Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #163
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Khuê (1839-1902)

Dương Khuê (1839-1902), hiệu Vân Trì là nhà thơ Việt Nam, quê ở làng Vân Đình huyện Sơn Minh phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Đông (nay thuộc thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), đỗ Tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Thượng thư, sáng tác nhiều bài thơ chữ Nôm làm lời cho các bài hát ca trù nổi tiếng.

Dương Khuê thi Hội đỗ cử nhân năm 1864, cùng khoa này Nguyễn Khuyến đỗ Hội nguyên. Năm Mậu Thìn (1868), thời vua Tự Đức, ông dự thi Đình đỗ Đệ tam giáp Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tiến sĩ, Dương Khuê được bổ làm tri phủ Bình Giang (Hải Dương), rồi được thăng làm Bố chánh. Nhưng vì dâng sớ lên can vua Tự Đức: không nên nhượng bộ Pháp nữa, nên ông bị điều đi làm Chánh sứ sơn phòng lo việc khai hoang. Sau đó ông lại được cử giữ chức Án sát Hải Phòng, rồi Tổng đốc Nam Định - Ninh Bình, cuối cùng làm Thượng thư cho đến khi xin cáo quan về hưu. Trong sự nghiệp sáng tác thơ của ông, nổi tiếng là bài Hồng hồng, Tuyết tuyết, đây là bài thơ phổ cập cho những người bắt đầu hát ca trù. Hai anh em Dương Khuê, Dương Lâm, cùng với các tài tử văn nhân như: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Vũ Phạm Hàm,..., góp phần làm nghệ thuật ca trù trở nên nổi tiếng. Khi ông mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ nổi tiếng nhan đề Khóc bạn để viếng ông.

Dòng họ Dương của Dương Khuê, vốn có nguồn gốc từ Hà Tĩnh, ra định cư ở vùng Vân Đình (Hà Tây) từ thời chúa Trịnh Cương (1709-1725). Từ thời Dương Khuê, dòng họ này trở nên nổi tiếng nhờ tên tuổi ông và người em trai ông là Dương Lâm. Dương Lâm (1851-1920), từng giữ chức Phó Tổng tài Quốc sử quán, rồi được thăng hàm Thái tử Thiếu Bảo (năm 1902), sau xin cáo quan về hưu ở quê để dạy học và viết sách (năm 1903). Các cháu nội của hai ông cũng là những văn nghệ sĩ nổi tiếng như: nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, Giáo sư-Tiến sĩ Dương Thiệu Tống, nhà thơ Dương Tuyết Lan, Nhà khoa học gia đang làm việc cho Bộ Quốc Phòng Hoa kỳ Dương Nguyệt Ánh

Các bài ca trù: Hồng hồng, Tuyết tuyết, Cô đào Cần, Ái Cúc,..
Các bài thơ vịnh cảnh thiên nhiên: Chơi trăng, Động Hương Tích,...


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #164
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Nhật Lễ (?-1370)

Dương Nhật Lễ hay Hôn Đức Công (?-1370) là vua Việt Nam trong thời nhà Trần, là người kế vị vua Trần Dụ Tông, ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1369 đến ngày 13 tháng 11 năm 1370 thì bị Trần Phủ truất ngôi.

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, đã có mang ông nhưng mẹ ông đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh vua Trần Dụ Tông cướp. Xong, vua Trần Dụ Tông say mê mẹ ông nên đã lấy làm vợ. Theo các nhà sử học, vua Dụ Tông có tật, bị vô sinh nên ông không thể là con vua Dụ Tông. Không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào.

Ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Ông đặt niên hiệu Đại Định.

Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận việc lập Nhật Lễ. Sau đó, ông còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình.

Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, cha con thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của công chúa Thiên Ninh, chị/em gái vua Dụ Tông đem người tôn thất vào thành định giết vua Đại Định.

Vua Đại Định trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.

Anh vua Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ, vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.

Khi ấy, Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.

Ngày 13 tháng 11, Trần Phủ đén phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công. Ngày 15 Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu.

Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ.

Nhật Lễ ở ngôi được hơn 1 năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất. Tư tưởng phong kiến không chấp nhận người dị tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tính từ khi Nhật Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới 1 năm nhưng không có ai chống đối vì khi đó Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.

Tần Thuỷ Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi (người bị dị nghị là cha mình) và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thuỷ Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn.

Khách quan nhìn nhận, Nhật Lễ không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng bị lật đổ là tất yếu.

Riêng tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Việt Sử kỷ yếu lại cho rằng Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là "đứa con hư của dòng họ nhà Trần" nên bị truất đi.


Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #165
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Phú Tư

Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .

(Không tìm thấy tư liệu gì thêm)

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #166
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Quảng Hàm

Nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Dương Quảng Hàm, hiệu Hải Lượng, sinh ngày 15-1-1898, quê ở làng Phú Thị, tổng Mễ Sở, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nay là huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên.
Ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm năm 1920, ra làm Giáo sư trường Trung học Bảo hộ tức là trường Bưởi, nay là Trường Trung học Phổ thông Chu Văn An.
Năm Bính Tuất (1946), ông mất tại Hà Nội trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến, hưởng dương 48 tuổi.
Anh ruột của ông là chí sĩ Dương Bá Trạc, em là Dương Tụ Quán hiệu Khái Sinh đều là những nhân vật yêu nước và có tiếng trong giới trí thức yêu nước.

Tác phẩm

• Việt Nam văn học sử yếu (1941).
• Việt Nam thi văn hợp tuyển (1942).
• Quốc văn trích diễm (1943).
• Văn học Việt Nam (1939).
• Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (1926 - Cùng Dương Tự Quán).
• Những bài lịch sử An Nam... (1927).

Phần lớn tác phẩm của ông được viết theo tinh thần khoa học nghiêm túc.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #167
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Tam Kha

Dương Tam Kha (楊三哥) là con Dương Diên Nghệ, anh (có sách nói là em) của Dương Hậu, (vợ Ngô Vương Quyền) không rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Dương Xá, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Năm Giáp Thìn (944), Ngô Vương Quyền mất, ông được Ngô Vương Quyền ủy thác phù dực Ngô Xương Ngập, nhưng ông thừa dịp đoạt lấy quyền của cháu, tự xưng Bình Vương.

“Tam Kha là đứa gian hồi,
Lấy bề thích lí chịu lời thác cô.
Cành Dương đè lấn chồi Ngô,
Bình vương tiếm hiệu quốc đô tranh quyền”

(Đại Nam quốc sử diễn ca)

Ngô Xương Ngập trốn sang Nam Sách, thuộc tỉnh Hải Dương, được Phạm Lịnh Công ở Trà Hương, huyện Kim Thành nuôi giấu. Không tìm được Xương Ngập, ông lập em Xương Ngập là Xương Văn làm con nuôi.
Năm Canh Tuất (950), có biến loạn ở hai thôn Thái Bình, Đường Nguyễn, ông sai hai tướng Dương Kiết Lợi và Đỗ Cảnh Thạc cùng Xương Văn đi đánh dẹp. Đi đến Từ Liêm, Xương Văn ướm ý hai tướng Dương, Đỗ, được cả hai tình nguyện ủng hộ, cùng nhau đem quân trở về đảo chính.
Dương Tam Kha bị bắt và bị giáng làm Trương vương công. Hai anh em Xương Ngập, Xương Văn nối nghiệp nhà Ngô như cũ.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #168
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Trí Trạch

Danh thần Dương Trí Trạch đời Lê Kính Tông (1600-1619), quê ở làng Bạt Trạc, huyện Thiên Lộc, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Yên Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Năm Kỷ Mùi (1619), ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ lúc 33 tuổi.
Năm Canh Ngọ (1630), ông sung chức Chánh sứ đi sứ nhà Minh, khi về được thăng làm Bồi tụng.
Năm Giáp Thân (1644), ông làm Đốc đồng tỉnh Cao Bằng, cùng với Tây Quận Công Trịnh Tạc tiến đánh con cháu họ Mạc. Sau đó, ông được thăng làm Thượng thư bộ Lễ, kiêm Thị độc Viện Hàn lâm, tham dự công việc ở Viện, được phong Dực vận tán trị công thần, tước Bạt Quận Công. Bấy giờ, ông đã 68 tuổi. Ông vâng chỉ sưu lục tên họ những người thi đỗ chế khoa, (kể từ chế khoa năm Giáp Dần (1554) niên hiệu Thuận Bình 6 đời Lê Trung Tông, đến năm Nhâm Thìn (1652), niên hiệu Khánh Đức 4 đời Lê Thần Tông, cộng 25 khoa kể từ chế khoa năm Giáp Dần) theo thứ tự trước sau, mà khắc vào bia đá. Công việc hoàn thành, ông được bổ vào làm Tham tụng (ở phủ chúa) và thăng dần chức Thượng thư bộ Hộ, gia Thiếu bảo.
Năm Tân Sửu (1661), ông đã 75 tuổi xin về hưu, được thăng chức Thượng thư bộ Lại, gia Quốc lão Thái bảo. Năm sau, Nhâm Dần (1662) ông mất, hưởng thọ 76 tuổi, được truy tặng Thái Lễ.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí mục Nhân vật chí, Phan Huy Chú ghi:
“Ông ở triều hơn 40 năm, trải hết các chức vụ, và ở viện Khu mật rất lâu; Tính cương trực, giữ phép nước, không ai thỉnh thác điều gì được; Bàn việc gì rất ra nghiêm khắc nhưng theo lẽ công bình, giữ mực ngay thẳng”.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #169
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Tử Giang

Nhà văn, nhà báo Dương Tử Giang (揚子江), tên thật là Nguyễn Tấn Sĩ, quê ở xã Nhơn Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Ông vốn là công chức ở sở quan thuế Bến Tre. Có lòng yêu nước, ông xin nghỉ làm ở sở quan thuế, tích cực hoạt động báo chí, với tinh thần chống thực dân đế quốc. Lận đận, gian khổ đủ mọi điều, ông vẫn giữ vững ý chí, tiết tháo, và nhiều lần bị nhà cầm quyền bắt giam (1947-1948).
Từ năm 1950, ông ra khu kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ, cùng với nhà văn Thiếu Sơn làm báo Cứu Quốc. Ít lâu sau, ông trở vào thành, công tác nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Đến ngày 8-10-1955, ông bị mật vụ của Ngô Đình Diệm bắt giam ở bót Catinat, rồi đưa lên giam ở Biên Hoà.
Ngày 2-12-1956, ông hy sinh trong trận nổi dậy của tù nhân chính trị phá nhà lao Tân Hiệp, Biên Hoà, hưởng dương 38 tuổi.

Bài thơ GIỮ DẠ SẮT ĐINH của ông cảm tác trong năm 1947, biểu lộ rõ nét tâm hồn ông:

Tàn bạo nào ngăn được bất bình,
Một dòng máu đỏ, một niềm tin.
Khảo tra khôn nhụt lòng gang thép.
Lừa mị đâu mềm dạ sắt đinh.
Máu lệ dẫu chan hoà ngục thất.
Tâm hồn vẫn rực lửa bình minh.
Con đường tranh đấu con đường sống,
Mãi mãi bên nhau vẹn nghĩa tình.


Tác phẩm

• Một vũ trụ sụp đổ (1949, Sài Gòn)
• Tranh đấu (1949, Sài Gòn)
• Duyân hay nợ (1942, Sài Gòn)

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #170
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Tụ Quán

Nhà văn, nhà giáo Dương Tụ Quán, tự Khái Sinh, hiệu Mễ Dương, Mễ Nhân, Trúc Nhân, Thất Lang, quê ở làng Phú Thị, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh Hưng Yên. Ông là em ruột cụ Dương Bá Trạc và GS Dương Quảng Hàm.
Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho. Thuở nhỏ, ông học chữ Nho, sau ra học trường Pháp, đậu bằng Thành chung năm 1921, rồi dạy ở Hà Nội.
Năm 1929, ông xin thôi dạy về lập nhà in Đông Tây và xuất bản sách, chủ trương mấy tờ báo: Văn học tạp chí (1932-1933), Đông Tây báo (1934-1935), tờ này bị thực dân Pháp cấm năm 1935, Ngày mới (1939) và là người sáng lập kiêm quản lí tờ tạp chí Tri Tân, chuyên nghiên cứu về văn học và sử học cổ Việt Nam.
Sau hiệp định Genève 1954, ông trở về Hà Nội dạy tư (1955-1956) và làm công tác văn hoá xã hội ở địa phương một thời gian, đến ngày 27-3-1969, ông mất tại Hà Nội.

Tác phẩm

Giáo khoa

• Vận văn bách tuyển (trăm bài học thuộc lòng để dùng trong các trường Pháp - Việt) 1926, 1953.
• Tập bài thi bằng sơ học yếu lược (cùng soạn với Dương Quảng Hàm). In lần thứ ba, Nhà in Nghiêm Hàm, 1926.
• Manuel de conversation en français et annamite. Hà Nội, Hiệu sách Đông Tây, 1944.
• 80 bài thơ ca yêu nước (gồm các bài thơ ca hay của các nhà cách mạng Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Thúc Kháng, Cường Để, Dương Bá Trạc, Tán Thuật, Nguyễn Thượng Hiền v.v...) Hà Nội, 1946.

Khảo cứu

• Đào Duy Từ là một bậc danh nhân đời Nguyễn. Gồm có tiểu sử và thơ văn như Ngọa Long cương, Tư dung vãn và Hổ trướng khu cơ, 1914.
• Nam phong giải trào (dịch những phong dao ta ra lối phong thi của Trung Quốc) 1953.
• Dương Bá Trạc (tiểu sử và thơ văn) 1946.

Dịch thuật

• Khảo về loài kiến.
• Nam phong 1924.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #171
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.196.122
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Văn Dương (1900–1946)

Dương Văn Dương là thủ lãnh giới giang hồ Bình Xuyên, tục danh là Ba Dương và sau trở thành người chỉ huy Bộ đội Bình Xuyên, quê ở làng Chánh Hưng, tỉnh Chợ Lớn, nay là quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.
Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, chuyên nghề nuôi vịt. Thuở nhỏ, ông theo học trường làng, chưa học xong bậc tiểu học thì bỏ học giúp gia đình chăn vịt. Về sau xưng “anh chị” trong giới giang hồ ở Chánh Hưng, Chợ Lớn; trong đám “em út” Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Mười Trí (Huỳnh Văn Trí), Hai Vĩnh (Mai Văn Vĩnh), Bảy Môn, Năm Hà (Dương Văn Hà)... sau này phần lớn đều theo kháng chiến chống Pháp.
Từ các năm 1920-1924, ông nhờ chăn vịt mà đi khắp nơi, từ Nhà Bè qua Cần Giuộc, Cần Đước, Gò Công... Sau cùng, ông chiếm giữ tại cầu Rạch Đĩa, nay thuộc quận 8 Tân Quy, Nhà Bè, lúc ấy dưới tay ông có hàng trăm bộ hạ,”em út”. Càng ngày tiếng tăm của ông càng nổi lên trong giới giang hồ và trở thành một đại ca nổi tiếng nhất, cho nên các em út tôn ông lên làm Thủ lãnh của giới này. Những năm 1939 - 1940, ông bỏ nghề võ, “đánh đấm thuê”; cùng với em ruột là Năm Hà vào làm công nhân cho hãng đóng tàu Nichinan của Nhật (có khuynh hướng thân Nhật). Sau đó, ông lập ra Thanh niên cảm tử đoàn còn gọi là Hải quân Bình Xuyên toàn là dân thuộc giới giang hồ, em út của ông, trụ sở đặt tại chợ Tân Quy thuộc Nhà Bè.
Năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh, ông nghỉ làm ở hãng đóng tàu Nichinan về Tân Quy, sau khi cướp được một số súng của quân đội Nhật để trang bị cho lực lượng mình. Từ đó, nhà của ông trở thành bản doanh Bộ đội Ba Dương.
Trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, ông hướng dẫn bộ đội dưới quyền tham gia kháng chiến chống Pháp, sau ngày 23-9-1945, ông chính thức thay tên Bộ đội Ba Dương thành Bộ đội Bình Xuyên là thành viên của lực lượng kháng chiến Nam Bộ đã làm tiêu hao nhiều sinh lực địch thuộc các khu vực Nhà Bè, Rừng Sác, Chánh Hưng, Chợ Lớn, Cần Giuộc...
Tháng 12 năm 1945, ông được Trung tướng Nguyễn Bình thay mặt Quân đội kháng chiến cử giữ chức Khu bộ phó khu 7, sau này là Quân khu 7 chỉ huy khu Tây Nam Sài Gòn.
Đầu năm 1946, ông cho lực lượng lui về Gò Công, Bến Tre... vừa đến Bình Đại, ông bị tử thương trên đường hành quân (do máy bay Pháp bắn).

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 11:10
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08036 seconds with 15 queries