Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quốc Tử Giám > Ngôn Ngữ Học
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Ngôn Ngữ Học Học hỏi và bàn luận về ngôn ngữ.

Trả lời
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 03-09-2008   #10
Ảnh thế thân của vuonglaobaba
vuonglaobaba
-=[ Lương Sơn Anh Hùng ]=-
Gia nhập: 01-03-2008
Bài viết: 556
Điểm: 180
L$B: 95.462
vuonglaobaba đang offline
 
Về khái niệm của hai từ Phản biện,TC NGUYEN nói thấy có lý.Tự do ngôn luận và Phản biện là hai câu từ khác nhau nên ý nghĩa cũng rất khác nhau.Tuy nhiên xét về mặt lý luận thì không có Tự do ngôn luận thì chẳng ai có quyền Phản biện công khai và trung thực cả.Còn nếu như cứ Phản biện theo cách ăn theo hoặc nói dân gian một chút là theo đóm ăn tàn thì Phản biện chẳng còn ý nghĩa gì nữa.Cứ giơ tay OK thế là khỏi phải phản biện phản biếc gì không khéo lại thành phản bác phản động.

Tài sản của vuonglaobaba
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến vuonglaobaba vì bài viết hữu ích này:
Cũ 07-09-2008   #11
Ảnh thế thân của datanhan_07
datanhan_07
-=[ Huyền Vũ Bộ Binh ]=-
Gia nhập: 13-09-2007
Bài viết: 557
Điểm: 266
L$B: 157.826
datanhan_07 đang offline
 
Trích dẫn:
Nguyên văn gởi bởi Quận Chúa Quỳnh Anh Xem bài viết
Phản biện là một trong nhiều hình thức luận pháp, là sự đối nghịch (khi mỗi cá nhân bảo vệ quan điểm chính kiến của riêng mình trước quan điểm chính kiến của người khác). Bước đầu, chỉ có giá trị cá thể đơn lẻ, nói lên điều người ta muốn nói. Hoàn toàn không phải là điều cưỡng bách, không nhất thiết phải phủ nhận. Qua sự phân tích bằng lý lẽ để lái vấn đề theo nhiều hướng khác. Khi tiếp cận sự đối nghịch, mỗi người tự phán đoán, tìm hiểu là đã bước vào phạm trù khai phá tư tưởng. Nó khác với ngụy biện một trời một vực, vì ngụy biện là lý tắc. Phản biện là hình thức luận tự nhiên, không hề đi đến bế tắc. Phản biện luôn nhân rộng vấn đề trên con đường suy luận, còn được coi là sự phòng thủ chống lại những sự tấn công. Con đường này không phải để truyền đạt thông tin hay đóng vai trò thay thế. Chỉ là sự ứng dụng nguyên lý của chỉ đạo có logic, phát triển lý thuyết tới bất kỳ vấn đề nào sẽ được khơi dậy và từng cái định giờ hoàn thành. Qua sự đối nghịch cũng tùy vào hệ tư tưởng sẽ thay đổi với cá nhân và thời kỳ. Nhưng, sẽ có ổn định, dù ít hay nhiều có bị ảnh hưởng bởi những sự biến đổi. Để sau đó, tìm kiếm quan điểm tốt nhất, và những giá trị thực sự thường phải đi qua những nguyên lý cho những mục đích trên con đường phản biện và những sự phê bình

Trích dẫn:
Ví dụ: nếu nó là màu trắng thì các nhà phản biện sẽ hỏi là: "tại sao lại dùng màu trắng mà không dùng màu khác?" chứ không phải là bảo màu đen đâu (thô bỉ quá)!
Câu trên là nói về màu trắng, có người phản biện đó là màu đen, bạn VLBB nói tới sự "phủ nhận" về màu sắc.

Câu sau, "vặn" câu trên hoàn toàn đi theo hướng khác, khi nói về sự "lựa chọn".

Ở trên, QA có nhắc sơ qua về phản biện cũng được coi là sự phòng thủ. Mà phòng thủ thì phép "ẩn dụ" thường được đem ra dùng nhất. Ẩn dụ hợp lệ như sự thật khoa học. Dùng ẩn dụ khi nói về màu trắng, có thể ví với hình ảnh một cô gái trinh nguyên, tâm hồn trong trắng tinh khôi chẳng hạn. Nói đến màu trắng Không còn bị bó buộc trong mỗi cái khuôn sắc màu luôn cần rõ ràng, mà vẫn có thể mang ý nghĩa sâu sắc đằm thắm hơn, tự vấn đề đã được lái qua hướng khác.

Rõ ràng, đây là những sự đối nghịch thấy rõ. Theo ngu ý của mình, phản biện không có tính cách phủ nhận, và khi nói về màu trắng đâu nhất thiết phải gói gọn trong mỗi màu sắc, mà mỗi người có thể tận dụng màu trắng để lái ra nhiều hướng luận khác nhau. Khi phủ nhận là ép chết quan điểm chính kiến của người khác, mà điều này rất dễ đi đến tranh cãi kịch liệt. Dù trên mặt lý luận, người ta cho rằng tranh cãi có tính gây hấn, sẽ sinh động hơn, sinh ra nhiều chuyển biến hơn. Nhưng, phủ nhận còn là một đòn "ác" vì muốn dồn đối thủ vào chỗ đường cùng, dễ đi đến bế tắc. Mà bế tắc thì là bắt tay chơi với anh ngụy biện rồi. Không nói tới điều này há, sẽ lạc đề mất. Còn câu này:

Trích dẫn:
Tại sao trong bóng tối ta không phân biệt được màu sắc ? và khi đó màu trắng cũng sẽ thành màu đen
Nhưng "dưới ánh sáng" thì nó sẽ trở về nguyên vẹn, không bao giờ là màu đen cho dù màu thực nào đó "đã từng" nằm trong bóng tối. Sự không phân biệt được thì cái tối đó chỉ có tính cách bất biến tạm thời, nên nó chỉ hiện diện trong tinh thần ta vào cái tối lúc đó. Sự ảnh hưởng giữa cái thực và cái tối bất biến tạm thời chập lên nhau đã che đi màu sắc thực là sự "hoán đổi" về nhận thức trước ngữ cảnh, từ quan niệm về một vũ trụ biểu hiện khi dựa vào sự liên quan với thời gian đã tác động đến, làm biến đổi danh tính (tên màu) và hình thể (hoán đổi màu sắc). Vậy có thể xếp nó vào phản biện được không? Nó có phải là một con đường trong nhiều con đường tư tưởng khác biệt?

Vài lời góp vui, có sơ sót mong bỏ qua cho. Cám ơn các bạn.
Datanhan đã có dịp gặp gỡ Quận chúa quỳnh anh trong vấn đề bàn về Phật pháp.Nay thấy QCQA lý luận về hai từ phản biện mà thấy khâm phục.
Đúng là phản biện không nên đứng trên góc độ phủ nhận để dùng những lý lẽ theo kiệu ngụy biện mà ép người ta vào chỗ tắc ý.Bởi phủ nhận chính là sự bác bỏ mang tính chống đối lại ý kiến của người khác đã nêu.Phủ nhận mà lại dùng lý lẽ và dựa vào cơ sở lý luận khoa học những vấn đề chưa được minh chứng mà bác bỏ ý kiến của người khác là một động thái nguy hiểm dễ dẫn đến xung đột tư tưởng .
Do vậy khi phản biện thì người phản biện cũng phải đứng trên cùng một quan điểm và lợi ích của người đưa ra nội dung Phản biện mà tranh luận nhằm mục đích tích cực là khiến cho nội dung nào đó cần được thông qua sẽ được suy tính và chiêm nghiệm kỹ càng trước khi biến nó thành một hiện thực .
Do phạm vi hẹp của mục bàn về ngôn ngữ nên có những lập luận mang tính nghị sự không thể nêu lên tại đây.Phải chi tác giả của hai từ Phản biện là Vuong lao ba ba đặt nó ở mục nghị sự sảnh thì chúng ta có quyền ăn quyền nói nhiều hơn.
Cám ơn QCQA đã có những khai phá cho tại hạ.


Chữ ký của datanhan_07

Tài sản của datanhan_07
Trả lời kèm theo trích dẫn
Thành viên sau đã gửi lời cám ơn đến datanhan_07 vì bài viết hữu ích này:
Cũ 14-10-2008   #12
Ảnh thế thân của Quận Chúa Quỳnh Anh
Quận Chúa Quỳnh Anh
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
Quỳnh Thỉ Thốc
Gia nhập: 09-05-2004
Bài viết: 2.529
Điểm: -1996
L$B: 52.324
Quận Chúa Quỳnh Anh đang offline
 
Cám ơn các bạn nghen!

Trích dẫn:
TC NGUYỄN Vì vậy cho nên sự phản biện chỉ có ý nghĩa khi “tự do ngôn luận” được tôn trọng…là vậy?.
Trích dẫn:
vuonglaobaba Tuy nhiên xét về mặt lý luận thì không có Tự do ngôn luận thì chẳng ai có quyền Phản biện công khai và trung thực cả.


Tự do ngôn luận là một quyền lợi trong nhiều quyền lợi mà con người cần có trong xã hội. Phản biện chỉ là một hình thức luận trong nhiều hình thức luận khác. Thuật ngữ Tự do ngôn luận được hiểu để bảo vệ bất kỳ hành động nào trong việc tìm kiếm, nhận được và truyền đạt thông tin hay những ý tưởng, bất chấp trong một môi trường nào. Nhưng trong thực tế, dù bất kỳ một nước tự do nào thì tự do ngôn luận cũng không thể là một điều tuyệt đối. Những sự hạn chế duy nhất trên tự do ngôn luận cũng là nhằm ngăn chặn những người (việc) nào mà ở đó là những ý tưởng của sự đe dọa hay gây hại tới người khác và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong thứ tự do này. Nước tự do là vậy, còn chế độ độc tài? Bây giờ nhắm vào sự "không có tự do ngôn luận" do TC huynh đưa ra. Không có thì có nghĩa là "hoàn toàn không được nói ra" hay " nói nhưng không được phản biện"?

Xin lỗi mọi người, cho QA nói đụng chạm tới chính trị tí. Như các nhà tranh đấu nhân bản, sống dưới chế độ độc tài "thiếu" tự do ngôn luận và khi họ cất tiếng nói đòi hỏi có quyền này thì rõ ràng họ đang chống đối lại sự bất công thấy rõ. Vậy ai dám cho rằng sự chống đối này (phản biện kia) vốn không phải là một sự công khai, không có ý nghĩa và không có trung thực vì quyền tự do ngôn luận đang bị cấm đoán? Phía độc tài có phản biện lại không? Dĩ nhiên, và đâu phải phản biện nào từ họ đưa ra được dựa trên lý lẽ đúng, đôi khi sự phản biện chỉ là những quan điểm vu cáo và lấy quan điểm cá nhân hoặc một nhóm để chối bỏ sự sai lầm đã có và khi đi tới mức độ phủ nhận sạch trơn thì những quan điểm đó trở thành ngụy biến ráo.

Theo QA, xuyên qua sự cấm đoán để nói ra điều gì khi đòi hỏi quyền lợi con người (trong đó có quyền tự do ngôn luận) và khi nói thì có thể dùng bất cứ hình thức luận nào miễn có lợi ví như phương tiện (trổ tài hùng biện, phản biện mạnh mẽ, tranh luận không mệt mỏi...) dĩ nhiên dựa vào lẽ phải, công lý, sự thật. Để có được quyền lợi thì phải tranh đấu, chứ không phải đổ tại không có tự do ngôn luận thì không thể phản biện. Những lý lẽ bao bọc xung quanh trong sự giới hạn (kiểm duyệt và chính sách chuyên quyền), vượt ra được hay không thì dựa vào sự tranh đấu mà thôi . Cho nên bất kỳ tự do nào (tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội hợp...) cũng đều đi liền với tự do hoạt động nữa. Một chính phủ không thể làm được gì, không thể sở hữu được với thứ "nhất định" là suy nghĩ của con người. Thứ duy nhất đó tạo nên tiếng nói, sẽ viết ra dù chính phủ đó ngăn cấm cỡ nào. Còn hoạt động? Thì rõ ràng việc làm của các nhà dân chủ là tỏ thái độ rồi đó.


Chữ ký của Quận Chúa Quỳnh Anh
Ta cúi xuống mênh mông là biển động
Nhặt vỏ sò xem trăng mọc trên tay (S.T.)

Tài sản của Quận Chúa Quỳnh Anh
Trả lời kèm theo trích dẫn
Trả lời


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 05:53
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,05288 seconds with 15 queries