Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-04-2003   #10
Ảnh thế thân của Anh Hùng Nan Quá Mỹ N
Anh Hùng Nan Quá Mỹ N
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-01-2003
Bài viết: 28
Điểm: 12
L$B: 7.045
Anh Hùng Nan Quá Mỹ N đang offline
 
Quả đúng như KCKT huynh đã nói qua.
Một đời của Khổng Minh chưa lúc nào ông ta tự đề cao mình một cách trực tiếp, nghĩa là vỗ ngực tự xưng ta đây thế này hay thế nọ... Nhưng nếu có vị nào bảo rằng họ Khổng không tự đề cao thì lại sợ không đúng. Theo tại hạ, họ Khổng có hai phương pháp tự đề cao mình là:

1) Đề cao kẻ khác để gián tiếp đề cao mình.
2) Đề cao mình bằng cách nhún mình.

Cách ngôn Trung Hoa có câu: "Tự đề cao mình không những đã đề cao không được, mà còn bị người ta tìm cách dìm xuống Tự nhún mình xuống thấp chẳng những đã không bị thấp chút nào, mà còn được người ta đề cao" (dẫn nhị tự tôn, tắc bất tôn nhi phản ty; dẫn nhi tự ty, tắc bất ty nhi phản tôn). Khổng Minh khi xử thế đã hoàn toàn áp dụng đúng cách đó.

1) Đề cao kẻ khác để gián tiếp đề cao mình.

Trường hợp một:

...
khi ba anh em Lưu Bị tìm vào Thảo lư lần thứ ba. Nhân nhắc tới tên TƯ Mã Đức Tháo và Từ Nguyên TRực, Khổng Minh nói:

Đức Tháo, Nguyên TRực mới là những cao sĩ đa mưu, túc trí đời nay, còn Lương tôi chỉ là một nông phu nhỏ tuổi tầm thường. Sao tướng quân lại bỏ những viên ngọc tốt để đi tìm một viên sỏi tầm thường?

Trường hợp thứ hai:

Nguyên Trương Phi là một mãnh tướng, thiếu mưu lược. Nhưng sau khi chịu sự chỉ huy huấn luyện của Khổng minh, là người chuyên môn dùng mưu lược, nên Trương Phi đã tiến bộ nhiều trong việc biết áp dụng mưu lược để tha cho Nghiêm Nhan.

Sau khi Phi dẫn hàng tướng Nghiêm Nhan về, Lưu Bị mừng rỡ nói với Khổng Minh:

- Trương Phi em tôi, nguyên là một người nóng nảy thiếu mưu cơ, thế mà từ khi được quân sư giáo dục nó đã tiến bộ nhiều trong việc dùng mưu kế.

Khổng Minh nói:

- Đâu phải vì Lượng tôi khéo giáo dục mà được! Đó là hồng phúc của Chúa công, và lòng trời muốn giúp cho xã tắc nhà Hán.

Thật là nực cười.
Hồng phúc là cái gì? Giữa hồng phúc của Lưu Bị và nhà Hán, ta không thấy có cái tương quan, hệ quả gì cả, sự tiến bộ của Trương phi trong việc áp dụng mưu trí. Đó chẳng qua là ông quan văn lắm mẹo họ Khổng tự nhún mình để tự đề cao mình một cách rất tinh vi cái mà danh từ thời đại bây giờ gọi đó là thủ đoạn ma giáo.

tại hạ có việc phải đi nên không thể tiếp tục viết xong, đợt sau tại hạ sẽ đưa ra thêm vài trường hợp nữa và sẽ chỉ một vài khuyết điểm của Khổng Minh để chứng tỏ rằng Khổng Minh không phải là người chỉ hoàn toàn có ưu điểm và cao siêu như dep_trai_lang_tu đã viết.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-04-2003   #11
Ảnh thế thân của LSB-dep_trai_lang_tu
LSB-dep_trai_lang_tu
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 29-03-2003
Bài viết: 346
Điểm: 64
L$B: 12.126
Tâm trạng:
LSB-dep_trai_lang_tu đang offline
 
ầy ừ,tại hạ có nói là khổng minh tài giỏi hoàn hảo lúc nào vậy,tại hạ chỉ muốn nói rằng,nếu không có văn võ song toàn thì làm sao nắm được thiên hạ trong tay,khổng minh chỉ đa mưu túc trí nhưng trói gà không chặt,thư sinh kiểu đó là khó làm ăn gì được,mới ngoài 30 mà khổng minh đã danh nổi như cồn thì kiêu ngạo là tất nhiên,với cả ai có tìa mà lại không kiêu ngạo bao giờ đâu(kẻ giỏi nhất là kẻ biết nắm thời cơ,nhìn rõ thời thế,biết chớp cơ hội,trên thông thiên văn,dưới tường địa lí,võ công thâm hậu,bốc phét là thần,tàn bạo vô cùng,gian hùng quỉ quyệt)
nếu làm chính trị như kiểu yêu nươc thương dân,giết kẻ chống đối mà day dứt cả đời thì đi làm sư ở chùa còn hơn,khổng minh đáng tiếc là......,thiên hạ chỉ vào tay người giỏi nhất,mà tư mã ý thì đúng là số một,trước khi làm vua thì quân tử phải biết làm con chó phục vụ,làm sai nha tạp dịch,làm con kiến dẫm phát là chết,nếu mà không có trải qua trận mạc thì làm sao có ngày dẫm lên đầu lên cổ kẻ khác được
bài viết của tại hạ có phần hơi xúc phạm và ngông cuồng,mong mọi người cho biết ý kiến


Chữ ký của LSB-dep_trai_lang_tu
Lâu rồi mình chẳng yêu ai, lâu rồi cũng chẳng có ai yêu mình

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-04-2003   #12
Ảnh thế thân của lsb-haohanluongson
lsb-haohanluongson
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-02-2003
Bài viết: 29
Điểm: 110
L$B: 20.018
lsb-haohanluongson đang offline
 
quả nhiên cách nghĩ về thiên tài của ĐTLT huynh rất sâu sắc, khâm phục!

Nay xin được tiếp theo kỳ trước.
....
Trường hợp thứ ba:

Sau khi Đông Ngô đóng vai thuyết khách gián điệp thúc đẩy cho vua tôi Tôn Quyền, Trương Chiêu, Chu Du thay đổi từ thái độ đầu hàng Tào Tháo sang thái độ chống lại, rồi ông lại giúp Chu Du trong những công tác hệ trọng, như lấy tên sắt của Tào Tháo; chặn đường cướp lương Tào cho Ngô, cuối cùng là dùng hỏa công đánh tan gần trăm vạn quân Tào ở trên sông Xích Bích. Thế mà khi trở về Tây Thục trước sự xưng tụng tán dương của mọi người, ông bình tĩnh tuyên bố:

- Đâu phải là công trạng và mưu trí của Lượng tôi, mà do ý trời và lòng người không dung một kẻ gian tà như Tào Tháo.

Trước một sự thật hiển nhiên như thế, nhưng lại không xưng lấy công lao mình, không phải là những độc giả hay phê bình tầm thường, mà nếu ta đọc lời viết của Kim Thánh Thán và Vương Ứng Lân - hai nhà phê bình văn học nổi tiếng Trung Hoa cũng sẽ thấy hai ông này phục Khổng Minh sát đất, gọi Khổng Minh là tinh thần đạo đức, luân lý rất cao. ngoại trừ Quách Mạt Nhược mới dám cho là thiếu tànhh thật, căn tính của cấp tiểu tư sản trí thức.

Trường hợp thứ tư:

Mã Tắc là một tướng của Tây Thục, TẮc là người rất cừ cả về lý luận chính trị lẫn quân sự, nhưng là thứ lý luận suông, lý luận không có thực hành, thêm vào đó TẮc lại có tính ba hoa, khoác lác, cho nên sinh thời Lưu Bị không dám giao phó một công tác hệ trọng nào.

Sau khi Lưu Bị chế, Khổng Minh vì quá tự tin vào sức giáo dục của mình như ông đã giáo dục Trương Phi nên ông đã dùng Mã TẮc và ủy nhiệm cho TẮc đi trấn giữ Nhai Đình, là một nơi quan yếu của Thục khi Lục xuất Kỳ Sơn. Quả nhiên bố con Tư Mã Ý đã dùng mưu để đánh chiếm mất Nhai đình. Được tin Nhai đình thất thủ, ông dẫm chân nói:

- Ôi thôi! Đại sự hỏng bét rồi! ĐÂy là lỗi của ta!

Thì ông còn đỗ lỗi ấy cho ai được nữa? ĐÀnh rằng lỗi ở Mã Tắc, nhưng xét người giao việc là lỗi của ông. Ấy thế mà khi chiếu quân pháp chém đầu mã TẮc, ông đã vừa mếu máo vừa nói:

- Thế mới biết sức tri nhân của Lượng còn thua đức tiên đế (chỉ Lưu Bị) nhiều quá! Nếu như người đương còn thì TÂy Thục làm gì có chuyện thua thiệt này!

Tự nhận lấy điều lỗi mình và đề cao Lưu Bị ở đây, càng làm cho người ta khâm phục ông hơn.

Trường hợp thứ năm:

Khi ông đang trên đường công tác sang bên Ngô, ông có viết thư giới thiệu một người bạn tên là BÀng Thống cho Lưu Bị. Nhưng vì khả năng tri nhân có hạn của họ Lưu, nên khi mới gặp không biết nổi khả năng của BÀng Thống. Khi ông ở Ngô về, liền hỏi đến Bàng Thống. Lưu Bị trả lời, hiện đang bổ nhiệm làm tri huyện Lỗi dương. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên gần nhw hoảng hốt, nói:

- Chết chửa, một người tài đức như Bàng Sĩ Nguyên mà làm tri huyện, thì chẳng khác nào dùng dao mổ trâu để mổ gà.

Lưu Bị hỏi: ông ấy so với Quân sư thế nào?

Khổng Minh đáp:

Bàng Sĩ Nguyên hơn tôi gấp mười lần!

Nói ra câu ấy thiết nghĩ Khổng Minh có hai dụng ý:

1) Để Lưu Bị cấp tốc trọng dụng BÀng Thống theo ý muốn của mình.
2) Trong khi tự hạ mình thì giá trị mình lại càng cao hơn.

đợt sau xin được nói về những khuyết điểm của Khổng Minh

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-04-2003   #13
Ảnh thế thân của LSB-KiepThuyDu
LSB-KiepThuyDu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 253
Điểm: 73
L$B: 8.743
LSB-KiepThuyDu đang offline
 
Khổng Minh là người KHÔNG TIN TRỜI? NHƯNG...

Tại sao tại hạ dám bảo Khổng Minh là một người không tin trời và nói mỗi khi ông làm hỏng việc gì thì ông lại bịa ra ông trời để đổ cả vào đó. Xin mời các vị cùng xem như tư liệu tại hạ lượm lặt trong Tam Quốc Chí ra:

trước tiên xin tóm tắt lại đôi dòng ý Kỳ Công Kỳ Thủ huynh:
Xét trong lịch sử cổ kim, mỗi lần gặp loạn lý, lại có một số người học rộng tài cao họ nhìn thời thế, hay là bánh xe tất yếu của lịch sử đang biến động mà sức hữu hạn của con người không thể kềm chế nổi, cho nên họ đã đi ở ẩn, họ là những người thuộc phái nhân sinh quan tiêu cực. Ví dụ: Hứa Do, Sào Phủ, TRàng Thư, Kiệt Nịch, Sở Cuồng, Tiếp Dư v.v... Trong khi đó cũng có những người thuộc phái nhân sinh quan tích cực, tự tin vào sức vãn hồi thế cuộc của con người, như Khổng Tử, Liễu Hạ Huệ, Lệnh Doãn Tử Văn, Mạnh Tử v.v... Khổng Minh thuộc phái tích cực này....

Việc ông tạm ẩn ở Ngoạ Long Cương chỉ là thời gian đợi tìm người mà thôi. Ông không tin sức người không thể làm nổi. Vì vậy mà sau khi ông nhận lời ra giúp Lưu Bị, một người bạn của ông, cũng là một ẩn sĩ tức Tư Mã Huy đã nói rằng:

- Khổng Minh đã gặp được chúa, nhưng chưa gặp được thời (Khổng Minh đắc kỷ chúa, Vị đắc kỷ thời).

Chữ thời mà Tư Mã Huy dùng ở đây là cái thời mà Hán triều mạt này, không thể khôi phục lại xã tắc được nữa. Lưu Bị, Khổng Minh không thể trùng tu lại cơ nghiệp nhà Hán, cũng như thầy trò Khổng Tử không thể khôi phục lại đế vị nhà Chu.

Riêng Khổng Minh, ông tích cực tự tin vào năng lực, nên ông đã nói với Lưu Bị:

- Ngài có thể dùng nhân hòa (muốn có nhân lực phải có nhân hòa) để lập lại cái thế chân vạc và từ đó sẽ tiến tới thống nhất thiên hạ, trùng tu Hán thất.

Khổng Minh chỉ tin ở sức con người như thế, nên khi còn ngồi trong thỏa lư nhận định thời cuộc với anh em Lưu Bị, ông đã nói "đắc thời thuận thế có ai hơn Viên Thiệu, thế mà vẫn bị Tào Tháo tiêu diệt, đâu phải vì trời mà là vì điều kiện nhân sự". Như vậy ta thấy rằng, Khổng Minh không tin ở ông trời, mà ông chỉ tin vào sức người, nhất là con người của chính ông.

Tại hạ nói thế, có lẽ sẽ có vị bảo rằng: "đọc trong TAm quốc chí thấy rất nhiều chỗ Khổng Minh nói về ông Trời". Tại hạ hoàn toàn đồng ý ở điểm đó. Nhưng ông trời mà họ Khổng thường mang ra, chỉ mỗi khi ông làm hỏng việc, ông đều đổ cho ông TRời để che dấu cái sở đoản của mình. Cái mẹo quan văn che dấu sở đoản của Khổng Minh thật là tài tình, đến nỗi sau trận Xích Bích, Tháo thua chạy đến đường ở Hoa Dung, Quan Vân TRường lại để cho Tháo đi qua. La Quán TRung bàn về vấn đề này rằng: "vì Khổng Minh biết trước số mệnh Tào Tháo chưa tới lúc chết". Nhưng xét kỹ lại thì sao? Sự thực đó là một việc không ai ngờ, chính Khổng Minh cũng không ngờ, khi Tào Tháo cùng đường ở Hoa Dung, gã nhắc lại những ơn cũ, kèm theo là những lời kêu van khất mệnh thảm thiết bi ai làm cho bao nguồn tình cảm thực chất của con người, nhất là con người nặng tình cảm như Quan Vân Trường trỗi dậy trong con người "mặt đỏ râu dài", rồi để cho Tào Tháo chạy qua. Thế là lập trường và lý trí của họ Quan đã bị tình cảm của TÀo Tháo đánh bại.

Lưu Bị sẽ xử trí thế nào đây? Khổng Minh sẽ làm sao bây giờ? Tam Quốc Chí viết: Khi Quan Vân Trường vác xác không về để chịu thi hành quân lệnh, Lưu Bị quát:

- Tào Tháo là một thằng giặc số một của cả thiên hạ, nhất là của xã tắc nhà Hán, tại sao mày lại tha hắn đi? Quốc pháp vô thân...

Rồi họ Lưu truyền đem VÂn TRường ra chém, nhưng Khổng Minh ngăn lại và nói:

- Lượng tôi xem khí tượng trên trời, cái mạng của TÀo Tháo chưa tới lúc chết trong giờ phút này, cho nên cố ý giao cho VÂn Trường đi để có dịp trả cái ơn cũ của hắn cho hết.

Thiệt là một ông quan văn lắm mẹo, nếu không muốn nói là một kẻ ma giáo, vì ông đã cố tình gán ép cho ông trời cái tiếng oan, (nếu thiệt là có ông trời). Giả sử lúc đó mà ông sai Triệu Tử Long hay Trương Phi di phục kích ở Hoa dung đạo thì chả có ông trời nào giữ nỗi cái đầu TÀo Tháo đâu.

Xét về điểm này ta phải tìm hiểu tâm lý và thủ đoạn ứng xử của Khổng Minh:

- Nếu cực lực bàn với LƯu Bị mà không thi hành quân lệnh, thì rồi đây quân lệnh, quân pháp sẽ mất hết giá trị và hiệu lực.

- Nếu để Lưu Bị thi hành quân lệnh chém đầu Quan Công thì:

a) Sẽ làm tổn thương tới tình huynh đệ.
b) Tây Thục sẽ mất một trong ngũ hổ đại tướng, càng làm cho hai đối phương Ngô, Ngụy phấn khởi, và Tào Tháo chạy mất rồi.
c) Chỗ chính yếu nhất nữa là Khổng Minh đã không biết xét người giao việc cho nên đại sự mới hỏng hết.


Vậy lối thoát của Khổng Minh, không còn cách nào khác là cách đổ cho ông TRời. Đổ cho ông trời không những không gặp phản ứng (làm gì có ông trời mà phản ứng) mà mọi việc hoàn toàn bảo đảm, trong khi đó cả sở đoản của ông không những không ai biết, mà người ta , cho mãi tới bây giờ còn bái phục ông là một người "thông thiên văn, đạt địa lý, thức thời cơ, thông nhân sự".

Nói cho đúng, Khổng Minh là một người không dám thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình, trong trường hợp xét người giao việc, nên ông đã đổ lỗi cho Trời, để che giấu lỗi của mình.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 30-04-2003   #14
Ảnh thế thân của lsb-haohanluongson
lsb-haohanluongson
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-02-2003
Bài viết: 29
Điểm: 110
L$B: 20.018
lsb-haohanluongson đang offline
 
Đa tạ KTD huynh!
Hoàn toàn đồng ý cùng cách trình bày của huynh.
Khổng Minh cũng là một con người bằng xương bằng thịt sống dưới ánh sáng mặt trời, chịu quy luận tương đối chi phối, đương nhiên ông ta cũng có những ưu điểm, nhưng cũng không khỏi có những khuyết điểm. Chỉ tiếc rằng từ trước tới nay, người ta đã nhìn ông bằng cái nhìn thần thánh, nên ông đã không chịu "thực sự cầu thị" nêu lên những khuyết điểm của Khổng Minh, nằm ngay trong sách vở. Chỉ cần ta chịu khó suy nghĩ một chút ta sẽ thấy được ngay. Ví dụ lớn nhất về khuyết điểm của KHổng Minh chắc có lẽ là chiến lược về vấn đề quân lương.

Khổng Minh đã giúp anh em Lưu Bị hoàn thành cái thế chân vạc (tam phân đình túc) xưa nay người ta khen đến không tiếc lời cho Khổng Minh là mưu trí tài giỏi. Nhưng người ta đã quên rằng bên Ngô bên Ngụy không có Khổng Minh, người ta vẫn giữ được cái thế chân vạc.

Chỉ biết rằng đời dụng binh của Gia Cát Khổng Minh, những lần thất bại chua cay đều vì chiến lược, nói cụ thể, ông không biết giải quyết chu đáo vấn đề quân lương nên ông đã thất bại đến sanh bệnh mà chết.

Đời ông 6 lần cất quân qua đánh Ngụy (lục xuất Kỳ Sơn) là 6 lần thất bại chua cay, đều do vấn đề hết lương đưa tới cả, vì đã có lần ông cho quân vây tướng Tư Mã Ý, nhưng vị tướng đa mưu này đã nắm được chỗ yếu của ông là vấn đề quân lương, nên chỉ đóng kín cửa thành chứ không chịu xuất chiến với quân tướng bên Thục. Cuối cùng, ông phải dùng kế chọc tứ Tư Mã Ý bằng cách cho người đưa biếu một bộ quần áo của đàn bà.

Nhưng cái đòn chính trị khiêu khích tiểu xảo ấy ông có thể thi thố với bọn tầm thường ở dưới cờ mình như bọn Quan Vân Trường chẳng hạn, còn tay túc trí đa mưu như Tư Mã Ý, thì ông sẽ thất bại thảm thê. Vì khi nhận được bộ áo quần đàn bà kia, Tư Mã Ý đã cười ha hả nghĩ:

"Ông quan văn lắm mẹo ơi! Tôi biết quá rồi, quân lương ông sắp hết, tôi cứ cố thủ với ông mãi, để tới khi ông phải nhổ trại rút đi, lúc bấy giờ tôi mới mở trận truy kích ông."

Quả vậy, trận đó Khổng Minh đã thất bại hoàn toàn, như "Ngụy thư" có chép:

"Lượng lương tận thế cùng, ưu hoạn thổ huyết, nhất tịch thiên dinh độn tẩu, nhập Cốc đạo phát bệnh tốt".

Nghĩa là:

"Gia Cát Lượng thế cùng vì hết lương, lo âu đến thổ huyết, một buổi chiều tự đốt hết doanh trại bỏ trốn, vào Cốc đạo phát bệnh mà chết"

Cả sáu trận "Lục xuất Kỳ Sơn" ông đều vì hết lương thực mà thất bại, không biết đã vì lý do nào mà không khắc phục nỗi khuyết điểm lớn về chiến lược ấy?

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 03-05-2003   #15
Ảnh thế thân của LSB-DoUy-DaiTrieu
LSB-DoUy-DaiTrieu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-09-2002
Bài viết: 37
Điểm: 31
L$B: 8.894
LSB-DoUy-DaiTrieu đang offline
 
Thiết nghĩ khuyết điểm của Khổng Minh chẳng lẽ chỉ có bấy nhiêu? Theo Đô Úy hai khuyết điểm lớn khác Khổng Minh mắc phải ta xét đến là:

1) Thiếu chính sách đường lối xây dựng con người để tiếp tục sự nghiệp

Theo sử sách ghi nhận: Gia Cát Khổng Minh là người có biệt tài dùng người nhưng lại thiếu chính sách đào tạo dể không những cho mình mà còn là người thừa kế sự nghiệp lớn lao mà mình đang đeo đuổi.

Luôn mấy năm ông nắm trọn quyền bên Tây Thục. Các tướng dưới quyền Khổng Minh cả về mặt quân sự lẫn chính trị đều không có gì là trội hơn bên Ngô, Ngụy nếu không muốn nói là lép vế hơn, nên nội khi ông nằm xuống, bên Tây Thục thiếu tướng chỉ huy quân đội, như không biết trong cuốn sách nào có chép: "Thục Trung vô đại tướng, Liêu Hóa tác tiên phong".

Khổng Minh nằm xuống rồi, bên Tây Thục còn lại một mớ người tầm thường, bọn Dương Nghi, Tưởng Uyển, người có lòng thương vua mến chúa nhưng lại bất tài. Còn Khương Duy là người có ít nhiều khả năng quân sự, nhưng khi Khổng Minh còn, Khương Duy chỉ là người thi hành mệh lệnh, Khổng Minh không biết đào luyện cho Duy trở nên vị chỉ huy, chống chỏi thời cuộc. Sai lầm lần nữa, là đời mình lúc xuất Kỳ Sơn, đã không làm nên trò trống gì, tới khi nằm xuống Khổng Minh lại để di chúc cho Khương Duy thay mình làm câu chuyện "Cứu phạt Trung Nguyên". Hỏi sao mà cuối cùng TÂy Thục không thất bại nặng nề??

2) Thiếu tin tưởng ở người khác rồi đâm ra bao biện

Vai trò lãnh tụ giai cấp chỉ huy giỏi là người biết xét nguwòi giao việc đúng, chứ không phải bao biện việc gì cũng giữ lấy mà làm, hay không dám giao cho ai cả. Người lãnh tụ bao biện chỉ là thứ lãnh tụ tầm thường.

Đọc lịch sử xưa:
Một hôm Hán Văn Đế hỏi thừa tướng Chu Bột:
- Năm nay bộ Hình đã xử mấy vụ án? Và trong kho tàng hiện nay còn bao nhiêu tiền và bao nhiêu gạo thóc?
Chu Bột trả lời không được, lúc đó có Trần Bình ngồi bên cạnh trả lời hộ rằng:
- Việc đình án xin bệ hạ hỏi quan đình úy, việc tiền lúc xin bệ hạ hỏi quan thủ kho!
Văn Đế lại hỏi:
- Vậy quan thừa tướng làm gì?
Trần Bình đáp:
- Quan Thừa tướng giúp thiên tử trị thiên hạ bằng mọi việc nội trị và ngoại giao, yên nguy của sơn hà xã tắc. Quan thừa tướng không phải là người biên sổ và xem xét sổ sách hàng ngày.

Xuyên qua câu chuyện trên, ta thấy rằng: việc thân hành tự xem lấy sổ sách (Thân hiệu bộ thư) của Khổng Minh mà các cây bút phê bình Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa thường ca ngợi, phải chăng là một hành động "quân tử Tào" chứ không phải là tư cách của một lãnh tụ cả quân sự lẫn chính trị như Khổng Minh???!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 22-05-2003   #16
Ảnh thế thân của LSB-RongLuaBacCuc
LSB-RongLuaBacCuc
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 10-02-2003
Bài viết: 650
Điểm: 226
L$B: 25.268
LSB-RongLuaBacCuc đang offline
 
Tại hạ cũng xin đóng góp vài lời về Khổng Minh như sau:
Khổng Minh dẫu sao cũng chỉ là một con người bằng xương bằng thịt, nói ông ta không bao giờ phạm phải sai lầm là điều vô lý và quá tôn sùng nhân vật này, nhưng tại hạ không đồng tình với ý kiến của LSB-KiepThuyDu huynh ở chỗ...


Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi LSB-KiepThuyDu
ta thấy rằng, Khổng Minh không tin ở ông trời, mà ông chỉ tin vào sức người, nhất là con người của chính ông.
Tại hạ không dám quả quyết rằng Khổng Minh là người biết trước thời vận là người nhất mực tài giỏi trong thiên hạ bởi vì chúng ta đâu có sống ở thời kì đó, những gì chúng ta biết được cũng chỉ là qua các tài liệu lịch sử và chính bộ truyện Tam Quốc mà thôi. Trong bộ truyện Tam Quốc chắc hẳn huynh cũng từng đọc qua đoạn Lưu Bị 3 lần lên núi Kỳ Sơn mời Khổng Minh phò giúp. Lưu Bị phải lên núi những 3 lần không phải vì Khổng Minh kiêu ngạo mà vì Khổng Minh biết rằng số vận của nhà Hán đã hết dù cho cố níu kéo cũng không đem lại kết quả nào nhưng đến lần lên núi thứ 3 của Lưu Bị thì Khổng Minh đã quyết định xuống núi ấy là bởi vì ông cảm cái nghĩa trọng dụng nhân tài của Lưu Bị mà liều một phen chống lại mệnh trời vậy

Tại hạ thiết nghĩ đã là con người thì phải luôn biết tự tin vào chính bản thân mình. Tại hạ xin nhấn mạnh rằng tự tin và cố chấp là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Khổng Minh lại là thừa tướng của nước Thục trong tay cầm hàng vạn binh mã nếu ông không tự tin vào bản thân rằng ông có thể thay đổi thời vận do trời sắp đặt thì sao có thể thống lãnh đại binh

Tài sản của LSB-RongLuaBacCuc
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 15-06-2003   #17
Ảnh thế thân của Tử Long
Tử Long
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-06-2003
Bài viết: 2
Điểm: 6
L$B: 6.196
Tử Long đang offline
 
Các vị anh hùng viết nhiều quá, ai cung có cái đúng cả , Tl ko dám tranh cãi, nhưng có vị anh hhùng ma nan qua mỹ nhân làm Tl khó phục.

Trích dẫn:
Trường hợp một:

...
khi ba anh em Lưu Bị tìm vào Thảo lư lần thứ ba. Nhân nhắc tới tên TƯ Mã Đức Tháo và Từ Nguyên TRực, Khổng Minh nói:

Đức Tháo, Nguyên TRực mới là những cao sĩ đa mưu, túc trí đời nay, còn Lương tôi chỉ là một nông phu nhỏ tuổi tầm thường. Sao tướng quân lại bỏ những viên ngọc tốt để đi tìm một viên sỏi tầm thường?
Nhún mình cácc hạ cũng ko cho, nếu KM nói "À, sứ quân tìm đúng người rồi đấy" thì các hạ sẽ nói thế nào về KM đây
Trích dẫn:
Sau khi Phi dẫn hàng tướng Nghiêm Nhan về, Lưu Bị mừng rỡ nói với Khổng Minh:

- Trương Phi em tôi, nguyên là một người nóng nảy thiếu mưu cơ, thế mà từ khi được quân sư giáo dục nó đã tiến bộ nhiều trong việc dùng mưu kế.

Khổng Minh nói:

- Đâu phải vì Lượng tôi khéo giáo dục mà được! Đó là hồng phúc của Chúa công, và lòng trời muốn giúp cho xã tắc nhà Hán.

Thật là nực cười.
Hồng phúc là cái gì? Giữa hồng phúc của Lưu Bị và nhà Hán, ta không thấy có cái tương quan, hệ quả gì cả, sự tiến bộ của Trương phi trong việc áp dụng mưu trí. Đó chẳng qua là ông quan văn lắm mẹo họ Khổng tự nhún mình để tự đề cao mình một cách rất tinh vi cái mà danh từ thời đại bây giờ gọi đó là thủ đoạn ma giáo.
Thứ nhất, cái câu Lưu Bị nói gì gì đó về việc KM dạy dỗ TP quả thật từ trước tới giờ Tl đọc TQ ko biết bao nhiêu lần mà ko hề thấy 1 câu như vậy, các hạ liệu có cần phải thêm câu đo 1vào để nói KM là muốn đề cao chính ông hay ko?
Còn các chuyện như dạy mọi người hát, đọc thơ của mình, người ta có thích có thấy hay thì mới làm theo chứ. Việc họ hát hay đọc thơ của KM ko lẽ là chủ ý của KM sao, cac1 hạ dường như xuyên tạc KM hơi nhiều và trí tưởng tượng khá phong phú

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 10-12-2003   #18
Ảnh thế thân của Bệnh Quan Sách
Bệnh Quan Sách
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-10-2003
Bài viết: 1.086
Điểm: 232
L$B: 12.807
Tâm trạng:
Bệnh Quan Sách đang offline
 
Cái mà người đời sau thường nhắc đế nhất về khổng minh thứ nhất ông là một chình trị gia , thứ hai mới là nhà quân sự thiên tài ngoài ra còn nhiều cái nữa nhưng đa phần là tam sao thất bản huặc là hư cấu văn học , hãy đọc 10 đại thừa tương hay là khổng minh toàn tập hay dọc phân Gia cát thế gia của tư mã thiên , các bạn sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật này , còn nói ra ở đây tôi cũng đồng ý với các bạn nhưngcũng còn có vài điều thấy đau mắt quá nói ra em rằng cái nhau mất
còn nhắn RL nhé ko phải là Khổng minh kiêu ngạo mà cũng ko phải là là vì ông muốn thử lòng thành của Lưu bị mà 3 lần ghé thảo lư của lưu bi thì chỉ có lâncuối là gặp đc chỉ là do tình cờ ông có nhà mà thôi ... nhận lời của lưu bị nhưng lúc đó ông cũng chưa thật tự tin vì đó mới chỉ là giai đoạn cuối của quá trình học tập mà thôi , nhưng nhờ đó mà chúng ta mới có cái để mạn đàm của ngày hôm nay, Rl nói ở đây là toàn nói về mảng hư cấu văn chương ko nói về đời thật của Khổng Minh

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 07:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,09531 seconds with 15 queries