Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Diễn Võ Trường
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 23-10-2011   #10
Ảnh thế thân của lichphikiem
lichphikiem
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 16-06-2009
Bài viết: 12
Điểm: 1
L$B: 1.355
Tâm trạng:
lichphikiem đang offline
 
CHƯƠNG VBA YẾU TỐ QUAN THIẾT CẦN BIẾT KHI LUYỆN CÔNGHành công luyện chưởng có ba điều tối cần phải lưu tâm kẻo mai hậu có mắc phải những tệ hại nguy hiểm thì khó bề cứu chữa :

- Tuần tự nhi tiến (tiến bộ dần dần, không nên đi mau).
- Hằng tâm (trì chí luyện tập không bỏ dở).
- Giảm tham nhục dục (tiết dục, hạn chế việc động phòng).

Nói chung, những người chưa bao giờ luyện tập võ nghệ thì toàn hệ thống mạch lạc gân cốt trong thân thể nếu không đến nỗi khờ khạng không được linh hoạt thì ít ra cũng không được linh mẫn tinh minh như những người đã có trình độ võ công. Và đối với những người chưa bao giờ luyện võ thì việc khởi sự luyện Thiết Sa Chưởng không phải là chuyện thành tựu dễ dàng. Nếu như muốn luyện thì phải tuần tự từ dễ đến khó, theo sát từng chi tiết chỉ dẫn, lâu dần gân cốt mạch lạc được linh hoạt thì con đường thành công mới thấy ở đằng xa. Bằng vô tâm liều mạng ỷ sức tập đại càng ý mong mau thành đạt thì chỉ rước lấy tai hại mà thôi. Trong những trường hợp ấy nếu bị thương nhẹ nơi bên ngoài đôi tay thì chỉ gây cho người tập những tê liệt từng bên hay cả cánh tay, nhược bằng bị thương nặng, máu huyết tích tụ bên trong gây nên những biến chứng bên trong cơ thể gọi là bị nội thương, còn gọi là bị ám thương (những thương tích không lộ ra ngoài). Trong trường hợp cực nặng được mô tả như chấn động đến tạng phủ thì tánh mạng coi như chỉ mành treo chuông.

Đời nay không thiếu chi những người trai trẻ khí huyẽt cường mạnh hàm bồ luyện đại Công phu mà không biết đúng sai để rồi thu được kết quả đáng thương hại là cơ thể bị lao thương, có khi cả đời mang toàn tật bệnh. Trong những trường hợp như thế nhiều người kém hiểu bảo là con trẻ tập nhầm môn tà công, võ bất chánh v.v… mà dáng ra chỉ nên trách con trẻ hoặc người luyện tập thiếu thầy hay hoặc thiếu hiểu biết cách thức luyện tập tiệm tiến mới ra nông nỗi.

Thuở nhỏ tác giả luyện công chung với người bạn họ Vương, một hôm người bạn dư sư (dòm lén) luyện chưởng rồi về nhà bắt chước luyện tập. Sau tôi phát giác là Vương chỉ biết hành công dùng sức mạnh mà chẳng biết phép vận Kình (sức). Vương chỉ biết gồng cứng tay rồi dang cố lì đập mạnh vào bao cát, tuyệt nhiên Vương không hiểu là phải làm thong thả từ từ, buông sức và vổ nhẹ để từ từ tiến đến thành công. Sau vài tuần Vương đã chặt gảy gạch thẻ, y lại càng đắc ý cho là mình tập đúng sách nên càng cố chí hỏa tốc rèn luyện ngày đêm. Sau đó hơn tháng Vương ngã bệnh, phủ tạng bị nội thương, tim bị suy nhược, thầy thuốc khám nghiệm và cho biết như thế. Thế là Vương nghỉ tập, thế mà thời gian khá lâu sau bệnh trạng cũng chỉ thuyên giảm một cách hết sức chậm chạp. Và theo lời y sĩ, Vương sẽ còn phải trải qua nhiều năm tháng mới có thể lấy lại được sức bình thường như hồi chưa khởi sự luyện Công phu. Thế mới biết cái liều mạng trong vấn đề võ học thật chẳng có chi là lợi, tác giả chỉ mong rằng độc giả đừng bao giờ coi việc tập luyện võ công như một trò chơi giải trí hay một canh bạc. Vì rằng cuộc đời trăm tuổi dù chẳng bao lâu trước tạo hóa vô cùng nhưng với chừng năm tháng ấy mà biết HƯỞNG thì nghĩ rằng cũng thú lắm rồi. Việc tu tập tuần tự trăm năm để thành công cũng không phải là quá lâu đối với con người biết kiên nhẫn.

Cho nên dù đã nắm yếu quyết chân truyền trong tay và biết rõ chìa khóa Tiệm tiến, Hằng tâm cũng cần phải có chân sư chỉ điểm mới có thể nắm phần chắc trong việc luyện tập mà những trở ngại mới chắc chắn không xảy tới một cách đáng thương tâm.

Đến như trong khi tập, hành công thấy khó mà lùi bước, thấy lạ mà ham mê thái quá, hoặc lấy đầu này ráp đuôi nọ, nửa chừng bỏ dở thì kết quả cũng chỉ như kẻ chưa hề biết đến công phu là gì vậy thôi.

Mỗi khi tôi tiếp xúc với người ngoài để đàm luận về điều này thì nhận thấy mười phần đã hết tám chín thuộc về những hạng người trên. Số người Hằng Tâm để gia công tập luyện cho đến thành công thì thật là hiếm có, trăm người không được một. Đó là tại bởi đâu ? Võ công khó luyện quá mà nên chăng ? Không, đó tại vì kẻ học không hằng tâm mà thôi. Nếu họ có tâm luyện thì họ có học nội hay ngoại công thì cũng « Tam niên tiểu thành, thập niên đại thành » chứ không để họ đi không rồi lại về không bao giờ.

Ngoài việc tiệm tiến và hằng tâm ra còn một điều cũng rất là quan trọng, rất là khó trừ, đó là lòng Dục. Sắc dục là một điều rất có ích cho thân thể, nếu không biết tiết chế thì tai hại không khác chi mãnh thú, bão lực. Mãnh thú và bão lụt còn có thể tránh được nhưng sắc dục không biết đường mà tránh né, người đời lại còn ham mê theo đuổi nữa. Nhất là những người luyện qua võ nghệ thì tinh khí sung túc lại càng run động trước sắc dục cho nên khó lòng tránh được. Người bình thường còn có thể tiêu tinh huyết bằng cách thanh tâm tiết dục, phân tán thần khí để làm nhược thân thể đi. Còn người tập võ thì Tinh Khí Thần kết tụ nên càng phải tránh điều sắc dục.

Ba điều trên là ba yếu điểm mà người mới hành công cần lưu lâm, nếu đã biết rồi mà không tránh khỏi, không làm được, thì thà rằng đừng tập luyện còn hơn. Chớ có công giây lát cũng không ích được gì cho sự nghiệp lâu dài.


CHƯƠNG VIICHƯƠNG TRÌNH 100 NGÀY LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNGHành Công luyện chưởng phải để tự nhiên làm chủ yếu và mới ng có kết quả mà không có hại.

Môn võ công nầy thoát thai từ môn luyện chưởng gián tiếp và hoàn toàn hơn. Ngoài việc luyện lòng bàn tay (chưởng) và lưng (mu) bàn tay, còn luyện cạnh bàn tay (chưởng trác), chưởng căn (đầu cườm tay), đầu ngón tay, đầu các khớp ngón tay khi co lại.

Kình lực cũng đề cập đến phách kình (sức vỗ), ấn kình (sức nhấn, ấn xuống), suất kình (sức quật xuống), thiết kình (sức chặt, chém) điểm kình (sức điểm, chấm tới) vv... chớ không chỉ riêng tập Phách kình và Suất kình không thôi. Nhờ phương pháp tổng hợp có hệ thống hóa nên việc luyện tập 100 ngày chương trình này bằng 2 năm kết quả của lối tập theo lối cũ. Với phương pháp hệ thống hóa khi tập luyện thành công da tay vẫn không bị chai.A.- PHÉP HÀNH CÔNGTRANG BỊ ùng loại vải dày khó rách may một túi vải hai lớp (túi vuông) dài 6 tấc Tây, rộng 3 tấc Tây. Trong chứa đầy thiết sa vụn (vụn sắt nhỏ) nếu không có thiết sa dùng một nửa đậu xanh phân nửa đậu đen trộn cũng được. Một ghế bằng gỗ cao ngang rốn (rún), mặt ghế bằng ngang, phẳng, dài và rộng, kích thước phải hơn túi thiết sa. Khi tạo được đủ dụng cụ nầy và một bình thuốc (xem Chương 11) thì bắt đầu tập Thiết sa chưởng được rồi.HÀNH CÔNG :Hành công (luyện) phải lựa chỗ yên tĩnh không quấy phá, ở phòng riêng là hay nhất. Trước tiên bỏ túi thiết sa nằm thẳng thóm trên mặt ghế, lập tấn trang nghiêm đối diện và vừa tầm tay. Tấn kỵ mã (xuống Trung bình tấn) hai nắm tay thu quyền bên hông, thân mình buông lỏng tự nhiên, tâm yên bình, khí trầm đan điền (điều nầy người mới tập võ hay tập lâu mà không nghiên cứu thì khó hiểu, nhưng cứ tưởng là mọi nguồn hơi thở vừa hít được từ mũi đã tụ lại dưới rún, ban đầu thấy khó sau quen dần) chăm chú nhìn vào bao thiết sa chốc lát hoặc tâm trí đặt chỗ hư không giây lát (quên mọi việc trước cũng như sau và cả hiện tại). Đoạn hành công theo phép sau đây :1. Phách Pháp phép vỗ bằng lòng bàn tay, chưởng)
Đang trụ tấn Kỵ mã, bàn tay nhấc cao ngang mày (mắt) (Hình 1) Cánh tay vô lực để buông rơi chưởng úp xuống bao thiết sa. Nghĩa là toàn thân mình mềm mại khí huyết lưu thông, cả cánh tay đều để tự nhiên không gồng lấy sức. Bàn tay tự nhiên buông rơi và vỗ lên bao thiết sa như một vật tự nó rơi vào lòng đất bởi trọng lực của tự nó và sức hút của quả địa cầu. (Hình 2)2 . Suất Pháp phép quật bằng mu bàn tay)
Sau khi bàn tay rơi trọn vẹn trên bao thiết sa, nghĩa là bàn tay đã vỗ trọn vẹn, hoàn tất động tác, thì nhấc bàn tay lên ngang lông mày (vị trí ban đần). Rồi buông cho bàn tay tự nhiên rơi xuống, nhưng lần nầy bàn tay xòe và lật ngửa lòng bàn tay lên trời, mu bàn tay đập (quật trên bao thiết sa). Ý buông xả của động tác nầy cũng giống như cái vỗ trong Phách pháp. (Hình 3)3. Thiết pháp phép chặt, chém, bằng cạnh bàn tay)
Suất pháp đã hoàn tất trọn vẹn, nhấc bàn tay lên sao ngang mày như ban đầu, tưởng tượng cạnh bàn tay cứng rắn như đã gồng lên (sự thật thì không gồng), như người đã thành công trong võ học thì hiểu là ý lực đã được dồn tới cạnh bàn tay, mà ý tới tức lực tới rồi. Nghiêng bàn tay cho rơi xuống tự nhiên, cạnh bàn tay chém thẳng xuống bao thiết sa mà toàn cánh tay cũng như toàn thân thể đều đặt trong trạng thái tự nhiên không gò bó hay cố gắng nào. (Hình 4)4. Ấn pháp phép nhấn (in) xuống)
Thiết pháp đã hoàn tất, nhấc tay lên ngang mày, rồi buông tay cho rơi xuống, lần này bàn tay hơi dựng đứng lên chỉ để đầu cườm tay chạm xuống bao thiết sa. Ý tưởng cũng như những động tác đã học trên. (Hình 5)



5. Điểm pháp : (phép chấm, chỉa, điểm)
Ấn xong nhấc tay lên, bàn tay cao ngang mày, các ngón tay cong lại như móng chim ưng hay móng mèo xòe ra vồ mồi, tưởng tượng sức đã đầy và cứng ở các đầu ngón tay, buông tay cho năm ngón tay rơi xuống điểm trên bao thiết sa. (Hình 6)



Năm phép vừa trình bày trên tuần tự kết thành là một Kỷ động tác. Bắt đầu luyện tập nên lượng sức mình. Phải định thời gian nhất định phải tập buổi sáng, chiều và tối, hoặc sáng tối cũng được. Mỗi buổi tập một lần, mỗi lần tập chừng (5) nărn kỷ động tác. Luyện xong rồi hành dược công (ngâm hoặc thoa rửa tay bằng thuốc rượu) xong rồi mới tiếp tục tập luyện tay kia. Những người tập một tay thì chỉ tẩm thuốc tay luyện mà thôi.

Ngày nay, trước trào lưu tân tiến nhiều nhân tài xuất hiện sáng lập nhiều bang phái võ thuật mới rất tiện ích cho thanh niên nhưng không tránh khỏi vài chỗ sai lầm vì thiếu sót một vài chi tiết trong việc chỉ dạy võ sinh. Ấy một phần họ ỷ lại vào sức mạnh tráng niên, cho võ sinh tập quá bạo cho ng có kết quả đề quảng cáo, họ cũng chẳng biết về cơ thể học và y lý nên đã vô tình đưa hàng vạn môn sinh dần về chỗ nguy khốn mà không hề hay biết. Nếu những vị ấy chịu khó học hỏi nghiên cứu thêm chút ít về y lý, y dược, thì chắc là hay cho lớp hậu tấn biết mấy.

Tôi có dịp nhìn qua những môn sinh nhỏ tuổi đầy lòng hăng hái, say sưa luyện tập, chân đá tay đấm tận lực vào những trụ tập bao cát v.v... mà đến khi sưng tay trật xương chỉ biết đem đi nhà thương, bệnh nhẹ thì cứ bóp muối. Trong những buổi dạo chơi như thế lòng tôi rất phấn khởi vui mừng vì thấy thanh niên ham mê võ thuật, nhưng lại chợt buồn vì thấy người ta hướng dẫn chưa được vẹn toàn để đa số thanh niên đều mang bệnh hậu, và trình độ tiến bộ về công chỉ đạt được có phần sơ đẳng rồi không thể nào vượt được cao hơn. Tôi soạn cuốn sách này là có ý giúp ngầm cho thanh niên võ sinh mọi môn phái đó.B.- PHÉP DÙNG THUỐC (Dược Công)Nllư đã nói ở những chương trước, tập luyện không thuốc thang thì chớ nên tập, vì có thành tựu đôi chút mà thân thể đã hóa ra bệnh hoạn rồi. Mà có thuốc để đó nhưng không biết cách dùng cũng chẳng lợi ích bao nhiêu. Vậy nên trước khi bắt đầu rèn luyện môn Thiết sa chưởng nên biết rõ ràng cách Hành công, rồi đến cách sử dụng Dược công, có như thế mới mới đạt được kết quả mà vô hại. Sau đây là cách xài thuốc rượu (thuốc ngâm trong rượu) :

Trước mỗi buổi luyện tập (hành công) lấy bình thuốc rượu ra để bên sân phòng tập, cho tay vào bình ngâm cho thấm đều tay rồi lấy tay ra (đậy nắp bình lại cho kín hơi) dùng tay còn lại xoa nắn cho nóng toàn diện bàn tay, xong lại ngâm và xoa bàn tay còn lại. Sau khi đã thi hành dược công rồi mới bắt đầu tập Thiết Sa chưởng.

Sau khi tập đủ 5 kỷ cho một tay thì cũng phải hành dược công tay đã tập xong. Kế đến mới bắt đầu tập tay bên, khi xong cũng làm như bàn tay đã tập trước.

(Ngoài cách dùng rượu thuốc còn cách dùng dấm thuốc và thang thuốc, xin xem chương 11).

Ngoài việc dùng thuốc và biết phép hành công cho đúng phương thức, còn cần biết vài điều thiết yếu trong lúc đang tập và san khi tập xong. Những điều phụ thuộc nầy cũng cần yếu không thể thiếu được trong mỗi buổi tập, do đó võ sinh chờ chễnh mãng xem thường mà đôi khi gặp phải những chuyện không hay.Ba điều kỵ khi tập Thiết Sa chưởng :1) Không được mở miệng trong khi tập, hoặc thở bằng miệng.Vì lúc tập bụi của thiết sa bay lên, nếu hít vào phổi qua miệng rất nguy hiểm. Nên khi tập Thiết sa chưởng cần phải có tấm vải sạch trùm mũi và miệng để che những bụi sắt có hại.

Một vài vị võ sư kinh nghiệm cho biết trong thời gian tập Thiết Sa chưởng thì cách chừng vài ngay nên ăn một lần huyết heo nấu, luộc chín, để tinh khiết dạ dày và ruột. Điều nầy không bắt buộc vì nếu chúng ta bịt khăn che bụi sắt thì đã che đi phần nguy hại rồi, và người dùng chay thì cũng không thể nào áp dụng nguyên tắc ăn huyết heo được.2) Kỵ dùng sức nơi cánh tay :Khi hành công luyện chưởng không nên dùng sức cả cánh tay mà phải để tự nhiên. Và điều nên nhớ là không bao giờ vận dụng sức mạnh để tập 5 thức Thiết Sa chưởng : Phách, suất, thiết, ấn, điểm.3) Kỵ tinh thần bất tập trung :Luyện chưởng hành công thần bất tập trung và chú ý thì Tắc ý bất chi (tới nơi), ý bất chi tắc khí bất hành, khí bất hành tắc kình bất quán (tức không dồn đến được như ý), kình bất quán tắc chưởng lực tất lưu chuyến ra ngoài.Điều phải làm sau buổi tập (Dư Công)Trong suốt buổi tập xuống tấn kỵ mã nên sau khi tập xong trước khi bước đi nên lấy tay xoa hai đầu gối cho nóng lên rồi định thần lại rồi mới bước đi từ từ vài vòng, đồng thời duỗi, xòe các ngón tay, nhún chân lên xuống vài lần để làm dãn các bắp thịt, gân cốt và thông huyết khí tránh những di hại về sau.Kiểm chứng thành quả (Thứ Công)Sau 100 ngày luyện Thiết Sa Chưởng có thể dùng gạch tiểu để đo lường kết quả.

Khởi đầu lấy gạch tiểu vừa đừng cứng lắm, sắp làm ba viên chồng lên nhau ngay ngắn, dùng Ấn chưởng, trụ tấn Kỵ mã vận sức toàn thân ấn xuống giữa viên gạch. Gạch gãy thì tiếp tục thử Thiết chưởng, Phách chưởng, Suất chưởng. Nếu có ván mỏng 5 phân Tây cũng dùng thử như trên.

Mỗi một tác động đủ làm gạch, gỗ tan vở là coi như đã đạt trình độ sơ thành, đủ dùng vào những việc tự vệ thông thường. Muốn đạt trình độ cao hơn phải thêm thời gian và công phu luyện tập. Điều nầy đã nói ở phần trên cuốn sách.


Chữ ký của lichphikiem
võ thuật không hay vì kỹ thuật ra sao mà quan trọng là triết lý bên trong nó

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 26-10-2011   #11
Ảnh thế thân của chipz
chipz
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 18-07-2008
Bài viết: 107
Điểm: 2
L$B: 5.091
chipz đang offline
 
ngu đệ lại co cách luyện tập khác
đun Sôi 600ml nước và cho tay vào trong đó !!!!


Chữ ký của chipz
Thiên Sơn độc hành
Duy ngã độc tôn

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 29-10-2011   #12
Ảnh thế thân của leminhtoan
leminhtoan
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-09-2007
Bài viết: 375
Điểm: 43
L$B: 17.656
leminhtoan đang offline
 
Cứ download tài liệu Hàng thanh là đc
Tập theo ngừ đi trước sẽ hịu quả hơn


Chữ ký của leminhtoan
Vô Vô Trùng trùng Vô Ảo Ảnh.

Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 01-11-2011   #13
Ảnh thế thân của triệu gia
triệu gia
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 09-08-2007
Bài viết: 82
Điểm: 1
L$B: 8.941
triệu gia đang offline
 
tập công phu mà hok có sư phụ coi chừng cưa tay nhe mấy bé =))


Chữ ký của triệu gia
sì pam mơ!!!

Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 06:50
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,06636 seconds with 15 queries