Lương Sơn Bạc  
Trang chủ Lương Sơn Bạc  Lương Sơn Diễn Đàn  Nơi Lưu Trữ: Truyện Ngắn, Truyện Dài, Bài Viết, Nhân Vật, Sách Lịch Sử, Sách Dạy Võ Thuật...   Xem hình thành viên và hình các buổi giao lưu LSB   Nơi Lưu Trữ: Cổ Thi VN, Cổ Thi TQ, Thơ Mới & Các Tuyển Tập Thơ
Quay Lại   Lương Sơn Bạc > Kim Ngư Thành > Quảng Kiến Đài > Đông Tây Nhân Vật Chí
Thành viên
Mật khẩu
Những câu hỏi thường gặp Danh sách các thành viên LSB  Lương Sơn Thương Quán
Đông Tây Nhân Vật Chí Luận bàn về những nhân vật nổi tiếng và tai tiếng...

Đã khóa chủ đề
 
Tiện ích Chế độ hiển thị
Cũ 19-03-2010   #154
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dục Ðức - Nguyễn Ưng Chân (1853-1883)

Vua Dục Đức tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Ái hay còn gọi là Nguyễn Phúc Ưng Chân, là con thứ 2 của Thoại Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y và bà Trần Thị Nga. Ông sinh ngày 23 tháng 2 năm 1852. Có nguồn ghi ông sinh 4 tháng 1 năm Quý Sửu, tức 11 tháng 2 năm 1853.

Vua Tự Ðức vì lúc nhỏ bị bệnh đậu mùa nên lớn không có con, nên vua có xin 3 người con trai của 2 người em làm con nuôi.

Vua nhường ngôi lại cho con trưởng Ưng Chân, phong 3 ông đại thần Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tuờng và Tôn Thất Thuyết làm phụ chính để giúp tân Vương. Thảm kịch bắt đầu từ mấy câu di chiếu của Vua Tự Ðức viết về đạo đức và trách nhiệm của Ưng Chân:

"Vì tiên liệu Trẫm đã nuôi sẵn ba con. Ưng Chân lớn tuổi nhất, từ lâu đã đến tuổi trưởng thành, tuy nhiên mắt hơi có tật, dù xưa nay vẫn dấu kín, sợ sau nầy không còn thấy sáng, tánh lại hiếu dâm, vì tâm tính rất xấu, không chắc đảm đương nổi việc lớn. Nhưng đất nước cần có vua lớn tuổi. Trong thời thế khó khăn nầy không dùng Ưng Chân thì dùng ai ? ..."

Các quan Phụ chính Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Ðức xin bỏ mấy đoạn có liên quang đến tính nết xấu của tự quân và xin bỏ câu “không chắc đảm đương nổi việc lớn” nhưng vua Tự Ðức từ chối. Nhà vua bảo:

-Phải giữ lại câu đó để nhắc người kế vị phải tự răn mình, tu tỉnh.

Ngày 17-7-1883 Dương lịch, vua Tự Ðức băng hà tại điện Càn Thành. Theo di chiếu Hoàng tử Ưng Chân vào chịu tang và coi như là vua kế vị, niên hiệu là Dục Ðức.

Ba ngày sau (20-7-1883) là lễ đăng quang của vua Dục Ðức tại điện Thái Hoà. Quan Phụ chính Trần Tiễn Thành được Ưng Chân cử đứng ra đọc Di chiếu, tới đoạn nói về tật xấu của vua, ông hạ giọng đọc rất thấp (có sách nói là không đọc) thì lúc bấy giờ quan Phụ chính Nguyễn Văn Tường nhảy ra nắm áo ông và nói lớn :

-Tại sao ông không đọc đoạn tiên đế nói đến những gì Ngài nghĩ về Ưng Chân ?

Xong ông Tường cho người khác ra đọc lại di chiếu, đọc vừa xong cái đoạn nói về thói hư tật xấu của vua Dục Ðức thì ông Tôn Thất Thuyết cắt ngang lời người đọc và nói :

-Ðây là đoạn mà ông Thành đã không chịu đọc, phải xin ngưng buổi lễ để xin ý kiến của Thái Hậu và đình thần xem thử phải làm gì !

Sở dĩ hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dám làm vậy vì trước đó hai ngày họ đã dâng lên Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tờ hạch tội buộc cho vua Dục Ðức ba tội lớn :

-Muốn sửa di chiếu

-Có đại tang mà mặc áo màu

-Hư hỏng, ăn chơi.

Theo lệnh của Hoàng Thái Hậu Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) và Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (vợ vua Tự Đức), hai ông Phụ chính Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết liền truất ngôi của vua Dục Ðức và quản thúc ông ngay tại Dục Ðức đường. Nhà học của ông bỗng trở thành nhà tù giam. Ông Dục Ðức làm vua chỉ vỏn vẹn có 3 ngày. Sau đó ông bị chuyển qua giam tại Thái Y Viện và cuối cùng chết vì đói và khát tại Ngục Thất Thừa Thiên để lại 8 bà vợ, 11 người con trai và 8 người con gái. (Vua Dục Ðức là cha của vua Thành Thái và là ông nội của Vua Duy Tân). Được đặt miếu hiệu là Công Tông Huệ Hoàng Ðế.

Quan Ngự Sử Phan Ðình Phùng có lên tiếng can ngăn liền bị bắt giam rồi bị cách chức đuổi về quê.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #155
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Bá Cung

Danh sĩ Dương Bá Cung đời Tự Đức, hiệu Cấn Đình, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông, nay là huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Đương thời ông cùng Nguyễn Định, Ngô Thế Vinh sưu tập, bình duyệt và khảo chính thơ văn Nguyễn Trãi, soạn thành bộ Ức Trai di tập, sách này được ấn hành vào năm Mậu Thìn (1868).

Sách có ba bài tựa của Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh và của ông. Toàn bộ sách gồm bảy quyển:

• Thi tập (Hán văn).
• Nguyễn Phi Khanh thi văn tập.
• Văn tập (phần lớn là công văn).
• Quân trung từ mệnh tập.
• Nguyễn Phi Khanh và những chiếu, chế của các triều đại phong cho Nguyễn Trãi.
• ỨcTrai dư địa chí.
• Quốc âm thi tập.

Ông là người có công trong việc sưu tầm và giới thiệu thơ văn của Nguyễn Trãi đầu tiên trong lịch sử văn học nước nhà.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #156
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Bá Trạc

Chí sĩ Dương Bá Trạc, hiệu Tuyết Huy, quê ở làng Phú Thị, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nay là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Ông là anh ruột của Dương Quảng Hàm, Dương Tụ Quán là hai nhà giáo tiến bộ thời cận đại. Năm Canh Tý (1900), ông đỗ cử nhân lúc 16 tuổi, nhưng không ra làm quan, suốt đời lo việc nước, gặp nhiều gian khổ mà vẫn không nản chí.
Năm Giáp Thìn (1904), ông cùng Phan Châu Trinh vào mật khu Yên Thế bàn việc nước với Hoàng Hoa Thám. Sau đó, ông cùng các đồng chí đảm nhận việc giảng dạy ở trường Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội.
Năm Mậu Thân (1908), ông bị Pháp bắt và kết án 15 năm biệt xứ đày đi Côn Đảo.
Được mấy năm, chúng đưa ông về an trí tại Long Xuyên, đến năm 1917 mới trả tự do.
Trước kia, ông cùng Lương Trúc Đàm tổ chức diễn thuyết ở đền Ngọc Sơn tại Hà Nội hô hào bỏ lối học khoa cử, noi gương Nhật Bản duy tân tự cường. Khi tham gia phong trào Duy Tân, ông cùng Phạm Tư Trực, Lương Trúc Đàm, Lê Đại, Võ Hoành... có chân trong ban soạn sách giáo khoa. Toàn quyền Albert Sarraut nhiều lần mua chuộc, bổ ông làm Tri huyện, nhưng ông vẫn khảng khái từ chối.
Khi quân đội Nhật vào Đông Dương, ngày 29-10-1943, ông bị chúng đưa sang Singapore. Đến năm 1944, ông bị bệnh ung thư và mất tại đó. Trước khi qua đời ông có bài thơ gởi về cho mẹ mình:

Nay mai con sắp xuống hầu cha,
Vĩnh biệt nào hay lúc vắng nhà.
Sau Vụ một vùng trời Bắc sáng,
Chim Hồng muôn dặm bể Nam xa.
Ngọt ngon hôm sớm bao đành tủi,
Thăm viếng ra vào những xót xa.
Muôn tội nay con đành bất hiếu !
Chỉ e ai tỉnh não lòng già.

(Theo Phan Văn Hàm)

Tác phẩm

• Tiếng gọi đàn (văn).
• Nét mực tình (thơ).
• Chữ nho học lấy (biên thảo).
• Chức trách sĩ lưu (biên thảo).

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #157
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Bạch Mai

Nhà hoạt động chính trị Dương Bạch Mai, sinh ngày 17-4-1904, quê ở tỉnh Bà Rịa, nay là thị xã Bà Rịa, thành phố Vũng Tàu.
Thuở nhỏ, ông học ở quê nhà và Sài Gòn, sau đó đi du học ở Pháp. Thời gian học ở Paris, ông tham gia Đảng Việt Nam độc lập do một số nhà yêu nước Việt Nam sáng lập tại Pháp. Sau đó, ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, cùng hoạt động với Nguyễn Văn Tạo.
Năm 1928, trong một cuộc xô xát đổ máu tại khu Đại học La tinh (Paris) giữa một nhóm sinh viên tiến bộ và nhóm sinh viên cực hữu, ông bị bắt giam một thời gian ngắn. Khoảng năm 1929, ông sang Mạc Tư Khoa liên lạc với Đảng Cộng sản Liên Xô, rồi vào học Trường Đại học Đông phương Staline cùng khoá với Bùi Văn Thủ, Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh... sau đó, ông trở về Pháp.
Năm 1932, ông về nước, sống và hoạt động tại Sài Gòn. Thời gian này, ông cộng tác với các báo La Cloche fêlée, La Lutte, Mai, Dân quyền với Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm...
Năm 1936-1937, ông đứng chung “Sổ Lao động” của báo La lutte cùng với Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo ứng cử vào Hội đồng Thành phố Sài Gòn nhân danh Mặt trận vô sản thống nhất và đắc cử vẻ vang. Cùng thời gian này, ông và các đồng viện cùng các tổ chức yêu nước khác tổ chức phong trào Đông Dương Đại hội nhằm vận động dân sinh và dân chủ. Cuối cùng phong trào tan rã do sự lật lọng của chính quyền thực dân và các đảng thân Pháp. Pháp khủng bố, ông và các đồng viện khác bị bắt đưa ra tòa, rồi bị cưỡng bức lưu trú ở Cần Thơ, nay là thành phố Cần Thơ. Một thời gian sau, ông được trả tự do.
Năm 1939, nhân chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp vin vào tình trạng chiến tranh, bắt ông và đày đi Côn Đảo với Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh... Đến năm 1943, ông mới được trả tự do, nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên Biên Hoà.
Đến năm 1945, ông là một trong những vị lãnh đạo cướp chính quyền tại Sài Gòn. Cách mạng tháng Tám thành công rồi Toàn quốc kháng chiến, ông phụ trách công tác an ninh trong Lâm ủy Nam bộ. Năm 1946, ông là Thành viên của Phái đoàn Việt Nam đi dự Hội nghị trù bị Đà Lạt... Tại Hội nghị này, ông nổi tiếng là nhân vật có những ý kiến rất thẳng thừng tranh luận với các thành viên người Pháp.
Sau khi dự Hội nghị Đà Lạt về Fontainbleau (Paris) ông bị Pháp bắt và đày lên Kontum. Tại đây, ông được các chiến sĩ quân báo liên khu 5 giải thoát về Bình Định. Sau đó, ông được điều ra công tác ở Trung ương.
Sau khi hoà bình lập lại (1954), ông vẫn làm việc ở Hà Nội.
Năm 1964, ông mất ở Hà Nội, hưởng thọ 60 tuổi.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #158
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Công Khi

Liệt sĩ Dương Công Khi, bí danh hoạt động là Út Một. Quê ông ở làng Bình Hưng Hoà, huyện Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay là quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh).
Năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp, hoạt động trong ngành An ninh. Năm 1956, ông được cử làm Phó bí thư huyện ủy Nhà Bè. Năm 1965, ông được bổ nhiệm làm Khu ủy viên Phân khu Gò Môn (Gò Vấp - Hóc Môn) kiêm Bí thư vùng 3 của Phân khu. Tháng 10-1967, Phân khu Gò Môn giải thể để lập Quận ủy Gò Môn, ông được cử làm bí thư.
Sau đợt chiến dịch năm Mậu Thân (1968), ông được chuyển về phân khu I để chuẩn bị tấn công đợt 2. Năm sau, quận Gò Môn bị giải thể, chia thành 4 quận nhỏ, ông được cử làm bí thư quận Tây Môn. Tháng 3-1969, ông bị phát hiện tại hầm bí mật. Khi bọn địch kêu gọi đầu hàng, ông bình tĩnh đốt hết tài liệu, rồi dùng súng chiến đấu đến phút cuối cùng. Địch ném lựu đạn tới tấp xuống hầm, ông hy sinh tại trận.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #159
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Ðình Hội

Liệt sĩ, nhà hoạt động cách mạng Dương Đình Hội, quê ở tỉnh Hưng Yên.
Năm 1938-1939, ông tham gia đoàn thanh niên dân chủ, hoạt động ở Hà Nội. Năm 1940, ông là thành ủy viên Đảng Cộng Sản Đông Dương Thành phố Hà Nội, năm 1942, ông bị Pháp bắt kết án khổ sai 20 năm biệt xứ đày ra Côn Đảo.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, ông được đón về đất liền và tham gia lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ làm Bí thư tỉnh ủy Gò Công.
Ông hy sinh trong những ngày Pháp tái chiếm Nam Bộ ở Gò Công.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #160
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Đình Nghệ (? - 937)

Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.

Dương Đình Nghệ là người Ái Châu (Thanh Hóa), tướng của Khúc Hạo. Nước Nam Hán xâm lược Việt Nam (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng (Ràng), Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.

Để lung lạc ông, vua Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu.

Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.

Tháng 4 năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại để cướp quyền.

Con trai ông là Dương Tam Kha, sau này tranh đoạt ngôi vị với con của Ngô Quyền, con rể ông. Một vài tài liệu còn ghi cháu nội ông, con gái của Dương Tam Kha là Dương Vân Nga chính là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh.

Bình luận

Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.

Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.

Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.

Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10.

Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #161
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Ðức Hiền

Dương Đức Hiền là thủ lãnh, sáng lập viên đảng Dân chủ Việt Nam, quê ở tỉnh Hà Đông, nay là thành phố Hà Nội, ông là con trai của cụ Dương Đức Hiệp công chức Sở Lao động thời Pháp thuộc ở Hà Nội.
Thuở nhỏ, ông học trường Bưởi. Năm 1940, ông tốt nghiệp cử nhân Luật khoa Đông Dương, làm nghề dạy học và hoạt động xã hội. Khi còn là sinh viên luật, ông phụ trách Tổng hội sinh viên, lãnh đạo nhóm sinh viên yêu nước Đại học Hà Nội.
Những năm 1939-1945, ông là cộng tác viên của báo Thanh Nghị. Năm 1945 rút vào hoạt động bí mật, ủng hộ phong trào Việt Minh, rồi cùng nhóm thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam. Thời kỳ còn hoạt động bí mật cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp, ông đại diện Đảng Dân chủ trong Chính phủ lâm thời.
Trong Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào, ông là Ủy viên Ủy ban Dân tộc giải phóng (7-8-1945), rồi giữ chức Bộ trưởng Bộ Thanh niên trong chính phủ lâm thời (2-9-1945), Đại biểu Quốc hội khoá I (1946) đơn vị tỉnh Bắc Ninh, ủy viên chính thức Ban Thường trực Quốc hội và ông cũng là đồng tác giả soạn thảo hiến pháp năm 1946.
Trong kháng chiến chống Pháp ông làm việc ở chiến khu Việt Bắc. Hoà bình lập lại ông công tác ở Hà Nội.
Ông mất năm 1971 tại Hà Nội, hưởng dương 54 tuổi.
Tên ông được đặt cho một con đường tại Phường 15, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh.

Tài sản của LSB-Sun
Cũ 19-03-2010   #162
Ảnh thế thân của LSB-Sun
LSB-Sun
-=[ Lương Sơn Ẩn Sĩ ]=-
ღ Đại Trưởng Lão QPB ღ
Gia nhập: 28-10-2002
Bài viết: 33.053
Điểm: -5581
L$B: 34.195.653
Tâm trạng:
LSB-Sun đang offline
 
Dương Không Lộ (1016-1094)

Dương Không Lộ (1016-1094), tên thật là Dương Minh Nghiêm, pháp hiệu là Không Lộ, quê ở Hải Thanh Giao Thủy tỉnh Nam Định. Dương Không Lộ cũng được coi là vị tổ nghề đúc đồng. Không Lộ vừa được coi là thiền sư thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông vừa được cho là thuộc thiền phái Thảo Đường.

Ông sinh năm 1915, xuất thân làm nghề chài lưới, nhưng giỏi văn chương và mộ đạo Phật. Không Lộ kết bạn tu hành với các thiền sư Từ Đạo Hạnh và Giác Hải, tôn Đạo Hạnh làm huynh trưởng, nhưng cùng Giác Hải đi vân du rồi cùng về tu tại chùa Hà Trạch trong khi Đạo Hạnh về tu hành tại Sài Sơn Quốc Oai. Không Lộ là một Thiền sư lớn thuộc thế hệ thứ chín dòng thiền Quang Bích, được triều nhà Lý phong làm Quốc sư, đã từng tu ở các chùa: Nghiêm Quang (chùa Keo), Hà Trạch, Chúc Thánh, về sau được truyền tâm ấn.

Thơ văn để lại chỉ còn hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán là Ngôn Hoài và Ngư nhàn, bộc lộ thắm thiết tình cảm thiên nhiên.

Ông mất năm 1094 niên hiệu Hội Phong dưới triều Lý Nhân Tông. Vua Lý tha thuế cho 20 hộ để lấy tiền đèn hương phụng thờ.

Sự tích của Dương Không Lộ thường bị lẫn lộn với sư Nguyễn Minh Không, vì hai người tuy sống cách nhau nửa thế kỷ - Dương Không Lộ sinh năm 1016, Nguyễn Minh Không sinh năm 1066, nhưng đều đi tu, đều giỏi chữa bệnh và đều được phong là Lý Quốc sư. Cả hai người lại đều bị nhập vào truyền thuyết dân gian về ông Khổng Lồ đúc chuông gọi là Khổng Minh Không.

Dương Không Lộ cũng được coi là vị tổ nghề đúc đồng. Những người làm nghề đúc đồng truyền rằng, khi đi tu ở chùa Phả Lại (Bắc Ninh), có hai chú tiểu được ông rèn cặp. Lúc đã thạo nghề, mỗi chú tiểu trở về quê mình dạy dân làng đúc đồng. Những nơi thờ Dương Không Lộ và hai chú tiểu là: Trung tâm Đề Cầu do Phạm Quốc tài truyền nghề, nay là xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh; Trung tâm Đông Mai do Trần Lạc truyền nghề, nay là xã Đại Đồng, huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên. Tuy thuộc hai tỉnh khác nhau, nhưng Đề Cầu và Đông Mai ở kề nhau và có chung một tên là Cầu Nôm

Tài sản của LSB-Sun
Đã khóa chủ đề


Quyền sử dụng
Huynh đệ không được phép tạo chủ đề mới
Huynh đệ không có quyền gửi bài trả lời
Huynh đệ không được phép gửi file-gửi-kèm
Huynh đệ không được phép sửa bài của mình

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt
Chuyển nhanh đến:

 
Copyright © 2002 - 2010 Luongsonbac.club
Thiết kế bởi LSB-TongGiang & LSB-NgoDung
Loading

Múi giờ tính theo GMT +7. Hiện giờ là 23:14
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Liên hệ - Lương Sơn Bạc - Lưu trữ  
Page generated in 0,08466 seconds with 15 queries