Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Bạch Hổ Doanh > Nghị Sự Sảnh
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Nghị Sự Sảnh Nơi nghị luận nghiêm chỉnh.

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 25-03-2003   #10
Ảnh thế thân của Cao_Cau
Cao_Cau
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 29-11-2002
Bài viết: 40
Điểm: 11
L$B: 7.783
Cao_Cau đang offline
 
chịu thui......nếu tại hạ nói tại hạ đang ở Iraq thì sao

Cũ 25-03-2003   #11
Ảnh thế thân của LsB-Phong Hoa Nguyệt
LsB-Phong Hoa Nguyệt
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 13-10-2002
Bài viết: 15
Điểm: 7
L$B: 6.912
LsB-Phong Hoa Nguyệt đang offline
 
Tranning, xếp hỏng gởi đi
Ngồi trong cubic, lòng ghi vạn thù
Chiến tranh ngừ khóc hu hu
Ngồi trong cubic nhớ thù thằng cai
*
Chiện ta, ta wấn U wài
Chiện ngừ, ngừ chịu, ta wài chi ta
Vái thằng cai bị chủ la.

Cũ 26-03-2003   #12
Ảnh thế thân của Bach-Dien-Thu-Sinh
Bach-Dien-Thu-Sinh
-=[ Lương Sơn Hảo Hán ]=-
Gia nhập: 05-11-2002
Bài viết: 328
Điểm: 85
L$B: 25.235
Bach-Dien-Thu-Sinh đang offline
 
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:

Cũ 26-03-2003   #13
Ảnh thế thân của Ngoc_Ky_Lan_hp
Ngoc_Ky_Lan_hp
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-09-2002
Bài viết: 26
Điểm: 7
L$B: 6.748
Ngoc_Ky_Lan_hp đang offline
 
Hoà bình cho Trung Đông <--- Nếu chỉ coi hoà bình là ko có những sự xung đột mang tính chất quy mô như sự xung đột giữa các chính phủ , điển hình là Palétine và Isaren , thì chiến lược của ông Bush là lật đổ tổng thống Saddam Hussein , gián tiếp lật đổ quyền dân tộc của Iraq , cũng phải nhận xét 1 cách khách quan là rất có tầm nhìn !Và sự hoà bình <Theo giới hạn tôi vừa nói > là sẽ đc chứ ko phải viễn tưởng !
Điều này ko quá khó để hiểu !
Nhưng vấn đề là thời hậu chiến sẽ ra sao ?Nga , các nước EU như Đức và Pháp chỉ biết đứng chờ 1 tương lai mà ở đó mỹ khống chế nền kinh tế rồi quân sự sao ?
Quan trọng hơn hết là 1 đất nước đạo hồi này lại ko thể cảm tử , ko thể làm nên những cuộc bạo động , tuy ko gây nên đc chuyển biến lớn lao về chung cuộc nhưng lẽ nào chẳng làm suy suyển phần nào ?Còn chuyện cảm tử trên đất mỹ ?Các cậu đừng đánh giá thấp tình báo mỹ quá chứ !Họ ko phải những con bò để xỏ mũi đâu !
Và rốt cục là kinh tế , cuộc chiến ko chóng vánh như Bush cha đã làm , vậy có kéo theo 1 cơn khủng hoảng kinh tế ?Mà bắt đầu cũng từ dầu mỏ ?

Rồi còn loạt các vấn đề khác nữa ,mà với đầu óc non kém của tôi chưa thể phân tích ra được !
Nhưng vấn đề mà tôi muốn nói với các bạn , đó là thay vì chỉ biết phản đối xuông thế này , các bạn hãy phân tích 1 cách cặn kẽ vấn đề hơn , đừng nghĩ rằng bất hạnh sẽ biết tránh mình !Hãy nhìn đến cục diện của thế giới ngày nay , để ngẫm nên nhiều điều khác nữa !
Và hơn hết , hãy biết giúp đỡ người dân Iraq 1 cách thực tế hơn nếu có thể !VN qua đc cuọc chiến , phần lớn cũng nhờ bạn bè tiến bộ quốc tế !

Ngoài ra , biểu tình ko đem lại 1 điều gì đâu !Người dân mỹ có phần khá thực dụng , họ sẽ lên tiếng gay gắt , nếu nhu quân đội nước họ thất bại !Như cuộc chiến ở VN vậy ,biểu tình đâu phai ko dữ đội ?Còn có cả 1 bà cụ <Tôi muốn giữ nguyên nhân vật theo tính lich sự > đã tự thiêu cơ mà , nhưng có làm cỗ máy chiến tranh ngừng đâu ?Ngay cả đến khi nới lại đàm phán , cũng muốn cắn trộm 1 cái để hòng lật ngược thế cờ !

Vì thế , hãy hi vọng người dân Iraq hãy chiến thắng !Chỉ điều đó mới thật ý nghĩa

Còn về vấn đề SMVTĐ , tôi nghĩ dù quân mỹ hay quân iraq thì họ đều là con người cả , họ cũng có quyền đc sống , và tối thiểu cũng có quyền đc hưởng những lời chúc tốt lành khi đã chết !Đừng quá như vậy , họ cũng có cha mẹ cả thôi , và ai bảo là cha mẹ họ đã ko từng 1 lần làm điều thiện

Còn về việc phỏng vấn người tù binh mỹ kia mà BDTS đã viết , tôi nghĩ thông tin cung cấp là chỉ có Iraq hoặc Mỹ , nên tính chung thực rất khó xác định !Ko có 1 nước trung lập nào ở đấy cả !
Còn cứ cho là có thật đi chăng nữa !Thì cũng ko thể làm 1 phép suy như cậu đc !Với người lính , niềm tự hào dân tộc lại cực kỳ đc coi trọng , họ đc rèn luyện để sẵn sàng chết vì dân tộc họ , vậy lẽ nào họ lãi hèn nhát 1 cách mạt hạn như vậy ???Cậu đừng coi thường cách huấn luyện quân sự của mỹ chứ !Tuy rằng tôi ko ưa gì họ , nhưng cái gì đúng thì vẫn phải thừa nhận !

Cũng với suy nghĩ như vậy hẳn các cậu sẽ có cái nhìn khách quan hơn với những khuôn mặt vui mừng , những đoàn tù binh iraq sung sướng ra hàng mỹ !

Tất cả chí có câu trả lời khi cuộc chiến ngã ngũ !

__________________________________________________ ___________
Điều khó hhiểu của tôi lài tại sao Triều tiên chưa động binh ??Hay chí it cũng có chiến lược gì đó chứ ?Đâu phải lúc nào cũng có 1 điều kiện như thế này để thống nhất bán đảo triều tiên ????

__________________________________________________ ___________
Tin vào chúa hay cứ tin vào thánh
Cứ ngồi đó cầu nguyện phỏng ích chi ??
Hãy đứng lên tin vào chính mình đi !!
Súng cầm tay đánh tan quân xâm lược !!

Nuôi hy vọng khắc khoải hoà bình xanh

Tôi thích câu này của cậu lắm !

Cũ 26-03-2003   #14
Ảnh thế thân của nick bị xóa 5
nick bị xóa 5
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 19-02-2003
Bài viết: 80
Điểm: 11
L$B: 7.721
nick bị xóa 5 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bach-Dien-Thu-Sinh
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:

Cũ 27-03-2003   #15
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bon Be Tranh Hung
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Bach-Dien-Thu-Sinh
Vái thằng cai bị chủ la
Mấy thăng ngu muội kêu ca cái gì
Chiến tranh ngừ khóc làm chi?
Kệ cha thằng Mỹ ngừ ngồi ngừ rung !

Nghĩ nhiều thành hoá ..lung tung
Chuyện đâu còn đó bập bùng làm chi ??
Vái thằng cai thật ngu si !

:lol: :lol: :lol:
Chấp mấy thằng điên này làm gì cho nó mệt hả BDTS huynh !!! :lol: :lol:

Cũ 27-03-2003   #16
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 

Cuộc chiến chống Iraq và âm mưu thống trị thế giới của Mỹ

Sau đây là bài xã luận của David North, Trưởng ban biên tập Mạng trực tuyến Thế giới xã hội chủ nghĩa (http://www.wsws.org). Bài phân tích sâu sắc này đã thu hút được sự chú ý của đông đảo quần chúng nói chung và giới trí thức Đại học Michigan ở Ann Arbor, Mỹ, nói riêng.

Ngày 17/9/2002, Chính quyền Tổng thống Mỹ Bush đã chính thức công bố cái gọi là ''Chiến lược an ninh quốc gia''. Cho đến nay, người ta vẫn chưa được chứng kiến sự trải nghiệm nào của đống tài liệu được xem là tối quan trọng nói trên, chí ít là trên phương tiện thông tin đại chúng. Không may thay, ít ra là trên một khía cạnh nào đó, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ không gì khác lại chính là sự biện hộ cả về chính trị và lý thuyết cho sự leo thang thần tốc của chủ nghĩa quân sự Mỹ. Chiến lược trên một lần nữa khẳng định chính sách theo đuổi quyền được sử dụng lực lượng quân sự bất cứ nơi nào trên thế giới và vào bất cứ thời điểm nào do Mỹ lựa chọn chống lại tất cả các nước mà Mỹ cho là mối đe doạ tới lợi ích quốc gia. Trong giai đoạn lịch sử hiện đại, không một quốc gia nào khác trên thế giới, thậm chí cả Đức quốc xã vào thời kỳ cao trào cơn điên rồ của Hitler, dám lớn tiến khẳng định quyền thống trị cả thế giới như Mỹ bây giờ.

Thông điệp của chiến lược an ninh quốc gia dù có được bao bọc bởi những lời lẽ uyển chuyển đến đâu cũng không thể khiến người ta hiểu sai vấn đề. Thông qua đó, Washington muốn khẳng định quyền được đánh bom, quyền xâm lược và quyến tàn phá bất kỳ nước nào họ muốn. Rõ ràng, chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đã trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế về tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ của các nước và tự cho mình cái quyền được can thiệp và lật đổ bất cứ thế chế, chính quyền nào mà Mỹ cho là gây phương hại tới lợi ích sống còn của mình. Những diễn biến gần đây cho thấy, các mục tiêu quấy phá của Mỹ chủ yếu là các nước nghèo thuộc thế giới thứ III và các nước thuộc địa cũ. Nực cười thay, các đối thủ cạnh tranh lớn, hay trong thuật ngữ thời tiền thế chiến thứ II được gọi là các nước ''đế quốc'' và bây giờ là ''Đại cường quốc'' lại nằm ngoài tầm ngắm của chính quyền Bush. Và cuộc chiến tranh chống lại các nước nhược tiểu và không có khả năng tự vệ mà Mỹ đang ráo riết phát động - trước tiên là Iraq - một lần nữa chính là minh chứng rõ nét nhất cho âm mưu bá chủ thế giới của Mỹ.

Mở đầu tập tài liệu về Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ bằng lời khẳng định: ''Mỹ có sức mạnh và ảnh hưởng lớn chưa từng có trên thế giới''. Kiêu ngạo hơn: ''Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ sẽ dựa trên chủ nghĩa quốc tế riêng biệt của Mỹ và phản ánh sự thống nhất giữa các giá trị và lợi ích quốc gia của chúng ta''. Nói tóm lại, công thức của cái gọi là chiến lược an ninh quốc gia được hiểu như sau: Giá trị Mỹ + Lợi ích Mỹ = Chủ nghĩa quốc tế riêng biệt của Mỹ. Nực cười thay, Washington ngạo nghễ tuyên bố: ''Những gì tốt đẹp cho nước Mỹ đều tốt cho thế giới. Tổng thống Bush khẳng định trong lời mở đầu tập tài liệu chiến lược: ''Giá trị Mỹ là đúng đắn và đích thực đối với mọi cá nhân, mọi xã hội''.

Tuy nhiên, những cái giá trị Mỹ đó không gì hơn ngoài bản chất tài phiệt, điển hình là ''Đề cao sở hữu cá nhân''; ''Chính sách luật pháp và quy chế mang tính thúc đẩy tăng trưởng nhằm khuyến khích đầu tư, phát minh và các hoạt động doanh nghiệp''; ''Chính sách thuế - đặc biệt là tỷ lệ thuế thấp nhằm khuyến khích đầu tư''; ''Hệ thống tài chính lớn mạnh và hoạt động hiệu quả''; ''Chính sách tài chính đúng đắn nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh''. Thông qua ''Chiến lược an ninh quốc gia'', Mỹ muốn tuyên bố: ''Những bài học lịch sử đã rõ ràng: các nền kinh tế thị trường - không phải các nền kinh tế mệnh lệnh và có điều tiết của chính phủ - chính là cách tốt nhất tăng cường thịnh vượng và giảm đói nghèo. Các chính sách khuyến khích thúc đẩy thị trường và các yếu tố thị trường đều có thể áp dụng đối với các nền kinh tế - các nước công nghiệp, các thị trường đang nổi và thế giới đang phát triển''.

Tất cả những luận điệu hữu khuynh trên đều được khẳng định trong thời kỳ giữa của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong cơn suy thoái này, toàn bộ các châu lục trên thế giới đều phải gánh chịu hậu quả nặng nề của nền kinh tế thị trường, yếu tố phá vỡ tất cả những gì vốn đã từng tồn tại trong cơ cấu xã hội của các nước. Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ và sự trỗi dậy mãnh liệt của chủ nghĩa tư bản, tỷ lệ tử vong ở Nga đã vượt xa tỷ lệ sinh sản. Nam Mỹ - nơi được coi là phòng thí nghiệm để Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vui sướng tiến hành những thí nghiệm chống chủ nghĩa xã hội của mình - thì hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB), một bộ phận lớn dân số tại châu Phi bị nhiễm virus HIV.

''Đại dịch AIDS đang hoành hành tại các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi. Hệ thống chăm sóc y tế - ngày càng bị suy yếu do ảnh hưởng của bệnh AIDS, xung đột và quản lý yếu kém - không thể ngăn chặn được các căn bệnh truyền thống. Sốt rét và bệnh lao không ngừng khiến hàng triệu người bị tử vong. Chỉ tính riêng bệnh sốt rét ước tính cũng đã làm giảm tổng thu nhập quốc nội của khu vực Tiểu sa mạc Shahara 0,5%. Tuổi thọ trong khu vực này giảm từ 50 trong năm 1987 xuống còn 47 trong năm 1999; Ở tất cả các nước bị tác động bởi bệnh AIDS (Botswana, Zimbabwe, Nam Phi và Lesotho), tuổi thọ trung bình giảm đi gần 10 năm''.

Tất cả những tai hoạ trên đều được coi là sản phẩm của hệ thống tư bản chủ nghủ nghĩa và quy luật của thị trường. Ngay cả Mỹ cũng phải thừa nhận: ''Một nửa nhân loại đang phải sống dưới mức 2 USD/ngày''. Tuy nhiên, chính những chính sách kinh tế mới của chính quyền Bush phải chịu trách nhiệm cho nỗi thống khổ tại nhiều nơi trên thế giới.

Để định nghĩa rõ cái gọi là chủ nghĩa quốc tế Mỹ, tập hồ sơ Chiến lược an ninh quốc gia tuyên bố: ''Nước Mỹ sẽ không ngừng nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, song chúng tôi sẽ không ngần ngại hành động một mình...Mỹ sẽ tiến hành bất kỳ hành động nào cần thiết nhằm khẳng định nỗ lực của chúng tôi thực hiện những cam kết bảo vệ an ninh toàn cầu và bảo vệ người Mỹ trước khả năng bị Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh (ICC) điều tra và khởi tố. Nói cách khác, Công ước quốc tế sẽ không thể ngăn cản được hành động của giới lãnh đạo Mỹ.





Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg




Trong tài liệu nghiên cứu Toà án tội phạm chiến tranh Nuremberg của Telford Taylor — người từng làm trợ lý cho Trưởng công tố viên Mỹ Robert H. Jackson— viết rằng: ''Những quy định xét xử tội phạm chiến tranh không thể chỉ đem áp dụng đối với các đối tượng tình nghi ở các nước thất trận. Hoàn toàn không có bất kỳ cơ sở đạo đức cũng như pháp lý nào cho phép miễn trừ điều tra và truy tố. Luật pháp xét xử tội phạm chiến tranh không thể mang bản chất một chiều''. Việc Mỹ từ chối công nhận tư cách của Toà án quốc tế xét xử tội phạm chiến tranh (ICC) mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Điều đó cho thấy, giới lãnh đạo Mỹ và ngay cả các chính sách của Mỹ đều mang tội và sẽ phải chịu tội nếu ICC có hiệu lực.

Telford Taylor nhấn mạnh, việc truy tố các lãnh đạo Đức quốc xã tại toà án quốc tế Nuremberg đều dựa trên quan niệm luật pháp mới rằng: những hàng động lập kế hoạch và quyết định phát động tấn công xâm lược đều là cơ sở cấu thành tội phạm. Trong biên bản ghi nhớ ủng hộ việc truy tố các nhà lãnh đạo Đức quốc xã vì tội danh phát động chiến tranh, ông Taylor viết:

''Chỉ những người hiểu luật pháp thâm căn cố đế nhất mới có thể giả vờ bị sốc trước kết luận rằng, thủ phạm tiến hành chiến tranh xâm lược sẽ bị trừng phạt, thậm chí ngay cả khi không có toà án nào trước đó phán quyết phát động chiến tranh xâm lược là phạm tội''.

Ông Taylor tiếp tục:

''Điều quan trọng là phiên toà sẽ không được trở thành một cuộc điều tra đi tìm căn nguyên của cuộc chiến. Không thế hiểu rằng, bè lũ Hitler là nguyên nhân duy nhất của chiến tranh. Hoặc theo tôi nghĩ, cũng không cần phải tốn thời gian và công sức để phân chia trách nhiệm cho các quốc gia và cá nhân có liên quan. Vấn đề truy tìm nguyên nhân là quan trọng và sẽ được thảo luận trong nhiều năm, nhưng không phải trong phiên toà. Toá án sẽ chỉ căn cứ vào 1 luận điểm rằng, lập kế hoạch và phát động chiến tranh là bất hợp pháp, dù bằng bất cứ cái gì có thể là nhân tố buộc đối tượng tự vệ phải lên kế hoạch hoặc phát động đánh trả''.

Vấn đề nói trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt trong bối cảnh ngày nay - nó không chỉ liên quan tới những gì đang diễn ra mà còn liên quan chặt chẽ tới sự ráo riết chuẩn bị của Mỹ nhằm phát động chiến dịch quân sự tấn công Iraq trong tương lai. Nếu những tiền lệ được thiết lập tại Nuremberg, toàn bộ những gì tuyên bố trong hồ sơ chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đều không tuân thủ luật pháp quốc tế. Rõ ràng, cơ sở hình thành chiến lược trên của Mỹ chính là ''quyền đơn phương tiến hành hành động quân sự tấn công nước khác mà không cần đưa ra bằng chứng chứng minh Mỹ đang hành động để ngăn chặn những nguy cơ rõ nét bị tấn công. Cụ thể, Washington lớn tiếng: ''Chúng ta phải chuẩn bị để ngăn chặn các nước cứng đầu và tay chân khủng bố của chúng trước khi chúng có thể đe doạ hoặc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt tấn công Mỹ, đồng minh của chúng ta và bằng hữu của chúng ta''.

Ai có thể định nghĩa được thế nào là một ''nước cứng đầu''? Liệu đó có phải là nước thách thức, trực tiếp hoặc gián tiếp, tới những lợi ích của Mỹ? Bản danh sách các nước mà Mỹ cho là cứng đầu không đề cập đến những nước ''sắp cứng đầu''. Và thậm chí sau khi Gerhard Schroeder tái đắc cử Thủ tướng thì có thể Đức cũng có mặt trong danh sách!

Cần đưa ra định nghĩa chính xác về ''khủng bố''. Đây là một thuật ngữ tương đối mập mờ và chịu sự chi phối lớn của yếu tố chính trị. Hơn nữa, cái tiêu chuẩn bằng chứng cần đưa ra để xác định mối quan hệ giữa ''nước cứng đầu'' và ''khủng bố'' là gì? Thật vô lý khi Tổng thống Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cả Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ tuyên bố Iraq có quan hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda mà lại không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

Cuối cùng thì luận điệu ''Chúng ta phải chuẩn bị để ngăn chặn các nước cứng đầu và tay chân khủng bố của chúng trước khi chúng có thể đe doạ hoặc sử dụng vũ khí huỷ diệt hàng loạt tấn công Mỹ, đồng minh của chúng ta và bằng hữu của chúng ta'' đơn giản chỉ là Mỹ muốn tuyên bố quyền được tấn công bất kỳ nhà nước nào xác định là đe doạ tới lợi ích quốc gia của Mỹ. Mặc dù nhà nước đó không phải là mối đe doạ đối với Mỹ - ít nhất là vào thời điểm hiện nay - họ vẫn có thể bị tấn công vì có dấu hiệu sẽ đe doạ tới an ninh quốc gia Mỹ.

Định nghĩa ''mối đe doạ'' không cần phải là hành động công khai chống Mỹ, mà chỉ là có tiềm năng trở thành mối đe doạ tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Như vậy, mọi quốc gia trên thế giới đều có thể được liệt vào danh sách các mục tiêu tấn công của Mỹ. Đó không phải là điều khuếch đại. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ đề cập đến không chỉ ''kẻ địch'' mà còn ''đối thủ tương lai''. Mỹ ngang nhiên cảnh báo các nước ''cứng đầu'' không được xây lực lượng quân sự nhằm vượt qua hoặc bằng sức mạnh quân sự của Mỹ.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Bush lại hùng hồn tuyên bố: ''Bây giờ là lúc để khẳng định sức mạnh quân sự của Mỹ. Chúng ta phải xây dựng và duy trì sức mạnh phòng thủ vượt xa mọi thách thức''. Điều đó được minh chứng bằng sự hiện diện khắp nơi của quân đội Mỹ trên thế giới.

Chính quyền Mỹ tái khẳng định học thuyết mới ''tấn công phủ đầu'' các mối đe doạ hiện tại và tương lai, đồng thời từ bỏ học thuyết phòng thủ trước đó. Sự kiện tấn công khủng bố 11/9/2001 vào nước Mỹ đã cho thấy tính cấp thiết phải đưa ra học thuyết mới này. Washington lập luận: ''Bản chất mối nguy hiểm thời chiến tranh lạnh buộc Mỹ phải tập trung ngăn chặn kẻ thù sử dụng quân sự''.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã liên hệ chặt chẽ với Uỷ ban nghiên cứu mối đe doạ hiện tại (CPD) được thành lập trong thập kỷ 70. CPD đã phản đối kịch liệt hiệp định kiểm soát vũ khí với Liên Xô cũ. Cơ quan này từng lên tiếng yêu cầu Chính phủ Mỹ tăng cường đầu tư xây dựng lực lượng chống lại Liên Xô. Do đó, sự ủng hộ nhiệt thành của chính quyền Tổng thống Reagan đối với Sáng kiến phòng thủ chiến lược (SDI) hay còn gọi là ''Chiến tranh giữa các vì sao'' đã làm mãn nguyện các thành viên Đảng Cộng hoà - mà nhiều người trong số đó hiện đóng vai trò cốt cán có ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách của chính quyền Bush hiện nay, đặc biệt là Cheney, Rumsfeld và Wolfowitz.

Trên đây, chúng tôi muốn đề cập đến sự xuyên tạc lịch sử và lừa dối chính trị trong cái gọi là Chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bush. Theo Mỹ, các chính sách an ninh nói trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực ngăn chặn sự tái diễn của tấn thảm hoạ 11/9. Tuy nhiên, ngoài mục đích lộ liễu là muốn ngặn chặn sự tái diễn của vụ khủng bố 11/9, kế hoạch thống trị thế giới của Mỹ vạch ra trong chiến lược an ninh quốc gia của Chính quyền Bush đã và đang được phát triển hơn một thập kỷ nay.




Thời kỳ chiến tranh lạnh

Cội rễ của Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ công bố mới đây bắt nguồn từ thời kỳ Liên Xô tan rã 12/1991. Sự kiện trên mang ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Mỹ. Gần 3/4 thế kỷ qua, vận mệnh của Liên Xô và Đế quốc Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cuộc cánh mạng tháng 10 Nga đã đưa Đảng Bolshevik lên nắm chính quyền. Và chỉ trước đó vài tháng, 4/1917 Mỹ chính thức tham gia vào Thế chiến thứ I. Dễ thấy, ngay từ những ngày đầu nổi lên như một đế quốc hùng mạnh, Mỹ đã ngang nhiên đối mặt với phong trào cách mạnh xã hội thế giới. Chủ nghĩa tư bản tại Nga bị lật đổ đã gây tiếng vang lớn và là điểm mốc chói loà trong lịch sử hiện đại của nhân loại. Với sự lớn mạnh của ý thức xã hội và tư tưởng chiến đấu chính trị của giai cấp công nhân tại các nước tư bản tiên tiến, trong đó có Mỹ, nhiều cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân đã nổ ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là sau thế chiến II.

Cho dù có nổi lên từ thế chiến II như một thủ lĩnh của chủ nghĩa tư bản thế giới, Mỹ vẫn không thể tổ chức được thế giới như mong muốn. Trước đây Mỹ lầm tưởng rằng, có trong tay bom nguyên tử là có thể hăm doạ và nếu cần thiết tàn phá Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, ý đồ đó của Mỹ hoàn toàn phá sản khi Liên Xô cũng đã chế tạo thành công bom nguyên tử năm 1949. Chiến thắng lịch sử của cuộc cách mạng Trung Quốc diễn ra cùng năm đó một lần nữa giáng đòn nặng ký vào ý đồ đe doạ châu Á của Mỹ.

Trong giai đoạn đầu của chiến tranh lạnh, giới cầm quyền Mỹ đau đầu nhức óc nghĩ cách đối phó với Liên Xô. Quấy phá phong trào cộng sản và thanh lọc chính trị trong thập kỷ 40-50 là những gì được thảo luận căng thẳng trong chính quyền Mỹ giai đoạn trên. Giới cầm quyền khởi xướng chiến lược huỷ diệt Liên bang Xô Viết và chế độ XHCN tại Trung Quốc. Trong khi phe khác trong chính quyền do nhà lý luận Bộ Ngoại giao Mỹ George F. Kennan đứng đầu đã đề xuất chính sách ngăn chặn.

Cuộc xung đột giữa hai bè phái vẫn tiếp tục cho đến khi diễn ra cuộc chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chính quyền Truman gần như đã đi đến quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để tấn công quân đội Trung Quốc. Tại cuộc họp báo 30/11/1950, Truman đã được các nhà báo đặt câu hỏi liệu Mỹ có ý định đánh trả sự tham gia của quân đội Trung Quốc vào cuộc chiến Triều Tiên. Truman trả lời: Chúng tôi sẽ tiến hành bất kỳ biện pháp cần thiết để thích ứng với tình hình chiến sự hiện nay, như chúng tôi vẫn thường làm. Điều đó có nghĩa chúng tôi sẽ sẽ sử dụng mọi vũ khí có trong tay''.

Tuy nhiên, làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế buộc Chính phủ Mỹ phải rút lại tuyên bố của Truman. Cuối cùng, Chính quyền Truman đã phải bác bỏ đề nghị của Tướng MacArthur ném từ 30 đến 50 quả bom nguyên tử xuống khu vực biên giới giữa Manchurian và Triều Tiên nhằm thiết lập một ''vành đai phóng xạ coban'' từ biển Nhật Bản tới biển Hoàng Hải. Bản đề xuất trên tất nhiên không phải là kết quả ý nghĩ của một viên tướng điên rồ. Đề xuất trên hoặc những đề xuất tương tự cũng đã được cân nhắc kỹ lưỡng và ít nhiều giành được sự ủng hộ của phe diều hâu trong chính trường Mỹ. Một trong số những nhân vật ủng hộ đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân có Nghị sĩ Albert Gore, cha đẻ của cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore. Thứ nhất, nhiều người hoài nghi rằng, nó sẽ có hiệu ứng tích cực đối với tình hình quân sự hiện thời. Thứ hai, quyết định hơn, nhiều người lo ngại rằng, đánh bom Triều Tiên có thể kích động làn sóng phản đối rộng khắp về mặt chính trị và dẫn tới xung đột hạt nhân với Liên Xô. Trong các thập kỷ còn lại của Chiến tranh lạnh, ý nghĩa thực sự của thuật ngữ ''ngăn chặn'' không phải những gì Mỹ ngăn chặn Liên Xô tấn công mà ngược lại.

Đó là chiến lược hạt nhân của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chỉ chiến tranh lạnh mà thôi. Tuy nhiên, để đánh giá những diễn biến sự kiện trong cuối thập kỷ 90 và những hành động của chính quyền Mỹ hiện nay, chúng ta cần nhấn mạnh rằng, đại bộ phận tầng lớp thống trị tại Mỹ đều từng chịu lực chà sát bởi thực tế, sự hiện diện của Liên bang Xô Viết đã kiềm chế ý đồ thực hành sức mạnh quân sự của Mỹ. Trong giai đoạn này, sự tồn tại của cái mà Tổng thống Mỹ Eisenhower gọi là ''quần thể liên hợp quân sự và công nghiệp'' vẫn không ngừng được tăng cường nhằm đối phó với Liên Xô. Như đã đề cập, rất nhiều nhân vật trong chính quyền cũ hiện đang nắm nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền đương thời của ông Bush. Tất cả các nhân vật trên đều ủng hộ nhiệt thành kế hoạch xây dựng quân sự chống Xô Viết trong thập kỷ 70-80.

Nhằm tăng cường tính bành trướng trong các chính sách ngoại giao của mình, ngay cả chính quyền Dân chủ của cựu Tổng thống Jimmy Carter cũng từng có ý tưởng kích động chủ nghĩa Hồi giáo chính thống tại Afghanistan nhằm gây bất ổn tại các nước Cộng hoà Trung Á của Liên bang Xô Viết. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Carter, ông Zbigniew Brzezinski, đã thừa nhận nhiều năm trước đây, các chiến dịch của Mỹ tại Afghanistan đã từng được thực hiện tốt trước thời điểm Liên Xô quyết định can thiệp quân sự vào nước này.

Một điểm đáng chú ý trong mối quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh chính là mức độ bành trướng của Mỹ có liên hệ với trạng thái tổng thể của nền kinh tế tư bản thế giới. Trong thời hoàng kim của sự bành chướng chủ nghĩa tư bản quốc tế hậu thế chiến II, ngay trong nội bộ phe ủng hộ các thoả ước với Liên Xô cũng đã nảy sinh không ít mâu thuẫn. Kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh cho phép chủ nghĩa tư bản Mỹ hoạt động hết sức hiệu quả trong khung địa lý chính trị của cái gọi là ''Sự chia cắt Đông - Tây''. Trước tình hình đó, giới lãnh đạo Mỹ quyết định tránh, hoặc ít nhất cũng là hoãn, thế đối đầu hạt nhân với Liên Xô.

Tuy nhiên, rồi thì chủ nghĩa tư bản trong thập kỷ 70 cũng rơi vào thời kỳ suy thoái trầm trọng và dai dẳng, bắt nguồn từ những vấn đề mang tính hệ thống và cơ cấu. Trầm trọng nhất là cuộc khủng hoảng dầu lửa bùng phát bắt đầu từ năm 1973. Hàng loạt các quốc gia Ảrập đã quyết định tẩy chay bán dầu cho Mỹ. Tiếp đến, cuộc cách mạng ở Iran năm 1979 khiến giới cầm quyền Mỹ buộc phải đưa ra chiến lược ngăn chặn sự gián đoạn của các nguồn cung dầu mỏ, khí đốt và nguồn tài nguyên chiến lược quan trọng trong tương lai.

Hành động tăng cường xây dựng quân sự của Mỹ trong thập kỷ 80 cho thấy nước này vẫn không ngừng duy trì thế đối đầu với Liên Xô. Chính sách ngoại giao mang tính gây gổ trắng trợn trên của Mỹ được coi là tấm gương phản chiếu các chính sách đối nội của chính quyền Reagan. Chính quyền Mỹ đã đưa ra hàng loạt các chính sách đập tan và đẩy lùi công cuộc cải cách xã hội của giai cấp công nhân giành đuợc 50 năm trước đó.

Cuối cùng, kèm với sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991, thái cực đối đầu với Mỹ cũng mất theo, cả về quân sự và chính trị. Lần đầu tiên đế quốc Mỹ có cơ hội rảnh tay thực hiện tham vọng bá chủ thế giới. Theo đó, nhiệm vụ hiện nay của Mỹ là làm sao tận dụng triệt để được cái mà nhà bình luận hữu khuynh Charles Krauthammer gọi tên là ''Thời khắc đơn cực'' nhằm thiết lập thế thống trị hoàn toàn thế giới. Như vậy để đạt được mục tiêu trên, Mỹ không ngần ngại tiến hành phát động tấn công quân sự đơn phương. Và tất nhiên, châu Âu và Nhật Bản có thể sẽ bị xem thường.


Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney
Chiến Lược Quân Sự

Chính quyền Bush bố phản ứng trước sự xụp đổ của Liên bang Xô Viết bằng việc tiến hành xem xét lại chính sách quân sự với mục tiêu ưu tiên là nhằm khai thác triệt để khoảng trống quyền lực. Với cách đó, chính quyền Bush đã thiết lập một cứ điểm chính trị ngăn cản bất kỳ quốc gia nào muốn lên mặt với Mỹ. Trọng tâm của kế hoạch này là sử dụng sức mạnh quân sự hòng đe dọa và, nếu cần thiết, đập tan bất kỳ kẻ thù nào cả hiện tại cũng như tương lai. Vào năm 1992, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Richard Cheney và Tướng Colin Powel kêu gọi thực thi hàng loạt chiến lược mở rộng quân đội Mỹ. Hai nhân vật trên tuyên bố, quân đội phải luôn sẵn sàng để có thể hoàn thành một cuộc chiến trong vòng 100 ngày và hai cuộc chiến trong vòng 180 ngày.

Việc ứng cử viên Đảng Dân chủ Bill Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ không làm thay đổi đáng kể thái độ ngày càng hiếu chiến của các nhà hoạch định chiến lược quân sự. Với khẩu hiệu ''Định hình thế giới thông qua can thiệp'', thập kỷ 90 đã chứng kiến sự đồng thuận chính trị trong nội bộ Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa, chính đảng vốn coi sức mạnh quân sự là phương tiện chủ đạo.

Quan điểm coi sức mạnh quân sự đóng vai trò quyết định không xuất phát từ lợi thế của chủ nghĩa tư bản Mỹ mà là từ yếu điểm của chủ nghĩa này. Về bản chất, chủ nghĩa quân phiệt là triệu chứng của sự suy yếu về kinh tế và xã hội. Trước tình hình sức mạnh kinh tế của chủ nghĩa tư bản Mỹ bị mất lòng tin trầm trọng so với các đối thủ nặng ký khác trên thế giới và ngày càng có dấu hiệu rạn nứt trong nội tại cơ cấu xã hội, giới cầm quyền Mỹ đã coi sức mạnh quân sự là phương tiện chính để ngăn chặn những xu hướng tiêu cực trên. Phóng viên New York Times, Thomas Friedman đưa ra nhận xét hồi tháng 3/1999 như sau: ''Bàn tay vô hình của thị trường sẽ không bao giờ hành động mà không tung ra một cú đấm vô hình - McDonald không thể tồn tại và phát triển nếu không có một người như McDonnel Douglas, người chế tạo ra máy bay F-15. Và cú đấm vô hình giữ cho thế giới an toàn bằng những công nghệ của thung lũng Silicon đó được gọi là Quân đội Mỹ, Không lực Mỹ, Hải quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ... Nếu nước Mỹ không đứng ra gánh vác trách nhiệm thì sẽ không có một nước Mỹ nào khác''.

Theo một nghĩa nào đó, cuộc tấn công Iraq lần thứ nhất diễn ra chỉ vài tháng, quá chóng vánh đối với đế quốc Mỹ. Vào tháng 1-2/1991, khi mà số phận Liên bang Xô Viết vẫn chưa được định rõ, Chính quyền Bush cha cho rằng việc vượt giới hạn sứ mệnh của Liên Hợp Quốc và đơn phương tiến hành lật đổ Tổng thống Saddam Hussein là quá nguy hiểm. Nhưng đến khoảnh khắc cuộc chiến kết thúc thì giới cầm quyền nước này mới thấy tiếc vì đã bỏ lỡ một cơ hội lớn. Trong bối cảnh nước Mỹ phải có chiến lược mới nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ lực lượng nào có thể đe dọa tới vị thế độc tôn của mình thì việc thôn tính Iraq được coi là một mục tiêu có tầm chiến lược quan trọng. Người ta đã công khai thảo luận trong vô số những tài liệu của các nhà hoạch định chiến lược cánh tả rằng, việc lật đổ chế độ Saddam Hussein sẽ tạo cho Mỹ quyền độc chiếm dầu mỏ chiến lược, nguồn nguyên liệu tối quan trọng đối với nền kinh tế của các đối thủ kinh tế và quân sự ở châu Âu và Nhật Bản. Hai chuyên gia chính sách George Friedman và Meredith Lebard phân tích quan điểm này trong cuốn sách nối tiếng của họ có nhan đề: ''Cuộc chiến sắp tới với Nhật Bản'' xuất bản năm 1991 như sau:

''Với dầu mỏ, vấn đề vùng vịnh Ba Tư không còn là vấn đề mang tính khu vực nữa. Nó trở thành trụ cột của nền kinh tế thế giới. Đối với Mỹ, việc độc chiếm khu vực này sẽ mở cánh cửa bước vào thời kỳ của sức mạnh toàn cầu chưa từng có. Mặt khác, nếu để cho các cường quốc khu vực khác như Iraq hay Iran nắm quyền kiểm soát khu vực này và củng cố sức mạnh của họ, Mỹ sẽ không có khả năng thực hiện mưu đồ bá chủ của mình nếu Mỹ không sẵn sàng phát động một cuộc chiến trên cạn trong khu vực này''.

Trong thời gian Iraq tấn công Kuwait, phản ứng của Mỹ rõ ràng là vì một mục đích: ngăn chặn sự độc tôn của Iraq đối với mỏ dầu ở khu vực này. Tuy nhiên, mục đích này đã mở ra một khả năng khác. Thành công của Mỹ trong việc giành lại Kuwait đã kìm hãm được chính quyền Saddam Hussein, và kiểm soát được Iraq. Mỹ sẽ đứng ở vị thế nắm quyền kiểm soát trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới. Cho dù sức mạnh này có được sử dụng ít như thế nào đi chăng nữa thì Mỹ cũng trở thành nước nằm quyền điều hành hệ thống kinh tế toàn cầu''.

''Mỹ sẽ có quyền đặt ra hạn ngạch sản xuất và giá dầu, cũng như kiểm soát sự vận chuyển dầu. Một nước như Nhật Bản, nhập khẩu 60% dầu mỏ của các nước ở eo biển Hormuz, sẽ nhận thấy rằng đối thủ cạnh tranh kinh tế lớn nhất của mình chính là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới. Mỹ, cường quốc chính trị lớn nhất thế giới, bỗng chốc thấy mình được đặt vào một vị trí mà sức mạnh chính trị của mình có thể được sử dụng để khống chế các cường quốc khác''.

Vùng Vịnh chắc chắn sẽ trở thành đề tài tranh luận giữa Mỹ và Nhật Bản. Thế bị động của Nhật Bản đối với nguồn dầu từ khu vực này có nghĩa là nếu quyền lực của Mỹ trong khu vực ngày càng lớn mạnh thì an ninh Nhật Bản ngày càng bị đe dọa. Xu hướng khu vực hóa xung đột và phân chia kinh tế khu vực sẽ đem lại cho Mỹ nhiều lợi thế: Nắm quyền kiểm soát nguồn cung cấp dầu của Nhật Bản có thể chấm dứt mối đe dọa của hàng xuất khẩu từ Nhật Bản.

Không kể đến các phương tiện thông tin đại chúng Hoa Kỳ - nơi việc thảo luận các vấn đề nhạy cảm bị cấm kỵ - toàn thế giới phải thừa nhận rằng, dầu mỏ, không phải cái gọi là vũ khí hủy diệt hàng loạt, là mối bận tâm chính của Mỹ. Trong khi cuộc chiến ở Afghanistan tạo cơ hội cho Mỹ thành lập nhiều căn cứ quân sự mới ở Trung Á - khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai thế giới - thì kế hoạch thôn tính Iraq sẽ ngay lập tức đặt trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới ở vùng vịnh Ba Tư này vào tay Mỹ.

Chính quyền Mỹ có rất nhiều những nhân vật chủ chốt như Cheney - người luôn coi vùng Vịnh là kho báu tiềm tàng của đế chế Mỹ trong tương lai. Nếu việc độc chiếm khu vực đó được gắn liền với việc kiểm soát có hiệu quả trữ lượng dầu và khí đốt được bơm lên từ khu vực Trung Á, giới cầm quyền đế quốc Mỹ tin chắc sẽ đạt được vị trí bá chủ chiến lược lâu dài mà đã tuột khỏi tầm tay họ bấy lâu nay. Tầm nhìn về quyền độc tôn thế giới có được nhờ quyền kiểm soát tài nguyên chiến lược của thế giới là một ý nghĩ phản động. Mọi tư tưởng của giới tài phiệt và chính trị Mỹ đã được phản ánh rõ nét trong một cuốn sách mới của Robert Kaplan có nhan đề: ''Chiến Binh Chính Trị''. Robert Kaplan lập luận:

''Chính sách đối ngoại của chúng ta càng thành công thì nước Mỹ càng có quyền lực đối với thế giới. Do đó, có nhiều khả năng các nhà lịch sử trong tương lai sẽ quay lại nhìn nhận nước Mỹ của thế kỷ này là một đế chế cũng như một nền cộng hòa, cho dù nó có khác như thế nào so với đế chế La Mã và nhiều đế chế khác trong lịch sử nhân loại. Rồi nhiều thập kỷ, thế kỷ trôi qua, nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của hàng trăm đời tổng thống, thậm chí lên tới con số 150 chứ không chỉ dừng lại ở con số 43, những con người này sẽ xuất hiện trong danh sử nhân loại như những người đã từng thống trị các đế chế đã qua như: Roman, Byzantine, Ottoman. Có thể nói, sự so sánh giữa Mỹ với Rome nói riêng là một hình mẫu của bá chủ từng sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để thiết lập một trật tự trong một thế giới hỗn mang''.

Tất nhiên, nếu cương quyết theo đuổi mục tiêu bá chủ thế giới, Mỹ sẽ phải gánh chịu làn sóng phải đối rộng khắp. Trước tiên là từ các quốc gia bị Mỹ nhằm mục tiêu, kế đến là những người yêu chuộng hoà bình ngay trong lòng nước Mỹ, ở châu Âu và Nhật Bản... Nếu cuộc chiến xảy ra, hậu quả sẽ gây ra mối xung đột ngày càng bị khoét sâu giữa Mỹ và các đối thủ cạnh tranh về kinh tế và địa lý chính trị.


Sự sụp đổ của tập đoàn năng lượng Enron
Quan hệ xã hội tại Mỹ

Trong quá trình thảo luận những nguyên nhân và lý do Mỹ phát động chiến tranh, chúng ta không thể không đề cập tới các động cơ kinh tế và địa lý chiến lược mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện một nhân tố khác không kém quan trọng như yếu tố chính trị - đó là các mối quan hệ xã hội tại Mỹ và những đe doạ của nó đối với giai cấp tư bản.

Trong suốt thập kỷ qua, các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã hết sức quan ngại trước dấu hiệu ngày càng gia tăng của sự suy tàn thống nhất xã hội. Samuel Huntington, tác giả cuốn ''Mâu thuẫn giữa các nền văn minh'' -The Clash of Civilizations - từng cảnh báo, chiến tranh lạnh kết thúc sẽ làm suy yếu các yếu tố nuôi dưỡng sự ủng hộ đối với nhà nước. Theo Huntington, hiện dường như vẫn chưa tồn tại bất kỳ quan niệm thực sự về cái gọi là lợi ích quốc gia nhằm thu hút sự ủng hộ của mọi tầng lớp xã hội Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề Huntington nêu ra không mang tính tư tưởng chủ đạo. Nó đơn giản chỉ bắt cội từ sự xung đột xã hội ngày càng gia tăng ngay trong xã hội Mỹ. Như vậy, giai cấp tư bản Mỹ ngày càng khó có thể che giấu được sự bất bình đẳng xã hội đặc thù trong xã hội Mỹ hiện nay. Sự tập trung của cải vào một bộ phận rất nhỏ trong thành phần dân số chính là một vấn đề xã hội hiện nay tại Mỹ cho dù các phương tiện truyền thông không ngớt lời ca ngợi sự giàu có và phong cách sống của người Mỹ.

Sự xói mòn của các tiêu chuẩn dân chủ và tình trạng hoạt động sai chức năng của chính giới Mỹ chính là nguyên nhân dẫn tới sự phân cực xã hội. Trong năm 2000, lần đầu tiên kể từ cuộc nội chiến, Mỹ không thể đưa ra một giải pháp dân chủ trong bầu cử. Cuối cùng, các nhà tài phiệt Mỹ đã chi phối và dường như chọn ra tổng thống cho toàn thể nước Mỹ.

Mỹ đang bị phủ mây đen bởi hàng loạt các vấn đề xã hội mà thể chế chính trị hiện nay không đưa ra được câu trả lời. Với hệ thống 2 đảng thay nhau cầm quyền hiện nay, không một thành viên chính đảng nào lại không bị chi phối và thập chí lệ thuộc vào sự hỗ trợ tài chính của các nhà tài phiệt, các đối tượng chắc chắn không thể đại diện cho toàn bộ tầng lớp nhân dân. Làm sao có thể giải thích được tâm trạng mâu thuẫn và băn khoăn của hàng triệu người Mỹ trước tình hình giới lãnh đạo nước này đang ráo riết phát động chiến tranh chống Iraq.

Cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đã làm trầm trọng hơn mối bất hoà giữa giai cấp công nhân và tầng lớp thống trị. Những vụ scandal công ty gần đây có sự dính líu của nhiều VIP trong giới lãnh đạo Mỹ có thể đe doạ chuyển cuộc khủng hoảng kinh tế thành cuộc khủng hoảng tổng thể về giai cấp ở Mỹ. Chính quyền Bush hy vọng, những thành công vang dội của Mỹ ở nước ngoài một phần nào sẽ làm sao nhãng mối quan tâm và lo ngại về cuộc khủng hoảng trong nước. Tuy nhiên, lịch sử đã đưa ra nhiều điển hình về những thảm hoạ đối với chế độ phản động muốn phát động chiến tranh để che dấu những thối nát trong nước. Các chính phủ như vậy thường kê đơn thuốc chiến tranh cho cơn đau ốm của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm căng thẳng thêm cho những xung đột xã hội và gây ra một chuỗi phản ứng phụ.

Hành động ráo riết chuẩn bị phát động chiến tranh của chính quyền Bush đã gợi lên hàng loạt câu hỏi về chính trị và đạo đức. Thứ nhất, các chính sách của chính quyền Bush không chỉ là sai lầm mà còn là tội ác. Tất cả những người chịu trách nhiệm không đơn thuần là những cá nhân lỡ lầm mà là kẻ tội phạm chính trị. Tuy nhiên, đặc tính tội phạm của các chính sách của chính quyền Bush bắt nguồn từ đặc thù tội phạm của chủ nghĩa đế quốc.

Những vụ scadal công ty bị phanh phui mới đây mang trong nó một vấn đề xã hội mới tại Mỹ. Giới tư thương Mỹ tích luỹ tư bản, của cải thông qua hành động bòn rút và tước đoạt có hệ thống và cố ý các nguồn lực xã hội, tài chính và công nghiệp. Hành động của nhiều ông chủ các tập đoàn lớn Mỹ được hiểu bằng một câu nói của Caesar như sau: ''Tôi tới, tôi thấy, tôi lấy''. Giới tư sản Mỹ muốn kiểm soát đựơc nguồn dầu mỏ của Iraq và sự định ''ăn trộm'' nó bằng cách giúp đỡ chính phủ tăng cường lực lượng quân sự và ủng hộ tấn công Iraq.

Cuối cùng, trọng tâm của các cuộc đấu tranh, biểu tình chống chiến tranh vẫn là sự tổ chức và huy động của giai cấp công nhân, tầng lớp lao động với tư cách là một lực lượng chính trị độc lập.

(st)

Cũ 27-03-2003   #17
Ảnh thế thân của Anonymous
Anonymous
Khách Giang Hồ
Bài viết: n/a
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Ngoc_Ky_Lan_hp
Còn về vấn đề SMVTĐ , tôi nghĩ dù quân mỹ hay quân iraq thì họ đều là con người cả , họ cũng có quyền đc sống , và tối thiểu cũng có quyền đc hưởng những lời chúc tốt lành khi đã chết !Đừng quá như vậy , họ cũng có cha mẹ cả thôi , và ai bảo là cha mẹ họ đã ko từng 1 lần làm điều thiện

Còn về việc phỏng vấn người tù binh mỹ kia mà BDTS đã viết , tôi nghĩ thông tin cung cấp là chỉ có Iraq hoặc Mỹ , nên tính chung thực rất khó xác định !Ko có 1 nước trung lập nào ở đấy cả !
Còn cứ cho là có thật đi chăng nữa !Thì cũng ko thể làm 1 phép suy như cậu đc !Với người lính , niềm tự hào dân tộc lại cực kỳ đc coi trọng , họ đc rèn luyện để sẵn sàng chết vì dân tộc họ , vậy lẽ nào họ lãi hèn nhát 1 cách mạt hạn như vậy ???Cậu đừng coi thường cách huấn luyện quân sự của mỹ chứ !Tuy rằng tôi ko ưa gì họ , nhưng cái gì đúng thì vẫn phải thừa nhận !
NKL huynh ! Tại hạ cũng hơi quá đáng trong lời nói ! Mong mọi người bỏ quá cho !!! Còn về những lời phát biểu của lính mỹ đã được truyền hình trực tiếp qua mạng , huynh không thể phủ nhận được !! Xin mời huynh http://reuters.com/ ! Haha....huynh nói đến niềm tự hào dân tộc , nhưng cờ Mỹ lại được đốt ngay trên đất mỹ do chính người dân Mỹ !! haha....Nhìn lại những quá khứ "hào hùng" của dân tộc Mỹ ! Tại hạ chẳng thấy có gì đáng tự hào cả !! :lol: :lol: :lol:

Cũ 27-03-2003   #18
Ảnh thế thân của LSB-TươngLai
LSB-TươngLai
-=[ Lâu La ]=-
Gia nhập: 04-12-2002
Bài viết: 103
Điểm: 27
L$B: 10.661
LSB-TươngLai đang offline
 
SMVTD nói vậy tại hạ không đồng ý rồi. Mỹ là một kẻ hiếu chiến và đã làm sai không ít việc nhưng đất nước Mỹ cũng đã có nhiều lãnh vực đáng tự hào.
Cờ Mỹ bị đốt ở các cuộc biểu tình tại Mỹ là vì những người biểu tình muốn tỏ rõ thái độ của mình. Không phải vì họ căm thù nước Mỹ nên đốt cờ nước mình. Mỹ là một nước đa dạng, nhiều thành phần hỗn hợp nên khó có thể vì một thành phần nào đó mà kết luận toàn bộ.
Đất Mỹ vốn chỉ là cái nhà tù của Anh, họ đã tự giải phóng, làm việc và phát triển thành một cường quốc mạnh nhất thế giới. Điều này ai có thể phủ nhận được?? Huynh đài thử xem nước nào có nhiều người giỏi, chuyên môn, giải nobel..v...v... Đây là một điều đáng tự hào của Mỹ, chúng ta không nên vì có thành kiến bất mãn với Mỹ mà chối bỏ tất cả những điều họ đã đạt được.

Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 12:48
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,13262 seconds with 15 queries