Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường > Luận võ đài
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Luận võ đài Thảo luận về võ thuật và các cách luyện tập võ thuật. (Cấm bàn về VLTK).

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-02-2003   #10
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:5655769ad5]9. Có Người bảo rằng TCQ rất là khó học ! Ðâu là những khó khăn chính ? Làm thế nào để khắc phục ?[/center:5655769ad5]
Vấn đề TCQ khó hay dễ học , mỗi người đều có quan điểm khác nhau . Một số người bảo rằng nó tương đối khó học ; nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu , cái khó khăn nhiều khi khó diễn tả . Nhưng một số khác cho rằng , TCQ không khó khăn như vậy , tức là tuy có khó khăn nhưng vẫn có thể khắc phục được.

Như đã nói trên , TCQ có phong cách và đặc điểm riêng , mà những đặc điểm này người ta ít khi gặp , hay thực hành trong sinh hoạt hàng ngày . Do đó khi họ làm những động tác của TCQ , họ thấy không quen thuộc . Chúng ta có thể cho vài thí dụ để làm sáng tỏ điểm này như sau :

1. Bình thường , khi ta tập những động tác thể dục thể thao , hơn phân nữa các động tác là vận động cục bộ , vận động theo đường thẳng. trong khi đó , mỗi động tác của TCQ là vận động toàn thân , vận động đường tròn ; cho nên người mới học , khi tập luyện , nếu chú ý tay trái thì lại quên mất tay phải , nếu chú ý hai tay thì lại quên mất hai chân . Chính vì phải chú ý đến toàn diện thân thể và lại thêm thực hiện động tác đường tròn nên mới sinh ra cảm tưởng khó khăn.

2. Lúc bình thường, ta đứng trên hai chân , trọng lượng của toàn thân do hai chân chia nhau gánh chịu , nhưng khi đi quyền , hai chân phải phân thanh hư thực (hư thực phân minh) , thường là một chân đứng gập gối chịu đựng trọng lượng của toàn thân , còn chân kia biến thành hư bộ . Ðây cũng không phải là thói quen của người mới tập TCQ.

3. Bình thường chúng ta hít thở rất tự nhiên , không hề thấy khó khăn gì , nhưng trong khi luyện TCQ , hơi thở phải phối hợp đều đều với động tác. Ðiều này đối với người mới học cũng là khó.

Thế nhưng , cần phải nói rõ là chẳng có gì lạ nếu người mới học gặp những khó khăn nêu trên trong thời gian luyện quyền , và về sau những khó khăn này sẽ từ từ biến mất.

Làm thế nào giúp cho người mới học khắc phục khó khăn ?
Về mặt này , huấn luyện viên nên tùy học viên mà ấn định giáo trình và phương pháp chỉ dạy , và trong khi dạy quyền không nên nói một cách cưởng điệu hóa và khoa trương những khó khăn , để tránh cho học viên tránh khỏi tâm trạng lo lắng . Ðối với từng tư thức hoặc động tác , nên chia thành đoạn mà dạy , còn về việc kết hợp hô hấp với động tác , không nên đòi hỏi nhiều ở người học để làm tăng thêm lòng tin tưởng tập luyện của họ.

Về phần người học TCQ , phải dốc lòng mà học tập , phải cẩn thận ghi nhớ mỗi động tác , mỗi tư thức và tập đi tập lại nhiều lần . Chớ nên mong mỏi thành công nhanh chóng hoặc nữa chừng thấy khó mà bỏ bê (bán đồ nhi phế) . Cần nhớ là lúc mới học bao giờ cũng khó , nhưng sau giai đoạn nhập môn rồi , nắm được quy luật nguyên lý TCQ rồi , dần dần mới thể nghiệm được sự kỳ diệu của trạng thái viên hoạt khinh linh do môn quyền thuật này đem lại.

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #11
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:1769ed8124]10. Chúng ta có thể tự học TCQ được không ? Và nếu được , thì tự học như thế nào ?[/center:1769ed8124]
Ðối với vấn đề có thể tự học được hay không thể tự học TCQ thì quan điểm trong quá khứ và hiện nay khác nhau.

Khi xưa , ai cũng công nhận rằng TCQ là môn học "khẩu thụ diện truyền" (thầy trực tiếp dạy và xem học trò tập) , chỉ có lối truyền thụ có sư có đồ thì mới thấy được cái ảo diệu của TCQ . Lúc trước các thư tịch (sách vở) về TCQ được xuất bản thật là ít ỏi , chỉ có một số trước tác của các nhà như Ngô Giám Tuyền , Hứa Vũ Sinh , Dương Trừng Phủ , Bành Quảng Nghĩa và Ngô Ðồ Nam , nhưng các tác phẩm ấy sự giải thích vẫn còn thiếu sót , chỉ có ích lợi với tính cách tài liệu tham khảo cho người đã học tập trong các phái , chớ đối với người mới bắt đầu học thì thật là khó . Nhưng nay tình huống rất khác biệt , người học quyền tăng rất nhiều , sách báo về TCQ cũng tăng rất nhiều , do đó tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi cho người tự học TCQ .

Sau đây là những đề nghị cho người muốn tự học TCQ :
1. Khi tự học , nên tập từ hai người trở lên là tốt nhất (không nên đông quá) để giúp nhau sửa chửa động tác tư thức .

2. Sau mỗi kỳ tự học , nên mời (hay nhờ) người học theo lối sư truyền đến sửa những sai lệch của mình .

3. Nên tham khảo nhiều sách báo hữu quan .

4. Sau khi học xong TCQ giản hóa , nên tiếp tục học TCQ cổ truyền .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #12
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:aaea4be139]11. Nếu có thầy dạy nên học như thế nào ?[/center:aaea4be139]
Nếu học TCQ với quyền sư , dĩ nhiên là tốt hơn người tự học nhiều , nhưng đấy chỉ là một điều kiện cần thôi , còn như người học trò có học được hay không ? Lĩnh hội được quyền lý hay không ? Có luyện tốt hay không ? Là tùy mỗi nổ lực riêng của người học trò . tục ngữ có câu : "Sư truyền lĩnh tiến môn , tu hành tại cá nhân" (Thầy cho vốn làm ăn , còn ăn nên làm ra là do ở trò) . Như vậy người học trò phải cố gắng như thế nào ? Xin thưa ít nhất cũng phải đạt được mấy điểm nhỏ cỏn con như sau :

1. Phải nhẩn nại và tin tưởng .
Như đã nói trước , học TCQ không phải là dễ như lấy đồ chơi trong túi , mà nhất là đối với những ai thân thể suy nhược , có bệnh tật hay hiếm khi vận động , thì lại càng khó hơn . Cho nên phải luôn luôn giử vững nghị lực , kiên định lòng tin , xây dựng tinh thần lạc quan tất thắng , để tùy lúc khắc phục khó khăn , tùy lúc mà cãi tiến phương pháp tập . Người mới học nên biết rằng đây là điểm cực kỳ quan trọng .

2. Phải tập trung tinh thần nghe giảng .
Mỗi lời nói , mỗi chân đi tay múa của thầy đều đáng chú ý . Lúc đầu học động tác , tất nhiên là xem thầy đi một hai ba lần . Phải cố gắng ghi nhớ cẩn thận lời giảng giải , hay khi thầy làm động tác mẫu , để sau đó bắt chước . Khi thầy sửa tư thức mình lúc đi quyền , cần nắm lấy trọng điểm và nhớ thật chắc . Mỗi người thường chỉ phạm một hai lổi lầm quan trọng mà thôi ; những lúc tự mình sửa chửa lổi , nên sửa những lổi nặng trước , sau đó mới sửa những lổi thứ yếu . Bất cứ động tác nào do thầy chỉ dạy , phải nắm ngay yếu quyết của động tác để về nhà tập lại ,

3. Phải biết mong mỏi mình tiến bộ , luyện tập được tốt hơn .
Muốn được vậy phải tập đi tập lại . Sau khi thông qua phần phức tạp , công phu càng thâm hậu , nâng cao chất lượng của sự vận động và tình trạng sức khõe . Trong thời kỳ sơ học , học trò có thể có cãm giác đau eo mỏi gối , thì nên cố gắng lướt qua , đây là hiện tượng tất nhiên đối với người mới học ; chỉ có chuyên cần , khổ luyện , mới đi đến thành công . Mỗi động tác tư thức cần hiểu cho thấu đáo , phải biết thắc mắc xem động tác nào hãy còn sượng sùng khó chịu , để mà lưu tâm tìm kiếm giải đáp . Khi ôn tập , hai ba người cùng hội lại mà ôn thì tốt nhất , giúp nhau quan sát và phê bình cùng là sửa chửa tư thức cho được tốt đẹp hơn , đó gọi là "Thủ trường bổ đoản" (lấy dài bù ngắn) , vì đó là lúc dễ phát hiện khuyết điểm nhất .

4. Nên chịu khó suy nghĩ đặt vấn đề.
Bất luận vấn đề thuộc mặt lý thuyết hay kỹ thuật , nên tùy lúc nêu ra với thầy để được giải đáp . Ngay cả đến những cảm giác không thơ thới về thân thể như đau nhức , buồn rầu ủ rũ , thở hổn hển ,v.v...đều nên nêu ra kịp thời để thầy giải quyết.

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #13
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:00373802ef]12. Người tập luyện TCQ có thể tập các môn võ thuật khác không ?[/center:00373802ef]
Về vấn đề này , giới võ thuật từ trước tới nay vẫn còn tranh luận . Trong quá khứ có hai quan điểm bất đồng :

Một quan điểm cho rằng không thể cùng lúc tập TCQ và Thiếu Lâm quyền , môn đấu vật , cùng các vận động như xà đơn, v.v...Lý do là : cách dụng lực và khí của hai môn này khác nhau hoàn toàn . TCQ chủ trương dụng ý bất dụng lực , lấy mềm mại làm chính . Trong khi đó quyền pháp Thiếu Lâm và các loại vận động của môn đô vật chẳng hạn , chủ trương dụng lực bất dụng ý , lấy cương ngạnh làm cốt cán . Nếu như học cùng một lúc thì không thể chăm sóc cả hai được , hơn nữa trong lúc mới học chưa hiểu rõ , chưa nắm được cách vận khí , cách chuyễn lực,v.v... mà lại gắng gượng luyện tập , thì dễ sinh ra hậu quả xấu , nhẹ thì mệt nhọc , phí công sức , phí thì giờ , nặng thì bị nội thương .

Quan điểm này đúng không ? Thưa không , vì nó không căn cứ vào khoa học nào . Thật vậy , nếu tập quyền mà bị nội thương là vì tập sai đường lối (bất đắc pháp) , chứ nào phải vì tập cả hai . Ai cũng biết , nếu tập bất kỳ môn vận động nào mà tập không đúng phương pháp , thì đều nhận phải một kết quả tương phản .

Một quan điểm khác cho rằng : Mọi người đều có thể cùng lúc tập hai , hay nhiều hơn , những môn quyền thuật hay các loại vận động khác mà có tính chất khác biệt nhau . Quan điểm này xác định là , chỉ cần tập luyện đúng cách (đắc pháp) là có thể tập song song hay nhiều môn khác nhau cùng một lúc . Có người nói rằng : "Chỉ yếu luyện , tựu năng trường" (cứ tập đi rồi sẽ giỏi ; chữ 'trường' ở đây có nghĩa là công phu tiến triển) . Luyện Thiếu Lâm trường quyền sẽ phát triển được cương kình , luyện TCQ sẽ phát triển được nhu kình . Người đã luyện TCQ còn luyện tập Thiếu Lâm quyền sẽ dung hợp được cương nhu (cương nhu tương tế) , sẽ gồm nắm ưu điểm của các danh phái . Như ở môn đấu vật , tuy có các yếu quyết "súc , tiểu , miên , nhuyển , xảo" (co rút , nhỏ nhắn , ràng rịt , mềm mại , khéo léo) , có thể nói đều là cách dụng kình , nhưng thuợc loại cương kình ,ít có năng lực nhu hòa như nhu kình . Nếu như các đấu thủ đấu vật lại am hiểu TCQ , tức là biết nhu biết cương , mới giỏi "Ðổng kình" (hiểu kình) và do đó mới dễ thắng hơn .

Chúng tôi cho rằng quan niệm sau này hợp lẻ hơn . Vậy thì làm thế nào mà người tập TCQ có thể tập các môn vận động khác , hay ngược lại người đã tập các môn vận động khác nay tập TCQ thì hậu quả sẽ như thế nào ? Luyện tập như thế nào mới gọi là đúng cách ?

Có thể nói như thế này :
1. Những người mới học , trong cùng một thời gian nào đó , có thể tập hai loại vận động khác tính chất , Thí dụ : như buổi sáng (hoặc hôm nay) tập môn này , buổi chiều (hoặc ngày mai) lại tập môn khác .Nếu như tập nhiều môn hơn thì chỉ có thể ấn định một tuần lễ làm đơn vị thời gian , từng ngày từng ngày một , tập một cách có kế hoạch , để nâng cao toàn diện thể chất , thể lực và kỹ thuật vận động . Nếu tập như thế này được một thời gian nào đó mà công phu của các môn vận động đều có một căn bản nhất định thì cứ tiếp tục luyện tập , một cách đồng thời , mà không sao cả .

2. Không nên vận động quá độ . Bất kỳ tập một môn vận động nào cũng không nên tập quá mức , vì tập quá mức thì sức lực tiêu hao quá nhiều dễ làm cho thân thể suy nhược nặng nề , như vậy chính làm tổn hại thân thể mình mà thôi .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #14
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:2689d3e18a]13. Trong Khi Tập TCQ Nếu Muốn Luyện Thêm Công Phu Khác Thì Môn Công Phu Nào Là Thích Hợp Nhất ?[/center:2689d3e18a]
Mỗi người ngoài việc tập TCQ ra , còn có thể tập thêm môn công phu khác . Trước nhu cầu này , có thể đại khái chia làm hai hạng người : Một là loại ham thích vũ thuật muốn hiễu biết nhiều , hai là hạng vì thân thể đau yếu nên muốn nhờ vũ thuật để tu dưỡng thân tâm , khu trừ bệnh tật , áp dụng thể dục trị liệu . Căn cứ vào sự yêu cầu của hai hạng người trên , có thể đề nghị hai đáp ứng như sau :

Ðối với những ai muốn trị liệu bệnh tật , tu dưỡng thân tâm , thì ngoài môn TCQ ra còn có thể tập thêm các môn khí công như tọa công , trạm công , ngọa công , bởi vì các môn công phu này có tính chất rất gần gủi với TCQ , cùng với TCQ tương bổ tương thành cho việc tu dưỡng thân tâm , điều trị bệnh tật một cách tốt đẹp .

Ðối với những người ham chuộng vũ thuật , ngoài TCQ ra còn có thể tập các môn như Hình Ý quyền , Bát Quái quyền , Ðại Thành quyền , vì tính chất của chúng giống TCQ về đại thể . Các nguyên tắc về "vận kình" , "dụng ý" ,v.v...về cơ bản cũng tương đồng với TCQ . Nếu như luyện thêm các công phu quyền Thiéu Lâm , không phải là không được ; trong võ lâm , có rất nhiều vũ thuật gia gồm kiêm công phu tuyệt học của hai ba danh môn chính phái là chuyện bình thường .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #15
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:7e8eabf77b]14. TCQ Luyện Tập Vào Giờ Nào Thì Tốt Nhất ? Luyện Bao Nhiêu lần Là Vừa ?[/center:7e8eabf77b]
Thời gian thích hợp nhất cho việc tập TCQ là lúc trời còn tờ mờ sáng và lúc hoàng hôn . Ðối với người không ốm đau , mỗi ngày tập trên dưới một giờ là vừa . Trong một giờ đồng hồ này là gồm cả thời gian khởi động làm nóng người , tản bộ hoặc nghỉ ngơi và vận động hoàn chỉnh lúc kết thúc . Trong khoảng thời gian ấy , hoàn tất đi hai bài TCQ thì tốt . Tuy nhiên , nên căn cứ vào tình huống sức khõe cá nhân mà điều chỉnh cho thích đáng , thời gian và nội dung của buổi tập , chớ không nên quy định cứng ngắc .

Ðối với những người lao động vào ban ngày , thì buổi sớm mai là lúc luyện tập tốt nhất , thứ đến là hoàng hôn . Ðể đúng là rèn luyện thân thể thì buổi sáng , sau khi dậy , phải mất đến nữa giờ để đánh răng , rửa mặt , lau mình rồi mới tập , tập xong mới ăn sáng , Còn nếu tập vào lúc thì giờ rãnh rổi thì sau khi tập xong phải đợi đến nữa giờ sau mới ăn cơm tối . Nếu tập sau khi ăn tối thì phải cách ít nhất là một giờ .

Tập quyền vào buổi sáng sớm có ưu điểm là : không khí trong lành , hoàn cảnh yên tĩnh , tinh thần cũng sung mãn,v.v...Tập quyền vào hoàng hôn cũng có ưu điểm của nó : không khí cũng tương đối trong lành , hoàn cảnh cũng có phần yên tĩnh . Những người phải làm việc cả ngày , nhờ luyện tập TCQ mà sự mệt nhọc của não lực được giảm thiểu và hơn nữa sự khôi phục của não lực rất mau lẹ , đó chính là một phương pháp nghỉ ngơi rất tích cực . Người xưa sở dĩ kén chọn giờ giấc luyện tập là lúc canh hai và canh năm , gọi là "Nhị ngũ canh công phu" , tức là trước bình minh và sau hoàng hôn . Những người bị suy nhược thần kinh , hay mất ngủ , thì một mặt tuy có làm thân thể vốn đã yếu bị mệt nhọc thêm , nhưng mặt khác sự vận động này làm cho đại não trở nên an tĩnh , và lúc lên giường là an nhiên nhập thụy (đi vào giấc ngủ một cách thãnh thơi) . Thế nhưng không nên vận động quá nhiều để tránh hậu quả tương phản có ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ .

Tập quyền lúc bình minh hay hoàng hôn cũng có khuyết điểm là thiếu ánh mặt trời , không hấp thụ được tác dụng ích lợi của ánh nắng .

Nếu không thể thực hiện được việc luyện tập vào những thời gian nói trên , thì mỗi cá nhân tùy theo giờ giấc thuận tiện của mình mà lập nên thời khóa biểu tập luyện .

Thời gian vận động nhiều hay ít trong mỗi ngày , nên căn cứ vào thể lực và thời gian có thể bỏ ra mà quyết định , thông thường mỗi ngày một tiếng là trung bình . Thời gian ngắn quá thì hiệu quả không nhiều , mà thời gian dài quá thì hao tổn sức lực . Nếu không có khoảng thời gian trọn vẹn thì "Hóa chính vi linh" (chia trọn thành lẻ) , chia việc tập luyện ra làm mấy lần .

Kiên trì luyện tập , bền bỉ không gián đoạn là sự bảo đảm quan trọng cho việc nâng cao chất lượng , vận động để rèn luyện thân thể vậy .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #16
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:7e38a625a4]15. Khi Tập TCQ Vấn Ðề Giầy Dép Quần Áo Phải Như Thế Nào ?[/center:7e38a625a4]
Trong khi tập TCQ , vấn đề quần áo giầy dép chỉ cốt ở chổ sao cho sự hoạt động được tiện lợi . Mặc quần áo thể thao tốt hơn là mặc quấn áo thường nhật . Mặc quần áo kiểu Trung Hoa tốt hơn là mặc quần áo kiểu Âu Mỹ . Ði giầy thì cốt ở chổ chân được nhẹ nhàng thoải mái , như giầy lực sĩ , giầy đá bóng , giầy bố đều được cả . Không nên đi giầy da , nhất là giầy da đế cứng .

Vào mùa Ðông , nếu không chịu được lạnh , có thể đội mũ đeo găng tay mà không có chi trở ngại cho việc tập luyện cả .

Sau khi vận động , người toát mồ hôi , đây là hiện tượng thông thường . Ðiều cần nhớ là không nên cởi mũ cởi áo mà đón gió , để tránh bị trúng gió . Về nhà nên thay quần áo ấm , lau ráo mồ hôi , và nếu tốt hơn nữa thì đi tắm một lần .[/center]

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #17
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:5dc2870244]16. Khi Luyện Tập TCQ , Sân Tập Phải Như Thế Nào Mới Thích Hợp ?[/center:5dc2870244]
Khung cảnh tập cần có :

a. Ðầy đủ ánh nắng .

b. Không khí trong lành .

c. Mặt đất bằng phẳng rộng rải .

d. Không gian yên tĩnh .

Lý do là :

Vận động dưới ánh nắng rất có ích . Tia tử ngoại của ánh nắng có tác dụng sát hại vi khuẩn , da dẻ được nắng chiếu thì các tế bào dưới da sinh ra sinh tố D , là loại sinh tố có tác dụng làm cứng cát xương cốt , răng . Nhưng nếu tập dưới ánh nắng gắt thì trong cơ thể sinh ra phó tác dụng , cho nên tập TCQ lúc nắng xiên là tốt nhất . Vào mùa Hè , những ai yếu đuối lại càng nên tránh tập luyện dưới ánh nắng chiếu thẳng , mà nên chọn nơi có bóng râm mát mà tập .

Không khí càng trong lành càng tốt , vì khi tập luyện phải hô hấp , hơn nữa số lượng hô hấp lại càng gia tăng (gấp 3 đến 5 lần bình thường) . Không khí càng trong lành lượng dưỡng khí tốt càng nhiều và tạp chất ít đi , do đó không những đạt được mục đích "hô hấp dưỡng thần" mà còn tăng cường sức hoạt động của phổi . Ngược lại , nếu không khí ô trọc , tức là chứa nhiều thán khí (CO2) , khói , bụi , vi khuẩn,v.v... Thì khi ta hít vào quả là có hại không ít . Vả lại nếu không khí quá bẩn thì tốt nhất là không nên vận động mà cũng chẳng nên ở đó làm gì .

Mặt đất bằng phẳng của sân tập và rộng rải cũng rất cần thiết (điều kiện bằng phẳng quan trọng hơn điều kiện rộng rải) , bởi vì khi đi quyền , hai chân phải phân hư thực . Chân đạp thức cần có mặt bằng phẳng thì mới đứng vững được . Nếu sân tập không được bằng phẳng thì cũng luyện tập được , nhưng dĩ nhiên là có đôi chút ảnh hưởng . Còn sự yêu cầu sân tập rộng rải cũng không gắt gao lắm . Thông thường một người tập cần khoãng sân rộng cở 1 trượng , dài 2 trượng là đủ , hẹp hơn cũng không sao .

Ðối với việc luyện TCQ , khung cảnh u tĩnh rất là cần thiết , bởi vì luyện quyền không phải chỉ là vận động thân thể mà còn là tu dưỡng tinh thần . Khi luyện quyền , cần phải "Tâm tĩnh" tức là "Tâm thần an tĩnh" , tư tưởng tập trung , tránh được sự chi phối , ảnh hưởng không có lợi của sự ồn ào náo nhiệt . Ðối với người mới học , điều kiện này cũng rất là trọng yếu , bởi vì người mới học lại càng dễ bị lôi cuốn bởi các yếu tố kích thích bên ngoài , như xe cộ qua lại , âm thanh tạp loạn , khiến cho tai mắt bị sao lảng , tâm thần động đẳng , không đi vào trạng thái "Nhập tĩnh" được . Tuy nhìn bề ngoài tay chân múa may thật đầy , nhưng chẳng qua chỉ có hình thức , cái võ bề ngoài mà thôi , chứ trên thực tế cái múa may đó chẳng phải là TCQ một tí nào cả .

Tóm lại , trong bốn điều kiện trên thì hai điều kiện về không khí trong lành và khung cảng u tĩnh là quan trọng hơn cả . Rất nhiều người thích ra công viên hoặc sân vận động khoảng khoát vào sáng sớm để tập luyện , chính cũng vì muốn có được những điều kiện nêu trên .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-02-2003   #18
Ảnh thế thân của LSB-VanThang
LSB-VanThang
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 2.688
Điểm: 221
L$B: 12.049
LSB-VanThang đang offline
 
[center:728fc9fca9]17. Trước Khi Ði Quyền , Cần Có Những Vận Ðộng Chuẩn Bị Nào ?[/center:728fc9fca9]
Nội dung của sự vận động chuẩn bị gồm có hai mặt như sau :

1. Chuẩn Bị về mặt sinh lý :
Tức là chuẩn bị về thân thể . Về phương diện này , ý nghĩa của vận động chuẩn bị là làm cho một thân thể đang ở trạng thái tương đối tĩnh , chỉ thông qua một hình thức hoạt động nhất định nào đó , tiến dần tới vận động chính thức . Mục đích là làm cho cơ , nhục , cân , kiên (thịt , gân , sụn) được buông lỏng (tung thỉ) , các quan tiết buông lỏng (tung khai) , phởi nở nang (thư triển) , huyết mạch thông suông . Nói cụ thể , thì trước tiên là tản bộ , tiếp theo là hoạt động tứ chi và thân , như uy yêu uy thối (vận động tròn cho eo và chân) , đi miêu bộ , làm thêm hô hấp , làm một chút tán thủ (như vân thủ , Lãm tước vĩ) . Vì tính chất hòa hoãn của dộng tác TCQ nên yêu cầu về vận động chuẩn bị tương đối không gắt lắm , thông thường tập chừng 15 phút là vừa .

2. Chuẩn bị về mặt tâm lý :
Tức là chuẩn bị về mặt tinh thần . Sự chuẩn bị này có ý nghĩa quan trọng hơn . Như đã nói trên , luyện TCQ đòi hỏi tâm tĩnh , tư tưỡng tập trung thì hiệu quả mới cao . Ðể đạt được mục đích này , thì ngay tại khai thức , ta đã tĩnh tâm lại , gạt bỏ mọi tạp niệm mà hết sức chú ý vào việc lườm mà không phải lườm , hít thở đều đặn nhẹ nhàng , dùng ý giữ đan điền (ý thủ đan điền) , cho đến khi thực sự thấy tinh thần nội liễm , tâm bình , khí hòa , rồi mới đi quyền .

Dĩ nhiên , trừ sự chuẫn bị này , vẫn còn có một vài chuẫn bị khác , như xem quần áo giày dép có tiện không ; có nên thay không ; mặt đất có phẳng không ; nếu có gạch vụn mãng sành thì nên quét nhặt đi . Thắt lưng cho vừa bụng , lõng quá cố nhiên không tiện , chặc quá làm trở ngại sự tuần hoàn của huyết dịch . Cho nên khạc nhổ cho sạch miệng mũi . Như vậy , ngoài không còn vướng vít khó chịu , trong không gì chướng ngại , trong ngoài chuẩn bị xong mới bắt đầu luyện quyền .

Tài sản của LSB-VanThang
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:16
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08875 seconds with 15 queries