Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 28-05-2003   #10
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:ffcc5412b4]Lọ Thuốc Trường Sanh [/center:ffcc5412b4][center:ffcc5412b4]Tác giả: Hoang Ðường [/center:ffcc5412b4]
Ngày xưa, ở một làng kia, có một nông dân rất nghèo, cha già đau yếu lâu ngày không tiền thuốc men phải chết. Gặp hôm trời mưa gió lớn nước ngập lụt, anh không mượn ai khiêng giúp đi chôn được, lại không tiền mua áo quan, đành lấy chiếc chiếu độc nhất trong nhà bó thây cha lại rồi một mình vác ra nghĩa địa. Đến một chỗ nước xoáy mạnh, anh ta trượt chân ngã, nước lũ cuốn trôi xác cha đi mất. Anh lần mò tìm kiếm mãi không thấy, đành phải bỏ về nhà, trong lòng hết sức áy náy.

Đến khuya, anh nằm mơ thấy một con rồng hiện đến van xin anh hãy đưa thây cha đi chôn nơi khác chứ để vào hàm rồng vướng đau nó tội nghiệp. Anh hỏi xác cha ở đâu thì rồng bảo là hiện đang kẹt ở khe đá ngoài cửa sông, và nơi đó chính là hàm rồng.

Hôm sau, anh y theo lời rồng dặn, đến tìm xác cha thì thấy bị mắc ở khe đá thật, bèn đưa đi ra gò cao chôn cất.

Đêm đến, rồng lại hiện ra cám ơn và tặng anh một lọ thuốc trường sinh. Anh ta cất kỹ lọ thuốc ở trong buồng, xem là của quý không cho ai hay cả. Mấy năm sau anh lấy vợ, rồi một hôm đi làm vắng, chị vợ ở nhà lục trong buồng thấy lọ nước mở ra coi, nước sóng sánh đổ ra tay chỗ nào thì chỗ ấy đẹp ra. Chị ta liền lấy cả lọ đem ra sau nhà lau rửa cả mặt lẫn người thì thấy mình bỗng trở nên xinh đẹp vô cùng.

Người chồng về trông thấy lấy làm ngạc nhiên, hỏi thì vợ liền kể lại sự tình, anh ta xem đến lọ thuốc trường sinh thì thấy không còn một giọt nào nữa. Việc đã lỡ rồi, lại thấy vợ đẹp đẽ khác thường, anh đâm ra yêu thương vợ hơn trước.

Tiếng tăm người đẹp đến tai vua, vua cho đòi vào cung, trông thấy đâm ra mê mệt bèn giữ lại để vui vầy. Hai vợ chồng anh nông dân đang tình nghĩa đằm thắm bỗng phải chia lìa, đành nuốt nước mắt đau đớn, không biết làm sao để gần gũi nhau. Được mấy hôm, anh ra sau hè, chỗ vợ đã tắm rửa bằng nước trường sinh mới bữa nào, thì thấy luống hành trồng cạnh đó to lớn khác thường. Anh ta bèn nhổ đem lên kinh, vừa đi vừa rao:

Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với...


Chị vợ ở trong cung nghe tiếng chồng rao kỳ lạ mới bật lên tiếng cười. Nhà vua từ hôm bắt được người đẹp về cung, đã tìm đủ mọi cách dỗ dành để vùi vầy cùng mình, đều bị cự tuyệt, và nàng cứ ngày đêm khóc lóc. Nay thấy chỉ nghe lời rao mà nàng bật cười, vua liền sai gọi người bán hành vào cung rồi bí mật trao đổi quần áo để làm cho người đẹp cười thêm nữa.

Khi nhà vua gánh hành ra ngoài thành cất tiếng bắt chước rao thì anh nông dân đã thay đổi quần áo đóng vai vua liền hạ lệnh cho bắt ngay để chém đầu.

Ông vua thật nói lại thế nào cũng không ai tin, cho là thằng điên, còn anh nông dân thì nghiễm nhiên được làm vua và đoàn tụ cùng người vợ chung thủy.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #11
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:2d0c256f4c]Mỵ Châu Trọng Thủy [/center:2d0c256f4c][center:2d0c256f4c]Tác giả: Hoang Ðường [/center:2d0c256f4c]
Thần Kim Quy giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa xong, nghĩ đến chuyện bảo vệ kẻ thù bên ngoài, thần cho An Dương Vương cái móng của mình để làm nỏ giữ thành. Theo lời thần dặn, nỏ có được cái lẫy làm bằng móng chân thần sẽ là chiếc nỏ bắn trăm phát trăm trúng cả trăm và chỉ một phát có thể giết hàng nghìn quân giặc.

An Dương Vương chọn trong nhóm gia thần được một người làm nỏ rất khéo tên là Cao Lỗ giao cho làm chiếc nỏ thần. Cao Lỗ gắng sức làm trong nhiều ngày mới xong. Chiếc nỏ rất lớn và rất cứng, khác hẳn những nỏ thường, phải tay lực sĩ mới gương nổi. An Dương Vương quý chiếc nỏ vô cùng, lúc nào cũng treo gần chỗ nằm.

Lúc bấy giờ Triệu Ðà làm chúa đất Nam Hải, mấy lần Triệu Ðà đem quân sang cướp đất Âu Lạc, nhưng vì An Dương Vương có nỏ thần, quân Nam Hải bị giết hại rất nhiều, nên Triệu Ðà đành cố thủ đợi cơ hội khác. Triệu Ðà thấy dùng binh không lợi, bèn xin giảng hoà với An Dương Vương, và sai con là Trọng Thủy sang cầu thân nhưng chủ ý tìm cách phá chiếc nỏ thần.

Trong những ngày đi lại để kết tình hoà hiếu. Trong Thủy được gặp Mỵ Châu, một thiếu nữ mày ngài mắt phượng, nhan sắc tuyệt trần, con gái yêu của An Dương Vương, Trọng thủy đem lòng yêu Mỵ Châu, Mỵ Châu dần dần cũng xiêu lòng. Hai người trở nên thân thiết, không còn chỗ nào trong Loa thành là Mỵ Châu không dẫn người yêu mình đến xem. An Dương Vương không nghi ngờ gì cả. Thấy đôi trẻ thương yêu nhau, vua liền gả Mỵ Châu cho Trọng Thủy.

Một đêm trăng sao vằng vặc, Mỵ Châu cùng Trọng Thủy ngồi trên phiến đá trắng giữa vườn, cùng nhau nhìn dẫy tường thành cao ngất, gió lạnh thổi, mây ngàn xa bay, đêm mỗi lúc một khuya. . . Trong câu truyện tỉ tê, Trọng Thủy hỏi vợ rằng:

- Nàng ơi! Bên Âu Lạc có bí quyết gì mà không đánh được?

Mỵ Châu đáp:

- Có bí quyết gì đâu chàng! Âu Lạc đã có thành cao, hào sâu, lại có nỏ thần, lại bắn một phát chết hàng ngàn quân địch như thế còn ai đánh nổi được.

Trọng Thủy làm bộ ngạc nhiên, vờ như mới nghe nói đến nỏ thần lần đầu, chàng ngỏ ý muốn xem chiếc nỏ. Mỵ Châu không ngần ngại, chạy ngay vào chỗ cha nằm, lấy nỏ đem ra cho chồng xem. Nàng lại chỉ cho chàng biết cái lẫy vốn là chiếc móng chân thần Kim Quy và giảng cho Trọng Thuỷ nghe biết cách bắn. Trọng Thủy chăm chú nghe, chăm chú nhìn cái lẫy, nhìn khuôn khổ cái nỏ hồi lâu rồi đưa cho vợ cất đi.

Hôm sau, Trọng Thủy xin phép vua về thăm cha và thuật lại cho Triệu Ðà biết về chiếc nỏ thần.Triệu Ðà sai một gia nhân chuyên làm nỏ chế một cái lẫy giống như hệt cái lẫy của An Dương Vương. Lẫy giả làm xong, Trọng Thủy giấu vào trong áo trở lại sang Âu Lạc.

An Dương Vương vốn chiều con gái, thấy con mỗi khi gặp chồng thì vui vẻ sung sướng, liền sai gia nhân bầy tiệc rượu, để ba cha con cùng vui. Trọng Thủy uống cầm chừng, còn An Dương Vương và Mỵ Châu say tuý luý. Trọng Thủy thừa lúc bố vợ và vợ say. Lẻn ngay vào phòng tháo lẫy bằng móng chân Thần Kim Quy và thay vào cài lẫy giả bằng móng rùa.

Hôm sau, thấy chồng có vẻ bồn chồn, hết đứng lại ngồi không yên, Mỵ Châu hỏi chồng rằng:

- Hình như chàng đang có điều lo nghĩ gì , phải không?

Trọng Thủy đáp:

- Tôi sắp phải xa nàng bây giờ. Phụ vương dặn phải về ngay để còn lên miền Bắc, miền Bắc xa mãi trên kia

Mỵ Châu buồn rầu, lặng thinh, Trọng Thủy nói tiếp:

- Bây giờ đôi ta sắp phải xa nhau, không biết đến bao giờ gặp lại! Nếu chẳng may giặc giã, có khi nàng sẽ không còn ở chốn này nữa, tôi biết đâu mà tìm ?

Mỵ Châu nói:

- Thiếp có áo lông ngỗng, hễ thiếp chạy về phương nào thiếp sẽ giắc lông ngỗng dọc đường, chàng cứ theo dấu lông ngỗng mà tìm.

Nói xong Mỵ Châu nức nở khóc.

Về đến đất Nam Hải, Trọng Thủy đưa cái móng rùa vàng cho cha. Triệu Ðà mừng rỡ vô cùng, reo lên rằng : "Phen này đất Âu Lạc sẽ về tay ta! " ít lâu sau Triệu Ðà ra lệnh cất quân sang đánh Âu Lạc..

Nghe tin báo, An Dương Vương cậy có nỏ thần, không phòng bị gì cả. Ðến khi quân giặc đã đến sát chân thành, An Dương Vương mới sai đem nỏ thần ra bắn thì thấy không hiệu nghiệm nữa.

Quân Nam Hải phá cửa thành, kéo ùa vào. An Dương Vương vội lên ngựa, để Mỵ Châu sau lưng, phi ngựa thoát ra cửa sau. Ngồi sau lưng cha, Mỹ Châu bứt lông ngỗng ở áo rắc khắp dọc đường.

Ðường núi gập ghềng hiểm trở, ngựa chạy luôn mấy ngày đêm, mới đến núi Dạ Sơn gần bờ biển. Hai cha con định xuống ngựa ngồi nghỉ thì quân giặc đã đuổi gần đến. Thấy đường núi quanh co dốc ngược, bóng chiều đã xuống, không còn nối nào chạy, An Dương Vương hướng ra biển khấn thần Kim Quy phù hộ cho mình. Vua vừa khấn xong thì một cơn gió lốc bốc cát bụi lên mịt mù làm rung chuyển cả núi rừng. Thần Kim Quy hiện lên, bảo An Dương Vương rằng "Giặc ở đằng sau lưng nhà vua đấy! "

An Dương Vương tỉnh ngộ, liền rút gươm chém Mỵ Châu, rồi nhẩy xuống biển. Rùa Thần rẽ nước đưa nhà vua đi. Quân của Triệu Ðà kéo vào chiếm đóng Loa thành. Còn Trọng Thuỷ một mình một ngựa theo dấu lông ngỗng đi tìm Mỵ Châu. Ðến gần bờ biển thấy xác vợ nằm trên đám cỏ, tuy chết mà nhan sắc không phai mờ. Trọng Thuỷ khóc oà lên,thu nhặt thi hài đem về chôn trong Loa thành, rồi đâm đầu xuống giếng trong thành mà chết.

Ngày nay ở làng Cổ Loa, trước đền thờ An Dương Vương còn cái giếng Trọng Thuỷ. Tục truyền khi Mỵ Châu đã bị cha giết rồi, máu nàng chảy xuống biển, trai ăn được nên mới có ngọc châu. Lấy được ngọc trai đó đem rửa nước giếng trong thành Cổ Loa thì ngọc trong sáng vô cùng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #12
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:2d85a50892]Ngọc Quạ[/center:2d85a50892][center:2d85a50892]Tác giả: Hoang Ðường [/center:2d85a50892]
Ngày xưa, có một người đi ở, thường hay cờ bạc thành ra nợ nần rất nhiều. Một hôm, nó dắt trâu đi cày, bị chủ nợ đến bắt mất trâu đi. Nó không dám về nhà sợ chủ đánh, buồn rầu nằm trên bờ ruộng giả chết. Có hai con quạ bay qua ngỡ là xác người chết, sà xuống định móc mắt ăn. Nó chụp bắt được một con, bảo rằng: "Mày định ăn thịt tao, tao bắt được mày, tao giết mày chết". Con quạ van lạy nó: "Anh tha cho tôi, tôi đền ơn anh một viên ngọc quý". Nó liền hỏi: "Ngọc quý mày đâu, đưa ra đây mau không tao bóp cổ cho chết". Con quả nhả ra cho nó một viên ngọc, dặn rằng: "Có viên ngọc này thì anh ước gì được nấy".

Nó cầm lấy viên ngọc liền thử ngay: "Ước gì ta có một con trâu để mang về trả chủ". Tự nhiên có một con trâu ở đâu đến ngay trước mặt nó. Nó bèn thả cho quạ bay đi rồi dắt con trâu về trả chủ và xin thôi việc.

Nó ra đi, đến một chỗ vắng, cầm viên ngọc mà ước có một tòa nhà to lớn. Vừa nói xong, nó thấy hiện ra một tòa nhà nguy nga, lại có đủ đồ đạc trang hoàng lộng lẫy. Có nhà đẹp rồi, nó ước được ruộng cò bay thẳng cánh, thì có ngay ruộng cò bay thẳng cánh, có đủ cả trâu bò, cày bừa.

Nó trở nên giàu có nhất vùng, lấy làm sung sướng. Một hôm nó lại ngồi ước có một người vợ đẹp như tiên, tự nhiên có một người con gái con nhà giàu trong làng đến kết làm vợ chồng.

Ăn ở với nhau được ít lâu, một hôm người con gái tò mò hỏi nó làm sao đang nghèo khó bỗng giàu có như thế. Nó thật tình kể lại chuyện quạ cho ngọc ước gì được nấy. Người con gái đem lòng tham, một hôm đợi nó đi vắng, ở nhà lấy trộm viên ngọc rồi trở về ở với cha mẹ.

Khi nó trở về, thấy mất vợ, lại mất cả ngọc, buồn rầu lên núi ngồi khóc. Bụt hiện ra hỏi nó: "Làm sao mà con khóc"? Nó kể lại vợ lấy mất ngọc bỏ đi. Bụt mới cho nó một cành hoa trắng và một cành hoa đỏ mà dặn rằng: "Con đem cành hoa trắng đến gài ở cửa nhà vợ, trong nhà sẽ sinh ra lắm chuyện tức cười. Sau đó con đem cành hoa đỏ đến chữa cho khỏi, vợ con sẽ trả lại ngọc cho". Nó liền theo lời Bụt dạy, đem cành hoa trắng cắm ở trước nhà vợ rồi bỏ ra về. Mùi hoa thơm ngát, hai ông bà cùng cô con gái chạy ra xem rồi tranh nhau ngửi. Ngửi xong, chốc lát mũi ba người cứ dài ra, dài lủng lẳng xuống tới ngực trông tựa như cái vòi voi. Ông nhìn bà, bà nhìn con, con gái nhìn bố mẹ, ba người nhìn nhau vừa muốn cười lại vừa muốn khóc, không hiểu ra sao tự dưng lại mắc phải cái bệnh quái ác này. Chữa bao nhiêu thuốc, chạy bao nhiêu thày, mũi cũng cứ dài lòng thòng rất khó chịu.

Được mấy hôm, anh chàng rể vừa đến thăm, trông thấy bố mẹ vợ và vợ ôm mũi dài lủng lẳng mới lăn ra cười nói rằng: "Tại vợ tôi nó trộm ngọc của tôi đem về nhà nên mũi mới dài ra thế kia. Đem trả lại ngọc cho tôi thì tôi chữa cho khỏi ngay".

Hai ông bà dục con gái lấy ngọc trả lại, nó mới đưa cành hoa đỏ đem theo cho ông ngửi thì mũi ông ngắn lại như cũ, đưa cho bà ngửi mũi bà co ngay lại, đưa cho vợ ngửi mũi rút lại như trước.

Từ đó người vợ không còn dám cầm đến viên ngọc nữa, sợ mũi lại dài ra. Hai vợ chồng ăn ở với nhau cho đến khi già. Khi nó sắp chết thấy có hai con quạ bay đến trước nhà kêu trả ngọc, rồi bỗng chốc hạt ngọc sáng rực lên mà biến mất đi.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #13
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:92723b1034]Nàng Tiên Thứ Chín[/center:92723b1034][center:92723b1034]Tác giả: Hoang Ðường [/center:92723b1034]
Một bà cụ có một người con trai lớn, nhưng bà nghèo quá chẳng có tiền để hỏi vợ cho con. Ðêm nào thấy con trai nằm ngủ một mình bên bếp lửa, bà cũng ra đầu sàn ngồi nhìn trời mà khóc. Một đêm, sau khi khóc nhiều quá, bà ngã đầu vào cái vách ngủ mê đi lúc nào không biết. Một ánh chớp loé lên, bà cụ vội mở mắt thì thấy một ông già râu tóc bạc phơ, mặc áo xanh, đi giầy xanh, chống gậy xanh, đứng trên ngọn cây mít. Hoảng quá, bà cụ định chạy vào bếp, thì thấy ông cụ già khoát tay, cất giọng hiền từ bảo: "Ta là tiên, biết bà đang khổ vì cảnh nghèo khó, không có tiền đi hỏi vợ cho con, nên ta giúp. Ngày mai bà bảo con trai bà đi theo hướng ta chỉ, cứ đi mãi đến ngọn núi có phiến đá trắng to như cái nhà kia, sẽ thấy chín nàng tiên xuống tắm. Con trai bà yêu cô nào, thì cứ lấy đôi cánh của nàng tiên ấy đem về nhà là được ."

Nói xong Tiên ông biến mất. Mừng quá, bà cụ liền đẩy cửa, vào thổi bếp lửa cháy bùng lên, gọi con dậy, kể lại đầu đuôi câu chuyện vừ qua.

Tờ mờ sáng hôm sau, người con trai gói cơm, đeo ống nước, băng rừng, leo núi, leo hết núi này đến núi khác, đúng trưa mới đến chỗ tiên ông bảo. Một cảnh tuyệt đẹp hiện ra trước mắt. Hồ nước xanh biếc, trong vắt như gương, có đường xuống bến tắm, trên bờ hoa thơm, cỏ lạ đang đua nở khoe sắc cùng ong bướm, sỏi đá lấp lánh như kim cương.

Thấy nắng rung rinh, chàng đưa mắt ngó lên trời, bỗng từ trong đám mây hồng có chín nàng tiên mặc áo xiêm trắng, đang bay và hạ xuống dần. Chàng con trai nghèo liền nép vào bụi nhìn theo. Chín nàng tiên đã đứng trên các phiến đá ngọc, cởi cánh ra, lội xuống tắm. Nước trong, da các nàng tiên trắng ngần, nhìn cô nào cũng đẹp lộng lẫy như mặt trời mọc. Duy có nàng thứ chín là đẹp hiền hậu hơn cả. Tóc nàng đen mướt và dài như dòng suối, giọng cười trong và thanh như tiếng sáo ngân vang: miệng đẹp hơn hoa nở, mắt sáng như sao, khi nàng nhìn vào vật gì vật đó rực lên như có trăm ngàn ánh hào quang chói sáng. Chàng trai liền lẻn đến lấy trộm cặp cánh tiên của cô thứ chín, rồi trở về nhà.

Trống trên trời gióng bảy hồi khoan nhặt báo giờ các cô phải về tiên cung. Tám cô chị lên bờ, lắp cánh của mình và bay trước. Còn cô em mải đùa nghịch dưới làn nước mát, lên sau. Không thấy cánh tiên đâu nữa, nàng hoảng hốt cuống cuồng chạy quanh bờ. Trống trên trời vẫn giục giã, sắp đến giờ đóng cửa của thiên đình. Nàng tiên thứ chín lại chạy quanh bến nước chăm chú tìm lại, nhưng thông thấy. Nhìn dấu chân người còn in trên cát mịn, dấu chân trên đường xuống núi, biết có kẻ lấy đôi cánh của mình rồi, nàng vội vã cài lại áo xiêm, lần theo dấu chân đi mãi . Xế chiều nàng đến một ngôi nhà sàn nhỏ, dựng lẻ loi dưới chân núi. Nàng đang phân vân không biết đi ngả nào, thì một cụ đến bên nàng chào hỏi: "Cháu ơi! Ðường xa vắng vẻ, cháu đi một mình như thế này nguy hiểm lắm, cháu hãy vào nhà ta ăn cơm, uống nước rồi nghỉ lại đã." Nhìn nét mặt hiền hậu của bà cụ, nàng tiên gục đầu vào vai bà khóc, kể lại việc nàng bị mất đôi cánh tiên nên không về trời được. Bà cụ đưa nàng vào nhà. Chàng con trai sung sướng bước ra chào hỏi, rồi vào rừng bẻ măng, nhổ nấm đem về đưa mẹ nấu canh cho cô gái ăn. Tối chàng ngồi kéo đàn kơ ri - loại nhạc cụ réo rắt như đờn cò của người kinh - cho cô gái yên giấc.

ở đây một tháng, hai tháng, lúc đầu nàng tiên thứ chín hết sức nhớ mẹ, nhớ cha, nhưng được sự chăm sóc, trìu mến của bà cụ và chàng trai hiền hậu, siêng năng, nên nàng khuây khoả dần. Buổi sáng nàng cũng đi lên rẫy, vào rừng, buổi chiều nàng cũng ra giếng đội nước với chị em.

Nửa năm sau người con trai bà cụ lấy nàng tiên. Hai vợ chồng sống bên nhau rất hoà thuận, vui vẻ. Dân làng ví họ là cặp vợ chồng chim sáo - vì họ vừa xinh đẹp, vừa chịu khó làm ăn. Người chồng chưa bao giờ mắng vợ nửa lời. Chiều nào lên rừng về, chàng cũng cố tìm cho mẹ và vợ một ống mực thơm, một bó rau ngót, một bó măng, hay lưng gùi ngô non thơm sữa. Hai mùa, ba mùa, đến một đêm trăng tròn vành vạnh, nàng tiên thứ chín sinh được một đứa con trai kháu khỉnh. Từ đó, trong nhà càng thêm đầm ấm, vui vẻ hơn. Nhưng một hôm trời đang yên lành, bỗng có tiếng sấm ầm ầm, giận dữ. Mây đen, mây xám kéo đầy trời. Lửa đỏ rực, chớp nhằng nhịt dữ tợn Người vợ vừa cõng con ra đứng đầu sàn phía tây, đột nhiên thấy thiên lôi từ trên trời cầm búa nhảy xuống sân. Mặt giận dữ, Thiên lôi bảo rằng, hắn vâng lệnh Trời, xuống bắt nàng tiên phải về ngay, nếu không sẽ giết chết con nàng, giết cả chồng và người mẹ chồng của nàng nữa. Thương con, thương chồng quá, nàng tiên ngã gục xuống khóc nức nở rồi chạy vào nhà rút ba ống nứa dài vắt đầy sữa, nhẹ nhàng đặt con lên chiếu, cắt một nắm tóc để lại cho chồng, rồi theo Thiên lôi về thiên đình.

Chiều bà cụ và người chồng về nhà, không thấy nàng tiên, chỉ thấy đứa con nằm ngủ bên nắm tóc thơm của mẹ nó. Nhìn cây cối ngả nghiêng, cháy xém, biết có điều hung dữ xảy ra, chàng cõng con trên lưng, bước xuống cầu thang đi vào rừng, nhìn trời khóc suốt chín ngày đêm. Tiếng khóc ai oán, ấm ức nghe nghẹn cả cổ, đau cả lòng. Ðược tin, dân làng thương quá, rủ nhau giúp sức, góp của. Nhờ bác thợ rèn chuyên nghề chim sắt biết bay, đúc cho hai cha con người xấu số ấy một con chim công sắt.

Ðược chim sắt rồi, hai cha con ngồi trên lưng công bay vút lên trời. Qua mây hồng, mây bạc, mây xanh, đến sông Hằng sắp tới triều đình, thì công sắt không tài nào bay qua được. Gió to, sóng gầm dữ dội. Năm bảy lần con công cất cánh đều lao đao muốn rớt. Hai cha con đành ở bên này sông. Một hôm, người vợ ra sông giặt áo, đứa con nhỏ thấy mẹ, liền gọi lên. "Mẹ ơi!" Người vợ quay sang, hai vợ chồng nhìn thấy nhau, nhưng không gần nhau được. Ðau khổ quá, họ bưng mặt khóc.

Dân làng nhà trời thấy vậy vô cùng thương xót. Họ vào xin thiên đình cho hai vợ chồng được gặp nhau. Nhưng thiên đình không cho, viện cớ sắp gả nàng tiên thứ chín cho chàng trai thuộc dòng họ quyền quý. Không quản ngại, dân làng liên tiếp cử người đến gõ cửa, buộc thiên đình phải xử. Cuối cùng Ngọc Hoàng phải xuống lệnh nếu chồng cô thứ chín làm được mấy việc sau này mới lấy được con gái nhà trời. Thứ nhất là trong một ngày phải nhặt hết số vừng rơi trong khu rẫy dài bằng một khoảng chim bay mỏi cánh. Thứ hai là phải ăn hết những ớt gió đã chín trong một khu rừng ớt. Thứ ba là phải làm một cái nhà bằng kim cương thật đẹp giữa sông Hằng. Thương con, thương vợ người chồng phải nhận. Sáng hôm sau, hai cha con dậy thật sớm để nhặt vừng, nhưng mãi cho tới trưa, khi mặt trời đã ở giữa đỉnh đầu mà vẫn chưa nhặt được bao nhiêu. Thấy thế, Tiên ông liền đọc phù chú, gọi một bầy chim sẻ đông nghịt, bay xuống nhặt hộ, chẳng mấy chốc đã hết nhẵn.

Nhưng còn rừng ớt chín đỏ kia làm sao hái hết cho được. Người chồng cố hái ăn , bụng nóng như lửa đốt, mắt đỏ xè, thế mà mới ăn được mấy quả. Tiên ông thấy vậy , liền niệm thần chú hoá ra một đàn chim chào mào bay xuống ăn giúp. Trong giây lát cả rừng ớt chỉ còn trơ lại cành lá. (Ðến nay người Hê- rê giải thích chim chào mào đỏ đít là do ngày xưa nó ăn ớt cứu người).

Ðã đến lúc phải xây nhà kim cương giữa sông Hằng chảy xiết. Chàng trai và dân làng đổ rất nhiều công đẵn gỗ thả xuống sông, nhưng gỗ dù nặng dù to mấy đều bị nước cuốn phăng đi như cuốn một cái lá. Một ngày không được, một tháng không được, một mùa không được, một năm không xong, hết phương kế, chàng trai ôm con ngồi bên bờ sông than khóc thảm thiết.

Thần cá liền ra lệnh cho cá chình, cá sấp, cá chép, lươn chạch, cua, rùa, cá lóc, cá nghạnh... đều bơi lại giúp. Một con chình to lớn quẫy mạnh, nhô đầu lên bảo: "Anh đừng lo, ngày mai anh sẽ có nhà đẹp và sẽ được gặp vợ. Hãy vui lên, đừng khóc nữa!" Quả đúng như vậy, sáng hôm sau, khi mặt trời vừa thức giấc, bỗng có một ngôi nhà lấp lánh bằng kim cương hiện lên đồ sộ giữa sông. Chung quanh sóng vỗ rạt rào. Chiếc nhà do các loài cá xây nên, cá chình nhận làm cột, cá lóc làm sạp, cá sấp, cá chép làm mái nhà. Cá nghạnh làm xà, rùa làm bếp, cua làm móc chiêng, lươn, chình thì nối đuôi nhau thành một cái cầu tuyệt đẹp từ bờ ra đến giữa sông.

Ngọc Hoàng cùng thần hung ác thấy nhà đẹp mới chịu đem thuyền cho anh chàng nghèo sang sông gặp vợ. Còn bọn chúng thì hí hửng khiêng lúa, gạo, chiêng, ché ra nhà kim cương ở, chúng lao nhao tổ chức lễ ăn mừng. Nhưng khi vừa nhóm lửa nấu thịt thì rùa làm bếp bị nóng lưng quá lăn ngay xuống nước. Cùng lúc cá chình, cá lóc, cá sấp, cá trê... cũng lăn theo. Nhà đổ sập làm chìm cả lũ gian thần xuống dòng sông xẩy xiết đầy cá sấu, cá măng. Trời cao vòi vọi, sóng nước mênh mông trắng xoá.

Từ đó nàng tiên thứ chín và chồng được cai quản thiên đình, làm cho mưa rơi xuống, mát mẻ trần gian. Làm cho nắng chiếu xuống để cây cỏ xanh tươi, bốn mùa hoa nở. Lâu lâu họ chắp cánh bay xuống tắm ở suối ngọc rồi về thăm mẹ già và bà con quê cũ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #14
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:632a7a16d3]Hòn Vọng Phu [/center:632a7a16d3][center:632a7a16d3]Tác giả: Hoang Ðường[/center:632a7a16d3]
Ngày xưa, ở thị trấn Kinh Bắc có một người đàn bà goá chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua, bắt ốc để nuôi hai con, một trai, một gái. Trong khi mẹ chúng ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai kềm chế nổi.

Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết thế nào ném trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất chết ngất đi, máu ra lên láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy thẳng một mạch ra đường không còn dám ngoái cổ lại.

May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm biết chuyện chạy sang cứu Tô Thị cầm được máu. Ðến khi người mẹ trở về thì con gái đã ngồi dậy được.

Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy trở về, tìm khắp nơi mà không thấy. Người mẹ nhớ con trai, buồn phiền ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được hai vợ chồng người láng giềng nhận đem về nuôi. Sau đó ít lâu, họ dời lên xứ Lạng để làm ăn nên đem Tô Thị đi theo.

Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp lại nết na, siêng năng, nên rất được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng xin phép bố mẹ cho nàng được ở một cửa hàng buôn bán, hai vợ chồng người hàng xóm thấy con mình đã trưởng thành nên đều ưng thuận. Học được nghề làm nem từ bố mẹ, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở hàng Cưa tại chợ Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến thưởng thức nem ngon, nhưng cũng có người vừa thích nem lại vừa yêu bóng yêu gió nàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng nàng rất đứng đắn làm cho mọi người càng thêm vị nể.

Thấm thoát Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.

Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi vẻ ngoài tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Hàng Cưa tại Kỳ lừa có hàng nem ngon lại có chỗ cho trọ rộng rãi, chàng thanh niên liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô bán hàng cũng thật tươi giòn. Biết cửa hàng một hai lần rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau sau yêu nhau. . . Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực. Lại thêm mụn con mối tình càng khăng khít.

Một hôm người chồng về nhà, thấy vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Anh bế con ngồi trên bậc cửa xem vợ gội đầu, kể đôi câu chuyện vặt cho vợ nghe. Chợt nhận thấy đầu vợ có cái sẹo to, anh nói:

- Ðầu em có cái sẹo to, thế mà bây giờ anh mới biết.

- Bây giờ anh mới biết à? Anh cho là xấu phải không? - Tô thị hỏi.

- Có xấu gì đâu! Tóc che, có ai mà biết ! Em đau nhọt hay sao mà lại có cái sẹo to thế ?

Thấy chồng hỏi một cách vui vẻ, nhân vui câu chuyện. Tô Thị mới kể tỉ mỉ cho chồng nghe những gì xảy ra hồi còn bé. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên Xứ Lạng, rồi ở luôn ở đấy cho đến bây giờ. . . Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn.

Biết bao đau thương buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm : " Sao mình không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn. Thôi mình đã lấy lầm em ruột rồi… " Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng đã lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết nên đã đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người buôn thuốc bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng - Lạng Sơn chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình ở miền xuôi chắc không còn một ai nữa, quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn nghĩ về đó làm gì…

Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên, không biết chồng mình đang ở những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngày thơ, vui vẻ như thế. Tô Văn càng không muốn cho nàng biết sự thực. Ai lại để cho một người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết được một vụ loạn luân như thế bao giờ! Một việc loạn hôn không do ý hai người định, nhưng chàng quyết tâm giải quyết cho xong. Thôi hay lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác. Văn nghỉ thế, rồi anh tìm cách để đi.

Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường, anh mới nói vợ:

- Anh đã đăng lính rồi, em ạ! Sớm mai lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về và cũng có khi lâu hơn… Em ở nhà nuôi con, còn về phần em, em cứ định liệu…

Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách quái gở như thế. Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm cho việc mình đi như vậy là giải thoát.

Từ ngày chồng đi rồi. Tô thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng, ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng đi được bình yên, chóng đến ngày về lại cùng nhau sum họp. Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ cho là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng về làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào có tiếng hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng hẹn với lão một kỳ hạn, để sau này tìm mưu kế khác. " Biết đâu đến ngày ấy chồng mình lại chả Vũ !" Nàng nghĩ thế. Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đến đỏ con mắt mà vẫn không thấy về cho. Nàng ôm con lên Chùa Thiên Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời bỗng nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp loé khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một lớn. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.

Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời toả ánh sáng xuống núi rừng. Rất nhiều người dân xung quanh khi nhìn lên đỉnh núi thì đã thấy nàng Tô Thị bế con đã hóa đá từ bao giờ. Ngày nay hòn đá ấy vẫn còn ở tỉnh Lạng Sơn, gây cho khách tham quan nhiều nỗi vấn vương khi nhớ lại câu chuyện truyền kỳ éo le của một thời . Vẫn còn đó câu ca dao xưa :

Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #15
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:714f4cc806]Cường Bạo Ðánh Thiên Lôi [/center:714f4cc806][center:714f4cc806]Tác giả: Hoang Ðường[/center:714f4cc806]
Ngày xưa, ở làng Bối Xuyên, huyện Thiên Bổn thuộc Nam Định bây giờ, có một người đàn bà một hôm nằm mộng thấy một vị thần tên gọi là Cương Báo Đại Vương, hiện đến giao cảm với mình. Sau đêm đó, người đàn bà thấy bụng mình cứ mỗi ngày một lớn rồi đẻ ra một đứa con trai.

Đứa bé lớn lên, gan dạ, ngang tàng, bà mẹ đặt tên cho nó là Cường Bạo, phỏng theo tên của vị thần đã đi lại với bà. Cường Bạo được mười tuổi thì bà mẹ qua đời, nhà nghèo, mồ côi, phải sống bằng nghề mò tôm bắt cá. Quanh năm chỉ có một mảnh khố che thân, Cường Bạo đâm ra oán kẻ đã sinh ra mình, không cúng giỗ nhắc nhở gì đến, lại nghe nói cha mình là thần Cương Báo mà chẳng giúp đỡ gì con cái, nên thường tỏ ra bất kính với Cương Báo Đại Vương.

Cường Bạo thường chỉ chơi với Thần Bếp, tức là ông Táo, đôi bên thân thiết tử tế với nhau lắm. Mỗi lần bắt được nhiều tôm, Cường Bạo không bao giờ quên bạn, đem về nướng lên mời Táo quân cùng ăn.

Thần Cương Báo thấy con không đếm xỉa gì đến việc thờ cúng mình, lấy làm bất bình đã lỡ sinh ra một đứa con ngỗ nghịch, mới tâu với Ngọc Hoàng xin giết Cường Bạo đi. Ngọc Hoàng sai Thần Sét, tức là Thiên Lôi xuống đánh chết Cường Bạo. Ông Táo biết tin liền báo cho Cường Bạo hay để đề phòng, bày cho nó lấy rau mùng tơi đem giã trộn với dầu vừng bôi lên khắp mái lều, rồi lại quét lá chuối gác thêm lên nữa. Cường Bạo tính bụng phen này làm cho Thiên Lôi biết tay, không còn dám héo lánh đến làm hại mình nữa, cầm sẵn gậy nấp ở xó lều chờ Thiên Lôi xuống.

Trời đang yên tĩnh bỗng kéo mây đen, rồi chớp nhoáng sáng lòa, sấm dậy ầm ỹ, Thiên Lôi tay cầm búa lăm lăm từ trên cao, nhắm nóc lều Cường Bạo mà nhảy xuống. Nào ngờ Thiên Lôi vừa đặt chân xuống trên mái lều thì gặp phải nước trơn như mỡ, trượt lăn ngã oạch xuống sân, để văng cả lưỡi búa ra đất. Cường Bạo đã rình sẵn, lập tức nhảy xổ ra lấy gậy phang thẳng ngay vào đầu, vào thân hình đen trùng trục của Thiên Lôi. Bất ngờ bị đánh đau quá, Thiên Lôi tức giận tràn hông, song đã để rơi mất vũ khí, không làm gì được, lồm cồm dậy chạy, liền bị Cường Bạo đá thốc luôn vào mông chúi nhũi, đánh dông vụt về trời, bỏ quên cả búa. Cường Bạo nhặt được búa Thiên Lôi, kháo ầm lên với mọi người là đã cho Thiên Lôi một trận nên thân. Thiên Lôi về đến Thiên Đình, vừa đau rêm cả mình vừa xấu hổ, song không dám dấu diếm câu chuyện, phải tâu lại đầu đuôi với Ngọc Hoàng.

Ngọc Hoàng nghe tâu lấy làm nhục nhã tho thể thống Thiên Đình, nổi giận đùng đùng mắng cho Thiên Lôi một hồi, rồi giao hẹn cho Thiên Lôi nếu không giết được Cường Bạo thì sẽ bị cách mất chức Thần Sét. Đoạn Ngọc Hoàng cho gọi Thần Nước đến sai đi dâng nước lên ngập lều Cường Bạo rồi cho sóng cuốn dìm chết Cường Bạo.

Ông Táo lại ngầm báo tin cho Cường Bạo hay, rồi khuyên kết một chiếc bè lớn để tránh lụt, và coi chừng cả Thiên Lôi hùa sức với Thần Nước mà báo thù nữa.

Cường Bạo nghe theo, đẵn chuối kết một cái bè, dựng lên một túp lều lợp lá chuối quét nước mùng tơi trộn dầu vừng, chuẩn bị đối phó với các vị thần nhà trời.

Quả nhiên hôm sau mưa to gió lớn, nước sôn dâng lên ngập cả nóc lều Cường Bạo. Anh ta đã ngồi trên bè, ở trong lều lợp chuối, theo nước lụt dâng lên. Cường Bạo có mang theo một cái trống, tay đánh ầm ỹ, tay múa búa Thiên Lôi, miệng hò hét vang dậy: "Phen này ta quyết lên phá Trời một chuyến xem chơi"!

Ở Thiên Đình, Ngọc Hoàng đang họp triều chợt nghe tiếng của Cường Bạo lẫn với tiếng trống dục, liền sai một vị thần xuống xem chuyện gì. Một lát thiên thần về tâu là Cường Bạo đang thắng Thủy Thần, đòi theo nước dâng lên để phá cả Trời. Ngọc Hoàng nghe nói sợ Cường Bạo lên làm loạn cả Thiên Đình vội phán rằng: "Thôi, bảo Thủy Thần rút nước ngay đi kẻo nguy đến sinh linh mà khốn. Thằng Cường Bạo nghịch thiên nghịch địa, đòi chống báng cả ta nữa, Thiên Lôi, Thủy Thần đã phải chịu nó, thôi đành để dịp khác trị tội ngỗ nghịch của nó vậy".

Cường Bạo lại thoát nạn được mấy lần, nhưng rồi về sau không còn coi trời đất ra gì nữa, ít lui tới với Táo quân như trước, không được Thần Bếp báo cho biết trước tai họa mà đề phòng. Một hôm, Cường Bạo đi ngang một cánh đồng, Thiên Lôi vẫn căm thù rình mò ở trên trời nom thấy, nhè lúc Cường Bạo không phòng bị, thình lình nhảy bổ xuống bổ lưỡi búa vào đầu Cường Bạo chết tươi.

Dân chúng đem xác Cường Bạo chôn ở gò đất cao, rồi lập miếu thờ gọi là đền Bối Xuyên.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #16
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:9b5ef82324]Chuyện Chàng Mồ Côi [/center:9b5ef82324][center:9b5ef82324]Tác giả: Hoang Ðường [/center:9b5ef82324]
Ngày xưa có một chàng thanh niên mồ côi cha mẹ từ tấm bé, được người làng nuôi cho lớn khôn. Người ta quen gọi chàng là Mồ Côi.

Mồ Côi càng lớn càng làm khoẻ. Không có ruộng vườn, ngày ngày chàng đem sức đổi lấy hai bữa ăn. Thấy chàng cần cù, và có lòng tốt, các bậc già cả, các cô con gái và các em bé đều quý mến. Những ngày mưa to gió lớn, chàng không đi làm được thì các cô gái rủ nhau đem gạo sang nhà giúp. Thấy vậy một vài chàng trai trẻ trong làng đem lòng ghen ghét. Họ tìm cách hãm hại Mồ Côi.

Một hôm, Mồ Côi bị ốm. Trai làng xúm lại đánh đến sứt mặt, mẻ trán giữa lúc chàng đang cùng một cô gái làng đi làm đồng về. Chàng bị đau nhừ cả người, nằm mấy ngày chưa lại sức.

Thấy bọn con trai ghét mình, chàng bèn chạy sang làng bên cạnh làm thuê, gánh mướn nuôi thân. Nhưng đến ở làng này chưa lâu, chàng lại bị bọn trai làng rủ nhau sang gây chuyện và đánh đập.

Mồ Côi lại phải bỏ làng này ra đi một lần nữa. Lần này chàng định đi kiếm ăn ở một nơi thật xa. Chàng đi ba ngày liền, đến một làng nhỏ ven rừng hẻo lánh. Chàng vào một nhà phú ông xin ở thuê. Phú ông thấy Mồ Côi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, liền nhận lời giao cho chàng công việc hái trám.

Nhưng khi nhìn rừng trám rộng mênh mông, cây nào cũng to bằng hai ba người ôm và cao thẳng vút lên trời, Mồ Côi lắc đầu, lè lưỡi. Phú ông ngon ngọt dỗ dành và hứa trả công cao. Trèo xong rừng trám, lão sẽ trả cho 500 lạng bạc. Lão còn bày cách bắc thang tre để trèo. Công việc leo trèo thật vô cùng vất vả và nguy hiểm. Nhưng vì thấy phú ông đối đãi có vẻ tốt, nên Mồ Côi không tiếc sức.

Từ đó ngày nào chàng cũng trèo thang lên ngọn cây trám, cầm sào vụt rụng từng chùm trám chín xuống đất. Phú ông cùng vợ và con gái thả sức thu lượm đưa ra chợ bán. Một tháng rưỡi trôi qua, với cây sào và cái thang, Mồ Côi leo hết cây trám này đến cây trám khác. Phú ông cũng thu về hết món bạc này đến món bạc kia.

Hôm ấy, Mồ Côi trèo đến cây trám thứ hai trăm cũng là cây trám cuối cùng. Thấy sắp phải tính công trả cho Mố Côi số bạc hơn năm trăm lạng, phú ông gọi vợ đến bàn mưu tính kế.

Sáng hôm ấy, vợ chồng phú ông dậy từ lúc gà gáy, sai con nấu cơm làm bữa mời Mồ Côi.

Cơm nước xong, Mồ Côi lại theo gia đình phú ông vác sào ra rừng trám.

Sau khi Mồ Côi đã trèo đến ngọn cây, thì ở dưới gốc, phú ông sai con rút lấy thang tre về nhà, mặc cho Mồ Côi ở trên cao kêu la ầm ĩ. Chàng cố tìm cách tụt xuống, nhưng loay hoay nửa buổi cũng không tìm ra cách gì cả. Thân trám thẳng tắp, to bằng hai người ôm, không thể bấu víu vào đâu để tụt xuống được. Thế là từ đấy, chàng phải sống trên ngọn cây trám như loài khỉ vượn. Ðói bụng, chàng phải hái quả trám ăn sống. Khát nước, chàng liếm từng giọt sương đêm đọng trên từng chiếc lá. Ðêm cũng như ngày chàng không dám ngủ say, ăn hết trám, chàng phải ăn đến lá. Ăn hết lá, chàng phải ăn đến vỏ.

Một buổi sáng, trời hửng nắng, Mồ Côi cởi chiếc áo cánh phơi lên một cành trước mặt. Giữa lúc ấy có một con gấu ngựa đi qua dưới gốc cây. Trông thấy cái áo của Mồ Côi, nó tưởng là một tổ ong, liền trèo lên định ăn mật. Gấu đến bên cái áo, mắt lim dim để tránh ong đốt vào mắt như thói quen của nó, rồi nhoài người ra ngoạm lấy cái áo cánh nhai ngấu nhai nghiến.

Thấy thế, một ý nghĩ táo bạo mới nẩy ra trong óc Mồ Côi. Nhằm lúc con gấu nhắm tịt cả hai mắt và mải nhai cái áo, Mồ Côi liền nhè nhẹ tụt xuống, cưỡi ngay lên lưng con gấu, hai tay ghì chặt lấy cổ. Gấu bị ôm bất thình lình, hốt hoảng nhưng không dám buông tay, đành phải cõng cả Mồ Côi tụt xuống gốc. Khi gấu còn cách mặt đất hai ba sải, Mồ Côi vội nhảy xuống đất bỏ chạy. Gấu cũng chạy đuổi theo Mồ Côi. Mồ Côi cố sức chạy mãi vào rừng. Bỗng có một cái hang sâu chắn ngang trước mặt, chàng đành phải nhảy liều xuống hang; gấu không dám nhảy theo. Mồ Côi nhờ vậy được thoát.

Nhưng từ đây, chàng lại lâm vào một cảnh khổ cực nguy hiểm mới. Hang tối om. Chàng phải lần mò từng bước chân để một lối đi ra ngoài. Chàng đi mãi trong hang nhưng đi tới đâu cũng thấy tối như bưng. Xung quanh chàng chỉ có những con dơi bay đi bay lại. Chúng bay qua đầu chàng rứt từng sợi tóc, từng mảnh da. Bao nhiêu ngày ở trong hang phải chịu cực hình như thế. Mặc dầu vậy chàng cố len lỏi đi hết gốc hang này, lại dò đi sang gốc hang kia mong tìm một lối thoát.

Chợt một hôm chàng lần tới một chỗ nọ có một tia ánh sáng lọt vào. Chàng vui mừng khấp khởi. Nhưng về sau mới biết đó chỉ là một lỗ thông thiên chứ không phải là cửa hang. Tuy vậy chàng cũng cố vịn vào vách đá trèo lên để vượt ra ngoài. Nhưng sức chàng đã yếu lắm, đã năm bẩy lần leo lên được vài ba sải tay, rồi lại ngã xuống chỗ cũ.

Một hôm, trong khi nằm ngất trong hang, chàng thấy một ông cụ đầu tóc bạc phơ, tay cầm một cái rìu và một hòn đá thần đến gần. Ông cụ bảo:

- Ta là thần núi, thấy con khổ cực quá nên đến cứu con đây! Ta cho con một cái rìu. Nó sẽ cho con cơm ăn, áo mặc. Ta cho con hòn đá thần này. Con mang rìu mài vào hòn đá này thì lưỡi rìu sẽ sắc. Con kỳ hòn đá này vào da, da sẽ trở nên trắng trẻo và đẹp đẽ. Cuối cùng ta cho con viên thuốc nó sẽ cho con sức khoẻ vượt hang.

Nói xong, thần núi chống gậy đi mất. Mồ Côi tỉnh dậy, nhặt viên thuốc bỏ vào mồm. Tự nhiên thấy người nhẹ nhõm lạ thường. Chàng giắt cái rìu và hòn đá vào thắt lưng, rồi leo theo vách thẳng lên lỗ thông khác. Khác với những lần trước, lần này chàng trèo nhanh thoăn thoắt, chỉ một lát đã tới lỗ thông hơi và nhìn thấy ánh sáng ở bên ngoài. Chàng nhắm mắt lại một lúc rồi đu người ra khỏi hang.

Chàng lần xuyên qua rừng. Ðến quá trưa, tới bờ một con sông cái. Chàng men bờ, xuôi theo dòng. Ði được một quãng, chàng gặp một ông cụ tiều phu. Nhìn thấy Mồ Côi mặt mũi gớm ghiếc, đầu không còn sợi tóc, da dẻ sần sùi, hai vành tai sứt lở, áo quần rách nát, ông cụ bỏ chạy. Mồ Côi đuổi theo kể mọi lỗi gian lao của mình cho ông nghe. Ông cụ bảo giúp mình đốn củi và phát nương rồi sẽ đưa về nhà.

Mồ Côi liền lấy cái rìu ra mài vào hòn đá thần. Cái rìu trở nên rất sắc, chàng chỉ chặt một lúc đã được một đống củi chất đầy cả một gian nhà. Tối hôm ấy, chàng được ăn nghỉ ở nhà ông cụ.

Ông cụ có sáu cô con gái. Cả sáu cô gái đều đã đến tuổi lấy chồng. Thấy bố dắt về một chàng trai gớm ghiếc, các cô con gái, trừ cô út, đều tránh xa. Họ nói với bố đuổi ngay ra khỏi nhà. Ông cụ phải mắng mãi các cô mới chịu im. Cuối cùng các cô bảo bố cho Mồ Côi ra ở lều ngoài nương để chàng vừa phát thêm rẫy vừa coi lúa. Hàng ngày các cô sẽ luân phiên nhau đưa cơm, bắt đầu từ cô cả.

Ðể khỏi giáp mặt với Mồ Côi, cô cả đem một cái mõ treo lên một gốc cây ở đầu mương cách lều khoảng một trăm bước. Cô gõ mõ một hồi ba tiếng rồi đặt cơm ở gốc cây, gọi Mồ Côi đến lấy cơm ăn. Ðoạn ba chân bốn cẳng quay trở về nhà, không cần biết rằng Mồ Côi có nghe hay không. Lần lượt bốn cô em tiếp sau cũng bắt chước làm như cô chị. Duy chỉ có cô út đến lượt mình đưa cơm, cô không bỏ nắm cơm ở dưới gốc cây, cũng không gõ mõ như các chị, mà đi vào đến tận lều, trao tận tay Mồ Côi. Trong khi Mồ Côi ăn cơm, cô ngồi lại hỏi thăm sức khoẻ, quê quán, gia đình của chàng. Cô cố ý ngồi chờ cho Mồ Côi ăn xong rồi mới về nhà.

Từ ngày ra ở lều, Mồ Côi vẫn làm việc như ông cụ dặn. Sáng nào chàng cũng mài rìu thêm sắc để chặt được nhiều cây. Chiều nào chàng cũng ra suối tắm, lấy hòn đá thần kỳ vào người, quả nhiên da dẻ chàng dần dần trở lại hồng hào, xinh đẹp hơn trước.

Bẵng đi một thời gian, chàng không thấy cô út đến đưa cơm. Tự nhiên thấy buồn buồn nhơ nhớ, chàng cho là cô út cũng bắt chước các chị đặt cơm nắm ở gốc cây, rồi vội vã trở về nhà ngay, không biết cô út bận sang nhà bà cô ở làng bên.

Sau đó ba tháng cô út lại về nhà bố. Cô lại đem cơm vào lều cho Mồ Côi nhưng cô không thấy chàng Mồ Côi xấu xí mọi ngày mà chỉ một chàng trai mặt mày sáng sủa, da dẻ hồng hào, đầu tóc gọn gẽ thì thấy ngạc nhiên, vội hỏi :

- Chàng là ai ? Chàng ở đâu đến ? Chàng có biết cái anh Mồ Côi bị ăn mất hai bàn tay, rứt hết mái tóc trước đây coi nương ở lều này không ?

Biết là cô út không nhận ra mình nữa vì là mình đã nhờ đá thần thay đổi nhiều lắm. Nhưng Mồ Côi chỉ gật đầu chào cô út, không thưa, không rằng. Cô út hỏi tới hai ba lần mà chàng chỉ cười chứ không nói một lời. Thấy vậy cô út đặt nắm cơm xuống sàn, quay ra cửa nhìn về phía rừng gọi Mồ Côi. Cô gọi tới hai ba tiếng, vẫn không có tiếng trả lời.

Gọi xong cô út xuống thang đi vào rừng. Cô tìm khắp bốn góc nương lại hú gọi luôn mồm nhưng vẫn không thấy. Cô đành chạy một mạch về nhà.

Ngày hôm sau, đến lượt cô cả đi đưa cơm. Cô út xin đi thay. Cô định hôm nay phải tìm cho bằng được Mồ Côi mới thôi. Nhưng cô lại chỉ thấy anh chàng trắng trẻo hôm qua. Cô hỏi nhưng chàng trai chỉ cười đáp lại chứ không nói. Cô đặt nắm cơm xuống sàn rồi quay ra cửa định vào rừng tìm. Lần này Mồ Côi không thể làm thinh được nữa, chàng nói:

- Cô út ơi! Cô không phải đi tìm nữa. Xin cô thứ lỗi vì tôi đã làm cô mất công tìm kiếm. Bây giờ tôi đã biết hết lòng dạ của cô đối với tôi rồi. Tôi chính là cái anh Mồ Côi mất tai mất tóc ngày nọ đây.

Cô út quay lại, hết sức ngạc nhiên, cô nói:

- Chàng đấy à ? Sao chàng thay đổi thế này ?

Mồ Côi sung sướng trả lời :

- Cô út ạ ! Nhờ có hòn đá thần này mà tôi đã dần dần trở lại lành lặn như thế này đây.

Rồi chàng kể lại cho cô út nghe những việc làm trong thời gian qua . Từ hôm ấy, ngày nào cô út cũng thay các chị vào nương đưa cơm, các cô chị rất thích không cần hỏi duyên cớ vì sao. Duy chỉ có ông cụ thì hơi lấy làm lạ. Một hôm ông lẻn thi theo rình xem cho rõ sự tình.

Nấp ở trong bụi, ông cụ không thấy anh chàng Mồ Côi xấu xí hồi nọ, mà chỉ thấy một chàng trai trẻ đẹp, nói nói cười cười với con gái út của mình. Chờ cho con về, ông cụ vào lều hỏi xem chàng trai nọ là ai. Sau khi nghe kể, ông cụ mới rõ chàng trai chính là anh chàng Mồ Côi mất tai, mất tóc.

Tối hôm ấy, ông cụ gọi cả sáu cô con gái lại hỏi :

- Anh chàng Mồ Côi ở với ta đã lâu ngày. Chàng rất chăm làm và làm rất khoẻ. Bố vừa lên nương xem thì thấy một mình chàng không những đã trông nom rất chu đáo nương lúa, nương ngô, mà còn phát gốc, chặt cây, được rất nhiều nương rẫy. Vì vậy, bố rất mến, bố muốn kén chàng vào làm rể nhà ta. Có đứa nào bằng lòng lấy chàng không ?

Nghe bố nói, năm cô chị nhìn nhau nhổ nước bọt phì phì và đều trả lời:

- Bố mẹ đừng nghĩ quàng xiên như vậy. Chúng con không bao giờ bỏ phí cái tuổi thanh xuân, dấn thân làm vợ một chàng "người không ra người, quỷ không ra quỷ !"

Ông cụ hỏi cô út, cô đỏ mặt đáp :

- Cha mẹ muốn gả cho chàng, thì con cũng xin vâng. Ông cụ nhìn vợ, rồi nhìn cô út ân cần nói:

- Vậy ngày mai, chúng ta sẽ sửa soạn làm lễ cưới đón rể cho con gái út của chúng ta.

Sáng hôm sau, cả nhà ông cụ sửa soạn lễ cưới cho con út, tất cả họ hàng và xóm làng đều rất ngạc nhiên. Họ xì xào bảo nhau:

- "ông cụ khéo lẩn thẩn, sao lại gả cô út trẻ đẹp, hiền lành, cho cái anh chàng xấu xí ấy." Nhưng buổi đón rể đã làm cho tất cả người họ, người làng , cũng như năm cô chị đều hết sức ngạc nhiên và ghen tị. Ði bên cạnh cô út không phải là chàng Mồ Côi xấu xí, mà là một chàng trai trẻ đẹp, vóc người vạm vỡ, da dẻ hồng hào, mặt mày sáng sủa, đầu tóc gọn gàng và nổi tiếng đốn cây, làm rẫy rất khoẻ.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #17
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:1b9bc142a5]Chuyện Chàng Lút [/center:1b9bc142a5][center:1b9bc142a5]Tác giả: Hoang Ðường[/center:1b9bc142a5]
Ở làng nọ có anh chàng Lút bị hủi ăn từ đầu đến chân. Trông người xấu xí, hom hem như sắp chết đến nơi rồi. Trong làng chẳng ai thèm lui tới chơi với Lút. Kẻ khinh anh nghèo đói, người sợ lây bệnh tật của anh. Tuy vậy, hàng ngày anh Lút vẫn cố lê ra suối đi câu cá. Anh đi câu xa, mãi tận chỗ thác nước chảy rì rào, trắng xoá dưới chân suối trúc.

Hôm ấy, câu hồi lâu, anh Lút bắt được hai con cá trắng tinh, trông như bạc đúc vậy. Anh để cá trên tảng đá anh đang ngồi câu. Lút đang chăm chú nhìn cần câu, thì có hai con quạ băng ngang qua quắp mất hai con cá đem đi tận chỗ xa, nơi đầu ngọn suối.

Có một đoàn cô gái đi xuống suối. Các cô đi rừng về. Vai cô nào cũng nặng trĩu những gùi củi đầy. Các cô đặt gùi xuống nghỉ, lội xuống suối tắm. Thân mình các cô mềm mại như tàn lá chuối, thon thon như cây lau, cây lách, đẹp rạng rỡ như ánh mặt trời .Tắm xong ai nấy lên bờ sửa soạn ra về. Chỉ còn lại hai chị em cô nọ đang nghịch nước suối reo ồ ồ, nước thác chảy trắng phau. Hai chị em lên bờ, sửa soạn ra về. Bỗng hai cô gái thấy hai con cá bạc bé như sợi lá thông, nhấp nháy như cọng cỏ chỉ. Hai cô bèn nhặt lên, giấu cá trong gùi mang về nhà, không cho cha mẹ biết. Hai cô lén mang cá ra nướng ăn.

Sáng hôm sau, thức dậy, cả hai cô ngạc nhiên thấy bụng to hẳn lên: hai cô đã có mang. Hai cô lo lắng quá, khóc lóc tỉ tê với mẹ:

- Mẹ ơi! không biết làm sao mà hai con khốn khổ ra thế này? Hai con có tội với cha mẹ, xấu hổ với bà con xóm làng lắm .

Chẳng kịp hỏi đầu đuôi ra thế nào, bà mẹ lớn tiếng nhiếc mắng hai cô thậm tệ:

- Bay là đồ gái hư, gái thối! Bay là quân sống nhuốc, sống nhơ! Ðừng có làm trò bêu danh, xấu tiếng cho nhà tao! Hai cô tìm lời giãi bầy nỗi oan với mẹ:

- Mẹ ơi! Ðêm nào hai con cũng ngủ ở nhà với mẹ: Các con có dám đi ngủ lang ngủ chạ với ai đâu

Bà mẹ lại lồng lên nhiếc móc ầm ĩ:

- Liệu bề khai thật ra, thì may ra tao còn tìm cách... Không thì hãy cút xéo đi!

Hai cô nghĩ ngợi một chốc, se sẽ nói tiếp:

- Mẹ ạ! Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có hai con cá trắng lọt được vào nhà ta thôi!

Mấy ngày sau hai chị em sinh được hai cô gái rất xinh đẹp. Bố mẹ hai cô bèn cho mời cả dân làng lại.

Trai tráng khắp nơi lục tục kéo đến. Ai nấy đều khoác chăn, mang gùi đến để cho hai đứa bé nhận mặt, xem thử ai là cha của chúng. Nhưng hai đứa trẻ không nhận ra ai cả. Bố mẹ hai cô lấy làm thất vọng. Bỗng họ sực nhớ ra còn anh chàng Lút nữa, anh chàng nghèo khổ bệnh tật mà chẳng có ai nhớ tới. Bà mẹ bèn gọi người nhà ra bảo:

-Phải đi gọi ngay thằng Lút đến đây! Mau lên!

Một chốc, chàng Lút què lò dò tới, Lút vừa bước tới chưa kịp ngồi, hai đứa bé đã chạy ùa ngay lại. Hai đứa reo ầm lên:

- Bố ơi, Bố! Ðúng là bố các con đây rồi. Bố gùi con trên lưng, bố cõng con trong chăn đây rồi!

Dân làng ai cũng trố mắt nhìn về phía hai cô gái. Dần dần người ta lặng lẽ bỏ ra về. Hai người tan lòng nát ruột thấy mình buộc phải làm vợ của anh chồng hủi. Hai cô khóc nức nở.

- Trời ơi là trời! Chân anh què, làm sao anh đi rừng cho được! tay anh cụt, làm sao anh phát dẫy cho nên! Miệng anh hủi, làm sao anh khấn vái cúng thần!

Bố mẹ bắt vợ chồng con cái anh Lút phải dọn ra ở riêng. Chẳng ai cho họ ở trong làng nữa. Nhà ở của họ chỉ là túp lều con lẻ loi, chỉ là một cái chòi bằng lá sơ sài! Họ chẳng có cơm ăn, chẳng có thuốc hút. Mẹ con đi phát một cái rẫy bé tí ti. Còn anh què phải ở lại nhà.

Ngày ấy, hai chị vợ đi làm rẫy vắng, Thừa cơ, có con khỉ xấu bụng đến tìm cách lừa gạt anh Lút. Khỉ mình ướt đẫm mồ hôi, vừa thở phều phào có vẻ mệt nhọc và nói:

- Anh Lút ơi! Chị dặn anh dán cho chị một đĩa trứng, nấu một nồi đầy cơm cho tôi ăn đấy. Tôi đi giúp hai chị đốt rẫy về đây, đói lắm rồi!

Tin lời khỉ, anh Lút nấu cơm cho nó ăn. Khỉ chén sạch nhẵn cả cơm lẫn trứng rồi bỏ đi. Chiều đến hai chị vợ đi làm về, bụng đói meo, nhưng nhà chẳng còn lấy một quả trứng, một hạt gạo! Anh Lút khổ sở bị hai chị vợ la cho một trận. Vợ con không tin anh nữa, cho anh chàng là người ăn gian nói dối...

Hôm sau, hai chị vợ lại lên rẫy đi làm. Nghĩ đến chuyện khỉ lừa, anh Lút căm tức anh ách trong bụng. Lần này, anh lo sắp sẵn những sợi dây thừng thật chắc để làm bẫy, giăng sẵn quanh nhà. Quen hơi ,khỉ lại mò đến. Anh Lút vừa ân cần ra mời khỉ vào, vừa nghĩ thầm trong bụng: "Mày lại muốn giở trò gì nữa chăng?" khỉ vừa bước đến gần nhà bị vướng phải bẫy ngay. Hắn ta nghĩ bụng phen này chắc chết quá nên rối rít van lạy anh Lút:

- Anh Lút ơi! Xin anh đừng giết em. Nếu anh muốn tạ tội chiêng đồng, chiêng thau gì em cũng xin nộp.

Anh Lút lắc đầu:

- Tao không thèm chiêng!

- Em xin tạ tội anh một con trâu mộng vậy.

Anh Lút lại lắc đầu:

- Tao cũng không cần trâu!

- Em xin nộp anh bao nhiêu lúa cũng được.

- Lúa tao cũng không cần!

Lưỡng lự một lát khỉ buột mồm:

-Thì em xin truyền lại cho anh phép bùa quý vậy.

Lút gật đầu:

- Thế thì được!

Anh Lút bèn gỡ bẫy, vòng dây thắt ngang bụng khỉ. Tuy vậy, anh vẫn đề phòng thói tráo trở của chú khỉ tinh ranh, anh vẫn nắm chắc một đầu dây, không bao giờ buông ra. Khỉ về nhà kì kèo xin vợ lá bùa phép cất kỹ trên sàn. Khi dùng bùa, anh Lút đọc câu thần chú: "Bùa hãy hoá phép cho ta đi! Hãy giúp ta trừ được bệnh hủi. Ta sẽ đánh chiêng mừng..."

Trong giây lát Lút khỏi hẳn bệnh hủi. Mình mẩy trơn tru, da dẻ hồng hào tốt tươi. Bấy giờ Lút đọc tiếp thần chú. Muốn chiêng, có chiêng. Muốn ché, có ché. Muốn trâu, có trâu.

Nhà chàng Lút bấy giờ xinh đẹp như bức gỗ chạm, trong làng vang lên lời ca ngợi nhà cửa xinh đẹp của anh. Lút có phép lạ:

Nhà anh đẹp như ché
Nhà anh khoẻ như chiêng
Nhà anh thẳng liền như tre
Nhà anh khoe màu huệ


Từ nay trở đi anh Lút trở nên một con người giầu có xinh đẹp. Trong nhà không thiếu thứ chi. Người ta lui tới thăm chơi chật trong chật ngoài như ngày hội.

Nhà Lút ở trên ngọn suối. Nhà bố mẹ vợ ở dưới đuôi suối. Bà ta đi múc nước, nhưng nước bị thối mùi tre ngâm!

Bà lội lần mé trên tìm xem thử có ai sục mà nước vẫn đục lên như thế. Bà thấy một bầy vịt đang hụp lặn tắm dưới suối.

Mụ hỏi mấy đứa bé ở đấy:

- Vịt nhà ai nhiều vậy các em?

- Vịt ấy là vịt của ông. Lợn ấy cũng là lợn của ông. Trâu ấy cũng là trâu của ông...

Mụ già nghe mấy đứa bé nói sốt ruột:

- Nhưng ông nào mới được?

- Ông Lút đấy mà, bà không biết à?

Nghe nói, bà mẹ đâm ra sửng sốt, suýt nữa đánh rơi vỡ mấy bầu đựng nước!

Bà mẹ bèn đi ngược dòng, để tìm xem cho được nhà của anh Lút. Bà đi đến nơi, nhưng anh chàng không ra mở cửa. "Xưa kia bà chẳng xua đuổi vợ chồng chàng như đuổi tà là gì?". Ngay lúc đó, trời đổ mưa to, giông bão đầy trời.

Một hồi sau, nghĩ thương bà già bị mưa gió sấm sét, sẽ rét mướt nguy hiểm. Lút ra mở cửa.

Thấy bà mẹ vợ đã biết lỗi, vợ chồng anh Lút cũng quyên chuyện cũ. Anh chị làm lễ mừng, mời ông bà lên nhà ăn uống, vui chơi với con cháu.

Từ đấy. Ai ai cũng trầm trồ khen vợ chồng anh Lút giầu có, ăn ở tốt bụng với bà con dân làng .

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #18
Ảnh thế thân của LSB-LuongSonAnhHao
LSB-LuongSonAnhHao
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 11-09-2002
Bài viết: 248
Điểm: 100
L$B: 21.971
LSB-LuongSonAnhHao đang offline
 
[center:93d22fb420]Chôn Của [/center:93d22fb420][center:93d22fb420]Tác giả: Hoang Ðường [/center:93d22fb420]
Ngày xưa, ở huyện Lập Thạch, tỉnh Sơn Tây (bây giờ thuộc Vĩnh Yên) có hai anh em một nhà rất nghèo, ngày ngày vào rừng kiếm củi, hái rau về bán để sinh sống. Trong nhà có một con chó cái, đẻ ra một con chó trắng chỉ có ba chân. Hàng xóm cho là quái vật, xui bảo mang vứt chó ấy đi, nhưng hai anh em không nghe.

Một hôm, có người gầy yếu đến xin ăn ở trước cửa. Hai anh em mang cơm ra cho. Ăn xong, người ấy nói rằng: "Tôi không phải là ăn mày, mà là hiện thân của thần giữ của đất này. Trước đã có một người Tàu tên là Mã Ký có chôn dấu ở trong vười nơi kia một ngàn cân vàng và ba vạn cân bạc giao cho tôi giữ, hẹn đúng một trăm năm thì lại lấy. Nay đã quá kỳ hạn không thấy đến lấy, tôi định xem người nào có đức thì tôi cho số vàng bạc ấy. Nay tôi nhận thấy anh em nhà này là người hiền lành, phúc hậu nên tôi cho hai anh em số vàng bạc ấy. Nhưng phải có con chó trắng ba chân thì mới lấy được của chôn nó". Hai anh em liền dắt con chó trắng ba chân trong nhà ra cho xem, thần giữ của bảo được, rồi dặn rằng: "Đêm mai hai anh em đem giết con chó trắng luộc lên và kiếm thêm một đĩa măng luộc va 'một đĩa đựng năm mươi hạt cau khô rồi mang ra miếu ở giữa vườn kia mà cúng. Cúng xong rồi đào cái bệ xây ở giữa miếu lên thì sẽ lấy được của". Nói xong thì thần giữ của ấy biến mất.

Theo lời dặn, đến đêm hôm sau hai anh em giết con chó ấy và kiếm đủ măng cùng hạt cau khô đem ra cúng ở miếu. Cúng xong lấy thuổng cuốc đào cái bệ gạch ở giữa miếu lên thì quả thấy một dãy chum, vại kê liền nhau ở dưới đất. Mở nắp chum vại ra thì thấy toàn vàng bạc đúng như lời thần giữ của đã nói. Hai anh em được của trở nên giàu có lớn.

Hai năm sau, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, hai anh em nhờ người môi giới đem biếu Đăng Dung 100 cân vàng và 1000 cân bạc mượn tiếng là mừng lễ đăng quang. Đăng Dung thâu nhận rồi phong cho hai anh em tước Quận công.

Cách ba năm sau, có năm sáu người Tàu đến chỗ đất để của. Họ thấy có người đào lấy hết cả rồi, lăn ra khóc thảm thiết. Anh em Quận công sai người ra hỏi thì họ nói rằng: "Chúng tôi là con cháu Mã Ký ở bên Tàu, khi trước ông cha chúng tôi có để của ở đây, hiện có gia phả để lại hẳn hoi, không biết người nào đã lấy mất hết của rồi". Anh em Quận công bảo rằng: "Chúng tôi đã lấy được của ấy". Mấy người Tàu nói: "Muốn lấy được của ấy phải có con chó ba chân, vậy các ông đã làm thế nào mà có giống chó ấy"? Anh em Quận công đáp: "Nhà chúng tôi đã có sẵn". Họ nói: "Thế thì thật trời cho các ông rồi, chứ giống chó ba chân chỉ có sứ Sầm Châu tỉnh Quảng Đông bên Tàu mới có mà thôi, vậy mà con chó của các ông lại đẻ ra giống chó trắng ba chân như thế tất cũng là do trời cho. Bây giờ của ấy các ông đã lấy rồi thì con chó ba chân của chúng tôi mang từ bên Tàu sang đây cũng chẳng cần đến nó nữa, vậy xin tặng lại hai ông làm vật hiếm có". Hai anh em Quận công thương tình cho họ 30 cân vàng và 100 cân bạc để làm lộ phí trở về Tàu.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:50
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,15911 seconds with 14 queries