Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 02-10-2002   #10
Ảnh thế thân của LSB-DoUy-DaiTrieu
LSB-DoUy-DaiTrieu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-09-2002
Bài viết: 37
Điểm: 31
L$B: 8.894
LSB-DoUy-DaiTrieu đang offline
 
[center:3aeb420488]Đề Cử Người Hiền[/center:3aeb420488]


Gia Cát LƯợng rất coi trọng nhân tài. Ông phá cách trọng dụng Tưởng Uyển, đây là một đoạn truyện sinh động.

Tưởng Uyển vốn là người giữ kho sách ít ai biét đến. ÔNg cảm thấy mình như một con trâu cổ rơi trong giếng nước, cả người đầy tài năng mà không cách chi dùng được. Có lúc, ông uống rượu đến say khướt và nói chuyện đâu đâu. Lần nọ, Lưu Bị đi tuần du bắt gặp ông như thế bèn rầy la ông mấy câu. Nhưng Tưởng Uyển chẳng những không nghe, đằng này còn đem chuyện an bang định quốc ra nói lung tung. Lưu Bị thấy ong xem thường, khong lý gì tới lời nói của mi nhf, nên định giết ông.

Gia Cát Lượng biết được việc này, khẩn thiết nói với Lưu Bị:

- Tôi thấy ông ta có vẻ khác thường, cách làm việc cũng hơi lạ, còn việc quan hệ với bá tánh mọi người thì rất tốt. Ông ta dám ngang nhiên bàn luận với chúa công, chứng tỏ ông ta không phải là người ăn không ngồi rồi. Nếu biết sử dụng đúng chỗ, nhất định ông ta sẽ lập nên nghiệp lớn. Hãy hưỡn hưỡn xét kỹ lại xem, rồi xử trí cũng chưa muộn.

Lưu Bị nghe lời Gia Cát LƯợng, tha tội chết cho Tưởng Uyển. Sau này, Gia Cát Lượng thành lập cơ cấu phủ Thừa tướng để làm việc, ông điều Tưởng Uyển về giúp việc cho ông. Rồi cách đó không lâu, có người báo cáo với Gia Cát Lượng là Tưởng Uyển đem rượu đổ xuống hầm cầu. Gia Cát Lượng nghe báo, liền cho vời Tưởng Uyển đến truy hỏi căn do.

Tưởng Uyển thưa:

- TRước kia tôi cảm thấy mình không gặp thời, nên thwừong lấy rượu giải sầu, nay được Thừa tướng tin tưởng giao cho việc lớn việc nhỏ, tôi thường trách mình trước kia sao có những ý nghĩ nông nổi. Với lấu khi Thừa tướng uỷ thác trọng nhậm, tôi làm hết sức nhưng e còn sai sót, nên tôi quyết tâm chừa rượu. Nhưng hôm qua, có người bạn tới chơi lại mang theo bình rượu tặng tôi, để chứng tỏ min hf quyết tâm thay đổi nên tôi đem bình rượu đó mà đổ xuống hầm cầu vậy

Gia Cát Lượng nghe nói, thầm gật đầu khen, lại sai thủ hạ đi điều tra, quả nhiên đúng như lời Tưởng Uyển đã trình bày, Gia Cát Lượng vui mừng bèn phá cách để thẳng cho Tưởng Uyển một cấp bậc nữa.

Tưởng Uyển dĩ nhiên rất vui mừng, vui giúp đỡ Gia Cát Lượng trong việc an bang trị quốc càng xuất sắc hơn. Gia CÁt Lượng thấy Tưởng Uyển ngày càng thành thục giỏi giang hơn, nên lại càng tín nhiệm ông. Chính lúc ông lâm chung, ông còn đặc biệt giao hậu cần cho Tưởng Uyển để Tưởng Uyển tiếp nối sự nghiệp của ông.

Về sau, Tuwỏng Uyển kế thừa sự nghiệp của Gia CÁt Lượng, trở thành cột trụ của hậu kỳ Tây Thục.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #11
Ảnh thế thân của LSB-DoUy-DaiTrieu
LSB-DoUy-DaiTrieu
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 28-09-2002
Bài viết: 37
Điểm: 31
L$B: 8.894
LSB-DoUy-DaiTrieu đang offline
 
[center:effaa13df7]Gánh Đất Của Trương Phi[/center:effaa13df7]


Ngoài của đông thành Kinh Châu Hồ Bắc có một gò đất, tời cổ đại gọi là Họa Phiến Phong, cảnh sắc đẹp đẽ, một màu xanh tươi mát. Nay thì gò đất này đã trở thành trơ trụi. Truyền thuyết cho rằng đây là tác phẩm của Trương Phi. Câu chuyện như thế này:

Tương truyền vào thời Tam Quốc, Lưu Bị lãnh binh mã đi đánh TÂy Xuyên, để quân sư Gia CÁt Lượng và Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, Trương Phi thì đóng binh ở Lư Hoa Đăng. Do bởi đất Kinh Châu là yết hầu của Ba Thục, là nơi mà binh gia tranh lấy. TÀo Tháo cũng muốn chiếm, Tôn Quyền cũng muốn đoạt, ba nước đã ở đây giao tranh không biết bao nhiêu trận, hình như mãi mãi không thôi. Vương Mẫu nương nương trên trời thấy thế, lòng cũng rất phiền, quyết tâm thu đất Kinh Châu làm thánh địa để khỏi có ai tranh giành nữa. Do đó bèn phái chín tiên nữ xuống phàm tới gặp Quan Vũ để thu đất.

Chín tiên nữ cỡi mây lành, chẳng mấy chốc đã tới Kinh Châu, bước xuống mây thẳng đến soái phủ Quan Vũ. Quan Vũ thấy chín tiên nữ, liền đứng lên nghinh tiếp. Chín tiên nữ nói rõ ý định của Vương Mẫu cho Quan Vũ biét, Quan VŨ nghe xong bèn cười ha hả, nói:

- Các tiên cô không biết thành này là QUân mổ phải đánh chiếm mới được ư? Sao có thể tùy ý thu lấy được? Tôi thấy thế này: tối nay chúng ta cùng tỉ thí bằng cuộc xây thành. Cô xây thành đông, thành bắc; tôi xây thành tây, thành nam, trời tối bắt đầu, gà gáy thì ngưng. tôi thắng thì cô không được thu thành, cô thắng thì cô cứ việc thu.

Chín tiên nữ suy nghĩ giây lát, nói:

- Được, chúng ta một lời đã định ,không hối hận đấy nhé!

Quan Vũ nói:

- Nhà binh chẳng nói đùa đâu!

TRời vừa sập tối, hai bên bắt đầu tỉ thí xây thành. Chín tiên nữ là thần tiên trên trời , pháp thuật vô biên, còn Quan Vũ là người trần mắt thịt, đương nhiên không phải là đối thủ của chín tiên nữ. Do đó , Quan Vũ đã nảy ra một kế là dùng cây lau kết tường thành, và cho người giả tiếng gà gáy sớm hơn. Lúc này, chín tiên nữ xây thành sắp xong, chợt nghe tiếng gà gáy tứ bề, và thấy bên kia Quan Vũ đã xây xong . Trogn bóng tối chập choạng, chín cô ngỡ là mình bị thua, nên cỡi mây về thiên cung.

Lại nói Trương Phi, nghe nói chín tiên nữ từ trên trời xuống thu thành và nhị ca muốn tỉ thí với họ, ông bèn kêu người làm hai chiếc giỏ rất lớn. Ông xúc đất Nm Hồ đổ đầy hai giỏ lớn này, rồi mỗi tay xách một gior, ra đi từ cửa đông. Sắp đến thành, nghe tiếng gà gáy, ông ngó sang mé tây thấy thấp thoáng thành đã xây xong. Ôn gnghĩ, thành đã xây xong thì gánh đất này còn dùng vào được được nữa? Lại nghe bọn quân sĩ nói Quan Vũ đã thắng nên trong lòng hết sức vui mừng, ông xoe tròn cặp mắt, tay buông thỏng hai gánh đất lớn đổ ra trên mặt đất. Gò đất lớn ngoài của đông chính là do hai gánh đát của Trương Phi đổ xuống vậy.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #12
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.294
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:6ab4e6ce6f]Thần Đồng Châu Du[/center:6ab4e6ce6f]


Hồi Châu Du mới năm tuổi, ông ngoại ông mời một ông thầy đến nhà dạy.

Một hôm, thầy có việc phải trở về nhà, ông ngoại muốn thử việc học vấn của Châu DU, nên nói:

- Thầy không có ở đây, ông thì tuổi cao mắt kém, trong nhà có nhiều việc không nhớ hết nổi, cháu nhớ giùm ông nhé. Nếu như có chữ chưa biết viết thì đợi thầy tới mà hỏi.

Châu DU vâng vâng dạ dạ.

Hôm đầu, ông ngoại ra chợ mua về chín con lươn, hôm sau lại mua về tám con cá chạy, và hôm sau nữa thì mua về bảy bình rượu đế. Châu Du theo lời dặn bảo của ông ngoại, đều lấy bút ghi vô tờ giấy. Đến ngày thứ tư, ông ngoại muốn xem tờ giấy Châu DU ghi những gì. Khi mở giấy ra, ông rất ngạc nhiên khi thấy ba món đồ mà ông mua đó không thấy ghi mà trên giấy chỉ có vẽ hai gạch dài và một cái vòng. Ông ngoại ngỡ Châu Du vẽ chơi, mới hỏi:

- Cháu nhớ được gì đâu nào?

Châu Du chỉ gạch dài và vòng tròn, đáp:

- Cháu ghi rõ ràng lắm rồi mà.

Ông ngoại hỏi:

- Như thế thì tính làm sao?

Châu Du nói:

- Ông chẳng đã nói, chữ nào không biết viết thì đợi thầy đến hỏi đó sao? Lương này, cá chạch này, bình rượu này. Ba chữ đó cháu không biết viết nên chỉ vẽ gạch và vòng tròn. Gạch dài nhất là lươn, gạch ngắn hơn là cá chạch, còn vòng tròn thì là bình rượu đế.

Ông ngoại hỏi:

- Thế làm sao biết mỗi thứ là bao nhiêu?

Châu DU đáp:

- Số lượng mỗi món cháu đều có ghi phía trên đó cả.

Ông ngoại xem kỹ lại, quả nhiên trên phía gạch dài có ghi số 9, gạch ngắn ghi số 8 và vòng tròn thì ghi số 7.

Ông ngoại hỏi:

- Thế cháu đọc làm sao nè?

Châu DU đọc:

- Chín con lươn, tám con cá chạch, bảy bình rượu đế.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #13
Ảnh thế thân của LSB-ForeverAnhHungLSB
LSB-ForeverAnhHungLSB
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 28-09-2002
Bài viết: 47
Điểm: 100
L$B: 19.053
LSB-ForeverAnhHungLSB đang offline
 
Bài viết này tiểu đệ lấy ra từ một trang báo... thấy ở đây các huynh đệ đang muốn sưu tầm các bài viết về truyền thuyết Tam Quốc Chí nên tiểu đệ cũng xin góp chút sức.

[center:f0e50ce65e]Bảy Tuổi Bàn Mộng[/center:f0e50ce65e]


Nhà ông ngoại Châu DU cách vách nhà Trương đại má. Trương đại má có người con tên Trương Hiếu. Lúc mười tám tuổi Trương Hiếu đi ra ngoài học buôn bán, mãi ba năm mà vẫn chưa thấy về. Trương đại má ở nhà ngày đêm tưởng nhớ và vì thế mà sinh bệnh. Một đêm bà nằm mộng thấy một trái lê bỗng dưng nổ thành hai ảmh. Bà không hiẻu nên nhờ thầy của Châu Du giải hộ.

Ông thầy thở dài, bảo:

- Lê chính là ly cách con cái, nếu chẳng là bà chết thì chính con bà đã không còn ở thế gian này. Bà nên chuẩn bị hậu sự đi.

Trương đại má nghe mấy câu này liền ré lên khóc ngất.

Lúc ấy Châu Du cũng có mặt trong đám trẻ đứng xem. Nghe thầy luận thế, cậu cảm thấy chưa đúng. Đợi thầy ra về rồi, cậu nói với Trương đại má:

- Mừng cho bà đấy! Trương đại ca đi buôn bán sắp về tới rồi, bà mau giết gà mổ lợn chuẩn bị ăn mừng đi!

Trương đại má bực tức nói:

- Ta sắp chết đến nơi rồi, mà mi còn đùa cợt được nữa sao??!!

Châu Du giảng:

- Nói lê chính là ly thì phù hợp với tình huống ba năm chia ly đã qua. Thầy kể ra chỉ mới nói đúng một nửa, nhưng ông còn chưa giải hết ý. Lẽ nổ ra chính là có thể thấy trong ruột nó, đây chính là nói bà sắp thấy đứa con ly biệt ba năm!

Trương đại má cảm thấy Châu Du nói có lý, liền bắt gà làm thịt. Hai ngày sau, quả nhiên Trương Hiếu đã trở về nhà. Do đó Trương đại má gặp ai cũng khoe:

- Thằng Châu DU mới bảy tuổi mà nó còn hơn thầy nó nữa.

Thầy Châu Du nghe được, ông chỉ còn cách giã từ học trò, không tới nhà Châu Du dạy học nữa.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #14
Ảnh thế thân của LSB-ConCoBayLaBayLa
LSB-ConCoBayLaBayLa
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 14-09-2002
Bài viết: 34
Điểm: 99
L$B: 16.278
LSB-ConCoBayLaBayLa đang offline
 
Đài Điểm Binh Của Châu Du


Xưa kia ở phía sau nha môn huyện Vô Tích có một đài cao tên "Phụ DÂn đài". Tương truyền đó là đài điểm binh của Chu Du.

Thời Tam Quốc, Tôn Quyền phái người nhà của ông ta tới đây làm Điển nông hiệu úy. Người nầy thấy tiền thì mắt mở to, vơ vét không chừa một xu nhỏ. Bá tánh bị hắn đục khoết đến tận xương tủy. Hắn lại là tên bợm nhậu, tay không lúc nào rời bình rượu, sơn trân hải vị gì hắn cũng đều có thưởng thức qua cả.

Chu Du rất bất bình về những việc làm của Tôn hiệu úy. Một hôm ông gởi một đạo dụ viết tay cho hắn:

- Vài hôm sau sẽ xuất binh tới Thái Hồ thao luyện thủy quân, phải kịp chuẩn bị đón tiếp.

Ngay trong đêm, Tôn hiệu úy liền triệu tập thủ hạ quan sử thương nghị. Hắn gióng trống ra lệnh:

- Mau chuẩn bị phòng ốc để Đô đốc ở được hài lòng.

Mọi người cũng hùa theo nói:

- Đại nhân nghĩ như vậy là chu đáo nhất.

Duy có một tiểu tướng tên là Quách Huân không đồng ý. Ông ta nói:

- Nên chuẩn bị sân bãi trước để Đô đốc an doanh hạ trại thì tốt hơn.

Hiệu úy chẳng màng để mắt tới cứ thúc giục bộ hạ lo thiết lập phủ cho Đô đốc. Bây giờ chỉ có Quách Huân dẫn bổn bộ binh đến bên sông TÂy Khê sửa sang một sân bãi.

Không bao lâu, Chu Du lại đưa tới một đạo dụ khác chỉ vỏn vẹn có một chữ "cao". Hiệu úy tự cho mình đã hiểu, lại sai binh lính xây phủ Đô đốc cao hơn nữa. Quách Huân hiểu ý, ông vạch một khuông vuông giữa bãi và cùng với bổn vộ binh đao bùn gánh đất làm một cái đài cao giữa bãi rất nghiêm chỉnh.

Hôm ấy, Châu Du dẫn đại đội binh mã tới, Tôn hiệu úy vội mời ông tới xem phủ Đô đốc. Chu Du hết sức giận, quát nạt:

- Lếu láo!

Đoạn chuyển binh mã tới TÂy Khê, ông thấy ở đây có sẵn bãi, có đài cao nên hết sức bằng lòng, lập tức dời quân đội tới, đăng đài điểm tướng: "Tôn hiệu úy làm trễ nãi việc quân cơ, cách chức đợi tra xét. Nay thăng Quách Huân làm hiệu úy".

Biết chuyện, bá tánh trong thành đều nức lòng hả dạ, nói Đô đốc đã cứu bá tánh. Do đó họ gọi đài điểm tướng là "Phụ DÂn đài". Về sau , Tôn Quyền biết được chuyện này, khen ngợi Chu Du đã làm được việc tốt. Ông còn lệnh từ nay, phàm ai đến Vô Tích làm quan trước hết phải đến dưới "Phụ DÂn đài" mà đi ba vòng.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #15
Ảnh thế thân của LSB-KiepThuyDu
LSB-KiepThuyDu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 253
Điểm: 73
L$B: 8.740
LSB-KiepThuyDu đang offline
 
[center:a9907fd617]Tào Tháo BẢy Tuổi Thử Kế[/center:a9907fd617]


Truyền thuyết nói rằng, ngay từ nhỏ Tào Tháo đã có mưu kế hơn người. Năm ông vừa bảy tuổi, hôm nọ, ông bưng nghiên mực tới giếng của nhà nọ để mài. Đến bên giếng, ông thấy có một người đang ngồi khóc. Tào Tháo lấy làm lạ, hỏi:

- Xin hỏi ông anh vì sao mà khóc lóc thế này?

Người kia nghe hỏi, bèn kể lể sự tình.

Thì ra, gia đình người này chỉ có hai anh em. Người anh lớn lòng dạ xấu xa. Sau khi cha mẹ mất, người anh phân chia gia sản, tự mình lấy hai phần, ngay cái giếng nước cũng chia theo cách ấy.

Nhưng nước trong giếng thì toàn một khối, làm sao chia? Ai mà ngờ ông anh chia miệng giếng làm ba phần, tự lấy hai phần và để cho người em một phần, lại đậy cả nắp giếng nữa.

Sáng nay, người em gánh thùng đến múc nước. Cái phần mà người em hưởng chỉ có một phần ba miệng giếng, chiếc thùng xách nước không cách chi bỏ xuống lọt, và anh không biết phải làm sao, chỉ còn biết ngồi ra đó mà khóc thôi!

Tào Tháo nghe lời người em thụat lại, ông suy nghĩ giây lát, đoạn nói:

- Ông anh, đừng khóc nữa, tôi bày cho anh cách này, bảo đảm anh có thể lấy được nước.

Người kia lau nước mắt, chăm chăm ngó Tào Tháo, lòng đầy nghi hoặc. MỘt đứa con nít mới chừng ấy tuổi đầy thì nghĩ ra được cách gì chớ? Nhưng anh ta chợt nghĩ lại, Tào Tháo bấy lâu cần mẫn học tập, thông minh nhanh lẹ, biết đâu sẽ có cách hay? Anh bèn nhờ Tào Tháo nói ra cách thức.

Tào Tháo kề tai người em nói nhỏ mấy câu. Người em nghe xong, liền mừng rỡ nhẩy cẩng lên, luôn mồm nói:

- Hay lắm! Kế hay lắm!

Hôm sau, người em gánh cặp thùng đến bên giếng lấy nước. Anh ta chờ đợi một lúc thì thấy ông anh cũng gánh thùng tới. Người em thấy người anh , liền vén quần ngồi xoạc bên miệng giếng, giả vờ đái. Người anh thấy vậy, la lớn:

- Này, sao mày lại đái xuống giếng?

Người em quát trả lại:

- Phần miệng giếng của tôi quá hẹn, không cách chi múc nước được, mà để đó cũng không ích lợi gì, tôi định sửa lại làm cầu xí, tôi muốn làm gì mặc tôi!

Người anh vội chạy đến, mở nắp miệng giếng ra, nói dịu:

- Em , miệng giếng này từ này không chia nữa, anh em chúng ta dùng chugn vậy.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #16
Ảnh thế thân của LSB-KiepThuyDu
LSB-KiepThuyDu
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 253
Điểm: 73
L$B: 8.740
LSB-KiepThuyDu đang offline
 
[center:114350f841]Gò Châu Lang[/center:114350f841]


Mé tây nam chỗ eo sông huyện Sào có một gò đất cao quá nóc nhà, hình dáng như cái vạc, trên gò cây cối xanh tươi, tên là "gò Châu Lang".

Theo lời kể lại, mùa mưa năm ấy Chu Du dẫn binh đi qua đây. Nước ngập ruộng vườn nhà cửa, đâu đâu cũng chỉ toàn một màn nước trắng xóa. Cảnh bá tánh loi ngoi trong nước thật thê lương. Chau Du đến hỏi thì dân huyện đáp lại rằng:

- Cái cách vài năm thì xảy ra tình trạng ngập lục thế này. Mà mỗi khi xảy ra thì dân chúng đói khổ, cơm không có mà ăn, chỉ húp nước cháo thôi.

Chu Du lại hỏi có cách nào trị thủy không, thì dân huyện đáp:

- Chỉ cần đường nước đừng ứ và đắp một con đê thôi, nhưng rất tiếc không đủ người để làm việc này, lại không tiền, có muốn cũng không làm nổi.

Chu Du bèn bàn tính với Lỗ Túc, rồi phân binh làm hai đội, một đội do Lỗ Túc chỉ huy đi khơi dòng nước ứ, còn một đội thì do Chu Du dẫn đi đắp đê. Khi dân chúng nghe được tin này, họ đánh chiêng đánh trống, hoan hô như sấm dậy.

Không ngờ, khi khởi công, mới đắp được cái đài để cho có chỗ trú, thfi Tào Tháo đới lĩnh tám mươi ba vạn nhân mã bức cận Giang Đông. Chu Du phải ngày đêm trở về lui địch. Khi sắp đi , ông hứa với dân chúng:

- Chừng nào lui được binh Tào Tháo thì tôi sẽ trở lại tiếp tục hoàn thành con đê, trừ phi tôi tử trận, quyết không sai lời.

Ai ai cũng biết ơn ông, mong ông thắng trận để sớm hồi sư trở lại huyện
Sào.

Chu Du đến tiền tuyến, chỉ huy đánh trận Xích Bích. Do bởi ông làm việc quá sức nên bị bệnh mà mất, và thế là ông không bao giờ còn trở lại chỗ eo sông huyện Sào nữa.

Dân chúng nhớ mãi tấm lòng của ông. Cho nên hằng năm đến ngày giỗ kỵ, mọi người đều đến chỗ đài mới đắp, thắp hương và tu bổ sửa sang thêm. Năm qua năm, đài không ngừng tăng cao và lớn thêm, và trở thành một cái gò. Nguowfi ta gọi đó là "gò Châu Lang".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #17
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.294
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:45e3d0d94a]Chu Du ôm hận[/center:45e3d0d94a]


Sau khi TÀo Tháo bị bại binh ở Xích Bích, ông chưa cam tâm, lại phái tinh binh mãnh tướng kéo tới Trường Giang, đánh thẳng tới Đông Ngô.

Chu Du nghe báo binh Tào lại xâm phạm, ông chỉ cười nhạt và không để vào mắt:

- Tướng bại binh, cuốn đất trở lại thì làm được trò trống gì? Huống chi Trường Giang hiểm trở!

Chu Du đến núi Bán Bích bên bờ sông, thấy ngọn núi này quả nhiên giống hệt bị dao cắt. Mé nam một nửa, mé bắc một nửa, sông lớn vòng quanh thật vô cùng hiểm yếu. Thuận tay ông nhặt một hòn đá ném qua sông. Hòn đá đập vào vách núi bên kia, một tia lửa nháng ra. Do đó ông yên lòng nói:

- Mặt sông hẹp thế này, bờ sông chót vót thế này, thật là một người đóng vạn người mở chưa ra! Há Tào Tháo chắp cánh qua được sao?

Đại tướng giải đãi một thước, binh sĩ lười nhác một trượng. Bọn họ chẳng lý tới đại địch trước mắt, mạnh ai nấy ngủ khò. Hay đâu binh Tào quyết lòng báo cừu, binh bộ, binh thủy cùng tiến, trên bờ ngựa không rời yêu, dưới sông thuyền nhẹ thuận dòng, nhất tề đánh giết tới đại doanh Chu Du.

Chu Du tay chân bấn loạn, hoảng hồn mất vía, ngó lên bờ không thấy sông, ngó xuống sông lại không thấy bờ, hai mặt đều bị quân Tào giáp công, chỉ còn cách thua chạy thục mạng, trên đường ông nghe bọn chăn trâu hát khúc đồng dao.

[center:45e3d0d94a]Năm ấy mi đốt Xích Bích
Ngày nay mi phá Bán Bích
Thắng bại biết đâu mà lường
Ấy bởi khinh thường quá mức[/center:45e3d0d94a]


Chu Du thấy mình cũng bị bọn chăn trâu cười , ông chẳng khỏi căm hận đến tuôn hai dòng lệ. BÂy giờ, dân chúng gọi trận này là "Tứ khí Chu Du Bán Bích sơn" (núi Bán Bích Chu Du ôm hận". Đến nay, trên núi vẫn còn hai dòng suối chảy xuống, tương truyền ấy là hai dòng nước mắt của Chu Du.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 02-10-2002   #18
Ảnh thế thân của LSB-KỳCôngKỳThủ
LSB-KỳCôngKỳThủ
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 266
Điểm: 87
L$B: 16.294
LSB-KỳCôngKỳThủ đang offline
 
[center:20953dc176]Đồn Binh Thành Thiên[/center:20953dc176]


Ngoài tây bắc huyện Vạn ở Xuyên Đông có một tòa thành cổ sừng sứng trên ngọn núi cao, ấy chính là Thiên Tử thành, mộ ttrong tám phong cảnh nổi tiếng của huyện Vạn.

Thiên Tử Thành vốn tên Thiên thành. Tương truyền, lúc Lưu Bị chưa dẫn binh vào Thục đã từng trú quân ở thành Thiên này. Lưu Bị vì được lòng dân, trị quân cực nghiêm, không hề để binh sĩ quấy nhiễu bá tánh, cho nên bá tánh rất đội ơn ông. Ở Xuyên Đông vào mùa mưa thường mưa dầm lê thê, mà vào mùa hạ thì oi bức, nóng đổ lửa. Hầu hết binh của Lưu Bị đều là người phwuơng bắc, thủy thổ không hợp nên bị bệnh không ít.

Nông dân ở chung quanh thành Thiên biét được điều này, họ bèn vào rừng sâu núi cao đào hái thuốc đem về sắc một thùng lớn, mang đến doanh tặng ông . Binh sĩ sau khi uống thuốc, bệnh liền thuyên giảm . Lưu Bị hết sức vui mừng. Từ đó, ông càng thương mến bá tánh ở đất này hơn.

Đất đai ở thành Thiên cằn cỗi, núi trọc bao quanh, thành thử việc trồng trọt hết sức vất vả, họ chỉ có thể tỉa đậu, trồng cây hoài sơn làm thuốc thôi. Đậu ăn chừng được nửa năm thì hết, những ngày còn lại họ chỉ còn cách vô rừng đào củ, hái rau nấm mà ăn qua ngày. Do đó, nông dân ở đây da vàng, bủng beo gầy ốm, ông già bà cả và trẻ nít bị chết đói rất nhiều. Lưu Bị thấy tình cảnh này, cho dù lương thực trong quân còn chưa đủ dùng, nhưng ông cũng vẫn ra lệnh cho bộ hạ đem một phần lúa mạch ở phương bắc cứu trợ bá tánh. Nông dân được lúa đâu dám dùng hết, họ lại lấy lúa đem gieo trồng. Vì thế trên đồi Thiên, đâu đâu cũng đều trồng lúa.

Nhưng lúa vừa nảy mầm, trổ lá thì mưa đông lại đến khiến cho lúa non bị hư hết. Lưu Bị thấy vậy mới nói:

- Xem kìa, xung quanh toàn là những dải núi trọc, cây cối không có, mưa trút xuống thế này thì lúa làm sao không hư!?? Các ngươi phải trồng cây trên núi thật nhiều, dọc từ trên đỉnh núi xuống tới chân núi mới được. CÂy thành rừng, rừng thành hàng rồi mớic ó thể trồng lúa.

Nông dân không đủ sức làm, nói:

- Hộ dân ở đay ít ỏi qua snên chúng tôi thiếu nhân lực, không thể nào trồng ngần ấy câyn ổi!

Lưu Bị ha hả cười, nói:

- Đừng lo, tôi sẽ kêu binh sĩ giúp các nguwòi.

Ông bèn ra lệnh cho toàn quân tướng sĩ, mỗi người phải trồng sống một cây, đồng thời ông kêu bộ hạ cấp lúa giống cho nông dân.

Sau mấy năm, rừng cây đã lớn. Lúa mạch có rừng cây bảo vệ nên không còn sợ mưa to gió lớn nữa. Đến mùa thu hoạch, nông đân hết sức vui mừng, họ tuyển một số lúa ngon đem tặng cho Lưu Bị thuowrng thức, lại còn tặng cho quân lương. Hằng năm quân lính không phải con fthiếu lương thực nữa.

Mọi người vì cám ơn sự giúp đỡ của Lưu Bị, nên mong mỏi ông đánh thắng Tào Tháo và Tôn Quyền, sớm được thiên hạ để họ tôn ông làm "thiên tử". Và cũng vì thế mà Thêin thành từ đó được sữa lại là "Thiên tử thành".

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:43
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08950 seconds with 15 queries