Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Huyền Vũ Môn > Xóm Hẻo
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Xóm Hẻo Mãnh Long thì hẵng quá giang.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 13-10-2008   #19
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.356
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Úi da, nghe Sử huynh bàn xong làm muội hoang mang quá đi, hông lẽ muội cũng nghĩ sai?

Trích dẫn:
Sử huynhBài Đăng U Châu đài ca của Trần Tử Ngang là nỗi cay đắng ngậm ngùi của một người sinh bất phùng thời, mai một tài năng. Ngài TC-N hồn nhiên quy vào tiến trình mang tên Đời thì iem xin phép bày tỏ cảm nghĩ nà iem vô cùng bất mãn giùm bác Ngang ợ.

Bốn câu thơ đó có thể hiểu đại khái thế này: Thời xưa có ít nhiều minh quân lễ hiền hạ sĩ, nhưng ta thì không thể gặp được (vì họ chík rùi còn đâu). Mãi cho đến bây giờ, hiền minh chi quân như ngày xưa, ta cũng chưa từng được thấy. Lại tưởng đến thiên địa mênh mang đất trời dằng dặc, người (minh quân) đến thì chưa đến, người đi thì đã đi rồi, chỉ có ta một thân một mình cô đơn tịch mịch, không nén được bi thương mà rơi nước mắt.
Chỉ vỏn vẹn có bốn câu thơ mà nói lên tất, có quá khứ (người đã đi rồi), hiện tại (chưa thấy), người sau chưa đến (tương lai). Ngẫm trời đất vô cùng (vũ trụ), con người sinh bất phùng thời (vận mệnh), bùi ngùi không nén được bi thương, cảm thán lòng riêng bùi ngùi lệ chảy (tình cảm con người). Những điều này không nằm trong tiến trình mang tên Đời thì xếp vào đâu bây giờ?

Cho muội mượn đỡ câu của huynh, dọn đường trước:

Trích dẫn:
Lỡ có gì thất thố cũng xin mọi người giơ cao đánh khẽ tí! Iem cảm ơn!


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Giang Tiểu Ngư (14-10-2008), HànTuyếtBăng (13-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), TC NGUYỄN (13-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #20
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.356
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Đêm nay, QA mang một tâm trạng buồn nên không tìm những vần thơ vui chia sẻ với các bạn được. Lòng thừa độ lượng cho phép nỗi buồn buông thả, dù muốn than to: "Ta buồn nhưng con bà nó chả biết vì sao ta buồn?" QA đi tìm một bài thơ buồn, một chuyện tình éo le hóc búa, đầy trái ngang, hai nhân vật rơi vào nghịch cảnh đẫm nước mắt. Đó là chuyện tình Hoa và Lợn.

http://www.luongsonbac.com/forum/sho...hp?t=134267360

Em hỏi anh: Có phải rằng mình đang yêu ?
Anh trả lời: Anh cũng không biết nữa
Thứ tình cảm sáng bừng như ngọn lửa
Soi sáng hai ta nhưng lại quá xa vời


Hoa hỏi lợn: "Có phải mình đang yêu?" Có phải... là sự phân vân không chắc chắn, Hoa loay hoay trong buồng tim Lợn. Còn Lợn? Hình như... cũng bối rối không kém. Dù tình cảm của Hoa tỏa sáng nhưng vẫn không xua tan được sự ảm đạm tối hù về nỗi mặc cảm trong lòng Lợn qua hai thân phận khác biệt, mặc cho người đời thường nói rằng, tình yêu không hề có sự phân biệt kỳ thị nào. Có phải là tình yêu? Thật buồn! Chuyện tình của Hoa và Lợn đã nhuốm sắc buồn ngay từ chương mở đầu. Lợn khao khát có chiều sâu mới tương ứng với vóc Hoa nhưng không gian của Lợn lại quá chật hẹp. Điều này ảnh hưởng không ít tới tình cảm của Lợn đi tới khuynh hướng "nép mình, ẩn giấu, che đậy". Nửa vui nửa sầu, Lợn gói tròn lại trong câu "Anh cũng không biết nữa."

Em hỏi anh : Hay là một trò chơi
Anh trả lời: Không phải là như thế
Một trò chơi chẳng bao giờ có thể
Dịu ngọt lòng anh khi đêm xuống thầm thì


Lật qua trang Hai, Hoa hỏi tiếp: "Hay là một trò chơi?" liền bị Lợn phủ nhận ngay. Lợn nào đánh giá tình cảm đó là một trò chơi cho đặng, khi mà Hoa xinh xẻo thế kia, còn mặt mũi Lợn nhem nhuốc thế kia, Hoa mãi là nữ thần trong lòng Lợn. Mỗi khi nữ thần nhức đầu, sổ mũi, hắt hơi văng bọt... Lợn cho đó là sự dịu ngọt. Sự nếm đó được Lợn bày tỏ cùng với bóng đêm và rên thầm: "Sướng quá Hoa ơi!"

Em hỏi anh: Vậy là gì anh nhỉ ?
Anh thở dài nhìn về áng mây trôi
Em thấy không mây ở mãi trên trời
Xa xôi quá chẳng thể nào tới được


Chuyện tình kéo dài tới trang Ba, Hoa hỏi nữa: "Vậy là gì anh nhỉ?" Lợn thở dài... Bạn thử hoán vị sẽ thấy tiếng thở dài của Lợn trong giây phút đó giống hệt tiếng thở dài của một người chơi roulette, trên tay là token coin cuối cùng. Lợn phủ nhận trò chơi qua tiếng thở dài, canh bạc đời lẫn canh bạc tình sẽ đỏ hay đen? Lợn đổ tất cho áng mây cuối trời xa, câu trả lời làm sao nghe được Hoa ơi! Nếu cố nghe chắc cũng có những làn hơi nhàn nhạt vọng lại, chờ tới khi nụ cười hằn mặt Lợn, thôi tiếng thở dài, men Lợn qua cơn...

Chuyện chúng mình mong manh như là bọt nước
Vỡ tan ngay chẳng thể với tay cầm
Có thể là chỉ một chút bâng khuâng
Thoáng chạnh lòng khi nghĩ về hai đứa


Sang trang Bốn thì Lợn đã vạch rõ mục tiêu. Chọn cái mão gai đội lên đầu, tỏ lòng thành thật tin "Chỉ là một chút bâng khuâng". Có phải... hình như... lời từ khước sao cũng mơ hồ như thuở ban đầu? Có khác gì Lợn chỉ là người khách lỡ đường, lạc vào nhà Hoa xin nghỉ chân. Đêm mưa, bọt nước vỡ tan bên thềm... lòng Lợn tan theo. Men Lợn mau ngấm cũng sớm tàn. Mong manh... mong manh... khiến người chạnh lòng.

Em cười buồn rồi hỏi anh lần nữa
Ngay bây giờ, anh ơi ... có yêu em ?
Anh nhìn em chẳng biết nói gì thêm
Một câu hỏi chìm vào trong im lặng...


Hoa chưa cam lòng, cười buồn hỏi rằng: "Anh ơi... có yêu em?", còn nhất quyết ngay bây giờ. Ngay bây giờ có nghĩa là không được un deux gì hết, vượt giai đoạn không nên để thời gian thừa. Lợn hết thở dài... lại chọn im lặng. Im lặng là một thái độ hợp lý chắc? Để mai này không cần phải cố nhớ lại đã từng nói gì vào lúc ấy, không cần ân hận hay phải tiếc nuối. Thế là chuyện tình của Hoa và Lợn tới chương Năm đã chìm vào sự im lặng. Hoa buồn, Lợn buồn, còn ai buồn nữa? Tựa như thực thể của cuộc đời là buồn.

Hành trình cuộc tình Hoa và Lợn có thêm chú thích:

Nghe nói Hoa không có thói quen chờ vì Hoa vốn là sớm nở tối tàn, nên chẳng chịu đợi lâu dù chỉ mấy chục giây, nên những câu hỏi của Hoa dành cho Lợn được tính gọn khoản năm bậc cầu thang. Bạn thử bước lên năm bậc cầu thang sẽ mất bao nhiêu giây? Có hời cho Lợn hay không thì phải hỏi Lợn mới biết, Lợn ơi là Lợn ơi!

Lợn hẳn đã về quê? Còn Hoa vui chơi đâu đó, hẳn lại đang loay hoay lựa chọn câu hỏi với Lợn nào nữa chăng?


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
5 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (13-10-2008), Giang Tiểu Ngư (14-10-2008), HànTuyếtBăng (13-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), TC NGUYỄN (13-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #21
Ảnh thế thân của TC NGUYỄN
TC NGUYỄN
-=[ Tổng Binh Đầu Lĩnh ]=-
Gia nhập: 13-02-2006
Bài viết: 1.587
Điểm: 1621
L$B: 243.523.746
Tâm trạng:
TC NGUYỄN đang offline
 
Vài lời vu vơ...

Thế nào để thưởng thức tận cùng của một bài thơ có lẽ phải đẩy nó vào tâm cảnh làm nền(background), rồi đè lên bằng cảm nhận của riêng mình(chủ quan?), vì thơ “chính nó tự tình với chính nó!...” ở bối cảnh đó nó không liên quan gì tới điều ta góp nhặt được ở từ chương…, vấn đề này đã bàn ở topic “Ngôn từ thơ” trong bài số 3 “Thơ- Đòi Giảng?”…, để bật ra những điều thời thường không với tới…

Mọi sự góp ý đều trân trọng, sự hiểu biết của quí bằng hữu về một vấn đề nào đó…, là sự góp phần vào sự học hỏi với nhau, bể học vô tận, mà ta thì chưa sờ được lấy “sợi lông chân” nên có cố gắng đến mấy... khi mình nhận thức được té ra cũng chỉ là “kẻ ngu ngơ trong thiên hạ”, nhưng may thay người xưa có để lại lời rằng:

Người rất khéo thì như vụng
Người nói giỏi thì như lắp bắp
Cử động thì thắng được lạnh
Nhưng yên tĩnh thì thắng được nóng.
Vậy cứ thanh tĩnh thì mọi vật sẽ đâu vào đấy.

Nhờ vậy con người ai cũng chỉ tạm thời nằm trong bể “U mê” chừng mực…, và khi tỉnh giấc nên khéo đừng để trở thành Trang Sinh cứ tự hỏi vẩn vơ…, tội thay!
...


Để góp vui cho topic, tại hạ xin đem sự “lắp bắp” ra bàn tiếp:

Cảm nhận riêng mình, xin lấy ý thơ của TTN, với hai câu tiếp:

Niệm thiên địa chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ

Tạm dịch:
Trời đất rộng khôn cùng
Cô thân- lòng lệ chảy…
(TC- N.)

Thơ ĐĐ đã đưa ta vào hư ảo của một thảo nguyên“ tắt-mở”, nó không nằm ở phàm tục mà trải ra, trải ra… ở khoảng không gian khôn cùng “Niệm thiên địa chi du du/…Trời đất rộng khôn cùng” là đây, nỗi sầu ngàn xưa vẫn vọng mãi cho đến ngàn sau…, đó là sự liên tục trong những thời đoạn của những quá trình mà tiến trình choàng lên tự phủ lấp đẩy đưa cho sự phản hồi…

Làm cánh diều bay xa trên nền gió thẳm xanh
Anh khóa cửa chiều
Thảo nguyên ghé qua gài mess lại không gian
Dòng tin hụt hẫng

(ĐĐ)

Sự đơn độc rỗng mình ở không gian- Thảo nguyên buồn- trở về chiều khi hoàng hôn nhẹ nhàng buông xuống, thì cửa thời gian bỗng bật mở làm đau xoáy lòng người:

Hoàng hôn
trở về
mở cửa thời gian
Anh thấy quá khứ vụt về quất roi mưa vào nỗi buồn ngắt xanh không đáy

(ĐĐ)

Khi nhận diện thì “quá khứ vụt về” như những nhánh roi đời quất vào thịt da như sát muối vào…, sự xốn xang “…quất roi mưa vào nỗi buồn ngắt xanh không đáy:”, thì sự thương cảm ấy có ai thấu cho, làm sao không mà “Độc thương nhiên nhi thế hạ/Cô thân- lòng lệ chảy…”


Chữ ký của TC NGUYỄN
TC- N.

Tài sản của TC NGUYỄN
Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến TC NGUYỄN vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (13-10-2008), HànTuyếtBăng (13-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #22
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.231
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Bài thơ của Trần Bá Ngọc đơn thuần xuất phát từ lý do chính trị. Lời thơ khí phách rất lớn, tung hoành mà bi tráng, chứ không phải khóc lóc ủy mị vì chuyện sinh tử. "Tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả" chính là trỏ về sự tích Yên Chiêu vương đến Trúc Kim đài chiêu lãm hiền nhân, Yên quốc nhờ đó mà hưng thịnh. Bốn chữ "đăng U Châu đài" cho người ta có cảm giác ông đang mong mỏi một Yên Chiêu vương xuất hiện trong cuộc đời ông, khát khao một cuộc tao ngộ như thế. Bất bình đầy rẫy mà bị hậu nhân hiểu thành than thở cho đời rồi đưa vào nào là thảo nguyên nào là sinh tử thì ông ta... rơi lệ cũng phải. Tâm trạng của tác giả là tâm trạng cô đơn khổ muộn của một người ấp ôm hoài bão mà chẳng được thi thố, trông ngóng một vị minh chủ biết trọng dụng tài năng của mình, chứ chẳng phải nỗi lòng lê thê tái tê của người đau buồn về lẽ tử sinh, về tiến trình đời chi cả. Bi tráng có bao giờ nên được hiểu như bi ai?

U Châu ngày xưa thuộc đất Yên. Thời Tùy, Đường là trọng điểm quân sự phía Bắc, cảnh trí hoang lương. Từ U Châu đài mà liên tưởng được về một thảo nguyên "tắt-mở" thì tại hạ phục lăn lóc.

Lấy ý mình ép uổng ý tứ cổ nhân... "rộng rãi" kiểu này nên đánh đòn thật nặng cho chừa .


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (13-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008)
Cũ 13-10-2008   #23
Ảnh thế thân của Hư_Trúc
Hư_Trúc
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 16-03-2005
Bài viết: 57
Điểm: 105
L$B: 9.149
Hư_Trúc đang offline
 
Đăng Lương Sơn hoài ca ...

Muợn ý của Trần Bá Ngọc tiên sinh mà tỏ đôi lời cảm khái cùng Lương Sơn trại vậy :

Tiền bất kiến Tây Môn
Hậu bất kiến Sử Tiến
Niệm sơn trại chi hôn hôn
Độc khoa ngôn Kim Đại Kiện


Bấy giờ , thiên hạ đột nhiên xuất hiện bộ Đại Kiện Sử Ký của giả sư , à không , sử gia Kim Đại Kiện với tiểu sử tự khai : "Thuở nhỏ thông minh khác người, xuất lộ thiên tư rất sớm","Luôn giao du rộng rãi, thường qua lại với nhiều nhân vật dị nhân, nhờ vậy mà về mặt bản lĩnh, đã sớm thành thục" ... vv

"Gần đây nhân phong trào nhà nhà viết sử người người viết sử - Kiện tôi bèn khai bút mở đầu một tác phẩm còn to nhớn hơn Đại Việt sử ký toàn thư gọi là Lương Sơn sử ký toàn thư (gọi tắt là Đại Kiện sử ký)" .
Cũng nhờ cái nhơn duyên này mà chúng ta sắp sửa mót lượm được trọn bộ đại kỳ thư.Thiết nghĩ tác phẩm "to khủng" này há chẳng đáng để chúng ta cùng bàn luận suy ngẫm nơi Luận Văn Đàn hay sao ?

Về phần đánh giá nhìn nhận tính chơn thật lịch sử, đành chờ các chuyên gia sử học cùng quý vị thâm niên lão thành Lương Sơn Trại hậu xét .

Ở đây tại hạ chỉ mạn phép đưa ra 1 khía cạnh độc đáo mà tại hạ tâm đắc nhất trong phần đầu củ bộ sử to này - đó là khía cạnh ngôn ngữ , ít lời nhiều ý , sâu sắc thâm trầm . Đơn cử ví dụ ở câu văn sau , nếu không được giải thích rõ ràng , thực dễ khiến hậu nhơn mơ hồ ngộ nhận , tai hại lắm vậy , nên nay tại hạ mạn phép có đôi lời bình giải , mong chư vị khá góp ý cho.

Trích dẫn :

"Rồi chủ tịch hội đê tiện Lương Sơn - Bạch Tiểu Băng vốn có xích mích với Lư mõ bèn nhân cớ dấy lên cuộc tranh đấu trên mặt báo khiến cho Lư mõ phải đội nón mà đi, mãi đến tám tháng sau mới quay về"

Hội đê tiện Lương Sơn ? Đó là cái hội nào vậy ? Xét Bạch Tiểu Băng trước nay chỉ đôi lần chính thức đặt mông xông ...ít trên chiếc ghế "chủ tịch" ( tạm gọi là thế ) ở mấy hội sau : Xóm Hẻo , Kỳ Duyên Các ( Trụ sở của Lương Sơn Thời Báo ) , Tịnh Tâm Tiểu Các ( rest room XH) . Vậy này các độc giả đời sau ơi , cái hội đê tiện Lương Sơn kia là cái hội nào trong đám hội ấy , hay ý Kim sử gia "tam quy nhất hội" tuốt tuồn tuột , tất tần tật , bùm luôn ?

Lại nữa , tại sao Kim sử gia lại dùng từ " Hội đê tiện " mà không dùng từ nào khác ví dụ như Hội Lưu Manh , Hội Du Đãng , Hội Tiện Nhân ... , phải chăng còn ẩn ý nào khác nữa ? Thực vậy , dùng cụm từ "Hội Đê Tiện" còn có ngụ ý là " Hội ... Điên Tệ " ! Đấy đấy , cái hay là ở chỗ ấy , ngôn cú Kim sử gia sâu sắc vô cùng , không dễ gì mà hiểu cho hết được .

Cái Hội Đê Tiện kia chẳng phải là đã quá điên khùng gàn dở , thành ra mới đi phản ánh đánh tiếng sâu sát chơn thực những chuyện trời ơi đất hỡi của Lư mõ - tức Kim Đại Kiện tiên sanh - sử gia vĩ đại của chúng ta bây giờ hay sao - nên nỗi có kẻ phải tủi hổ uất hận cụp nón mà đi - thành thử mãi đến hôm nay chúng ta mới có dịp rót vào tai từng lời châu tiếng ngọc của bộ Kim Sử tuyệt vời này .Bởi gây ra sự chậm trễ vô cùng tai hại đó , Hội Đê Tiện Lương Sơn tất nhiên phải gánh chịu cái án thiên cổ tội nhơn thiên thu vạn tuế , có như vậy mới thỏa lòng người đang cặm cụi cần mẫn chép chép biên biên những dòng sử liên miên ... bất tuyệt !!!

"...khiến cho Lư mõ phải đội nón mà đi, mãi đến tám tháng sau mới quay về" , quay về thật ấn tượng , với tá danh Kim Đại Kiện - chàng thợ giỏi lắm nghệ tài hoa ,nay chừng bỏ búa múa bút lăng chi tung , cất dùi trui sử lung chi tố , hố hố hố , ta cười khen cho người hữu chí , hẳn là rồi đây , Kim Sử Gia cũng sẽ mãi mãi lưu danh cùng thanh sử .


Chữ ký của Hư_Trúc
Tình riêng hợp khối tình chung
Hòa trong thế giới đại đồng yêu thương

Trả lời kèm theo trích dẫn
3 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Hư_Trúc vì bài viết hữu ích này:
Giang Tiểu Ngư (14-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (14-10-2008), TC NGUYỄN (16-10-2008)
Cũ 14-10-2008   #24
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.356
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Đánh nhẹ thôi đánh mạnh muội ăn vạ bây chừ! Muội nhớ đọc được câu này: "Giọt lệ của TTN vẫn còn đọng lại trên mắt của mọi người ở thời đại". Qua mỗi thời đại rồi, dẫu huynh có bất bình vì sao "Có một bài ca không bao giờ quên" lại lạc lối tới tận miền thảo nguyên do anh chàng TC khi đã bị hình dáng của nàng Đan Đan hớp hồn mà khiến cả "chiến mã ngó trời buông tiếng hí". Suy tưởng miên man cùng với "thời gian" lại nhớ tới "Đăng U Châu đài ca" . Có cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., nói theo ngôn ngữ cận đại là kẻ sinh lầm thế kỷ không? Có hay không có cũng chả làm thay đổi được cuộc đời sự nghiệp của ông TTN xưa. Nếu không đồng cảm được với nỗi lòng thì giọt lệ chảy ra của TTN đâu thể nào là rào cản cho đặng.

Có lệ chảy là có bi ai cộng thêm chất hào hùng mà tâm sự mang dáng vẻ bi tráng. Sự thăng trầm từ cuộc đời với một hoài bão chưa đạt được trải dài cảm xúc từ một "thân phận con người" mà đã là "thân phận con người" trong cảnh "thương hải tang điền" thì có một tấc đất nào mà không có lưu dấu chân người đi qua, bỏ mạng ở đó trên con đường có tên là cuộc sống? Tiến trình đời là đây.

Anh chàng TC "rộng rãi" lạc vào thảo nguyên không phải đang vẽ chân dung của TTN mà là cảm cái ngẫm trời đất vô cùng, cảm thời gian trong bài thơ của Đ.Đ. mà thời gian thì không ai nắm bắt được, nhất là muốn nắm bắt lại thời gian năm 702, hihi. Cho nên Sử huynh đừng ép chàng TC đem thời gian bỏ ra ngoài cuộc sống nữa, vì có nàng Đan Đan là người thật chứ không phải chàng TC đang cảm kiểu siêu hình, hư vô. Muội là hãi nhất nếu TC đi tìm qua bài thơ TTN cái sự "TÔI là AI, trước khi có TÔI thì AI LÀ TÔI". Má ui, có nước xách dép chạy. Cũng may TC huynh chỉ miên man với thời gian mà thời gian thì quả thật không thể níu kéo, hữu hạn hay hạn định cũng dừng chân tới dòng tâm thức mà thôi mà ý nghĩa bắt nguồn từ đời sống của tư tưởng. Tâm sự ký thác của TTN cũng là những ý tưởng mà tư duy của hiện tại (thời đại mới) qua sự cảm thụ của chàng TC thì là một sự tách rời về hai thân phận, hai nỗi lòng hay sự gợi mở về điều hiện diện trong sự vật khả xúc? Nếu như là sự tách rời thì có cần thiết lấy tâm sự hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Còn nếu gợi mở về hình ảnh thảo nguyên trước mắt, về hình ảnh một người con gái trước mắt thì cũng có cần thiết lấy hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Làm thơ để vẽ nên chân dung tác giả thì lại khác, cần độ chính xác về hoàn cảnh, sự nghiệp là hợp lẽ và cần nhất nêu lên được cái hoài bão của tác giả.

Ôi! Đời. Ôi! Người. Ôi! QA nhiều chiện wé.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
2 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Giang Tiểu Ngư (14-10-2008), TC NGUYỄN (14-10-2008)
Cũ 14-10-2008   #25
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.356
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
QA rinh ngay bốn câu thơ nóng hổi của TC NGUYỄN huynh vào đây nè:

Trích dẫn:
Là si dại thơ ngây đang réo gọi
Xin vòng tay choàng ấp lả bờ vai
Em lửng lơ vú mộng nở thiên thai
Cho chờn chợn liêu trai về xỏa tóc!...
Ai bình xuôi câu "đậm đậm" ở trên thì QA cám ơn lắm lắm. Vì thắc mắc mãi hai từ "lửng lơ". Vú mộng lửng lơ hay nhân vật EM lửng lơ? Hay muốn nói EM có lửng lơ thì vú mộng mới lửng lơ theo? Mà có lửng lơ thì vú mộng mới nở, nở cả cõi thiên thai? Mà vú mộng là gì vậy kìa? Khó hiểu quá đi.

* Thôi QA đi ngủ, xin chào mọi người.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
HànTuyếtBăng (14-10-2008)
Cũ 14-10-2008   #26
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.231
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
Có cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., nói theo ngôn ngữ cận đại là kẻ sinh lầm thế kỷ không? Có hay không có cũng chả làm thay đổi được cuộc đời sự nghiệp của ông TTN xưa. Nếu không đồng cảm được với nỗi lòng thì giọt lệ chảy ra của TTN đâu thể nào là rào cản cho đặng.

Có lệ chảy là có bi ai cộng thêm chất hào hùng mà tâm sự mang dáng vẻ bi tráng. Sự thăng trầm từ cuộc đời với một hoài bão chưa đạt được trải dài cảm xúc từ một "thân phận con người" mà đã là "thân phận con người" trong cảnh "thương hải tang điền" thì có một tấc đất nào mà không có lưu dấu chân người đi qua, bỏ mạng ở đó trên con đường có tên là cuộc sống? Tiến trình đời là đây.

Anh chàng TC "rộng rãi" lạc vào thảo nguyên không phải đang vẽ chân dung của TTN mà là cảm cái ngẫm trời đất vô cùng, cảm thời gian trong bài thơ của Đ.Đ. mà thời gian thì không ai nắm bắt được, nhất là muốn nắm bắt lại thời gian năm 702, hihi. Cho nên Sử huynh đừng ép chàng TC đem thời gian bỏ ra ngoài cuộc sống nữa, vì có nàng Đan Đan là người thật chứ không phải chàng TC đang cảm kiểu siêu hình, hư vô. Muội là hãi nhất nếu TC đi tìm qua bài thơ TTN cái sự "TÔI là AI, trước khi có TÔI thì AI LÀ TÔI". Má ui, có nước xách dép chạy. Cũng may TC huynh chỉ miên man với thời gian mà thời gian thì quả thật không thể níu kéo, hữu hạn hay hạn định cũng dừng chân tới dòng tâm thức mà thôi mà ý nghĩa bắt nguồn từ đời sống của tư tưởng. Tâm sự ký thác của TTN cũng là những ý tưởng mà tư duy của hiện tại (thời đại mới) qua sự cảm thụ của chàng TC thì là một sự tách rời về hai thân phận, hai nỗi lòng hay sự gợi mở về điều hiện diện trong sự vật khả xúc? Nếu như là sự tách rời thì có cần thiết lấy tâm sự hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Còn nếu gợi mở về hình ảnh thảo nguyên trước mắt, về hình ảnh một người con gái trước mắt thì cũng có cần thiết lấy hoài bão của tác giả trụ vào khái niệm cảm thụ bài thơ không? Làm thơ để vẽ nên chân dung tác giả thì lại khác, cần độ chính xác về hoàn cảnh, sự nghiệp là hợp lẽ và cần nhất nêu lên được cái hoài bão của tác giả.

Có thứ lệ chảy vì đau lòng, có thứ lệ chảy vì tủi nhục, có thứ lệ chảy vì phẫn uất, lại có thứ lệ chảy vì vui mừng... Làm sao nói "có lệ chảy là có bi ai"? Giọt lệ của Bá Ngọc, là giọt lệ khóc người tri âm không tìm thấy, là giọt lệ của ưu phẫn thâm trầm, của nhiệt tâm báo quốc, của hoài bão và lý tưởng chính trị, của thâm cảm cảnh ngộ sinh bất phùng thời. Bao nhiêu phần trong giọt lệ của ông ta là để đau buồn cho cái sự thương hải tang điền, cho tiến trình đời? Giọt lệ của ông ta nào thuộc chủ nghĩa lãng mạn!

Khâu lăng tận kiều mộc
Chiêu vương an tại ai!
Trời đất vô cùng của Trần Bá Ngọc là khoảng không gian ông ta nhỏ lệ cho nỗi cô đơn tịch mịch không người tri âm biết trọng dụng tài năng của mình. Đem nỗi lòng này, không gian này để cảm thụ "trời đất vô cùng" trong thảo nguyên "tắt-mở" của Đan Đan tiểu thư thì sức liên tưởng và sức cảm nhận quả thật rộng rãi xa xôi phi phàm!! Như thế, thơ và tâm trạng có nên tách rời khi cảm nhận? Nếu là hai tâm trạng, hai nỗi lòng thì cần gì cảm nhận? Nếu đồng cảm vì cùng hoàn cảnh, tâm trạng, cảm xúc..., thì chắc ngài TC-N đây hẳn nhìn thấy không gian vô cùng trên thảo nguyên "tắt-mở" có anh anh em em, bỗng chợt bi tráng rơi nước mắt vì hoài tài bất ngộ (!!?!) Nắm bắt, liên tưởng chệch pha, người bênh cũng chệch pha loạn xạ, tiền hậu bất nhất.

P.S Người ta thường gọi thi nhân bằng tên tự để tỏ sự tôn trọng, như Đỗ Phủ là Đỗ Thiếu Lăng, Lý Bạch là Lý Thanh Liên, Lý Thương Ẩn là Lý Nghĩa Sơn, Trần Tử Ngang là Trần Bá Ngọc... Chẳng ai gọi xách mé thẳng tên hoặc viết tắt cả. Điều cỏn con này thật nên biết trước khi đem người nào ra tung hứng.

Tiện thể, sự vật khả xúc là sự vật gì? Thảo nguyên tắt-mở là thảo nguyên gì?


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), Quận Chúa Quỳnh Anh (15-10-2008)
Cũ 15-10-2008   #27
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.356
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Thôi bớt trêu vui lại nhe, bài viết của muội phần nhiều là trêu đấy. Thôi ngưng à nhe (ý nói QA), giờ gõ nghiêm tí. Đầu tiên là thật lòng cám ơn Sử huynh về vấn đề này.

Trích dẫn:
P.S Người ta thường gọi thi nhân bằng tên tự để tỏ sự tôn trọng, như Đỗ Phủ là Đỗ Thiếu Lăng, Lý Bạch là Lý Thanh Liên, Lý Thương Ẩn là Lý Nghĩa Sơn, Trần Tử Ngang là Trần Bá Ngọc... Chẳng ai gọi xách mé thẳng tên hoặc viết tắt cả. Điều cỏn con này thật nên biết trước khi đem người nào ra tung hứng.
QA có một thói quen (tuy không thường xuyên) là khi viết tên tác giả thường hay viết tắt cho dù đó là nhân vật xưa hay nay. Không hề có ý xách mé hay tỏ ra thiếu tôn trọng, thuần túy là thói quen khi gõ bài. Tung hứng ý tưởng từ người bàn luận chứ không tung hứng tác giả, nghĩ vậy hơi oan. Thói quen của muội hình thành từ cái thuở đi giang hồ hay bàn chuyện chính trị, vì tránh né với diễn đàn không thích nói chính trị mà muội phải thường gõ những nhân vật lịch sử thành tắt hết như HCM hay NĐD hoặc NVT....giống như lách luật vậy. Còn nhân vật thời xa xưa lại ít có dịp bàn tới mà có nhắc tới lại gõ tắt. Nghe huynh nhắc nhở, muội giật cả mình. Đôi khi cứ vô tư cho rằng chỉ là một thói quen thôi mà, nhưng nếu một thói quen từ cá nhân mà vô tình mang ý không đẹp lại dễ gây phản cảm tới người khác thì cần tránh phạm phải là một điều nên sửa lắm. Xin cám ơn huynh, muội sẽ ghi nhớ điều này.

Giọt lệ của Trần Bá Ngọc chảy ra cho người đời sau cảm nhận và đòi hỏi phải rõ ràng chăng? Muội đọc rất nhiều bản dịch và rất nhiều những lời cảm thụ từ bài thơ này qua nhiều người. Có người cảm ra rằng, Trần Bá Ngọc rơi lệ vì mang một tâm trạng chán nản, thấy mình cô đơn giữa đất trời cao rộng, ôm ấp tâm sự bời bời đến nhỏ mắt, ký thác nỗi lòng ở đài U Châu. Còn với bản dịch của nhà sư Nhất Hạnh, có người cảm ra cái sự vạn vật vô thường (sự đời hư không), con người nhỏ bé như hạt bụi trong trời đất. (ngoại cảnh chi phối nội giới). Hư vô hơn, có người cảm ra cái sự "Ta là ai, từ đâu đến, sinh ra để làm gì..." Nếu trí nhớ của muội không đến nỗi tồi thì muội nhớ từng đọc qua bốn câu thơ của Trần Bá Ngọc đã có mặt trong những bài kinh giảng về Phật pháp, không ai nhắc tới hoài bão của tác giả, không ai có cùng tâm trạng, hoàn cảnh hay nỗi lòng và mượn thơ ông để nói về sự khác. Cho nên muội nghĩ là sự cảm thường bay bỗng tùy theo chiêu cảm của từng người. Chưa thấy ai phản đối cho rằng, sao lại đặt bài thơ này vào chốn chùa chiền rồi giảng về thế giới hư vô, siêu hình? Còn vui nữa, nếu như hỏi: "Tại sao đặt bài thơ này ở bãi biển Vũng Tàu ? (muội thí dụ thế, nếu có người đứng trước biển rộng, trước núi cao. Chợt nhớ tới bài thơ của Trần Bá Ngọc thì là sai là không được ru?) Giọt lệ chảy ra có nhiều nguyên nhân để chảy, và nguyên nhân giọt lệ của Trần Bá Ngọc đã chảy ra thì lấy gì để bảo chứng là ông không hề bi ai? Nội giới bí hiểm của con người (qua giọt lệ chảy) mà cứ lấy việc (công danh sự nghiệp, ôm ấp hoài bão) đem lên bàn cân tính ý nghĩa cho bằng nhau để rồi khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột thì hóa ra ép khuôn và ép người cảm thụ quá chăng? Còn nếu cắt nghĩa theo tự điển thì có sai đâu nào: "bi tráng = tt. Vừa bi ai vừa hào hùng: bài ca bi tráng , khúc nhạc bi tráng. "

Sự cảm hứng về thảo nguyên "tắt mở" gì đó của TC huynh thì chờ huynh ấy muốn trả lời hay không? Chứ việc mà huynh ấy mượn hai câu thơ của Trần Bá Ngọc để cảm về thời gian thì muội không thấy có vấn đề gì. Vì với ".Người xưa đâu tá!...nào đâu rõ. Còn kẻ về sau chẳng biết đâu?!..." đủ để cảm khái về cái gọi là quá khứ, hiện tại, tương lai và thời gian vốn là bao la chất ngất rất dễ cảm. Sử huynh bất bình chỉ vì thấy huynh ấy mượn hai câu thơ đem vào vùng thảo nguyên (nơi chốn bị phân biệt đến vậy sao? À, lại còn đem gái vào nữa chứ, ặc ặc) trong khi thời gian hiện hữu mênh mông dường nào Còn câu hỏi của huynh dành cho muội: " Sự vật khả xúc là sự vật gì? " Hì, vui vui thiệt. Ý muội trêu sự cảm của TC huynh khi lời giải thuộc về những ý tưởng qua sự vật (hiện hữu hay không hiện hữu) ấy mà, tách rời hay gợi mở. Hàm ý phổ quát qua khả năng cảm thấy được cảm xúc về sự vật có thực hay không có thực. Nếu TC huynh cảm thời gian qua sự vật không thực (cảm khơi khơi không có cảnh thảo nguyên và cô gái) thì hai câu thơ của Trần Bá Ngọc có cần thiết trụ vào khái niệm cảm thụ thơ của huynh ấy không? (chọn lựa không tách rời và tách rời). Còn nếu TC huynh cảm thời gian theo đặc thù của riêng mình qua sự vật thực (có cảnh thảo nguyên và hình ảnh cô gái) và muốn cảm sao là cảm thì với hai câu thơ của Trần Bá Ngọc có cần thiết trụ vào khái niệm cảm thụ thơ của huynh ấy không? (chọn lựa gợi mở hay không gợi mở) và những điều này là cần nói lên sự hiện hữu của bài thơ hay đơn thuần chỉ là những ý tưởng mượn thơ để cảm sự việc khác? Ý muội muốn trêu là thế và những câu của muội đều có dấu hỏi đi theo sau hết đấy! Nghĩ là thể nào TC huynh sẽ thắc mắc tới muội trước, ai dè Sử huynh nhanh tay quá! . ( mà muội đâu có đoán sai, vào bảng thưởng điểm mà coi. TC NGUYỄN để lại hai chữ "Là sao" . Vui thiệt.

Sử huynh nói muội bênh cũng chệch pha loạn xạ, ứ có chịu đâu á!


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh

Chỉnh sửa lần cuối bởi Quận Chúa Quỳnh Anh: 15-10-2008 lúc 06:18.
Trả lời kèm theo trích dẫn
4 thành viên đã gửi lời cám ơn đến Quận Chúa Quỳnh Anh vì bài viết hữu ích này:
Dần Béo (16-10-2008), HànTuyếtBăng (15-10-2008), LoveBlue (25-10-2008), TC NGUYỄN (15-10-2008)
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 13:44
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,10456 seconds with 15 queries