Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Văn Hóa Thế Giới
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Văn Hóa Thế Giới Chia sẻ những nền văn hóa của các nước trên thế giới

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 16-09-2009   #10
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Hillsborough - thảm họa kinh hoàng của livepool

Thảm hoạ Hillsborough xảy ra vào ngày 15/4/1989 ở sân vận động Hillsborough,Sheffield,Anh.Thảm hoạ kinh hoàng này đã cướp đi sinh mạng của 96 Liverpudlians đến xem trận đấu bán kết của cúp FA giữa Liverpool và Nostingham Forest.Đây là một trong những thảm hoạ khủng khiếp nhất trong lịch sử bóng đá xứ sở sương mù và là thảm hoạ thứ 2 liên quan đến sân vận động mà Liverpool đã mắc phải,trước đó là Heysel.

Trước khi xảy ra thảm hoạ

Vào lúc đó hầu hết các sân vận động ở Anh đều được bao quanh bởi những hàng rào thép kiên cố nhằm phòng tránh cũng như hạn chế những cổ động viên quá khích đã có những biểu hiện thái quá ảnh hưởng đến trận đấu đã trở nên phổ biến từ những năm 1960.

Sân vận động Hillsborough là địa điểm thường xuyên diễn ra những trận đấu của bán kết cúp FA.Năm 1981,trận bán kết giữa Tottenham và Wolverhampton Wanderers cũng đã gặp sự cố làm cho 38 người bị thương.Điều này như một lời cảnh tỉnh tới ban lãnh đạo câu lạc bộ phải thay đổi lại thiết kế của cổng Leppings,chia thành 3 lối và đến năm 1984,được chia thành 5 lối.

Thảm hoạ kinh hoàng cướp đi cuộc đời của 96 Liverpudlians

Vì lí do tắc nghẽn giao thông rất nhiều Liverpuldian đã đến muộn giờ trong trận bán kết cúp Fa ấy,ai cũng muốn thật nhanh có một chỗ ngồi trong sân để cổ vũ cho đội bóng con cưng.Hàng nghìn người đã đứng trứoc cổng sân và gào thét,cảnh sát Hillsborough đã mở cổng thoát như một lối hầm nhỏ để đưa các cổ động viên bên ngoài vào sân,đây có thể coi là quyết định gián tiếp tạo nên thảm hoạ kinh hoàng và vực thẳm không thể quên trong lịch sử Liverpool.Dòng người với tâm trạng vội vã bấn loạn đã chen nhau,giẫm đạp lên nhau.Cảnh sát và đội bảo vệ đã phải đóng ccổng để ngăn dòng người vẫn đang khao khát vào sân phải dừng lại.Nhưng họ đã cố gắng vào bằng được sân,nhiều cổ động viên đã bị đảy dần về phía hàng rào thép ngăn cách giữa khán giả và cầu thủ trên sân được xây dựng vốn để phòng tránh các Holligans.Rất nhiều Liverpudlians đã cố tìm cách thoát thân bằng cách leo lên hàng rào chắn hoặc léo lên trên cao.Chỉ có một số ít là thoát được cảnh tượng hãi hùng,phần lớn họ chỉ còn biết thét lên những tiếng kêu vô vọng giống lời tự biệt hơn là tiếng kêu cứu.Thảm hoạ kinh hoàng đã diễn ra,96 Liverpudlians mãi mãi không còn được thấy đội bóng yêu dấu của mình chinh chiến nữa,họ đã ra đi,cùng với 766 người vị thương đã tô thêm vào một nét buồn trong lịch sử Liverpool.

You''ll never walk alone

Đối với tất cả các Liverpudlians cả ở Anh quốc cũng như trên toàn thế giới,thảm hoạ Hillsborough đều giwoij trong lòng mỗi người những nối buồn khôn xiết,gợi lại cho chúng ta cảm giác về lịch sử,về tình yêu với Liverpool.Chúng ta càng thêm trân trọng những gì mình đang có,tự hào vfi những Liverpudlians dù đã khuất nhưng linh hồn ,tinh thần của họ là bất diệt.Có thể họ vẫn hiện hữu đâu đấy,vẫn vuốt ve những đám cỏ nhung mượt và thẫm sương ở Anfield những ngày đông lạnh,vẫn cười lớn và hát vang You'll never walk alone mỗi khi Liverpool có được những thắng lợi vẻ vang.Vẫn im lặng,ngẫm nghĩ và nắm tay nhau khi Liverpool thất bại.
Họ sẽ không bao giờ cô độc.

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #11
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Superga - Thảm họa 60 năm nhìn lại

60 năm trôi qua từ ngày thảm họa Superga cướp đi của nước Ý một trong những đội bóng vĩ đại nhất, cướp đi sinh mạng của 31 người. Đến tận bây giờ, Torino vẫn chưa thể gượng dậy và bóng đá thế giới vẫn chưa nguôi cơn đau vẫn còn kéo dài…

Il Grande Torino

Rất nhiều CLB Italia đã đi vào lịch sử với hai chữ “Vĩ đại” kèm theo. Tất cả đều biết đến La Grande Inter của những năm 60, “siêu Milan” của cuối những năm 80 và Juventus giữa thập niên 90 của thế kỷ trước. Thế nhưng trước khi những đội bóng vĩ đại đó đi vào lịch sử, có một CLB miền Bắc nước Ý đã làm rạng danh nền bóng đá đất nước này, và đến giờ vẫn được nhiều người coi là đội bóng Italia vĩ đại nhất mọi thời đại.


Đó là Il Grande Torino – Torino vĩ đại, những người bất khả chiến bại trong suốt thập niên 40. Thống trị bóng đá Italia trong cả một thời gian dài, lịch sử Torino vĩ đại là cả một câu chuyện dài đầy vinh quang và cả bi kịch.



Được dẫn dắt bởi người đội trưởng huyền thoại Valentino Mazzola (cha của huyền thoại Inter sau này, Sandro Mazzola), Torino đã giành liên tiếp 5 chức vô địch Italia từ năm 1943 đến 1948. Mazzola tưởng như đã gia nhập Juventus trước khi đến với Toro, nhưng một lời đề nghị hấp dẫn hơn đã đưa ông đến vai trò huyền thoại của Torino như một sự sắp xếp của số phận…



Torino vĩ đại đã có đến 93 trận bất bại liên tiếp trên sân nhà ở Serie A – một kỷ lục còn được giữ đến ngày nay. Trong 93 trận đó, họ thắng đến 83 và chỉ để hòa 10 trận từ năm 1943 đến 1949. Đỉnh cao của thời kỳ đó là khi Torino ghi đến 125 bàn trong mùa 1947/48.



Valentino Mazzola là thành viên nổi bật nhất của đoàn quân áo thiên thanh bách chiến bách thắng những năm đó. Điều đáng tiếc với ông chính là việc trong những năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ 2, World Cup không được tổ chức và Azzurri không có cơ hội VĐTG.

Năm 1947, Mazzola cùng các đồng đội Azzurri được dẫn dắt bởi cựu HLV Torino Vittorio Pozzo tiếp đội bóng mạnh nhất châu Âu bấy giờ, Hungary của Ferenc Puskas tại sân Stadio Filadelfia ở Turin và giành chiến thắng 3-2 đầy cảm xúc. Điều đặc biệt ở trận đấu này là trong 11 cầu thủ xuất quân của Azzurri khi đó có đến 10 người của Torino, khẳng định sự áp đảo tuyệt đối của Il Grande Torino với các đối thủ ở Serie A.



1 năm sau đó, Mazzola một lần nữa trở thành người hùng khi đưa Torino của ông đến chức vô địch Serie A lần thứ 5 liên tiếp. Thành công này giúp Torino được CLB huyền thoại Bồ Đào Nha Benfica mời đến để vinh dự thi đấu trận giã từ sân cỏ của Jose Ferreira, đội trưởng tuyển Bồ Đào Nha. Lời mời thi đấu của Benfica là một món quà với Torino vĩ đại, và đó là một món quà định mệnh…

Thảm họa Superga



Trên đường trở về từ Bồ Đào Nha, chiếc Fiat G212 của hãng hàng không Avio Linee Italiane chở Torino vĩ đại dừng lại ở sân bay Barcelona để tiếp nguyên liệu. Tất cả thành viên Torino đều có mặt trên chuyến bay đó chỉ trừ Sauro Toma ở lại Lisbon do chấn thương. Dừng chân ở Barcelona, các cầu thủ Toro ăn tối với những ngôi sao AC Milan cũng dừng chân tại đó trên đường đến Madrid thi đấu với Real, và họ không biết rằng đó là bữa tối cuối cùng của Il Grande Torino!



14h50, chiếc Fiat G212 tiếp tục lên đường cùng Torino và một số nhà báo thể thao Italia, nhằm thẳng hướng sân bay Aeroporto Torino. Chuẩn bị hạ cánh, chiếc máy bay gặp thời tiết xấu do mưa to và bão hoành hành ở Torino, trời đầy mây, tầm nhìn của phi công chỉ còn 40m. Phi hành đoàn cố gắng hạ cánh đúng đường băng, tín hiệu mặt đất xác nhận thông tin máy bay cách mặt đất 2000 feet, và đó là lần cuối họ nhận thông tin về chiếc máy bay.



4 phút sau, chiếc Fiat G212 bị thổi bay về bên phải trong một cơn bão mạnh và lao thẳng vào nhà thờ Superga trên đồi Turin. Tất cả 31 người trên máy bay, bao gồm 18 cầu thủ, phi hành đoàn và 3 nhà báo Italia tử nạn, đồng hồ điểm 17h03, chỉ cách giờ hạ cánh đúng 5 phút.



Đó là thảm họa lớn nhất của lịch sử bóng đá Ý. Il Grande Torino khi đó còn lại 5 trận đấu ở Serie A. Đội trẻ Toro xuất trận và thắng cả 5 trận đó, đoạt Scudetto, nhưng tất cả đều không thể xoa dịu nỗi mất mát quá lớn đã xảy đến với Torino vĩ đại. Nỗi đau lớn đến mức tuyển Italia 1 năm sau đó đã phải chọn đường biển để đến dự World Cup 1950 ở Brazil.

Sau thảm họa, Torino không thể tìm lại mình. Thời kỳ hoàng kim của Granata kết thúc vào ngày 4/5/1949 định mệnh đó. Họ chật vật tìm lại chỗ đứng và đau đớn xuống hạng Serie B năm 1959, đánh dấu sự mở màn của triều đại Grande Inter với thuyền trưởng Helenio Herrera những năm 1960. Alessandro Mazzola tiếp bước cha của ông trở thành huyền thoại, nhưng là huyền thoại của Nerazzurri chứ không phải Granata.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #12
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Thông tin về lịch sử champions league

Giải vô địch các câu lạc bộ Châu Âu được bắt đầu hình thành chính xác là khoảng một tháng sau cuộc họp chính thức lần đầu tiên của UEFA được tổ chức vào ngày 2/3/1955 tại thủ đô Viên của nước Áo, còn tên gọi “European Cup” thì không phải là sáng kiến của UEFA.

Sáng lập viên người Pháp

Rất nhiều những nước thành viên sáng lập ra UEFA tỏ ra hứng thú với việc tổ chức ra một giải đấu dành cho các quốc gia. Tờ nhật báo của nước Pháp L’Equipe và tổng biên tập của họ Gabriel Hanot đã đề ra ý tưởng về một giải đấu mở rộng dành cho các câu lạc bộ ở Châu Âu. Hanot cùng với người đồng nghiệp là Jacquest Ferrant đã lên kế hoạch tổ chức một giải đấu diễn ra vào thứ Tư hàng tuần và thi đấu vào buổi tối.

Ban đầu, giải đấu được sáng tạo ra từ ý tưởng của L’Equipe không quy định những câu lạc bộ tham gia phải là những nhà vô địch ở quốc gia của họ, nhưng họ mời các câu lạc bộ được những người hâm mộ yêu thích nhất ở đất nước đó. Đại diện của 16 câu lạc bộ đã được mời tới dự một cuộc họp vào ngày 2 và 3 tháng Tư năm 1955 và những điều lệ mà L’Equipe đưa ra đã được tán thành.

Những điểm mốc lịch sử


Một thời điểm quan trọng trong tiến trình phát triển của giải đấu này là vào mùa giải 1992/1993, khi mà giải đấu UEFA Champions League đã được tăng thêm một số đội trong vòng thi đấu knock-out. Đây là dấu mốc ban đầu, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử chiếc cúp này. Ngày nay, người ta đã được chứng kiến Champions League lớn mạnh lên rất nhiều với 8 bảng đấu gồm 32 đội. Các trận đấu thường diễn ra vào giữa tuần, thứ Ba và thứ Tư trên toàn cõi châu Âu.

Mùa bóng 1997/98 đánh dấu sự thay đổi to lớn đối với giải đấu danh giá này, khi không chỉ đội vô địch mà cả những đội có thứ hạng cao ở các quốc gia cũng có thể tham dự. Với công tác truyền thông và tiếp thị hình ảnh một cách rất chuyên nghiệp, Champions League đã trở thành một “mỏ vàng” của các câu lạc bộ và có những đội đã phải trải qua đến ba vòng đấu loại mới được góp mặt tại đó.

Các kỉ lục

Trong lịch sử của giải đấu, câu lạc bộ Hoàng gia Tây Ban Nha Real Madrid đang giữ kỉ lục về số lần đoạt cúp với 9 chức vô địch. Một cầu thủ xuất sắc của Real là Francisco Gento cũng là người đang sở hữu nhiều chiếc cúp C1 nhất: 6 lần. Còn huấn luyện viên thành công nhất kể từ khi giải đấu ra đời là Bob Paisley của Liverpool khi ông đã ba lần bước lên bục vinh quang

Lịch sử

Năm 1954, Gabrief Hanot - nhà báo thuộc báo L'Equipe - đã đề xuất một giải thi đấu giữa các đội vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu. Tháng 1 năm 1955, báo L'Equipe đã gửi bản dự thảo "European Cup" đến nhiều câu lạc bộ bóng đá. Ngày 2 tháng 4 năm 1955, 16 đại diện các câu lạc bộ đã thảo luận bản dự thảo này và thông qua sau 3 giờ đồng hồ.

Trận đấu đầu tiên đã diễn ra ngày 4 tháng 9 năm 1955 tại Lisbon (Bồ Đào Nha) giữa Sporting Lisbon và FK Partizan (Nam Tư), kết quả hòa 3-3. Và đội vô địch đầu tiên là Real Madrid (giải có 16 đội tham dự).

Từ mùa bóng 1991/1992, giải được đổi tên thành "UEFA Champions League". Và đến mùa bóng 1997/1998, có một sự thay đổi lớn trong điều lệ giải, ngoài các đội vô địch quốc gia, các đội có thứ hạng cao trong mỗi giải vô địch (tùy theo mỗi quốc gia) cũng có quyền tham dự. Mùa bóng năm 2005/2006 và 2006/2007, 3 quốc gia Tây Ban Nha, Anh và Ý được quyền cử 4 đội tham gia.


Nhạc hiệu

Bản nhạc nền Cúp C1 Châu do do nhà soạn nhạc người Anh Tony Britten soạn theo phong cách của nhà soạn nhạc người Đức George Frideric Hadel (1658-1759), được giàn nhạc Royal Philharmonic Orchestra (London - Anh) trình bày. Bản nhạc có mang nhiều âm hưởng của bản Zadok the Priest của Handel.


Chiếc cúp

Cúp cao 74cm, nặng 8kg và đắt giá nhất khoảng 200.000 Franc. Đội đoạt cúp còn được nhận 20 Huy chương vàng và một phiên bản cúp, đồng thời có quyền giữ chiếc cúp thật trong vòng một năm trước khi trao lại cho UEFA "trong tình trạng nguyên xi" (nếu hư hại sẽ bị phạt nặng), một tháng trước trận chung kết lần sau. Nếu 3 lần liên tiếp đoạt chức vô địch, hoặc 5 lần khác nhau, đội có quyền sở hữu vĩnh viễn chiếc cúp và lúc này UEFA phải làm một chiếc cúp khác hoàn toàn giống hệt.


Quy định

Các đội tham dự và thể thức thi đấu

Từ khởi đầu tới mùa bóng 1996-1997

Kể từ khi ra đời với tên gọi Cúp C1, giải đấu này chỉ dành cho các đội đoạt chức vô địch quốc tại giải vô địch hạng cao nhất của các quốc gia châu Âu là thành viên của UEFA và đội đương kim vô địch của mùa giải trước - đang giữ cúp.

Vì vậy, nếu một đội bóng không bảo vệ được danh hiệu vô địch trong nước nhưng đoạt được cup C1 thì năm sau tiếp tục được dự giải và quốc gia đó sẽ là nước duy nhất có 2 đội dự Cup C1. Nếu đội vô địch Cúp C1 đồng thời đoạt "cú đúp" - vô địch cả giải trong nước thì quốc gia đó vẫn chỉ có 1 đội dự Cup này như những nước khác. Trong cả trường hợp đội vô địch Cup C1 bị xuống hạng ở giải trong nước vẫn được dự giải này trong mùa bóng tiếp theo.

Thể thức duy nhất mà UEFA áp dụng từ năm 1955 tới năm 1991 là phân cặp đấu loại trực tiếp từ vòng đầu tới vòng cuối cùng. Vòng đầu có 32 đội, lần lượt qua 5 lượt tới trận chung kết còn 2 đội.

Mùa bóng 1986-1987, vòng 1 Cup C1 chỉ có 31 đội tham dự do sự cố chính trị làm vắng mặt 1 thành viên. Do đó đội đương kim vô địch là Steaua Bucharest của Rumani được vào thẳng vòng 2.

Từ mùa bóng 1991-1992, Cup C1 đổi tên thành Champions League - Giải đấu của các nhà vô địch. Sau 2 vòng loại đầu tiên, 8 đội mạnh nhất chia 2 bảng đấu vòng tròn để chọn ra 2 đội đầu bảng vào chung kết.

Real Madrid là đội bóng giữ kỷ lục lâu bị loại ở Cup C1 nhất. Tính từ khi tham gia năm 1955 tới năm 1960, Real Madrid liên tục vô địch Cup này 5 năm và chưa từng bị loại. Tới mùa bóng 1960-1961, Real cùng FC Barcelona là đội vô địch trong nước cùng đại diện cho Tây Ban Nha dự giải. Do thời đó chưa có quy định hạt giống nên việc bốc thăm ngẫu nhiên khiến Real Madrid và Barcelona gặp nhau ngay vòng đầu. Kết quả Barcelona đã loại Real bằng kết quả hoà 2-2 ở sân Bernabeu và thắng 2-1 ở sân Nou Camp. Đó là lần đầu tiên Real Madrid bị loại ở Cup C1.


Từ mùa bóng 1997-1998

UEFA mở rộng số đội tham dự, cho phép các nước có thành tích cao nhất được cử 2 đại diện tham dự - đội vô địch và đội á quân. Do số đội tăng lên, số đội dự vòng bảng là 16 và do đó có 4 bảng sau 2 vòng đầu. 8 đội đứng đầu 4 bảng lọt vào vòng tứ kết, đấu loại trực tiếp tới chung kết.

Trong những năm tiếp theo, do sức ép từ phía nhóm G-14, các đội bóng mạnh và giàu có ở châu Âu, UEFA mở rộng đối tượng tham dự Champions League hơn, cho phép 3 quốc gia có thành tích cao nhất được cử tới 4 đội tham dự, các nước có thành tích thấp hơn có số đội tham dự giảm dần, để tạo điều kiện cho những đội bóng giàu có có cơ hội đoạt Cup này ngay cả khi không vô địch trong nước nhiều năm liền.

Các vòng loại cho các đội yếu từ những nước có hệ số điểm thấp được thu xếp từ mùa hè để bắt đầu vào tháng 9, vòng 1 bắt đầu là vòng đấu bảng với số đội tham gia là 32 đội tại 8 bảng đấu.

Quy định mở rộng đối tượng tham dự này khiến cho giải thực chất không còn đúng với tên gọi "giải đấu của các nhà vô địch" - Champions League nữa.


Quy định hiện nay

- Vòng sơ loại đầu tiên: gồm 22 đội vô địch quốc gia các nước được xếp hạng từ 27 và thấp hơn.
- Vòng sơ loại thứ nhì: gồm 28 đội (11 đội thắng của vòng sơ loại đầu tiên, 11 đội vô địch của các quốc gia xếp từ 16 đến 26 và 6 đội á quân của các quốc gia có các thứ hạng từ 10 - 15).
- Vòng sơ loại thứ ba: gồm 32 đội (14 đội thắng của vòng sơ loại thứ hai, 6 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 10-15; 3 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 7 - 9; 6 đội hạng 3 của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6 và 3 đội hạng tư của các quốc gia có thứ hạng từ 1 -3).
- Vòng đấu bảng thứ 1: gồm 32 đội, chia làm 8 bảng (4 đội/bảng): 16 đội thắng vòng sơ loại thức 3, đội đương kim vô địch, 9 đội vô địch của các quốc gia có thứ hạng từ 1- 9, 6 đội á quân của các quốc gia có thứ hạng từ 1-6.
Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ được vào vòng sau.
- Vòng đấu bảng thứ 2: 16 đội chia thành 4 bảng. Sau khi thi đấu vòng tròn, hai đội đầu mỗi bảng vào vòng tứ kết.
Kề từ mùa giải 2003-2004, Các đội vào vòng đầu bảng thứ 2 sẽ bốc thăm phân cặp đấu loại trực tiếp 2 lượt đi và về.

- Vòng tứ kết: Bốc thăm phân cặp đội đấu loại trực tiếp.
- Bán kết:
- Chung kết:
Có tất cả 239 trận đấu.

- Các đội bị loại tại vòng loại thứ 3 được chuyển sang thi đầu từ vòng 1 cúp UEFA, và xếp hạng 3 tại vòng đấu bảng thứ 1 sẽ được chuyển sang thi đấu tại vòng 3 cúp UEFA.

Thể thức bốc thăm phân cặp

- Vòng đấu bảng thứ nhất: các CLB cùng một liên đoàn không chung bảng.
- Vòng đấu bảng thứ hai: các CLB cùng một liên đoàn cũng như từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1 không chung bảng.
- Vòng tứ kết (các đội nhì bảng gặp các đội đầu bảng): 2 đội cùng liên đoàn, từng gặp nhau tại vòng bảng thứ 1, từng gặp nhau tại vòng bảng 2 không gặp nhau tại tứ kết. Những đội nhì bảng sẽ đấu lượt đi trên sân nhà.
- Vòng bán kết: bốc thăm phân cặp đấu lượt đi và về.
- Chung kết: đấu 1 trận duy nhất trên sân trung lập. Nếu hòa đá 2 hiệp phụ.
- Tại tứ kết và bán kết nếu sau 2 lượt tổng tỷ số bằng nhau sẽ đá hiệp phụ cổ điển (không tính bàn thắng vàng hay bạc), nếu vẫn hòa sẽ đá luân lưu xác định đội thắng thua.

Xếp hạng vòng bảng

Đội thắng được 3 điểm, hòa 1 điểm, thua 0 điểm. Trong trường hợp có hai hay nhiều đội bằng điểm nhau sau khi vòng đấu bảng kết thúc, việc phân định ngôi thứ sẽ dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Giành được nhiều điểm hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại cao hơn trong các trận đối đầu trực tiếp
- Ghi được nhiều bàn thắng trên sân của đối phương hơn trong các trận đối đầu trực tiếp.
- Có hiệu số bàn thắng bại của tất cả các trận đấu trong bảng cao hơn
- Ghi được nhiều bàn thắng hơn trong tất cả các trận đấu trong bảng
- Hệ số điểm của quốc gia vào thời điểm đầu mùa bóng

Gabriel Hanot, ’cha de’ cua Cup C1 chau Au
Cúp C1 ra đời nhằm... chống lại người Anh!


Nhằm đi tìm lời giải về CLB xuất sắc nhất châu Âu, cũng như bác bỏ những lập luận của người Anh, Cúp C1 đã chính thức được ra đời. Sau FIFA và VCK World Cup, "cha đẻ" của Cúp C1 cũng là một người Pháp, Ngài Gabriel Hanot.

Những "Cúp châu Âu" sơ khai

Champions League, và tiền thân là Cúp C1, không chỉ là giải đấu quan trọng nhất châu Âu mà còn là giải đấu cấp CLB uy tín cũng như có sức hấp dẫn lớn nhất Thế giới, cả về danh tiếng lẫn giá trị thương mại.

Sau hơn 50 năm tồn tại và phát triển không ngừng, giải đấu này đã không còn gói gọn trong phạm vi châu Âu mà còn nhận được sự quan tâm của tất cả những người yêu bóng đá trên Thế giới. Và sự ra đời của giải đấu danh giá này vẫn còn là điều bí ẩn của không ít người.

Cuối thế kỷ IXX, đầu thế kỷ XX, các CLB bóng đá ở các quốc gia châu Âu "mọc lên như nấm sau mưa", các giải vô địch và cúp quốc gia các nước được tổ chức để chọn ra nhà vô địch. Lúc này, chưa một CLB nào vượt qua được biên giới nước mình khi những sân chơi chỉ gói gọn trong những giải đấu quốc nội.

Đến những năm cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, các liên đoàn bóng đá ở Trung và Nam Âu lập ra giải đấu đầu tiên giành cho các CLB ở những khu vực này với tên gọi Mitropa Cup, có sự tham dự các CLB mạnh đến từ những quốc gia như Italia, Áo, Tiệp Khắc (cũ) và Hungary.

Các CLB sớm gây được tiếng vang ở giải đấu là những cái tên nổi tiếng lúc bấy giờ như Bologna (Italia), Slavia và Sparta Prague (Tiệp Khắc) hay Rapid Viena (Áo)...
Giải đấu diễn ra theo thể thức loại trực tiếp, các đội thi đấu theo 2 lượt trận sân nhà và sân khách. Tổng tỉ số sau 2 lượt trận sẽ quyết định đội nào được đi tiếp. Sau một thời gian diễn ra, giải đấu này đã bị lạnh nhạt do ảnh hưởng của chiến tranh Thế giới lần thứ 2.

Lúc này, người dân châu Âu giành sự chú ý cho một giải đấu mới nổi được tổ chức giành cho các CLB đến từ những QG Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, với tên gọi Latin Cup. Nếu như Bologna, Rapid Viena, Slavia và Sparta gây tiếng vang ở Mitro Cup thì tại Latin Cup, Real Madrid, Barcelona (TBN), Benfica (BĐN) và AC Milan (Italia) lại gây được ấn tượng mạnh.

Sự kiêu ngạo của người Anh và Cúp C1 ra đời

Trong giai đoạn này, ở châu Âu không chỉ có Real, Barca hay Milan mà còn có khá nhiều CLB nổi tiếng khác như Wolverhampton (Anh) hay Reims (Pháp)...
Và trong một trận giao hữu quốc tế giữa Honved Budapest (Hungary) với Wolverhampton, CLB của Anh đã đánh bại được đối thủ, mà nòng cốt là các tuyển thủ quốc gia Hungary (lúc này, Hungary là một trong những đội tuyển mạnh nhất Thế giới), với tỉ số 3-2

Sau chiến thắng này, cùng với chiến thắng 4-0 trước Spartak Moscow, báo chí Anh (đặc biệt là tờ Daily Miror) đã giật những dòng tít lớn với nội dung Wolverhampton là CLB mạnh nhất Thế giới, là nhà VĐ châu Âu cấp CLB. Chính sự kiêu ngạo này của người Anh làm cho cựu tuyển thủ Pháp, đồng thời là phóng viên tờ L’Equipe, Ngài Gabriel Hanot, cảm thấy không mấy hài lòng.

Hanot biết rõ sức mạnh của các CLB nổi tiếng khi ấy như AC Milan với bộ 3 người Thuỵ Điển Gren, Nordahl, Liedholm khét tiếng; Real Madrid với Di Stefano, Reims và Raymond Kopa cũng chẳng kém cạnh.

Sau Robert Guerin kêu gọi thành lập ra FIFA, Jules Rimet đề xuất tổ chức VCK Word Cup, thì nay nguời Pháp thứ 3 là Hanot đề nghị tổ chức giải bóng đá giành cho các CLB Châu Âu (không lâu sau đến lượt Henri Delauney, một người Pháp khác, đề xuất tổ chức VCK EURO).

Và thế là ông dùng hẳn một trang báo của mình để đăng bài kêu gọi tổ chức một giải bóng đá nhằm tìm ra một nhà VĐ thực sự cấp CLB ở châu Âu (vào đây để xem bài báo của Hanot đăng trên tờ L’Equipe).

Trong hai ngày 2 và 3/4/1955, Hanot mời đại diện các đội bóng nổi tiếng ở châu Âu tới khách sạn Ambassador, Paris, và ở đây ông đã giới thiệu thể thức thi đấu loại trực tiếp vào những ngày giữa tuần. Và đại diện của 15 đội bóng tới tham dự cuộc họp đã nhiệt liệt tán thành đề nghị của Hanot. Ngoài ra, FIFA cũng nhiệt liệt ủng hộ và UEFA sẵn sàng đứng ra tổ chức giải đấu giành cho các CLB.

Một lần nữa những người Anh ngạo mạn đứng ngoài cuộc chơi lớn. Sau khi từ chối thành lập FIFA, người Anh đã cự tuyệt lời mời tham dự Word Cup đầu tiên, và nay một lần nữa đảo quốc sương mù đã khước từ lời mời tham dự giải đấu giành cho các CLB. Cũng như 2 lần trước, dù không có đại diện của quê hương bóng đá nhưng giải đấu vẫn diễn ra một cách thành công.

Real Madrid, ông hoàng của Cúp C1

Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng Cup C1 châu Âu, với tên gọi chính thức là Euro Champions Clubs’ Cup, đã chính thức được diễn ra. Ngày 4/9/1955, hơn 60 nghìn người trên SVĐ Ánh Sáng ở thủ đô Lisbon đã chứng kiến trận đấu đầu tiên của giải, Sporting Clube De Portugal hoà Partizan Belgrade.

4 ngày sau, CLB vĩ đại nhất châu Âu trong thế kỷ XX là Real Madrid giành chiến thắng 2-0 trước Servette Geneve (Thuỵ Sỹ), và huyền thoại Miguel Munoz trở thành cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đàn "kền kền trắng" ở Cúp C1 châu Âu.

Real Madrid cũng đã trở thành CLB đầu tiên giành Cup C1, sau khi đánh bại đội bóng nước Pháp Reims 4-3 trong trận chung kết được diễn ra trên SVĐ Công Viên Các Hoàng Tử, cho dù đội bóng "Hoàng gia" đã bị dẫn trước 2-0 chỉ sau 10 phút đấu.

Trong 5 mùa giải liên tiếp, Real Madrid thể hiện sự vượt trội về đẳng cấp của mình khi mang về TBN 5 chức vô địch. Tiếp bước Real, đến lượt Benfica, Inter và AC Milan khẳng định sức mạnh tuyệt đối của bóng đá Nam Âu trong những năm đầu tiên Cup C1 được tổ chức, với 11 chức VĐ liên tiếp.

Phải đến tận năm 1967, Vương quốc Anh mới có một nhà vô địch sau khi Celtic bất ngờ đánh bại Inter đầy kiêu ngạo 2-1 trong trận chung kết. Đúng 1 năm sau, Manchester United trở thành CLB Anh đầu tiên đoạt danh hiệu dành cho những nhà VĐQG.

Lúc này, cán cân quyền lực chuyển lên phương Bắc khi Ajax Amsterdam, với lối chơi tổng lực nổi tiếng cùng huyền thoại Johan Cruyff và HLV Rinus Michels, đã làm mưa làm gió với "hat-trick" VĐ liên tiếp vào các năm 1971, 1972 và 1973.

Và với Hoenes cùng "hoàng đế" Beckenbauer, "hùm xám" Bayern Munich của Đức cũng không chịu kém cạnh khi giành chức VĐ trong 3 năm tiếp theo, từ 1974, 1975 và 1976.
Sau Munich, đến lượt các CLB Anh làm mưa làm gió tại Cup C1 châu Âu, khi 7 lần đoạt Cúp trong 8 mùa giải, riêng Liverpool đã đoạt tới 4 lần. Năm 1985, thảm hoạ Heysel diễn ra làm rất đông các CĐV Juventus thiệt mạng, bóng đá Anh phải trả một cái giá rất đắt khi các CLB nước này bị loại hoàn toàn tại 3 Cup châu Âu trong 5 mùa giải tiếp theo đó.
Từ cuối thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, đến lượt lữ đoàn đỏ đen AC Milan tung hoành ở giải đấu danh giá này. Với bộ ba "Hà Lan bay" nổi tiếng là Vanbasten, Gullit và Rijkaard, kết hợp với dàn cầu thủ nội đồng đều, CLB mang trên mình chiếc áo sọc Đỏ - Đen đã 5 lần vào chung kết trong 7 mùa bóng, và 3 lần giành chiến thắng.
Kể từ đó đến nay, khi bóng đá ngày càng thương mại hóa, không một CLB nào tỏ ra vượt trội ở đấu trường C1. Sau khi AC Milan bảo vệ thành công Cúp C1 năm 1990 cho tới nay, chưa một CLB nào có vinh dự 2 lần liên tiếp nâng Cúp. Bayern Munich trở thành CLB đầu tiên VĐ trong thế kỷ XXI với chiến thắng năm 2001, trong khi Barcelona là nhà vô địch gần nhất

Các trận chung kết :

Năm / Đội vô địch / Tỷ số / Đội hạng nhì / Sân vận động


1956 Real Madrid 4-3 Reims Parc des Princes, Paris
1957 Real Madrid 2-0 Fiorentina Santiago Bernabéu, Madrid
1958 Real Madrid 3-2 A.C. Milan Heysel, Brussels
1959 Real Madrid 2-0 Reims Neckar, Stuttgart
1960 Real Madrid 7-3 Eintracht Frankfurt Hampden Park, Glasgow
1961 SL Benfica 3-2 FC Barcelona Wankdorf, Berne
1962 SL Benfica 5-3 Real Madrid Olympic, Amsterdam
1963 A.C. Milan 2-1 SL Benfica Wembley, London
1964 Inter Milan 3-1 Real Madrid Ernst Happel, Wien
1965 Inter Milan 1-0 SL Benfica San Siro, Milano
1966 Real Madrid 2-1 FK Partizan Heysel, Brussels
1967 Celtic F.C. 2-1 Inter Milan Nacional, Vale do Jamor
1968 Manchester United 4-1 SL Benfica Wembley, London
1969 A.C. Milan 4-1 Ajax Amsterdam Santiago Bernabéu, Madrid
1970 Feyenoord Rotterdam 2-1 Celtic F.C. San Siro, Milano
1971 Ajax Amsterdam 2-0 Panathinaikos Wembley, London
1972 Ajax Amsterdam 2-0 Inter Milan De Kuip, Rotterdam
1973 Ajax Amsterdam 1-0 Juventus Crvena Zvezda, Belgrade
1974 FC Bayern München 1-1, 4-0 (đá lại) Atlético Madrid Heysel, Brussels
1975 FC Bayern München 2-0 Leeds United F.C. Parc des Princes, Paris
1976 FC Bayern München 1-0 AS Saint Etienne Hampden Park, Glasgow
1977 Liverpool F.C. 3-1 Borussia Moenchengladbach Olimpico, Roma
1978 Liverpool F.C. 1-0 Club Brugge Wembley, London
1979 Nottingham Forest F.C. 1-0 Malmö FF Olympic, München
1980 Nottingham Forest F.C. 1-0 Hamburger SV Santiago Bernabéu, Madrid
1981 Liverpool F.C. 1-0 Real Madrid Parc des Princes, Paris
1982 Aston Villa F.C. 1-0 FC Bayern München De Kuip, Rotterdam
1983 Hamburger SV 1-0 Juventus Olympic, Athena
1984 Liverpool F.C. 1-1, 4-2 (11m) AS Roma Olimpico, Roma
1985 Juventus 1-0 Liverpool F.C. Heysel, Brussels
1986 Steaua Bucarest 0-0, 2-0 (11m) FC Barcelona Sánchez Pizjuán, Seville
1987 FC Porto 2-1 FC Bayern München Ernst Happel, Wien
1988 PSV Eindhoven 0-0, 6-5 (11m) SL Benfica Neckar, Stuttgart
1989 A.C. Milan 4-0 Steaua Bucarest Camp Nou, Barcelona
1990 A.C. Milan 1-0 SL Benfica Ernst Happel, Wien
1991 FK Crvena Zvezda 0-0, 5-3 (11m) Olympique de Marseille San Nicola, Bari
1992 F.C. Barcelona 1-0 U.C. Sampdoria Wembley, London
1993 Olympique de Marseille 1-0 A.C. Milan Olympic, München
1994 A.C. Milan 4-0 FC Barcelona Olympic, Athena
1995 Ajax Amsterdam 1-0 A.C. Milan Ernst Happel, Wien
1996 Juventus 1-1, 4-2 (11m) Ajax Amsterdam Olimpico, Roma
1997 Borussia Dortmund 3-1 Juventus Olympic, München
1998 Real Madrid 1-0 Juventus Amsterdam Arena, Amsterdam
1999 Manchester United 2-1 FC Bayern München Camp Nou, Barcelona
2000 Real Madrid 3-0 Valencia CF Stade de France, Saint-Denis
2001 FC Bayern München 1-1, 5-4 (11m) Valencia CF San Siro, Milano
2002 Real Madrid 2-1 Bayer Leverkusen Hampden Park, Glasgow
2003 A.C. Milan 0-0, 3-2 (11m) Juventus Old Trafford, Manchester
2004 FC Porto 3-0 AS Monaco FC Veltins-Arena, Gelsenkirchen
2005 Liverpool F.C. 3-3, 3-2 (11m) A.C. Milan Atatürk Olimpiyat, Istanbul
2006 Barcelona 2-1 Arsenal Stade de France, Paris
2007 A.C. Milan 2-1 Liverpool F.C. Olympic, Athena

Các kỷ lục :

Trận chung kết có tỷ số cao nhất: Năm 1960 giữa Real Madrid - Eintracht Frankfurt: 7-3

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất: Raúl González Blanco - 60 bàn (tính đến ngày 19 tháng 2 năm 2008)

Cầu thủ ghi bàn tại nhiều trận chung kết liên tiếp: Di Stefano (Real Madrid): 5 trận chung kết liên tiếp, từ 1956 - 1960.

Câu lạc bộ đoạt nhiều cúp nhất: Real Madrid (9 lần: 1956, 1957, 1958, 1959, 1960, 1966, 1998, 2000, 2002)

Câu lạc bộ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Real Madrid (12 lần). Nếu chỉ tính từ khi đổi tên thì Milan là số 1 với 6 lần đoạt 4 cúp.

Cầu thủ tham gia nhiều trận chung kết nhất: Francisco Gento (Real Madrid) và Paolo Maldini (AC Milan) cùng 8 lần có mặt trong trận chung kết cúp C1.

Cầu thủ đạt nhiều cúp C1 nhất: Francisco Gento (Real Madrid) với 6 lần

Bàn thắng nhanh nhất trong trận chung kết: do công của Paolo Maldini (số 3, AC Milan) ghi vào giây thứ 51, trận Liverpool - AC Milan năm 2005 và anh cũng thiết ;lập luôn kỉ lục cầu thủ lớn tuổi nhất ghi bàn trong 1 trận chung kết

Bàn thắng nhanh nhất giải Champion League: thực hiện giây thứ 10,2 do công của Roy Makaay trong trận Bayern München - Real, lượt về vòng 2, mùa giải 2006-2007

Cầu thủ lớn tuổi nhất tham gia trận chung kết: Dino Zoff (thủ môn Juventus) ra sân năm 1983 ở tuổi 41 lẻ 86 ngày; còn tính Champions League thì cầu thủ P.Maldini (hậu vệ Milan) ra sân trận chung kết 2007 ở tuổi 38 lẻ 331 ngày.

Đội bóng thất bại trong nhiều trận chung kết nhất: SL Benfica (Bồ Đào Nha): 5 lần (1963, 1965, 1968, 1988, 1990)

Cầu thủ đầu tiên giành Cup C1 trong màu áo 2 câu lạc bộ khác nhau: Belodedici (người Rumani): năm 1986 vô địch với Steaua Bucharest và 1991 vô địch với Sao Đỏ Belgrade. Cầu thủ đầu tiên đạt thành tích này với 2 câu lạc bộ trong 2 năm liên tiếp là Marcel Desailly (người Pháp): năm 1993 với đội Olympique de Marseille (Pháp) và năm 1994 với đội AC Milan (Italia).

Cầu thủ duy nhất đoạt cúp 4 lần với 3 CLB khác nhau: Clarence Seedorf: Ajax Amsterdam (1995), Real Madrid (1998), AC Milan (2003, 2007)
Huấn luyện viên giành nhiều cúp nhất: Bob Paisley, dẫn dắt Liverpool trong giai đoạn 1974-1983 với 3 lần được tận hưởng vinh quang kể trên (1977, 1978, 1981)

Đội hình tiêu biểu của Champions League trong 15 năm (1992/1993-2006/2007):

Thủ môn :Schmeichel
Hậu vệ :Zambrotta, Desailly,Baresi, Carlos.
Tiền vệ :Beckham, Keane, Zidane, Giggs.
Tiền đạo :Nistelrooy, Raúl
Nguồn: Bongda.24h.com.vn
.

Những cuộc lội ngược dòng vĩ đại nhất lịch sử Cup C1

Trong lịch sử của đấu trường bóng đá danh giá nhất châu Âu, nhiều khi đội gặp bất lợi trước lại đoạt vé đi tiếp một cách vô cùng ngoạn mục. Trong bài 12 cuộc ngược dòng kỳ vĩ trong suốt chiều dài 50 năm tồn tại Cup C1.

1. MU loại Bilbao, tứ kết mùa bóng 1956/1957 (lượt đi: Bilbao 5-3 MU; lượt về MU 3-0 Bilbao)

Ở mùa bóng 1956-1957, có thể nói MU đã tập hợp được một thế hệ cầu thủ trẻ rất tài năng gồm Bobby Charlton, Duncan Edward, Tommy Taylor, Dennis Viollet, Geoff Bent, Liam Whelan....và được dẫn dắt bởi HLV huyền thoại Matt Busby. Trong lần đầu tiên bước ra đấu trường châu Âu, nhà vô địch Anh đã có bước khởi đầu rất tốt khi vượt qua Borussia Dortmund ở vòng một để tiến vào tứ kết gặp ĐKVĐ Tây Ban Nha, Athletic Bilbao. Trận lượt đi tại xứ Basque, trước lối đá kỹ thuật của đối thủ, đội bóng nước Anh đành chịu thua đậm 3-5.

Tưởng như các chàng trai trẻ của đảo quốc sương mù sẽ mất hết hưng phấn sau thất bại này, nhưng đó lại là một bài học rất bổ ích. Và nó đã giúp họ không mắc bất cứ sai lầm nào trong lượt về, để đè bẹp đối thủ bằng tỷ số 3-0, và đi tiếp với kết quả chung cuộc 6-5. Tuy nhiên, tại bán kết, các học trò của Matt Busby buộc phải dừng lại trước ĐKVĐ Real Madrid hùng mạnh (có Di Stefano, Kopa, Gento). An ủi cho "Quỷ đỏ" là cuối mùa bóng đó, họ bảo vệ thành công chức vô địch Anh. Chỉ có điều, đó là danh hiệu cuối cùng của thế hệ vàng đó, bởi hơn 9 tháng sau, vào ngày 7/2/1958, tai nạn máy bay ở Munich (trên đường trở về từ Nam Tư cũ) đã cướp sinh mạng của 8 cầu thủ: Byrne, Colman, Jones, Pegg, Taylor, Bent, Whelan và Duncan Edward.

2. Inter Milan loại Liverpool, bán kết mùa bóng 1964/1965 (lượt đi: Liverpool 3-1 Inter; lượt về: Inter 3-0 Liverpool)

Vào thời điểm đó, danh tiếng của Inter đang nổi lên như cồn tại châu Âu với chiến thuật Catenaccio do HLV lừng danh, Helenio Herrera khởi xướng. Và họ cũng chính là những nhà ĐKVĐ Cup C1. Thế nhưng, trận lượt đi trên đất Anh, Liverpool đã thành công trong việc khoan thủng hàng thủ bê tông của người Italy và giành chiến thắng 3-1. Tuy vậy, "gáo nước lạnh" đó không hề làm nguội tham vọng bảo vệ chức vô địch của Inter.

Trong trận đấu 2 tuần sau tại Milano, với 2 thủ lĩnh Sandro Mazzola (hàng công) và Giacinto Fachetti (hàng thủ, và là đương kim chủ tịch hiện nay), đội quân của HLV Helenio Herrera đã lội ngược dòng thành công và thắng với tỷ số 3-0.

Tiếp đà hưng phấn này, Inter thắng luôn Benfica của "báo đen" Eusebio ở chung kết với tỷ số 1-0 và trở thành đội bóng Italy đầu tiên bảo vệ được chiếc Cup C1 châu Âu.

3. Partizan Belgrade loại Sparta Praha, tứ kết mùa 1965/1966 (lượt đi: Sparta 4-1 Partizan; lượt về: Partizan 5-0 Sparta)

Mùa bóng 65/66 là thời điểm rất mạnh của bóng đá Nam Tư cũ. Đội tuyển quốc gia đất nước này từng lọt vào trận CK Euro 1960 (thua Liên Xô cũ) và lặp lại thành tích đó vào năm 1968 (thua Italy). Trên phương diện CLB, Partizan Belgrade là lá cờ đầu với một loạt hảo thủ như Jusufi, Rasovic, Becejac, Hasanagic, Galic....

Nhưng bất ngờ đã xảy ra trong trận tứ kết lượt đi tại Praha, khi Partizan bị cuốn vào lối đá nhanh của đối thủ và sụp đổ bằng thất bại 1-4. Tuy vậy, trong trận lượt về, một bất ngờ còn lớn hơn thế đã xảy ra, trong lúc mà báo chí châu Âu đang tung hô Sparta. Vẫn những con người cũ, nhưng Partizan lại giới thiệu một tinh thần thi đấu quyết liệt đến kỳ lạ, để rồi nghiền nát đối thủ với tỷ số 5-0. Đội bóng Nam Tư cũ đi tiếp và loại luôn MU ở bán kết, giành vé tham dự trận cuối cùng với Real Madrid. Chỉ tiếc rằng, trước một đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang trong giai đoạn cuối của thời kỳ hoàng kim (còn mỗi Gento trong bộ tứ gồm anh và Puskas, Di Stefano, Kopa), nhưng Partizan đã không thể làm nên lịch sử khi thua 1-2 (dẫn trước rồi thua ngược).

4. Panathinaikos loại Crvena Zvezda, bán kết mùa 1970/1971 (lượt đi: Zvezda 4-1 Pana; lượt về: Pana 3-0 Zvezda)

Đội bóng Hy Lạp, Panathinaikos gây bất ngờ khi lọt vào đến bán kết. Việc đối đầu với nhà vô địch Nam Tư cũ Crveda Zvezda (sau này đổi tên thành Sao Đỏ Belgrade - vô địch Cup C1 năm 1991) là một thử thách cực kỳ khó khăn. Và điều đó đã được chứng minh khi Panathinaikos thua tan tác trên sân khách bằng kết quả 1-4. Thế nhưng, trong trận lượt về, dấu ấn Hy Lạp đã được đặt lên bản đồ châu Âu khi Panathinaikos tận dụng tối đa lợi thế sân nhà, thắng lại 3-0, một tỷ số vừa đủ giúp họ vào chung kết bằng lợi thế bàn thắng sân khách. Và dù thua Ajax của Johann Cruyff với tỷ số 0-2 tại trận cuối cùng, nhưng những người con của đất nước "thần thoại" vẫn xứng đáng ngẩng cao đầu.

5. AS Roma loại Dundee United, bán kết mùa bóng 1983/1984 (lượt đi: Dundee 2-0 Roma; lượt về: Roma 3-0 Dundee)

Đây là thời điểm băt đầu thăng hoa của bóng đá Italy khi một năm trước đó, Juventus lọt vào chung kết Cup C1 (thua Hamburg). Và AS Roma lại tiếp nối chuỗi tỏa sáng. Trận lượt đi tại Scotland chứng kiến Giallorossi chỉ biết chạy theo lối đá "kick anh rush" và thua trận 0-2. Nhưng "biển khói" tại Olimpico trong trận lượt về đã khiến Dundee choáng ngợp, cộng thêm tài năng của bộ đôi người Brazil, Falcao và Cerezo, Roma lội ngược dòng thành công bằng tỷ số 3-0. Tuy nhiên, sân Olimpico không thể giúp đội bóng áo bã trầu lần nữa khi Roma thua Liverpool 2-4 trong loạt đá luân lưu ở trận chung kết.

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #13
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Giải Ngoại Hạng Anh

Ngày nay, giải Ngoại Hạng Anh là giải vô địch đáng xem và mang lại lợi ích kinh tế khổng lồ nhất. Nơi đây đã thu hút được rất nhiều cầu thủ nổi tiếng trên toàn thế giới, và thật khó để tin rằng lần đầu tiên giải đấu này được diễn ra chỉ mới gần đây: mùa giải 1992/1993.

Trong những năm 80 của thế kỉ trước, bóng đá Anh đã gặp phải những khó khăn to lớn nhất từ trước đến nay. Các sân vận động xuống cấp, nạn Hooligan lan tràn. Các đội bóng của nước Anh bị loại khỏi các cúp châu Âu trong vòng 5 năm sau thảm hoạ ở sân vận động Heysel của nước Bỉ, thảm hoạ đã khiến cho 39 cổ động viên thiệt mạng trong trận chung kết cúp C1 giữa Liverpool và Juventus năm 1985. Kể từ đó, giải vô địch quốc gia Anh bị xuống cấp trầm trọng.

Đến năm 1989, bóng đá Anh lại phải chứng kiến thảm hoạ Hillsbrough với 96 cổ động viên thiệt mạng và hơn 150 người khác bị thương tại trận bán kết cúp FA giữa Liverpool và Nottingham Forest. Trước tình hình đó, Lord Justice Taylor đã đề nghị rằng cần phải có cải cách lại toàn bộ hệ thống điều hành và cấu trúc các sân vận động bóng đá trên toàn nước Anh – hình thức sân vận động không có rào chắn từ đó mà ra đời.

Cuộc cách mạng triệt để

Phải đối mặt với quá nhiều vấn đề, đặc biệt là sự xuống cấp của giải đấu dẫn đến việc không thể thu hút được các ngôi sao đã khiến cho các câu lạc bộ của Anh bất mãn. Đầu năm 1988, 10 CLB đã doạ sẽ tách ra thành lập một giải đấu riêng nhằm chiếm trọn lợi nhuận rất cao từ truyền hình. Do đó, việc cần thiết nhất lúc bấy giờ là một cuộc đại cải cách nếu như các CLB cũng như nền bóng đá Anh muốn phát triển và hưng thịnh.

Một bản Hiệp ước của các thành viên sáng lập đã được ký ngày 17 tháng 7 năm 1991 để hình thành nên những nguyên tắc cơ bản cho việc thành lập giải Ngoại Hạng Anh (Premier League) bây giờ. Giải đấu đã có sự tách biệt về mặt thương mại với giải Football League và Liên đoàn bóng đá, nhờ đó mà nó có thể tự do ký kết những hợp đồng phát sóng và tài trợ của riêng mình

Vào ngày 20 tháng 2 năm 1992, các CLB giải hạng nhất đã đồng loạt rời khỏi giải Football League và 3 tháng sau đó, Premier League được thành lập như một công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ban lãnh đạo giải đấu đã quyết định nhượng lại toàn bộ bản quyền truyền hình cho Sky TV. Ở thời điểm đó, việc ép buộc các cổ động viên phải trả phí để xem một chương trình thể thao trực tiếp là một khái niệm gần như mới, nhưng chất lượng của giải đấu kết hợp với chiến lược marketing của Sky đã nâng Premier League lên tầm cao mới. Hợp đồng đầu tiên trị giá 191 triệu bảng trong vòng 5 năm. Nhưng để phát song trực tiếp các trận đấu từ năm 2007-2010, Sky và Setanta phải trả tới 1,7 tỷ bảng.

Định hình và phát triển

Nguồn tài trợ cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trong. Năm 1993, Carling đã trả 12 triệu bảng trong vòng 4 năm và giải đấu đã được biết đến rộng rãi với cái tên FA Carling Premiership. Họ đã tiếp tục gắn bó thêm 4 năm tiếp theo nữa với mức trả cao hơn gấp 3 lần. Vào năm 2001, Barclaycard đã trở thành nhà tài trợ mới với hợp đồng trị giá 48 triệu bảng trong vòng 3 năm. Ba mùa giải 2004-2007 vẫn chứng kiến cái tên quen thuộc của Barclay gắn liền với giải đấu, và giá trị lần này lên tới 65.8 triệu bảng.

Việc gia tăng về doanh thu đã đảm bảo rằng các CLB Anh có thể cạnh tranh trên quy mô toàn cầu về phí chuyển nhượng và về mức lương - một nhân tố quan trọng để thu hút những cầu thủ xuất sắc nhất từ nước ngoài hội tụ về Barclays Premier League.

Năm 1992, chỉ có 11 cầu thủ ngoài Anh và AiLen tại Premier League, nhưng đến năm 2007, con số này đã tăng lên tới hơn 250. Trong nhiều năm qua, các cầu thủ ngoại quốc đã góp phần định dạng và phát triển bóng đá Anh. Tương tự, các HLV ngoại cũng sẵn sàng làm việc tại Anh, và những kỹ thuật được sử dụng bởi Arsene Wenger, Gerrard Houllier và Ruud Gullit đã có tác động rất lớn.

Ban đầu Premier League được thiết kế cho 22 CLB nhưng nó luôn có xu hướng giảm thiểu xuống con số 20 để đẩy mạnh phát triển và chất lượng hoá trình độ của các CLB cũng như đội tuyển quốc gia. Vì thế, cho tới cuối mùa giải 1994/95 đã có 4 CLB bị xuống hạng nhưng duy chỉ có 2 đội được lên hạng.

Reading đã trở thành CLB thứ 40 góp mặt tại Premier League với việc thăng hạng vào năm 2006. Và không còn nghi ngờ gì nữa, đội bóng thành công nhất trong lịch sử Premier League chính là Manchester United. Đội bóng của Alex Ferguson đã giành được tới 9 danh hiệu vô địch và chưa từng kết thúc ở dưới vị trí thứ 3 kể từ khi Premier League bắt đầu ra mắt vào năm 1992.

Giải bóng đá ngoại hạng Anh (tiếng Anh: The Football Association Premier League), có tên chính thức là Barclays English Premier League, là giải đấu cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Anh. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1888 với tên gọi Giải bóng đá hạng nhất Anh (Football League First Division) và đội đoạt giải vô địch đầu tiên là câu lạc bộ Preston North End. Đến năm 1992, giải được đổi tên như hiện nay. Câu lạc bộ nhiều lần đoạt chức vô địch nhất là Liverpool, với 18 lần.

Danh sách các đội vô địch

Giải hạng nhất (1889-1992)

· 1889 - Preston North End

· 1890 - Preston North End

· 1891 - Everton

· 1892 - Sunderland

· 1893 - Sunderland

· 1894 - Aston Villa

· 1895 - Sunderland

· 1896 - Aston Villa

· 1897 - Aston Villa

· 1898 - Sheffield United

· 1899 - Aston Villa

· 1900 - Aston Villa

· 1901 - Liverpool

· 1902 - Sunderland

· 1903 - Sheffield Wednesday

· 1904 - Sheffield Wednesday

· 1905 - Newcastle United

· 1906 - Liverpool

· 1907 - Newcastle United

· 1908 - Manchester United

· 1909 - Newcastle United

· 1910 - Aston Villa

· 1911 - Manchester United

· 1912 - Blackburn Rovers

· 1913 - Sunderland

· 1914 - Blackburn Rovers

· 1915 - Everton

· 1916-1919 - chiến tranh thế giới lần thứ nhất

· 1920 - West Bromwich Albion

· 1921 - Burnley

· 1922 - Liverpool

· 1923 - Liverpool

· 1924 - Huddersfield Town

· 1925 - Huddersfield Town

· 1926 - Huddersfield Town

· 1927 - Newcastle United

· 1928 - Everton

· 1929 - Sheffield Wednesday

· 1930 - Sheffield Wednesday

· 1931 - Arsenal

· 1932 - Everton

· 1933 - Arsenal

· 1934 - Arsenal

· 1935 - Arsenal

· 1936 - Sunderland

· 1937 - Manchester City

· 1938 - Arsenal

· 1939 - Everton

· 1940-1946 - chiến tranh thế giới lần thứ hai

· 1947 - Liverpool

· 1948 - Arsenal

· 1949 - Portsmouth

· 1950 - Portsmouth

· 1951 - Tottenham Hotspur

· 1952 - Manchester United

· 1953 - Arsenal

· 1954 - Wolverhampton Wanderers

· 1955 - Chelsea

· 1956 - Manchester United

· 1957 - Manchester United

· 1958 - Wolverhampton Wanderers

· 1959 - Wolverhampton Wanderers

· 1960 - Burnley

· 1961 - Tottenham Hotspur

· 1962 - Ipswich Town

· 1963 - Everton

· 1964 - Liverpool

· 1965 - Manchester United

· 1966 - Liverpool

· 1967 - Manchester United

· 1968 - Manchester City

· 1969 - Leeds United

· 1970 - Everton

· 1971 - Arsenal

· 1972 - Derby County

· 1973 - Liverpool

· 1974 - Leeds United

· 1975 - Derby County

· 1976 - Liverpool

· 1977 - Liverpool

· 1978 - Nottingham Forest

· 1979 - Liverpool

· 1980 - Liverpool

· 1981 - Aston Villa

· 1982 - Liverpool

· 1983 - Liverpool

· 1984 - Liverpool

· 1985 - Everton

· 1986 - Liverpool

· 1987 - Everton

· 1988 - Liverpool

· 1989 - Arsenal

· 1990 - Liverpool

· 1991 - Arsenal

· 1992 - Leeds United

Giải ngoại hạng (1993-nay)

· 1993 - Manchester United

· 1994 - Manchester United

· 1995 - Blackburn Rovers

· 1996 - Manchester United

· 1997 - Manchester United

· 1998 - Arsenal

· 1999 - Manchester United

· 2000 - Manchester United

· 2001 - Manchester United

· 2002 - Arsenal

· 2003 - Manchester United

· 2004 - Arsenal

· 2005 - Chelsea

· 2006 – Chelsea

· 2007 – Manchester United

· 2008 – Manchester United

. 2009 - Manchester United

Tổng số lần vô địch

· 18 lần: Liverpool, Manchester United

· 13 lần: Arsenal

· 9 lần: Everton

· 7 lần: Aston Villa

· 6 lần: Sunderland

· 4 lần: Newcastle United, Sheffield Wednesday

· 3 lần: Huddersfield Town, Wolverhampton Wanderers, Leeds United, Blackburn Rovers, Chelsea

· 2 lần: Preston North End, Portsmouth, Burnley, Tottenham Hotspur, Manchester City, Derby County

· 1 lần: Sheffield United, West Bromwich Albion, Ipswich Town, Nottingham Forest

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #14
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Những cầu thủ mãi mãi ra đi sau những tai nạn, sự cố đáng tiếc trên sân cỏ.

Daniel Jarque - Thủ quân của Espanyol

Bóng đá là một môn thể thao nguy hiểm. Ít nhất cũng có thể khẳng định điều đó nếu nhìn vào danh sách những cầu thủ bỏ mạng khi gắn cuộc đời mình với trái bóng tròn. Daniel Jarque là trường hợp mới nhất phải từ giã cuộc sống khi sự nghiệp cầu thủ của anh vẫn đang ở thời kỳ đỉnh cao.

Vào hôm thứ 7 vừa qua, hậu vệ đội trưởng Daniel Jarque của CLB Espanyol đã bất ngờ qua đời trong khi tập trung cùng đội bóng tại Coverciano (Italia). Cầu thủ 26 tuổi này đã bị đột tử sau cơn đau tim trong khi đang nói chuyện với bạn gái qua điện thoại.

Theo nguồn tin từ đội bóng, cái chết đột ngột của Jarque cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân một chất axit đã tấn công phá hủy bạch huyết cầu. Bác sĩ của CLB là ông Cervera đã tiến hành hô hấp nhịp tim và sử dụng huyết cầu ngay trên sân tập của đội đối với Jarque nhưng tất cả đã là quá muộn. Ít phút sau Jarque được xe cấp cứu đưa tới bệnh viện và anh đã qua đời sau 1 giờ tại đây.

Trong suốt cuộc đời cầu thủ của mình, anh luôn gắn trọn trái tim mình với sân Montjuic. Sự ra đi bất ngờ của Daniel Jarque để lại bao nỗi tiếc thương trong toàn thể CLB Espanyol, người hâm mộ xứ Catalan nói riêng và bóng đá thế giới nói chung.

Nhưng Daniel Jarque không phải là trường hợp duy nhất. Trong lịch sử bóng đá, đã có những cầu thủ mãi mãi ra đi khi đang còn ở đỉnh cao sự nghiệp.

Dưới đây là một số trường hợp cầu thủ đột tử trên sân cỏ:

Puerta: 25/08/2007 là một ngày tang thương đối với bóng đá Tây Ban Nha. Cầu thủ đầy triển vọng của Sevilla đã đột ngột ngã xuống trong trận đấu với Getafe tại Sanchez Pizjuan. Anh đã qua đời 3 ngày sau đó để lại người bạn gái và đứa con vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Điều đáng nói là BLĐ Sevilla đã tỏ ra rất vô cảm khi mãi đến thời gian gần đây họ mới đồng ý chi trả nốt số tiền bồi thường cho gia đình Antonio Puerta.

Marc-Vivien Foe: Confed Cup 2003 diễn ra trên đất Pháp chắc đã không có nhiều điều để nói nếu như không có sự ra đi của tuyển thủ người Cameroon, Marc-Vivien Foe. Cầu thủ này đã bị nhồi máu cơ tim và trút hơi thở cuối cùng ngay trên sân trong vòng tay của các đồng đội. Tại Confed Cup 2009 mới đây người ta đã tổ chức một lễ tưởng niệm rất long trọng cho Foe và đó như là một lời cảnh tỉnh đến các nhà làm luật bóng đá về lịch thi đấu liên miên dễ bào mòn sức khỏe của các cầu thủ.

Paulo Sergio de Oliveira Silva: Ngày 27/10/2004, cầu thủ người Brazil, chơi cho CLB Sao Caetano, không qua khỏi cơn nguy kịch khi được đưa vào bệnh viện Sao Paulo. Cầu thủ này đã ngã vật xuống sân khi chẳng có một va chạm nào với các cầu thủ đối phương.

Sergei Perjun: Thủ môn của CSKA Moscow đã va chạm cực mạnh với tiền đạo đối phương và bị tổn thương nặng nề ở não. Anh đã qua đời tại bệnh viện sau 10 ngày điều trị.

Pedro Berruezo: Ngày 7/1/1973, Pedro Berruezo, một cầu thủ khác của Sevilla, bị nhồi máu cơ tim trong trận đấu với Pontevedra.

Chắc chắn với lịch thi đấu dày đặc như hiện tại có thể sẽ còn những cầu thủ nữa phải ngã xuống trên sân rồi ra đi mãi mãi trong thời gian tới.

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #15
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
10 đội bóng vĩ đại nhất lịch sử World Cup

Ánh hào quang của chiếc Cúp Vàng FIFA đã bao lần chứng kiến sự lên ngôi của những tập thể xuất sắc đi kèm những tên tuổi xuất chúng suốt 76 năm qua

1. Brazil 1970


Luôn được biết đến như là đội bóng vĩ đại nhất mọi thời đại. Nhà vô địch World Cup 1970 có trong đội hình những cầu thủ tấn công đẳng cấp nhất thế giới hồi đó như Pele, Jairzinho, Tostao, Rivelino...



Đội hình Vàng này đã toàn thắng cả 6 trận ở giải đấu đó, trong đó nổi bật nhất là màn “tàn sát” Italia nổi tiếng với chiến thuật Catecnacio tới 4-1 ở trận chung kết, giành vĩnh viễn chiếc Cúp tượng Nữ thần Vàng.

2. Tây Đức 1974


Cũng được đánh giá là một Dream Team, với một Beckenbauer xuất chúng ở hàng phòng ngự và phía sau là “người gác đền” Sepp Maier, một trong những thủ thành vĩ đại nhất trong lịch sử. Không thể không kể đến những tên tuổi như Overath, Bonhof và đặc biệt là tay săn bàn “khét tiếng” Gerd Muller, chân sút cừ khôi nhất trong lịch sử World Cup cho tới thời điểm này với 14 bàn thắng.



3. Italia 1982


Khởi đầu giải một cách chậm chạp với 3 trận hòa liên tiếp nhưng nhanh chóng “nóng máy” và trở thành một cỗ máy hoàn hảo khi vượt qua những ứng cử viên nặng ký nhất bao gồm Argentina, Brazil, Balan, và Tây Đức để lần thứ 3 giành chức vô địch thế giới.



Sức mạnh của đội bóng này trải đều ở tất cả các tuyến với một Dino Zoff, 40 năm vẫn... “bắt tốt”, là 2 tấm lá chắn thép Gentile và Scirea ở hàng phòng ngự, Bruno Conti nguy hiểm ở cánh và nhất là Paolo Rossi “vào phom” ở tuyến trên với 6 bàn trong 3 trận đấu.



4. Brazil 1994


Trái ngược với những lần đăng quang khác, đội hình Brazil lên ngôi tại USA 1994 lại được nhắc tới với sự chắc chắn nơi hàng phòng ngự, điều mà họ mỏi mắt kiếm tìm trong nỗ lực tìm lại ánh hào quang của 24 năm về trước.



Dù sao, Romario và Bebeto vẫn là những cái tên nổi bật đem lại nét quyến rũ của đội bóng xứ sở điệu Samba, bên cạnh những Leonardo, Dunga hay Jorginho.



5. Hà Lan 1974


Tuy không thể bước lên bục cao nhất sau thất bại 1-2 trước chủ nhà Tây Đức trong trận chung kết được cho là “khó hiểu và kỳ lạ nhất” lịch sử World Cup, nhưng những người “Hà Lan bay” với những Johann Cruyff, Neeskens, Rep, Rensenbrink... vẫn rất xứng đáng có tên trong danh sách những đội bóng xuất sắc nhất.

Lối đá tấn công tổng lực, mạnh mẽ và nhanh đến chóng mặt đã khuất phục bao đối thủ và khiến tất cả phải kiêng nể trước “cơn lốc màu da cam”.



6. Tây Đức 1990


Nhà vô địch xứng đáng tại Mùa hè Italia 1990. Đây là một trong số ít những đội bóng vô địch mà “dám” dựa vào lối chơi tấn công hơn là ưu tiên sự an toàn ở hàng phòng ngự.

Với sự tỏa sáng của Matthaus, người sau đó được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới năm đó, cũng như một “thế hệ vàng” gồm Klinsmann, Voller hay Kohler... các học trò của huyền thoại Franz Beckenbauer đã trả món nợ với người Argentina để lần thứ 3 đăng quang.



7. Pháp 1998


Một đội bóng cực mạnh về chiến thuật và là nhà vô địch cuối cùng tạo dựng sức mạnh nhờ những tên tuổi ở hàng thủ với Blanc và Desailly cực kỳ vững chắc cùng với cặp tiền vệ phòng ngự đỉnh cao Petit và Deschamps.

Dù không thể phủ nhận vai trò sáng chói của Zidane nhưng rõ ràng, Pháp đã lên ngôi nhờ sự ổn định đến khó tin ở tuyến dưới.



8. Hungary 1954


Là một trong 2 đội bóng duy nhất (cùng với Hà Lan 1974) không phải là đội vô địch nhưng xứng đáng có tên trong danh sách này. Có thể nói, việc Hungary không giành được Cúp Vàng năm đó là một trong những “bất ngờ lớn nhất”của lịch sử World Cup.



Ghi được số bàn thắng “khó tưởng tượng” (27 bàn) và đánh bại cả Brazil lẫn ĐKVĐ Uruguay 4-2, đáng tiếc là đội bóng của những huyền thoại như Puskas, Kocsis, Hidegkuti lại thất bại trước Đức với tỷ số 2-3 ở chung kết.



9. Argentina 1986


Tất nhiên, với “cậu bé Vàng” trong đội hình, Argentina “nghiễm nhiên” đã là một đội bóng lớn. Ngoài ra, với một dàn cầu thủ đạt độ chín như Burruchaga, Valdano hay trung vệ “thép” Ruggeri, Argentina đã đăng quang lần thứ 2 trong lịch sử một cách xứng đáng.



Đây cũng là nhà vô địch gần đây nhất không phải trải qua hiệp phụ hay đá penalty.



10. Brazil 1958


Kỳ World Cup đánh dấu việc xuất hiện của hệ thống thi đấu 4-4-2 nhưng hơn cả là sự tỏa sáng của một vì tinh tú mới, Pele. Chàng trai 17 tuổi đã cùng với những cái tên nổi tiếng khác như Garrincha, Vava, Didi, Zagallo lần đầu tiên đem Cúp về cho Brazil.

Bạn nào biết thì tiếp tục


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #16
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Real Madrid - Barcelona, mối thù xuất phát từ lịch sử

Bao giờ cũng vậy, mỗi cuộc đụng độ giữa Barca và Real là một cuộc chiến tranh. Đó không chỉ đơn thuần là cuộc đối đầu giữa hai CLB danh tiếng, mà còn là dịp người ta giải quyết mối thù truyền kiếp. Mối thù này sinh ra và tồn tại không chỉ trong quan hệ thể thao. Lật lại từng trang lịch sử TBN mới thấy rằng, thay vì dùng súng đạn, cuộc tranh đua khốc liệt giữa hai CLB này chỉ là cơ hội bộc lộ một cách 'hoà bình' nhất những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội đất nước này trong thế kỷ 20.

Kỳ I: 'Hãy giết bọn Catalan'

Tiếng gầm khủng khiếp từ cả khối người và tiếng rít ghê rợn của những tên lửa tự chế đã tạo nên khung cảnh hãi hùng đến nỗi thủ môn Barcelona phải giữ khoảng cách tối đa với khung thành mình - cũng có nghĩa là lánh xa đám đông Real cuồng nhiệt trên khán đài SVĐ Charmatin. Dù sao đi nữa, anh ta chỉ bị đe doạ, nghĩa là vẫn may mắn hơn các đồng đội trên sân. Những chiếc 'máy chém' Moleiro, Querejât, Souto của Real luôn sẵn sàng phạng thẳng vào ống quyển bất cứ cầu thủ Barca nào đang điều khiển bóng. Trọng tài thì gần như không hiện diện, hoặc nếu có cũng chỉ để phạt những cầu thủ Barca khi có dịp. Nhìn đồng đội Escola quằn quại trên cáng, một cầu thủ Barca đã bật khóc.

Trên đường piste, một người khoác quân phục, thay vì giữ nhiệm vụ bảo vệ an ninh lại luôn hò hét: 'Hãy giết bọn Catalan. Giết đàn chó Catalan ấy đi'. CHịu hết xiết, Angel Mur- nhân viên xoa bóp của Barcelona - đứng lên phản ứng: 'Xin lỗi, có thể tôi không sinh ra ở Catalanoia, nhưng tôi thấy mình thuộc về xứ sở ấy. Không được xúc phạm xứ Catalonia của tôi'. Thế là Mur chuốc lấy hậu quả. Viên sĩ quan gằn giọng: 'Đồ chó đẻ theo chủ nghĩa ly khai. Mày đã bị bắt vì tội cổ súy phong trào ly khai'.
Đấy là trận lượt về bán kết cúp TBN vào mùa xuân 1943. Dưới thời Franco, cúp TBN được đặt tên theo vị trí trong quân đội của nhà độc tài: Cúp Tổng tư lệnh. Lượt đi, Barcelona thắng Real 3-0 trên sân nhà và đấy thật sự là 'trọng tội' đối với những cầu thủ Barcelona vốn đã man nặng trên vai quá nhiều 'tội lỗ' kể từ khi nội chiến diễn ra ở TBN. Trước khi bước vào trận lượt về, Barcelona còn bị viên Giám đốc cơ quan an ninh quốc gia Jose Fiant y Escriva de Romani cảnh cáo: 'Hãy nhớ rằng các anh là những kẻ phản quốc. Nhờ sự khoan hồng của chế độ, các anh mới được tự do chơi bóng'. Thế thì làm gì những Raich, Escola của Barca chẳng rúm ró? Hồ sơ 'từng trốn ra nước ngoài' của họ tuy đã được xếp vào ngăn kéo, nhưng chính quyền có thẻ mở ra xem lại bất cứ lúc nào. Cuối cùng, Real thắng đậm 11-1 trong trận lượt về, trận đấu mà cựu cầu thủ Real Eđuaro Teus (sau này là HLV trưởng đội TBN) viết trên tờ Ya: 'Chiến thắng vang dội nhất kể từ ngày thành lập của Real'.

Trong lịch sử châu Âu, Francisco Franco là viên tướng trẻ nhất từ sau Napoleon Bonaparte. Franco tự nguyện xông ra trận tiền ở Ma Rốc và nổi lên như một sĩ quan rất can đảm ở tuổi 18. Thận trọng, lạnh lùng, đạm bạc, Franco dần dần thu phục thuộc cấp sau khi nhanh chóng chiém được lòng tin của cấp trên và thăng tiến rất nhanh trong binh nghiệp. Ông ta được thăng cấp tướng ở tuổi 33 và trở thành ngôi sao sáng giá nhất trọng cuộc nội chiến 1936-1939. Franco là nhân vật bảo thủ, không liên kết với bất kỳ đảng phái chính trị nào. Nhưng kể từ khi đã thâu tóm được quyền lực, Franco nhanh chóng kết hợp các nhóm cánh hữu chống nền cộng hoà thành phong trào Dân tộc và trở thành thủ lĩnh của phong trào này. Kẻ thù số 1 của phong trào Dân tộc do Franco đứng đầu, mặc nhiên là phe Cộng hoà ngự trị xứ Catalonia trong cuộc nội chiến. Trước, trong và sau chiến tranh, các nhà chính trị ở Catalonia bao giờ cũng xem Barcelona là lá cờ đầu, là niềm tự hào vô bờ bến, là biểu tượng sức mạnh của mình.

Khi Catalonia thất thủ trước sức tấn công của quân đội Franco đầu năm 1939, người ta không chỉ thấy rõ tương lai đen tối của CLB Barcelona mà còn dễ dàng dự đoán về một giai đoạn hoàng kim của Real Madrid. So với hai đồng minh Hitler ở Đức và Mussolini ở Italia, chắn chắn Franco hơn đứt về lĩnh vực thể thao. Ông ta rất mê bóng đá, thường cá độ (lấy tên là Francisco Cofran) và từng 2 lần hốt bach nhờ đoán trúng tỷ số bóng đá. Real là đội bóng mà Franco thích nhất, đồng thời là công cụ ngoại giao hữu hiệu nhất đối với chính quyền độc tài Franco. Thế thì, Barcelona còn cửa nào để vươn lên trong làng bóng TBN.

Những bàn thắng được 'phát không' cho Real và Athletic Bilbao vào năm 1955 đã tước đi chức vô địch xứng đáng của Barcelona. hàng loạt cầu thủ Real đánh 'bề hội đồng' Kubala - một cầu thủ huyền thoại của Barca - trong trận đấu ngày 21/2/1954 mà không ai bị đuổi khỏi sân. Real được hưởng quả phạt đền khi một cầu thủ cố ý ngã nhào ngoài khu 15m50 của Barcelona đến 3m trong một trận đấu năm 1970.

Barcelona cũng như Real Madrid đều là những LCB lừng lẫy, làm rạng danh bóng đá TBN trên đấu trường quốc tế. Real giữ kỷ lục 8 lần đoạt cúp C1 trong khi Barcelona lại là CLB TBN duy nhất đoạt cả 3 cúp châu Âu. Nhưng dưới thời Franco,Barcelona luôn chịu số phận hẩm hiu của cô bé lọ lem khi cạnh tranh với Real. Bảng vàng bóng đá TBN (và cả châu Âu) có lẽ đã khác đi rất nhiều nếu chính quyền Franco không giúp Real phỗng từ tay Barcelona ngôi sao có một không hai trong lịch sử cúp C1 châu Âu: đó là Alfredo Di Stefano

Kỳ II: Real đã cướp Di Stefano như thế nào?

Trước khi Pele khẳng định ngôi vua trong lịch sử bóng đá thé giới vào năm 1970, không ai xuất sắc hơn Alfredo Di Stefano. Cầu thủ hai lần đoạt 'Quả bóng vàng châu Âu này từng khoác áo ĐTQG Argentina và TBN, nhưng gần như toàn bộ ánh hào quang của ông chỉ phát ra từ chiếc áo Real Madrid. Ngay trong mùa bóng đầu tiên xuât shiện (1953-1954), Di Stefano đã đem về cho đội bóng con cưng của Franco danh hiệu VĐQG đầu tiên sau 21 năm chờ đợi. Một năm sau, Real bảo vệ thành công vị trí số 1 trong làng bóng TBN. Tiếp đó là một chuỗi thành tích bất hủ, có lẽ không bao giờ lặp lại: cúp C1 châu µ vừa ra đời đã thuộc về Real trong 5 mùa bóng liên tiếp và Di Stefano ghi bàn trong cả 5 trận chung kết. Kỹ thuật, tốc độ, thể lực, óc quan sát sáng tạo của Di Stefano đều đạt đến mức độ hoàn hảo. Hai mươi năm trước khi đội tuyển Hà Lan làm cả thế giới say đắm bởi lối đá tổng lực, một mình Di Stefano đã trình diễn lối đá ấy khi ông thoắt ẩn, thoắt hiện ở mọi khu vực trên sân. 'Có Stefano coi như đội bóng có hai cầu thủ ở bất cứ vị trí nào trong đội hình', một HLV từng nói như thế về Stefano.

Cùng thời với Di Stefano, TBN còn có một ngôi sao khác mà sau này nhiều nhân vật bóng đá kỳ cwụ cho rằng có thể sánh ngang với Di Stefano về mọi mặt, nếu không tính đến thành tích. Đó là Ladislav Kubala, cầu thủ từng chơi cho 3 đội tuyển Tiệp Khắc, Hungary và TBN, 5 lần VĐQG 2 lần đoạt cuó C3 châu µ, sau này còn giữ cả ghế HLV trưởng đội TBN. Điều gì sẽ xảy ra nếu Barca có là Kubala lần Di Stefano trong đội hình? Chắc chắn Barcelona sẽ đè bẹp Real. Còn nghi ngờ gì nữa? Họ đã đá cặp với nhau trong trận đấu biểu diễn ngày 26/1/1955 và đè bẹp Bologna, một đối thủ mạnh đến từ Italia bằng tỷ số 6-1. Kubala và Di Stefano phối hợp, hoán chuyển vị trí, tạo điều kiện cho nhau ghi bàn như thể họ đã là đồng đội ăn ý từ nhiều năm. Barcelona không được phép mạnh mẽ như thế!

Khi sang Colombia khoác áo CLB Milonarios, Di Stefano vẫn được nhìn nhận là tài sản thuộc sở hữu của CLB River Plate. Bởi thế, Barcelona đã ký với River Plate hợp đồng chuyển nhượng cầu thủ thiên tài này. Biết mình chậm chận, Real lập tức quay sang ký hợp đồng với Milonarios. Duối về lý nhưng mạnh về quyền ít nhất Real cũng có thể thủ hoà với Barcelona trong cuộc tranh giành. Chỉ cần Real hoàn tất hợp đồng với Millonarios là LĐBĐ TBN nhanh chóng nhập cuộc. kế hoạch của RFEF giúp Real 'thủ hoà' chỉ cần nghe qua là thấy trái khoáy. Nhưng có hề gì, tổ chức tay sai này phán gọn, Real và Barcelona luân phiên sở hwũ Di Stefano, mỗi đội một mùa, Real được ưu tiên dùng trước (mùa bóng 53-54). trong lịch sử bóng đá thế giới, chưa bao giờ có một cú chuyển nhượng kỳ quặc như thế. Để xua tan khả năng Barca không đồng ý với phán quyến này, RFEF cấp tốc soạn ngay một bản dự thảo thật 'ác': cấm các cầu thủ nước ngoài thi đấu ở TBN. Nếu đến lượt Di Stefano thuộc về Barcelona, RFEF sẽ áp dụng ngay luật này. Thế là đội bóng xứ Catalonia đánh chịu thiệt, nhường quách Di Stefano. Có 'mũi tên vàng' trong đội hình, Real không chỉ bá chủ làng bóng TBN mà còn hùng cứ châu µ suốt một thời gian dài, để rồi sau này được FIFA tôn vinh là 'CLB xuất sắc nhất thế giới trong thế kỷ 20'. Mãi đến năm 1963. RFEF mới áp dụng luật cấm cầu thủ nước ngoài tại TBN.

Không phải Barcelona không lường trước những khó khăn trong việc đưa Di Stefano về Catalonia. Họ thuê hẳn Trias Fargas - một luật sư thuộc phong trào Dân tộc - để dùng lúc đưa nhau ra toà. Trias sống ở Catalonia và hiểu rất rõ mọi diễn tiến trong bàng bóng Colombia, vì cha ông (vượt biên sang Colombia khi nội chiến kết thúc) là một thành viên trong ban lãnh đạo Millonarios. Trong quá trình liên lạc để có bản hợp đồng chuyển nhượng Stefano, Trias thường xuyên liên lạc với cha bằng điện tín và họ phải dùng mật mã để không rò rỉ thông tin. Bức điện đầu tiên mà Trias gửi sang Colombia có nội dung như sau: 'Barcelona đã đạt được thoả thuận với Di Stefano và River Plate. Real muốn nhảy vào vòng cạnh tranh, dù họ đến sau. ở TBN, bóng đá không còn là trò chơi mà đã trở thành một vấn đề sống còn, là chính tị, là niềm tự hào sắc tộc. Vấn đề Di Stefano đã trở thành vấn đề của cả một đất nước. Đấy là lý do vì sao bức điện này và cả những bức sau này sẽ phải viết bằng mật mã'. Công phu như thế mà thành muối bỏ biển, thì làm sao Barcelona không hận Real đời đời kiếp kiếp?

Ngay từ thuở thành lập, quan điểm 'chống Madrid' đã ngự trị mạnh mẽ ở Barcelona, cũng như nó tồn tại trong đời sống thường nhật ở Catalonia. Barcelona ra đời năm 1899, đúng 1 năm sau khi TBN mất nốt những thuộc địa cuối cùng là Cuba, Puerto Rico và Philippines. Chính quyền trung ương tại Madrid suy yếu trầm trọng. Đức là nước châu µ duy nhất ủng hộ TBN về mặt ngoại giao trong cuộc chiến với Mỹ. Những phong trào đòi tự trị nổi lên khắp nơi, Catalonia, Basque, Galicia đều muốn ly khai khỏi 'thây ma Castille' để tự phát triển tiềm năng công nghiệp của riêng mình. ở những nơi ấy, dù nghiêng về cánh tả hay cánh hữu, người dân đều dùng mọi cách để phân biệt chính họ với cái gọi là đất nước TBN. 'Tôi tự hào khi sinh ra ở Catalonia' - một người Catalna sẵn sàng phát biểu như thế.

Tóm lại, Barcelona đối đầu với Madrid trên mọi lĩnh vực. Nhưng trong lịch sử, đỉnh điểm của sự đối đầu ấy vẫn là giai đoạn sau khi nội chiến kết thúc. Không chỉ đối đầu, Barcelona đã phải thật sự đấu tranh sinh rồn. Lá cờ đầu của Catalonia phải sống lây lất trong gông cùm, chèn ép, sợ hãi suốt 4 thập kỷ. Mãi để khi Franco qua đời, Barcelona mới lại vươn lên viết tiếp những trang sử hào hùng.

Kỳ III: 40 năm lầm than

Phe Cộng hoà lần lượt thật thủ trên toàn bán đảo Iberia: tại Barcelona tháng 1-1939, tại Valencia tháng 3-1939, tại Madrid ngày 31-3-1939. Thế là cuộc nội chiến kết thúc với phần thắng thuộc về phong trào Dân tộc do Franco đứng đầu. Hơn 600.000 người bỏ mạng trong cuộc chiến ấy.

Ngày 29-6-1939, SVĐ Les Corts của Barcelona tổ chức trận đấu đầu tien kể từ khi nội chiến kết thúc. Đấu là một trận giao hữu giữa đội tuyển TBN (trong màu áo xanh-đỏ truyền thống của Barcelona) và đội trẻ Athletic Bilbao (đại diện xứ Basque). Con gái tướng Jose Solchaga - nhân vật đã góp công lớn giúp Franco 'giải phóng' Barcelona - có vinh dự là người chạm bóng đầu tiên. Không có gì bất ngờ khi đội tuyển TBN thắng đội tuyển xứ Basque 9-1. Chỉ có bất ngờ ở chỗ: lần đầu tiên có một trận đấu thầm lặng diễn ra ở sân nhà của Barcelona. Trận đối không có chỗ cho cảm xúc. Không có niềm tự hào, cũng không có cảm giác thù địch. Người dân hoàn toàn thờ ơ.

Bản thân trận đấu ấy cũng hoàn toàn vô nghĩa đối với những nhà tổ chức. Chỉ có phần nghi lễ trước khi bóng lăn là hết sức quan trọng. Sau điệu nhảy quyến rũ của những vũ nữ tóc vàng xinh đẹp là bài diễn văn thật khoa trương của Ernest Gimenez Caballero, một trong những lý thuyết gia hàng đầu của Franco. Theo Paul Preston, một cây bút nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực tiểu sử, 'Gimenez Caballero cùng với Salvador Dali và Luis Bunuel là những cha đẻ của chủ nghĩa siêu thực TBN. Ông ta là một trong những người TBN đầu tiên theo chủ nghĩa phát xít trong thập kỷ 20. Nghệ thuật... nịnh hót của Caballero đạt đến tuyệt đỉnh khi cuộc nội chiến kết thúc'.

Trong bài diẽn văn khai mạc, Caballero xem mình là một người Catalan mù quáng, được khai thông nhờ có đội quân vinh quang của Franco. Barcelona và hàng triệu cổ động viên của đội ở Catalonia cũng cần được khai thông nư thế. Thói cuồng nhiệt xấu xa, tư tưởng 'chống Madrid' đồi bại và dã tâm ly khai cần được tống khứ khỏi Barcelona, khỏi SVĐ Les Corts. Trận đấu giữa đội tuyển TBN và các chàng trai Athletic Bilbao (sau bài diễn văn ấy) sẽ là một là bùa xua tan mọi thứ tà ma ngoại đạo ở cái vùng Catalonia cần thay đổi triệt để này.

Không phải diễn văn suông, mà là hành động cụ thể. Chính quyền Franco đã bài trừ 'tà ma ngoại đạo' một các thảm khốc sau trận giao hữu đó. Ngôn ngữ Catalan bị cấm sử dụng trên phương tiện thông tin đại chúng. Xứ Catalonia được gọi là Cataluna (tiếng TBN) thay vì Catalunya (tiếng Catalan). Club de Fúbol Barcelona chứ không phải là Barcelona Futbol Club. Ai vẫy cờ Catalan hoặc huyét sao điệu nhạc Els Segadors - 'quốc thiều' xứ này - đều phải ngồi tù. Cảnh sát liên tục khép tội 'phản động' hoặc 'ly khai' đối với bất cứ người dân nào phản kháng hoặc dại dột làm một việc gì đấy nói chung là không nên làm, chẳng hạn đặt hoa ở tượng Rafael Casanova vào ngày 11/9 (ngày 'quốc khánh' Catalonia). Những ai liên quan đến Barcelona càng bị giám sát gắt gao. Ngay đến Gambara - viên tướng Italia được Mussolini cử sang trợ chiến cho Franco - cũng phải nao núng trước sự sắt máu của nhà độc tài TBN, Gambara nói: 'Franco đã tiến hành một cuộc thanh lọc đẫm máu chưa từng có tại thành phố Barcelona'. Một vạn người bị xử bắn chỉ trong tuần lễ đầu tiên kể từ ngày giải phóng Barcelona. Một thời gian ngắn sau đó, 25.000 người khác chịu chung số phận. Đấy là chưa kể những người bị bắn mà không cần quan xét xử. Trong số đó có cả chủ tịch Lluis Companys của Barcelona. Companys không phải là vị chủ tịch Barcelona đầu tiên bị hành quyết. Trước đó, khi cuộc nội chiến còn đang căng thẳng, chủ tịch Josep Sunyol đã rơi vào tay kẻ thù khi ông lái xe từ Valencia đến Madrid để vận động chính trị và ký hợp đồng mua cầu hủ mới cho Barca. Sunyol bị bắn không qua xét xử vào tháng 8/1936. Sau này, khi đã thật sự cầm quyền, Franco vẫn không bao giờ đề cập đến cái chết của Sunyol.

Bạn muốn biết cảm giác đích thực của ai đó liên quan đến Barcelona sau khi Franco chiến thắng? Hãy nghe lời kể của Nicolau Casaus, thành viên Barcelona từ năm lên 9. Sau khi Franco qua đời vào 1975, Casaus giữ ghế phó chủ tịch CLB. Ông nhớ lại: '... Chiến tranh thật kinh hoàng. Đạn bay vèo vèo và không ai dám bước ra đường. Nhưng cuộc sống của phe bại trện sau khi chiến tranh kết thúc mới thực sự hãi hùng. Tôi chưa bao giờ gia nhập phe Cộng hoà, cũng không thích dính vào chính trị. Nhưng tôi là người của Barcelona, nghĩa là của nơi mà bao giờ chế độ Franco cũng cho là trung tâm phản kháng. Tôi bị giam ở nơi đặc biệt suốt 72 ngày. trong những ngày này, hễ lính gác gõ cửa và đọc tên người nào thi coi như người đó đã biết rõ ngày giỗ của mình. May sao, hôm ấy Franco muốn các tù nhân viết bài nhận xét về điều kiện tù đày trong chế độ của ông ta. Tôi viết rằng điều kiện rất tốt, thức ăn khá ngon. Thế là thoát nạn...'

Để ngăn chặn âm mưu nổi dậy, Franco nghiêm cấm mọi cuộc tụ tập ở Catalonia. Thế là sân bóng trở thành nơi duy nhất người ra gặp gỡ bè bạn, tận hưởng niềm vui hoặc bày tỏ quan điểm. Dưới thời Franco, Barcelona bị chèn ép bao nhiêu, thì đội bóng lại có sức sống mãnh liệt bấy nhiêu. trong gần 40 năm (tính đến khi Franco qua đời năm 1975), người Catalan mỗi tuần có 90 phút hạnh phúc. Đấy là lúc họ đến sân Les Corts, sau này là sân mới Nou Camp, vào mỗi buổi chiều Chủ nhật, đến để xem bóng đá, và để mòn mỏi chờ đợi một ngày mai tươi sáng.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #17
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
Những sân vận động đẹp nhất thế giới

1.Allianz Arena

Đây là sân vận động nổi bật nhất World Cup 2006, Allianz Arena là một trong những sân bóng đẹp nhất thế giới với thiết kế độc đáo. Sức chứa 60000 chỗ ngồi có thể hâm nóng bất cứ trận đấu nào cho dù là tẻ nhạt nhất.



2.Wembley

Sân bóng hiện đại nhất thế giới mới hoàn thành hồi giữa năm ngoái. Là thánh địa của người Anh, là nơi đi dễ về khó với bất kì đối thủ nào. Cái tên Wembley luôn đọng trong kí ức người hâm mộ về một sân vận động huyền thoại.



3.Stade de France

Nơi đây 10 năm trước đã chứng kiến đội tuyển áo lam lần đầu tiên bước lên bục vinh quang bóng đá. Stade de france là niềm tự hào cua nước Pháp và là một trong những sân vận động đa năng, có thể tổ chức bóng đá, điền kinh, bóng bầu dục.



4.Old Trafford

Không đẹp như Allianz Arena, không hiện đại như Wembley, không to lớn như Nou Camp. Nhưng Old Trafford là cả một niềm tự hào của người dân thành phố Manchester. Trải qua bom đạn của chiến tranh thế giới, Old Trafford vẫn sống cho đến tận ngày nay để chứng kiến những giây phút huy hoàng nhất trong lịch sử của MU. Được thi đấu tại "Nhà hát của những giấc mơ" là vinh dự của bất kì cầu thủ nào. Dựa vào lượng cổ động viên đông đảo của MU, sẽ không quá nếu nói đây là sân bóng nổi tiếng nhất thế giới.



5.Gelsenkirchen

Các sân bóng nổi tiếng luôn thuộc về các đội bóng lớn ? Không phải vậy, Gelsenkirchen đã chứng minh điều đó. Được xây dựng vào năm 2003, ngay lập tức nơi đây được chọn tổ chức trận chung kết Champions League chỉ một năm sau. Là sân của đội bóng hạng trung Schalke04, nhưng Gelsenkirchen là một trong những sân đẹp nhất nước Đức với thiết kế hình bao diêm


6.Lunhiki

Tại sao UEFA cho phép chung kết Champions League 2008 được tổ chức tại Moscow ? Tại vì ở đó có một sân vận động được FIFA đánh giá 5 sao. Bóng đá Nga không mạnh, nhưng sân Lunhizki thì rất to đẹp.



7.Olimpic Sevilla

Không phải Santiago Bernabeu, cũng không phải Nou Camp, mà Olimpic Sevilla mới là sân bóng TBN được tổ chức chung kết cúp châu Âu nhiều nhất. Không những thế, nó cũng là biểu tượng Olimpic của đất nước đấu bò.



8.Emirates

Chia tay pháo đài Highbury, các cổ động viên Arsenal giơ đây không còn phải tranh nhau vé vào sân nữa, vì Emirates có sức chứa tới 60000 chỗ, và đủ đẹp để các pháo thủ có quyền tự hào.



9.San Siro

Giống như một đấu trường La Mã, không khí ở nơi đây luôn nóng cả trong và ngoài sân cỏ. Một thánh địa của 2 màu xanh và đỏ thành Milan, và là tử địa của các đội khách.



10.Nou Camp

Đấu trường lớn nhất châu Âu với một mặt sân rộng thênh thang. Người ta gọi Barcelona là "gã khổng lồ", và họ có một sân vận động thật tương xứng với biệt danh đó.



11.Dragao

Sân bóng đẹp nhất của đội bóng lớn nhất Bồ Đào Nha. Dragao luôn khiến cho các đại gia khác khi đến đây phải dè chừng.



12.Olimpic Athens

Đây là nơi tổ chức Olimpic Athens 2004, một sân vận động nổi tiếng với thiết kế khá bắt mắt. Nó cũng đã chứng kiến ACMilan có cuộc trả thù ngọt ngào với Liverpool tại Champions League.



13.De Kuip

Một sân bóng có thiết kế tầm thường, nhưng lại luôn được UEFA ưu ái cho tổ chức các trận chung kết cup UEFA. Có lẽ bởi vì không khí bóng đá nơi đây luôn khiến người ta hứng khởi.



14.Olimpic Berlin

Sân vận động lớn nhất nước Đức, có 80000 chỗ, đã tổ chức thành công trận chung kết World Cup 2006. Thiết kế giống hình cái móng ngựa, sân Olimpic Berlin này được xây dựng phục vụ Olimpic và đặt tên theo sự kiện đó. Dù có một sân đẹp tuy nhiên điều đáng nói là người dân thủ đô nước Đức lại chẳng thích thú gì môn bóng đá.



15.Louis II

Là nơi UEFA đặt hàng thường niên tổ chức trận Siêu cup châu Âu. Louis II chỉ có sức chứa 25000 khán giả, nhưng vẻ đẹp mềm mại ngọt ngào của nó luôn kích thích theo cả bóng đá.



Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Cũ 16-09-2009   #18
Ảnh thế thân của chet_lahet
chet_lahet
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 19-09-2007
Bài viết: 177
Điểm: 64
L$B: 4.475
Tâm trạng:
chet_lahet đang offline
 
11 danh thủ thế giới hay nhất đầu thế kỷ

Trong danh sách đội hình tiêu biểu của bóng đá thế giới giai đoạn 2000 - 2010 do tờ Goal bình chọn, ba ngôi sao hàng đầu hiện nay là Kaka, Cristiano Ronaldo và Messi đều không có tên.



Thủ môn Gianluigi Buffon. Thành tích nổi bật của Buffon là đưa Italy lên ngôi vô địch thế giới và giúp Juventus giành 2 chức vô địch Serie A. Buffon cũng được bầu làm thủ môn hay nhất trong nhiều năm liên tiếp



Hậu vệ phải Lilian Thuram, người được đánh giá là "hòn đá tảng" bên hành lang phải hàng phòng ngự. Thuram góp công đưa đội tuyển Pháp lên ngôi vô địch Euro 2000 và vào chung kết World Cup 2006. Trong màu áo Juventus, hậu vệ cao 1,82 m có thể chơi ở mọi vị trí trong hàng phòng ngự.



Trung vệ Fabio Cannavaro, cầu thủ quan trọng nhất của Italy tại World Cup 2006. Nhờ thành tích tại giải này, Cannavaro trở thành trung vệ duy nhất đến nay được bầu làm Cầu thủ hay nhất thế giới.



Trung vệ Alessandro Nesta. Cũng như Cannavaro, Nesta là một hậu vệ người Italy đáng để ngưỡng mộ. Chiến công nổi bật của Nesta là đưa Milan vào chung kết Champions League 3 lần trong vòng 5 năm (2003-2007, đoạt Cup 2 lần) và lên ngôi vô địch Serie A năm 2004.



Hậu vệ trái Paolo Maldini. Siêu sao sinh năm 1968 có lẽ là người duy nhất góp mặt trong đội hình tiêu biểu của hai thập kỷ gần đây. Cũng như Nesta, các thành tích nổi bật của Maldini đều gắn với tên tuổi của Milan.



Tiền vệ phòng ngự Claude Makelele. Không cao, cũng chẳng to con, nhưng Makelele được đánh giá là một cỗ máy hoạt động không biết mệt ở tuyến giữa. Trong màu áo Real Madrid và Chelsea, tiền vệ này đã chứng tỏ là một trong những cầu thủ chơi hiệu quả nhất thế giới.



Tiền vệ phải Luis Figo, người góp công đưa Real hai lần lên ngôi vô địch Liga và đoạt 1 Cup Champions League. Figo cũng tỏa sáng với đội tuyển Bồ Đào Nha, vào chung kết Euro 2004.



Tiền vệ tấn công trung tâm Zinedine Zidane, người vẫn được đánh giá rất cao nhờ lối chơi quyến rũ, hiệu quả, dù chỉ có 2 danh hiệu trong thập kỷ qua (Champions League 2002 và Liga 2003). Theo nhiều chuyên gia, Zidane là cầu thủ châu Âu hay nhất trong lịch sử



Tiền vệ trái Ronaldinho. Các siêu sao Brazil thường được bầu làm cầu thủ hay nhất thế giới nhờ khả năng ghi bàn xuất sắc, ví dụ như Romario, Ronaldo hay Rivaldo. Riêng Ronaldinho cho thấy xứ sở samba cũng không thiếu những nhạc trưởng dẫn dắt trận đấu. Điểm mạnh của cựu siêu sao Barca là kỹ năng đi bóng lắt léo, chuyền chính xác và nhạy cảm ở những thời điểm cần sự bùng nổ



Tiền đạo Ronaldo. Khả năng dứt điểm xuất sắc của R9 đã được khẳng định tại World Cup 2002 (lên ngôi vô địch, đoạt giải vua phá lưới với 8 bàn thắng) và World Cup 2006 (phá kỷ lục bất hủ 14 bàn của Gerd Muller). Bên cạnh màn trình diễn trong màu áo đội tuyển Brazil, Ronaldo cũng chơi khá hiệu quả cho Real Madrid.



Tiền đạo Thierry Henry, người có 4 lần liên tiếp đoạt danh hiệu vua phá lưới Premier League, giúp Arsenal lập kỷ lục bất bại dài nhất tại giải này. Sau khi gia nhập Barca, danh thủ người Pháp góp công lớn vào thành tích đoạt cú ăn ba lịch sử trong mùa bóng 2008-2009.


Chữ ký của chet_lahet
.::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg mÌñђ kO †ђỂ♥ღ::..
..::ღ♥ђÃÿ qµдÿ đẦµ đỂ ¢ђỈ mỘ† ñgưỜî đдµ♥ღ::..
..::ღ♥kђî ¢Ảm †ђẤÿ rẰñg kO †ђỂ ¢Ó ñђдµ ♥ღ::..
..::ღ♥xîñ ñђẮm mẮ† đỂ kђÓε mî đỪñg ưỚ†♥ღ::..

Tài sản của chet_lahet
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:00
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,21929 seconds with 15 queries