Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 27-05-2003   #10
Ảnh thế thân của bichvansg
bichvansg
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-09-2002
Bài viết: 16
Điểm: 3
L$B: 6.870
bichvansg đang offline
 
Tôi xin nói tiếp về cái chuyện ngôn ngữ liên quan tới KT. Như đã có nói chuyện với ông LH trong một lá thư riêng trước đây,tôi đã có nói với ông về ngôn ngữ . Đại loại là ngôn ngữ VN là một sinh ngữ ,vì vậy có có sự sống và sự phát triển theo thời gian .Trong tiếng Anh ngày nay không ai còn dùng từ Thou hay tiếng Việt ngày nay chả ai dùng chữ nghỉ (hắn) chẳng hạn . Bộ KT mà bây giờ nhiều người đang xài là do các cố đạo người Bồ đào nha,Pháp,..trước đây dich.Mà thời ấy thì tiếng Việt còn sơ khai lắm không như bây giờ đâu vì các Cố đạo đâu có rành tiếng Việt . Bởi vậy cho đến nay dù qua nhiều lần tái bản trong KT bản tiếng Việt vẫn còn trung thành với các cố đạo ngày xưa và nhiều người (có lẽ) cho đó là lời Chúa (dịch) nên không dám sửa,sợ phạm thượng .Do đó trong ấy vẫn còn rất nhiều từ ngữ bây giờ không ai xài như: vả,đoạn (then), đạng(để) ,sanh (sinh),bạc (tiền),kẻ nghịch (kẻ thù),há,bèn là,biên (viết),chơn (chân),v.v...Thiển nghĩ,điều này cần phải được tu chỉnh .Tôi có viết một bài chuẩn bị post nhưng tiện đây trích cho quí vị đọc đặng thấy cái vô lý của cái sự "chơn thiệt" từ ngữ và tiện cho ông LeHuy tham khảo thêm :
Xin hãy đọc đoạn trích trong cuốn “Những thư chọn trong các thư chung các Đấng Vicário apôstólico và Vicário Provinciale về dòng ông Thánh Domingo đã làm từ 1859”-Xuất bản tại Kẻ sặt 1903:
“Ta truyền cho bổn đạo phải vâng lời như sau:
1.Đức thánh Pha Pha (có lẽ là Jehovah) phán rằng mọi sự kẻ vô đạo quen làm mà thờ kẻ chết,thì ta phải kể là sự dối trá hay là có lí mạnh mà hồ nghi có phải là sự dối trá chăng,cho nên chẳng có lã nào bổn đạo được giữ lễ phép ấy.
2.Khi đã cất xác kẻ có đạo,thì chẳng nên để kẻ vô đạo đến hợp làm một cùng kẻ có đạo,kẻo kẻ ấy ngờ ta thờ kẻ chết có đạo cũng như nó thờ kẻ chết vô đạo vậy.
3.Chẳng có lẽ gì cho bổn đạo được ở làm cùng với kẻ vô đạo ăn uống của lễ nơi mới tế đoạn,dù mà đang khi tế thì dù kẻ có đạo chẳng có mặt ở đấy,hay là kẻ có đạo ăn của chẳng tế mà thôi,thì cũng chẳng nên ở làm một đấy.
...
6.Cấm lạy xác kẻ chết.
7.Cấm xông hương ,đốt nến cho kẻ chết.
9.Cấm đọc văn tế,cấm mặc áo tang.
...
19.Khi kẻ vô đạo,bởi có ý làm sự dối,thì mượn ta bát đĩa,mâm hay đồ tế l64 khác để mà đựng của tế thì chẳng nên cho mượn.
...
27.Đang khi người ta làm việc dối trá như khi làm chay,hát,đánh vật,làm trò,thờ thần,kéo hội,v.v... thì bổn đạo chẳng nên xem.
...
33.Bổn đạo chẳng nên bắt chước kẻ vô đạo rẫy mả tháng Chạp hay là cải táng chỗ nọ đem đi chỗ kia,...thì cũng dối.
(ngôn ngữ giống Thánh kinh y như đúc .Có ai hiểu gì không ?)


bvansg

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #11
Ảnh thế thân của Binh An
Binh An
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-09-2002
Bài viết: 8
Điểm: 2
L$B: 6.347
Binh An đang offline
 
Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời và sẽ có người không tin. Tôi xin lượm lặc những điều tôi đã nhận được trong những mục khác và post vài bài vào diễn đàn nầy.

Có hai loại hay hình thức mạc khải căn bản. Một là mạc khải phổ quát hay tổng quát (universal or general revelation) trong đó Ðức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài ra cho mọi người bất cứ ở thời đại nào và bất cứ ở chỗ nào; và hai là mạc khải đặc biệt (particular revelation) trong đó, Ðức Chúa Trời phải tìm cách giao tiếp với loài người và bày tỏ Ngài ra cho một số người đặc biệt nào đó trong những thời điểm đặc biệt nào đó, và hình thức mạc khải nầy chỉ giới hạn trong một số sách vỡ thiêng liêng (sacred writings) nào đó mà thôi.

Mạc khải phổ quát hay phổ thông là phương cách Ðức Chúa Trời tự bày tỏ chính Ngài ra qua thiên nhiên (nature), lịch sử (history), và trong tiềm thức của con người (inner being of the human person). Chúng ta gọi mạc khải nầy là phổ quát hay tổng quát vì tính chất rộng rãi dành cho tất cả mọi người, và trọng tâm của sứ điệp mạc khải dễ hiểu cho mọi người.

Một trong những đặc điểm của loài người là con người lúc nào cũng băn khoăn trước những vật thể vô cùng nhỏ và vô cùng lớn trong vũ trụ. Vì là tạo sinh (creature) của Chúa và biết suy tư nên con người lúc nào cũng tò mò muốn biết chính mình và nguồn gốc của loài người. Nhưng vì loài người là những tạo sinh hữu hạn (finite creature) còn Ðức Chúa Trời là Ðấng Tạo Hóa Vô Hạn (infinite Creator), nên chúng ta không thể biết Ðức Chúa Trời nếu Chúa không mạc khải chính Ngài cho chúng ta. Ngay cả khi mạc khải cho loài người, Ðức Chúa Trời cũng phải mạc khải cách nào mà loài người có thể biết Ngài và giao tiếp với Ngài.

Theo các nhà thần học thì có ba phương thức trong mạc khải phổ quát: qua thiên nhiên, qua lịch sử, và qua sự cấu tạo của con người.

1) Phương thức thứ nhất của sự mạc khải phổ quát là qua thiên nhiên. Kinh Thánh nhận định rằng người ta có thể biết về Ðức Chúa Trời qua trật tự của cõi vật lý thiên nhiên. Thi thiên 19:1 nói: “Các tầng trời rao truyền sự vinh hiển của Ðức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm.” Phao-lô viết trong Rô-ma 1:19,20, “Vì điều chi có thể biết được về Ðức Chúa Trời thì đã trình bày ra cho ho. Ðức Chúa Trời đã tỏ điều đó ra cho họ rồi, bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức lá quyền phép đời đời và bản tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài.” Ngoài hai câu nầy, còn có nhiều chỗ khác trong Kinh Thánh xác nhận Ðức Chúa Trời đã để lại những bằng chứng về sự hiện hữu của chính Ngài trong vũ trụ mà Ngài đã tạo dựng. Từ một người ngắm xem mặt trời mọc và lặn cho đến một nhà khoa học giải phẫu các sinh vật trong phòng thí nghiệm, ai cũng đối diện với những dấu vết về công việc của Ðức Chúa Trời vĩ đại.

2) Phương thức thứ hai của sự mạc khải phổ quát là qua lịch sử. Nếu Ðức Chúa Trời đang làm việc trong vũ trụ do Ngài sáng tạo, và đang hành động hướng về một mục đích nào đó, thì nhất định chúng ta có thể “khám phá” ra những dấu vết của công việc Ðức Chúa Trời qua những biến cố xảy ra trong lịch sử. Một trong những “dấu vết của công việc” Ðức Chúa Trời là sự bảo tồn dân tộc Do Thái. Nước Do Thái tí hon nầy vẫn tồn tại qua nhiều thế kỷ dù phải đương đầu với một môi trường thường xuyên thù nghịch. Không người nào nghiên cứu lịch sử với tinh thần vô tư mà lại không thấy được “dấu vết” của Ðức Chúa Trời trong lịch sử của dân tộc Do Thái. Có thể nói lịch sử của dân tộc Do Thái là phần quan trọng trong phương cách đối xử của Ðức Chúa Trời đối với nhân loại. Không lịch sử của một dân tộc nào khác mà chúng ta có thể “thấy” được bàn tay kỳ diệu của Ðức Chúa Trời một cách rõ ràng bằng lịch sử của dân tộc Do Thái, vì dân tộc Do Thái là tuyển dân của Ngài.

3) Phương thức thứ ba của sự mạc khải phổ quát là qua sự tạo dựng loài người. Trong sự cấu tạo thể xác cũng như trí tuệ con người, chúng ta không thể nào chối cãi dấu vết của “bàn tay” Ðức Chúa Trời được. Khác với tất cả thú vật, con người biết phải trái, biết đưa ra những nhận định đúng sai về đạo đức. Mặt khác, ý thức tôn giáo trong con người cũng là bằng chứng phải có Ðức Chúa Trời tạo dựng loài người. Trong bất cứ văn hóa nào của con người, dù ở bất cứ thời đại nào, chỉ có con người mới có một niềm tin tưởng vào một đấng thiêng liêng mà con người muốn tôn thờ và chịu trách nhiệm với đấng thiêng liêng đó. Trong tất cả các loài thú vật không bao giờ có dấu vết nầy, tức là ý thức về tôn giáo và thờ phụng.

Mặc dù mạc khải phổ quát không đưa chúng ta đến chỗ hiểu biết rõ Ðức Chúa Trời và nhận ơn cứu rỗi của Ngài ban cho chúng ta trong Chúa Giêxu (là mạc khải đặc biệt nhất của Ðức Chúa Trời), nhưng mạc khải phổ quát rất có giá trị. Ðừng bao giờ quên mạc khải phổ quát là mạc khải của Ðức Chúa Trời.
Nhà thần học Jean Calvin nói rằng Ðức Chúa Trời đã ban cho chúng ta một mạc khải vô tư, có giá trị, và hữu lý về chính Ngài qua thiên nhiên, lịch sử, và cá thể con người (God has given us an objective, valid, rational revelation of himself in nature, history, and human personality). Mạc khải phổ quát nầy có sẵn ở đó cho những ai muốn quan sát và khám phá.

Nhưng như Phao-lô đã lý luận, con người không thể hiểu rõ hay thấu triệt Ðức Chúa Trời qua mạc khải phổ quát. Tội lỗi đã làm cho mạc khải phổ quát của Ðức Chúa Trời bị lu mờ đối với chúng ta. Trật tự thiên nhiên cũng đang ở dưới sự rủa sả (Sáng thế ký 3:17-19) và muôn vật đang mong “được giải cứu khỏi làm tôi sự hư nát” (Rô-ma 8:21). Mặc dù vũ trụ nầy vẫn tiếp tục làm chứng về Ðức Chúa Trời (xem Công vụ 14:16,17), nhưng vì vũ trụ nầy đã bị hư hỏng vì sự sa ngã của loài người nên lời chứng của Ðức Chúa Trời qua thiên nhiên đã bị lu mờ. Con người tội lỗi và hư hoại cần phải nhờ cậy vào sự mạc khải đặc biệt của Ðức Chúa Trời thì mới có thể hiểu biết đúng đắn về Ngài (dù hiểu biết không toàn vẹn. Xin xem thêm I Cô-rinh-tô 13: 9,10,12). Mạc khải phổ quát không đủ để dẫn chúng ta đến sự cứu rỗi, như Phao-lô đã lý luận: “Vì ai kêu cầu danh Chúa thì sẽ được cứu. Nhưng họ chưa tin Ngài thì kêu cầu sao được? Chưa nghe nói về Ngài thì làm thể nào mà tin? Nếu chẳng ai rao giảng thì làm sao mà nghe?” (Rô-ma 10: 13,14).

Chúng ta cũng cần chú ý để thấy rằng xét về phương diện thuần túy thần học, không có chỗ nào trong Kinh Thánh nói rằng chúng ta có thể dựa vào những bằng chứng (evidences) trong mạc khải phổ quát để xây dựng một giáo lý chính thức (formal) về sự thực hữu của Ðức Chúa Trời. Mạc khải phổ quát chỉ giúp chúng ta biết có bàn tay làm việc của Ðấng Tạo Hóa trong vũ trụ, nhưng không có bằng chứng về sự hiện hữu của Ðấng Tạo Hóa.

Nói tóm lại, mạc khải phổ quát có một chỗ đứng quan trọng và có giá trị trong thần học, nhưng con người không thể chỉ dựa vào mạc khải phổ biết để biết Ðức Chúa Trời và nhất là thấu triệt được ân sủng cứu rỗi của Ngài ban cho loài người, mà phải chấp nhận mạc khải đặc biệt của Ðức Chúa Trời qua thân vị Chúa Giêxu và qua Kinh Thánh là lời hằng sống của Ngài.

Mục đích của sự mạc khải đặc biệt do đó là tạo điều kiện cho con người bước vào một mối quan hệ đặc biệt với Ðức Chúa Trời đã bị cắt đứt sau khi loài người sa ngã. Mục đích chính của mạc khải đặc biệt không phải là để nới rộng tầm hiểu biết của con người về Ðức Chúa Trời hay về những vấn đề thuộc linh, nhưng là để nối lại mối quan hệ cần thiết giữa con người và Ðấng Tạo Hóa.
Khi tội lỗi xâm nhập loài người, thì sự hiện diện trực tiếp của Ðức Chúa Trời với A-đam trước khi sa ngã không còn nữa. Vì vậy, mạc khải đặc biệt của Chúa trước hết có mục đích giải quyết vấn đề tội lỗi, mặc cảm tội lỗi, và tình trạng bại hoại của con người để mở đường cho tội nhân nối lại mối quan hệ với Ngài. Qua sự chuộc tội (atonement), cứu chuộc (redemption), và hòa giải (reconciliation) trong mạc khải đặc biệt, con người chẳng những không còn bị ngăn cản khi đến với Ðức Chúa Trời, mà còn được Ngài phục hồi địa vị làm con của Ngài, được thừa hưởng cơ nghiệp quí báu đời đời của Ðức Chúa Trời (xem Ê-phê-sô 1:3-14).
Mạc khải đặc biệt cần thiết vì tội lỗi đã làm cho mạc khải phổ quát trở thành không hiệu nghiệm trong việc đưa tội nhân trở về với Ðức Chúa Trời. Tuy nhiên, đừng bao giờ quên rằng mạc khải đặc biệt cần mạc khải phổ quát. Không có mạc khải phổ quát, con người sẽ rất mù mờ trong quan niệm về Ðức Chúa Trời là những quan niệm giúp cho chúng ta tiến đến chỗ chấp nhận mạc khải đặc biệt của Ngài.

Động từ “mạc khải” trong tiếng Việt được chuyển ngữ từ động từ “galah” trong tiếng Hê-bơ-rơ và “apokalypto” trong tiếng Hi Lạp đều có nghĩa là mở ra cho thấy điều giấu kín. Do đó, nếu cần phải định nghĩa cho “mạc khải đặc biệt” thì “mạc khải đặc biệt” (particular revelation) là “sự thể hiện hay biểu lộ (manifestation) của Ðức Chúa Trời về chính Ngài qua một số người đặc biệt, trong một thời điểm và hoàn cảnh rõ ràng, để những người nầy có thể bước vào mối quan hệ cứu rỗi (redemptive relationship) với Ðức Chúa Trời.”
Trong bài trước, chúng ta thấy mạc khải phổ quát (general revelation) không đủ để dẫn chúng ta bước vào mối quan hệ cứu rỗi với Ðức Chúa Trời. Lý do là kể từ khi sa ngã, loài người đã đánh mất mối quan hệ với Ðức Chúa Trời rồi, nên bây giờ cần phải có một sự mạc khải đặc biệt của chính Ðức Chúa Trời thì con người mới có thể biết Ngài một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Con người không thể nào có một kiến thức rõ ràng và đầy đủ như vậy về Ðức Chúa Trời trong mạc khải phổ quát được. Ðó là chưa kể những hạn chế về diện đạo đức của con người để nhờ đó, con người có thể biết Chúa và nối lại mối quan hệ với Ngài. Sau khi sa ngã, cả dòng dõi loài người đã đi vào con đường phản nghịch Ðức Chúa Trời, nên khả năng của họ trong sự hiểu biết những điều thiêng liêng (hay thuộc linh -spiritual) bị ngăn cản. Với tình trạng bại hoại như vậy của loài người, chính Ðức Chúa Trời phải “gửi” đến họ những chỉ thị rõ rệt thì họ mới có thể biết Ngài như đáng phải biết.

Vì Thế cho Nên tôi tin Chắc Chắn rằng "Mặc khải Phổ Quát của Đức Chúa Trời đưa con người đến Mạc Khải Đặc Biệt qua Chúa Cứu Thế Giê-xu"

Bình An


Tôi không sợ tai hoạ nào vì Chúa ở cùng tôi!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #12
Ảnh thế thân của Lạc Y Khách
Lạc Y Khách
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Thần Long Lòi Đuôi
Gia nhập: 31-08-2002
Bài viết: 5.213
Điểm: 211
L$B: 2.091.033
Lạc Y Khách đang offline
 
1 Cô-rinh-tô 2
12. Về phần chúng ta, chúng ta chẳng nhận lấy thần thế gian, nhưng đã nhận lấy Thánh Linh từ Ðức Chúa Trời đến, hầu cho được hiểu biết những ơn mà chúng ta nhận lãnh bởi Ðức Chúa Trời;
13. chúng ta nói về ơn đó, không cậy lời nói mà sự khôn ngoan của loài người đã dạy đâu, song cậy sự khôn ngoan mà Ðức Thánh Linh đã dạy, dùng tiếng thiêng liêng để giải bày sự thiêng liêng.

====>>14. Vả, người có tánh xác thịt không nhận được những sự thuộc về Thánh Linh của Ðức Chúa Trời; bởi chưng người đó coi sự ấy như là sự dồ dại, và không có thể hiểu được, vì phải xem xét cách thiêng liêng.
15. Nhưng người có tánh thiêng liêng xử đoán mọi sự, và chính mình không bị ai xử đoán.

Tài sản của Lạc Y Khách
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 28-05-2003   #13
Ảnh thế thân của kiemsi
kiemsi
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 06-09-2002
Bài viết: 5
Điểm: 7
L$B: 7.512
kiemsi đang offline
 
01- Chị BV trích dẫn:

Luke 19:27 : "Hãy mang những kẻ thù của Ta ra đây, những người không muốn Ta ngự trị trên họ, và giết chúng ngay trước mặt Ta"

Cái lối trích dẫn " out of context " này là thủ đoạn rẻ tiền của Giáo sư tiến sĩ Trần Chung Ngọc, chỉ " nên dùng những lời lẽ ấy với trẻ con và đám ngu muội ấy !" ( lời chị BV). Không biết có nên gọi lối này là " hồ đồ " ( cũng lời chị BV ) không nhỉ ?

02- Chị BV viết :

Tất cả những thành tựu văn hóa vật chất và tinh thần từng có trong lịch sử nhân loại là do con người làm ra,do trí tuệ sản sinh ra .Chả hề có sự can thiệp siêu hình nào cả .Do đó sách vở, dù có là" kinh thánh" kinh thần gì chăng nữa cũng do những con người cụ thể viết ra

Đúng, Thánh Kinh do con người viết nhưng được inspired bởi God.

Nhà thiên văn lừng danh HUGH ROSS, từng nghiên cứu ở Đại Học danh tiếng CalTech, Pasadena, tin rằng có sự Divine Creation. Chị coi essay của ông :" Why I believe in Divine Creation ?" để biết rõ thêm.

Thân chào.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2003   #14
Ảnh thế thân của bichvansg
bichvansg
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 08-09-2002
Bài viết: 16
Điểm: 3
L$B: 6.870
bichvansg đang offline
 
Tôi rất thích và đánh giá cao những ý kiến của Bìnhan trong reply phía trên .Diễn đàn trao đổi là phải như vậy,đưa ra những bình luận,suy lý,diễn giải theo quan điểm của mình để người đối thoại qua đó có thể học hỏi thêm chút gì đó bổ sung hay làm cho người đối thoại với mình phải động não ,tìm hiểu thêm .Vài ý kiến của luhanh cũng vậy,ngắn gọn nhưng bôc lộ được suy tư trăn trở của mình .Cuộc sống là chuỗi dài những suy gẫm về thân phận,về cội nguồn,về tồn tại ."Dấu hỏi vây quanh trọn kiếp người"(Vũ hoàng Chương) .
Càng nghi vấn càng mở mang ,không có gì hại cả .Nói chuyện thì phải tùy đối tượng mà chọn cách nói .Tôi không thích thú với cái kiểu trích dẫn vu vơ vô căn cứ theo cái kiểu "kinh thánh nói vậy" rồi dọa nạt,kết tội hồ đồ .Ai tin thì cứ sợ chứ người ta đã không chấp nhận được cái tín điều không rõ ràng,huyền thoại đó thì trích dẫn ,dọa nạt nào có ích gì ?Tôi đã từng biết có những người không CS dạy triết học Marx cho những người CS cũng như có những người có thể dạy KT cho chúng ta dù họ không là người Cơ đốc (tôi muốn nói đến các giáo sư Triết học).Vậy thì không tin theo không có nghĩa là không biết gì !
Đối thoại để hiểu nhau thì có ích hơn,chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cuộc sống và thế giới luôn luôn có mâu thuẫn,nhiều loại mâu thuẫn và mâu thuẫn là động lực của sự phát triển vì nó là tiền đề của sự đấu tranh,phát triển .Trên khía cạnh thần học,Saint Paul đã nói : oportet hacreses esse ngĩa là cần phải có những tà thuyết (theo quan niệm Cơ đốc giáo ),không phải để cho những người theo tà thuýêt bị làm vật hy sinh cho sự nổi giận của đám đông hay để cho tư tưởng phi chính thống băng hoại tư tưởng chính thống ,nhưng đơn giản là vì mọi tiến bộ chỉ có thể đạt được nhờ có tự do :người ta chỉ có thể chuyển động khi được tự do vận động .Theo tôi đó là lý do tồn tại của các loại diễn đàn,kể cả diễn đàn này .


bvansg

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2003   #15
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Mười năm như thể chiêm bao
mười năm tình cũ gối đầu làm thơ
mười năm lòng vẫn đợi chờ
mười năm hiu quạnh bơ vơ kiếp người
mười năm, chỉ mười năm thôi
làn sương trắng đọng giọt đời đắng cay
mười năm chưa tỉnh cơn say

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2003   #16
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Muoì năm chưa tinh~ cơn say"
Muơì năn ruông. rây~ anh caỳ nơi mô
Muơì năm buôn` bac. nuơc' hồ
Muơì năm O^c' hơĩ bò vô nơi naò

hihi fá xí

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2003   #17
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
mười năm ốc bò theo sau
tay chân chậm chạp ốc đau khổ nè
vì thân xấu xí bị chê
lại còn ... bò chậm ai mê cho nồi hở ....
hic hic


Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-05-2003   #18
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Muoi nam sao Oc khong workout
Khong nuôi con chuôt. trong như anh hung`
Muơì năm O^c' rut' O^c' thung
Bây giờ O^c' khoc' đơì không bong' hông`

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 18:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08205 seconds with 15 queries