack đã về nhì ở 3 giải lớn nhất trong bóng đá).

• Số áo giá 2 triệu USD

Khi Beckham sang Real Madrid vào năm 2003, BLĐ Real Madrid đề nghị thủ quân Raul Gonzalez đổi áo số 7 cho Beckham nhưng không được. Rốt cuộc Beckham đã phải dùng số 23 (vì yêu thích siêu sao bóng rổ Michael Jordan). Năm 2003, AC Milan cũng dụ dỗ Beckham, đồng thời khẳng định sẽ tước áo số 7 của Andriy Shevchenko cho Beckham. Shevchenko nói ngay: “Không đời nào. Ban lãnh đạo AC Milan đã đề nghị tôi đổi áo số 7 cho Beckham với giá 2 triệu USD song tôi đã từ chối”. Trừ tại Real Madrid, Beckham luôn được mang áo số 7, cũng là số áo tượng trưng cho những huyền thoại M.U (George Best, Eric Cantona, Bryan Robson, Beckham và bây giờ là Cristiano Ronaldo).

• Số áo theo năm sinh

Đây là mốt phổ biến hiện nay. Ronaldinho số 80, danh thủ Pháp Bixente Lizarazu số 69.

• Số áo theo phong cách

Ronaldo mùa đầu đến Inter Milan phải mang số 10, sau đó là số 9 gắn liền với nhãn hiệu R9. Tại Real Madrid, Ronaldo đã tước áo số 9 của Morientes ngay khi đến CLB này. Sang AC Milan, do Inzaghi đã mang số 9 nên Ronaldo dùng áo số 99, nói chung đã là tiền đạo thì phải là số 9 mới “ngon” (tiền đạo Mido của Ai Cập đã xin áo số 99 khi chơi cho Tottenham nhưng BTC Premiership không cho). Cũng với suy nghĩ này, Ivan Zamorano đã chọn số 18 (do Ronaldo đã số 9) với một dấu cộng nhỏ giữa 1 và 8, tức 1+8=9. Tương tự, thủ quân Argentina Juan Pablo Sorin dùng áo số 1 + 2 = 3 tại Villarreal vì áo số 3 đã thuộc về đồng hương Aldofo Arrubarrena.

• Số áo theo thứ tự bảng chữ cái

Tuyển Argentina tại World Cup 1978 và 1982 để ngôi sao tấn công Ardiles (ký tự A) mang áo số… 1 (Maradona là ngoại lệ, được mang áo số 10 tại World Cup 1982). Tuyển Anh tại World Cup 1982 cũng vậy, trừ 2 ngoại lệ là thủ môn Ray Clemence (số 1) và thủ quân Kevin Keegan (số 7, nếu theo thứ tự alphabet phải là số 9)

• Tổng số cầu thủ chia làm 3 phần

Tuyển Ý thường chia 22 (hoặc 23) cầu thủ dự giải lớn theo 3 phần: cầu thủ phòng ngự số áo nhỏ, tiền vệ số áo trung bình, tiền đạo số áo lớn. Vì thế, tiền đạo Vieri số 21 và hậu vệ Moreno Torricelli số 8 tại World Cup 1998, hậu vệ cánh Mauro Tassotti số… 9 tại World Cup 1994.

• Số 0 ít sử dụng

Các môn thể thao khác không hiếm trường hợp dùng áo số 0 (như siêu sao Gilbert Arenas của giải NBA nổi tiếng với biệt danh Agent Zero), nhưng trong bóng đá hiếm có trường hợp dùng số 0 (có một số giải quy định số áo bắt đầu từ 1 trở đi). Ngoại lệ: Hicham Zerouli dùng số 0 khi thi đấu tại CLB nổi tiếng Aberdeen của Scotland.

• Thủ môn trong đội hình xuất phát không nhất thiết dùng số 1

Jens Lehmann từng mang áo số 9 của tuyển Đức, Luca Bucci (Parma) áo số 5. Ngược lại, không nhất thiết phải là thủ môn mới dùng áo số 1. Tiền đạo Aldofo của Mexico dùng áo số 1 tại CLB Chipias, Simon Vukcevic tại Partizan Belgrade mùa 2004 – 05, Joe Brincat tại Sliema Wanderers năm 2003.

• Bỏ số áo để ghi công hoặc tưởng nhớ

Argentina không dùng số áo 10 của Maradona, nhưng FIFA bắt buộc tuyển Argentina tại World Cup 2002 phải có áo số 10 như các đội khác. AC Milan bỏ áo số 6 của huyền thoại Franco Baresi, Marco van Basten đã từ chối vinh dự bỏ áo số 9 của AC Milan, Paolo Maldini lại có ý khác: để dành áo số 3 cho con của anh đang chơi ở đội trẻ AC Milan. Số áo của Marc Vivien Foe (17) hay Antonio Puerta (16) không được tuyển Cameroon và CLB Sevilla sử dụng để tưởng nhớ ngôi sao chết vì ca đau tim trên sân cỏ.

• Số áo theo sự kiện đặc biệt

Tiền vệ trụ Tugay Kerimoglu của TNK dùng áo số 94 ở trận cuối cùng chơi cho ĐTQG (gặp Brazil năm 2007). Ở trận đấu tôn vinh Romario (gắn liền với số 11), 22 cầu thủ trên sân đều dùng áo số 11. Ngôi sao Mexico Jesus Arellano dùng áo số 400 khi chơi cho CLB Monterrey nhằm mục đích mừng sinh nhật thứ 400 của thành phố Monterrey. Thủ môn chuyên ghi bàn Rogerio Ceni dùng áo số 618 kỷ niệm kỷ lục lần thứ 618 bắt cho Sao Paulo.

• Số áo cho CĐV

Đa số chọn số 12, nhiều đội không dùng số 12 vì đây là số áo tượng trưng cho các CĐV, cầu thủ thứ 12 của đội bóng theo cách nói thông thường.

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến chet_lahet vì bài viết hữu ích này:
Dương Nghiệp (18-09-2009)
Cũ 17-09-2009   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.542
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
10 trận derby nóng bỏng nhất hành tinh

10. Esteghlal v Persepolis (Iran)

Derbey thủ đô Tehran luôn chật kín 100.000 khán giả với hai chiến tuyến được phân chia rõ rệt: Persepolis đại diện cho tầng lớp bình dân còn Esteghlal đại diện cho tầng lớp giàu có.

Không khí ở đây luôn sục sôi, chỉ một cử chỉ manh động có thể khiến cả trăm ngàn con người lao vào nhau như những võ sĩ.

9. Glentoran v Linfield (Bắc Ireland)


Derby Belfast truyền thống luôn được tổ chức trong ngày tặng quà (Boxing Day). Tuy nhiên, "quà" mà các CĐV 2 phía "tặng" nhau là chai lọ, pháo sáng, thậm chí là... thùng phi.


8. Benfica v Porto (Bồ Đào Nha)

Cuộc chiến 2 miền Nam - Bắc xứ Bồ luôn cần tới 800 cảnh sát và nhân viên an ninh làm nhiệm vụ bảo vệ trận đấu. Cuộc chiến còn lan tỏa tới tận ban lãnh đạo 2 đội chủ tịch Benfica, Luís Filipe Vieira và người đồng nhiệm bên phía Porto, Jorge Nuno Pinto da Costa, tố cáo lẫn nhau về tội danh hối lộ và thay đổi kết quả các trận bóng.

7. Ajax v Feyenoord (Hà Lan)

Người Hà Lan gọi đây là De Klassieker – the classic (có nghĩa là trận cầu kinh điển). Năm 1997, trong một vụ xô xát dưới sân (còn được gọi là trận chiến Beverwijk), 1 CĐV đã thiệt mạng, rất nhiều người khác bị thương. 5 năm sau, tiền vệ người Chile Jorge Acuna của Feyenoord phải nhập viện sau khi bị 1 fan Ajax tấn công. Đó là hậu quả của một vụ CĐV tràn xuống sân.

6. Panathinaikos v Olympiacos (Hy Lạp)

Olympiacos đại diện cho tầng lớp lao động của cảng Piraeus còn Panathinaikos là đội bóng của tầng lớp bình lưu và thượng lưu ở thủ đô Athens. Sự khác biệt về kinh tế, trình độ văn hóa và điều kiện địa lý, chính trị đã khiến CĐV 2 phía ngày càng thù ghét nhau.

5. Partizan v Sao Đỏ Belgrade (Serbia)

50% người dân Serbia cổ động cho Sao Đỏ còn 30% dành tình yêu cho Partizan. Với lượng cổ động viên lớn như vậy, những cuộc chạm trán bằng vũ lực đã trở thành "bản sắc" của các trận derby Serbia.

4. Cardiff v Swansea (Xứ Wales)

Năm 1990, 30 fan Cardiff đã bị một nhóm rất đông fan Swans dồn ép đến nỗi buộc phải nhảy xuống... biển Swansea. Sự kiện này về sau đã được phổ biến thành bài hát "bơi về nhà" rất được các fan của Swans yêu thích để chế nhạo fan Cardiff.

Năm 1993, cổ động viên 2 bên tràn xuống sân "tỷ thí" với nhau. Sau khi ném tất cả những thứ có thể, họ còn nhổ cả... ghế ngồi để làm "tên lửa" bắn vào nhau.

3. Rangers v Celtic (Scotland)

Hai đội bóng nổi tiếng nhất Scotland có truyền thống đối nghịch nhau như nước với lửa. Họ thù ghét nhau tới mức năm 2002, trong khi CĐV Celtic giương cao lá cờ của người Palestine thì Rangers phản ứng bằng cách phô trương thành thế với cờ của Israel!

2. Boca Juniors v River Plate (Argentina)

Là trận Superclasico (Siêu kinh điển) của Nam Mỹ, Boca-River luôn cống hiến cho giới mộ điệu những trận cầu rực cờ, hoa và cả pháo sáng. Có lẽ, không đâu, không khí bóng đá lại như một lễ hội như ở đây bất chấp mối hận thù kéo dài cả trăm năm giữa hai kỳ phùng địch thủ này.

1. AS Roma and Lazio (Italia)

The Derby della Capitale (derby thủ đô) giữa AS Roma và Lazio chưa hẳn là trận derby hay nhất nhưng chắc chắn là trận derby máu lửa nhất hành tinh. Nóng bỏng, ngột ngạt và bạo lực!

30 năm trước, Vincenzo Paparelli, 1 CĐV của Lazio đã thiệt mạng sau khi bị một CĐV Roma ném pháo sáng vào mắt. Đó là cái tai ương đầu tiên trong lịch sử bóng đá Italia.

5 năm trước đây, các Ultra (CĐV quá khích) của Roma yêu cầu dừng trận derby giữa chừng sau khi nhận được tin đồn rằng cảnh sát đã giết một cậu bé trước trận. 4 phút sau khi trận đấu bước vào hiệp hai, vụ bạo loạn nổ ra và đội trưởng Francesco Totti của Roma bị buộc phải kêu gọi dừng trận đấu. Cảnh sát và các CĐV đã đụng độ nhau. Khắp sân bao phủ những màn khói mù từ pháo sáng, đâu đó trên sân vẫn vọng lại tiếng thét thất thanh...

Hệ quả là 13 người bị bắt giữ và 170 cảnh sát được ghi nhận là bị thương.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến LSB-Sun vì bài viết hữu ích này:
chet_lahet (18-09-2009), Dương Nghiệp (18-09-2009)
Cũ 18-09-2009   #21
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Top 10 CLB hay nhất thế kỷ 20

Đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha vượt qua Juventus để nắm giữ danh hiệu cao quý này. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Barcelona, AC Milan và Bayern Munich. Trong top 10 đội bóng hàng đầu, có tới đại diện của Italy. Tây Ban Nha có hai CLB lọt vào danh sách này là Real Madrid và Bacelona trong khi quê hương của bóng đá chỉ đóng góp một đại diện duy nhất là Liverpool ở vị trí thứ 8.

Real Madrid xứng đáng đứng đầu "quần hùng".

IFFHS giải thích về các thức tính điểm cũng như kết quả bầu chọn trên website chính thức như sau: “Nhiều năm nay, IFFHS tiến hành bầu chọn dựa trên ý kiến của các đội bóng, các phóng viên thể thao và người hâm mộ để xác định đội bóng xuất sắc nhất thế kỷ của từng châu lục. Nhưng kết quả đó vẫn dựa trên các điều kiện thực tế chứ không chịu ảnh hưởng bởi các giá trị hình ảnh nào đó khác. Gần đây các cuộc xếp hạng thường dựa vào số lượng các danh hiệu mà các đội bóng đạt được.”

“Danh hiệu “CLB xuất sắc của tháng” không được tính vào cuộc bầu chọn này vì nó mới chỉ ra đời từ tháng 1/1991. Lần này, IFFHS đã quyết định kết quả bầu chọn dựa trên kết quả các trận đấu của các đội bóng của các giải cấp châu lục. Các giải quốc gia chỉ là điều kiện tiên quyết để các đội bóng có thể góp mặt tại các giải châu lục mà thôi. Các giải liên lục địa cũng không được tính vào kết quả bầu chọn lần này”.

Theo đó, các giải đấu được tính đến gồm có: Champions League, UEFA Cup, Siêu cúp châu Âu, cúp các CLB đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Âu, Mitropa Cup và Copa Latina


10 đội bóng hay nhất thế kỷ 20

Real Madrid 563.50 (điểm)
Juventus 466.00
Barcelona 458.00
AC Milan 399.75
Bayern Munich 399.00
Inter 362.00
Ajax 362.00
Liverpool 300.25
Benfica 299.00
Anderlecht 231.00


Real Madrid



Real Madrid - tên đầy đủ là Real Madrid Club de Fútbol (viết gọn là Real Madrid CF) (theo tiếng Tây Ban Nha: "Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng gia Madrid") - là một câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng của Tây Ban Nha, được Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) chọn là câu lạc bộ xuất sắc nhất thế kỷ 20. Thành lập ngày 6 tháng 3 năm 1902, thi đấu ở giải bóng đá hạng nhất Tây Ban Nha (Primera Liga), câu lạc bộ không hề bị xuống hạng kể từ khi có giải quốc gia Tây Ban Nha (1928). Ban đầu có tên là Madrid Club de Fútbol (Câu lạc bộ bóng đá Madrid), câu lạc bộ đã được phép dùng danh xưng Real (Hoàng gia) sau khi Vua Alfonso XIII chính thức bảo trợ cho họ vào tháng 6 năm 1920.

Đội bóng mặc đồ thi đấu toàn màu trắng, nên có biệt danh là Los Blancos (Đội quân trắng). Sân nhà của họ là sân vận động Santiago Bernabéu ở Chamartín, Madrid, khánh thành ngày 14 tháng 12 năm 1947, sức chứa hiện nay là 80.354 khán giả và kích thước đường chạy là 106x72 mét.

Địa chỉ câu lạc bộ: Avenida de Concha Espina 1, 28036 - Madrid, España.

Lịch sử

Từ giữa thế kỷ 20, Real Madrid luôn luôn ở trong số những câu lạc bộ bóng đá hàng đầu châu Âu. Thành tích rực rỡ của câu lạc bộ trên đấu trường quốc tế (đoạt Cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu 5 mùa bóng đầu tiên tổ chức Cúp này) bắt đầu với việc ông chủ tịch Santiago Bernabéu mua được cầu thủ xuất chúng Alfredo di Stefano. Tuy nhiên có dư luận chỉ trích rằng chính quyền độc tài của Francisco Franco xem đội bóng là hình ảnh để tuyên truyền nên hết sức thiên vị họ ở giải quốc nội, nhờ vậy họ có thể dành sức thi đấu quốc tế. Ở Tây Ban Nha, người ta vẫn tranh cãi gay gắt về mức độ ảnh hưởng của sự ủng hộ này, còn câu lạc bộ thì luôn cố tránh né dính vào chính trị.

Với khả năng tài chính hùng mạnh và những ngôi sao như di Stefano, Gento, Ferenc Puskas, về sau như , Emilio Butragueño, và nay như Raúl González, Zinedine Zidane..., Real Madrid đã 30 lần vô địch quốc gia (kỷ lục) và 9 lần giành được Cúp các đội vô địch quốc gia châu Âu/Champions League (cũng là kỷ lục). Sự kình địch giữa Real Madrid và FC Barcelona, đặc biệt là những trận đối đầu của 2 đội được gọi là siêu kinh điển (superclassico), đi vào huyền thoại, mang nhiều sắc thái chính trị và xã hội, vượt xa ngoài khuôn khổ thể thao.

Thành tích

Cúp Liên lục địa: 3

1960 thắng Peñarol
1998 thắng Vasco da Gama
2002 thắng Olimpia

Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu/Champions League: 9

1955/56 4-3 thắng Stade de Reims-Champagne
1956/57 2-0 thắng A.C. Fiorentina
1957/58 3-2 thắng AC Milan
1958/59 2-0 thắng Stade de Reims-Champagne
1959/60 7-3 thắng Eintracht Frankfurt
1965/66 2-1 thắng Partizan Belgrade
1997/98 1-0 thắng Juventus
1999/00 3-0 thắng Valencia
2001/02 2-1 thắng Bayer Leverkusen

Cúp UEFA: 2

1984/85 thắng Videoton
1985/86 thắng 1. FC Köln

Siêu cúp bóng đá châu Âu: 1

2002 thắng Feyernoord

Vô địch Tây Ban Nha (La Liga): 31

1931/32; 1932/33; 1953/54; 1954/55; 1956/57; 1957/58; 1960/61; 1961/62; 1962/63;
1963/64; 1964/65; 1966/67; 1967/68; 1968/69; 1971/72; 1974/75; 1975/76; 1977/78;
1978/79; 1979/80; 1985/86; 1986/87; 1987/88; 1988/89; 1989/90; 1994/95; 1996/97;
2000/01; 2002/03; 2006/07; 2007/08

Cúp Nhà vua (Copa del Rey): 17

1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1916/17; 1933/34; 1935/36; 1945/46; 1946/47;

1961/62; 1969/70; 1973/74; 1974/75; 1979/80; 1981/82; 1988/89; 1992/93.

Trường hợp độc đáo là trận chung kết Cúp Nhà vua năm 1980, Real Madrid gặp đội dự bị của họ là Castilla (đội này thi đấu ở hạng nhì, nay gọi là Real Madrid B), và đội "đàn anh" đã thắng 6-1.

Siêu Cúp Tây Ban Nha (Supercopa de España): 8

1988; 1989; 1990; 1993; 1997; 2001; 2003; 2008.

Cúp Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha (Copa de la Liga): 1

1984/85.

Vô địch khu vực: 18

1903/04; 1904/05; 1905/06; 1906/07; 1907/08; 1912/13; 1915/16; 1916/17; 1917/18;
1919/20; 1921/22; 1922/23; 1923/24; 1925/26; 1926/27; 1928/29; 1929/30; 1930/31

Cúp Santiago Bernabéu: 17

1981; 1983; 1984; 1985; 1987;
1989; 1991; 1994; 1995; 1996;
1997; 1998; 1999; 2000; 2003;
2005; 2009

Cúp Latinh: 2

1955; 1957.

Cúp Bách niên AC Milan: 1

2000.

Cúp Thế giới Nhỏ: 2

1952; 1956.

Cúp Teresa Herrera: 8

1949; 1953; 1966; 1976; 1978;
1979; 1980; 1994.

Cúp Thành phố Barcelona: 3

1983; 1985; 1988.

Cúp Ramón de Carranza: 6

1958; 1959; 1960; 1966; 1970;
1982.

Cúp Benito Villamarín: 1

1960.

Cúp Thành phố La Línea: 5

1978; 1981; 1982; 1986; 2000

Cúp Ciutat de Palma: 4

1975; 1980; 1983; 1990.

Cúp Euskadi Asegarce: 3

1994; 1995; 1996.

Cúp Colombino: 3

1970; 1984; 1989.

Cúp Thành phố Vigo: 2

1951; 1982.

Cúp Cam (Orange Cup): 2

1990; 2003.

Cúp Mohamed V: 1

1966.

Cúp Thành phố Caracas: 1

1980.

Cúp Iberia: 1

1994.

Cúp Mancomunado: 5

1931/32; 1932/33; 1933/34; 1934/35;
1935/36.

Cúp Año Santo Compostelano: 1

1970.

Kỷ lục

Thắng 15 trận thắng liên tiếp ở giải vô địch bóng đá Tây Ban Nha mùa giải 1960/1961 (từ vòng 11 đến vòng 25).


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #22
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Chiến thuật " Bóng đá tổng lực "

"Bóng Đá Tổng Lực" là một học thuyết(chiến thuật) bóng đá có nhiều ảnh hưởng, trong đó một cầu thủ bất kỳ có thể đảm trách vai trò của cầu thủ khác trong đội. CLB bóng đá của Hà Lan Ajax Amsterdam là đội đầu tiên áp dụng chiến thuật bóng đá này. Nó được sáng tạo bởi Rinus Michels, một nhà huấn luyện nổi tiếng người Hà Lan.

Trong Bóng Đá Tổng Lực, một cầu thủ sau khi di chuyển khỏi vị trí của anh ta sẽ được thay thế bởi một cầu thủ khác, cho nên đội bóng vẫn giữ được cấu trúc tổ chức. Hệ thống này di động liên tục, không một cầu thủ nào cố định vai trò, bất kỳ ai cũng có thể trở thành mũi nhọn tấn công.

Sự thành công của chiến thuật Bóng Đá Tổng Lực phụ thuộc vào tính đa năng của mỗi cầu thủ trong đội, cụ thể là khả năng chạy chỗ. Chiến thuật này đòi hỏi cầu thủ có thể chơi nhiều vị trí khác nhau do đó họ phải có kỹ thuật cao cũng như sức bền thể lực tốt.

Lịch sử

Nền tảng của Bóng Đá Tổng Lực được xếp đặt bởi Jack Reynolds, HLV của Ajax Amsterdam từ các giai đoạn 1915–1925, 1928-1940 và 1945-1947.

Rinus Michels, một cầu thủ chơi bóng dưới thời Reynolds, sau đó trở thành HLV của Ajax, đã chắt lọc những tinh túy để xây dựng nên khái niệm "Bóng Đá Tổng Lực" mà chúng ta biết ngày nay. Rinus đã áp dụng chiến thuật mới trong các buổi tập của Ajax và đội tuyển quốc gia vào khoảng thập niên 1970. Nó tiếp tục được phát triển bởi Stefan Kovacs sau khi Michels chuyển đến FC Barcelona. Tiền đạo người Hà Lan Johan Cruyff là nhân vật tiêu biểu nhất trong hệ thống này.


Johan Cruyff(áo cam) trong trận chung kết World Cup năm 1974

Mặc dù Cruyff là một trung phong, nhưng ông "thẩn thơ" khắp trên sân, ở đâu ông cũng có thể gây nguy hiểm cho khung thành đối phương. Kết quả này đòi hỏi một hệ thống linh hoạt giống như Bóng Đá Tổng Lực. Những đồng đội của Cruyff đồng thời cũng phải di chuyển liên tục xung quanh ông.

"Khoảng trống" và "việc tạo ra khoảng trống" là vấn đề mấu chốt của khái niệm Bóng Đá Tổng Lực. Hậu vệ của Ajax Barry Hulshoff giải thích cách mà đội bóng đã giành cúp C1 vào năm 1971, 1972 và 1973: "Chúng tôi thảo luận về vấn đề khoảng trống tất cả mọi thời gian. Johan Cruyff luôn bảo mọi người nên chạy và nơi mà họ nên đứng và khi nào họ không nên di chuyển."

Bóng Đá Tổng Lực trở nên nổi tiếng chỉ có thể được thực hiện với ý thức không gian tốt của cầu thủ: "Đó là việc tạo nên nên khoảng trống, lấp đầy khoảng trống và tổ chức khoảng trống có cấu trúc trên sân bóng," Hulshoff nói. Cruyff đã đúc rút triết lý(Bóng Đá Tổng Lực) của ông như sau: "Bóng đá đơn giản(simple football) là thứ bóng đá đẹp nhất. Nhưng chơi thứ bóng đá đơn giản là điều khó khăn nhất."

Chung kết cúp C1 năm 1972 đã chứng minh thứ Bóng Đá Tổng Lực hoàn hảo. Sau chiến thắng 2-0 của Ajax trước Inter Milan, các tờ báo khắp Châu Âu giật tít: "Thắng lợi của Bóng Đá Tổng Lực và dấu chấm hết của Catenaccio". Tờ báo Hà Lan Algemeen Dagblad thì hoan hỉ: "Inter tự đào mồ chôn mình. Bóng đá phòng ngự bị hủy diệt."

Michels được mời làm HLV của đội tuyển Hà Lan tại FIFA World Cup 1974. Các cầu thủ của ông năm đó chủ yếu đến từ 2 CLB Ajax và Feyenoord. Tuy nhiên, Rob Rensenbrink là ngoại lệ, ông chơi cho CLB ở Bỉ và không quen thuộc với Bóng Đá Tổng Lực, mặc dù vậy ông vẫn được chọn và thích nghi tốt. Trong suốt giải đấu, đội tuyển Hà Lan đã đánh bại Argentina(4-0), Đông Đức(2-0), và Brazil(2-0) để gặp đội chủ nhà Tây Đức trong trận chung kết.

Trong trận chung kết năm 1974, Hà Lan dẫn bàn sau cú sút phạt penalty thành công của Johan Neeskens ở đầu trận. Nhưng sang hiệp 2, linh hồn của đội Johan Cruyff bị chấn thương sau những pha chăm sóc quá kỹ càng của Berti Vogts. Kết quả chung cuộc Tây Đức thắng ngược nhờ hai bàn của Paul Breitner và Gerhard Müller.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #23
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Sơ đồ chiến thuật WM

Vào khoảng năm 1930, hai lối tổ chức bóng đá đã xuất hiện, cách mạng hóa nền bóng đá, một bên ở Anh, bên kia ở Áo và Thụy Sỹ.


Sơ đồ WM

Nguyên lý cơ bản của cả hai phải xiết chặt hàng thủ sát khung thành đội nhà. Huấn luyện viên đội Áo Karl Rappan chọn cách cài một chốt ở hàng phòng ngự của đội do ông điều khiển, đội Servette de Genève. Muốn vậy, ông cắm một hậu vệ trước thủ môn và sau các đồng đội, đây là hậu vệ cơ động bao quát các không gian phòng ngự của đội nhà và che chắn cho ba đồng đội ở hàng hậu vệ. Ở tuyến giữa, một tiền vệ hỗ trợ tiền vệ kia (tiền vệ giữa) lấy bóng và tổ chức đấu pháp để phát triển đợt tấn công của bốn đồng đội phía trên.

Nhưng tại London, ông bầu đội Arsenal, Herbert Chapman, lặp lại và hệ thống hóa một kinh nghiệm đã được làm thử ở Scotland và ba ông đã làm cho WM trở thành một chiến thuật phổ cập. W đó là ba hậu vệ và hai tiền vệ ở khu phòng ngự, M là hai tiền vệ và ba tiền đạo của hàng tiến công. Năm cầu thủ ở W chỉ lo kèm người thật riết, một kèm một, đôi khi chọn một cách mù quáng . Vậy là tiền vệ giữa trước đây trong phương pháp cổ điển là cầu thủ được tự do sáng tạo và phát huy sáng kiến, nay trở thành một hậu vệ biết tuân lệnh, hậu vệ mà người ta sẽ sớm gọi là: “cảnh sát”.

WM đã tồn tại trong ba mươi năm trước các biến động của bóng đá. Cho đến ngày, lúc đầu là người Hungary, giữa 1950 và 1956, rồi sau đó ngưòi Brazil biến đổi nó thành 4-2-4, tức ký giấy khai tử cho WM.

Để phá rối hàng phòng ngự trong WM và lối một kèm một của họ, người Hungary và Brazil tăng cường thêm hàng tiến công, đưa số tiền đạo từ ba lên bốn. Đội Hungary của Gustav Sebé còn đi đến chỗ cho trung phong Hidegkuti bứt ra và thay thế anh bằng hai cầu thủ là hai tiền vệ chuyển thành hai tiền đạo giữa (Kocsis và Puskas).

Tại Wemble, năm 1953, hàng phòng ngự Anh đã không hề thay đổi từ hai mươi năm nay, chẳng hiểu gì hết về sự cách tân này và bị đánh phá tơi bời.

Theo VFF


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #24
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Hệ thống phòng ngự kinh điển Catenaccio

Catenaccio là một hệ thống chiến thuật trong bóng đá, trong đó chú trọng đến việc phòng ngự. Trong tiếng Ý catenaccio có nghĩa là "cái then cửa", với ý nghĩa một hệ thống phòng ngữ có tổ chức tốt và hiệu quả để bảo vệ cầu môn.

Lịch sử

Hệ thống này trở nên nổi tiếng khi được huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera của câu lạc bộ Inter Milan áp dụng trong thập kỉ 1960. Huấn luyện viên này đã sử dụng nó để có được các trận thắng tối thiểu 1–0 trước các đối thủ ở trong giải vô địch quốc gia.

Catenaccio chịu ảnh hưởng của một hệ thống được huấn luyện viên người Áo Karl Rappan phát minh ra – hệ thống "khoá cửa" (verrou). Ông là huấn luyện viên ở Thụy Sĩ trong các thập kỉ 1930 và 1940, đã đặt một vị trí hậu vệ gọi là "cầu thủ chốt" (verrouiller) (mà ngày nay là vị trí hậu vệ quét), đứng ngay trước thủ môn và chỉ tập trung vào phòng ngự. Huấn luyện viên của Padova là Nereo Rocco vào thập niên 1950 đã đưa hệ thống này vào Ý, sau đó được AC Milan áp dụng vào đầu thâp niên 1960.

Hệ thống "khóa cửa" của Karl Rappan

Rappan đưa ra hệ thống "khoá cửa" vào năm 1932 khi đang là huấn luyện viên cho Servette. Hệ thống với bốn hậu vệ cố định (ngoài hậu vệ quét) chơi theo chiến thuật một kèm một, với một tiền vệ kiến thiết ở giữa sân và hai tiền vệ cánh.

Chiến thuật của Rocco gần với khái niệm catenaccio hơn, được áp dụng năm 1947 cho câu lạc bộ Triestina với đội hình phòng ngự triệt để phổ biến là 1-3-3-3. Với catenaccio, Triestina đã bất ngờ đoạt ngôi á quân Serie A mùa bóng đó. Một vài biến thể là 1-4-4-1 hoặc 1-4-3-2.

Catenaccio cách tân bằng việc giới thiệu vai trò libero hay hậu vệ quét, đây là cầu thủ chơi thấp nhất trong hệ thống phòng ngự. Khi đội bóng chuyển sang lối phòng ngự phản công, cầu thủ này có thể phát động tấn công bằng những đường chuyền dài.

Trong phiên bản của Herrera vào thập niên 1960, 4 hậu vệ một kèm một với các mũi nhọn đối phương trong khi hậu vệ quét sẽ thu hồi bóng và hỗ trợ những hậu vệ này.


Zona Mista

Bóng Đá Tổng Lực được sáng tạo bởi Rinus Michels vào thập niên 1970 đối nghịch với hệ thống catenaccio của Herrera vốn đã lỗi thời. Trong Bóng Đá Tổng Lực, không một cầu thủ nào giữ một vai trò cố định, bất kỳ ai cũng có thể tham gia tấn công kể cả hậu vệ. Cách phòng thủ một kèm một trở nên vô hiệu khi phải đối phó với lối chơi di chuyển liên tục. Các HLV bắt đầu sáng tạo ra một hệ thống chiến thuật mới là sự pha trộn giữa lối phòng thủ một kèm một và phòng thủ khu vực.

Trong hệ thống phòng thủ khu vực nguyên thủy, mỗi tiền vệ và hậu vệ sẽ phụ trách một khu vực ở trên sân. Khi một cầu thủ đối phương di chuyển ra khỏi khu vực mà anh quản lý, lập tức một đồng đội khác sẽ ập vào tiếp cận. Zona Mista (tiếng Anh là "mixed zone") được tạo ra.


Zouna mista

Trong Zona Mista, có 4 hậu vệ. Một cầu thủ giữ vai trò "máy quét" tự do(sweeper) hỗ trợ những hậu vệ khác. Một hậu vệ cánh trái và hai trung vệ(centre back). Ở hàng tiền vệ, có tiền vệ phòng ngự, tiền vệ trung tâm và cầu thủ kiến thiết(playmaker, thường mang áo số 10), thêm một cầu thủ chạy cánh phải, cầu thủ này đôi khi trở thành tiền đạo thứ ba. Hệ thống Zona Mista có 2 tiền đạo. Một trung phong chơi cao nhất, tiền đạo thứ hai chơi rộng hơi lệch bên trái(bắt nguồn từ cầu thủ chạy cánh trái trong hệ thống catenaccio) có thể xâm nhập vòng cấm hoặc trở thành một tiền vệ khi cầu thủ kiến thiết phải lùi về phòng ngự.

Một ví dụ kinh điển về Zona Mista đó là đội tuyển Ý chơi trong trận chung kết World Cup năm 1982. Cầu thủ tài năng Gaetano Scirea giữ vai trò libero, cầu thủ 18 tuổi Giuseppe Bergomi đá hậu vệ trái, Fulvio Collovati và Claudio Gentile là cặp trung vệ. Như yêu cầu của hệ thống, Gentile dù đá trung vệ nhưng khi cần có thể kéo giãn ra cánh phải. Gabriele Oriali chơi tiền vệ phòng ngự còn Marco Tardelli là tiền vệ trung tâm và Bruno Conti là cầu thủ kiến thiết. Chính Conti là người đã góp công lớn mang về chiến thắng cho Italia. Anh là người chuyền bóng cho Tardelli ghi bàn thứ hai và cũng là người tạt bóng từ cánh phải để Alessandro Altobelli(cầu thủ vào thay cho Francesco Graziani bị chấn thương) ghi bàn thứ ba. Trong trận này, Paolo Rossi giữ vai trò trung phong cắm còn Antonio Cabrini chơi như một cầu thủ chạy cánh phải.

Catenaccio ngày nay

Trong những năm gần đây, hệ thống catenaccio nguyên thủy dần bị lãng quên, thay vào đó là những sự tiếp cận cân bằng hơn, cụ thể đó là sự gia tăng của lối chơi tấn công dựa trên nền tảng Bóng Đá Tổng Lực.

Hệ thống catenaccio thực sự không còn tồn tại trong bóng đá hiện đại. Hai nhân tố chính trong lối chơi này là vị trí libero và lối phòng thủ một kèm một không còn được sử dụng. Catenaccio ngày nay trở thành đối tượng chỉ trích của nhiều người cho rằng lối chơi này quá thiên về phóng ngự mà ít khi dâng lên tấn công. Lối phòng ngự tiêu cực vẫn được dùng để ám chỉ catenaccio. Ngày nay, catenaccio được các đội bóng yếu sử dụng nhằm san lấp khoảng trống kĩ thuật với các đội bóng mạnh. Việc vai trò hậu vệ quét đang dần biến mất trong bóng đá hiện đại cũng là nguyên nhân khiến catenaccio suy tàn.

Một sai lầm thường mắc phải của nhiều người là đánh đồng catenaccio với các hệ thống phòng ngự khác. Điều này là không đúng, bởi vì catenaccio chỉ là một trong những hệ thống phòng ngự được sử dụng.

Nói đến catenaccio người ta nghĩ ngay đến bóng đá Ý, tuy nhiên nó cũng ít dùng bởi các đội ở Serie A, những đội này thường áp dụng những hệ thống chiến thuật hiện đại hơn giống như 4-4-2. Tuy nhiên, những HLV người Ý trước đây như Cesare Maldini và Giovanni Trapattoni, sử dụng catenaccio ở cấp độ thi đấu quốc tế và cả hai đều chuốc lấy thất bại. Italia dưới triều đại của Maldini đã thua trên loạt penalty tại trận tứ kết World Cup 1998, trong khi đội bóng của Trapattoni thua sớm tại vòng 2 World Cup 2002 và thua ngay tại vòng 1 Euro 2004, mặc dù sau đó Trapattoni áp dụng thành công catenaccio giúp Benfica vô địch Bồ Đào Nha.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #25
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Kích thước sân bóng đá theo chuẩn




Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #26
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Kỷ lục bóng đá: Mới ba giây đã đuổi cầu thủ ra khỏi sân

Thời gian một cầu thủ bị đuổi ra khỏi sân nhanh nhất là bao nhiêu trong lịch sử bóng đá thế giới ? Xin thưa: đó chỉ là ba giây sau tiếng còi khai cuộc.
Người bị coi là lập kỷ lục thế giới về việc bị đuổi ra khỏi sân sớm là David Pratt, cầu thủ của đội Chippenham Town, một câu lạc bộ của Southern Premier League của nước Anh.

Sự việc diễn ra nhanh như chớp. Ngay sau tiếng còi khai cuộc, Pratt đã có một cú vào bóng ác ý với một cầu thủ của đội Bashley và trọng tài đã không ngần ngại rút ngay thẻ đỏ để truất quyền thi đấu của người phạm luật.

Như vậy, David Pratt đã phá kỷ lục “bị đuổi khỏi sân nhanh nhất” do Giuseppe Lorenzo, cựu cầu thủ của Bolonia (Italia), thiết lập vào năm 1990 khi anh này đã tấn công đối thủ khi trận đấu mới chỉ bắt đầu được 10 giây.

Tại Anh, kỷ lục nói trên thuộc về thủ môn Kevin Pressman của đội Sheffield Wednesday, người đã dùng tay phá bóng ở ngoài vòng cấm địa ở giây thứ 13 trong một trận đấu của năm 2000.

Cùng trong năm này, trong một trận đấu của hai đội bóng nghiệp dư (amateur) kỷ lục “bị đuổi khỏi sân nhanh nhất” thuộc về Lee Todd, người đã chửi trọng tài ngay sau khi ông này thổi còi khai cuộc. Đúng vào giây thứ hai của hiệp một Todd đã phải nhận thẻ đỏ vì hành vi thiếu văn hóa của mình


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 18-09-2009   #27
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.436
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Thú vị của bóng đá thế giới

Bóng đá Nam Mỹ hấp dẫn cả thế giới bằng thứ kỹ thuật lắt léo. Người châu Âu chinh phục trái tim người hâm mộ khó tính bằng các kiểu chiến thuật tinh tế. Đấy là những điều mà đa số đều đã biết tỏng. Chỉ còn một phần rất rất nhỏ dành chỗ cho vài ba thắc mắc "chẳng giống ai".

Liệu có hoang đường hay không khi nghe chuyện một trọng tài người Brazil bắn chết một cầu thủ trên sân sau khi anh này đòi hưởng một quả phạt đền?

Hoang đường ư. Chắc chắn rồi. Chắc đến 100%. Tuy nhiên, nếu câu hỏi được đặt ra ở Nam Phi, thì đáp án sẽ hoàn toàn khác. Nghe có vẻ hơi rợn tóc gáy nhưng sự thực là đã có tới hai trọng tài tại đất nước vùng cực nam châu Phi này dùng súng "xử lý vụ việc" ngay trên sân.

Ngày 20/2/1999, ở Hartbeesfontein (cách thành phố Johannesburg khoảng 177 km), trọng tài Lebogang Petrus Mokgethi, 34 tuổi, đã rút súng và bắn chết một cầu thủ trong trận đấu giữa Hartbeesfontein Wallabies và Try Agains. Theo phía cảnh sát, khi đội Try Agains ghi được bàn rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2, các fan của Hartbeesfontein đã tràn xuống sân nhằm phản đối (nhiều nguồn tin cho biết, trận đấu được cá cược bất hợp pháp một số tiền cực lớn).

Trong cơn hỗn loạn, thủ quân 20 tuổi của Hartbeesfontein, Isaac Mkhwetha đã rời sân nhằm kiếm một con dao, trong khi trọng tài Mokgethi cũng tìm được một khẩu súng từ người bạn trong đám cổ động viên. Theo các nhân chứng thuật lại, khi Mkhwetha nhào tới đâm Mokgethi bằng dao, ông vua sân cỏ chẳng còn cách nào khác đành nổ súng, trúng ngay ngực đối thủ. Đội trưởng Hartbeesfontein đã chết lập tức.

Về sau này, Mokgethi được tại ngoại khi nộp tiền bảo lãnh và cảnh sát tạm kết luận vị trọng tài này không có tội trong cái chết của Mkhwetha. Còn kết quả của phiên tòa xét xử sau đó lại không được nhiều người biết đến.

Một vụ khác gần giống cũng tại Nam Phi xảy ra vào tháng 7/2004, ở Kenton thuộc mũi đất gần biển phía đông. Theo tường thuật của báo chí nước này, "khi một thẻ vàng được rút ra, lập tức tạo nên phản ứng dữ dội từ phía HLV và các cầu thủ đội khách (Marcelle). Liền sau đó, ông HLV xấu số đã bị bắn vào ngực và chết ngay trên đường pitch, hai cầu thủ khác cũng bị bắn vào cánh tay bởi một khẩu súng lục.

Kết quả điều tra sơ bộ của cho biết: "Đã có một cuộc đấu khẩu nổ ra và vị trọng tài bị đe dọa. Ông này liền rút súng sát hại luôn HLV đội khách trước khi chuồn khỏi hiện trường". Cảnh sát cũng khẳng định sẽ sớm tóm được kẻ giết người để truy tố hai tội danh bắn chết một người và làm bị thương hai người khác.

Đã có ai đánh đầu ghi bàn từ... ngoài vòng cấm?

Lập công bằng chân từ ngoài khu 16m50 đã khó, vì thế kiếm được bàn thắng từ cự ly này bằng đầu lại càng khó hơn. Nhưng thật ngạc nhiên là có khá nhiều pha ghi bàn như thế trong lịch sử bóng đá thế giới. Có thể kể những cái tên như Steve Nicol (Liverpool, mùa bóng 1987-1988), Carlton Palmer (Sheffield Wednesday, mùa 1993-1994), Kieron Dyer (Ipswich Town, mùa 1998-1999). Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là hai bàn của Marco Van Basten và Diego Maradona.

Ở trận bán kết lượt đi Cup C1 năm 1988 trên sân Bernabeu, Van Basten đánh đầu lốp bóng qua thủ môn đối phương từ ngoài cấm địa, đem về tỷ số 1-1 cho Milan. Trong trận lượt về, đội chủ sân San Siro đè bẹp Real Madrid 5-0.

Trong khi đó, bàn của Maradona lại ghi vào chính lưới Milan, trong trận Napoli thắng 4-1 ngày 27/11/1988. Thiên tài người Argentina phá bẫy việt vị bằng xuống trong khi thủ môn đối phương cũng lao ra cản phá. Do không thể với chân tới bóng, Maradona lập tức chứng tỏ sự nhạy cảm bằng pha bay người song song với mặt đất đánh đầu đưa bóng bổng qua thủ môn Milan, vào lưới trống. Người ta ước tính khoảng cách ghi bàn ít nhất phải là 23 m.

Có thủ môn nào bị đuổi khỏi sân trong loạt đá luân lưu không?

Có. Thủ môn kiêm đội trưởng của tuyển Botswana, Modiri Marumo, đã rơi vào hoàn cảnh ấy trong trận đấu với Malawi ở Castle Cup, hồi tháng 5/2003. Sự việc xảy ra khi thủ môn này đang đợi đến lượt mình đẩy luân lưu. Bị một cầu thủ đối phương có tên Philip Nyasulu bỗng vỗ nhẹ vào vai, thế là Marumo nổi cáu và trả miếng bằng một quả đấm vào mặt đối phương. Thẻ đỏ lập tức được rút ra. Sau đó, Malawi thắng 4-1 và tiến vào bán kết.

Marumo tỏ ra vô cùng hối hận: "Tôi đã phản ứng quá mạnh và hoàn toàn không kiểm soát nổi mình. Sự việc đáng tiếc này không chỉ ảnh hưởng đến tôi mà còn làm hỏng hình ảnh nơi tôi làm việc, Bộ Quốc Phòng Botswana. Hy vọng lời xin lỗi của tôi sẽ được chấp nhận".

Đã có cầu thủ nào lập hat-trick bằng phạt đền chưa?

Vô số. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Ronaldo khi anh ghi 3 bàn từ chấm phạt đền trong trận thắng Argentina 3-1 trên sân nhà, ở vòng loại World Cup cách đây hai năm. Từ các pha phạm lỗi của Heinze, Mascherano, và thủ môn Carvallero, tiền đạo răng thỏ lần lượt thể hiện khả năng dứt điểm và hệ thần kinh cực tốt khi đứng trước khung thành đối phương.

Thủ môn đầu tiên và duy nhất ghi một hat-trick bằng phạt đền không ai khác ngoài Jose Luis Chilavert, - "bức tường" huyền thoại người Paraguay. Màn trình diễn xuất sắc của anh được thể hiện trong trận Velez Sarsfield đè bẹp Ferro Carril Oeste 6-1, tại giải vô địch xứ sở tango.

Người ghi bàn trên chấm phạt đền nhiều nhất trong một trận thuộc về Alex, tuyển thủ Brazil hiện đang chơi cho Fenerbahce (Thổ Nhĩ Kỳ). Anh ghi 4 bàn như thế trong trận đấu của Cruzeiro ở Bahia tháng 12 năm 2003. Tất cả chỉ diễn ra trong 37 phút đầu tiên.

Trong khi đó, kỷ lục hat-trick đá hỏng phạt đền thuộc về chân sút Martin Palermo, người hiện đang có tên trong sách kỷ lục Guinness. Tháng 7/1999, trong trận đấu Argentina gặp Colombia tại giải vô địch Nam Mỹ, Palermo lần lượt đưa bóng chệch khung thành trong cả 3 lần từ chấm 11m, khiến Argentina thua mất mặt 0-3. HLV đối thủ, Javier Alvarez sau đó không thể tin nổi vào may mắn: "Đấy có lẽ là sự kiện đầu tiên kiểu như thế xảy ra trong lịch sử hơn 1 thế kỷ của bóng đá thế giới". "Thành tích" của "El Loco" (gã điên) thậm chí còn khiến cổ phiếu của CLB anh đang thi đấu khi đó, Boca Juniors, giảm giá 4,5% chỉ sau một đêm.

Ai là cầu thủ già nhất thế giới từng chơi một trận chuyên nghiệp?

Cầu thủ trên 40 tuổi vẫn chơi bóng là chuyện xảy ra không ít. Dino Zoff từng đoạt Cup thế giới năm 1982 khi 40 tuổi 4 tháng. "Ông già" Roger Milla 42 tuổi vẫn ghi bàn ở World Cup 1994 để trở thành cây săn bàn già nhất trong lịch sử giải đấu.

Nhưng chắc hẳn, chưa có ai ngoài Knut Olav Fosslien, người vẫn chơi bóng chuyên nghiệp ở tuổi 56, tại CLB hạng ba của Nauy, FK Toten. Tại một tòa soạn ở Oslo, nhà báo Trygve Lie viết: "Fosslien, người đã 56 tuổi, vẫn chơi rất tốt trong trận FK Toten gặp đội hạng nhất Raufoss ở vòng một Cup quốc gia (năm 2001). Fosslien hoàn thành quá tốt công việc của mình nhưng không thể giúp được đội nhà tránh khỏi thất bại 0-2. Tôi tin rằng, anh ấy vẫn có thế chơi đến năm 60 tuổi, tất nhiên là nếu còn đủ sức. Bạn có tin nổi không, Fosslien khởi đầu sự nghiệp năm 1962, và có gần 1.000 trận trong sự nghiệp. Anh ấy chắc chắn là cầu thủ già nhất thế giới có thể chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp như tại giải hạng ba Nauy".

Màn đá luân lưu dài nhất thế giới?

Kỷ lục châu Âu là trận đấu giữa Genclerbirligi và Galatasaray ngày 28/11/1996 ở Cup quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Trận đấu kết thúc với tỷ số 1-1 sau 120 phút và cuối cùng Genclerbirligi thắng luân lưu với tỷ số 17-16. Tổng cộng, có 34 quả luân lưu và chỉ có 1 trong số đó không thành công. Quả là một ngày buồn cho thủ môn Hayrettin của CLB Galatasaray khi anh bất lực nhìn cả 17 quả luận lưu đánh bại mình.

Kỷ lục thế giới ra đời trong mùa bóng 1988-1989 tại giải vô địch Argentina, khi đó còn tồn tại luật nếu trận đấu hòa sẽ tiến hành đá luân lưu để thưởng 1 điểm cho đội thắng. Suốt hơn 90 phút của cặp Argentinos Juniors - Racing Club ngày 20/11/1988 diễn ra cực kỳ quyết liệt và tỷ số dừng lại ở 2-2. Hai đội bước vào đá luân lưu, và sau 44 quả, Argentinos thắng 20-19.

Đã có người nào "truổng cời" ghi bàn?

Hiếm tổ chức nào thống kê những bàn "ngoạn mục" này nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là chuyên gia "truổng cời" số một thế giới, Mark Roberts, người từng "ghi bàn" trong trận League Cup giữa Liverpool và Chelsea trên sân Anfield, và đặc biệt, bàn thắng trong trận chung kết Champions League 2002 giữa Real Madrid và Leverkusen trên sân Hampden Park.

Ở Anfield, Roberts vào sân từ ghế khán giả, cắt đường chuyền của Zola rồi đánh bại hàng thủ Chelsea trước khi ghi bàn vào lưới Ed de Goey đang trố mắt nhìn. Phần thưởng cho bàn thắng: hầu tòa và bị phạt 100 bảng Anh.

Còn trong trận CK Champions League 2002, lại là Mark Robert nhảy vào sân rồi xé toạc quần áo trước khi cướp lấy bóng, đánh bại hai hậu vệ để đá tung lưới Leverkusen.

Nhưng Roberts cũng không phải là người duy nhất như thế. Tháng 12 năm 1998, trong chiến thắng 1-0 của Reading trước Notts County ở giải hạng thấp nước Anh, một fan trần như nhộng đã chạy vào sân, hôn xuống mặt cỏ rồi cướp bóng ghi bàn đánh bại thủ môn của County, trước khi lẩn mất vào đám đông CĐV.

HLV nào dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau nhất?

Ngay lập tức người ta có thể trả lời rằng đó là Philippe Troussier, người đã huấn luyện các đội Nam Phi, Nigeria, Bờ Biển Ngà, Burkina Faso, Nhật Bản, và Qatar. Nhưng xin thưa đó chưa phải kỷ lục.

Bora Milutinovic là người nổi tiếng hơn. Trải qua 21 năm 96 ngày trên cương vị HLV đẳng cấp cao nhất, nhà cầm quân gốc Nam Tư cũ cũng dẫn dắt 6 đội tuyển: Mexico, Costa Rica, Mỹ, Nigeria, Trung Quốc, Honduras, và có tới 5 đội đầu tiên đều lọt vào World Cup dưới quyền ông.

Tuy nhiên, người dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia nhất trên thế giới phải là Rudi Gutendorf. Sinh ngày 30/8/1926, Gutendorf đã có một sự nghiệp huấn luyện không thể tin nổi kéo dài 53 năm, dẫn dắt 17 đội tuyển quốc gia khác nhau trên thế giới gồm Chile, Bolivia, Venezuela, Trinidad & Tobago, Grenada, Antigua, Botswana, Australia, New Caledonia, Nepal, Tonga, Tanzania, Ghana, lại Nepal, Fiji, Zimbabwe, Mauritius và Rwanda. Ngoài ta ông từng dẫn dắt hai đội tuyển Olimpic của Iran và Trung Quốc tại các kỳ thế vận hội 1988 và 1992. Khi được hỏi tại sao lại khoái dẫn dắt nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau, nhà cầm quân người Đức trả lời ngắn gọn: "Chẳng ai có thể bó buộc niềm đam mê của chính mình".

Đội nào đoạt Champions League có thành tích nội địa tệ nhất?

Liverpool là một trong những đội như thế. Họ đánh bại AC Milan ỏ Istanbul để quên đi một thực tế đáng buồn rằng mình chỉ đứng thứ 5 tại giải nội địa, tệ đến nỗi, kém nhà vô địch Chelsea tới 38 điểm (khoảng cách của 12 trận thắng và 2 trận hòa).

Nhưng vẫn còn đội tệ hơn, ngay tại nước Anh. Mùa bóng 1981-1982, năm ngày trước trận CK Cup C1, Aston Villa đã đánh bại Swansea để kết thúc giải hạng nhất Anh (lúc đó là hạng cao nhất tại xứ sương mù) với thành tích thảm hại: 15 trận thắng, 12 hòa, và thua 12, hiệu số là +2, chỉ đứng thứ 12/22 đội. Không hiểu có phải do tự ái hoặc được đối phương đánh giá thấp hay không mà thày trò Tony Barton sau đó đã đánh bại Bayern 1-0 để vô địch châu Âu.

Chính "hùm xám" của nước Đức là đội giành Cup C1 tệ thứ hai trong lịch sử. Mùa bóng 1974-1975, họ đứng thứ 10 ở Bundesliga (thắng 14, hòa 6, thua 14, hiệu số -6), nhưng vẫn đánh bại Leeds United 2-0 để lần thứ 3 liên tiếp đăng quang tại giải đấu hay nhất dành cho các CLB châu Âu.

Đội bóng hạng đỉnh cao nào có cái tên dài nhất?

Borussia Monchengladbach, đọc tên á quân Cup C1 năm 1977 mà đã thấy "đau" cả lưỡi. Và nếu bạn là một CĐV trung thành thì may ra mới đủ kiên nhẫn đánh vần hết cái tên đầy đủ của đội này: Verein für Leibesübungen Borussia Mönchengladbach (45 chữ).

Vậy mà, đấy vẫn chưa phải kỷ lục. Đội bóng hạng đỉnh cao có cái tên dài nhất thế giới phải kể đến NAC Breda, đang là thành viên của giải vô địch Hà Lan, với tên đầy đủ là Nooit Opgeven Altijd Doorzetten Aangenaam Door Vermaak En Nuttig Door Ontspanning Combinatie Breda (tổng cộng 86 chữ).

Nếu mở rộng phạm vi ra toàn thế giới ở mọi cấp độ chơi bóng thì có lẽ kỷ lục sẽ về tay Thái Lan. Tên đầy đủ của đội Thai of Bangkok University FC là "Samosorn Maha Vittiyalai Krungthep Mahanakorn Boworn Rattanakosin Mahintara Yutthaya Mahadilok Phop Noparat Rajathani Burirom Udom Rajaniwet Mahasatharn Amorn Phimarn Avatarn Sathit Sakkatattiya Vishnukarm Prasit" (189 chữ).

Nhưng đấy vẫn chưa phải "nhất quả đất". Đội Bangkok Bravo đang tham dự giải chuyên nghiệp Thái Lan có cái tên siêu dài "Krung Thep Mahanakhon Amon Rattanakosin Mahinthara Ayuthaya Mahadilok Phop Noppharat Ratchathani Burirom Udomratchaniwet Mahasathan Amon Piman Awatan Sathit Sakkathattiya Witsanukam Prasit Bravo Association Football Club", gồm 196 ký tự. Đấy mới là "number one".

Cầu thủ nào bị các HLV trên thế giới "ghét" nhất?

Kevin Phillips từng là vua phá lưới giải Ngoại hạng. Nhưng anh cũng bị các HLV "ghét ghê gớm". Đơn giản là vì đã có tới 5 ông thày từng mất việc khi đang huấn luyện Kevin, gồm: Peter Reid, Howard Wilkinson, Paul Sturrock, Steve Wigley (tại Sunderland) và Gordon Strachan (Southampton).

Tuy nhiên, "chuỗi thành tích" này quá tầm thường nếu so sánh với tiền đạo Paul Dickov đang chơi cho Blackburn Rovers. Sau 18 tháng trải qua 3 đời HLV bị thay tại Arsenal (George Graham, Bruce Rioch và Stewart Houston), Dickov chuyển đến Man.City năm 1996. Tại đây, anh lại chứng kiến thêm 5 nạn nhân nữa là Alan Ball, Steve Coppell, Phil Neal, Frank Clark và Joe Royle, trước khi hạ cánh ở Leicester City năm 2002. Sự bất lực là từ mà Dickov dùng trong cuộc giải cứu HLV Dave Bassett ở đây, và tiếp đó là Graeme Souness và Tony Parkes tại CLB hiện tại, Blackburn Rovers. Kỷ lục đã được thiết lập với 11 ông thày. Và Mark Hughes sẽ là nạn nhân thứ 12?

Đội nào giành nhiều điểm nhất trong lịch sử giải vô địch Anh?

Trong khi Liverpool và MU đoạt nhiều chức vô địch Anh nhất (cùng 18 lần), Arsenal (13) thì Everton mới là đội giành nhiều điểm nhất trong lịch sử. Trong suốt 102 mùa giải, tính trước mùa giải này, và nếu tính theo thang điểm cũ (thắng được 2 điểm, hòa 1 điểm) thì Everton 4223 điểm (thắng 1623, hòa 977, thua 1386). Liverpool là đội xếp thứ hai (4192 điểm), tiếp theo là Arsenal (4116), Aston Villa (3879) và thứ năm là MU (3774). 5 đội còn lại trong top 10 là Newcastle, Manchester City, Sunderland, Tottenham và Chelsea.

Hậu vệ Zesh Rehman của Fulham đã khởi đầu sự nghiệp quốc tế trong màu áo đội tuyển Pakistan - xếp hạng 158 thế giới. Liệu đây có phải là cầu thủ chơi cho quốc gia có xếp hạng thấp nhất tại giải Ngoại hạng Anh?

Không hẳn như vậy. Trước đây khi còn đá cho Man City, tiền đạo Shaun Goater là tuyển thủ của Bermuda, khi đó xếp hạng 180 thế giới (hiện nay là 161). Đấy mới là kỷ lục thực sự ở giải Ngoại hạng. Thậm chí, tiền vệ trụ cột Tim Cahill của Everton sẽ là kỷ lục gia nếu không chơi cho Australia. Bởi khi còn trẻ, anh đã từng khoác áo đội U20 của Samoa - quốc gia thuộc châu Đại dương có xếp hạng FIFA là 182


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:47
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15314 seconds with 15 queries