Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 26-12-2007   #10
Ảnh thế thân của Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2007
Bài viết: 429
Điểm: 11
L$B: 5.548
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ đang offline
 
hừm
Mỹ nhan àh...
cái này k0 thể ngồi mà suy đoán bậy bạ dc
đại mỹ nhân phải dc xét dựa trên sự tác động của sắc đẹp của họ đối với quốc gia đại sự, cái mà ng ta gọi là nghiêng nước nghiêng thành
--> vì vậy các đại mỹ nhân thường là vợ vua.
--Huyền Trân công chúa k0 bít là có đẹp hay k0 nhưng muh cũng k0 thể nói Huyền Trân là đại mỹ nhân vì Chế Mân k0 gặp mặt Huyền Trân trước khi cưới. còn sự việc Châu Ô, châu Lý thì đó chỉ là một thứ trao đổi mà thôi
--An Tư công chúa đời Trần thì cũng chẳng phải là mỹ nhân vì khi đó vua Trần và quý tộc nhà Trần chỉ muốn dùng kế mỹ nhân để hoãn binh của Thoát Hoan mà thoai. Với lại sau này khi ban thưởng chức tước thì các quan thần nhà Trần, kể cả quý tộc cũng chẳng nhắc gì đến vị công chúa này => công chùa chưa hẳn đẹp, ngay cả trong sách sử của TQ cũng chẳng nói gì nhìu.
--Đặng thị Huệ có vẻ đúng đấy nhưng xét lại thì Đặng Thị Huệ cũng chưa đủ mạnh để làm cho nước mất nhà tan.--> nhưng bà này cũng đủ ghê gớm gòi
--Nguyễn thị Lộ vợ Nguyễn Trãi fải k0 nhỉ?? Nếu đúng vậy thì cái này còn nhiều tranh cãi lắm...
--Ngô thị Ngọc Dao--> nghe wen wá muh hổng nhớ
--Thái hậu Dươg Vân Nga, nguyên Phi Ỷ Lan: hai ng này có ảnh hưởng lớn đến chính trị, quốc gia xã tắc nhưng k0 fải bởi vì sắc đẹp của họ mà nhờ tài năng của họ


Chữ ký của Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
ĂN CHAY NIỆM PHẬT

Cũ 26-12-2007   #11
Ảnh thế thân của Tiểu Huyền Tử
Tiểu Huyền Tử
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-12-2007
Bài viết: 13
Điểm: 2
L$B: 6.519
Tiểu Huyền Tử đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ Xem bài viết
hừm
Mỹ nhan àh...
cái này k0 thể ngồi mà suy đoán bậy bạ dc
đại mỹ nhân phải dc xét dựa trên sự tác động của sắc đẹp của họ đối với quốc gia đại sự, cái mà ng ta gọi là nghiêng nước nghiêng thành
--> vì vậy các đại mỹ nhân thường là vợ vua.
--Huyền Trân công chúa k0 bít là có đẹp hay k0 nhưng muh cũng k0 thể nói Huyền Trân là đại mỹ nhân vì Chế Mân k0 gặp mặt Huyền Trân trước khi cưới. còn sự việc Châu Ô, châu Lý thì đó chỉ là một thứ trao đổi mà thôi
--An Tư công chúa đời Trần thì cũng chẳng phải là mỹ nhân vì khi đó vua Trần và quý tộc nhà Trần chỉ muốn dùng kế mỹ nhân để hoãn binh của Thoát Hoan mà thoai. Với lại sau này khi ban thưởng chức tước thì các quan thần nhà Trần, kể cả quý tộc cũng chẳng nhắc gì đến vị công chúa này => công chùa chưa hẳn đẹp, ngay cả trong sách sử của TQ cũng chẳng nói gì nhìu.
--Đặng thị Huệ có vẻ đúng đấy nhưng xét lại thì Đặng Thị Huệ cũng chưa đủ mạnh để làm cho nước mất nhà tan.--> nhưng bà này cũng đủ ghê gớm gòi
--Nguyễn thị Lộ vợ Nguyễn Trãi fải k0 nhỉ?? Nếu đúng vậy thì cái này còn nhiều tranh cãi lắm...
--Ngô thị Ngọc Dao--> nghe wen wá muh hổng nhớ
--Thái hậu Dươg Vân Nga, nguyên Phi Ỷ Lan: hai ng này có ảnh hưởng lớn đến chính trị, quốc gia xã tắc nhưng k0 fải bởi vì sắc đẹp của họ mà nhờ tài năng của họ
Nói vậy thì còn phải tranh cãi chán, vì chúng ta chỉ dựa trên sách vở mà đoán cho vui thôi chứ ai mà biết kỳ thực họ như thế nào ... Dương Vân Nga tại hạ không thích lắm, người tại hạ ngưỡng mộ là Ỷ Lan Nguyên Phi kia! Tuy nhiên theo những tích tại hạ được nghe (chính sử hay dã sử cũng không rõ) thì cả hai đều có nhan sắc khí chất hơn người ...

Còn An Tư, Ngoạn Thiềm, Nguyễn Thị Lộ, Huyền Trân ... thì cũng vậy thôi, đúng là chưa hẳn họ đã đẹp, nhưng những lý do ấy cũng chưa đủ chứng tỏ họ không đẹp !

Ngô Thị Ngọc Dao là mẹ Lê Thánh Tông đó mà, bà mang long thai nên bị Chánh Cung Nguyễn Thị Anh ghen ghét tìm cách hãm hại.May nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ giúp đỡ nên sau này mới có Lê Thánh Tông

Cũ 27-12-2007   #12
Ảnh thế thân của Tiêu dao tú tài
Tiêu dao tú tài
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
thất sát tinh(03/3/90)
Gia nhập: 11-08-2006
Bài viết: 1.532
Điểm: 171
L$B: 23.043
Tiêu dao tú tài đang offline
 
Tứ đại mĩ nhân đâu phải là những kẻ đẹp bình thường.Sao có thể đem những người có tí nhan sắc tính vào được.Nếu thế thì ghé lầu xanh tìm con hơn.
Tứ đại mĩ nhân phải là người có công, đức.TDTT xin được đề cử 2 người

HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

Đời vua Trần Nhân Tông :Nhân Tông thành hôn với Khâm Từ hoàng hậu, có được hai hoàng tử là Thuyên và Quốc Chân, một công chúa là Huyền Trân.

Huyền Trân càng lớn, nhan sắc thêm đậm đà. Tiếng cười nói hay giọng ngâm thơ đọc sách như giọng oanh vàng của nàng vẫn vang lên đây đó ở vườn Ngự Uyển trong Tử Cấm thành.

Sau khi đi đánh Ai Lao trở về, vào năm Quí tị (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức là vua Trần Anh Tông. Nhân Tông trị vì được 14 năm, về làm Thái Thượng hoàng, đầu tiên đi tu tại chùa Võ Lâm (phủ Yên Khánh, Ninh Bình), sau về tu tại núi Yên Tử (huyện Yên Hưng, Quảng Yên).

Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục : "Tháng ba năm Tân sửu (1301), hiệu Hưng Long thứ 9, đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ đức Thượng hoàng là Trần Nhân Tông đã truyền ngôi cho con, đi tu ở núi Yên Tử, thường muốn lịch lãm núi sông trong thiên hạ, nên mới du phương, rồi sang Chiêm Thành".


Vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman IV, trị vì 1287-1307), nguyên là thái tử Bổ Đích (Harijit), con đầu của vua Jaya Simhavarman III hay Indravarman XI (trị vì 1257-1287). Thời kháng Nguyên, vua Jaya Simhavarman III đã già, Bổ Đích nắm trọng trách điều khiển việc nước, và đã chỉ huy quân Chiêm đẩy lui lực lượng của Toa Đô (Sogatu).

Trong cuộc gặp gỡ với vua Chế Mân, Trần Nhân Tông hứa gả con gái mình là công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Có thể lúc đó Trần Nhân Tông muốn làm cho nền bang giao giữa hai nước Việt Chiêm bền vững qua cuộc hôn nhân nầy. Lời hứa của thượng hoàng Trần Nhân Tông gặp nhiều phản bác về phía triều đình nước ta. Thời đó, quan niệm khắc khe về phân biệt chủng tộc đã khiến cho các quan và cả Trần Anh Tông, vị vua đương triều, ngăn trở cuộc hôn nhân nầy.

Mãi đến khi Chế Mân quyết định tặng hai châu Ô và Rí (Lý) ở phía bắc Chiêm Thành làm sính lễ, Trần Anh Tông mới nhận lời, và lễ cưới diễn ra năm 1306 (bính ngọ). Năm 1307 (đinh mùi), Trần Anh Tông đổi châu Ô thành Thuận Châu [Thuận = theo, theo lẽ phải], châu Lý thành Hóa Châu [Hóa = thay đổi, dạy dỗ]. So với ngày nay, Thuận Châu từ phía nam tỉnh Quảng Trị và phía bắc tỉnh Thừa Thiên ngày nay; Hóa Châu gồm phần còn lại của tỉnh Thừa Thiên và phía bắc tỉnh Quảng Nam ngày nay; diện tích tổng cộng vùng đất nầy khoảng 10.000 km2.

Theo nhà cổ học Ẹ Aymonier trong quyển "L''Inscription chàme de Po Sah", công chúa Huyền Trân khi về Chiêm quốc được phong mỹ hiệu , phong tước hoàng hậu Paramecvari. Đám cưới được hơn một năm, Chế Mân từ trần (1307). Theo Khâm định Việt sử, tháng 9, thế tử là Chế Đa Đa sai bầy tôi là Bảo Lộc Kê sang dâng voi trắng để cáo việc tang.

Theo tục lệ Chiêm quốc, vua mất thì các cung phi phải lên hỏa đàn để tuẫn táng. Trần Anh Tông sai quan Nhập nội Hành khiển Thượng thư Tả bộc xạ Trần Khắc Chung cùng An phủ sứ Đặng Vân đi điếu tang, rồi lập mưu đưa Huyền Trân và con là Đa Da trở về Đại Việt. Theo Đại Nam nhất thống chí, quyển 16 viết về tỉnh Nam Định,Huyền Trân công chúa về đến Thăng Long ngày 18, mùa thu năm Hưng Long 16 (Mậu Thân 1308),đã đến tu ở chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản, phủ Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định,từ đấy sống trọn đời trong hiu quạnh bẽ bàng . Số phận hoàng tử Đa Da không được sử sách nhắc đến

\Có thể nói cuộc hôn nhân của Huyền Trân có ý nghĩa lớn lao trong việc mở rộng bờ cõi nuớc Việt, tượng trưng cho sự phát triển một cách hòa thuận về phương nam theo truyền thống sống cùng và để người khác cùng sống của người Việt!

Ngoài ra , còn có chuyện về mối tình giữa Huyền Trân và vị tướng trẻ tuổi Trần Khắc Chung. Nhưng vì giang sơn xã tắc, đành gạt tình riêng, về làm dâu nơi xứ lạ wê người để kết cuộc là sự cô đơn hiu quanh suốt quãng đời còn lại sau khi từ Chiêm thành trở về.Sự hy sinh của công chúa Huyền Trân đã được một tác giả vô danh đề cao trong một bài ca Huế theo điệu nam bình rất được truyền tụng cho đến ngày nay:

Nước non ngàn dặm ra đi, mối tình chi,
Mượn màu son phấn, đền nợ Ô Ly,
Đắng cay vì, đương độ xuân thì,
Số lao đao hay nợ duyên gì?
Má hồng da tuyết, quyết liều như hoa tàn trăng khuyết,
Vàng lộn với chì,
Khúc ly ca cớ sao mà mường tượng Nghê thường!
Thấy chim hồng nhạn bay đi, tình tha thiết.
Bóng dương hoa quỳ
Nhắn một lời Mân quân, nay chuyện mà như nguyện,
Đặng vài phân, vì lợi cho dân,
Tình đem lại mà cân,
Đắng cay trăm phần...

AN TƯ CÔNG CHÚA (cũng có sách cho rằng chỉ là nguời con gái họ Trần)

An Tư là con gái út vua Trần Thái Tông. Ngày nay không còn ai biết nàng sinh và mất năm nào. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi:


"Sai người đưa công chúa An Tư đến cho Thoát Hoan là có ý làm giảm bớt tai họa cho nước vậy".


Ngày ấy, khoảng đầu năm Ất Dậu (1285), quân Nguyên đã đánh tới Gia Lâm vây hãm Thăng Long. Thượng hoàng Thánh Tông và vua Nhân Tông đã đi thuyền nhỏ ra vùng Tam Trĩ, còn thuyền ngự thì đưa ra vùng Ngọc Sơn để đánh lạc hướng giặc. Nhưng quân Nguyên vẫn phát hiện ra. Ngày 9/3, thủy quân giặc đã bao vây Tam Trĩ suýt bắt được hai vua. Chiến sự buổi đầu bất lợi. Tướng Trần Bình Trọng lại hy sinh dũng cảm ở bờ sông Thiên Mạc. Trước thế giặc mạnh, nhiều tôn thất nhà Trần như Trần Kiện, Trần Lộng kể cả hòang thân Trần ích Tắc đã mang gia quyến chạy sang trại giặc. Trần Khắc Trung được sai đi sứ để làm chậm tốc độ tiến quân của giặc không có kết quả. Trong lúc đó, cần phải có thời gian để củng cố lực lượng, tổ chức chiến đấu. Bởi vậy, Trần Thánh Tông bất đắc dĩ phải dùng đến kế mỹ nhân. Vua sai dâng em gái út của mình cho Thoát Hoan. Công chúa còn rất trẻ. Vì nước, An Tư từ bỏ cuộc sống êm ấm, nhung lụa trong cung đình, vĩnh biệt bè bạn để hiến dâng tuổi trẻ, đời con gái, kể cả tính mạng mình. An Tư đã vào trận chỉ có một mình, không một tấc sắt. Hiểu rõ nạn nước, cảnh mình, nàng chấp nhận gian khổ, tủi nhục, kể cả cái chết.


An Tư đi sang trại giặc không phải với tư cách đi lấy chồng mà là vật cống nạp, dâng hiến, cũng là một người nội gián. Do vậy, sự hy sinh ấy thật cao cả. ở trại giặc, làm vợ Thoát Hoan, An Tư đã sống ra sao, làm được những gì, không ai biết. Nhưng tháng tư năm ấy quân Trần bắt đầu phản công ở hầu khắp các mặt trận khiến cho quân Nguyên đại bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn qua biên giới.



Sau chiến thắng các vua Trần làm lễ tế lăng miếu khen thưởng công thần, truy phong các tướng lĩnh. Nhưng không ai nhắc đến An Tư. Vậy, công chúa còn hay mất. Nàng được mang về Trung Quốc hay đã chết trong đám loạn quân. Trong cuốn "An Nam chí lược" của Lý Trắc, một thuộc hạ của Trần Kiện theo chủ chạy sang nhà Nguyên, sống lưu vong ở Trung Quốc có ghi:

"Trước, Thái tử (chỉ Thoát Hoan) lấy người con gái nhà Trần sinh được hai con".

Người con gái họ Trần này phải chăng là công chúa An Tư. Chưa có chứng cứ rõ ràng khẳng định điều ấy. Dù triều Trần và sử sách có quên nàng thì các thế hệ đời sau vẫn dành cho nàng sự kính trọng, thương cảm. Khoảng trống lịch sử sẽ được lấp đầy bằng tình cảm của người đời sau.


Chữ ký của Tiêu dao tú tài

Tài sản của Tiêu dao tú tài
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Tiêu dao tú tài vì bài viết hữu ích này:
Mộc Thảo Linh (29-10-2008)
Cũ 27-12-2007   #13
Ảnh thế thân của Tiểu Huyền Tử
Tiểu Huyền Tử
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-12-2007
Bài viết: 13
Điểm: 2
L$B: 6.519
Tiểu Huyền Tử đang offline
 
Nói như TDCS thì mỹ nhân Trung Quốc làm gì có chỗ đứng cho Dương Quý Phi ! Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc cũng đâu có dựa vào công đức tài năng gì đâu, đành rằng Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền có công thật, nhưng thước đo thực sự của họ là "trầm ngư, lạc nhạn, bế nguyệt, tu hoa" đấy chứ !

Hơn nữa, đã là "mỹ nhân", nguyên chữ "mỹ" đã có nghĩa là "đẹp", vì vậy tiêu chuẩn để đánh giá mỹ nhân nhất thiết không thể thiếu sắc đẹp (tất nhiên là còn nhiều yếu tố khác !). Thử hỏi Chung Vô Diệm công đức bản lĩnh lớn đến nhường nào mà có ai tôn xưng bà là "dệ nhất mỹ nhân" đâu ? Đó chỉ gọi là "kỳ nữ" thôi.

Mà kể cả công đức lẫn tài năng thì tại hạ thấy Ỷ Lan Nguyên Phi xứng đáng hơn chăng ? Huyền Trân Công Chúa thì tại hạ đồng ý, nhưng An Tư, Ngoạn Thiềm thì mờ nhạt lắm, đó là do sự sắp đặt của triều đình nhà Trần và họ bắt buộc phải tuân theo chứ không thể hiện được cá tính gì cả !

Cũ 27-12-2007   #14
Ảnh thế thân của Tiểu Huyền Tử
Tiểu Huyền Tử
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-12-2007
Bài viết: 13
Điểm: 2
L$B: 6.519
Tiểu Huyền Tử đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Tiêu dao tú tài Xem bài viết
Tứ đại mĩ nhân đâu phải là những kẻ đẹp bình thường.Sao có thể đem những người có tí nhan sắc tính vào được.Nếu thế thì ghé lầu xanh tìm con hơn.
Ồ, mỹ nhân, kỳ nữ Trung Hoa có đến non nửa là xuất thân ca kỹ đấy. Ngay như đại mỹ nhân Bế Nguyệt - Điêu Thuyền cũng là ca nữ trong phủ Vương Doãn mà.

Hơn nữa kỹ nữ có gì là xấu ? Xét ngay tám mỹ nhân trong Tần Hoài Bát Diễm là quá đủ ...

Cũ 27-12-2007   #15
Ảnh thế thân của Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2007
Bài viết: 429
Điểm: 11
L$B: 5.548
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ đang offline
 
ái chà
chuyện tình Huyền Trân và Trần Khắc Chung àh...
cái này thú vị nhá
Trần Khắc Chung và Huyền Trân trên chiếc thuyền tình loanh quanh từ Chiê, THành về đến Đại Việt hơn nửa năm đấy
cái này đáng nghi ngờ lắm đây...


Chữ ký của Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
ĂN CHAY NIỆM PHẬT

Cũ 27-12-2007   #16
Ảnh thế thân của Sử Tiến
Sử Tiến
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Cửu Văn Long
Gia nhập: 05-03-2004
Bài viết: 297
Điểm: 607
L$B: 5.234
Tâm trạng:
Sử Tiến đang offline
 
Nói đến mỹ nhân, tự cổ có câu: "Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi." Nhãn quang của mỗi cá nhân tất nhiên không tương đồng. Nhưng để trở thành đại mỹ nhân thì đâu thể thường thường bậc trung, chỉ dựa vào nhan sắc để vượt Vũ môn. Nếu cho rằng đại mỹ nhân là hợp thể trọn vẹn của mỹ lệ và quyền lực, thì lịch sử có không ít mỹ nữ hội đủ cả hai. Nói về quyền lực, Tây Thi biết "nắm râu" Ngô Phù Sai, há Võ Mỵ Nương thời Đường lại không biết hay sao? Bất luận quyền lực hay là sắc đẹp, Trần Viên Viên có thể nói là thượng thượng chi tuyển. Vì tấm nhan sắc thiên kiều bá mị của nàng, Ngô Tam Quế phải xung quan nhất nộ vi hồng nhan, thay đổi lịch sử trong chớp mắt. Thế thì nàng so với Điêu Thiền phỏng kém gì? Nói đến mẫu nghi thiên hạ, Dương Quý phi nào bì được Trưởng Tôn Hoàng hậu. Nói đến tài năng, tu hoa mỹ nhân vẫn còn đối thủ đáng gờm là Hán cung Triệu Phi Yến. Chiêu Quân hòa Phiên, ý nghĩa tuyệt không kém Văn Thành Công chúa. Cớ gì chỉ tứ đại mỹ nhân mới nêu danh bảng vàng mà thôi?

Như vậy, dựa trên điều kiện nào mới có thể xét đoán? Câu trả lời khá mơ hồ: bình chọn của bá tính và những huyền thoại thêu dệt chung quanh các cô nương xinh đẹp được họ ưu ái chính là tiêu chuẩn chung làm nên tứ đại mỹ nhân.

Trạng Nguyên tam niên nhất cá, mỹ nữ thiên tái nan cầu. Lịch sử Trung Quốc trên dưới năm ngàn năm tinh tuyển được bốn vị đại mỹ nhân kể cũng là nghiêm khắc.

Trở lại với tiêu đề bình chọn đại mỹ nhân của Việt Nam.

Luận về tất cả các khía cạnh, ngôi vị đại mỹ nhân của Việt Nam đặt trong tay Ỷ Lan Nguyên phi là hoàn toàn toàn khả dĩ. Tuy nhiên, tại hạ cho rằng bà xứng đáng được gọi là kỳ nữ hơn là ở vị trí đại mỹ nhân. Vì sao ư? Vì bà không có "được" bốn chữ hồng nhan họa thủy . Vả chăng, Đại Việt khi ấy thống nhất một mối, trách nhiệm của bà là chăm lo đời sống của người dân, chứ chẳng phải điệp viên mật thám mê hoặc vua, hay để hòa thân chi cả.

Huyền Trân Công chúa thân phận đáng thương chẳng khác Chiêu Quân. Một ngôi đại mỹ nhân xin dành cho nàng để tưởng nhớ đến nền hòa hiếu Việt-Chiêm. Trong lòng người dân, họ đã sớm cảm thông và biết ơn nàng.

An Tư công chúa xét ra quá mờ nhạt. Thái độ nàng ra sao, cử chỉ nàng thế nào khi giã từ vua cha dấn thân vào trại địch không hề được nhắc qua. Tại hạ thiên vị sự dũng cảm của nàng, tặng nàng hai chữ kỳ nữ.

Thật ra, Đại Việt nhiều kỳ nữ hơn là mỹ nhân. Thứ nhất là về địa lý. Trước khi Cao Biền cưỡi diều giấy làm phép ếm long mạch, kiểu đất Phượng ở miền Bắc kết phát rất nhiều. Vì vậy mà các bậc anh thư cân quắc như Nhị Trưng, Lê Chân, Thánh Thiên, Triệu Ẩu... còn kiêu hùng hơn cả nam nhi. Thứ nhì, truyền thống Việt Nam là thắng nhiều thua ít, phần nhiều là các đại tướng quang minh chính đại cầm quân, chẳng thèm dùng đến mỹ nhân kế. Thứ ba, Việt Nam mở rộng bờ cõi qua việc tiếp thu lãnh thổ của các nước yếu hơn, như Chiêm Thành, Phù Nam... không việc gì phải làm phiền đến giới quần hồng. Bằng không chắc lịch sử cũng phải tốn giấy mực cho 2, 3 nàng Tây Thi xướng danh kim bảng chứ chẳng chơi.


Chữ ký của Sử Tiến
Phàm khi đuối lý, muốn che cái xấu thì hay sử dụng quyền hạn delete hoặc move bài để khóa miệng người khác. Tư cách đó thật quá "cao thượng" và "vô tư"! Nếu không muốn bị vấy bẩn cùng những kẻ này, thì đừng để bị kéo vào vũng lầy.

Time to get away.

Tài sản của Sử Tiến
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến Sử Tiến vì bài viết hữu ích này:
Mộc Thảo Linh (29-10-2008)
Cũ 27-12-2007   #17
Ảnh thế thân của Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 02-09-2007
Bài viết: 429
Điểm: 11
L$B: 5.548
Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ đang offline
 
hừm...
phục nhất vị này, noí chí phải
Đàn bà phụ nữ Việt Nam vốn lo cho chồng con
ít ganh đua
Có những phi tần,cung nữ của những vị vua Nguyễn năm nay đã ngần 70 mà chẳng chịu rời xa lăng tẩm, hằng ngày vẫn quét lá, dọn dẹp, sống với nhau chan hòa...
uhmchúng ta chắc có lẽ cũng chẳng cần đại mỹ nhân, chúng ta nên tự hào về phụ nữ Việt Nam thì hay hơn

Cũ 28-12-2007   #18
Ảnh thế thân của Tiểu Huyền Tử
Tiểu Huyền Tử
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 22-12-2007
Bài viết: 13
Điểm: 2
L$B: 6.519
Tiểu Huyền Tử đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Đại Ngố Tử Trần Ngọc Vĩ Xem bài viết
Có những phi tần,cung nữ của những vị vua Nguyễn năm nay đã ngần 70 mà chẳng chịu rời xa lăng tẩm, hằng ngày vẫn quét lá, dọn dẹp, sống với nhau chan hòa... uhm, chúng ta chắc có lẽ cũng chẳng cần đại mỹ nhân, chúng ta nên tự hào về phụ nữ Việt Nam thì hay hơn
Đồng ý, tại hạ thích câu này. Có điều vẫn còn những ngoại lệ đấy huynh đệ ạ, ví như Tuyên phi Đặng Thị Huệ, Chiêu Linh Thái Hậu, Nguyễn Thị Anh, ngay cả Dương Vân Nga cũng vậy ...

Tuy nhiên, theo thiển kiến của tại hạ thì hình như nữ nhân Việt Nam đẹp hơn nữ nhân Trung Quốc thì phải ...

Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 03:01
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08300 seconds with 16 queries