Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 07-06-2009   #19
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 

Đi lễ đầu Xuân


Tháng Giêng ăn Tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Tháng Tư đong đậu nấu chè
Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm
Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm
Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân

Thật khó xác định được từ thời gian nào, lễ hội đã trở thành hơi thở của cuộc sống.

Lễ hội vừa là nét đẹp văn hoá của người Việt, vừa thể hiện mơ ước của ngàn đời về hạnh phúc và cuộc sống trường tồn. Mỗi độ xuân về, hoa Mai, hoa Đào đua nhau khoe sắc thắm, cũng là lúc mọi người nô nức rủ nhau đi trảy hội, để cầu mong sao cho đầu năm cuối năm gặp may, gia đình luôn hạnh phúc sum vầy. Đây cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn. Dù là ở những ngôi chùa cổ kính thờ Phật, nơi đình làng thờ Bản thổ Thành hoàng hay chốn uy nghi thâm nghiêm đền đài thờ các vị Thần thánh... nhưng chỉ với ba nén hương thơm cùng với những đoá hoa tươi cũng đủ để chúng ta nói lên lời thành kính.

Lạc vào dòng người đi lễ đầu xuân ta cảm thấy như đất trời giao hoà, con người như được gần gũi nhau hơn. Ta có thể hành hương về cõi Phật với lễ hội Chùa Hương, hay đến chốn bồng lai tiên cảnh Yên Tử để trở về với Thiền phái Trúc Lâm. Hay ngược lên dự lễ hội Đền Hùng 10/3 Âm lịch - Người khai sinh ra nước Việt hoặc cũng có thể thành kính thắp hương tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (nơi thờ Đức Khổng Tử), cầu mong cho con cháu của chúng ta trở thành những người hiền tài, chủ nhân trong tương lai của đất nước.

Đi lễ đầu xuân còn là thú vui của mọi người khi nó trở thành chuyến đi du lịch văn hoá. Bạn có thể bắt gặp những dòng người bất tận vào những ngày lễ tại Phủ Tây Hồ thờ Chúa Liễu Hạnh. Hoặc tại Hà Nội với các chùa Quán Sứ, Bà Đá, Trấn Quốc, Linh Lang (Voi Phục) hoặc xa xưa nữa là Đền Đô (Đình Bảng, Bắc Ninh) thờ 8 vị vua nhà Lý (Bát Đế) hoặc Yên Tử, Chùa Hương, Tây Phương, Chùa Thầy.

Đồ lễ thông thường nhất là hương, hoa, tiền vàng (tiền âm phủ) và cả tiền đang lưu hành (tiền giọt dầu). Bạn cũng hãy chuẩn bị cho mình một ít tiền lẻ (200 hoặc 500 VND) để làm lễ. Khi lễ xong, cầm 1-2 tờ về làm lộc, số còn lại công đức cho nhà chùa. Đấy không phải là luật nhưng từ lâu nó đã là lệ quen thuộc với nhiều người. Khi đi lễ bao giờ cũng thắp ở bát Tam bảo trước (bát hương to nhất ở chính giữa nơi thờ tự), sau đó là thắp ở Ban Đức Ông (bên trái từ ngoài vào) và tiếp là Ban Đức Thánh Hiền bên phải... Lời khấn ở chùa thường bắt đầu bằng câu giới thiệu địa danh, người dâng lễ và các lễ vật... Cuối cùng mới đến lời thỉnh cầu.

Còn ở đền thì lại bắt đầu bằng những lời khấn như:

"Nam mô thập phương chư Phật
Chư Phật mười phương
... Tướng quân vị tiền cầụ.."

Đối với người Việt, đầu năm để cầu mong thần tài phù hộ thì xuất hành chính Tây, còn nếu cầu mong điều hạnh phúc (hỷ thần) thì xuất hành chính Nam. Nơi đến có thể là chùa, đình hoặc đền vì người Việt quan niệm đi lễ đầu năm nhằm hướng tới "vạn sự thanh thông, nhất bản vạn lợi". Do vậy, tuỳ từng người, tuỳ từng hoàn cảnh mà người đi lễ chọn cho mình một địa điểm thích hợp, ứng với những điều mà họ mong ước.

Không biết những thỉnh cầu có đến được cửu trùng hay không, nhưng mọi người đều tin rằng sau khi trảy hội, đi lễ đầu xuân trở về, tâm hồn của họ như được thắp sáng hơn và ngày mai cuộc sống sẽ tươi đẹp hơn.

Vượt trên tất cả những yếu tố tâm linh, đi lễ đầu xuân sẽ mãi mãi là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #20
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 

Hội đầu pháo Kỳ Lừa


Hội đầu pháo Kỳ Lừa ở thị xã Lạng Sơn có từ thế kỷ 17, gắn với một truyền thuyết lịch sử thể hiện lòng nghĩa hiệp của viên tướng thời Hậu Lê là Thần Công Tài. Lễ hội bắt đầu từ ngày 22 tháng giêng âm lịch bằng việc rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và kết thúc vào ngày 27 sau khi đã diễn ra hội cướp đầu pháo cùng nhiều trò chơi dân gian khác.

Hằng năm, vào dịp đầu xuân - bắt đầu từ ngày 22 đến 27 tháng giêng (âm lịch) tại thị xã Lạng Sơn lại diễn ra lễ hội Đầu pháo Kỳ Lừa với quy mô, hình thức và nội dung phong phú như múa sư tử, chơi cờ người, đặc biệt là trò chơi cướp đầu pháo và rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ và quay lại. Sở dĩ nội dung rước kiệu được coi là nội dung chính; quan trọng và hấp dẫn nhất, vì theo truyền thuyết sự việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau giữa đền Kỳ Cùng và đền Tả Phủ.

Theo lịch sử ghi lại đền Tả Phủ được xây dựng từ năm Chính Hòa thứ 4 (1683) để thờ viên tướng thời Hậu Lê là Thân Công Tài - chức Tả đô đốc Hán quận công, vì thế nhân dân địa phương ngày xưa quen gọi là đền Tả Phủ. Ông Thân Công Tài là người có học, có tài được Trịnh Tạc trọng dụng bổ nhiệm lên Lạng Sơn làm phó tướng nhận chức Đô đốc giúp việc cho Vi Đức Thắng, trấn giữ nơi biên thùy. Trước kia, khu Kỳ Lừa khi ông chưa khai phá mở chợ thường hay bị lũ lụt ngập úng, khi dựng chợ ông cho mua sắm lễ đưa xuống đền Kỳ Cùng để cúng thần Giao Long (thần sông nước). Từ đó, chợ Kỳ Lừa không bị ngập úng nữa, nhân dân địa phương yên tâm họp chợ và họ cho rằng ông Thân Công Tài được thần sông phù hộ để lo việc đời, nên sau khi ông mất, nhân dân lập miếu thờ ông; hằng năm tổ chức lễ hội, rước thần Giao Long lên đền Tả Phủ, nhằm mục đích cầu mong thần Giao Long luôn phù hộ cho ông Thân Công Tài và nhân dân địa phương luôn gặp những điều may mắn, có được cuộc sống yên vui tốt lành.

Đền Kỳ Cùng xây dựng từ bao giờ cho đến nay chưa có tài liệu nào xác định chứng minh chính xác, theo hồi ức của nhân dân thì đền có từ rất lâu và đã qua nhiều lần sửa chữa. Đền Kỳ Cùng hiện nay thờ Tuần Tranh. Tương truyền, ông Tuần Tranh là một vị quan dưới thời nhà Trần, được cử lên Lạng Sơn đánh giặc, trấn ải biên thùy. Do chủ quan, nên binh sĩ của ông hay bị ốm đau, lúc lâm trận với giặc thường hay bị thương vong, thiệt hại. Sợ quay về triều đình sẽ bị phạt nặng, bước đường cùng ông nhảy xuống sông tự vẫn và con sông này được gọi là sông "Kỳ Cùng". Khi ông Thân Công Tài lên Lạng Sơn nhậm chức, được biết chuyện ông đã viết sớ về tâu với Vua để minh oan cho ông Tuần Tranh. Trong tiềm thức của mình, nhân dân địa phương cảm phục lòng nghĩa hiệp của ông Thân Công Tài nên đã mở hội hằng năm và rước ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ nghĩa với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ). Vì vậy mới có nội dung rước kiệu từ đền Kỳ Cùng lên đền Tả Phủ.

Hội Đầu pháo Kỳ Lừa bắt đầu từ sáng ngày 22 tháng giêng (âm lịch). Cùng với đoàn người trang phục lộng lẫy, đủ các loại cờ, võng lọng, một tốp thanh niên trai tráng y phục chỉnh tề gọi là "Đồng nam" để khiêng kiệu; một tốp thiếu niên vận đồng phục gọi là "Đồng tử" khiêng đỉnh được đội sư tử múa vây quanh, đi qua các khu dãy phố Kỳ Lừa rồi thẳng xuống đền Kỳ Cùng đón rước ông Tuần Tranh (hay Thần sông) lên kiệu. Đúng giờ ngọ bắt đầu làm lễ. Lễ xong, đoàn người rước kiệu đến đền Tả Phủ hạ kiệu làm lễ tạ ơn.

Bước sang ngày 23, 24 tháng giêng, lễ hội đầu pháo bắt đầu. Đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận, chuẩn bị xong rước ra sau đền làm lễ cúng thần, xong đầu pháo được đem ra đốt. Khi pháo nổ, vòng kim loại hất lên không trung rơi xuống, mọi người tranh nhau cướp. Những ai tranh được đầu pháo thì đem đến trình với thần đền và Ban Tổ chức lễ hội lấy phần thưởng, phần thưởng ở đây thường là bức tranh vẽ khung cảnh hữu tình và có các chữ Phúc - Lộc - Thọ (hình đầu pháo). Người ta đem vật này về thờ tại gia đình và tin rằng trong năm sẽ làm ăn may mắn bình yên. Trong thời gian hội có các đầu pháo theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10 (không có số 7 vì kiêng). Cùng với phần thưởng được trao, những người thắng cuộc thường mang đầu pháo về cầu may, mỗi đầu pháo chỉ được thờ một năm. Đến mùa hội sang năm những gia đình có đầu pháo đem ra đền làm lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đền.

27 tháng giêng là ngày kết thúc hội. Cũng vào giờ ngọ, mọi người tập trung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông Tuần Tranh. Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghi thức ban đầu.

Hòa với trò chơi cướp đầu pháo, lễ rước kiệu, ở đây còn có nhiều hình thức vui chơi như thi đấu cờ người, múa sư tử, hát giao duyên (hát sli, hát lượn)... tạo nên không khí nhộn nhịp vui tươi cho cả một vùng thị xã trong những ngày xuân.


Hoàng Văn Nghiệm
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #21
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 

Hội đánh cá thờ




Ở kẻ Gáp (xã Tứ Xã - Phong Châu), vào tối 11 tháng Chạp ta, dù trời bình thường hay mưa gió rét buốt, dân làng vẫn kéo nhau ra gò Đồng Đậu, mang nơm, mang dập, thuyền lưới, chờ tới lúc tiếng chuông chùa Tổng đổ xong ba hồi âm vang báo hiệu, ông chủ tế hô lớn: "Dân làng ta xuống đánh cá thôi!". Mọi người ùa xuống láng (hồ, đầm) đánh cá. Số người đổ xuống mỗi lúc một đông, nước dềnh lên có khi tới thắt lưng. Không khí đánh bắt cá huyên náo, vui vẻ. Người trên bờ, kẻ dưới nước đều hò reo. Người xua cá, người đập cá, tạo nên không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt. Ai cũng mong đánh được con cá thật to để được chọn làm cá trình thánh. Hội đánh cá kéo dài khoảng hai canh (bốn giờ đồng hồ). Chuông chùa Tổng lại gióng giả ba hồi thu quân. Tất cả "đoàn quân đánh cá" hối hả kéo nhau trở lại gò Đồng Đậu. Mọi người đều bày cá bắt được ra cho làng chọn lấy hai con cá chép to nhất, béo nhất. Một con được mổ ngay, nướng chín để sáng hôm sau (12 tháng chạp) tế thần. Còn một con lấy bẹ chuối ép lại, ngoài đắp đất, vùi trấu cho chín nục, dùng cho tiệc cầu xuân ngày mồng 10 tháng Giêng.

Làng Đào Xá (Tam Thanh) mở hội đánh cá thờ vào ngày 28 tháng Giêng. Lệ bắt buộc là sau khi bắt đủ 28 con cá chép to xấp xỉ nhau thì đem lên đền để nguyên cả con mà kho. Cá chín, bày lên bàn thờ cúng khấn, sau đó hạ cỗ chia phần cho mọi người ăn tại sân đền lấy may.

Nhưng vui nhất và không khí hội lễ kéo dài có lẽ phải kể tới hội kéo bạ bắt cá của đồng bào Mường xóm Lá, xã Thạch Kiệt (Thanh Sơn).

Vào Tết Nguyên Đán, sau hai ngày ăn Tết ở nhà, sáng mồng ba, dân bản gọi nhau, giục nhau ra vực Sặc gần làng. Tới đây, họ chia nhau, người lội nước, người trên mảng, dùng tay, dùng gậy, đập té nước làm cho cá hoảng hốt đâm chui vào bạ. Người trên bờ ai vào việc ấy: người chặt cây, bẻ lá, người chẻ lạt, bắc sàn sạp ngay trên bãi cỏ bìa rừng, sửa soạn nơi cầu lễ mừng Xuân mới vào ngày hôm sau - mồng bốn Tết. Đoàn người xua cá một hồi lâu thì kéo nhau lên bờ nghỉ lấy sức, chuẩn bị kéo bạ lên bờ.

Một hồi chiêng âm vang khu rừng, tiếp theo là tiếng hò reo của cả dân bản. Đó là lúc kéo bạ lên bãi, cá trong bạ trông lấp lánh như bạc của trời, nước trao cho dân bản cúng thần. Ai cũng thấy vui vì tự thấy trong thành quả chung ấy có phần mình, chắc chắn cả bản năm nay sẽ giàu có, "ló" (lúa) nhiều, thịt lắm.

Các già làng được mời ra chọn cá. Những con to nhất, tươi, khỏe nhất được giữ lại, thả vào giỏ thưa nuôi đến hôm sau mới dùng vào hội. Còn lại, tất cả loại vừa và nhỏ đều chia cho mọi người mang về nhà làm cỗ cúng gia tiên, đây là quà đầu xuân của bản làng cho, lấy may.


Phạm Quốc
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #22
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hội đền Và


Ở khu vực núi Tản Viên có 4 cung điện lớn thờ thánh Tản Viên tỏa ra 4 phương: đông, tây, nam, bắc.

Đền Và ở xã Trung Hưng, thuộc ngoại vi thị xã Sơn Tây (Hà Tây nay), gọi Đông Cung - Tây Cung (tức đền hạ) nằm dưới chân núi xã Minh Quang - Nam Cung ở thôn Yên Cư, xã Tản Lĩnh - Bắc Cung ở xã Tây Đằng đều thuộc huyện Ba Vì.

Hội Đền Và mở 3 năm một lần (vào các năm: Tý, Mão, Ngọ, Dậu) đúng vào ngày rằm tháng chín âm lịch.

Trong ngày hội có tục thi đánh cá trên khúc sông Tích từ cầu Vang (xã Đường Lâm) đến cầu ái Mỗ (xã Trung Hưng). Trước khi vào thi, cụ Tiên chỉ làm lễ trước bàn thờ thánh. Lễ xong, trống ngũ liên nổi thúc giục. Ai quăng lưới kéo lên được cá thì để riêng sau trình ban giám khảo. Ai bắt được nhiều nhất, cá to nhất sẽ được thưởng. Dưới sông, hàng chục thuyền lượn đi, lượn lại, lưới bạc tung lên lấp lóa ánh mặt trời. Nhân dân quanh vùng đứng xem đông nghịt và reo hò mỗi khi thấy một cái lưới đầy cá và có cá to.

Khi mặt trời đứng bóng, xem chừng đã đủ số cá làm lễ, cụ Tiên chỉ cho dừng cuộc thi, từng thuyền đưa cá vào chấm giải. Trong số cá đánh được, người ta chọn 99 con to nhất đưa lên làm lễ dâng Thánh.

Hội đền Và nhắc nhở đến truyền thuyết về thần núi Tản Viên, được trải rộng khắp vùng núi Ba Vì và quanh ngã ba sông Hồng, sông Đà...


Phạm Vĩnh
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #23
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hội đêm rằm


Tết trung Thu không ai biết có từ bao giờ, và người Việt Nam cũng ít ai nghĩ đến tích vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng tìm nàng Dương Quý Phi diễm lệ với khúc Nghê Thường và mối tình vừa say đắm vừa oan nghiệt ngàn xưa. Tết được coi như ngày của trẻ thơ. Nhưng hình như không một người lớn nào lại thờ ơ cho được.

Ít năm, ngày Thu phân và ngày Trung thu trùng khớp lên nhau, nhưng trăng thì không một tuần nào lại ngời ngợi được như thế, như một thứ bạc lỏng, thanh khiết tràn trề, lunh linh... Người thành phố bị thiệt thòi, thường khó mà thấy được ánh trăng ngời chiếu đã bị bao vây bởi nhà cao tầng san sát và ánh sáng đèn đủ loại.

Có hai lẽ người lớn cũng vui với các em thơ: làm ra đồ chơi, thú vui cho con em mình, và cũng là để mình được hưởng (nói như Nguyễn Công Trứ): "Của trời trăng gió kho vô tận...," được hưởng một đêm lành nguyên vẹn mầu trăng sau một năm nhọc nhằn quên lãng cả khí hạo nhiên trời đất.

Cái đèn kéo quân có chiếc đĩa bằng giấy quay tròn nhờ ánh đèn dầu lạc, dầu vừng, dầu trẩu, sau là ánh nến, chuyển động vô cùng tận những bác nông dân cuốc đất, những chị gánh thóc qua cầu, những tuấn mã phi vượt đường trường, những cánh chim không mỏi, những cô cá chép tìm trăng... Cái đèn xếp hình trụ hay hình quả cầu gấp bằng tay, chun lại mà thành, mầu vàng lấy từ quả dành dành, mầu xanh từ nước lá cây, mầu đỏ là son mài, gạch non...

Có thứ đồ chơi nào không thể quên như Ông tiến sĩ, nét mặt trắng sau chục năm đèn sách, nay ngồi giữa cờ biển, cũng cân đai, áo thêu, lọng che, chân đi hia, tay khoanh, trầm mặc... Là mơ ước của mợ khóa, bà đồ, là hoài vọng của ông Tú, ông Cử... và ngưỡng vọng của bao đời mong thoát khỏi lầm than vì thất học. Thường thường, con cháu trông vào ông quan Nghè tượng trưng ấy để noi gương học hành.

Mâm cỗ trông trăng, đâu chỉ là để ăn như cỗ tết, như buổi "giết sâu bọ" hôm Đoan Ngọ. Mâm cỗ là để chơi, để ngắm nó và ngắm trăng soi nó. Từ xưa cho đến đầu thế kỷ này, phố Hàng Gai đã từng có những mâm cỗ linh đình, do bàn tay khéo léo tài hoa người con gái Hà Thành bày ra ngay trên vỉa hè cho mọi người cùng ngắm. Quả bưởi mỡ, bưởi đào được làm thành con chó bông xù tinh anh. Quả đu đủ xanh thành bông hoa sen, hoa hồng, hoa cúc. Cành bồ công anh và nắm ngô rang thành cành hoa mai lấp lánh mâfu hoa trắng đầu xuân... Và những bánh nướng bánh dẻo, bánh trông trăng to bằng chiếc đĩa tây có ông Lã Vọng câu cá, chú Thiềm thừ ngóng trăng, đàn cá mẹ con bơi lội đung đưa trong ánh nến.

Anh nào kén vợ, bà nào tìm chọn con dâu... cô gái Hàng Gai, đâu để ý, mà cái chính là khoe tài, là trao tặng niềm vui cho những kẻ không nhà không cửa cùng được hưởng một đêm tết thanh bình vui sướng.

Từ tháng năm tháng sáu, phố Hàng Mã đã được thửa những chiếc đầu rồng, đôi mắt long lanh, cái mũi gồ lên như ba hòn núi, cái trán bướng bỉnh, bộ râu trắng dài lê thê, hàng mi là hai cành lá vạn tuế, khúc mình và đuôi chỉ là tấm vải.

Những Mã Mây, Bến Nứa, Gầm Cầu, Hàng Bè, Mai Động, Chợ Dừa... mỗi phường có một hội múa lân đi kiếm giải.

Đêm rằm, ngay từ chập tối, tiếng trống cắc tùng, nhịp thanh la hối hả, các đại thương gia đã mở cửa chờ đám múa rồng đến chào bằng ba vòng lượn. Chú tễu hay anh tráng sĩ múa côn, đầu đội khăn đen, đính theo chiếc xà mâu bằng sắt tây nhưng trong ánh trăng, ánh đèn, chúng thành ánh bạc, ánh vàng. Con lân múa, con lân vờn quả cầu, con lân tránh chiếc côn đầy lửa một cách tài tình... và con lân giật giải. Tầng ba cao vọi, không thang, phất phơ dải lụa hồng cùng cái gói bọc giấy đỏ tươi. Giải đấy. Con lân vẫn cứ vừa múa vừa leo lên, trèo lên vai người nọ, người kia như cái tháp bằng người ngất nghểu, đung đưa, nghiêng ngả, chênh vênh... Giải thưởng có khi là một món tiền khá lớn. Còn con lân, không thể chịu thua, quyết chiến thắng, giật bằng được giải.

Con lân hất cái hàm râu bạc, chào nhà chủ ba lần theo ba hồi trống... biết đâu, sau khuôn cửa kia, có một đôi mắt mỹ nhân đang hồi hộp ngó theo.

Mỗi phường phố cổ, thường có một đội lân riêng. Người thắng cuộc là giật được những giải thưởng nhờ những cú leo trèo ngoạn mục. Đám múa lại đi tưng bừng nhịp trống, qua những xóm nghèo, nhà nhỏ, con lân múa hào hứng mà chơi, chứ không cần nhận giải... Khuya, trăng đã cao, nhiều mâm cỗ đã phá... con lân mệt nhoài, bữa rượu rót ra bát với khí thế nghiêng ngả sơn hà, anh hùng mãi võ... có khi ánh trăng cũng phải nghiêng mình kính cẩn trong cái hào hiệp những con người lấy cuộc chơi đêm Trung thu này làm chỗ thử tài và thử chí, chứ đâu cần lợi lộc...

Từ lâu, thú chơi này đã không còn được khuyến khích.

Nay Trung thu hình như giàu có hơn, nhưng những đồ chơi giáo dục trẻ thơ, người lớn hòa mình vào tuổi thơ được bao lăm? Những súng gươm đao búa ở phố Hàng Cân, Lương Văn Can giúp ích gì cho những tâm hồn con trẻ?

Người lớn vẫn có thể ngồi quanh rổ ốc luộc, xì xụp bát nước mắm ớt gừng... Một chén trà sen thoảng hương đồng nội, lát bánh nướng bánh dẻo cho cái ngọt, cái chát nâng nhau, hòa nhau... Đêm Trung thu cho người lớn la đà cùng trăng ngần, trẻ lại cùng thơ ấu... khi nhìn những đứa trẻ dập dình bước chân đi múa "tùng dinh"...


Băng Sơn
Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #24
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hội Đống Đa


Hàng năm, cứ vào mồng 5 Tết Nguyên Đán khi những cành đào Xuân trong cácgia đình vẫn đâm lộc nở hồng; thì người Hà Nội lại nô nức đổ về phía Tây - Nam thành phố, qua Ô Chợ Dừa, dọc theo đường Nam Đồng tới gò Đống Đa dự hội. Đây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc do Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.

Hội có nhiều trò chơi thượng võ, vui khoẻ, đua tài giải trí trên bãi rộngtrước Gò. Nhưng độc đáo nhất là trò rước rồng lửa Thăng Long.

Từ tinh mơ, cửa đình làng Khương Thượng đã rộng mở, khói hương ngút toả lan. Lá cờ đại cao ngất trước đình chào mừng ngày hội lớn. Cờ ngũ hành cắm la liệt quanh sân.

Cách đây hơn 200 năm (1789 - 1997), nơi đây đã là chiến trường đẫm máu quân thù. Đêm ngày 4 rạng ngày 5 Tết Kỷ Dậu, đồn trại giặc ở Khương Thượng bị hạ, tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, còn tên chủ soái Tôn Sĩ Nghị trong thành, hốt hoảng tháo thân, chuồn về nước không còn mảnh giáp! Gò Đống Đa thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Hai mươi vạn quân Thanh đã tiêu ma, nắm xương tàn của chúng đã bị vùi lấp dưới cácgò quanh đây.

Khoảng gần giờ Ngọ (12 giờ), đám rước thần mừng chiến thắng được diễn ra từ đình Khương Thượng đến Gò Đống Đa. Cờ, biển, lọng, kiệu ... đã sửa soạn xong. Quân chấp kích, quan viên người nào việc nấy, cũng đã gọn gàng trong trang phục lễ hội, chờ lệnh.

Ba hồi chín tiếng trống chiêng nổi lên báo hiệu, nhắc nhở. Dân làng tiến hành nghi thức phát lệnh của vị tướng ra quân.

Sau khi được lệnh ra quân, đám rước lên đường uy nghi, tráng lệ.

Đám rước dài, trật tự, đẹp mắt, rực rỡ sắc màu, diễu hành chậm rãi như để dân chúng có dịp chiêm ngưỡng tỷ mỉ nghi thức hoành tráng của cuộc mừng chiến công.

Vui vẻ, hồn nhiên nhất là tốp đi sau cùng với "Con Rồng lửa". Từ những ngày trước đó, thanh niên hai làng Khương Thượng và Đồng Quang đã đua nhau bện con cúi (nùn rơm) thật to, nối dài mãi, rồi lấy mo cau, giấy bồi vẽ thành hình con rồng lớn để hôm nay rước múa theo nhịp sênh tiền. Một tốp thanh niên đồng võ phục, đi quanh đám rước Rồng lửa, biểu diễn côn quyền vừa để khoe tài, vừa để tái hiện hình ảnh cuộc chiến đấu đã qua. Họ được dân chúng theo xem rất đông và nhiệt liệt cổ vũ.

Đám rước là vang bóng hào hùng của trận tấn công mùa Xuân Kỷ Dậu (1789) của quân dân Việt Nam, biểu dương khí thế nghĩa quân Tây Sơn. Toàn bộ đồn trại giặc ở Khương Thượng và khu vực Đống Đa bị quân Tây Sơn vây chặt. Nhân dân nghe tin, nổi dậy tiếp ứng. Họ dùng rơm rạ bện nùn dài; tẩm dầu rồi nổi lửa, mở trận hoả công uy hiếp kẻ thù. Đám lửa cháy theo đường dài và vòng tròn, trông tựa như con rồng đang rực lửa căm thù, lao vào thiêu cháy quân giặc. Từ đó "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam, một trò diễn độc đáo của Lễ hội chiến thắng Đống Đa.


Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #25
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Hội đua ghe ngo


Theo phong tục của người Khơme, tiếp theo đêm lễ cúng trăng , sáng hôm sau là hội đua ghe ngo. Đây là một hội tưng bừng náo nhiệt nhất, được chuẩn bị khá công phu, một sinh hoạt văn hóa, thể thao có sưc thu hút hàng chục vạn người tham gia, không những chỉ co đồng bào Khơme, mà co đông đảo người Việt, người Hoa cũng hưởng ứng cuồng nhiệt. Ghe ngo, tiếng Khơme là "tuk ngo", một loại thuyền độc mộc khoét bằng thân cây gỗ tốt, ra đời từ nhiều thế kỷ trước đây. Đây là một loại ghe đua đặc trưng của người Khơme Nam bộ.

Ngưò+i Khơme coi ghe ngo đua không giống như các ghe thông thường mà là một vật thiêng. Vì vậy trước khi đi dư thi, họ thường làm lễ tạ thần, thắp hương cúng vái, sau đó chọn người điều khiển, người lái quân dầm bơi, và tổ chức những người tham gia cuộc thi. Đội quân bơi đều gồm những trai tráng khỏe mạnh, có kinh nghiệm, biết phối hợp động tác chặt chẽ, mặc trang phục đẹp, đội mũ đồng phục. Người ngồi đầu chỉ huy được chọn từ những người có uy tín và thông thạo đường nước.

Cuộc đua diễn ra nghiêm trang và đầy hào hứng, có sức cuốn hút hàng chục vạn người xem. Trên chặng đường đua kéo dài tới mấy kilomet, hai bên bờ sông người xem đứng đông nghẹt - đúng là đông như hội - trẻ con leo lên cành cây để quan sát, người thì lội xuống nước để xem cho gần, cho rõ.

Khi pháo lệnh nổ, những chiếc ghe dài như những co rắn khổng lồ nổi lên trên mặt nưóc lao vút đi như tên bắn theo hướng chỉ đường của những cọc tiêu cắm trên dòng sông.

Theo nhịp thúc quân bằng tiếng cồng của người đứng ở giữa ghe, cả mấy chục chiếc dầm giơ lên, bổ xuống nước rập ràng như những chiếc tay máy. Tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt, tiếng trống vang động cả một vùng, nhất là khi có một chiếc ghe về đến đích. Công chúng vẫy mũ, vẫy nón hoan hô vang dội, cuồng nhiệt.

Ngày xưa cách nay hàng trăm năm, vào dịp lễ Ok Ombok, người Khơme tổ chức đua ghe ở Vàm Tho (Pomken tho) thuộc Mỹ Xuyên, vì ở đó, ghe ngo từ vùng Bạc Liêu, Cà Mau lên, từ vùng Kiên Giang xuống đều thuận tiện. Đoạn sông dành cho cuộc đua khá thẳng, dòng nước chảy chậm và đều, trên bờ có chợ búa, có nhà cửa đông vui. Những người đi xem đua thường đi bằng thuyền cà châu và thuyền cà chai đậu dọc hai bên bờ sông. Họ đem theo cả lương thực, nồi niêu để nấu nướng và ăn ngủ tại chỗ.

Hàng năm, các tỉnh đồng bằng Nam bộ có đông người Khơ Me , và dịp lễ Ok Om Bok đều có tổ chức đua ghe ngo như một sinh hoạt văn hóa- thể thao truyền thống.



Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #26
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lễ Đônta của dân tộc Khmer


Dân tộc Khmer Nam Bộ theo đạo Phật Tiểu thừa. Hàng năm họ thường tổ chức 3 dịp lễ chính: lễ Chôl chnam (lễ sang năm mới), lễ Oc om bok (cúng trăng) và lễ Đônta (cúng ông bà).

Lễ Đônta diễn ra từ 29/8 đến 1/9 âm lịch. Đây là một lễ lớn mang tính dân gian, nhằm nhắc nhở con cháu đang sống trên thế gian nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cầu phước cho những linh hồn chưa được siêu thoát.

Ngày thứ nhất, mọi người trong gia đình trang hoàng nhà cửa thật đẹp, quét dọn bàn thờ tổ tiên, sau đó làm một mâm cúng có các loại trái cây, bánh mứt..., đặc biệt bàn thờ phải có hoa màu trắng để tỏ lòng thành kính. Sau đó họ khấn vái mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ về dự lễ.

Sang ngày thứ hai, họ để tổ tiên ở lại chùa nghe các sư sãi tụng kinh, thuyết pháp và tổ chức vui chơi đến trưa mới đưa linh hồn về nhà.

Đến ngày thứ 3, nhiều nhà mời bà con lối xóm, sư sãi tới dự, tụng niệm kinh long trọng. Họ làm một mâm cơm cúng tiễn đưa tổ tiên. Khi cúng xong, những chén cơm được đổ vào một chiếc xuống làm bằng bẹ chuối, trên có gắn hình loài cá sấu để tổ tiên mang theo. Chiếc xuồng được thả trên kênh, rạch gần nhà. Tiếp đó họ vui chơi đến hết ngày.

Lễ hội Đata đã góp phần vào kho tàng lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam.



Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 07-06-2009   #27
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Lễ hội đâm trâu: Bức thông điệp cầu an


Trong các lễ hội mang tính cộng đồng, người Cơ Ho Lâm Đồng nói riêng và người thiểu số Tây Nguyên nói chung thường tổ chức đâm trâu với ý nghĩa hiến sinh để cầu an.

Trong lễ đâm trâu, ngoài con vật hiến tế (trâu) còn có một "cây linh hồn" khác được gọi là gùng lgang stàng liep (cây nêu) với tục lệ bôi máu con vật hiến tế được hiểu như là một thông điệp cầu an gửi đến các thế lực siêu nhiên, nhất là thế lực siêu nhiên thuộc tuyến thần ác.

Sau lễ rửa chân trâu, lúc koi me (lúa mẹ) ngậm sữa là lúc dân làng chuẩn bị cho ngày hội sapu (ăn trâu) tạ ơn thần linh. Hội đồng già làng họp lại để lên danh sánh khách mời ở những buôn xa bản gần. Hội đồng này cũng chuẩn bị cho sự hòa giải những mâu thuẫn và đôi khi còn có cả những mối hận thù giữa các thành viên trong cộng đồng mình và giữa cộng đồng mình với các cộng đồng khác.

Còn những người phụ nữ thì ngồi vào khung dệt chuẩn bị cho mình bộ váy rực rỡ nhất. Và có lẽ công phu nhất vẫn là việc chuẩn bị cây nêu, dài khoảng hai, ba chục mét.

Mỗi lần sapu diễn ra thì tất thảy đàn ông, đàn bà, người già, trẻ nhỏ đều không được ngủ. Những ché rượu cần được xếp quanh vòng cây nêu. Bên cây nêu, những thù hận phải được gột rửa, những hiềm khích phải được xóa bỏ. Bởi, cây nêu đã nói thay lời già làng rằng cuộc sống này phải có tình thương yêu.



Nguồn : www.suutap.com

Tài sản của LSB-Sun
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:50
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10221 seconds with 15 queries