Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 22-11-2006   #10
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.397
Lạc Long đang offline
 
Trả lời Ptit

Thực ra Ptit nói đúng không sai, có điều hình như ptit quên mất rằng bất kể chữ viết của các đân tộc trên thế giới đều có chữ đi vay, đi mượn.

Chẳng phải thời đại Internet bùng nổ nên mới có các ví dụ của ptit đâu, mà nó có từ cái thời mà ptit ú ù ý
ví như chữ xích lô...cũng là phiên âm từ tiếng pháp
xà phòng, pê đan,........vv và một lô từ tiếng Hán nữa.
Ngược lại, Pháp cũng dùng chữ của Việt Nam đại biểu như từ nhaqués để chỉ từ "nhà quê" (theo tạp chí kiến thức ngày nay) từ hops....cho từ "họp"

Bravo là từ đề chỉ sự tán thành, hưởng ứng theo nghĩa việt là hoan hô. Ấy vậy mà nó liên quan đến một lô xích xông các nước...Bulgaria cũng dùng, Pháp cũng dùng...và rồi mới đây mới biết đó là họ của một dòng họ nổi tiếng (theo truyền hình cáp - Discovery)

Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò"
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào

Internet mà ptit dẫn ra tưởng đó là tên riêng? ví như chữ CocaCola...dịch làm sao đây??? chỉ có thể viết phiên âm sang tiếng việt thôi chứ? Còn nước ta cũng hay gọi là lên mạng, lên net...vv nhưng đó là cách gọi, còn chữ trong văn bản thì khác hoàn toàn từ cách hành văn đến lựa chọn ngôn từ ngữ pháp.
Hiện nay trong bộ luật Hình Sự Việt Nam có một từ mà bao nhiêu năm nay vẫn chưa thay thế được....chữ Việt Nam đa nghĩa, đa dạng là thế mà cũng bó tay bởi cái chữ này. Đó là chữ "Bắt Cóc" đọc thì ai cũng hiểu đó là hành vi xâm phạm nhân quyền của người khác. Nhưng vấn đề là đưa lên luật, thành văn bản với cái chữ đó thì rất tức anh ách...bởi nó cũng có nghĩa là bắt con cóc....đó trên văn bản ngôn từ nó khác hẳn, nó được hạn chế tối đa các ý lung tung mà làm sao người sử dụng luật đọc phải dễ hiểu nhất...không có chuyện hiểu nhầm ý nhà thơ được ...chẳng nhẽ ra đến Tòa...Thẩm Phán lại đi cãi nhau với Luật Sư như kiểu Quản Lý LS cãi nhau với member =))
Nói chung các vấn đề này trước LL cũng quan tâm lắm, nhưng do lâu ngày nên cũng rơi vãi nhiều...để về ôn lại rồi post lên cho mọi người tham khảo./


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #11
Ảnh thế thân của *=Tiểu_Yêu=*
*=Tiểu_Yêu=*
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 12-02-2006
Bài viết: 1.038
Điểm: 226
L$B: 638.628
*=Tiểu_Yêu=* đang offline
 
Trích dẫn:
Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò"
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào
híc híc ... con cũng tên Châu ... nghe pa pa lấy ví dụ thế cảm thấy bực mình ghê cơ ... mạo muội con đối lại câu đối của pa pa nhá : " Hà ơi Hà ... sao hà lại đi tắm sông " ... hì hì ... ( lưu ý : Hà có nghĩa là sông )
Mà con cũng có nhiều thắc mắc xung quanh cái I và Y ... ví dụ có sách ghi là Vật Lí , Địa Lí và cũng có sách ghi là Vật Lý , Địa Lý ... dù biết rằng tiếng việt ta phong phú và linh động nhưng cũng cần có một vài chi tiết thống nhất cách viết , có như vầy mới bảo tồn tiếng việt chứ .

Tài sản của *=Tiểu_Yêu=*

Chỉnh sửa lần cuối bởi *=Tiểu_Yêu=*: 22-11-2006 lúc 10:05.
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #12
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.397
Lạc Long đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi *=Tiểu_Yêu=* Xem bài viết
Trích dẫn:
Còn jean mà ptit ví dụ thì ở miền bắc toàn kêu là quần bò cũng bởi vậy mà Lạc Long hồi học lớp 9 đã sáng tác ra một câu trêu 1 bạn nữ cùng lớp tên là Châu:
"Châu ơi Châu, sao Châu lại mặc quần Bò"
Viết thì viết vậy nhưng khi nghe người ta sẽ hiểu có một con Trâu đang mặc quần của một con Bò. Tất nhiên khoảng nửa năm sau thì bạn Châu đó có đối lại một câu làm Lạc Long tâm phục khẩu phục...nhưng thôi để dành mọi người ở Lương Sơn cũng dễ thôi nhưng nó là kỷ niệm...ai lại kể tuốt tuột ra đây đúng không nào
híc híc ... con cũng tên Châu ... nghe pa pa lấy ví dụ thế cảm thấy bực mình ghê cơ ... mạo muội con đối lại câu đối của pa pa nhá : " Hà ơi Hà ... sao hà lại đi tắm sông " ... hì hì ...
Không phải câu này kon gái à...
Hà cũng có nghĩa là Sông.......vậy đồng nghĩa thì không thể đối được với câu trên

Đố mọi người biết từ "ngh" chỉ dùng khi nào, dùng với nguyên âm hay phụ âm? Câu hỏi cực dễ nhưng sẽ ôn lại kiến thức về ngôn ngữ hic hic mình đố mà gần như giải hết rồi nhỉ
Trọng thưởng cho ai nêu hết các ví dụ và giải thích cụ thể. ^^
Good Luck


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #13
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.222
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi lsb_nguyenptit Xem bài viết
nói về chữ viết: bảo tồn cái gì? cái chữ mà mình đang viết có từ thời nào vậy bạn? trước là chữ Hán, nhưng nó là tiếng TQ. Thế nên mới lòi ra cái vụ bỏ bớt nét của người ta để ra chữ mình -> Nôm.

Chữ Nôm chưa bao giờ được công nhận là giản đơn hơn chữ Hán. Người xưa hoặc dùng luôn những chữ Hán có âm và nghĩa gần với tiếng Việt, hoặc dùng 2, 3 chữ Hán ghép lại thành một chữ Nôm (hội ý và hài thanh), hoặc từ một chữ Hán ấn định thêm một ký hiệu (mà người ta gọi đó là bộ vị) tượng trưng cách phát âm để tạo nên một chữ khác, rồi từ đó ung dung đưa vào từ điển chữ Nôm. Học giả ngày xưa nếu muốn học chữ Nôm thì bắt buộc phải biết chữ Hán trước. Do đó, chữ quốc ngữ của mình đặc biệt rắc rối và khó học.

Chữ Nôm thực chất hài thanh rất nhiều từ tiếng Hán. Ví dụ như mã nghị trong tiếng Hán-Việt có nghĩa là con kiến càng, viết là . Ở giai đoạn chuyển thể thành chữ Nôm, người xưa đi mượn chữ kiến (nghĩa là nhìn thấy, như kiến nghĩa bất vi vô dõng giả) của tiếng Hán và thêm vào bộ trùng để biến nó thành con kiến của chữ Nôm. Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.

Chữ quốc ngữ của các nước khác thì ngày càng giản đơn để những thành phần không phải là thành phần trí thức có thể hiểu được. Còn chữ quốc ngữ của Việt Nam thì ngược lại hoàn toàn, vì vậy mà số người thông thạo ngày một ít đi.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #14
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.397
Lạc Long đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Cửu Văn Long Sử Tiến
Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.
Hic hic...không phải vậy chứ?
Ai cũng biết là Việt Nam cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan....trước đây đều dùng chữ xuất phát từ chữ tượng hình của Trung Quốc. Rồi thay đổi chữ viết đó (biến cái của địch thành cái của ta ) dựa theo tiếng nói của dân tộc mà thành. Ngoài ra chữ Nôm được hình thành bởi giai đoạn lịch sử phát triển của nó đó là thời kỳ Bắc thuộc. Khi đó để đảm bảo cho các công văn chuyển đi chuyển lại, đảm bảo cho tính bảo mật của thời đó...mới manh nha hình thành nên chữ Nôm và lưu truyền, phát triển đến ngày nay. Tác phẩm tiêu biểu đó là truyện Kiều của Đại Thi Hào Nguyễn Du.
Tiếc rằng lịch sử của Việt Nam đi kèm với giặc giã ngoại xâm nên không có cơ hội phát triển cái riêng của mình...chữ Nôm chưa được phổ cập toàn dân thì chữ Quốc Ngữ đã lên ngôi thay thế....âu cũng là do lịch sử mà thôi.

Còn nói như Sử Tiến e vẫn chưa chuẩn? theo tại hạ biết thì các chùa cổ ở Việt Nam đều viết chữ Hán cổ...vậy ngay cả người Trung Quốc sang cũng còn méo mồm lác mắt có đọc được đâu? Đâu phải cứ biết tiếng Hán là có thể dịch được tiếng Nhật hay tiếng Nôm đâu Sử đại nhân? Muốn dịch được e rằng phải nghiên cứu cả lịch sử hình thành phát triển của nó...có nghĩa là phải tìm hiểu cả cái quãng lịch sử của một đất nước đâu chỉ đơn giản mấy cuốn sách mà hiểu hết được sự việc nó "biến" hay là "bất biến"?

Mong được chỉ giáo thêm


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #15
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.070
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
Trích dẫn:
Chữ quốc ngữ của các nước khác thì ngày càng giản đơn để những thành phần không phải là thành phần trí thức có thể hiểu được. Còn chữ quốc ngữ của Việt Nam thì ngược lại hoàn toàn, vì vậy mà số người thông thạo ngày một ít đi.
hok biết là có đúng hay không
theo ptit thấy thì chữ Việt ngày càng thoáng hơn, nó càng lúc càng phóng khoáng và thiên về nghe hiểu hơn

trở lại cái quần bò, nếu bảo phân tích ra tích bố tôi cũng chả biết quần bò là quần gì hay là cái quần của con bò mặc. Nhưng mà nói ra người ta vẫn cứ hiểu đấy là cái quần jean. Đấy chính là cái phóng khoáng của tiếng Việt ngày nay đấy!

còn cái vụ chữ Nôm, thì ptit cũng biết nôm na là bớt nét hay gì gì đó thôi.
Giờ thì xin pái phục 2 vị - đúng là càng nói nhiều, ptit lại càng biết được hơn nhiều thứ.

Trích dẫn:
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Cửu Văn Long Sử Tiến
Thứ chữ này tuy từ chữ Hán mà ra nhưng ta viết ta hiểu, đưa cho người Trung Quốc đọc thì họ bất quá... bó toàn thân chấm hết thôi.
LL này!
ptit thấy Sử Tiến nói đúng đấy!
theo ptit hiểu thì LL cũng đồng ý với ý kiến này, chỉ có điều LL bảo muốn biết thì cần phải nghiên cứu. Vấn đề ấy cũng đúng nốt, vì muốn biết và hiểu được một thứ tiếng đâu có dễ.

ưhm, sẳn đây hỏi 2 vị luôn tại sao người ta lại gọi là sinh ngữ, tiếng Việt có phải là sinh ngữ không?

kiếm tiền cái: theo sau ngh chỉ có thể là các nguyên âm: i, e, ê
nghỉ ngơi, nghe lén, nghề ngỗng.
sau nó cũng có thể là nguyên âm kép iên, iêng. nghiền đá, nghiêng đầu.
ko nghĩ ra được trường hợp nào nữa

Thân!
Best regard!


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #16
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.397
Lạc Long đang offline
 
Trích dẫn:
theo ptit thấy thì chữ Việt ngày càng thoáng hơn, nó càng lúc càng phóng khoáng và thiên về nghe hiểu hơn
Thực ra chữ quốc ngữ của Việt Nam có điểm mạnh và hay hơn các chữ của nước khác đó là phát âm thế nào, đánh vần và viết y chang như vậy. nên nó rất sát với khẩu âm, thổ ngữ cho mọi vùng miền ở phạm vi Việt nam.

Còn từ jean mà Ptit nói LL đã giải thích đó là từ vay mượn, nếu Ptit nói jean mà không có chữ áo, chữ quần hoặc chữ vải thì "bố ta" cũng không hiểu định nói cái áo hay cái quần nữa
vậy trước jean vẫn là từ của tiếng mẹ đẻ.

Còn sự khác biệt vùng miền do thổ âm tạo thành những từ địa phương thì nơi nào cũng có...do vậy Ptit chịu khó tìm hiểu thêm, không hẳn theo cách nghĩ của Ptit về cái quần bò đâu nghe.
Thử giải thích cho LL coi xem là quả mận sao lại gọi là quả roi và ngược lại???
Đôi bi tất (tất chân) sao lại gọi là vớ???

Ví dụ vùng Kim Sơn Phát Diệm - Ninh Bình, họ gọi củ khoai bằng con Củ.
Lúc đó bộ đội vào nhà một người dân chơi, ngồi trên cái chõng tre, ở dưới có nồi khoai luộc, chủ nhà nói: "Các chú móc con Củ ở dưới đít lên mà ăn" ........vậy tính làm sao??? bắt người ta nói tiếng phổ thông hay là chấp nhận đây?

nói vậy để ví dụ về sự khác biệt về thổ ngữ thôi...hi hi. Tất nhiên nếu ai giải thích được thì càng tốt. Mọi người được mở mang kiến thức.

Còn về chữ "NGH" Ptit chịu khó tìm thêm đi rồi nhận giải cũng không muộn làm sao cho đáng đồng tiền bát gạo chứ


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #17
Ảnh thế thân của LSB-NguyenPtit
LSB-NguyenPtit
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Chút xí nữa thôi à!
Gia nhập: 13-09-2006
Bài viết: 1.847
Điểm: 472
L$B: 31.478.070
Tâm trạng:
LSB-NguyenPtit đang offline
 
Trích dẫn:
Còn từ jean mà Ptit nói LL đã giải thích đó là từ vay mượn, nếu Ptit nói jean mà không có chữ áo, chữ quần hoặc chữ vải thì "bố ta" cũng không hiểu định nói cái áo hay cái quần nữa
vậy trước jean vẫn là từ của tiếng mẹ đẻ.
LL cứ phức tạp vấn đề

ở đây ptit đề cập đến sự phóng khoáng và dễ dãi của tiếng Việt hiện đại, nó có thể chấp nhận nhiều từ vựng mới, nó chấp nhận sự thay đổi, biến dạng, chính vì thế nó thiên về nghe - hiểu (giống như nó không quan trọng là 'y' hay 'i', miễn sao người nghe hiểu được là ok)
ví dụ về cái quần bò là ví dụ trong trường hợp này.

còn LL lại đang bàn về một khía cạnh khác của ngôn ngữ Việt Nam

còn muốn nói về tiếng Việt thì còn phải nghiên cứu và học hỏi dài dài, vấn đề này LL đề cập, ptit đồng ý, không có gì bàn cãi.

Trích dẫn:
Internet mà ptit dẫn ra tưởng đó là tên riêng? ví như chữ CocaCola...dịch làm sao đây???
tên riêng thì không cần phải định nghĩa, đúng hôn?
-> cocacola là không thể dịch
nhưng Internet là phải dịch à nghen, do đó nó có phải là tên riêng hay kô?
Internet là một khái niệm chung, không phải là tên riêng!

trường hợp "ngh"
- theo sau chỉ có thể làm nguyên âm đơn: i, e, ê
- hoặc nguyên âm kép: iê, ia, eo
còn nó ráp thêm cái gì ở sau nữa là tùy
- eo thì có nghèo khổ
- ia thì có ngắm nghía
- iê thì có thể là iên, iêng : như trên
- i thì có thể là i, inh,.. : nghinh phong...
- e thì có e, en,.. : vậy nghen...
- ê thì có ê, êch, ênh ... : ngốc nghếch, ngông nghênh,...

còn kêu ráp thêm cái gì nữa thì hết biết rồi.
nêu ra mọi chữ dùng ngh thì pó hand!
giờ đi tìm sách đọc thêm thôi - lấy quà mà khó thế ư

Thân!
Best regard!


Chữ ký của LSB-NguyenPtit
Đến khi có kẻ xô ta xuống vực, thì lúc đó, ta mới thực sự biết mình chết....
.

Tài sản của LSB-NguyenPtit
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-11-2006   #18
Ảnh thế thân của Lạc Long
Lạc Long
-=[ Chu Tước Kỵ Binh ]=-
Ngạo Thị Quần Hùng
Gia nhập: 17-01-2005
Bài viết: 2.387
Điểm: 630
L$B: 9.397
Lạc Long đang offline
 
Trích dẫn:
ở đây ptit đề cập đến sự phóng khoáng và dễ dãi của tiếng Việt hiện đại, nó có thể chấp nhận nhiều từ vựng mới, nó chấp nhận sự thay đổi, biến dạng, chính vì thế nó thiên về nghe - hiểu (giống như nó không quan trọng là 'y' hay 'i', miễn sao người nghe hiểu được là ok)
Giờ thì Ptit hiểu được sự khác nhau giữa Y và I rồi chứ. Bày trò đố trên là để Ptit và mọi người cùng kiểm chứng là không thể dùng lẫn lộn được...
Giờ thưởng cho Ptit 5000$......ai bổ sung tiếp cho Ptit sẽ vẫn có thưởng


Chữ ký của Lạc Long

Tài sản của Lạc Long
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:01
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,07493 seconds with 15 queries