Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Cổ Kim Kỳ Sự
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Cổ Kim Kỳ Sự Những kỳ sự, bí sự, cố sự từ Đông sang Tây, từ Cổ chí Kim.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 21-04-2007   #10
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Thăng Long tứ trấn gồm bốn ngôi đền ở bốn phía trên vòng thành xác định địa giới Thăng Long, mỗi ngôi đền thờ một vị thần có nguồn gốc riêng và ý nghĩa khác nhau nhưng cùng chức năng bảo vệ kinh thành và hợp lại cho thấy ý thức của nhà Lý về việc xây dựng một nền văn hoá Đại Việt tiên tiến trên cơ sở Phát huy vốn cổ truyền thống kết hợp với việc tiếp thu tinh hoa nhân loại. Đó là các đền Voi Phục, đền Kim Liên, đền Bạch Mã và đền Quán Thánh.



Đền Voi Phục ở công viên Thủ cạnh cửa Ô Cầu Giấy phía tây kinh thành, xây trên bờ hồ. Nơi đây ngay trước khi được mở rộng thành vườn bách thú, vốn đã là một vườn hoa tự nhiên, cây cối um tùm cũng soi bóng mặt hồ, cảnh vật có phần hoang sơ hàm chứa một vẻ huyền bí, như kết tụ linh khí đất trời, là thắng cảnh truyền đời. Đền xưa quy mô ra sao không rõ, hai lần thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội vào các năm 1873 và 1882, chúng chiếm được thành nhưng đều bị quân dân Hà Nội dụ về quanh khu đền Voi Phục căng ra đánh, giết chết tướng giặc là Garnier và Riviere. Sau đó chúng đốt phá trả thù đã làm ảnh hưởng di tích, rồi năm 1947 khi chúng tái chiếm Hà Nội và mở rộng ra vùng ngoại vi đã phá trụi đền Voi Phục. Năm 1953 dân làng dựng lại, và cả một số lần tu sửa ở nửa sau thế kỷ XX cho tới nay ngôi đền vẫn còn khiêm tốn, nó bình dị dưới những tán cây cổ thụ, ngoại thất gắn với cả công viên lại trải ra như vô tận. Đầu lối vào đều có tượng hai con voi quỳ gợi lại một giai đoạn huy hoàng của vị thần được thờ, và do đó thành tên đền. Vị thần ở đây là Linh Lang đại vương, con của một cung tần nhà Lý đi tắm hồ Dâm Đàm (Hồ Tây) gặp rồng mà hoài thai 14 tháng sinh ra, được vua Lý Thánh Tông cho về sống ở trại Thủ Lệ. Khi quân Tống sang xâm lược nước ta, Linh Lang xin vua cho thớt voi rồi cưỡi đi đánh giặc. Thắng giặc rồi chàng xin về lại Thủ Lệ, không bao lâu mắc bệnh rồi hoá thành con giao long bò xuống hồ biến mất. Vua phong là thượng đẳng thần và sai lập đền thờ trên khu nhà cũ. Thực chất đây là nơi thờ thần sông nước, sau được nâng lên thành thờ rồng, rồi lịch sử hoá thành thờ anh hùng giữ nước, gắn với phương tây mang tính âm. Thần Linh Lang ở đây là cùng mô thức với việc thờ ông Cộc ông Dài tức thờ rắn của cư dân sông nước xứ Bắc mà sau lịch sử hoá thành thờ Trương Hống Trương Hát.


Đền Kim Liên thuộc làng Kim Liên phường Phương Liên ở phía Nam thành phố. Đền xưa đã bị phá chỉ còn toà miếu nhỏ với tấm bia rất lớn được khắc và dựng từ năm Hồng Thuận 3 (1510) ghi lại bài văn dài Cao Sơn đại vương thần bi minh trích tự. Mặt sau ghi thêm ít dòng nữa vào năm Cảnh Hưng 33 (1772) cho biết bia này vốn ở Phụng Hoá, sau trôi nổi về bến Bồ Đề, vào đời Hoằng Định dân bản phường vớt lên đưa về chùa, sau thấy thiêng lại rước ra đặt ở bên trái đình, đúng như ngày nay còn thấy, có cây đa cổ thụ trùm lên càng tạo vẻ cổ kính và thiêng liêng, đúng là nơi cư trú của thần linh. Văn bia cho biết vị thần ở đây là Cao Sơn đại vương, một trong số trăm con của Lạc Long quân và Âu Cơ, là thần núi xa xưa đã giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh, đầu thế kỷ XVI lại giúp vua Lê dẹp loạn giữ yên ngai vàng. Thực chất đây là việc thờ thần Núi, vốn rất phổ biến ở xứ Đoài - nơi có núi chủ Tản Viên/Ba Vì, được khái quát là Tản Viên sơn thánh, một biểu hiện của việc thờ các thần tự nhiên.

Đưa hai thần Linh lang và Cao Sơn về trấn giữ các cửa tây và cửa nam của kinh thành chính là đã kéo các thần của cư dân phía bắc trũng thấp và của cư dân phía tây cao ráo là những vùng ngày nay đưọc xem là đất tổ, gắn kết sông với núi, đất với nước để trở thành Tổ quốc là một khái niệm thiêng liêng nhất, đồng thời cũng là sự khẳng định văn hoá truyền thống, lấy vốn cũ làm cơ sở để xây dựng bản sắc dân tộc.



Đền Bạch Mã ở phố Hàng Buồm, xưa thuộc phường Hà Khẩu trên bờ sông Hồng cạnh cửa sông Tô Lịch, thuộc phía đông kinh thành là nơi thờ thần Long Đỗ với hiệu Quảng Lợi Bạch Mã đại vương.

Long Đỗ vốn là thần núi Nùng, trong thời bắc thuộc khi Cao Biền chôn đồng và sắt ở thành Đại La để yểm, thì thần đã gây mưa gió, sấm chớp đánh bật lên và nát vụn cả đồng và sắt. Cao Biền bèn lập đền thờ để mong được bình yên. Rồi khi vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long, cứ xây xong lại đổ. Vua cho người đến đền Bạch Mã cầu thần thì có một con ngựa trắng từ trong đền đi ra chạy một vòng trong khép kín ngược chiều kim đồng hồ rồi vào đền rồi biến mất. Vua cứ theo vết chân ngựa xây thành, cho sửa lại đền và phong thần là Quảng Lợi Bạch Mã tối linh thượng đẳng thần. Ngày ấy quanh đền Bạch Mã dân mở phố chợ rất đông.

Với nhà Lý, phật giáo được xem là quốc giáo, mà Thăng Long đã thành một trung tâm, nó tiếp nhận một số thành tựu của văn hoá Ấn Độ từ nhiều thế kỷ trước mà trực tiếp là theo đường thuỷ có nghía là từ phía đông. Với văn hoá ấn Độ, ngựa trắng là biểu trưng của mặt trời, ngày nay nhiều chùa và đền vẫn còn tượng ngựa trắng, và trong nhân dân vẫn gắn ngựa với thời gian: "bóng câu qua cửa sổ". Lớp văn hoá ấy sau được lồng vào văn hoá mới, coi Long Đỗ là sự kết tụ khí thiêng sông núi làm chỗ dựa tinh thần của kinh thành. Thần Bạch Mã được thờ ở phía đông, nơi cửa ngõ đón nhận văn hoá ấn Độ đã ở một trình độ cao. Nền văn hoá phật giáo trong suốt thời bắc thuộc đã giao thoa với tín ngưỡng bản địa để tạo ra những gía trị mới cao hơn cho dân tộc, trong đó có gắn với nguồn gốc của Lý Công Uẩn và sự thành lập vương triều Lý.

Với những biến thiên của lịch sử, đền Bạch Mã đã qua nhiều tu sửa - nhất là ở thế kỷ XVII - XVIII, trong đó kiểu cách hiện thấy là thuộc thời Nguyễn. Do sự phát triển phố xá, khuôn viên đều thu hẹp nhưng còn khá rộng, các lớp kiến trúc gối nhau chạy sâu vào khang trang, nhiều bia đá và đồ thờ trọng thể.



Đền Quán Thánh ở góc đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, bên sườn hồ Trúc Bạch nhìn ra Hồ Tây, ở phía bắc kinh thành. Đền thờ thần Huyền Thiên Chấn Vũ có nguồn gốc phương bắc đã hiển linh ở nước nam từng giúp các vua Hùng đánh giặc, lại theo sát lịch sử buổi đầu độc lập giúp dân trừ tà ma và chống hạn. Đây là biểu hiện của việc tiếp nhận đạo giáo, đưa thêm những phù phép vào sức mạnh dựng nước và giữ nước, tạo cuộc sống tâm linh sâu lắng ở mọi người.

Đền Quán Thánh đã qua nhiều lần sửa chữa, kiểu thức kiến trúc hiện nay là thuộc thời Nguyễn, khuôn viên khá rộng, kết hợp nhà cửa với cây muỗm cổ thụ, tất cả cứ ẩn hiện trong ánh sáng chập chờn lọc qua vòm lá. Trong đền phần chạm gỗ trang trí kiến trúc tinh xảo do gắn với bộ khung của nhà khá muộn, nhưng chuông và khánh đồng đều khá to được đúc sớm hơn, đặc biệt có pho tượng Huyền Thiên Chấn Vũ bằng đồng hun cao hơn 3m đúc từ nửa sau thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được gia công trau chuốt lần nữa. Người nghệ sĩ đúc tượng trên là ông trùm Trọng được dân ngưỡng mộ cho tạc tượng bằng đá để phối thờ ngay trong cung thánh. Ngoài ra còn nhiều đồ thờ rất trang trọng.

Việc thờ Bạch Mã và Quán Thánh rõ ràng là biển hiệu tiếp nhận văn hoá ấn Độ và văn hoá Trung Hoa để làm giàu văn hoá dân tộc. Đây là bài học xuyên các thời kỳ lịch sử về tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.


to be continued


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 21-04-2007   #11
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
An Nam tứ đại khí là bốn khí vật bằng đồng cực lớn tương truyền được đúc ở thời Lý, là tháp Báo Thiênchuông Quy Điền ở kinh đô Thăng Long, là vạc chùa Phổ Minh ở Nam Định (hay chùa Phả Lại ở Bắc Ninh?) và tượng phật chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh, Do bằng đồng nên quân Minh trong thời gian thống trị nước ta ở đầu thế kỷ XV đã phá huỷ lấy đồng. Dân gian còn nhớ vạc Phổ Minh còn có thể chạy được trên miệng, còn bia chùa Quỳnh Lâm kể rằng pho tượng Phật ở đây cao những 6 trượng (3,1m) đầu tượng chạm nóc điện cao 7 trượng, đứng ở bến đò Triều Đông xa mươi dặm ( chừng 5Km) còn trông thấy rõ.



Riêng hai công trình lớn ở kinh đô được ghi khá đầy đủ trong thư tịch, theo đó nó có thể xem như là huyền thoại, kỳ vĩ cả về ý tưởng chứ không phải chỉ ở hình thức.


Tháp Báo Thiên gọi theo tên chùa ở phía tây hồ Lục Thuỷ ( hồ Hoàn Kiếm). Nhẽ ra là tháp Phật như một số tháp đương thời ở các chùa Phật Tích, Tường Long, Chương Sơn... nhưng tháp Báo Thiên xây ngay trên đất bằng ở giữa kinh thành, có số tầng chẵn (12 hoặc 30?) và nhất là ở cái tên Đại Thắng Tư Thiên khẳng định ý nghĩa báo cáo trời chiến công lớn lao của dân tộc, cao những vài mươi trượng...tất cả biểu thị đây là công trình kiến trúc của nhà nước mang tính chất đài kỷ niệm chiến thắng như một thứ Khải hoàn môn.

Tháp có số tầng chẵn biểu thị sự cân bằng, ổn định, tĩnh tại , bền vững như triều đình nhà Lý đầy khí thế, sẽ tồn tại dài lâu. Ngọn tháp đúc bằng đồng khắc ba chữ Đao Ly Thiên tỏ ý tưởng của đấng tối cao xông lên tận trời thẳm. Đỉnh tháp có tượng người tiên bưng mâm ngọc hứng móc ngọt làm thuốc cho vua. Trong xã hội nông nghiệp xanh- sạch- đẹp, ở trên cao dường như không có bụi, hơi nước gặp lạnh đọng lại có thể xem như nước cất tinh khiết, là tinh tuý của tự nhiên, là lộc của trời ban. Có nhẽ vì thế, những tháp xây các thời sau không cao lắm, trên đỉnh thường kết thúc bằng một quả hồ lô như bầu rượu, cũng là mang ý nghĩa bình nước thiêng. Cây tháp báo Thiên đến thời Trần được Nho thần Phạm Sư Mạnh tả lại với hình tượng thật hoành tráng:

Trấn áp đông tây cũng đế kỳ
Tuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên trụ
Kim cổ nan nan lập địa chùng


Dịch:

Trấn giữ đông tây vững đế kỳ
Tháp cao sừng sững thật uy nghi
Là cột chống trời yên đất nước
Vượt mọi thời gian chẳng sợ gì.


Cái hình ảnh "cây cột trụ chống trời, cao sừng sững vượt trội hẳn lên trong cả không gian và thời gian để giữ vững kinh kỳ" hẳn phải nhoà trong mây, là cây thánh nối Trời với Đất, là sự giao hoà trời cha - đất mẹ để dân tộc phát triển, dân đông vật thịnh. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các tác giả sách Tang thương ngẫu lục đã chứng kiến cuộc đào nền tháp (sau khi tháp bị quân Minh phá ở đầu thế kỷ XV) còn thấy nền tháp hình vuông, hai bên mỗi cửa có hai pho tượng kim cương đứng trấn giữ, bên trong lòng tháp còn có các tượng người tiên, chim muông đến cả giường, ghế, chén, bát không sao kể hết, tất cả đều bằng đá. Cho đến cuối thế kỷ XIX, các tác giả sách Đại nam nhất thống chí còn thấy tháp cao một trăm thước (chừng 40m), nhưng sau đó Pháp chiếm Hà Nội đã chuyển khu đất này cho bên đạo thiên chúa xây nhà thờ lớn Hà Nội.




Chùa Một Cột tên chữ là Diên Hựu tự, nay đã làm lại thu nhỏ nhưng vẫn trên khu đất cũ vốn xưa thuộc vườn cấm phía tây của hoàng thành nhà Lý, là ngôi chùa của hoàng gia có quả chuông Quy điền khổng lồ, do vua Lý Thái Tông cho xây để giải giấc mơ thấy quan Âm dắt lên đài sen. Chùa mang hình tượng bông sen thanh cao, tinh khiết biểu trưng của đạo phật và đất phật. Thư tịch xưa cho hay chùa được dựng trên đỉnh cây cột đá cao mươi trượng, vọt lên từ giữa ao thơm Linh Chiểu hình vuông ở trong một cái hồ Bích Trì hình tròn, xung quanh hồ có hành lang được vẽ nhiều hình về thế giới nhà Phật, các phía bắc cầu cong để đi vào, hai bên cầu đằng trước được xây tháp bằng sứ men trắng như lưu ly. Trong lòng tháp có tượng Quan Âm. Hàng tháng vào ngày mồng một và rằm Hoàng gia làm lễ đi vòng quanh chùa để cầu cho nhà vua sống lâu, vương triều bền thịnh. Hàng năm ở đây còn tổ chức lễ phóng sinh. Thời Trần, thiền sư Huyền Quang đã ghi nhận hình ảnh ngôi chùa này:

Thượng phương thu dạ nhất chung lan
Nguyệt sắc như ba, phong thụ đan
Xi vẫn đảo niên phương kính lành
Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn...


Dịch:

Chùa xưa một tiếng chuông ngân
Trăng thu tãi sóng, lá bàng nhuộm son
Hồ vuông chim ngủ soi gương
Tháp cao sừng sững, búp tròn đôi tay...


Đặc biệt năm 1080 chùa được triều đình đúc quả chuông rất lớn, đúc xong chuông nặng không thể khiêng được mà tự di chuyển đến chùa. Tại chùa đã xây toà phương đình bằng đá cao 8 trượng (chừng 25m) vẫn không treo nổi, do đó phải để chuông dưới ruộng ẩm, rùa vào ở trong chuông, do đó chuông được mang tên là chuông Quy Điều. Chuông tồn tại đến đầu thế kỷ XV thì bị quân Minh phá huỷ lấy đồng. Chuông Quy Điều gắn với rùa là con vật thiêng từng giúp An Dương Vương làm nỏ thần và giúp Lê Lợi gươm báu để giữ nước và khôi phục nước, chuông cũng là sự thông đạt của dân chúng bị oan khuất đến nhà vua, là sự giác ngộ của đức Phật đối với các phật tử. Vì chuông thiêng nên tự di chuyển đến chùa (chính là việc lăn chuông từ nơi đúc đến chùa, dùng sức đẩy thay sức khiêng giảm nhẹ rất nhiều), cũng vì thiêng nên chuông phải luôn gắn với đất và rùa.

Trở lại ngôi chùa Một Cột, hình ảnh cây cột đá kỳ vĩ đội toà chùa, vọt lên ở giữa hồ nước còn có thể xem là cặp tượng Linga-Yoni hoành tráng, biểu thị sự trường tồn, sinh khí rộn bừng sức sống. Rất tiếc là cuối thời Nguyễn làm lại thu nhỏ nhiều lần, rồi tháng 9-1954 thực dân Pháp lại lén phá, sau khi tiếp quản thủ đô đã cho làm lại. Cột chùa ngày nay bằng xi măng cốt thép chỉ cao chừng 4m với đường kính 1,2m và ngôi chùa trên đầu cột mỗi cạnh cũng chỉ chừng 3m. Chùa nhỏ nhưng hình tượng bông sen vẫn giữ được và hoà hợp với cảnh trí cây xanh mang một vẻ đẹp duyên dáng. Sau chùa Một Cột từ năm 1958 còn được trồng cây bồ đề chiết từ cây mẹ mà đức Thích Ca đã tu thành Phật, do Tổng thống Ấn Độ Praxat tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Diện mạo Thăng Long thời Lý còn phải kể đến đền Đồng Cổ ở phố Thuỵ Khê thờ thần Trống Đồng. Trống Đồng là vật thiêng của dân tộc từ thời các Vua Hùng dựng nước đầu tiên, sau sự tìm huỷ của phong kiến phương Bắc trong thời gian chúng thống trị hơn ngàn năm, ngày nay chỉ còn giữ được rất ít. Năm 1996, Nhà nước ta đã đúc phục chế tặng Liên Hiệp Quốc nhân kỷ niệm 50 năm thành lập. Đền Đồng Cổ vốn ở Thanh Hoá, nhà Lý đã cho rước Thần về Thăng Long để thờ làm thần bản mệnh của triều đình, hàng năm tổ chức lễ tuyên thệ của các quan:"Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung thì thần minh tru diệt". Lời thề đề cao chữ hiếu trên cả chữ trung, có hiếu trong nhà mới trung giữ nước, tề gia tốt mới mong trị quốc giỏi. Trong đền lễ trọng thể, tất cả các quan văn võ phải thề hiếu trung trước thần vị Trống Đồng với sự chứng kiến của nhà vua. Ngoài đền thì trai thanh gái lịch mở hội tưng bừng. Lễ ở đây là hạt nhân của hội, lễ càng trọng thì hội càng vui, tất cả mới tạo sức sống mãnh liệt để tồn tại mãi về sau.

Đền Đồng Cổ qua những biến thiên, dấu tích hiện còn cũng cơ bản thuộc lần làm lại ở thời Nguyễn, quy mô nhỏ nhưng hoà với phong cảnh cây xanh, có sông Tô đằng sau và Hồ Tây phía trước, là chứng tích của sự rèn luyện đạo đức gia đình và đạo đức xã hội, cùng xây dựng một nền văn hoá Việt Nam, nó thật truyền thống nhưng cũng rất hiện đại.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, sau ít năm, đến 1076 đã tổ chức cuộc thi cấp cao đầu tiên của dân tộc. Lâu nay vẫn coi đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, song thực ra nơi đây đào tạo và thi tuyển tiến sĩ vượt trội lên cấp cử nhân rất nhiều. Dấu tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám thời Lý không còn, nhưng các thời sau tu bổ vẫn khẳng định vị trí của trong không gian và trong lòng người, trong xã hội. Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay là thuộc những lần tu bổ ở thời Lê và thời Nguyễn, là cả một tổng thể có hồ Văn phía trước, có vườn hoa và nhà bia ở trong, có điện Đại Thành để bình văn và thờ Khổng Tử cùng Tứ Phối, có các dãy tả - hữu... vốn xưa thờ 72 học trò ngoan và giỏi của Khổng Tử. Phía sau Văn Miếu còn có khu vốn xa xưa là nhà Thái học đào tạo nhân tài cho cả nước, thời Nguyễn chuyển thành nhà Khải Thánh thờ bố mẹ Khổng Tử. Đầu kháng chiến bị thực dân Pháp phá tan, nay chúng ta đang dựng lại khang trang, xứng tàm nghìn năm Thăng Long - Hà Nội để thờ các danh nhân dân tộc, các vị vua hiền đã có công mở mang Văn Miếu - Quốc Tử Giám và việc học hành của dân tộc. Từ đây, ngọn đuốc văn hoá - giáo dục ngày càng thắp sáng và là ngọn đuốc truyền thống trí tuệ dân tộc truyền đời.

Diện mạo Thăng Long ban đầu qua thư tịch rất phong phú, xứng tầm một thành phố lớn thời trung cổ thế giới, thực sự là khí thế rồng bay của dân tộc, của vương triều, của hoàng đế. Gần nghìn năm biến đổi, dấu tích xưa còn lại quá ít ỏi, chỉ có thể hình dung với bức tranh phác hoạ, song thật rất quí. Hy vọng ngành khảo cổ sẽ dần từ lòng đất lấy ra những chứng cứ để bổ sung cho nó thêm đậm hơn, rõ hơn.




Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Cũ 21-04-2007   #12
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Ngày xưa ở Trung Quốc có Cao Biền rất giỏi nghề địa lý. Những phép hô thần tróc quỷ, ông đều thông thạo. Tiếng đồn vang khắp nơi. Hoàng đế Trung Quốc nghe tiếng liền triệu Biền vào cung ủy thác cho việc kiếm một ngôi đất xây dựng lăng tẩm. Cao Biền vâng lệnh và sau năm năm tìm tòi, đã kiếm được một kiểu đất quý mà theo ông có thể giữ ngôi nhà Đường vững như bàn thạch. Sau khi công việc hoàn thành, hoàng đế rất khen ngợi, sai ban nhiều vàng bạc cùng phong tước lớn cho Biền. Nhưng Biền vốn biết trong kho tàng của hoàng đế có một ngòi bút thần có phép mầu nhiệm mà chính hoàng đế và cả triều thần không một ai biết cả. Vì thế Biền không nhận vàng, chỉ nói:

- Tâu bệ hạ, hạ thần không muốn lấy vàng bạc của bệ hạ. Chỉ muốn xin một kho trong trăm ngàn kho đồ dùng của bệ hạ bằng cách là để hạ thần tự tay rút trong chùm chìa khóa kho tàng mà quan tổng quản đang nắm giữ, nhằm đúng chìa kho nào thì được phép lấy kho ấy.

Hoàng đế nghe nói hơi ngạc nhiên nhưng vốn trọng tài Biền, lại thấy ý kiến hay hay nên vui lòng để Biền làm chuyện may rủi xem thử thế nào. Quả nhiên kho mà Biền chỉ, đúng là kho đựng toàn bút lông dùng cho triều đình. Khi được sử dụng hàng vạn cây bút, Biền mang đến một hòn đá, lần lượt đem chọc mạnh từng ngòi lông vào đá. Nhưng chẳng có ngòi nào được toàn vẹn. Mỗi lần thấy tòe ngòi, ông lại vứt đi và tiếp tục chọc ngòi khác vào đá. Cứ thế cho đến lúc trong kho sắp vợi cả bút thì bỗng có một quản bút chọc thủng vào đá mà ngòi lông vẫn còn nguyên vẹn, Biền mừng quá reo lên:

- Ta tìm được ngòi bút thần rồi!

Biền liền cầm bút thần vẽ thử một con rồng lên mặt tường, chừa hai con mắt. Đến khi điểm nhãn, rồng tự nhiên cuộn mình được và tách ra khỏi bức tường. Rồi rồng vụt lên trời, bay biến vào đám mây trước con mắt kinh ngạc của mọi người. Biền lại vẽ thêm nhiều con vật khác và những con vật ấy đều hoạt động không khác gì những con vật có thực. Sau cùng Cao Biền vẽ một con diều rất lớn, dùng bút thần nhúng mực điểm mắt cho diều. Diều đập cánh bay lên. Lập tức Biền cưỡi lên lưng và diều đưa vút lên trên không. Thế là Biền cưỡi diều vượt qua muôn trùng núi sông sang đến nước Nam. Trên lưng diều, Biền đưa mắt xuống tìm huyệt đất quý. Quả nhiên không bao lâu, ông tìm thấy ở gần một con sông, cứ như bây giờ là sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi, một huyệt đất phát đế vương. Huyệt đất ấy quý không đâu bằng mà lại chỉ trong một ngàn ngày là phát. Đó là một cái hàm con rồng lấp dưới nước mà chỉ có con mắt của Biền mới khám phá được. Từ đó, Biền có ý muốn hưởng một cuộc sống sung sướng xa xỉ vào bậc nhất thiên hạ. Nhưng khi nghĩ lại thì hắn rất tiếc là không có con trai mà thân mình lại đã già mất rồi; nếu được làm vua cũng không còn hưởng được mấy nỗi. Biền mới tính sẽ nhường cho rể. Nếu nó làm vua thì ông bố vợ tất cũng được bội phần trọng đãi, mà dòng dõi con gái mình cũng hưởng phúc lâu dài. Nhưng muốn thực hiện công việc "đại sự" này cần phải giữ hết sức bí mật, nếu không sẽ mất đầu như chơi. Nghĩ vậy, Biền trở về Trung Quốc bảo người con rể đào lấy hài cốt cha y đem sang nước Nam để cải táng. Trong việc này Biền chỉ bàn kín với một người học trò mà thôi. Nhưng người học trò mà Biền tin cậy lại muốn miếng đất quý ấy hoàn toàn thuộc phần mình hưởng, nên khi được lệnh thầy mang hài cốt thì hắn cũng đào luôn hài cốt của cha mình sang Nam.

Bấy giờ hàm rồng đang thời kỳ há miệng. Biền bảo học trò lặn xuống ném gói xương vào giữa miệng rồng, chờ cho nó ngậm lại hãy lên. Người học trò đem gói xương của cha mình đánh tráo vào, còn gói xương kia thì bỏ ở một bên mép. Xong việc đó, Cao Biền bảo con rể chọn năm giống lúa, mỗi thứ một thúng mang đến huyệt đất nói trên, sai đào đúng vào chỗ vai rồng thành năm cái huyệt. Mỗi huyệt Biền sai rấm một thúng lúa rồi lấp đất lại thành năm ngôi mộ. Hắn giao cho chàng rể một ngàn nén hương, dặn mỗi ngày thắp một nén, đúng hai năm chín tháng mười ngày thì tự khắc quân gia dưới huyệt nhất tề dậy cả. Dặn đâu đấy, Biền trở về Trung Quốc. Thời gian trôi qua. Hôm ấy chỉ còn mười ngày nữa là hết hạn công việc mà Cao Biền đã dặn, thì tự nhiên con gái hắn ở nước Nam đẻ luôn một lúc ba bé trai, mặt mũi dị kỳ. Vừa mới sinh ra, ba đứa đã biết đi biết nói: một đứa mặt đỏ tay cầm ấn, một đứa mặt màu thiếc, một đứa mặt màu xanh, đều cầm dao sáng quắc. Cả ba nhảy tót lên giường thờ ngồi, đòi đem quân thu phục thiên hạ. Người nhà ai nấy xanh mặt.

Chỉ trong một buổi tiếng đồn rầm lên. Mọi người thấy sự lạ đổ tới xem như đám hội. Người rể của Biền sợ quá, bảo vợ: "Mày đẻ ra ma ra quỷ, nếu không sớm trừ đi thì khó lòng sống được với triều đình. Chẳng qua cha mày làm dại, nên mới sinh ra như thế". Thế rồi y chém tất cả. Trong lúc bối rối người nhà của y vì lầm nên đốt luôn một lúc hết thảy những nén hương còn lại. Bỗng dưng mặt đất chuyển động. ở dưới năm ngôi mộ có tiếng rầm rầm mỗi lúc một lớn. Rồi nắp mộ bật tung ra, bao nhiêu quân gia từ dưới đó nhảy lên. Nhưng vì còn non ngày nên sức còn yếu, đứng chưa vững, người nào người ấy đi lại bổ nghiêng bổ ngửa, cuối cùng đều chết sạch. Lại nói chuyện Cao Biền chờ cho đến tận ngày hẹn mới cưỡi diều bay sang nước Nam. Nhưng lần này diều bị ngược gió nên sang không kịp. Khi diều hạ cánh xuống thì người con rể đã phá hỏng mất công việc của hắn. Hắn bực mình vô hạn. Sau khi căn vặn để hiểu rõ câu chuyện, hắn rút gươm chém chết cả học trò lẫn rể. Từ đó Cao Biền sinh ra chán đời, chả thiết gì nữa. "Không được ăn thì đạp đổ", nghĩ thế, hắn bèn cưỡi diều đi khắp nước Nam để ếm huyệt và phá tất cả những long mạch của nước này. Ngay chỗ hàm rồng nói trên, hắn dùng phép chém đứt cổ con rồng đó đi. Cũng vì vậy mà ngày nay người ta nói nước sông Trà Khúc đỏ như máu là bởi máu tự cổ con rồng chảy ra đến nay vẫn chưa dứt.

Đến Nghệ An, Biền thấy trên một hòn núi mà ngày nay còn gọi là núi Đầu Rồng ở sát bờ biển có huyệt đế vương. Hắn bèn làm bùa bằng gang đóng vào đỉnh núi. Từ đó trở đi trên đỉnh núi ấy không một cây cối gì còn mọc được. Ở Thanh Hóa, Cao Biền cũng thấy có huyệt đất quý. Nhưng hắn thấy con rồng đó què một chân, cho rằng nếu có phát đế vương thì không thể phát to được. Cho nên hắn cho diều đi thẳng không ếm nữa. Cũng vì thế người ta nói mấy đời vua chúa trị vì ở nước Nam đều phát tích ở Thanh Hóa. Khi diều bay qua làng Thiên Mỗ (bây giờ là làng Đại Mỗ, tỉnh Hà Đông) Biền thấy có cái giếng ở vệ sông mà bây giờ là Nhuệ Giang cũng có huyệt đế vương. Hắn bèn cho diều hạ xuống là là sát mặt đất, đoạn thuận tay ném luôn cây bút thần của mình xuống lòng giếng. Người ta nói cây bút ấy sau rồi hóa thành một khúc gỗ cắm chặt xuống đáy giếng. Không một a i dám động đến nó. Mãi về sau trong làng có một ông thám hoa có tính hiếu kỳ mới tâu vua xin hai con voi về kéo thử khúc gỗ đó lên. Họ tết một chiếc thừng lớn: một đầu buộc vào khúc gỗ, còn một đầu buộc vào cổ voi. Nhưng khi voi cất bước thì tự nhiên ở những xóm làng bên cạnh, đất chuyển động ầm ầm, đồng thời nhà cửa phát hỏa tứ tung. Lần ấy ông thám đành bỏ dở công việc vì ông ta sợ con rồng bị đau giẫy giụa làm hại đến dân sự. Điều đặc biệt là từ bấy đến nay nước giếng ấy không bao giờ cạn. Mỗi khi nước trong, người ta vẫn thấy có bóng khúc gỗ đen đen ở dưới đáy. Để tâng công với hoàng đế, Cao Biền vẽ bản đồ từng kiểu đất một rồi viết thành sách ghi chú rất tinh tường đem dâng lên vua Đường. Đại ý nói tất cả những mạch đất quý nhất của nước Nam, hắn đều đã trấn áp xong.

Duy có kiểu đất ở chỗ trung độ (tức bây giờ là Hà Nội) thì hắn đã sai đắp một cái thành gọi là thành Đại La để chặn long mạch. Lễ trấn áp này Biền làm rất công phu và linh đình. Trên hòn núi ở xa xa về phía Bắc thành Đại La, hắn cho dựng một cái đàn tràng. Trong thành Đại La, hắn sai nung một lúc tám vạn cái tháp bằng đất nhỏ. Nung xong, Biền huy động tám vạn quân, mỗi tên quân vai vác giáo, mũi giáo xóc một cây tháp, đi từ Đại La tiến dần lên núi. Vừa đi họ vừa hô mấy tiếng "Thống vận hoàng đế". Đến nơi đặt tháp xuống đỉnh núi rồi tám vạn quân ấy lại rùng rùng kéo về Đại La. Cũng vì có những việc kỳ dị như thế nên núi ấy từ đó mang tên là núi Bát Vạn. Hoàng đế Trung Quốc đọc sách của Cao Biền lại càng khen ngợi hắn. Nhưng việc làm của Biền bị dân chúng nước Nam oán ghét. Họ lập tâm chờ dịp giết hắn cho bõ hờn. Một hôm, Biền cưỡi diều bay vào miền cứ như bây giờ là Ninh Bình. ở đây người ta đã chuẩn bị cung nỏ chờ khi diều của hắn bay qua là là mặt đất, là cả bao nhiêu người cùng nhất tề phóng tên. Diều bị gãy cánh rơi xuống núi. Biền bị trọng thương, sau đó phải đưa về Trung Quốc. Hòn núi ấy ngày nay còn mang tên là núi Cánh Diều, một trong ba ngọn núi ở gần trị sở Ninh Bình. Cao Biền về nước được ít lâu bị thủ hạ giết chết. Người ta theo lời dặn của hắn, đem hài cốt chôn ở một cái gò cát ở mé biển miền Nam, cứ như bây giờ thuộc tỉnh Phú Yên. ở đó mặc dầu sóng dồi gió dập thế nào đi nữa, cát ở mả vẫn cũng không bay đi chỗ khác. Người đi thuyền qua đó vẫn gọi là mả Cao Biền.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 21-04-2007   #13
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.



Chuông Thiên Mụ nổi tiếng cả nước với tiếng ngân vang xa rộng của nó. Quả chuông này do chúa Hiến Tông (Nguyễn Phúc Chu) cấp tiền đúc vào năm Canh dần (1750). Tiếng chuông chùa Thiên Mụ biểu trưng cho sự hiện diện của Phật giáo hằng ngày, sớm và chiều tại cố đô Huế, trong lòng mỗi người dân tại cố đô Huế. Thiên Mụ là bà lão nhà Trời. Theo truyền thuyết, Cao Biền khi làm An Nam đô hộ phủ ở nước ta, dưới đời nhà Đường, theo lệnh vua Đường là Đường ý Tôn (860-873), đã đi khắp nơi ở nước ta, tìm những nơi đất tốt có vượng khí, đều lập phép trấn yểm. Cao Biền đã đến Thuận Hóa, xã Hà Khê, huyện Hương Trà, thấy giữa đồng bằng đột khởi một cái đồi hình đầu rồng, biết là nơi linh địa, bèn cho đào hào cắt ngang dưới chân đồi. Đêm đến, Biền mộng thấy một bà lão tóc bạc phơ, ngồi dưới chân đồi than vãn và nói to: "Đời sau, nếu có bậc minh chủ, muốn bồi đắp mạch núi lại, đem lại linh khí cho đồi núi này, thì hãy lập chùa thờ Phật ở đây..."

Nguyễn Hoàng khi vào Thuận Hóa, tìm cách gây dựng thế lực, để biệt lập và chống đối với họ Trịnh, đã đến nơi này, nghe các bô lão kể lại câu chuyện bà lão Trời và Cao Biền, thì rất mừng, lập tức cho xây chùa trên núi, và tự tay viết biển chùa là "Thiên Mụ tự" (chùa Thiên Mụ - chùa bà lão nhà Trời).

Người Việt Nam bình thường tin ở thuật phong thủy, nhưng đồng thời cũng tin ở Phật, Bồ-tát, và đạo Phật. Cao Biền có tài trấn yểm, nhưng dân Việt Nam có xây chùa thờ Phật là mọi phép yểm của Cao Biền đều bị phá hết. Ảnh hưởng của chùa Phật là ảnh hưởng của Tam Bảo, của đức Phật thường trú, của Chánh pháp mà bánh xe luôn luôn chuyển động, của Tăng là những người có trách nhiệm duy trì và hoằng dương Chánh pháp tại thế gian này.


to be continued


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...



Chỉnh sửa lần cuối bởi LSB-PhongThienVu: 21-04-2007 lúc 22:31.
Cũ 21-04-2007   #14
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Bên lề

Liệu cái chết của một số người có như trường hợp này?

Bắc Giang: Làng ma ám



Chuyện về "làng ma ám" đã được người dân trình cả lên Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang với mong muốn các nhà khoa học về làng tìm ra lời giải đáp và có cách giúp dân thoát cảnh... "ma ám". Gần đây, khi Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bắc Giang vào cuộc, xóm Đầu bỗng trở nên nổi tiếng và là sự kiện đáng quan tâm.

Đi dưới những lũy tre xanh mướt, những con đường quanh co, tôi tìm đến xóm Đầu. Xóm Đầu cách thị trấn Thắng (Hiệp Hòa) chừng 6 km, nằm co cụm quanh những đụn cát, những ngôi nhà nghèo xác nghèo xơ lẫn trong những lũy tre.

Trưởng xóm Lưu Văn Lần vừa nói vừa thở dài thườn thượt: “Xóm có 34 hộ, có 37 con trâu bò thì cả 37 con đều lăn ra chết. Lợn, chó đếm không xuể, nhà có 1 con cũng chết, nhà có 10 con, 15 con, 40 con cũng chết sạch, chết không biết nguyên nhân”.



Từ một gia đình bị "ma ám"

Câu chuyện kỳ lạ này bắt đầu từ năm 1997, trong gia đình nhà anh Bùi Văn Thanh... Ngôi nhà anh Thanh tường đất, lợp rạ núp dưới bụi tre rậm rì. Đứng trước cái chuồng lợn trống hoác, anh kể: Ngày 21/4/1997, vợ chồng vẫn băm bèo, nấu cám cho đôi lợn 80 kg ăn. Hai con lợn đều béo tốt, khỏe mạnh và sắp đến ngày xuất chuồng. Bỗng nửa đêm, nghe thấy tiếng lợn kêu éc éc, rồi nó lao vào thành chuồng rầm rầm. Soi đèn pin thấy hai con lợn hiền lành mọi ngày bỗng đổi tính đổi nết lồng lộn như hoang thú, anh chị sợ dựng tóc gáy. Sau khi hộc lên mấy tiếng, cả hai con lăn ra chết. Từ mép chúng rỉ ra vài giọt máu tươi.

Lần nuôi lợn sau, anh Thanh tẩy chuồng sạch sẽ, đem vôi bột về rắc rồi mới dám thả đàn lợn mới. Đàn lợn 10 con của anh vừa nuôi được đúng một tháng, đang lớn nhanh như thổi bỗng dưng cũng như điên như loạn, rồi lăn ra chết y hệt như hai con lợn thịt trước. Anh gọi bác sĩ thú y đến xem xét, bác sĩ khẳng định không phải chết do bỏ độc, như vậy chỉ có thể do chúng mắc một loại bệnh dịch nào đó.

Lần ba, anh cẩn thận... đốt chuồng, phá tường cũ, xây lại tường mới, quét vôi trắng xóa, phun các loại thuốc phòng dịch khắp chuồng, khắp vườn. Nhưng lợn vẫn lên cơn điên và chết, mà càng ngày chết càng nhanh, có khi mới đưa về chuồng được một giờ đã "nổi đóa" rồi lăn ra chết.

Nghĩ nhà mình bị ma ám, anh Thanh mời thầy cúng về nhà. Sau một buổi khấn vái, thầy khẳng định đã đuổi được tà ma đi rồi và bảo anh Thanh bắt lợn về nuôi. Bắt lợn về, anh làm đúng theo "phép" của thầy, nhưng chưa kịp làm hết "phép", lợn đã lăn ra chết.

Năm 1998, tất cả gia súc trong nhà 5 anh em anh Thanh đều đồng loạt “lên cơn” và lăn ra chết. Tổng cộng số lợn nhà anh Hùng, anh trai anh Thanh, bị chết một cách bí ẩn từ năm 1998 đến năm 2001 lên tới 30 con. Đàn chó 7 con nhà anh Hùng cũng lần lượt nối đuôi đàn lợn về... chầu trời.

Để tìm hiểu xem có phải do trúng độc không, họ đem nửa chậu tiết của con vật xấu số cho đàn lợn trong xóm Đầu và nửa chậu cho đàn lợn xóm bên cạnh ăn. Kết quả: đàn lợn xóm Đầu sau khi ăn liền nổi điên rồi chết hết, còn đàn lợn của xóm bên vẫn sống nhởn nhơ.

Quá hoảng sợ, vợ chồng anh Hùng bàn nhau chuyển sang làng Đông sinh sống. Nhưng sang đến làng mới, đám gia súc cũng chẳng ở với vợ chồng anh lâu hơn, trong khi trâu bò hàng xóm nuôi vẫn khỏe mạnh bình thường.



Đến bi kịch của cả làng

Sau khi tất tật đàn gia súc gồm trâu, bò, lợn, chó của đại gia đình nhà anh Bùi Văn Thanh lần lượt chết sạch trong năm 1997 và 1998 thì năm 1999 đến lượt cả xóm Đầu chịu hậu quả nặng nề. Hộ gia đình ông Khiêm cùng một lúc chết 16 con lợn thịt đang khỏe như vâm. Ông phải lôi xe cải tiến rồi đẩy đi khắp làng để cho. Sau đấy ít bữa, những gia đình trong xóm được “hưởng lộc” từ nhà ông cũng lần lượt “trả lộc”, gia súc nhà họ cũng đồng loạt chết.

Trong số đó, có những kiểu chết kỳ dị đến mức khiến cả làng hoang mang tột độ. Theo chứng thực của ông trưởng xóm Lần và cả làng thì súc vật chết nhiều nhất vào những ngày làng có lễ lạt, hiếu hỉ. Đặc biệt nhất là chó, cứ đúng lúc diễn ra lễ đón dâu hoặc đưa dâu là y rằng chó khắp làng nổi cơn tru tréo kinh hồn, chạy quáng quàng khắp nơi rồi đâm vào tường vỡ đầu chết, hoặc lao xuống ao... tự vẫn. Và điều này cũng rất khác thường, mặc dù đàn chó “nổi điên” nhưng không bao giờ cắn người.

Trong làng, chỉ có gia đình anh Bùi Văn Tâm nuôi được gia súc khỏe mạnh. Trong suốt 10 năm trời, dân làng phải đối mặt với cả ngàn cái chết kỳ lạ của gia súc thì đàn gia súc nhà anh Tâm vẫn bình an vô sự.

Tin rằng gia đình anh Tâm được "thánh thần phù hộ", cho mảnh đất tốt nên cả làng mang gia súc đến vườn nhà anh thả nhờ... lấy may. Quả thực, tất cả số gia súc của dân làng thả vào chuồng trâu, chuồng lợn nhà anh Tâm đều sống rất khỏe mạnh và chưa con nào chết.

Hiện tại, khu vườn nhà anh Tâm mọc kín chuồng bò, chuồng lợn. Anh em, dân làng đem tre, đem rạ đến vườn nhà anh dựng chuồng để nuôi và vợ chồng anh đều sẵn sàng chấp nhận. Anh Tâm vui vẻ biến mảnh vườn nhỏ nhà mình thành cái trại nuôi gia súc của cả làng và chấp nhận mùi hôi thối nồng nặc khủng khiếp là bởi anh muốn “trả nghĩa” cho bà con, vì từ nhiều năm nay, gia đình anh đều được hưởng “lộc” từ những đàn gia súc đột tử của hàng xóm.

Sự hoang mang của dân làng càng lên đến đỉnh điểm khi mới đây, trong xóm nhỏ này có hai cái chết trẻ: một cậu thanh niên chết vì điện giật và một cháu bé con anh Bùi Văn Minh chết không rõ nguyên nhân khi mới hai tuổi rưỡi.

Cái chết của cháu bé con anh Minh tuy không biết có liên quan gì tới những cái chết bí ẩn của đàn gia súc trong làng không, song nó đã gây ra nỗi hoang mang rất lớn. Người dân rất mong các nhà khoa học lý giải hiện tượng này, để người dân yên tâm sống. Các cơ quan chức năng bao giờ mới vào cuộc để giải đáp thắc mắc cho người dân?

Theo ông Hà Văn Quê, Giám đốc Sở KH-CN Bắc Giang, để tìm ra nguyên nhân, phải phân tích, điều tra được ba yếu tố: Môi trường (đất, nước, không khí), các phông bức xạ, phóng xạ, từ trường và tình hình an ninh trật tự địa bàn (những đối tượng xấu gây thù hằn, hại nhau bằng cách bỏ độc). Thế nhưng, qua điều tra bước đầu, dường như cả ba yếu tố này đều đã gần như bị loại bỏ.

Từ nhiều năm nay, công an huyện, xã đã tích cực, ráo riết nằm vùng, điều tra, song đều không tìm thấy thủ phạm. Vả lại, chuyện gia súc, gia cầm chết vì thuốc độc là chuyện khó có thể xảy ra, bởi nếu gia súc, gia cầm trúng độc sao người dân cứ làm thịt rồi đánh chén vô tư từ 10 năm nay mà không thấy có triệu chứng bị nhiễm độc, vả lại, nếu bị bỏ độc tràn lan như vậy thì đâu chỉ có bốn giống loài trên bị chết?

Hơn nữa, nếu đàn gia súc ở thôn Đầu chết vì trúng độc thì các nhà khoa học với những phương tiện hiện đại đã tìm ra từ lâu rồi.

Để truy tìm được nguyên nhân dẫn đến việc gia súc ở thôn Đầu chết hàng loạt, vả lại cũng để giúp bà con vượt qua phần nào khó khăn, Sở KH-CN Bắc Giang tiếp tục tiến hành bước hai của đề tài, đó là đưa gia súc về xóm Đầu nuôi dưỡng.

Những con giống được Viện Thú y Trung ương kết hợp với Công ty Cổ phần Giống chăn nuôi chọn lọc rất kỹ càng, được khám bệnh, tiêm chủng, tiêm phòng cẩn thận trước khi đưa về địa bàn.

Toàn bộ số con giống, thức ăn đều do đề tài cung cấp và có cán bộ ngày đêm nằm ở địa bàn theo dõi sát sao, quản lý nghiêm ngặt cùng với một tủ thuốc để chữa trị khi đàn gia súc... lên cơn.

Đợt đầu tiên đã đưa về xóm Đầu 6 con bò, 11 con lợn và 9 con chó. Qua 3 tháng triển khai, cả 11 con lợn đều mạnh khỏe, đạt từ 65 đến 80kg và mới đây đã xuất chuồng, 6 con bò đều bình thường, hay ăn chóng lớn.

Đây là kết quả bước đầu đáng mừng, song người dân xóm Đầu vẫn không thực sự tin tưởng vào kết quả này, bởi vì theo họ, số gia súc, gia cầm này là do cán bộ chọn giống, cán bộ nuôi dưỡng, cán bộ cung cấp thức ăn, do vậy chúng mới không chết (người dân đưa ra lý do như vậy là vì thực tế người xóm cạnh thả nhờ gia súc ở xóm Đầu vẫn sống).

Nếu để dân làng tự bỏ tiền mua giống, tự tìm nguồn thức ăn, tự chăm bẵm mà nó vẫn sống thì họ mới tin. Điều này thể hiện người dân xóm Đầu đã bị ám ảnh rất nặng nề về những cái chết kỳ lạ của đàn gia súc trong xóm.

Tuy nhiên, theo anh Đào Trọng Nghĩa, chủ nhiệm đề tài kể: Ngày 25/8/2006, con chó của đề tài nuôi ở nhà anh Bùi Văn Hùng đột nhiên lên cơn điên chạy nhảy khắp nơi, anh Hùng liền điện cho anh Nghĩa.

Nhận được tin báo, anh Nghĩa cùng các cán bộ lập tức từ TP Bắc Giang về theo dõi, nghiên cứu. Anh Nghĩa yêu cầu mọi người vây bắt con chó đó lại để xem bệnh, nhưng vừa tóm được thì nó run lẩy bẩy rồi lăn ra chết sau hơn một tiếng “nổi đóa”. Trong số 9 con chó của đề tài đem về xóm Đầu thì 5 con đã chết cùng một triệu chứng, điều này khiến bà con vẫn rất hoang mang.

Để có kết luận chính xác về hiện tượng gia súc chết hàng loạt ở xóm Đầu không phải đơn giản. Những câu hỏi như: Tại sao chỉ có trâu, bò, lợn, chó ở xóm Đầu mới chết? Những giống khác như mèo, chuột, gà, ngan, vịt... không việc gì?

Tại sao gia súc, gia cầm cả xóm chết mà nhà anh Tâm cũng ở giữa làng lại không chết bất cứ một con nào? Và tại sao hàng trăm hộ dân ở những ngôi làng nằm cách xóm Đầu chỉ bằng cái ngõ rộng 1,5 mét lại vẫn chăn nuôi bình thường, không có hiện tượng gì xảy ra, mặc dù môi trường, điều kiện chăm sóc đều như nhau?

Hơn lúc nào hết, các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cần phải chung tay vào cuộc cùng với các cán bộ Sở KH-CN Bắc Giang nghiên cứu, tìm ra lời giải, bởi ngoài việc giúp người dân nơi đây tìm ra biện pháp tháo gỡ khó khăn, khôi phục lại nghề chăn nuôi, còn là một vấn đề khoa học rất thú vị, độc đáo.

Trao đổi với một số nhà khoa học chuyên nghiên cứu về tiềm năng con người và những hiện tượng lạ trong tự nhiên, tôi nhận được một số lời giải đáp bước đầu:

Nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng: Hiện tượng gia súc chết hàng loạt vào những ngày trong làng có hiếu hỷ, rồi dân trong làng mang gia súc đi nơi khác chăn thả vẫn chết là hiện tượng rất lạ, phức tạp, khó giải thích.

Ông Hải cũng khuyên là, những chuyện mê tín như sửa sang miếu thờ, mời thầy cúng bái là không có căn cứ, việc này chỉ tốn công sức, tiền của lại gây thêm hoang mang trong dân, không mang lại lợi ích gì. Theo ông Hải, gia súc ở xóm Đầu chết hàng loạt có thể là do một loại virus và loại virus này chỉ trong những điều kiện thích hợp mới gây tác hại, hoặc chúng đã “biến tướng” nên rất khó có thể xác định trong ngày một ngày hai.

Theo nhà khoa học Tuệ Đức, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng thì có thể nguyên nhân do khu vực này mới phát xạ một nguồn năng lượng đặc biệt nào đó mà những loại máy móc đo bức xạ hiện thời chưa phát hiện ra (?). Những chuyện “ma ám ma iếc” gì đó như lý giải của người dân trong làng là không có cơ sở.

Ông Đức cũng thông tin rằng, ông đang tập hợp các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về những hiện tượng dị biệt, trực thuộc ba cơ quan gồm: Liên hiệp Khoa học tin học ứng dụng, Trung tâm Bảo trợ Kỹ thuật truyền thống và Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) để lên Bắc Giang đi tìm lời giải đáp trong thời gian tới. Ông Đức khẳng định, hiện tượng này có thể giải thích bằng khoa học, không có gì ma quái, do vậy nhân dân ở xóm Đầu không phải lo sợ gì cả.


(Trích từ Dân Trí)


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 22-04-2007   #15
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Một “Long mạch” tốt sẽ cho Khí tốt. Khí được dịch là “hơi thở” hoặc “năng lượng”, là khái niệm quan trọng nhất trong phong thủy. Một yếu tố quan trọng nữa trong phong thủy, đó là sự hiện diện của các vì sao (Cửu tinh) tác động đến môi trường xung quanh.



Tìm “Long mạch” của đất

Các chuyên gia phong thủy đã tìm kiếm Khí, để tìm ra mạch của đất, nó cũng giống như các thầy thuốc làm khơi dậy năng lực sống động của vũ trụ.

Lý thuyết phong thủy chỉ ra rằng, Khí lưu thông, xoay tròn xoắn ốc trong trái đất. Khí là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến đời sống con người.

Được dịch là “hơi thở”, Khí là năng lượng hoặc sức mạnh để tạo ra núi non và các ngọn lửa, hướng chảy của các sông suối và xác định màu sắc và hình dạng cây cối. Năng lượng này cũng còn được hiểu như là “Long mạch”.

Trong phong thủy, các chuyên gia về lĩnh vực này sẽ dự đoán về những mạch tốt để “nuôi dưỡng” Khí và sau đó chỉnh nó để làm giàu cuộc sống và khí của những người cư ngụ.

Ở người, Khí là tinh thần hoặc là sức mạnh sống động để nâng đỡ cho cơ thể như: Cách chúng ta xuất hiện và hành động, cách di chuyển, giao dịch. Khí gắn liền với chúng ta từ lúc sinh cho đến lúc chết và nó cũng tồn tại khác nhau trong mỗi người, có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của mỗi con người.

Các chuyên gia nhìn tư thế của bạn ngồi, di chuyển và nói chuyện để nhận ra dòng khí của mỗi người. Chuyển động của cơ thể, dáng vẻ, nét mặt, sự rạng rỡ của đôi mắt, sự mím chặt của đôi môi, màu da và giọng nói... tất cả sẽ phản ánh lại dòng khí của một người.

Phân tích dòng khí, các chuyên gia còn có thể dùng phong thủy để giúp người ấy gỡ rối được các nút ngăn chặn hạnh phúc, để đạt được mục đích và hy vọng cho con người.

Khí của con người có thể được tô điểm bằng một số cách như: thiền định, quan hệ tốt giữa con người, và một môi trường lành mạnh – một phong thủy tốt. Khí của nhà và khí của người có những điểm chung.

Khí của một căn nhà cũng ảnh hưởng đến không khí và do đó cũng ảnh hưởng đến người cư ngụ trong đó. Trong một vài nơi, chúng ta cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và cảm thấy như ở nhà, và một trong vài nơi khác, chúng ta lại cảm thấy bồn chồn hoặc chán nản. Những chỗ khác thì lại lạnh lẽo, âm u và nặng nề... đó là tất cả những đặc tính của Khí của một ngôi nhà.

Sự điều tiết và nâng cao dòng khí là mục đích tiềm ẩn của phong thủy.

Dòng khí tốt trong một chỗ ở, sẽ cải thiện dòng khí của những người sống trong đó.

Khái niệm về Khí chủ yếu là để đánh giá về nhà cửa, văn phòng hoặc đất đai, và tất cả những yếu tố bên trong, bên ngoài của chúng. ở đây, các chuyên gia phong thủy cũng giống như một bác sĩ, tìm ra sự luân chuyển và mạch đập của Khí.

Họ tìm kiếm các môi trường êm dịu, cân bằng sự thay đổi các vùng xung quanh.




Tác động của Cửu tinh (9 sao)

Tất cả các môn phái phong thủy đều chú trọng đến đại hùng tinh do sự quan hệ của nó với sao Bắc Đẩu.

Phái phong thủy này là Cửu tinh, rồi bát môn, bát quái (đã được đề cấp trước đây). Trong phong thủy, có thể sử dụng Cửu tinh vào việc phân tích các khu vực tốt, xấu.

Trong Đại hùng tinh ở bầu trời đêm chỉ có 7 vì sao (Trường sinh, Diên niên, Họa hại, Lục sát, Ngũ quỷ, Lưu niên, Tuyệt mạng), nhưng trong phong thủy có thêm hai vì sao tưởng tượng ra (Tả phù và Hữu bật) và được biết như các thần sao được thêm vào để tượng trưng hai khuynh hướng chính của Kinh dịch, báo điềm tốt và xấu.

Cửu tinh tượng trưng cho những sự định hướng âm dương không gian và cũng là bản đồ phong thủy để phân tích một vị thế:



Trích dẫn:
1. Sao Trường sinh (dương): Tốt cho tất cả các hoạt động, phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp.

2. Sao Diên niên (dương): Tốt cho phòng ăn, nhà bếp, phòng ngủ, góc để trò chuyện và những khu vực thường có sự hoạt động.

3. Sao Họa hại (âm): Một vị trí xấu với hoạt động của con người. Có thể đặt đồ vật để hóa giải ảnh hưởng xấu của vị trí này như: tượng sư tử, rồng, cọp, vòi phun nước nhỏ, bể nuôi cá, bình hoa, cây xương rồng...

4. Sao Lục sát (âm): Đừng bao giờ thiết kế nhà bếp, phòng ăn, hay phòng ngủ, phòng khách... trong vị trí xui xẻo (phản bội) này, trừ phi các nhà phong thủy biết cách hóa giải. Có thể đặt kệ sách, ti vi, các đồ vật trang trí vào đây, nhưng không được đặt bàn ghế, bàn làm việc...

5. Sao Ngũ quỷ (âm): Đây cũng là vị trí lắm rắc rối. Phòng ngủ đặt nơi này không tốt, chỉ nên đặt đồ đạc, các vật dụng khác.

6. Sao Lưu niên (dương): Vị trí này tốt và hợp cho công việc của con người, phòng ngủ, phòng ăn, phòng khách, nơi làm việc... Nó được sự hỗ trợ của hai sao tưởng tượng (Tả phù, Hữu bật).

7. Sao Tuyệt mạng (âm): Đây là một vị trí xấu cho hoạt động của con người. Đừng bao giờ đặt phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ, quầy rượu, nhà chứa xe hoặc bất cứ hoạt động nào ở nơi này. Chỉ nên để các kệ chứa đồ đạc, đồ phế thải... Có thể để một cây xương rồng, treo một đèn trần nhà thật lớn, hay một lá bùa... để hạn chế ảnh hưởng không tốt.

8-9. Sao Tả phù, Hữu bật (trung tính): Là hai sao tưởng tượng đi kèm với sao Lưu niên, giúp cho sao này thu hút những ảnh hưởng vô hình và được xem là những người bạn tốt.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 22-04-2007   #16
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Góp thêm một huyền thoại về Long Mạch ở dãy Hoành Sơn



Hoành Sơn một đại địa:

Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.

Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18? Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trân dãy Hoành sơn.



Huyền thoại về Long Huyệt:

Các cụ kể rằng:

Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình. Một hôm thầy địa lý dường như đã tìm ra long mạch nhưng còn phân vân không biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến cắm ở triền phía đông dãy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi. Nguyễn Nhạc ngày ngày để ý theo dõi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt như khi mới trồng còn cành phía Nam thì héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng vì biết rằng long mạch đã ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.

Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lý Tàu trở lại thấy hai cành trúc đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng. Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi cành phía Bắc.

Lại có cụ kể rằng:

Có một thầy địa lý Tàu lúc đến tìm địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi tìm long mạch khắp vùng Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ý đến dãy Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ý cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi. Một thời gian sau Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này, ngoài chiếc địa bàn Thầy lại còn mang theo một chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đã tìm ra được long huyệt và… chiếc tráp kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh mình đựng vào rồi tìm cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được vì cái trắp ấy Thầy Tàu luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và nghĩ ra một kế.

Đến ngày lành đã chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dãy Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ cũ, Thầy mừng quýnh vì chiếc trắp và địa bàn vẫn còn nằm lăng lóc ở đó, Thầy vội vã trèo lên nơi long huyệt đã tìm trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc còn con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.

Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dãy Hoành sơn.

Các cụ còn kể tiếp rằng:

Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành son làm căn cứ.

Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà còn nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc.

Ông Thầy địa lý năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của Hồ phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.

Thầy địa cả giận vì sự cướp đoạt long huyệt của mình đã tìm ra và để tránh hậu họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc tưởng thật nghe lời.

Những nhánh sông vừa đào sông thì đùng một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của Bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.

Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802 thì bị Nguyễn Ánh dứt hẳn.

Đối với thời đại nguyên tử, hỏa tiễn này, liệu người ta còn có thể tin những huyền thoại về long mạch là có thật không? Tin cũng không được mà không tin cũng không được! Vì con người làm sao giải thích nổi cái lẽ huyền vi của tạo hóa cũng như ai có ngờ rằng con người hôm nay đã lên được trên Cung Quảng?


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 22-04-2007   #17
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Thăng Long Lược Phong Thủy Ký



Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)... Lớn thì gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ thì gọi là tiểu can long, tiểu chi long... Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, bát Quái... con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử... Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu kì lặp lại của Không - Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai... của vũ trụ. Sách "Địa giải Huyền thư" nêu rằng nằm trên đại can long thì có thể hình thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xã)... Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long hình thế khúc chiết, vững vàng thì mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, hình thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, hình thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.

Khoa học về long mạch xem xét sự vận hành của khí tương quan với địa hình, phương vị, các chòm sao... nên xem Trời là tĩnh mà Đất thì động. Đó là một kiệt tác quan sát của người xưa. Chỉ riêng một môn này thôi, cũng đủ thấy trí tuệ phương Đông xưa vĩ đại đến nhường nào. Long mạch tạo nên sự vận hành của "khí". Có chỗ bế (tắc), chỗ khai (mở), có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ, có khi hung, khi cát... biến ảo tuỳ thời. Tất cả đều không thể xem thường. Đời Nguyên có Liêu Kim Tinh vốn là người nghèo rách, tầm thường. Nhờ học được sách phong thuỷ của Ngô Cảnh Loan đời Tống mà tìm được một nơi đắc địa, có thể phất lên nhanh chóng. Song chỗ đất ấy nếu ở quá hai mươi năm mà không tu tạo thì sẽ bị tuyệt tự. Liêu Công bèn dọn nhà đến đó ở. Quả nhiên vài năm sau trở thành một phú hộ giàu có nhất vùng, tiếng tăm vang dội thiên hạ. Bấy giờ, trong nước có họ Trương là một bậc quyền thế nghe tiếng liền đón Liêu về để nhờ xem đất. Trong vòng hơn chục năm, Liêu tìm cho họ Trương được bẩy mươi tư chỗ đất có kết huyệt tốt. Vậy mà họ Trương vẫn chưa thỏa lòng tham. Đến khi thấy thời hạn hai mươi năm gần hết, Liêu ngỏ ý xin về để tu tạo mồ mả thì họ Trương cố giữ lại thêm mấy năm nữa. Kết quả khi Liêu trở về nhà thì con cháu đã bị nạn chết sạch, chỉ còn bà vợ già và đứa cháu ngoại. Liêu Công từ đó đau buồn, sinh bệnh rồi mấy năm sau cũng mất nốt. Chuyện từ xưa mà buồn đến tận bây giờ.

Cách đây xấp xỉ một nghìn năm, Lý Công Uẩn, ông vua khai sáng triều Lý đã nhìn thấy ở thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (Cao Biền) nằm trên đại can long sông Hồng là một nơi có long mạch lý tưởng: "Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời..." (Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn). Càng đắc địa hơn vì trước khi chảy đến đất này, sông Hồng đã bao lần ngoằn ngoèo, uốn khúc để thải bớt khí hung. Đến đây vừa đủ để lập nên một vùng cát địa, có long mạch đạt tầm cỡ thượng đô kinh sư. Thế mà trước khi chảy ra với biển, dòng sông vẫn còn muốn ngoái lại, lưu luyến như tiếc nuối điều gì... Rồi cũng từ đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, tỏa ra các chi long, cước long... vây bọc, tạo nên bức gấm thêu giữa một vùng trời nước.

Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lão (già), tuy "cát" đấy nhưng chưa hẳn đã hết khí "hung". Thăng Long ngược lại với nơi Lý Công Uẩn lên ngôi là kinh đô Hoa Lư trước đó. Nơi ấy có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mãnh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho phòng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài. Ba triều vua trước (Ngô, Đinh, Tiền Lê), mặc dù triều nào cũng có võ công hiển hách. Nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Liệu đó có phải là lý do chính để Lý Thái Tổ, vị vua có tầm nhìn xa trông rộng phải tìm đến Thăng Long? Và long mạch của chốn này quả đã không phụ lòng vị vua ấy khi mà nhà Lý dời đô thì lập tức tồn tại hơn hai trăm năm. Không những thế, các triều đại sau (Trần, Hậu Lê...), vẫn đóng đô trên đất ấy cũng được hưởng phúc, kéo dài không kém. Tuy nhiên, khác với Hoa Lư, Thăng Long là nơi trống trải bốn mặt, giặc có thể xâm lấn bất cứ chỗ nào. Lịch sử từng chứng kiến Thăng Long bao lần bị tàn phá, vua quan phải bồng bế nhau chạy ra ngoài. Kể cả người Chiêm Thành, bao nhiêu đời bị coi là nhược tiểu, vậy mà cũng mấy phen đem quân ra cướp phá tận Kinh sư.

Long mạch để phúc trạch cho con người không phải là không có điều kiện, càng không phải thiên thu. Câu chuyện của Liêu Công trên đây là một ví dụ. Phải là người có đức mới ở được chốn đất thiêng. Đức càng kiên cố thì vận càng dài, đến khi nào đức cạn thì vận cũng tuyệt theo. Thăng Long chính là một nơi như thế. Hình như có một "giới hạn" đã định sẵn cho những "nhà" nào ngự trên long mạch ấy. Xin mạn phép có một cuộc đại thể đối với những triều đại từng định đô ở chốn này như sau:

Hoàng Đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc đầu tiên, đáng lẽ phải lập tông miếu, xã tắc... thì Ngài lại cho dựng tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Giang) - quê Ngài. Các nhà chép sử đời sau sở dĩ đem điều đó ra trách Ngài vì hình như không hiểu được thâm ý của Ngài. Tại sao Ngài lại dựng đúng tám ngôi chùa? Có phải Ngài muốn chuẩn bị sẵn chốn về cho vong linh mình và con cháu sau này? Nghĩa là Ngài đã biết trước và hiểu rõ những bí mật về long mạch của đất Kinh Sư mới mà Ngài vừa chọn? Con số tám huyền bí ấy về sau như là cái giới hạn khó vượt qua đối với tất cả những chủ nhân của long mạch ấy. Nhà Lý do Ngài lập nên ngự trên đất Thăng Long hơn hai trăm năm (1010-1225). Tính từ Ngài (Lý Thái Tổ) đến Lý Huệ Tông, quả vừa đúng tám đời thì đức suy, cũng là lúc vận tuyệt, vạ từ trong nhà sinh ra, cơ nghiệp lọt hết vào tay người khác.

Nhà Trần giành cơ nghiệp từ tay nhà Lý, tồn tại được hơn một trăm bẩy mươi năm (1226-1399). Làm chủ Thăng Long bao gồm mười hai vị vua. Nhưng nếu tính từ đời thứ nhất là Thái Tông (Trần Cảnh) đến đời cuối cùng là Thiếu Đế (Trần An), thì thực chất cũng vừa đúng tám đời. Bởi có tới bốn vị vua là Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Duệ Tông đều cùng đời thứ sáu (cùng là con Trần Minh Tông), hai vị: Phế Đế (con Duệ Tông) và Thuận Tông (con Nghệ Tông) là con chú con bác, đều cùng đời thứ bẩy. Cuối cùng, Thiếu Đế (con Thuận Tông) là đời thứ tám. Để cho rõ, xin hình dung theo sơ đồ sau:

Trích dẫn:

Đời thứ nhất:......................................... Trần Thái Tông
Đời thứ hai:........................................... Trần Thánh Tông
Đời thứ ba:............................................ Trần Nhân Tông
Đời thứ tư:............................................. Trần Anh Tông
Đời thứ năm:......................................... Trần Minh Tông
Đời thứ sáu:... Trần Hiến Tông - Trần Dụ Tông - Trần Nghệ Tông - Trần Duệ Tông
Đời thứ bẩy:...............................Phế Đế - Trần Thuận Tông
Đời thứ tám:..........................................Thi ếu Đế.
Nếu tính theo đời vua thì từ Trần Thái Tông đến Trần Nghệ Tông - đúng vị vua thứ tám thì hết phúc, bấy giờ đức đã nghiêng ngả lắm rồi. Mấy đời sau thực chất chỉ còn hư danh, bởi thời vận đã đến hồi kết thúc, cơ đồ xuống dốc không phanh. Rốt cuộc vạ cũng từ trong nhà sinh ra, con cháu bị giết, cơ nghiệp về tay kẻ ngoại thích là Hồ Quý Ly.

Hai vị vua thời Hậu Trần (Giản Định Đế và Trùng Quang Đế) chẳng qua chỉ là vớt vát, vả lại cũng đã lưu lạc ra khỏi kinh thành, không còn liên quan đến long mạch Thăng Long nữa rồi.

Hồ Quý Ly cướp được ngôi nhà Trần nhưng phúc ngắn, đức mỏng, chỉ giữ được trong khoảng tám năm (1400-1407), cuối cùng cả hai cha con lẫn triều thần đều bị quân Minh bắt.

Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên triều đại Hậu Lê (Lê Sơ). Triều Hậu Lê làm chủ nhân của Thăng Long chín mươi chín năm (1428-1527), bao gồm mười vị vua. Song tính theo đời thì chỉ có bẩy đời. Đó là một triều đại hiển hách nhưng đầu voi đuôi chuột (các vua càng về sau càng ngắn ngủi, chết non, chính sự càng ngày càng nát). Trong đó có ba vị là Túc Tông, Uy Mục Đế, Tương Dực Đế cùng đời thứ sáu, hai vị cuối cùng là Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng đời thứ bẩy. Cả hai vị này (Chiêu Tông và Cung Hoàng) đều bị giết bởi Mạc Đăng Dung. Tại sao trước đó, Lý Công Uẩn (triều Lý), Trần Cảnh (triều Trần) và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi (triều Lê Sơ) thì con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thử bẩy? Giật mình nhớ lại lời nguyền trước khi bị giết ở thành Cổ Lộng của Trần Cảo, vị vua do chính Lê Lợi lập nên và cũng do chính Lê Lợi sai người giết. Có phải con cháu Lê Lợi đã phải trả nợ bớt một đời (đế vương) cho Trần Cảo?


Lại nghe một cuốn gia phả có đưa ra một giả thuyết khác. Rằng Lê Lợi và con cháu không phải đã trả nợ cho Trần Cảo, mà là trả cho Lê Lai, người đã liều mình cứu Chúa (là Lê Lợi). Lê Lai về sau lại bị chính Lê Lợi giết tại chân thành Đông Quan (Thăng Long), đơn giản vì (Lê Lợi) không thể (và không muốn) thực hiện lời hứa chia đôi thiên hạ ngày trước(?). Gia phả ấy còn chép rằng khi giết Lê Lai, chính Lê Lợi đã tự làm giảm mất một đời (là đế vương) của con cháu mình. Nếu vậy thì đời còn thiếu kia của triều Lê Sơ trên long mạch Thăng Long, phải chăng đã được tính vào Lê Lai, kẻ bị giết oan vì (trót) có công lớn (là cứu Chúa) ấy? Tính vào chỗ nào? Lê Lợi có thể quên, các nhà chép sử (thời Lê) có thể quên. Nhưng nhân dân thì không quên điều ấy. Dân gian có câu: "hai mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" nói về ngày giỗ của hai vị. Dù thế nào đi nữa, thì nếu không có Lê Lai, sẽ không có Lê Lợi. Cho nên Lê Lai phải được hưởng cúng trước, giỗ trước, tương đương với việc xem Lê Lai là... đời trước của Lê Lợi. Nghĩa là long mạch đã tính cho triều Lê Sơ phải bắt đầu từ Lê Lai (rồi mới đến Lê Lợi...). Thế là trước sau vẫn đủ... tám đời. Nếu quả như vậy thì cái long mạch kia xem ra vừa nghiêm khắc, lại vừa... công bằng. Từ đó cũng xin tạm đưa ra sơ đồ sau đối với triều Lê Sơ:

Trích dẫn:
Đời thứ nhất:......................................... Trần Cảo (hoặc Lê Lai)??
Đời thứ hai:............................................ Lê Thái Tổ
Đời thứ ba:............................................. Lê Thái Tông
Đời thứ tư:.............................................. Lê Nhân Tông
Đời thứ năm:.......................................... Lê Thánh Tông
Đời thứ sáu:........................................... Lê HiếnTông
Đời thứ bẩy:.................... Lê Túc Tông - Uy Mục Đế - Tương Dực Đế
Đời thứ tám:............................ Lê Chiêu Tông - Cung Hoàng Đế
Người viết sở dĩ không tính triều Lê Trung Hưng sau này vào đây bởi các vị vua triều Lê Trung Hưng ngự ở Thăng Long thực chất không phải con cháu của chính Lê Lợi, vả lại cũng đã xiêu giạt rất lâu mới trở lại kinh thành, mà thực ra có trở lại thì cũng chỉ làm hư vị (như sau đây sẽ nói) mà thôi.

Mạc Đăng Dung tàn sát con cháu Lê Lợi, cướp cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc, chiếm giữ Thăng Long sáu mươi lăm năm (1527-1592), trải năm đời. Nhưng long mạch ghê gớm này không phải nơi mà đức của họ Mạc có thể giữ được lâu dài. Mạc Đăng Dung về xây kinh đô ở Cổ Trai (gọi là Dương Kinh thuộc Hải Dương), tiếng là để làm thanh viện cho Thăng Long, song thực chất là ngại chính cái long mạch ở đó. Mà chẳng riêng gì Mạc Đăng Dung. Đời sau cũng có khối anh hùng từng ngại cái long mạch đó mà phải tìm nơi khác để lập đô. Bản thân con cháu Mạc Đăng Dung, trừ thời Mạc Đăng Doanh huy hoàng nhưng ngắn ngủi (trong khoảng mười năm), còn lại luôn luôn phải chạy giạt ra ngoài, thậm chí nhiều phen phải dựng hành cung ở ngoại thành, không dám vào ở trong nội cung. Triều Mạc rốt cuộc còn xa mới đạt tới cái giới hạn tám đời mà cách đó hơn năm trăm năm, Lý Thái Tổ trước khi dời đô đã xem xét long mạch mà tiên định trước.

Triều Lê Trung Hưng (Lê mạt) kế tiếp nhà Mạc. Song thực ra chỉ có hư vị, Thăng Long nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Nhà Chúa kể từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đã có lời "sấm": "phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ". Lại đúng tám đời thì nhà Chúa phúc hết, vận tan...

Lịch sử đã đành không thiếu gì những sự trùng hợp lý thú. Song tác động ghê gớm của long mạch là một điều hoàn toàn có thật, từ xưa tới nay, không ai có thể xem thường. Đó chính là mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ - hiện tại và tương lai... điều mà chính khoa học đang cố chứng minh và ngày càng tiến gần tới... cổ xưa. Kiến thức về long mạch của người xưa quả đã từng đạt tới những đỉnh cao kì vĩ. Tiếc rằng vì nhiều lí do, kiến thức ấy ngày nay hầu như đã bị thất truyền. Tuy nhiên, những tri thức của tiền nhân dù phong phú, kì bí đến mấy, thì tất cả đều được xây dựng trên một nền tảng là đạo lý làm người. Chỉ hy vọng rằng cái nền tảng ấy đừng bao giờ đổ nát, thì sự thất truyền chẳng qua chỉ là vận hạn, tạm thời. Nếu được như thế thì sẽ đến lúc, những tri thức ấy sẽ trở lại, sẽ tồn tại cùng với muôn đời con cháu chúng ta sau này.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến LSB-PhongThienVu vì bài viết hữu ích này:
loc004 (25-08-2011)
Cũ 22-04-2007   #18
Ảnh thế thân của LSB-PhongThienVu
LSB-PhongThienVu
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Háo hức quá đi
Gia nhập: 10-03-2007
Bài viết: 724
Điểm: 330
L$B: 14.744
LSB-PhongThienVu đang offline
 
Phong thuỷ có những điều đúng của nó. Ví dụ như Dinh Độc Lập hơn 30 năm này chỉ còn là nhà khách chớ không phải là nơi ở của một vị lãnh tụ nào cả? Có thể là phong thuỷ. Vì Diệm và Thiệu đã từng ở dó.Tuy nhiên Nguyễn Văn Thiệu phúc đức cao nên chỉ bị thương (không phải bởi Nguyễn Thành Trung mà do sự ám sát hụt). Đây là tin đồn từ 30 năm về trước. Sau năm 1975 tình cờ đọc báo cũ nói phong thuỷ Chùa Vĩnh Nghiêm sẽ phất nhưng Việt Nam quốc tự sẽ tàn. Điều này đúng đã xảy ra. Còn thầy địa lý thì không có phúc đức nên không phất.
Tuy nhiên phúc đức là chính. Phong thuỷ là phụ.



Con đường Thống nhất đâm vào dinh Độc Lập như con dao đâm vào tim nên đó không thể là nơi để ở.

Khi Việt nam quốc tự đang sửa soạn đất để xây, có người nói rằng chùa ấy sẽ gặp đại hoạ vì cái đầm đằng sau chùa. Khí theo nước mà đi, do đó, nước không nên ở phía sau nhà mà phải ở trước nhà. Cũng nguyên tắc khí theo nước mà đi, nước tụ ở trên cao đổ xuống, khí cũng tụ trên những đỉnh núi cao, rồi theo đường nước chảy mà đổ xuống. Tới chỗ nào "thắt cổ bồng, sa đít nhện" thì tụ lại thành long mạch. Thầy địa lý giỏi là thầy địa lý thấy được chỗ "thắt cổ bồng, sa đít nhện" này và chấm huyệt. Khí và nước nương nhau mà đi, nước không phải khí, khí không phải nước. Chỗ nào có núi cao chớn chở thì dễ có linh địa, thường phát sinh ra anh hùng, lãnh tụ. Đó là chỗ khó của môn địa lý phong thuỷ.
Ngày xưa Phật cầm ly nước mà nói trong đó có hằng hà sa số chúng sinh, chắc ngày đó cũng có người nói Phật điên, nhưng ngày nay khoa học, với kính hiển vi điện tử đã thấy được có vô số vi trùng trong một ly nước. Có nhiều thế giới, nhiều việc mình chưa thể thấy bằng con mắt trần thì nên dè dặt khi phê phán.




Trường Kiến Trúc

Như các bạn đã thấy thì vị trí cổng trường cũ, khối nhà từ U đến A, B , C đều nằm thẳng hàng với nhau trên cùng một trục, khi để ý đến việc phố Ao Sen đối diện trường KT và một phần cuối của đường Đại An sẽ cùng trục của nhà U, A, B, C của trường KT tạo lên một đường thẳng, các bạn để ý kỹ sẽ thấy, vậy ta có thể thấy rằng về các dòng sát khí thẳng từ phố Ao sen sẽ thẳng vào cổng cũ trường Kiến trúc đâm thẳng vào dãy nhà U, cùng trục đi thẳng ra qua các dãy nhà rồi phía đằng sau nguồng sát Khí cũng từ phần cuối của Phố Đại An cũng đâm thẳng vào trục chính của các khối học, khối hiệu bộ của trường, mà như các bạn biết, nhắc đến trường KT thì dãy nhà U rất quan trọng về Kiến Trúc và cũng là nơi phần lớn các cán bộ chủ chốt đang ngồi ở đó, chính vì thế việc đưa cổng chính từ vị trí cũ sang vị trí mới sẽ làm cho việc các dòng khí dữ sẽ ko trực tiếp ảnh hưởng đến các khối nhà nữa và vị trí cổng mới cho tới cuối cùng là dãy nhà E nơi các văn phòng làm việc người ta đã làm một LoGo như là một việc thay cho đặt một quả cầu thuỷ tinh làm phát tán nguồn khí dữ gây ảnh hưởng xấu đến việc tâm linh cũng như mọi cái bất trắc thường xảy ra cho sv cũng như hiệu trưởng thường gặp trước đây, mà đúng thế thật, 2 năm trở lại đây ko thấy nhiều tình hình phức tạp và rắc rối như xưa nữa, mong là việc vị trí phong thủy của trường ổn định mang lại tâm lý tốt cho sv học tập.

Về nguyên tắc dựng nhà thì mặt hướng thuỷ, lưng tựa sơn mới đúng nhưng đằng này cái mặt sau của trường KT là một cái ao, là một điềm kị.

Thứ nữa, ngày trường cả con đường cửa chính và cửa hậu thẳng với nhau tại thành đường xuyên tâm, lại là một điềm kị thứ hai.

Thứ ba, tác động của vùng khí xấu phải cần có không gian để tạo vùng gió quẩn, và khu vực thích hợp nhất chính là trong trường KT có sự tác động mạnh mẽ của vùng khí xấu. Điều này giải thích GV&SV trong trường chịu tác động mạnh hơn của luật phong thuỷ ở đây.

Thực tế Logo của trường KT được cách điệu từ Chùa Một Cột, rất linh thiêng và đó cũng là lý do mà hiệu trưởng cùng các thày cô giáo đã đặt ở đó làm trấn yểm cho vị trí cuối trường và đặt ở đó đèn chiếu nên buổi tối cũng khá đẹp, nhưng theo thuật phong thuỷ thì việc chấn luồng khí xấu thì thường phải có bình phong nhưng ở đây trường đã dùng Logo một hình tượng cách điệu một ngôi chùa nổi tiếng của Hà Nội.



Trường Thuỷ Lợi

Còn trường Thuỷ Lợi thì mọi người hãy chú ý đến vị trí của Gò Đống Đa và trường TL nằm cách nhau không xa, mà gò Đống Đa khi xưa là nơi chôn lấp của hàng vạn người Tàu xâm lược đó. Trên hình vệ tinh có thấy con đường của quảng trường nơi đặt vị trí tượng hoàng đế Quang Trung có một con đường đâm thẳng vào vị trí trung tâm của trường Thuỷ Lợi, mà nơi trung tâm đó là KTX và phòng hiệu trưởng.

Bố cố sinh viên Vũ Anh Tuấn (người đã bị sát hại tại Nga) chính là giảng viên của ĐHTL (bố VAT mất trước VAT một năm) và nhà ngay sát ĐHTL (nếu chiếu theo cái khoanh vùng như trên thì gia đình VAT là nằm trong đó). Do đó không thể chỉ chắc chắn rằng người dân sống xung quanh không chịu ảnh hưởng của tác động xấu.



Kết luận

Trong luật phong thuỷ nói riêng cũng như Kinh Dịch nói chung thì điềm xấu chỉ có thể xảy ra khi kết hợp của Thiên, Địa và Nhân. Không phải thời điểm nào cũng gây ra tác động và không phải thời điểm nào cũng bị tác động. Bên cạnh đó, những hiện tượng bí hiểm như vậy mà con người chưa có khả năng giải thích thì sự kiêng kị có phương pháp cũng là một liều thuốc bổ ích.


Chữ ký của LSB-PhongThienVu
... There is nothing more for me
Need the end to set me free...


Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 20:03
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,19913 seconds with 15 queries