Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 20-12-2009   #19
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Giang

Đất Hà Giang xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Về sau, Hà Giang nằm trong phạm vi thế lực của ba Tộc tướng xứ Thái. Trong giai đoạn Minh thuộc đầu thế kỷ 15, được gọi là huyện Bình Nguyên, đổi thành châu Bình Nguyên từ năm 1473, sau lại đổi tên thành châu Vị Xuyên.

Vào cuối thế kỷ 17, tộc trưởng người Thái dâng đất cho Trung Hoa, đến năm 1728, Trung Hoa trả lại cho Đại Việt một phần đất từ vùng mỏ Tụ Long đến sông Lô. Năm 1895, ranh giới Hà Giang được ấn định lại như trên bản đồ ngày nay.

Năm 1900, tỉnh Hà Giang được thành lập từ việc chia tách tỉnh Tuyên Quang; bao gồm phủ Tương Yên và bốn huyện Vĩnh Điện (do phủ quản lý), Để Định, Vị Xuyên và Vĩnh Tuy.

Sau năm 1976, Hà Giang cùng với Tuyên Quang hợp thành tỉnh Hà Tuyên. Năm 1991, Hà Tuyên lại được tách ra làm hai tỉnh là Hà Giang và Tuyên Quang.

Tỉnh Hà Giang được thành lập ngày 1/10/1991, có 10 đơn vị hành chính, bao gồm một thị xã, 9 huyện với 178 xã, 4 phường và 9 thị trấn.

Ngày 01/12/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 146/2003/NĐ - CP về việc thành lập huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Nam

Vào thời Hùng Vương, Hà Nam thuộc vùng đất của bộ Giao Chỉ gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Thanh Liêm, Bình Lục và một phần đất huyện Lý Nhân. Cư dân Hà Nam thời kỳ này đã trải qua một quá trình chinh phục, thích ứng và từng bước làm chủ vùng đất trũng lầy. Họ đã cùng với những người Việt cổ khác xây dựng nền văn minh bản địa đầu tiên của dân tộc - văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Cư dân Hà Nam cùng cư dân cả nước từ những vùng hoang vu rậm rạp tiến về xuôi theo triền những con sông để tiến hành khai hoang lập ấp, tạo dựng nơi cư trú.

Đất Hà Nam xưa thuộc Bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau thuộc quận Giao Chỉ dưới đời Hán, thuộc Trung Châu đời Đường. Đến đời nhà Hậu Lý Nhân, đổi thành phủ Lý Nhân dưới triều vua Lê Thánh Tông. Thời nhà Nguyễn, phủ Lý Nhân gồm các huyện Duy Tiên, Kim Bảng, Bình Lục và Thanh Liêm, trực thuộc tỉnh Hà Nội. Tỉnh Hà Nam được đặt tên từ đời vua Thành Thái.

Tỉnh Hà Nam được thành lập vào năm 1890. Năm 1913, tỉnh Hà Nam nhập vào tỉnh Nam Định. Năm 1923, Hà Nam trở thành một tỉnh riêng biệt. Đến tháng 4 năm 1965, Hà Nam sáp nhập với Nam Định thành tỉnh Nam Hà; tháng 12 năm 1975, sáp nhập Nam Hà với Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến tháng 11 năm 1996, tỉnh Hà Nam được tái lập.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #21
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Tây

Hà Tây là vùng đất có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời, gắn liền với sự phát triển của đất nước. Đất Hà Tây xưa rất rộng, thuộc hai bộ Châu Diên và Phúc Lộc, là hai trong 15 bộ của nước Văn Lang. Vào đời nhà Hán, Hà Tây thuộc quận Giao Chỉ, dưới thời nhà Ngụy là quận Tân Hưng, rồi đến nhà Tần thuộc châu Tân Xương và thuộc Phong Châu vào đời nhà Tùy.

Đinh Tiên Hoàng đổi Phong Châu thành châu Quốc Oai. Thời thuộc Minh, châu Quốc Oai thuộc phủ Giao Châu. Đến cuối thế kỳ 15, địa danh Hà Tây mới bắt đầu có những thay đổi liên tục, có khi là xứ, lúc là trấn hoặc tỉnh. Đến 1830, triều đình mới cử một vị quan Tổng Đốc cai trị tỉnh Hà Tây; lúc ấy gồm cả Hưng Hóa và Tuyên Quang.

Năm 1831, Pháp thành lập tỉnh Sơn Tây, gồm các phủ Quốc Oai (các huyện Đan Phượng, Thạch Thất), phủ Quảng Oai (các huyện Tiên Phong, Phúc Thọ, Tùng Thiện, Bất Bạt); phủ Vĩnh Tường (các huyện Yên Lãng, Yên Lạc, Bạch Hạc, Phù Ninh, Lập Thạch); phủ Lâm Thao (các huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Hoa Khuê, Hạ Hoa); phủ Đoan Hùng (huyện Hùng Quan, Tây Quan, Sơn Dương, Tam Dương). Năm 1838 tách phủ Đoan Hùng thuộc về tỉnh Tuyên Quang. Năm 1890, trích lập tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1902, lập tỉnh Phúc Yên. Năm 1903, lập tỉnh Phú Thọ.

Tỉnh Hà Đông được lập năm 1888, tỉnh lị ở làng Cầu Đơ, nên tỉnh lúc này gọi là tỉnh Cầu Đơ, năm 1904, mới đổi tên là Hà Đông. Vị trí của tỉnh Hà Đông nằm ở phía Tây sông Nhị Hà (đáng lẽ ra, theo lý đó, tỉnh này phải gọi là Hà Tây mới đúng, nhưng có lẽ những người đặt tên tỉnh lấy lý do là tỉnh này là đất văn vật như đất Hà Đông bên Trung Quốc). Tỉnh Hà Đông gồm 1 thị xã, tỉnh lị ở trên dòng sông Nhuệ và 9 huyện: Chương Mỹ, Đan Phượng, Từ Liêm, Hoài Đức (mới đặt sau 1945) Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hoà.

Năm 1963, hợp nhất hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông thành tỉnh Hà Tây, tỉnh lị vẫn ở Hà Đông. Năm 1975 lại nhập với tỉnh Hoà Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh lị là Hà Đông. Năm 1977, cắt các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Phúc Thọ, Ba Vì và một phần huyện Chương Mỹ (phía Bắc đường số 6) nhập vào thành phố Hà Nội, cuối năm 1990, lại trả về tỉnh Hà Tây, lúc này, Hoà Bình cũng đã được tách ra khỏi Hà Sơn Bình.

Tháng 12 năm 2006, Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha, 228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã. Tháng 08 năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây, thuộc tỉnh Hà Tây, có 15 đơn vị hành chính gồm sáu phường và chín xã.

Từ 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ diện tích, dân số của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #22
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hà Tĩnh

Đất Hà Tĩnh xưa thuộc bộ Cửu Đức, một trong 15 bộ của nhà nước Văn Lang. Tục truyền Kinh Dương Vương lúc đầu đóng đô trên núi Hồng Lĩnh, sau mới dời ra Phong Châu, ở Phú Thọ. Chử Đồng Tử đã vào ở núi Quỳnh Viên, tức là núi Nam Giới ở gần Cửa Sót. Thời Bắc thuộc lần thứ nhất là quận Cửu Chân, một trong chín quận của Giao Chỉ Bộ; thời Bắc thuộc lần thứ ba là Châu Hoan.

Thời Tiền Lê là châu Thạch Hà, đời Lý là huyện Thạch Hà, đời Trần là châu Nhật Nam, đời Minh thuộc Tĩnh Châu. Đời Hậu Lê, đất này thuộc đạo Hải Tây, rồi thuộc Nghệ An thừa tuyên. Thời Tây Sơn, thuộc trấn Nghĩa An. Đời Gia Long, đất thuộc trấn Nghệ An.
Tỉnh Hà Tĩnh được thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831). Tên Hà Tĩnh (河靖) nghĩa là có sông chảy êm đềm. Tỉnh lúc này gồm hai phủ là Đức Thọ và Hà Hoa. Phủ Đức Thọ gồm các huyện La Sơn (do phủ kiêm lí), Hương Sơn, Hương Khê (lập năm 1876), Can Lộc, Nghi Xuân. Phủ Hà Hoa có các huyện Hà Hoa (sau là Kỳ Anh), huyện Hoa Xuyên (sau là Cẩm Xuyên và Thạch Hà)

Đời Tự Đức, năm 1848, triều đình bỏ tỉnh làm đạo gồm 1 phủ Hà Hoa, còn phủ Đức Thọ nhập vào tỉnh Nghệ An. Năm 1875 đặt lại tỉnh Hà Tĩnh.

Phong trào Văn Thân (năm 1874) và phong trào Cần Vương (1885) nổi lên mạnh mẽ ở tỉnh Hà Tĩnh kéo dài mãi đến năm 1896 khi lãnh tụ Phan Đình Phùng bị bệnh mất, nhưng tiếp đến là phong trào chống thuế (1908), phong trào Đông Du (1905) và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931). Tháng 12/1978, tỉnh Hà Tĩnh sát nhập với Nghệ An, thành tỉnh Nghệ Tĩnh, tỉnh lị là thành phố Vinh. Tháng 8/1991, tỉnh Nghệ Tĩnh lại tách ra thành tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh lị là thị xã Hà Tĩnh. Hiện nay, thị xã Hà Tĩnh đã được nâng cấp lên thành phố Hà Tĩnh.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #23
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hải Dương

Những nghiên cứu khảo cổ học cho thấy, Hải Dương là vùng đất có từ lâu đời, trải qua những biến động của lịch sử về hành chính, Hải Dương có những thay đổi về tên gọi, về địa giới. Ngay từ buổi đầu, vùng đất này đã thuộc bộ Ninh Tuyền, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Thời nhà Tần, đất này thuộc Tượng Quận. Đời Hán, Hải Dương thuộc thuộc quận Giao Chỉ.

Từ những ngày đầu tiên Hai Bà Trưng khởi nghĩa, người dân nơi đây đã hưởng ứng rất đông. Làng Bích Uyển, huyện Kinh Môn có anh thư Thánh Thiên Công Chúa. Làng An Biên, huyện Đông Triều có anh thư Lê Chân. Hai vị anh thư đều là tướng giỏi, có công rất lớn trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi bọn xâm lược nhà Đông Hán ra khỏi nước.

Thời Trần, vùng đất này cũng sản sinh ra nhiều tướng giỏi tham gia đánh giặc Nguyên Mông như: Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Yết Kiêu, Dã Tượng. Cũng tại Vạn Kiếp, nay thuộc huyện Chí Linh, quân Trần đã đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi nước nhà.

Thời Minh thuộc, Hải Dương vùng đất này lại đóng góp cho quốc gia nhiều nhân tài kiệt xuất như: Hai anh em Lê Thiếu Dinh, Lê Thúc Hiển (xã Mộ Trạch, huyện Bình Giang), Nguyễn Trãi (làng Chi Ngại, huyện Chi Linh), Lưu Nhân Chú, Bùi Bị, Lý Triện đã đóng góp công lao to lớn trong công cuộc đánh Minh phục quốc, thành lập nhà Lê.

Dưới triều nhà Lê, do đất Hải Dương ở phía Đông kinh thành Thăng Long nên được gọi Đông Đạo, sở tại đóng ở làng Mạc Đông, huyện Chí Linh, sau chuyển sang làng Mai Diễn thuộc huyện Cẩm Giàng. Năm 1466 gọi là thừa tuyên Nam Sách, năm 1469 đổi là thừa tuyên Hải Dương. Năm 1491, đổi thành xứ Hải Dương, sau đổi thành trấn Hải Dương, là một trong tứ nội trấn bao gồm: Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc và Hải Dương.

Năm 1831 chính thức là tỉnh Hải Dương, gồm 3 phủ với 17 huyện. Từ năm 1960 trở đi, Hải Dương có 11 huyện và 1 thị xã. Tháng 3/1968 tỉnh Hải Dương hợp nhất với tỉnh Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng, gồm 20 huyện và 2 thị xã, thủ phủ đóng tại thị xã Hải Dương. Tháng 1/1997 tỉnh Hải Dương được tái lập; tháng 8/1997 thị xã Hải Dương được nâng cấp thành thành phố Hải Dương. Từ 1997 đến nay, tỉnh Hải Dương có 11 huyện và 1 thành phố.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #24
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hòa Bình

Đất Hòa Bình xưa thuộc bộ Tân Hưng, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Từ các đời vua Hùng Vương, xứ Mường được cai quản bởi các quan Lang. Theo Sử sách, Đa Can là vị quan Lang đầu tiên tổ chức sinh hoạt hành chánh ở đây. Vua Đinh Tiên Hoàng cũng thuộc Mường tộc, khi lên ngôi đã chọn Hoa Lư làm kinh đô. Dưới đời nhà Lý, các quan Lang đã thành lập những đạo quân địa phương, theo quân triều đánh dẹp loạn quân Xiêm và dựng trại chiến lược theo lệnh vua Lý Thánh Tông và đã được triều đình phong tước. Việc nhận tước triều đình vẫn còn duy trì dưới thời vua Quang Trung. Cũng giống như các tỉnh khác vùng Tây Bắc, đất Hòa Bình thuộc tỉnh Hưng Hóa, gồm các châu Mai Châu, Đà Bắc thuộc phủ Gia Hưng. Đến cuối đời Nguyễn mới lập tỉnh Hòa Bình.

Tỉnh Hoà Bình được thành lập năm 1886. Khi đó tên là tỉnh Mường, tỉnh lỵ đặt tại chợ Bờ. Năm 1888, đối tên thành tỉnh Phương Lâm. Năm 1891, đổi tên thành tỉnh Hoà Bình, tỉnh lỵ đặt tại Hoà Bình, tỉnh gồm 6 châu: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Mai Châu và Đà Bắc. Năm 1976, Hoà Bình sáp nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh lỵ đặt ở thị xã Hà Đông. Tháng 10 năm 1991, tỉnh Hoà Bình được tái lập từ tỉnh Hà Sơn Bình, tỉnh lỵ là thị xã Hoà Bình.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #25
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hưng Yên

Vào thời Hùng Vương, nước ta được chia làm 15 bộ, Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ. Đến thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ (207 TCN đến 939 SCN), vào thời nhà Tần từ năm 214 TCN đến 204 TCN, nước ta chia làm 2 quận, Hưng Yên thuộc Tượng quận. Đến đời nhà Triệu từ năm 207 TCN đến 111 TCN trong nước được chia làm 2 quận, Hưng Yên thuộc quân Giao Chỉ.

Từ năm 111 TCN đến 39 SCN: nhà Đông Hán nước ta gồm 9 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Năm 226 đến 265: thuộc Đông Ngô, nhà Ngô tách Giao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu, Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.

Năm 603 đến 939: nhà Tuỳ, Đường. Nhà Tuỳ chia đất Giao Châu thành 3 quận. Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Đến nhà Đường lại chia cắt Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ. Hưng Yên thuộc huyện Vũ Bình, châu Giao Châu.

Bắt đầu từ nhà Ngô (939 – 965), nước ta đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, Hưng Yên được gọi là Đằng Châu. Vào thời nhà Đinh, trong nước được chia làm 10 đạo, Hưng Yên thuộc Đằng đạo. Năm 1002, đổi 10 đạo trong nước làm lộ, phủ và châu, Hưng Yên thuộc Đằng Châu. Năm 1005, đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình. Vào thời nhà Lý, năm 1010, đổi 10 đạo thành 24 lộ, đến năm 1222, chia trong nước làm 24 lộ, Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu hay còn gọi là Khoái lộ.

Vào thời nhà Trần, năm 1249, trong nước gồm 12 lộ, Hưng Yên thuộc Khoái lộ. Đến tháng 4 năm 1397, đổi tên gọi các lộ, phủ thành trấn, Hưng Yên thuộc Thiên Trường phủ lộ. Tháng 6 năm 1407, nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập phủ huyện, có 17 phủ. Hưng Yên, thuộc phủ Kiến Xương và Trấn Nam nay thuộc Thái Bình.

Năm 1426, Lê Lợi chia Đông Đô làm 4 đạo, Hưng Yên thuộc Nam đạo. Vào đời Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1428, lại chia làm 5 đạo. Hưng Yên, thuộc Nam đạo. Tháng 6 năm 1466, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 7, chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên, thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Đến tháng 3 năm 1469, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 10, đây là năm đầu tiên nước nhà định bản đồ. Thừa tuyên Thiên Trường, đổi tên là Sơn Nam, quản lĩnh 11 phủ 42 huyện. Phủ Khoái Châu quản lĩnh 5 huyện: Đông Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Dung, Thiên Thi. Phủ Tiên Hưng quản lĩnh 4 huyện: Ngự Thiên, Duyên Hà, Trần Khê và Thanh Lan. Bắc Giang đổi làm Kinh Bắc, quản lĩnh 4 phủ, 19 huyện. Huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận An. Nam Sách đổi làm Hải Dương, quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện. Huyện Đường Hào, sau đổi tên thành huyện Mỹ Hào, thuộc phủ Thượng Hồng.

Tháng 4 năm 1490, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 21, trong nước gồm 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam. Năm 1527, tháng 6, nhà Mạc, Mạc Đăng Dung đặt Hải Dương làm Dương Kinh, đem các lộ Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng, Khoái Châu lệ thuộc vào Hải Dương. Đầu niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), đời vua Lê Thế Tông: Đổi lại như cũ. Hưng Yên, lại thuộc xứ Sơn Nam. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), đời Lê Hiển Tông, tháng Giêng, chia Sơn Nam thành 2 lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về lộ Sơn Nam Thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam Hạ. Đến đời Tây Sơn, đổi lại làm 2 trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ.

Năm 1802, niên hiệu Gia Long thứ nhất: Lấy 2 trấn Thượng và Hạ lệ thuộc vào Bắc Thành (Sơn Nam Thượng, Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc Thành). Năm 1822 Minh Mệnh thứ 3: Trấn Sơn Nam Thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam Định. Tháng 10 năm 1831 Minh Mệnh thứ 12: Chia đặt địa hạt các tỉnh, tất cả có 18 tỉnh. Hưng Yên thống trị 2 phủ gồm 8 huyện. Tỉnh Hưng Yên, lấy phủ Khoái Châu (gồm 5 huyện: Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ) trước thuộc Sơn Nam và phủ Tiên Hưng (gồm 3 huyện: Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà) trước thuộc Nam Định đặt riêng làm tỉnh.

Tháng 2 năm 1890, thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ, Mỹ Hào. Tháng 3 năm 1890, cắt huyện Thần Khê về tỉnh Thái Bình. Tháng 4 năm 1891, bãi bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào nhập vào tỉnh Hưng Yên. Ngày 28 tháng 11 năm 1894, cắt 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà về tỉnh Thái Bình.

Đến năm 1945: Tỉnh Hưng Yên gồm có các phủ, huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Đầu năm 1946: Chính quyền cách mạng bỏ phủ, tống, thành lập xã, thôn. Tỉnh Hưng Yên có 8 huyện gồm 116 xã (Ân Thi: 16 xã, Tiên Lữ: 12 xã, Phù Cừ: 12 xã, Yên Mỹ: 15 xã, Khoái Châu: 22 xã, Kim Động: 14 xã, Văn Lâm: 11 xã, Mỹ Hào: 14 xã).

Tháng 8 năm 1946: Thành lập thị xã Hưng Yên gồm 2 khu phố Đẩu Lĩnh và Đằng Giang. Năm 1947: Sau khi nhập huyện Văn Giang về thì Hưng Yên có 10 huyện, thị như ngày nay. Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 1/1/1997, Tỉnh Hưng Yên được tái lập, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Hưng Yên, huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Tiên, với 160 xã, phường, thị trấn. Ngày 24/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 17/CP chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Ngày 24/7/1999: Chính phủ phê duyệt cho 2 huyện Châu Giang và Mỹ Văn chia tách thành 5 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ. Ngày nay tỉnh Hưng Yên gồm: thị xã Hưng Yên và 10 huyện là: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #26
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Kiên Giang

Vùng đất Kiên Giang ngày nay trước kia là đất Mang Khảm, thuộc phủ Sài Mạt, nước Chân Lạp. Trước thế kỷ XVII, tuy vẫn còn hoang sơ và rậm rạp, nhưng người Việt từ Thuận Hóa, Quảng Nam đã tới đây làm nhà sàn, đánh cá, cấy lúa nước... sinh sống với người Ấn, người Đồ Bà (Java) trong các điểm dân cư thưa thớt ven biển, cửa sông. Năm 1645, nhà Minh ở Trung Quốc bị diệt vong, nhiều sĩ phu, tướng thần nhà Minh bỏ nước ra đi. Thời kỳ này, nhiều nhóm người Hoa đến Việt Nam ở Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Huế), Hội An. (Quảng Nam).

Trong dòng người Hoa tỵ nạn đó, có Mạc Cửu. Ông sinh năm 1655 ở huyện Hải Khang, phủ Lê Châu, Quảng Đông. Năm 1671, khi 17 tuổi ông đã cùng gia quyến lên thuyền vượt biển xuống phía Nam khai hoang, mở đất và phát triển buôn bán. Cuối thế kỷ XVII, vùng đất này đã trở nên trù phú, Mạc Cửu đổi tên Mang Khảm thành Hà Tiên, lập thành 7 xã trên một vòng cung 500 km quanh vịnh Thái Lan tới Cà Mau. Thời kỳ này, theo lệnh chúa Nguyễn, Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã cất quân đi kinh lý miền Nam. Ông lập phủ Gia Định, gồm hai dinh Trấn Biên và Phiên Trấn. Còn vùng đất Hà Tiên vẫn thuộc về Mạc Cửu.

Tuy nhiên do quân Xiêm thường xuyên sang xâm lấn mà thế lực của Chân Lạp lại yếu nên Mạc Cửu đã tìm cách liên lạc với chúa Nguyễn Phúc Chu. Tháng 08-1708 ( Mậu Tý) ông cử cận thần mang ngọc lụa đến Phú Xuân dâng biểu xưng thần, xin được làm Hà Tiên trưởng. Chúa Nguyễn Phúc Chu, đã rất vui mừng đón nhận vùng đất mới, liền chấp nhận và đặt là trấn Hà Tiên của Đại Việt và phong Mạc Cửu tước Cửu Ngọc Hầu, chức Tổng binh.

Được sự che chở của chúa Nguyễn, Mạc Cửu không ngừng mở rộng đất đai và phát triển buôn bán. Năm 1724, ông lại dâng toàn bộ số đất khai phá được cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt tên là dinh Long Hồ và cho Mạc Cửu làm Đô đốc cai quản. Năm 1736, Mạc Cửu mất, con ông là Mạc Thiên Tứ (cũng gọi là Mạc Thiên Tích), tự là Sĩ Lân được kế nghiệp cha làm Đô đốc và không ngừng mở rộng đất đai, xây dựng Hà Tiên thành một thương cảng phồn thịnh, có cửa khẩu quốc tế, có cung điện Phương Thành, đồn lũy Giang Thành, có đội thủy quân ứng chiến để bảo vệ thương thuyền qua lại cảng. Thời Ninh Vương Nguyễn Phúc Trú, đổi dinh Long Hồ thành trấn Hà Tiên.

Quân đội của họ Mạc thường xuyên tuần hành mặt biển nên chúa Nguyễn rất yên tâm về tình hình biên thùy phía Nam. Kinh tế Hà Tiên phát triển trong gần 70 năm liền. Hà Tiên buôn bán với Thuận, Quảng, Ma Lai, Xiêm, Đồ Bá, Trung Hoa, Nhật Bản… Về nội trị, Hà Tiên có Văn Miếu, thiết lập nghĩa học, thu hút thầy giỏi khắp bốn phương, dạy chữ Hán, chữ Nôm cho cả con cháu dòng dõi họ Mạc lẫn con nhà nghèo. Đặc biệt, Mạc Thiên Tứ có văn chương thơ phú phát triển nổi bật, thu hút nhân tài thơ văn từ nhiều miền đất nước, cả Trung Hoa tham gia xướng họa làm cho danh tiếng Hà Tiên vượt ra ngoài bờ cõi An Nam…

Nhưng trấn Hà Tiên - tiền đồn Đại Việt cũng chịu nhiều cuộc tấn công của quân Xiêm, quân Chân Lạp và bọn cướp biển. Trong các năm 1767, 1769, 1770, 1771, cướp biển và quân Xiêm liên tục tấn công cướp phá trấn Hà Tiên. Cuộc tấn công đánh chiếm Hà Tiên năm 1771 của vua Xiêm Trịnh Quốc Anh kéo dào 3 năm đã làm cho Hà Tiên trở nên tiêu điều, không khôi phục được nữa. Mạc Thiên Tứ chạy giặc không muốn trở về. Ngoài khơi, quần đảp Hải Tặc nhiều toán cướp biển hoành hành… Trong khi đó, Sài Gòn - Gia Định phát triển mỗi lúc một phồn thịnh, từ đó vai trò của Hà Tiên cũng trở nên mờ nhạt dần.

Thời Minh Mạng, đổi thành trấn Hà Tiên thành tỉnh Hà Tiên, là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ. Thời kỳ đầu Pháp xâm lược nước ta, Hà Tiên là địa bàn hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, Đỗ Thừa Tự, Đỗ Thừa Luông. Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif), tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 01-01-1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá.

Thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi ấy gồm 7 quận: Kiên Lương, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Tân, Kiên Thành và Phú Quốc. Tỉnh Kiên Giang phía Bắc giáp Campuchia, Đông Bắc giáp tỉnh Châu Đốc, Đông giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, Đông Nam giáp tỉnh Chương Thiện, Nam giáp tỉnh An Xuyên. Sau 1975, sáp nhập thêm tỉnh Chương Thiện vào tỉnh Kiên Giang, tỉnh lỵ đặt tại Rạch Giá.


Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 20-12-2009   #27
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.541
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Khánh Hoà

Vùng đất Khánh Hoà xưa thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Sau bị Tần, Hán và Chiêm Thành chiếm. Chiêm Thành gọi vùng này là Kauthana. Năm 1653 vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu biên cảnh, chúa Nguyễn Phúc Tần sai cai cơ Hùng Lộc chống giữ, nhân đêm tối vượt núi Thạch Bi, tiến đến tận sông Phan Rang. Vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho chúa từ phía Ðông sông Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa Nguyễn chấp thuận, đặt dinh Thái Khang chia làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương (thuộc phủ Diên Ninh) ở phía Nam; huyện Tân Ðịnh, Quảng Phước (thuộc phủ Thái Khang), giao cho Hùng Lộc trấn thủ.

Năm 1690, thời chúa Nguyễn Phúc Toàn, Thái Khang đổi là Bình Khang. Năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát đổi phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh. Năm 1744, phủ Diên Khánh và Bình Khang gọi là dinh Bình Khang. Năm 1775, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh tan quân Tống Phú Hợp của chúa Nguyễn Phúc Thuần, chiếm lại vùng Diên Khánh, Bình Khang. Mùa Hè năm 1781, Nguyễn Ánh sai các tướng Tôn Thất Dụ, Tống Phúc Thiêm, Nguyễn Hữu Thụy, Châu Văn Tiếp đem ba vạn quân, 80 hải thuyền, ba đại chiến thuyền và ba tàu Bồ Đào Nha theo gió Nồm ra đánh Bình Khang, nhưng bị bộ binh của Nguyễn Huệ đánh tan tành. Quân Nguyễn Ánh tháo chạy về Gia Định.

Đời Gia Long đổi dinh Bình Khang thành dinh Bình Hòa. Năm 1808, dinh này đổi thành trấn. Đến năm Minh Mạng thứ 12, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa, bao gồm 2 phủ với 4 huyện: Phủ Diên Khánh gồm các huyện Phước Điền và Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm các huyện Quảng Phước và Tân Định.

Thời thuộc Pháp, tỉnh lỵ đóng tại thành Diên Khánh. Đến đầu năm 1945 chuyển về đóng tại thị xã Nha Trang. Thời Việt Nam Cộng Hoà, tỉnh Khánh Hoà chia thành 6 quận, tỉnh lỵ vẫn đóng tại Nha Trang. Ngày 29/10/1975, hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/3/1977, thị xã Nha Trang được nâng cấp lên thành TP Nha Trang. Ngày 28/12/1982, Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 4 đã quyết định sát nhập huyện đảo Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 30/6/1989, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5 đã quyết định chia tỉnh Phú Khánh thành 2 tỉnh mới là Khánh Hòa và Phú Yên.

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09266 seconds with 15 queries